1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

RÈN LUYỆN KỸ NĂNG THOÁT HIỂM CHO HỌC SINH

77 2,2K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 8,33 MB

Nội dung

đây là sáng kiến kinh nghiệm viết theo cấu trúc của Bộ giáo dục và đào tạo, được giải cao, áp dụng vào thực tế hiệu quả. được hội đồng khoa học đánh giá cao.MỤC LỤC I.MỞ ĐẦU.11.1.Đặt vấn đề.1a.Thực trạng của vấn đề đòi hỏi phải có giải pháp mới để giải quyế1b.Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp mớI2c.Phạm vi nghiên cứu của đề tài.31.2.Phương pháp tiến hành3a. Cơ sở lý luận3b.Cơ sở thực tiễn.10c. Các biện pháp tiến hành16II.NỘI DUNG.182.1.Mục tiêu182.2.Mô tả giải pháp của đề tài182.2.1.Các kỹ năng thoát hiểm cần rèn luyện18a.Kĩ năng phòng chống sét18b.Thoát hiểm trong hỏa hoạn.23c.Thoát hiểm khi bị đuối nước26d.Kĩ năng thoát hiểm điện giật32e.Kĩ năng thoát hiểm – xử lí khi bị cảm.35f.Kỹ năng thoát hiểm khi trộm đột nhập vào nhà và bị cướp ngoài đường.37g.Kỹ năng sử dụng facebook an toàn412.2.2.Phương pháp dạy học “kỹ năng thoát hiểm”441).Phương pháp nghiên cứu tình huống44(2).Phương pháp mô hình mẫu45(3).Phương pháp đóng vai46(4).Phương pháp tưởng tượng nội suy47(5).Phương pháp trò chơi.47(6).Phương pháp hoạt động nhóm.48(7).Dạy học theo dự án52(8).Phương pháp động não53(9).Phương pháp trải nghiệm, thực hành54(10).Phương pháp thuyết trình kết hợp với các phương pháp khác552.2.3.Tính mới của đề tài552.2.4.Khả năng ứng dụng562.2.5.Thực nghiệm đề tài và kết quả thực nghiệm57III.KẾT LUẬN69

Trang 1

M C L C ỤC LỤC ỤC LỤC

a.Thực trạng của vấn đề đòi hỏi phải có giải pháp mới để giải quyế 1

f.Kỹ năng thoát hiểm khi trộm đột nhập vào nhà và bị cướp ngoài đường 37

2.2.2.Phương pháp dạy học “kỹ năng thoát hiểm” 44

Trang 2

(6).Phương pháp hoạt động nhóm. 48

(10).Phương pháp thuyết trình kết hợp với các phương pháp khác 55

Trang 3

Việc dạy và học các kỹ năng thoát hiểm trong nhà trường để xử lý nhữngtình huống bất ngờ, khẩn cấp trở nên rất quan trọng, dưới đây là một số minhchứng thực tế được đăng trên trang VOV.VN (Đài truyền hình Việt Nam) số ra

ngày số ra ngày 9/1/2015 với nhan đề “Hơn 2.300 vụ cháy làm chết 90 người trong năm 2014” - số liệu của Cục Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ Bộ Công an”

Một số liệu khác về tai nạn do điện giật hàng năm được đăng trên báo điện

tử Dantri.com.vn “Nhiều năm gần đây, có tới 250 người chết vì điện giật mỗi năm Trong số 1.902 vụ tai nạn điện gây chết người - được ghi nhận trong các năm từ 1997-2003, có đến 1.437 trường hợp tử vong là người dân” Các tai nạn điện -

theo ông Dũng (Ban Kỹ thuật an toàn - TCty Điện lực VN) “chủ yếu xảy ra do ý

thức và hiểu biết của người dân về an toàn điện kém Và cũng chính điều này dẫn đến những tai nạn chết người hết sức đơn giản, hoặc "ngớ ngẩn".

Hàng năm cũng có nhiều học sinh bị đuối nước, chết đuối Bày tỏ quanđiểm, Thạc sĩ Lê Thị Loan, Phó trưởng khoa giáo dục – Học viện Quản lý giáo dục

chia sẻ trong bài viết “từ những vụ đuối nước của học sinh”trên báo “Đời sống và pháp luật online” ngày 24/4/2014 “ để hạn chế những tai nạn đuối nước đáng tiếc, các nhà quản lý, thầy cô giáo ở các trường phổ thông nên dạy những kỹ năng

cơ bản để các em có thể phòng chống chống đuối nước, cách cấp cứu người đuối nước qua các môn học”

Rất nhiều con số “biết nói” được công bố trên các tờ báo hàng tháng thậmchí là hàng ngày Nhưng chỉ khi sự việc đã diễn ra người ta mới “giật mình, kinhhoàng” về sự thật đó, mới đi tìm nguyên nhân và giải pháp cho vấn đề PGS TSNguyễn Võ Kỳ Anh, Trung tâm Giáo dục môi trường và sức khỏe cộng đồng (Hội

Khuyến học Việt Nam) “lo lắng rằng, giới trẻ nói chung và học sinh nói riêng hiện còn rất thiếu các kỹ năng sống cần thiết Nhiều học sinh rất lúng túng trong việc tìm cách thoát khỏi những tình huống nguy hiểm, thậm chí là một số tình huống rất bình thường” Đối với học sinh nói chung, học sinh trung học phổ

thông nói riêng, việc học kiến thức văn hóa là quan trọng nhưng khi tai nạn haytình huống nguy hiểm xảy ra thì việc cần làm ngay lúc đó là phải biết cách thoát ra

Trang 4

khỏi nơi nguy hiểm một cách an toàn và hiệu quả Những kỹ năng này bao gồm:thoát khỏi hỏa hoạn, thoát hiểm khi có sét, thoát hiểm khi bị đuối nước, Đây lànhững kỹ năng vô cùng quan trọng mà khi đối mặt với hiểm nguy mới thấy việchiểu biết về nó thật sự là tài sản quý giá trong kho tàng hiểu biết của từng học sinh.

Mặt khác học sinh lớp 10a8 trường THPT Trần Quang Khải (lớp trực tiếp dotác giả chủ nhiệm theo phân công của nhà trường) Qua khảo sát bằng phiếu hỏicho thấy các em đều sử dụng mạng xã hội facebook là công cụ rất quan trọng đểchia sẻ tình cảm, thông tin, nói chuyện, tâm sự với bạn bè Nhưng vào các trangfacebook cá nhân của một số em sẽ không khó khăn gì để đọc những thông tin màcác em cập nhận hàng ngày thậm chí là hàng giờ, bất kể có vấn đề gì các em đềuđưa facebook, nhiều khi chỉ để lấy cái cớ để được người khác “like”, quan tâm.Việc giành quá nhiều thời gian cho facebook chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới học tập

và lao động của các em Điều đáng nói ở đây là có những thông tin, nội dung các

em chia sẻ lên facebook có ảnh hưởng rất lớn đến người khác, không đúng với vănhóa học đường Đó là những câu nói tục, những lời chửi thề, những câu nói dọa,kích bác Gần đây nhất một số học sinh lớp khác đánh nhau ngoài trường rồi đưaclip quay được lên mạng, trở thành tâm điểm chú ý Dùng facebook nhưng các emcòn rất thiếu kỹ năng sử dụng nó, không biết thông tin nào nên và không nên đưalên mạng xã hội Do đó việc rèn luyện kỹ năng sử dụng facebook an toàn cho các

em rất quan trọng

Không chỉ rèn luyện kỹ năng sử dụng facebook an toàn, học sinh lớp 10A8nói riêng, học sinh trường THPT Trần Quang Khải nói chung còn cần phải rènluyện rất nhiều kỹ năng thoát hiểm khác Ví dụ các sự cố về điện giật, hỏa hoạn,sét đánh, cảm lạnh, bị cướp cũng có thể xảy ra bất cứ lúc nào và trong những tìnhhuống khẩn cấp đó, các em cần phải có kỹ năng tự bảo vệ bản thân và thoát ra khỏinơi nguy hiểm một cách an toàn

Qua khảo sát thực tế bằng phiếu hỏi có tới 90% học sinh trong lớp trả lời cònyếu và rất thiết về kỹ năng thoát hiểm Một số học sinh nam trong lớp tuy có biếtbơi nhưng không biết kỹ năng cứu bạn thoát hiểm trong tình huống bạn bị đuốinước Nhiều học sinh trong lớp cho biết đã bị sét đánh làm cháy điện thoại bàn,cháy máy tính cá nhân, bị đuối nước Trong khi đó các em đều phản ánh rằng chưa

Trang 5

được học kỹ năng này ở các cấp học Song các em đều nhận thấy kỹ năng thoáthiểm có vai trò rất quan trọng thậm chí là không thể thiếu

Thực trạng trên cho thấy việc dạy cho học sinh nói chung, học sinh lớp 10A8trường THPT Trần Quang Khải nói riêng kỹ năng thoát hiểm là rất cấp thiết Trongkhi các môn học thuộc nhà trường phổ thông còn nặng về kiến thức, rất khó để tíchhợp kỹ năng thoát hiểm thì việc dạy học kỹ năng này cho học sinh qua hoạt độngNGLL là giải pháp hiệu quả hơn cả Giáo viên có thể rèn luyện kỹ năng thoát hiểmcho học sinh qua chủ đề tự chọn

b.Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp mới.

Xin được trích lời khẳng định của TS Vũ Thu Phương – ĐH Sư Phạm Hà Nội

khi nói về ý nghĩa của kỹ năng thoát hiểm “khi tai nạn hay tình huống nguy hiểm xảy ra, nếu giỏi văn, giỏi toán mà không biết cách thoát hiểm thì mọi việc giỏi kia trở nên công cốc Lúc bấy giờ, việc cần làm là phải biết cách thoát ra khỏi nơi nguy hiểm một cách an toàn và hiệu quả… kỹ năng thoát hiểm là vô cùng quan trọng mà khi đối mặt với hiểm nguy mới thấy việc hiểu biết về nó thật sự là tài sản quý giá nhất trong kho tàng hiểu biết của từng cá nhân”.

