1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Thực trạng cải thiện điều kiện làm việc của các đơn vị sử dụng lao động tại tỉnh bình dương từ năm 2005 2010

8 427 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 273,5 KB

Nội dung

THỰC TRẠNG CẢI THIỆN ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC CỦA CÁC ĐƠN VỊSỬ DỤNG LAO ĐỘNG TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG TỪ NĂM 2005-2010 Hồ Hoàng Vân*, Nguyễn Văn Chinh* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Kết quả đo kiểm môi trườn

Trang 1

THỰC TRẠNG CẢI THIỆN ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC CỦA CÁC ĐƠN VỊ

SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG TỪ NĂM 2005-2010

Hồ Hoàng Vân*, Nguyễn Văn Chinh*

TÓM TẮT

Đặt vấn đề: Kết quả đo kiểm môi trường lao động có được các đơn vị sử dụng lao động làm cơ sở để

cải thiện điều kiện làm việc hay họ chỉ thực hiện theo quy định là chưa rõ

Mục tiêu nghiên cứu: Xác định sự cải thiện các chỉ tiêu không đạt tiêu chuẩn 3733/ QĐ-BYT về vi khí

hậu, ánh sáng, tiếng ồn, bụi, hơi khí độc của các đơn vị sử dụng lao động thực hiện kiểm tra môi trường lao động tại TT Sức Khỏe Lao Động Môi Trường tỉnh Bình Dương từ năm 2005 đến năm 2010.

Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế so sánh trước sau được tiến hành trên những đơn vị sử dụng lao

động thực hiện kiểm tra môi trường lao động tại TT Sức Khỏe Lao Động Môi Trường tỉnh Bình Dương.

Kết quả: Các đơn vị sử dụng lao động kiểm tra môi trường lao động đầy đủ (mỗi năm đều định kỳ

kiểm tra một lần) không cải thiện các chỉ tiêu không đạt tiêu chuẩn về vi khí hậu, ánh sáng, tiếng ồn, bụi, hơi khí độc theo những khuyến nghị mà cơ quan chức năng cung cấp Những đơn vị sử dụng lao động tuân thủ không đầy đủ (kiểm tra môi trường lao động nhưng không liên tục qua các năm) chỉ cải thiện chỉ tiêu không đạt về ẩm độ, tóc độ gió nhưng lại gia tăng tỷ lệ không đạt về ánh sáng (p<0,05).

Kết luận: Các đơn vị sử dụng lao động chưa sử dụng kết quả kiểm tra môi trường lao động để làm cơ

sở cải thiện điều kiện lao động.

Từ khóa: Môi trường lao động, vi khí hậu, ánh sáng, tiếng ồn, bụi, hơi khí độc

ABSTRACT

IMPROVEMENT OF WORKING ENVIRONMENT OF LABOR EMPLOYERS

AT BINH DUONG PROVINCE FROM 2005 TO 2010.

Ho Hoang Van, Nguyen Van Chinh

* Y Hoc TP Ho Chi Minh * Vol 16 - Supplement of No 3 - 2012: 610 - 612

Background: The question for the labor employers that do they base on the results of annual checking

in order to improve the working environment or they just made prescribed without regard to the improvement of working conditions is known of the motivation underlying these practises

Objectives: To verify the improvement of working environment from uncompleted targets of standard

no 3733/QĐ-BYT such as microclimate, light, noise, dust, toxic gas that do checking of working environment at Center for occupational and environmental health at Binh Duong province from 2005 to 2010.

Method: A comparative study was conducted among the labor employers checked up working

environment at center for occupational and environmental health at Binh Duong province.

Results: Labor employers had a good compliance with the regulations of checking up but had failed in

the improving working environment such as microclimate, light, noise, dust, toxic gas which were

 Trung tâm Sức Khỏe Lao Động Môi Trường Bình Dương

Tác giả liên lạc: BS.CKI Hồ Hoàng Vân ĐT: 0913639018 Email: hovan@yahoo.com.vn

Trang 2

reminded by the authorities However, the others with a median compliance just had complied with the humidity and wind-speed improving but against the light (p<0.05).