Trong những tình huống nguy hiểm thì sự sống còn là quan trọng nhất Việcdạy học kỹ năng thoát hiểm cho học sinh nói chung, học sinh 10A8 trường THPTTrần Quang Khải nói riêng sẽ trang bị cho các em những kỹ năng cơ bản ứng phóvới những nguy hiểm trong đời sống hằng ngày mà các em có nguy cơ gặp phải.Giúp học sinh chủ động xử lý tích cực và hiệu quả các tình huống đó

Góp phần thực hiện công văn số 463/BGDĐT-GDTX của Bộ giáo Dục vàĐào tạo về việc thực hiện giáo dục kỹ năng sống tại các cơ sở giáo dục

Làm phong phú thêm chủ đề của hoạt động ngoài giờ lên lớp, quán triệt quanđiểm “học đi đôi với hành”, lý thuyết gắn liền với thực tiễn và học ở mọi lúc, mọi nơi.Rèn luyện kỹ năng thoát hiểm cho học sinh qua hoạt động giáo dục NGLL

trung học phổ thông sẽ góp phần định hướng phát triển nhiều năng lực cho người

học thông qua việc tổ chức các hoạt động trong quá trình dạy học như năng lựcquản lý, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực xử lý tình huống,năng lực bảo vệ bản thân

c.Phạm vi nghiên cứu của đề tài.

Trang 6

- Thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, tập trung rèn luyện chohọc sinh một số kỹ năng thoát hiểm sau: Kĩ năng phòng chống sét đánh; thoát hiểmtrong hỏa hoạn; thoát hiểm khi bị đuối nước; kĩ năng thoát hiểm điện giật; kĩ năngthoát hiểm – xử lí khi bị cảm; kỹ năng thoát hiểm khi bị trộm, cướp, kỹ năng sửdụng facebook an toàn

- Đối tượng là học sinh lớp 10A8 trường THPT Trần Quang Khải

1.2.Phương pháp tiến hành.

a Cơ sở lý luận.

- Khái niệm về “ kỹ năng”.

Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về kỹ năng Những định nghĩa nàythường bắt nguồn từ góc nhìn chuyên môn và quan niệm cá nhân của người viết.Tuy nhiên hầu hết đều thừa nhận rằng kỹ năng được hình thành khi chúng ta ápdụng kiến thức vào thực tiễn Kỹ năng học được do quá trình lặp đi lặp lại mộthoặc một nhóm hành động nhất định nào đó Kỹ năng luôn có chủ đích và định

hướng rõ ràng Vậy “Kỹ năng” là năng lực hay khả năng của chủ thể thực hiện thuần thục một hay một chuỗi hành động trên cơ sở hiểu biết (kiến thức hoặc kinh nghiệm) nhằm tạo ra kết quả mong đợi.

Cần thiết phải phân biệt kỹ năng với một số thứ “có vẻ” giống kỹ năng

+ Sự khác nhau giữa kỹ năng và phản xạ: Phản xạ là phản ứng của cơ thể

với môi trường Phản xạ mang tính thụ động Kỹ năng ngược lại là phản ứng có ýthức và hoàn toàn mang tính chủ động

Ví dụ: Cùng là đám cháy, nếu theo phản xạ thì con người có xu hướng bỏ chạy khỏi đám cháy, nhưng nếu là lính chữa cháy, đã được rèn luyện kỹ năng đấu tranh với lửa thì anh ta lại chạy lại đám cháy và dùng các kỹ năng để dập lửa.

+ Sự khác nhau giữa kỹ năng và thói quen: Hầu hết các thói quen hình thành

một cách vô thức và khó kiểm soát Trong khi đó kỹ năng được hình thành mộtcách có ý thức do quá trình luyện tập

Câu chuyện dưới đây sẽ minh họa về sự khác biệt đó “Trong một vụ cháy ở khu chung cư nọ, mọi người đã nhanh chân thoát khỏi tòa nhà, chỉ còn sót lại một phụ nữ với đứa bé mới sinh trên lầu 3 của tòa nhà Đám đông bên dưới căng một

Trang 7

chiếc chăn và yêu cầu người này ném đứa bé xuống Sau một hồi do dự cuối cùng người này cũng ném con của mình xuống dưới đó Vì đám đông quá hỗn loạn nên mọi người không di chuyển cái chăn đến đúng chỗ mong muốn… “Nguy rồi, đưa

bé có thể sẽ rơi vào bãi đất trống” Lúc này trong đám đông có một người cao to xuất hiện – đó là thủ thành Ha-mi-đông Anh nhún chân, bay lên cao, ôm gọn đứa

bé vào lòng và nhẹ nhàng tiếp đất bằng vai Đúng lúc đám đông nín lặng và chuẩn

bị hò reo thì Ha-mi-đông đứng dậy tung đứa bé và đá đi như một trái bóng Đáng

lẽ trở thành người anh hùng thì anh ta lại chuốc cho mình một kết cục như một kẻ tội đồ”.

Ôm gọn trái bóng và tiếp đất nhẹ nhàng đó là kỹ năng bắt bóng thuần thụcđược luyện tập qua nhiều ngày tháng Nhưng đá trái bóng ra xa thì lại là một thóiquen của bất cứ người nắm giữ khung thành nào

+ Thói quen rất khác với kiến thức Thậm chí có một số người còn nhầm lẫn

kiến thức là kỹ năng cứng Vậy đâu là khác biệt? Kiến thức là biết, là hiểu nhưngchưa bao giờ làm, thậm chí không bao giờ làm Trong khi đó kỹ năng lại là hànhđộng thuần thục trên nền tảng kiến thức

- Kỹ năng sống.

Vào đầu thập kỷ 90, các tổ chức Liên Hiệp Quốc như WHO (Tổ chức Y tếThế giới, UNICEF (Qũy cứu trợ Nhi đồng LHQ), UNESCO (Tổ chức Giáo dục,khoa học và văn hóa Liên Hợp Quốc) đã chung sức xây dựng chương trình giáo

dục kỹ năng sống cho thanh thiếu niên “Bởi lẽ những thử thách mà con em và thanh niên phải đối mặt là rất nhiều và đòi hỏi cao hơn là những kỹ năng đọc, viết, tính toán tốt nhất”- (UNICEF).

Có nhiều định nghĩa khác nhau nhưng tất cả đều thống nhất trên nội dung cơbản mà theo WHO (1993) “Năng lực tâm lý xã hội là khả năng ứng phó một cách

có hiệu quả với những yêu cầu và thách thức của cuộc sống…”

Như vậy, kỹ năng sống là tất cả những kỹ năng cần có giúp cá nhân học tập,làm việc có hiệu quả hơn, sống tốt hơn Có hàng trăm kỹ năng sống khác nhau.Tùy theo hoàn cảnh, môi trường sống, điều kiện sống mà cần dạy cho học sinh

Trang 8

cần được dạy kỹ năng bơi lội, đi xuồng, ghe…hơn là kỹ năng sử dụng các phươngtiện giao thông công cộng Các em đường phố cần được dạy kỹ năng tự bảo vệ bảnthân, phòng chống xâm phạm tình dục, kỹ năng từ chối (khi được mời thử ma túy,

bỏ học…)

- Kỹ năng thoát hiểm.

Kỹ năng thoát hiểm là kỹ năng thuộc vào kỹ năng sống nhằm hướng tới mụctiêu sinh tồn Dựa trên các tài liệu nghiên cứu, tác giả đưa ra định nghĩa “kỹ năngthoát hiểm”:

“Kỹ năng thoát hiểm” là năng lực hay khả năng của chủ thể thực hiện thuần thục một hay một chuỗi hành động trên cơ sở hiểu biết (kiến thức hoặc kinh nghiệm) để tự bảo vệ trước mọi tình huống có thể nguy hiểm đến bản thân và những người xung quanh.

Rèn luyện “kỹ năng thoát hiểm” giúp bổ sung kiến thức, kỹ năng cho mọingười, đặc biệt là thanh thiếu niên trong khi chương trình giáo dục phổ thông của

ta chưa thể đáp ứng đầy đủ được điều này

Các kỹ năng thoát hiểm.

Trong cuộc sống, các tình huống nguy hiểm diễn ra rất bất ngờ, đa dạng về thờigian, không gian, tính chất Do đó, có rất nhiều các kỹ năng thoát hiểm khác nhau,Tùy theo hoàn cảnh, môi trường sống, điều kiện sống mà cần dạy cho học sinh những

kỹ năng thoát hiểm thiết yếu Dưới đây là hệ thống kỹ năng thoát hiểm mà tác giả đềcập trong đề tài nhằm hướng tới đối tượng là học sinh lớp 10a8 trung học phổ thông:

 Kĩ năng phòng chống sét

 Thoát hiểm trong hỏa hoạn

 Thoát hiểm khi bị đuối nước

 Kĩ năng thoát hiểm điện giật

 Kĩ năng thoát hiểm – xử lí khi bị cảm

 Kỹ năng sử dụng facebook an toàn

+ Kỹ năng thoát hiểm khi bị cướp

Trang 9

Rèn luyện kỹ năng thoát hiểm nhằm hướng tới cái đích cao hơn là hình thành năng lực tự bảo vệ mình và bảo vệ người khác trong các tình huống nguy hiểm, khẩn cấp.

- Áp dụng dạy học tích cực trong rèn luyện kỹ năng thoát hiểm

+ Bản chất của dạy học tích cực: là làm tích cực hóa quá trình dạy học thể hiện tư tưởng dạy học “lấy người học làm trung tâm”, bản chất đó nằm trong khái

niệm học như một quá trình tích cực và kiến tạo thông qua đó người học xây dựngmối liên hệ giữa thông tin mới và những kiến thức KN sẵn có Việc dạy học phảixuất phát từ người học, từ đầu vào, tức là phải xuất phát từ nhu cầu, động cơ, đặcđiểm và điều kiện của người học Phải để cho HS hoạt động cả về thể chất và tinhthần chứ không thể để cho HS bị động tiếp thu mà đòi hỏi HS phải tích cực suynghĩ, tích cực hoạt động

+ Những đặc trưng cơ bản của “dạy học lấy HS làm trung tâm”

Mục tiêu: Quan tâm trước hết đến việc chuẩn bị cho HS thích ứng với

đời sống xã hội, tôn trọng mục đích, nhu cầu, khả năng, hứng thú, lợi ích học tậpcủa HS Tuy nhiên, không nên từ đó đi tới cực đoan sai lầm rằng toàn bộ mục tiêu,nội dung giáo dục phải xuất phát từ lợi ích của trẻ, hoặc quan niệm máy móc rằng

GV phải dạy những gì HS yêu cầu chứ không phải là dạy những gì GV biết

Nội dung: dạy học chú trọng các KN thực hành, vận dụng kiến thức,

năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn, hướng vào sự chuẩn bị thiết thực cho tìmkiếm việc làm, hòa nhập và phát triển cộng đồng

Phương pháp dạy học: Coi trọng rèn luyện cho HS PP tự học, thông

qua thảo luận, thí nghiệm hoạt động tìm tòi, tập dượt nghiên cứu, quan tâm vậndụng vốn hiểu biết và kinh nghiệm của từng cá nhân và tập thể HS, tích cực sửdụng các phương pháp dạy học tích cực Giáo án được thiết kế nhiều phương án

Hình thức bố trí lớp học: bố trí lớp học được thay đổi linh hoạt cho phù

hợp với hoạt động học tập trong tiết học Sử dụng nhiều hình thức tổ chức dạy họcnhư tự học, thảo luận, lên lớp, tham quan…

Đánh giá: Trong dạy học tích cực, HS chịu trách nhiệm về kết quả học

Trang 10

mục tiêu của từng phần trong chương trình học tập, chú trọng bổ khuyết những mặtchưa đạt được so với mục tiêu trước khi bước vào một phần mới của trương chình

Vai trò của GV trong quá trình dạy học tích cực

“ GV vẫn giữ vai trò quyết định trong quá trình dạy học và đặc biệt trong việcđịnh hướng giáo dục Người GV không chỉ còn là người truyền đạt, thông báonhững tri thức rời rạc, mà là người lãnh đạo, tổ chức, điều khiển hoạt động nhậnthức của HS, người hướng dẫn, người cố vấn, người mẫu mực của người học”(Luật giáo dục 12/1998)

+ Các phương pháp dạy học tích cực: Phương pháp dạy học tích cực, thực

chất là cách dạy hướng tới việc học tập tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, chống lạithói quen học tập thụ động của HS, gắn lý thuyết với thực tế, tăng cường thực hành,vận dụng kiến thức, học đi đôi với hành

Trong rèn luyện kỹ năng thoát hiểm cần tăng cường vận dụng các phươngpháp dạy học tích cực như:

 Phương pháp mô hình mẫu

- Công nghệ thông tin và truyền thông trong đổi mới phương pháp dạy học.

Hiện nay công nghệ thông tin đã ảnh hưởng sâu sắc tới giáo dục và đào tạotrên nhiều khía cạnh, trong đó có cả đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới côngnghệ Dạy và Công nghệ Học

Trang 11

Thông tin được hiểu càng có giá trị nếu nó gây ra sự bất ngờ càng lớn Trong khoa học người ta đã lượng hóa thông tin theo quan điểm này: Người học như một máy thu có nhiều cửa vào, phải tiếp nhận thông tin qua nhiều cửa (tai, mắt, da, mũi…), phải biết tách thông tin ra khỏi nhiễu, phải biến đổi, lưu trữ, ghi nhớ thông tin trong nhiều bộ nhớ (não, sách, vở…) Mỗi cửa vào này tiếp nhận một loại thông tin được mã hóa riêng biệt bằng một phương tiên truyền thông riêng biệt Phương tiện truyền thông đó có thể là:

Phương tiện truyền thông Phương tiện tiếp thu thông tin

Nhờ công nghệ thông tin và truyền thông đặc biệt là mạng Internet, ngườidạy và học được cung cấp thông tin chân thực, chính xác, đầy đủ về hiện tượnggiúp bài học thêm hấp dẫn, thú vị, giúp việc dạy và học trở nên hiệu quả

Việc sử dụng đa phương tiện hiện đại trong dạy học như: máy chiếu, máytính, băng đĩa CD, video clip, tranh ảnh tư liệu,…đã nâng cao tính trực quan củadạy học, đặc biệt hữu dụng đối với rèn luyện kỹ năng thoát hiểm vốn cần nhiềuhình ảnh, tình huống, clip thực tế, minh họa

Vai trò của 5 giác quan trong quá trình tự học.

Thực tế đã chứng minh vai trò của năm giác quan trong quá trình chiếm lĩnhtri thức, kỹ năng, kĩ xảo Người học càng sử dụng được nhiều giác quan trong quátrình học, tự học càng lưu trữ được nhiều thông tin Các nhà Sư phạm đã tổng hợpthành bảng sau:

Bảng: Tỉ lệ tiếp thu và lưu giữ tri thức của HS

Sự tiếp thu tri thức khi học Sự lưu trữ tri thức sau khi học

Trang 12

Qua sờ 1,5% Qua nhìn 30%

Trong quá trình dạy – học phải lựa chọn các PP làm tăng giá trị lượng tin,tối đa hóa hoạt động của các giác quan làm cho quá trình trao đổi thông tin nhanhhơn, nhiều hơn và hiệu quả hơn, đồng thời rèn luyện KN sử dụng CNTT vàphương tiện truyền thông trong quá trình học, tự học Người dạy phải làm sao để

HS không những được nghe mà còn được nhìn, không những nhìn mà còn phải

“làm”: “tôi nghe – tôi quên, tôi nhìn – tôi nhớ, tôi làm – tôi hiểu”

- Quy trình rèn luyện kỹ năng thoát hiểm cho học sinh.

Theo từ điển Tiếng Việt “Rèn luyện là luyện tập nhiều trong thực tế để đạt tới những phẩm chất hay trình độ vững vàng thông thạo”

Một kỹ năng được hình thành theo tác giả cần trải qua nhiều giai đoạn: quansát mẫu, làm thử và cuối cùng là tiến hành luyện tập Nói

một cách khác, để có được một kỹ năng, phải trải qua 3

giai đoạn: hình thành, phát triển, luyện tập Rèn luyện là

một hoạt động tiến hành đan xen, đồng thời với 3 giai

đoạn này Muốn hình thành một kỹ năng nói chung, kỹ

năng thoát hiểm nói riêng, học sinh phải làm thử, làm đi

làm lại nhiều lần Khi kỹ năng bước đầu hình thành, tiến

hành rèn luyện nhiều lần trong một thời gian nhất định thì kỹ năng mới ổn định vàphát triển Sau đó, phải tiến hành rèn luyện thường xuyên, đều đặn thì kỹ năng mớiphát triển thuần thục, tạo cơ sở phát triển thành kỹ xảo Việc rèn luyện đạt kết quảcao hay thấp phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó sự nỗ lực của người học, giữ vaitrò quyết định

b.Cơ sở thực tiễn.

- Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

Khoản 2, điều 26 Điều lệ trường THPT chỉ rõ:" hoạt động giáo dục NGLL bao gồm các hoạt động ngoại khóa về khoa học, văn học, nghệ thuật, thể dục thể thao,

an toàn giao thông, phòng chống các tệ nạn xã hội, giáo dục giới tính, giáo dục

Trang 13

pháp luật nhằm phát triển toàn diện và bồi dưỡng năng khiếu; các hoạt động vui chơi, tham quan, du lịch, giao lưu văn hóa, giáo dục môi trường; các hoạt động xã hội, từ thiện phù hợp với đặc điểm sinh lý lứa tuổi học sinh".

Như vậy, hoạt động NGLL được hiểu là những hoạt động tổ chức ngoài giờhọc văn hóa trên lớp, theo chương trình qui định của Bộ GD&ĐT Hoạt độngNGLL là nội dung bắt buộc phải thực hiện trong chương trình giáo dục đào tạo củacác nhà trường Nó có một ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình sư phạm tổng thể

và được thực hiện nhằm đạt mục tiêu giáo dục đề ra Hoạt động giáo dục NGLL cóphần bắt buộc và phần tự chọn

+ Mục tiêu, nhiệm vụ của hoạt động giáo dục ngoài giời lên lớp ở trường trung học phổ thông

(1)Mục tiêu.

Nâng cao hiểu biết về các giá trị truyền thống của dân tộc, biết tiếp thu nhữnggiá trị tốt đẹp của nhân loại; củng cố, mở rộng kiến thức đã học trên lớp, có ý thứctrách nhiệm đối với bản thân và xã hội, có ý thức lựa chọn nghề nghiệp cho bản thân

Củng cố vững chắc các kỹ năng cơ bản đã được rèn luyện từ Trung học cơ

sở (THCS), để trên cơ sở đó tiếp tục phát triển các năng lực chủ yếu như : năng lực

tự hoàn thiện, năng lực giao tiếp ứng xử, năng lực thích ứng, năng lực hoạt độngchính trị - xã hội, năng lực tổ chức quản lý, năng lực hợp tác và cạnh tranh lành mạnh

Bồi dưỡng nhân sinh quan, thế giới quan khoa học để từ đó có thái độ đúngđắn trước những vấn đề của cuộc sống, biết chịu trách nhiệm về hành vi của bảnthân và đấu tranh tích cực với những biểu hiện sai trái của người khác, biết cảm thụ

và đánh giá cái hay cái đẹp trong cuộc sống

(2) Nhiệm vụ.