Conclusion: Labor employers have not applied the result of checking up working environment for the

improving working environment

Keyword: Working environment, microclimate, light, noise, dust, toxic gas

Trang 3

ĐẶT VẤN ĐỀ

Nghiên cứu tại Bình Dương năm 2009

cho thấy các đơn vị sử dụng lao động chỉ kiểm

tra môi trường lao động khi họ nhận thức

đúng về các quy định của nhà nước về vệ sinh

an toàn lao động, đang áp dụng tiêu chuẩn

quản lý chất lượng, số lượng người lao động

của đơn vị sử dụng lao động trên 300, thanh

tra liên ngành yêu cầu, đặc biệt được đối tác

kinh doanh yêu cầu là điều kiện tiên quyết để

họ tuân thủ các quy định của pháp luật(2)(4)

Tuy nhiên, những khuyến nghị trên cơ sở kết

quả đo kiểm môi trường lao động hằng năm

mà cơ quan chức năng cung cấp có được các

đơn vị sử dụng lao động làm cơ sở để cải

thiện điều kiện làm việc hay họ chỉ thực hiện

theo quy định mà không quan tâm đến việc

cải thiện điều kiện làm việc là chưa rõ Do đó

nghiên cứu được tiến hành trên những đơn vị

sử dụng lao động tuân thủ quy định về kiểm

tra môi trường lao động từ năm 2005-2010 Kết

quả nghiên cứu sẽ là những cơ sở vững chắc

để trả lời nhận định “các đơn vị sử dụng lao

động có thật sự sử dụng các kết quả kiểm tra

môi trường lao động hàng năm để làm cơ sở

cho việc cải thiện điều kiện làm việc”

Mục tiêu: Xác định sự cải thiện các chỉ tiêu

không đạt tiêu chuẩn 3733/ QĐ-BYT về vi khí

hậu, ánh sáng, tiếng ồn, bụi, hơi khí độc của

các đơn vị sử dụng lao động thực hiện kiểm

tra môi trường lao động tại TT Sức Khỏe Lao

Động Môi Trường tỉnh Bình Dương từ năm

2005 đến năm 2010

ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN

CỨU

Nghiên cứu so sánh trước sau được

tiến hành trên những đơn vị sử dụng lao động

kiểm tra môi trường tại TTSKLĐMT tỉnh Bình

Dương Tất cả các đơn vị sử dụng lao động

bắt đầu kiểm tra môi trường lao động từ năm

2005-2008 được chọn vào nghiên cứu Tiêu chí

loại ra là những đơn vị sử dụng lao động

không kiểm tra môi trường lao động năm

2010

Đối tượng tham gia nghiên cứu được thu tuyển bằng phần mềm Excel dựa trên báo cáo hàng năm tại TTSKLĐMT tỉnh Bình Dương để xác định những đơn vị tuân thủ đầy đủ (mỗi năm đều định kỳ kiểm tra một lần) và tuân thủ không đầy đủ quy định về kiểm tra môi trường lao động (kiểm tra môi trường lao động nhưng không liên tục qua các năm) Trên cơ sở dữ liệu có được sẽ tiến hành phân tích sự cải thiện về tỷ lệ các yếu tố không đạt tiêu chuẩn QĐ 3733/2002/QĐ-BYT như vi khí hậu, ánh sáng, tiếng ồn và hơi khí độc từ lần đầu kiểm tra môi trường lao động so với lần kiểm tra vào năm 2010(1)

Dữ kiện được nhập bằng phần mềm Excel

và xử lý bằng Stata 10.0 qua phân tích bắt cặp (Wilcoxon Signed-Rank Test) mức ý nghĩa 5%

KẾT QUẢ

Đặc điểm mẫu nghiên cứu

Biểu đồ 1 Đặc điểm mẫu nghiên cứu

Số lượng các đơn vị sử dụng lao động kiểm tra môi trường lao động tăng theo từng năm (từ năm 2005-2008) nhưng tỷ lệ các đơn

vị sử dụng lao động kiểm tra lại môi trường lao động vào năm 2010 kể từ lần kiểm tra đầu tiên hầu như không tăng theo từng số năm theo dõi, chỉ khoảng 20%

Phân bố các đơn vị sử dụng lao động tuân thủ kiểm tra môi trường lao động theo địa điểm kinh doanh tính đến năm 2010