+Hoạt động NGLL có nhiệm vụ tăng cường nhận thức cho học sinh:

Thông qua thực tiễn hoạt động giáo dục ngoài giời lên lớp giúp học sinh củng

cố, khắc sâu, hoàn thiện kiến thức sách vở; đồng thời giúp các em tăng cường thêm

sự hiểu biết thực tế đời sống, làm phong phú thêm kiến thức cho bản thân Vậndụng lý thuyết vào thực tiễn, thông qua quá trình giải quyết những tình huống,những bài toán do thực tiễn đặt ra mà tư duy học sinh được kích thích phát triển.Quá trình giao tiếp khi tham gia các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, học sinh

Trang 14

sẽ biết rút ra những bài học cho bản thân, biết tự điều chỉnh mình cho phù hợpchuẩn mực của xã hội, từ đó tích luỹ được vốn sống mà trở nên hiểu biết, từng trải.Các nội dung, chủ đề hoạt động giáo dục NGLL rất phong phú và đa dạng:giáo dục truyền thống sẽ cho học sinh thêm hiểu biết nhiều về những phẩm chấtquí báu của con người Việt Nam Những chủ đề khác của hoạt động NGLL giúphọc sinh hiểu biết về những vấn đề của thời đại như hòa bình, hữu nghị và hợp tác;vấn đề dân số, môi trường; vấn đề an toàn giao thông, phòng chống các tệ nạn xãhội, tự bảo vệ bản thân

Có thể nói, bên cạnh hoạt động chuyên môn, thông qua hoạt động ngoài giờlên lớp, học sinh sẽ được trang bị kiến thức đầy đủ hơn, các em trở nên hiểu biếthơn Hoạt động giáo dục NGLL giúp các em có thể phát triển toàn diện

+ Hoạt động giáo dục NGLL giáo dục thái độ cho học sinh.

Thông qua hoạt động giáo dục NGLL mà các nhà trường hình thành cho thế

hệ trẻ những phẩm chất cao quí, như lòng tự hào tự tôn dân tộc, ước mong đượccống hiến để làm giàu đẹp cho quê hương đất nước, mong muốn trở thành côngdân có ích cho Tổ quốc Muốn thế, trước hết phải giáo dục được học sinh thái độhọc tập đúng đắn, ham học hỏi để có kiến thức lập thân, lập nghiệp

Hoạt động giáo dục NGLL bồi dưỡng cho học sinh những tình cảm đạo đứctrong sáng: tình bạn, tình yêu, tình thày trò, tình cảm gia đình, tình quê hương làngxóm Hoạt động giáo dục NGLL phải bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu thương,trân trọng con người; tôn trọng những chuẩn mực đạo đức và những truyền thốngtốt đẹp của dân tộc; tôn trọng pháp luật

+ Hoạt động giáo dục NGLL có nhiệm vụ rèn luyện cho học sinh các kỹ năng.

Đầu tiên là kỹ năng giao tiếp, ứng xử Với hình thức sinh hoạt tập thể ngoàitrời, hoạt động giáo dục NGLL là dịp tốt rèn luyện cho học sinh các kỹ năng xãgiao Học sinh được tập dượt trình bày, giải quyết một vấn đề trước đám đông, biếtứng xử các tình huống và ứng xử thế nào là lịch lãm có văn hóa, ứng xử thế nào đểđạt hiệu quả giao tiếp, biết điều chỉnh bản thân cho phù hợp với chuẩn mực của xãhội để được mọi người đồng tình chấp nhận Thông qua đó học sinh cũng được rènluyện các kỹ năng tham gia các hoạt động

Rèn cho học sinh những thói quen tốt trong học tập, trong lao động và trongcác hoạt động khác như đức tính cần cù, kiên nhẫn, ý chí quyết tâm, sự hoạt bát,

Trang 15

nhanh nhẹn, khéo léo, tính quyết đoán, tinh thần hợp tác làm việc giữa cá nhân với

cá nhân, cá nhân với tập thể; ý thức tổ chức kỷ luật, khả năng tự học tự rèn luyện,

tự hoàn thiện

Một điều vô cùng quan trọng là hoạt động giáo dục NGLL rèn luyện cho họcsinh kỹ năng tự quản hoạt động tập thể Học sinh có kỹ năng xây dựng kế hoạch, tổchức và điều khiển hoạt động, kỹ năng đánh giá kiểm tra kết quả, và các kỹ năngkhác trong đó có kỹ năng tự bảo vệ bản thân và người khác trong những tình huốngnguy hiểm Nói tóm lại, hoạt động NGLL rèn cho học sinh kỹ năng làm chủ bảnthân và công việc, sự tích cực chủ động và độc lập trong cuộc sống Đó là những

kỹ năng rất cần thiết khi vào đời

+ Nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường trung học phổ thông

Nội dung hoạt động NGLL ở trường trung học phổ thông tập trung vào 6vấn đề lớn, đó là:

1.Lẽ sống của thanh niên trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

2 Tình bạn, tình yêu, hôn nhân và gia đình

3 Nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

4 Truyền thống dân tộc và truyền thống cách mạng, bảo vệ di sản văn hoá

5 Thanh niên với vấn đề lập thân, lập nghiệp

6 Những vấn đề có tính nhân loại như : bệnh tật; đói nghèo; giáo dục và pháttriển; dân số; môi trường; hoà bình, hợp tác giữa các dân tộc;

Sáu nội dung hoạt động giáo dục NGLL nói trên được cụ thể hoá thành cácchủ đề hoạt động cho từng tháng:

Ngoài ra, nội dung của hoạt động giáo dục NGLL còn bao gồm chủ đề tựchọn là những vấn đề thời sự khác của xã hội như: phòng chống các tệ nạn xã hội;giáo dục pháp luật; giáo dục luật lệ an toàn giao thông; những hoạt động phục vụnhiệm vụ chính trị-xã hội của địa phương, đất nước Những nội dung này có thểđược lồng ghép hoặc tích hợp vào nội dung hoạt động của các chủ đề thích hợp để

tổ chức hoạt động cho học sinh theo qui mô lớp hoặc khối lớp

Hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động ở trường trung học phổ thông Hình thức hoạt động giáo dục NGLL ở trường trung học phổ thông bao gồm:

Trang 16

o Hoạt động văn nghệ, nghệ thuật.

o Hoạt động thể dục thể thao

o Hoạt động lao động công ích

o Hoạt động vui chơi, giải trí

o Hoạt động hướng nghiệp, học nghề

o Hoạt động học tập, nghiên cứu, thực hành

kế hoạt động, tổ chức cho học sinh thực hiện) Quĩ thời gian dành cho hoạt độnggiáo dục NGLL một tháng là 2 tiết, có thể bố trí vào:

- Tiết sinh hoạt dưới cờ đầu tuần

- Tiết sinh hoạt lớp cuối tuần

- Do nhà trường tự bố trí thời gian ngoài giờ học chính khóa

Hoạt động giáo dục NGLL “nhằm phát triển toàn diện và bồi dưỡng năng khiếu” muốn phát triển toàn diện, học sinh cần phải có hệ thống kỹ năng trong đó

“kỹ năng thoát hiểm” là một kỹ năng sinh tồn không thể thiếu của mỗi con người.

Trong các chủ đề của hoạt động giờ lên lớp trung học phổ thông chưa đưa đề cậpnhiều đến việc rèn luyện cho học sinh hệ thống kỹ năng thoát hiểm, tự vệ, bảo vệbản thân và người khác Song căn cứ vào nội dung và hình thức, phương pháp tổchức hoạt động giáo dục NGLL ở trường THPT có thể lựa chọn rèn luyện “kỹnăng thoát hiểm” cho học sinh thông qua các chủ đề tự chọn Rèn luyện kỹ thoáthiểm cho học sinh cần có các buổi học lý thuyết trên lớp kết hợp với thực hành xử

lý tình huống ngoài giờ học, có thể tổ chức theo lớp, khối lớp, câu lạc bộ.

- Thực trạng về kỹ năng thoát hiểm của học sinh lớp 10A8 trường THPT

Trần Quang Khải

Trang 17

Tác giả tiến hành phát 40 phiếu hỏi cho học sinh lớp 10a8 trường trung họcphổ thông Trần Quang Khải để thăm dò ý kiến và khảo sát kỹ năng thoát hiểm củacác em Kết quả cho thấy:

100% học sinh đều đồng tình với quan điểm kỹ năng thoát hiểm có vai trò rấtquan trọng, đặc biệt là kỹ năng xử lý khi bị điện giật, thoát hiểm khi có sét, khi bịđuối nước, khi bị cướp giật Song, đại đa số học sinh tự nhận xét còn yếu và thiếu

về kỹ năng này

Bảng: Mức độ thực hiện các kỹ năng thoát hiểm Đơn vị (%)

4

Mức 3

Mức 2

Mức 1

- Kĩ năng thoát hiểm – xử lí khi bị cảm 10 17 23 50

- Kỹ năng thoát hiểm khi bị trộm, cướp 0 13 30 57

- Kỹ năng sử dụng facebook an toàn 15 20 22 43

Mức 4 là mức thực hiện kỹ năng tốt nhất

Thực tế đó là do các em chưa được học hay rèn luyện về các kỹ năng này tạiđịa phương và trường học Hầu hết, các em đều làm theo suy nghĩ của mình, theohọc hỏi kinh nghiệm của người lớn thông qua quan sát những tình huống mà ngườixung quanh gặp phải Trong nhiều tình huống các em chia sẻ thì không phải trườnghợp nào cũng có cách xử lý đúng, thậm chí đôi khi còn gây nguy hiểm

Ví dụ, tình huống của em Lương Thị Diễm Quỳnh lớp 10A8 trường THPT

Trần Quang Khải chia sẻ: “có lần em bị cảm vì đi làm đồng và trên đường về em bị ướt chút mưa Em thấy người mệt mỏi và hơi sốt Về nhà em đắp chăn kín cho khỏi lạnh Nhưng càng ngày, em càng thấy người rét hơn trước, thậm chí có lúc người

em như bị run lên Bố mẹ em đi làm xa nên em ở với bà nội Khoảng 2 tiếng sau bà

em về, bà bảo em thay quần áo ẩm ra, bà pha một cốc gừng cho em uống, rồi bà nấu cháo Sau 2 ngày thì em khỏi.”

Có thể nói cách xử lí như vậy trong tình huống này của em Quỳnh mới dừnglại ở thói quen “bị cảm lạnh thì ngay lập tức lấy chăn đắp để giữ ấm” Trong khiviệc làm đầu tiên đó có thể làm tình trạng nặng hơn Em bị cảm lạnh, trên người

Trang 18

lau khô người và mặc quần áo khô rồi mới đắp chăn Đắp chăn ngay mà quần áovẫn ướt (dù không ướt nhiều) kết hợp với mồ hôi khi làm ngoài đồng vẫn còn trênngười và không khí lạnh bên ngoài tiếp tục thấm vào cơ thể nên vô tình đẩy tìnhtrạng thêm nặng hơn.

Một tình huống của em Nguyễn Thị Chuyền cùng lớp cũng chia sẻ: Một hôm em đang dọn cỏ ngoài đồng Trời bỗng dưng nổi gió, sầm trời Em nghĩ trời chỉ dông, gió bình thường giống hôm trước nên vẫn làm thêm chút nữa, nhưng trời bỗng có tiếng sấm to và nhiều tia chớp sáng lóa vùng trời Em rất sợ sấm sét nên

em nhanh chóng cầm liềm và cuốc chằng lên xe và đạp nhanh về nhà Nhà em cách cánh đồng chưa đến 2 cây số Vừa đạp xe em vừa sợ vì có 1 tiếng sét to ngay khi em về gần đến nhà…

Trường hợp này Chuyền xử lý tình huống như vậy là đúng hay sai? Ở đâychưa đề cập tới việc em còn chủ quan khi trời có biểu hiện mưa, sấm nhưng vẫntiếp tục làm mà điều đáng nói trước hết là khi sấm, chớp, sét, em vẫn mang theoliềm, cuốc sau xe đạp, trong khi đó bản thân em đi xe đạp ngoài đường đã là nguyhiểm do các vật kim loại đều có tính dẫn điện rất cao

Thực tế trên cho thấy việc rèn luyện kỹ năng thoát hiểm cho học sinh là rấtquan trọng và cấp thiết và bản thân các em khi được hỏi về nhu cầu học kỹ năngthoát hiểm, các em tỏ ra rất hào hứng, song các em đều có mong muốn được học

kỹ năng này thông qua những tình huống thực tế, hoặc mô phỏng thực tế, được họcthực hành chứ không phải học theo lối ghi chép

c Các biện pháp tiến hành

Rèn luyện kỹ năng thoát hiểm cho học sinh lớp 10A8 trường THPT TrầnQuang Khải qua hoạt động giáo dục NGLL được tiến hành như sau:

-Tác giả xây dựng các kỹ năng thoát hiểm cần rèn luyện cho học sinh lớp

10a8 trường THPT Trần Quang Khải như: kĩ năng phòng chống sét đánh;

thoát hiểm trong hỏa hoạn; thoát hiểm khi bị đuối nước; kĩ năng thoát hiểmđiện giật; xử lí khi bị cảm, thoát hiểm khi bị trộm đột nhập vào nhà, bị cướpngoài đường; kỹ năng sử dụng facebook an toàn

-Đưa ra các phương pháp dạy học tích cực theo quan điểm lấy người học làmtrung tâm được sử dụng để dạy học kỹ năng thoát hiểm như: phương pháp dạyhọc dự án; phương pháp mô hình mẫu; phương pháp thực hành, trải nghiệm;

Trang 19

phương pháp nhóm; phương pháp dạy học tình huống, phương pháp độngnão, tổ chức trò chơi…

- Tiến hành thực nghiệm sư phạm, sử dụng các phương pháp dạy học tích cựcdựa trên quan điểm dạy học lấy người học làm trung tâm để rèn luyện cho học sinhmột số kỹ năng thoát hiểm Và phân tích kết quả thực nghiệm để kiểm nghiệm tínhkhả thi của đề tài

- Thời gian tạo ra giải pháp: từ 1/9/2015 - 25/3/2016

- Đồng thời, trong quá trình thực hiện biện pháp của đề tài, tác giả sử dụngcác phương pháp sau:

+ Phương pháp thu thập, xử lý thông tin Tài liệu được thu thập từ các nguồn

khácn nhau như: sách tham khảo, các trang web có nội dung liên quan, các tạp chígiáo dục…sau đó tiến hành phân tích, so sánh, chọn lọc nội dung phù hợp để giảiquyết các nhiệm vụ

+ Phương pháp mẫu hỏi Tổ chức phát phiếu hỏi (80 phiếu hỏi được phát cho 80 học sinh của 2 lớp 10a8 – lớp thực nghiệm và lớp 10A7 – lớp đối chứng trường THPT Trần Quang Khải) nhằm đưa ra những luận chứng quan trọng, khách quan, chính xác về thực trạng kỹ năng thoát hiểm cho học sinh.

+ Phương pháp toán học Sử dụng các công thức toán thống kê để xử lí các kết quả thu được từ thực nghiệm sư phạm, phiếu hỏi, nhằm làm tăng tính chính xác, khách quan, tính thuyết phục cho kết quả nghiên cứu.

+ Phương pháp thực nghiệm sư phạm Phương pháp được sử dụng để đánh giá tính khả thi của đề tài Tác giả thực nghiệm tại 2 lớp 10a8 – lớp thực nghiệm

và lớp 10A7 – lớp đối chứng trường THPT Trần Quang Khải – tỉnh Hưng Yên Sau đó phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm và rút ra kết luận của đề tài.

II.NỘI DUNG.

2.1.Mục tiêu.

Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực để rèn luyện “kỹ năng thoáthiểm” cho học sinh lớp 10a8 trường THPT Trần Quang Khải thông qua hoạt động

Trang 20

giáo dục ngoài giờ lên lớp từ đó nâng cao kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho các emtrong những tình huống nguy hiểm có thể gặp phải

2.2.Mô tả giải pháp của đề tài.

-Tác giả đưa ra các kỹ năng thoát hiểm cần rèn luyện cho học sinh lớp 10a8trường THPT Trần Quang Khải

-Các phương pháp dạy học tích cực theo quan điểm lấy người học làm trungtâm được sử dụng để dạy học kỹ năng thoát hiểm

-Thực nghiệm sư phạm và phân tích kết quả thực nghiệm để kiểm nghiệmtính khả thi của đề tài

- Phân tích những điểm mới, điểm sáng tạo, khả năng ứng dụng, hướng pháttriển của đề tài

2.2.1.Các kỹ năng thoát hiểm cần rèn luyện:

a.Kĩ năng phòng chống sét

Nhiều người cho rằng tránh được sét hay không là do may rủi nhưng may rủichỉ là một lý do, quan trọng là phải có kĩ năng phòng chống sét Kịp thời trang bịcho mình những kĩ năng phòng chống sét sẽ loại bỏ phần lớn những nguy cơ dohiểm họa thiên nhiên này mang lại

- Cơ chế hình thành sét: khi trời dông hơi nóng từ mặt đất đi lên gặp các tinh

thể băng đi xuống trong đám mây sẽ làm

xuất hiện các điện tích Các phần tử điển

tích âm có khối lượng lớn nên nằm dưới

đám mây còn các phần tử điện tích dương

nhẹ hơn nên bị đẩy lên phần trên của đám

mây Như vậy bản thân đám mây đã có sự

tích điện tới một giới hạn nhất định đám

mây sẽ phóng điện goi là tia sét Do phần đáy của đám mây mang điện tích âm,trước tiên tia sét sẽ tìm đến những phần nhô cao mang điện tích dương dưới mặtđất như nhà cửa, cây cối, công trình trụ điện hay ăng-ten để tìm kiếm con đườngngắn nhất xuống mặt đất

Trang 21

Việt Nam là một trong ba

trung tâm dông bão của Châu Á,

một năm có thể có 100 ngày dông

bão, 2 triệu tia sét đánh xuống đất

Theo thông kê của Viện Vật Lý địa

cầu thì những địa danh cụ thể

thường bị sét đánh nhiều ở Việt

Nam là Hải Dương, Hưng Yên, Nghệ An, Đồng Bằng Sông Cửu Long Những cơngiông kết hợp với sét luôn gây ra những hậu quả không nhỏ

- Các phương thức sét thường “tấn công” con người:

+ Phương thức trực tiếp: là sét đánh thẳng từ trên đám mây xuống.

+ Phương thưc sét đánh tạt ngang: là khi nạn nhân đứng cạnh vật bị sét

đánh, sét có thể phóng qua khỏang cách không khí giữa người và vật

+ Phương thức sét đánh lan truyền: là khi nạn nhân tiếp xúc với các loại

dây điện, dây cáp hay ổ cắm…khi bị sét đánh vào

Phương thức trực tiếp Sét đánh tạt ngang Sét đánh lan truyền.

Theo thống kê thì sét đánh thẳng là nguy hiểm nhất, cứ 10 người bị sét đánhthẳng thì 8 người tử vong Sét đánh tạt ngang hay lan truyền cũng rất nguy hiểm.Khi sét đánh xuống cây, thì một tia sét có thể giết chết ngay vài người xung quanh

Độ nguy hiểm phụ thuộc vào bản chất của vật bị sét đánh và vị trí tương đối vớinạn nhân Thương vong do điện thế bước nhẹ hơn Trong một số trường hợp nặnglượng tia sét không tiêu tán ngay tại chỗ mà truyền theo mặt đất và khi nạn nhânđứng trên đường truyền đó có thể bị liệt

Bảng: Thống kê ở Hoa Kỳ các trường hợp thường bị sét đánh:

40% Bị sét đánh không được biết rõ nguyên nhân

Trang 22

27% Đang ở khu vực trống trải

8% Đang bơi hay ở khu vực gần nước

3% Khi đứng gần máy móc

2,4% Khi đang nói điện thoại

0,7% Liên quan đến đài, tivi, anten…

Nguồn http://www.thunderstorm.org.vn/ Nghiên cứu dông sét, và đề xuất các giải pháp

- Phòng sét đánh trong nhà.

Hầu hết mọi người đều cho rằng ngôi nhà là nơi trú sét an toàn Thực tế thìkhông phải, ở trong nhà nhưng sét vẫn có thể đánh theo phương thức lan truyền, cóthể trực tiếp theo dây dẫn hoặc theo sóng điện từ, điều đó cũng có nghĩa là sử dụngđiện thoại trong trường hợp này cũng nguy hiểm Vì vậy khi có sét cần:

 Rút đường dây điện thoại, rút cần anten nối với tivi, hạn chế sử dụng điệnthoại di động

 Ngắt hết các thiết bị điện trong nhà

 Không đến gần các nơi ẩm ướt trong nhà, cửa sổ, cửa ra vào

- Phòng chống sét ngoài trời.