Trang 4

Biểu đồ 2 Tỷ lệ đơn vị sử dụng lao động tuân

thủ đến năm 2010 theo địa điểm kinh doanh

So với các đơn vị sử dụng lao động hoạt

động trong khu công nghiệp thì các đơn vị sử

dụng lao động ngoài khu công nghiệp có tỷ lệ

kiểm tra lại môi trường lao động vào năm 2010

kể từ lần kiểm tra đầu tiên theo từng số năm

theo dõi được (3 và 4 năm) cao hơn

Phân bố các đơn vị sử dụng lao động tuân thủ

kiểm tra môi trường lao động theo ngành nghề

tính đến năm 2010

Biểu đồ 3 Phân bố số lượng đơn vị sử dụng lao

động tuân thủ đến năm 2010 theo ngành nghề

Những đơn vị sử dụng lao động tuân thủ

kiểm tra môi trường lao động định kỳ chủ yếu

thuộc lĩnh vực may mặc

Tỷ lệ các chỉ tiêu không đạt tiêu chuẩn của

những đơn vị sử dụng lao động tuân thủ kiểm

tra môi trường lao động tính đến năm 2010

Bảng 1 Tỷ lệ các chỉ tiêu môi trường lao động

không đạt theo tiêu chuẩn 3733

Các yếu tố

Tỷ lệ không đạt qua các năm

(%)

6 năm 5 năm 4 năm 3 năm Kiểm tra môi

trường lao động

đầy đủ

(mỗi năm đều

Nhiệt độ

Trước 0.22 0.21 0.02 0.11 Năm

2010 0.10 0.14 0.32 0.08

Ẩm độ Trước 0 0 0.07 0.03

định kỳ kiểm tra một lần)

Năm

2010 0 0 0 0 Tốc độ

gió

Trước 0.05 0.01 0.02 0.04 Năm

2010 0 0 0 0 Ánh

sáng

Trước 0.07 0.02 0.01 0.09 Năm

2010 0.02 0.08 0.17 0.10 Tiếng

ồn

Trước 0.11 0.02 0.12 0.15 Năm

2010 0.08 0.18 0.17 0.15 Bụi

Trước 0.01 0 0 0 Năm

2010 <0.01 0 0.01 0 Hơi khí

độc

Trước 0.16 0.125 0 0.54 Năm

2010 0.34 0 0.06 0.52

Kiểm tra môi trường lao động không đầy đủ

(kiểm tra môi

trường lao động nhưng không liên tục qua các năm)

Nhiệt độ

Trước 0.16 0.19 0.24 0.20 Năm

2010 0.18 0.16 0.20 0.19

Ẩm độ

Trước 0 0.05 0.04 0.10 Năm

2010 0.15 0.25 0.09 0 Tốc độ

gió

Trước 0.18 0.07 0.03 0.01 Năm

2010 0.01 0 0 0 Ánh

sáng

Trước 0.21 0.03 0.06 0.09 Năm

2010 0.19 0.09 0.12 0.09 Tiếng

ồn

Trước 0.17 0.05 0.10 0.16 Năm

2010 0.20 0.06 0.11 0.14 Bụi

Trước 0 0 0 <0.01 Năm

2010 <0.01 0 0 0.01 Hơi khí

độc

Trước 0 0 0.46 0.44 Năm

2010 0.27 0.19 0.34 0.14

Tỷ lệ các mẫu đo không đạt tiêu chuẩn về môi trường lao động qua các năm theo dõi liên tiếp vẫn còn tồn tại dù đơn vị sử dụng lao động

có tuân thủ đầy đủ kiểm tra môi trường lao động hay không, trong đó tỷ lệ không đạt vẫn còn ở mức cao ở các chỉ tiêu về nhiệt độ, ánh sáng, tiếng ồn, hơi khí độc

Sự cải thiện các chỉ tiêu môi trường lao động không đạt tiêu chuẩn tính đến năm 2010

Bảng 2 Sự cải thiện các chỉ tiêu môi trường lao

động từ lần đầu kiểm tra môi trường lao động so với

năm 2010

Kiểm tra môi trường lao động

Đầy đủ (mỗi năm đều định kỳ

kiểm tra một lần)

Không đầy đủ((kiểm tra môi

trường lao động nhưng không liên tục qua các năm)

N

Trung bình (khoảng tứ vị) [tỷ lệ không đạt tiêu chuẩn] p N

Trung bình (khoảng tứ vị) [tỷ lệ không đạt tiêu chuẩn]