 Không mang theo những vật dụng kim loại khi có dông, sét

 Không hoạt động ở những nơi ao, hồ, sông, suối

 Không tránh mưa ở những nơi có nhiều kim loại

 Không tránh mưa ở những nơi có gốc cây to hoặc những cây đứng đơn độc

 Không đứng ở cánh đồng trống trải,

nếu không đủ thời gian tìm nơi trú

sét an toàn cần ngay lập tức ngồi

thấp xuống, tay ôm tai, nhón chân,

phần tiếp xúc với mặt đất là ít nhất

Không nằm xuống đất

Trang 23

 Tìm chỗ khô ráo, chỗ thấp hơn chỗ xung quanh Nếu ở trong rừng tìm nơicây thấp hơn và thưa để tránh Ra ngay khỏi nơi chứa nước như bãi biển, ao,

hồ, mương Đỉnh núi hay sườn núi nhô cao cũng rất nguy hiểm

 Không đứng thành nhóm người gần nhau Nếu cảm thấy tóc bị dựng lên(như cảm giác điện giật khi sờ tay trước mặt tivi) thì khả năng bi sét đánhbất cứ lúc nào Khi đó, lập tức cúi ngồi xuống và lấy tay che tai, không nằmxuống đất hay đặt tay lên đất

 Đối với các vật có bề mặt kim loại như xe buýt, tàu hỏa, ô tô nếu không thòngười ra ngoài và không chạm đến vỏ bọc thì ở những chỗ này là an toàn.Ngược lại đối với các ô tô, tàu thủy để hở hay không có vỏ học kim loại thìlại nguy hiểm

- Sơ cứu khi bị sét đánh.

Với sức nóng gấp 4 lần Mặt Trời khi tác động vào cơ thể sét có thể làm nạnnhân tử vong ngay lập tức nhưng cũng có những trường hợp sét chỉ khiến nạn nhân

bị tổn thương ở tim, phổi, cột sống hoặc ngoài da Khi gặp người bị sét đánh cầnkhẩn cấp sơ cứu

(1).Nới rộng quần áo để nạn nhân dễ thở (thao tác thật nhanh).

(2).Kiểm tra xem hơi thở của nạn nhân còn hay không bằng cách áp má vào

mũi nạn nhân và xem lồng ngực có di động hay không, hoặc dùng tay đặt vào độngmạch hai bên cổ nạn nhân Nếu nạn nhân ngừng thở thì phải gọi cấp cứu 115hoặc nhờ người thông báo cho bác sĩ và tiến hành hô hấp nhân tạo và xoa bóptim ngoài lồng ngực ngay Vì khi tim ngừng đập, tình trạng thiếu máu có oxytrong vòng vài phút có thể gây tổn thương não không hồi phục Tử vong sẽ xảy ratrong vòng 6 - 10 phút

+ Hô hấp nhân tạo:

Làm thông đường thở: Đặt nạn nhân nằm ngửa trên mặt phẳng vững

chắc Quỳ xuống cạnh cổ và vai người bị nạn Làm sạch miệng và cổ họng nạnnhân, móc hết ngoại vật và đờm dãi ra, kéo lưỡi để không bít cuống họng

Trang 24

Mở thông đường thở của nạn nhân bằng cách đẩy cằm lên Đặt lòng bàn taybạn lên trán của nạn nhân và đẩy nhẹ xuống Sau đó dùng tay kia đẩy nhẹ cằm ratrước để mở thông đường thở.

Hình minh họa.

Hà hơi thổi ngạt.

Hà hơi thổi ngạt có thể thực hiện theo kiểu miệng - miệng Trong trường hợpmiệng nạn nhân bị tổn thương nặng hoặc không thể mở được thì hà hơi thổi ngạtkiểu miệng – mũi

Kẹp chặt mũi nạn nhân để hà hơi thổi ngạt miệng - miệng và áp miệng vàomiệng nạn nhân.Chuẩn bị thổi ngạt hai hơi Thổi ngạt hơi thứ nhất - kéo dài mộtgiây - và nhìn xem lồng ngực có nâng lên không Nếu không, thổi ngạt hơi thứ hai.Nếu lồng ngực không nâng lên, đẩy cằm ngửa lên trên lại và thổi ngạt lần thứ hai

Hình minh họa.

Trang 25

Ấn tim ngoài lồng ngực:

Đặt hai bàn tay (khoảng 1/3 dưới) chồng

lên nhau trên xương ức của nạn nhân, quỳ gối,

hai cách tay thẳng Vai – cánh tay – bàn tay

hợp với nhau thành một đoạn thẳng vuông góc

với lồng ngực của nạn nhân Ép mạnh lồng

ngực xuống xương ức của nạn nhân, làm cho

xương ức cùng lồng ngực của nạn nhân bị lún xuống từ 2-3cm Mỗi đợt ấn là 15cái trong 10 giây

Cứ 15 giây, thực hiện 2 hơi thổi và 15 cái ấn tim Tiếp tục thực hiện thêm

3 chu kỳ nữa rồi kiểm tra nạn nhân trở lại Nếu nạn nhân chưa hồi phục, cứ kiêntrì hô hấp và sau vài phút sẽ kiểm tra lại một lần

Nếu nạn nhân bị vết bỏng thì tiến hành sở cứu qua và sau đó đặt gạt lên vàbăng bó vết bỏng Trong trường hợp nạn nhân bị sét đánh có tổn thương đốt sốngthì phải di chuyển nạn nhân ở trên ván cứng

b.Thoát hiểm trong hỏa hoạn.

- Khi có cháy cần:

(1).Cần bình tĩnh, dùng các

thiết bị chữa cháy, nước để

dập tắt đám cháy (không

dùng nước khi cháy do

xăng, dầu), dập cầu dao, trong trường hợp không

dập được đám cháy thì hãy đóng cửa (không khóa)

phòng bị cháy lại tìm các lối thoát nạn có sẵn

(2).Khi băng qua lửa thì nên

dùng chăn, áo thấm nước ướttrùm lên người

(3) Bò đi khom người

khi di chuyển trong

phòng có nhiều khói

Nếu không nhìn thấy lối

(4).Nếu thấy an toàn để thoát

thân và có một cửa lớn đangđóng, trước khi thoát ra bằnglối đó phải kiểm tra độ nóng

Trang 26

thoát thì nên lần theo một bên tường để đi, như vậy

sẽ tìm thấy cửa Dùng khăn ướt bịt miệng vì khi xảy

ra hỏa hoạn sản phẩm cháy từ quần áo, vải, nhựa,

gỗ…sẽ tạo ra các khí độc như CO, CO2….các chất

này chủ yếu bay lơ lửng trên cao, do vậy khi thoát

hiểm việc bò sát đất sẽ giúp có được không khí sạch

và đảm bảo an toàn tính mạng

của cửa bằng cách đặt mubàn tay lên cửa Không mởcửa nếu thấy cửa ấm hoặcnóng

(5).Nếu thấy cửa không bị tác

động nhiệt thì mở cửa từ từ,

nên tránh mặt và người sang

một bên để đề phòng lửa tạt

Nên cúi sát người xuống sàn

khi mở cửa hoặc đè sát người

vào cửa

(6).Nếu thấy có lửa và khói

phía bên kia thì đóng lạingay lập tức đồng thời chèn

kỹ các khe hở không chokhói, lửa lan vào phòng

(7) Nếu không có lối ra thì tìm ra ban công hoặc cửa sổ, từ đây hãy gọi to, dùng

khăn, áo sáng màu ra hiệu cho người khác biết Tuyệt đối không tự nhảy xuốngtrừ khi có đệm, lưới ở dưới

 Trong quá trình thoát nạn ra ngoài nên báo cho những người xung quanh biết

và nên đóng các cửa trên đường lan truyền để giới hạn sự lan tràn của lửa và khói,tuyệt đối không được khóa cửa lại

Trang 27

+Có thể giúp đỡ người xung quanh thoát nạn ra ngoài an toàn khi bản thân có

đủ sức khỏe và tỉnh táo Không nên giúp đỡ người khác thoát nạn khi bản thâncũng đang bị khói, lửa đe dọa đến tính mạng

+ Khi lửa làm cháy quần áo

+ Khi thấy người khác bị cháy, hãy giúp người đó dừng lại, nằm xuống và lănngười qua lại Dùng chăn, mền, quần áo choàng lên người để dập tắt lửa

+ Khi gặp người bị ngạt, ngất, bỏng phải tổ chức sơ cấp cứu ban đầu trước khiđưa nạn nhân đi cấp cứu tại bệnh viện

 Đối với các nhà cao tầng, không sử dụng thang máy làm thang thoát hiểm vì

sự cố cháy nổ có thể ảnh hưởng đến hoạt động của thang máy

+ Báo cháy kịp thời cho cơ quan Cảnh sát Phòng cháy

chữa cháy theo số điện thoại 114 để được hỗ trợ trong công tác

thoát nạn, cứu nạn khi có người bị mắc kẹt trong đám cháy

+ Khi thoát nạn ra ngoài an toàn, nên tập trung ở một nơi

và kiểm tra lại danh sách xem còn có người bị kẹt lại trong đám cháy không, từ đó

có các biện pháp cứu người bị kẹt trong đám cháy ra ngoài an toàn

c.Thoát hiểm khi bị đuối nước.

- Kỹ thuật “bơi – tự cứu” hay “bơi – sống sót”

Tiến sĩ Phạm Anh Tuấn – Giám đốc Trung tâm E-bơi, Hà Nội – cho biết

“Người ta vẫn nghĩ chết đuối là do không biết bơi Nếu không muốn chết đuối, phải

1.Phải ngừng chuyển

động và giữ bình tĩnh.

2.Nằm xuống sàn ngay lập tức

3.Lăn tròn, dùng 2 tay che mặt, lăn qua, lăn lại cho tới khi lửa tắt

Trang 28

xuống nước học một kiểu bơi nào đó, ví dụ bơi ếch, bơi sải, bơi ngửa…Thực tế,nhiều người, kể cả biết bơi, thậm chí bơi giỏi nhưng vì chủ quan, hoặc chuột rút, haymắc sẵn các bệnh nào đó…vẫn có thể bị đuối nước Với phương châm “phòng bệnhhơn chữa bệnh”- một cách giúp có thể sống sót nếu không may bị rơi xuống nước,

dù chưa hề biết bơi, đó là kỹ thuật “Bơi tự cứu” hay “Bơi sống sót”

Kỹ thuật này đơn giản, không tốn kém, ai cũng có thể tập dượt trước cảtrong tư tuy lẫn thực hành để sử dụng khi chẳng may bị rơi xuống nước Vớiphương pháp này, người không biết bơi, khi rơi xuống nước vẫn có thể sống sótnhờ thực hiện 4 bước sau:

Bước 1: Bình tĩnh nhắm mắt, ngậm miệng, nín thở (có thể lấy tay bịt mũi) để

phổi không bị sặc nước, trở thành cái phao cứu sinh đẩy người nổi dần lên

Bước 2: Tiếp tục thả lỏng người để nước đẩy lên sát mặt nước trở về tư thế

bập bênh bán an toàn, đầu nổi sát mặt nước, chân ở phía nước sâu

Bước 3: Dùng tay hoặc chân làm mái chèo, quạt nước đẩy đầu nhô khỏi mặt

nước hoặc cũng có thể quạt nước xiên, đẩy người bơi đi dễ dàng bởi trongnước người trở nên nhẹ hơn so với trên cạn

Bước 4: Khi chuyển động lên xuống, tới trước hãy nhớ trên mặt nước, há

miệng to thở vào và sâu, dưới mặt nước ngậm miệng, thở ra từ từ bằng mũihoặc bằng mồm

Với cách này người ta có thể tồn tại dưới nước khá lâu, chờ người đếncứu hoặc lợi dùng dòng chảy để chuyển vào chỗ nông hơn Tất cả nhữngbước trên đều có thể luyện tập dần dần trên cạn thậm chí có thể giáo dục chotrẻ từ khi còn ở trường mầm non

- Kỹ năng cứu người đang bị đuối nước.

+ Khi thấy một người đang hốt hoảng trên mặt nước phải nhanh chóng cho

họ bất cứ thứ gì để họ bám vào và nổi lên được Nếu chỉ có một mình và 2 taykhông, nếu không phải là một nhân viên cấp cứu nhiều kinh nghiệm thì bơi ra cứunạn nhân là điều rất mạo hiểm dù là một người bơi giỏi vì trong cơn hoảng loạncực độ, nạn nhân thường có khuynh hướng vùng vẫy, níu kẹp rất chặt gây khókhăn cho người cứu và nguy hiểm cho cả hai Nên ném cho nạn nhân một phao

Trang 29

nổi, để nạn nhân bám vào Khi xác định là có đủ khả năng khống chế được nạnnhân, lúc ấy mới tiếp cận nạn nhân, khi bơi đến gần nạn nhân, hãy lặn xuống, vòng

ra phía sau lưng nạn nhân, cầm 2 chân người bị nạn đẩy trồi lên và trôi vào bờ.Nếu hết hơi, ta bơi lùi ra một chút, trồi lên lấy hơi rồi lại tiếp tục

Khi nạn nhân đang bị hoảng loạn thường có khuynh hướng vùng vẫy, níukẹp rất chặt gây khó khăn cho người cứu và nguy hiểm cho cả hai, vì vậy ngườicứu cần phải biết cách tách nạn nhân ra

Trường hợp 1:Khi bị nạn nhân nắm cổ tay cần:

Xoay cho một cạnh của cổ tay về phía tiếp xúc giữa ngón cái và bốn ngóncòn lại của nạn nhân Sau đó giật mạnh cổ tay ta sẽ tuột ra khỏi bàn tay nắm củanạn nhân

Trang 30

Trường hợp 2: Khi bị nạn nhân nắm một chân:

Co chân bị nắm lại, dùng chân kia đạp mạnh vào cằm của nạn nhân Ngaylập tức nạn nhân sẽ buông tay ra

Trường hợp 3: Khi bị nạn nhân bấu chặt lấy cổ:

Hít một hơi thật dài và lặn xuống sâu thêm cho họ buông ra Nếu nạn nhânkhông chịu buông, ta chắp hai tay lại như tư thế cầu nguyện, rồi hất rung lên cao

Hoặc luồn hai tay của ta vào trong hai tay của nạn nhân, dùng hết sức mộttay thì tống vào cằm của nạn nhân, một tay thì xô mạnh tay của nạn nhân cho tuột

ra, rồi nắm lấy cổ tay của họ, vừa trấn an vừa bơi đưa vào bờ

Trang 31

Trường hợp 4: Khi bị nạn nhân ôm chặt từ phía sau:

- Sơ cứu người bị ngạt nước, đối nước

Sau khi đem nạn nhân lên bờ, hãy nhanh chóng gọi điện thoại số cấp cứu 115 và

tiến hành kiểm tra hơi thở của nạn nhân, nếu thấy không còn thở cần thông đườngthở, hô hấp nhân tạo và ấn tim lồng ngực ngay (giống sơ cứu khi bị sét đánh)

Cần lưu ý là vẫn phải tiếp tục thực hiện các động

tác cấp cứu này trên đường di chuyển người bị nạn tới

cơ sở y tế, cho đến khi tự thở lại được hoặc chắc chắn

đã chết – việc cấp cứu này đôi khi phải mất hàng giờ

hoặc lâu hơn Nếu lồng ngực còn di động tức là còn tự

thở được, hãy đặt nằm ở tư thế an toàn, nghĩa là nằm nghiêng một bên để nếu nôn óithì chất nôn dễ dàng thoát ra ngoài và không trào ngược vào phổi, gây viêm phổi

Trang 32

còng cho nước chảy ra) vì như thế sẽ bỏ lỡ thời gian vàng cho việc làm hồisức cấp cứu tim phổi mà chỉ cần chậm trễ 4 phút thôi là não có nguy cơ têliệt Trong quá trình hồi sức cấp cứu tim phổi, nước trong phổi sẽ tự độngthoát ra ngoài

 Khi làm xoa bóp tim ngoài lồng ngực, cần chú ý không quá mạnh bạo vì cóthể làm gãy xương sườn nạn nhân

Khi nói về phòng chống chết đuối, bài thơ của Tiến sĩ Phạm AnhTuấn sẽ giúp dễ nhớ và áp dụng trong thực tế

“Để phòng chết đuối bạn ơi,E-Bơi xin dặn mấy lời sau đây:

Đừng lên đò chở quá đầy!

Đừng đi bơi lội giữa ngày bão giông!

Trẻ nhỏ bơi, người lớn trông,

Ao, chuôm rào kín thì không việc gì

Suối, hồ, sông biển … hiểm nguy,Học sinh, trẻ nhỏ chớ đi một mình

Mặt nước bằng phẳng, lặng thinh,Nhưng bao tai họa đang rình đợi ta

“Qua sông thì phải luỵ đò”,

Áo phao nên mặc để cho an toàn

Thi bơi, nhảy cắm, đùa càn,Nơi nước sâu, xiết xin ngàn lần không

Thấy người gặp nạn nơi sông,Nếu không bơi giỏi thì không nên liều

Trang 33

Nhanh chân, nhanh miệng ta kêu,Gọi người đến cứu là điều khôn ngoan.

Vui chơi nhưng phải an toàn,Không nhảy xuống nước khi toàn mồ hôi.”

d.Kĩ năng thoát hiểm điện giật.

- Chủ động phòng tránh những tình huống nguy hiểm do điện giật

Nhiều năm gần đây, trung bình cả nước có đến 250 người chết mỗi năm dotai nạn vì điện Đáng lưu ý, các tai nạn chết người xảy ra chủ yếu do bất cẩn trong

sử dụng điện Để tránh xảy ra tai nạn đáng tiếc do điện giận cần chủ động phòngtránh những tình huống gây nguy hiểm do điện giật:

(1) Không được đứng dưới

cột điện khi trời mưa hoặc

lúc có dông sét

(2) Không tự ý leo lên cột điện

hoặc vượt qua hàng rào trạm điện, chạm người vào dây chằng cột, dây nối đất, thùng điện kế, thùng cầu dao…để đề phòng điện giật do rò điện khi trời mưa, giông, bão.

(3) Không tự ý tháo dỡ, sửa

chữa các kết cấu của công trình điện

(4) Không di chuyển đi lại

bằng tàu, thuyền, bè…trong

vùng ngập, lụt có đường

dây điện sát với mặt nước

để tránh bị phóng điện gây

tai nạn Cấm buộc gia súc

và thuyền bè vào cột điện để

phòng cột bị gãy đổ và bị

(5) Không mang các vật

dụng, lắp dựng cây cột bằng kim loại, cột ăngten tivi, cây tre gỗ tươi gần đường dây điện để tránh va chạm gây nên phóng điện dẫn đến tai nạn.

(6) Khi thấy trụ điện ngã đổ hoặc dây

điện đứt, rơi xuống thì không được đến gần, cầm, nắm vào dây điện và ngăn ngừa không cho người khác (kể cả súc vật) đến gần Đồng thời nhanh chóng tìm cách báo ngay cho đơn vị quản lý điện hoặc chính quyền địa phương nhận biết để có biện pháp xử lý.

Trang 34

(8) Cắt ngang cầu dao, cầu

chì aptomat vv đầu nguồn điện vào nhà để phòng tránh mạng điện bị ngập nước gây tai nạn khi có lũ

(9) Chú ý: chặt cây gần

đường dây điện, có thể phóng điện gây nguy hiểm đến tính mạng Cần liên hệ phối hợp với đơn vị quản lý điện tại địa phương.

(10) Khi có nười bị điện giật

thì hô to gọi người đến cứu

giúp Cần khẩn trương tách

nạn nhân ra khỏi nguồn điện

và nhanh chóng cứu chữa

người bị nạn đồng thời gọi

điện thoại cấp cứu 115.

(11) Không đào đất gây

lún sụt móng cột điện, trồng và để cành cây, dây leo của gia đình đeo, bám hoặc đến gần cột điện và dây dẫn điện.

(12) Không đá bóng, thả

diều ở gần đường dây điện; quăng ném bất kỳ vật gì lên đường dây và trạm điện; bắn chim đậu trên dây điện, trạm điện; phơi quần áo đồ dùng lên dây điện.

(13) Không dùng các

loại cây đã bị mục để

làm cột điện

(14) Không tự ý sửa chữa

điện của gia đình nếu không có kiến thức về điện, mà phải nhờ hoặc báo cho người có chuyên môn về điện đến sửa chữa.

(15) Không họp cợ, tụ tập

đông người dưới đường dây điện.

Trang 35

- Cách sơ cứu nạn nhân khi bị điện giật.

Tai nạn điện thường xảy ra đột ngột, do vô tình hoặc không nắm vữngnhững nguyên tắc để phòng tai nạn khi tiếp xúc với điện Trong khi, cơ thể người

là một vật dẫn điện hoàn hảo Dòng điện luôn tìm đường nhanh nhất và đơn giảnnhất để tiếp đất Bởi cơ thể con người có thể đến 70% là nước, dòng điện sẽ rất dễdàng đi qua đó Chỉ trong một khoảnh khắc, nó có thể gây ra một vài hậu quả:

 Co giật

 Tạm thời mất tri giác

 Khó thở tạm thời

 Một vài hậu quả khác, nghiêm trọng hơn và có thể dẫn đến tử vong rất nhanh

 Một hoặc nhiều vết bỏng tại nơi tiếp xúc và trên dọc đường đi của dòng điện

Bởi vậy, sơ cứu ban đầu có vai trò quan trọng trong việc cứu sống nạn nhân

Bước 1: Khi phát hiện người bị điện giật,

trước tiên cần nhanh chóng tách nạn nhân ra khỏi

dòng điện bằng cách cắt cầu dao Có thể dùng bất

cứ vật dụng gì khô nhưng không phải bằng kim loại

(kim loại dẫn điện) để đẩy, tách nạn nhân ra khỏi

dòng điện

Lưu ý: không được dùng tay không mà nên mang găng tay cao su hay quấn

bao nylon, vải khô, đi guốc dép khô hay đứng trên một tấm ván khô, dùng gậy gỗkhô để gạt dây điện ra

Bước 2: Đặt nạn nhân ở nơi thoáng mát Kiểm tra xem nạn nhân còn thở hay

không Với nạn nhân không có dấu hiệu thở thì tiến hành hô hấp nhân tạo và éptim lồng ngực tại chỗ, cho đến ki tự thở được hoặc xác định nạn nhân chắc chắn đãchết thì mới được dừng lại

Bước 3: Hô hấp nhân tạo, ấn tim ngoài lồng ngực: làm tương tự như trong

Tách nạn nhân khỏi nguồn điện

Trang 36

Với nạn nhân còn tỉnh: Kiểm tra mức độ tổn thương ở các vị trí nặng haynhẹ Đặc biệt, kiểm tra tổn thương nguy hiểm trước như ở đốt sống cổ bởi nhữngtổn thương này có thể gây liệt nếu không sơ cấp cứu kịp thời, sau đó tiến hànhkiểm tra các bộ phận còn lại Động viên, an ủi để nạn nhân yên tâm.

Bước 4: Nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.

e.Kĩ năng thoát hiểm – xử lí khi bị cảm.

Cảm lạnh tuy đơn giản nhưng những biến chứng của nó rất nặng nề và khólường Muốn xử lí kịp thời những tình huống bị cảm lạnh cần hiểu rõ về nguyênnhân của chứng bệnh này

- Nguyên nhân:

Cơ thể con người luôn luôn giữ nhiệt độ ở mức hằng định dưới sự kiểm soát

và điều hòa của trung tâm điều hòa thân nhiệt Tuy nhiên, trong một số trường hợpnhư tiếp xúc với môi trường lạnh, nhiệt độ lạnh, mặc quần áo ẩm ướt, ngâm mìnhtrong nước lạnh trong thời gian dài, hoặc bị lạnh đột ngột nên bị một số rối loạn.Nhiệt lượng cơ thể mình mất đi, nhiều hơn nhiệt lượng mình sinh ra Khi nhiệt độ

cơ thể người dưới 35oC được gọi là giới hạn thượng hạ thân nhiệt

Cảm lạnh thường gặp vào thời gian giao mùa, đặc biệt là mùa lạnh vớinhững biểu hiện đặc trưng

- Biểu hiện:

 Run rẩy, cảm giác lạnh sống lưng

 Đau nhức nhối, tịt và chảy nước mũi có thể kèm ho, sốt

 Nói lắp bắp, chân tay bủn rủn và bị vã mồ hôi

 Đau nhức các khớp xương tay, chân

 Chuyển người bệnh đến nơi ấm, kín gió

 Cởi bỏ quần áo ẩm ướt và lau khô người Dùng khăn lau khô cho bệnh nhân

Trang 37

 Cho người bệnh uống nước gừng ấm để giữ thân nhiệt.

 Không xoa bóp và chà xát người bệnh Hành động này sẽ thúc đẩy máu lạnhtrở về tim, phổi và não gây hạ thân nhiệt trung tâm như vậy có thể gây tử vong

 Không nên chườm nóng trực tiếp để làm người ấm lên

Thông thường một số người khi bị cảm lạnh thường uống ngay thuốc khángsinh nhưng theo các chuyên gia y tế thì điều này là không nên vì thuốckháng sinh không công hiệu đối với virut gây cảm lạnh, trừ trường hợp bộinhiễm vi khuẩn hay viêm phổi Từ xa xưa, dân gian đã lưu truyền một số bàithuốc rất công hiệu với chứng bệnh cảm lạnh

 Gừng tươi: đập dập, pha với nước ấm để uống; đánh gió bằng gừng tươi giãnhỏ, đánh gió dọc sống lưng, gan bàn tay, bàn chân sẽ giúp nhanh giải cảm

 Xông hơi: tác dụng của xông hơi rất tốt nhưng không nên lạm dụng nước xông.Nếu xông quá nhiều lần thì cơ thể bị mất nước ra nhiều mồ hôi, kèm theo mấtmuối và mất một số chất Khi còn đang sốt cũng không nên xông hơi Hết sốtnên xông 1 -2 lần, không nên xông liên tục và ngày nào cũng xông

o Nước xông được nấu gồm: Lá tre, bưởi, xả, cúc tần, hương nhu Mỗithứ khoảng 20 gam Tùy nơi mà thay từ lá chanh, tía tô, kinh giới, bạc

hà, lá gừng cho bệnh nhân xông từ 5 – 10 phút để vã mồ hôi sau đólau khô, đắp chăn, nằm nghỉ

o Sau khi thực hiện xong tất cả thao tác trên thì nấu cho bệnh nhân mộtbát cháo giải cảm để mau chóng phục hồi sức khỏe

- Phòng tránh bệnh cảm lạnh.

+ Tích cực bổ sung các loại hoa quả giàu vitamin C, uống nhiều nước nhưnước chanh muối ấm, nước mật ong, nước gừng sẽ rất tốt cho sức khỏe

 Tránh xa khói thuốc lá không dùng các chất kích thích

 Thường xuyên vận động thể dục để nâng cao sức khỏe

 Mặc đầy đủ quần áo ấm vào những ngày mùa đông, chuyển mùa…

f Kỹ năng thoát hiểm khi trộm đột nhập vào nhà và bị cướp ngoài đường

- Thoát hiểm khi trộm đột nhập vào nhà.

Trang 38

Trộm đột nhập vào nhà là một tình huống rất nguy hiểm Vậy, trong tìnhhuống này, cần xử lý như thế nào để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người

và tài sản Dưới đây một số nguyên tắc và kỹ năng an toàn trong tình huống cótrộm đột nhập vào nhà

(1).Bình tĩnh.

Thông thường, khi phát hiện có kẻ lạ đột nhập vào nhà, bất kỳ ai, kể cảnhững người can đảm nhất cũng có thể mất bình tĩnh dẫn đến một số trạng thái tiêucực như: Sợ hãi đến mức ngất lịm; ú ớ không nói thành lời; la hét, mất kiểm soát;vội vàng tấn công kẻ trộm… từ đó dễ dẫn đến những hành động bột phát, gây nguyhiểm cho bản thân mình Vì vậy, khi phát hiện có kẻ lạ đột nhập vào nhà, điềuquan trọng nhất là cần phải bình tĩnh, thật bình tĩnh Khi bình tĩnh mới có thể cónhững cách xử lý, ứng phó với kẻ trộm một cách khôn khéo, hiệu quả nhất Có thểthực hiện một số cách sau để giữ được trạng thái bình tĩnh:

- Im lặng, tìm nơi trú ẩn an toàn để quan sát kẻ đột nhập, hít thở thật sâu đểlấy lại bình tĩnh

- Nếu đã lộ diện với kẻ đột nhập, cần giữ khoảng cách an toàn, không vội lahét, kêu cứu, tìm cách tự vệ, phòng thủ, bảo vệ an toàn cho mình, trước khi tínhđến việc bảo đảm an toàn cho người thân

(2) Ứng biến khôn khéo.

Tùy theo cấp độ nguy hiểm của tình huống phát hiện kẻ đột nhập để có cách ứng phó phù hợp, hiệu quả

Tình huống 1: Phát hiện kẻ đột nhập đang tìm cách vào nhà.

Bình tĩnh, kín đáo quan sát,

đánh giá tình huống, mức độ nguy

hiểm, tương quan lực lượng để có cách

xử lý phù hợp Nếu nhà có đông người,

có đàn ông, có thể nhẹ nhàng đánh thức

họ, yêu cầu họ thật bình tĩnh để đưa ra

cách xử lý Nếu nhà ít người, không có

đàn ông, cần phải bình tĩnh, kín đáo quan sát đặc điểm nhận dạng, hành động của

kẻ đột nhập, bất ngờ bật điện, hô hoán thật to để kẻ đột nhập hoảng sợ tháo chạy

Ngày đăng: 12/06/2016, 18:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w