6 năm liên tiếp 5 Năm 2005 Năm 2010 19 Năm 2005 Năm 2010

Nhiệt độ 0 (0-0,28) 0,03 (0-0,54) 0,77 0,03 (0-0,23) 0 (0-0,30) 0,50

Trang 5

Ẩm độ 0 0 0 (0-0) 0 (0-0) 0,32

Tốc độ

gió

0,04

(0,01-0,20) 0 (0-0) 0,06

0,12 (0,03-0,23) 0 (0-0) <0,01

Ánh sáng 0,08 (0-0,08) 0,02 (0-0,02) 0,58 0,13 (0-0,30) (0,03-0,16

0,30) 0,86

Tiếng ồn (0,01-0,1)0,08 0,03 (0-0,07) 0,27 0 (0-0,38) 0 (0-0,38) 0,56

Bụi 0 (0-0) 0 (0-0) 0,87 0 (0-0) 0 0,32

Hơi khí

độc 0,09 (0-0,19) 0,35 (0,32-0,38) 0,18

5 năm

liên tiếp

6

Năm

2006 Năm 2010

16

Năm 2006 Năm 2010

Nhiệt độ 0,23 (0-0,52) 0,19 (0-0,30) 0,42 0 (0-0) 0 (0-0) 0,08

Ẩm độ 0 0 0 (0-0) 0 (0-0) 0,16

Tốc độ

Ánh sáng 0 (0-0) 0,05 (0-0,22) 0,08 0 (0-0,04) 0,06 (0-0,11) 0,11

Tiếng ồn 0 (0-0) 0,25 (0-0,35) 0,05 0 (0-0,08) 0 (0-0,12) 0,41

Hơi khí

4 năm

liên tiếp

9

Năm

2007 Năm 2010

31

Năm 2007 Năm 2010

Nhiệt độ 0 (0-0) 0 (0-0,4) 0,30 0 (0-0,35) 0 (0-0,40) 0,74

Ẩm độ 0 (0-0) 0 0,16 0 (0-0) 0 (0-0) 0,34

Tốc độ

gió 0 (0-0) 0 (0-0) 0,93 0 (0-0) 0 0,01

Ánh sáng 0 (0-0) 0 (0-0,07) 0,19 0 (0-0,13) 0,09 (0-0,23) <0,01

Tiếng ồn 0,05 (0-0,18) 0 (0-0,36) 0,95 0,02 (0-0,1) 0,02 (0-0,12) 0,59

Bụi 0 (0-0) 0 (0-0) 0,15 0 0

Hơi khí

độc 0 0 0,37 (0,16-0,6) 0,16 (0-0,40) 0,22

3 năm

liên tiếp

13

Năm

2008 Năm 2010

22

Năm 2008 Năm 2010

Nhiệt độ 0 (0-0) 0 (0-0) 0,56 0 (0-0,28) 0 (0-0,20) 0,97

Ẩm độ 0 (0-0) 0 (0-0) 0,16 0 (0-0) 0 0,04

Tốc độ

gió 0 (0-0) 0 (0-0) 0,16 0 (0-00 0 0,15

Ánh sáng 0,06 (0-0,18) 0,04 (0-0,17) 0,94 0,06 (0-0,14) 0,05 (0-0,18) 0,85

Tiếng ồn 0,03 (0-0,29) 0 (0-0,30) 0,46 0,04 (0-0,11) 0 (0-0,11) 0,06

Hơi khí

độc 0,33 (0-0,73) 0,33 (0,1-0,67) 0,85 0,47 (0,17-0,50) 0 (0-0) 0,02

Các đơn vị sử dụng lao động tuân thủ

đầy đủ quy định kiểm tra môi trường lao động

hầu như không có sự cải thiện có ý nghĩa thống

kê (p>0,05) các chỉ tiêu không đạt về môi trường

lao động Tuy nhiên trên những đơn vị sử dụng

lao động không kiểm tra môi trường lao động

đầy đủ chỉ cải thiện có ý nghĩa thống kê (p<0,05)

tỷ lệ không đạt về tốc độ gió, hơi khí độc nhưng

tỷ lệ không đạt về ánh sáng lại gia tăng Ngoài

ra tỷ lệ các chỉ tiêu không đạt khác như nhiệt độ,

ẩm độ, tiếng ồn hơi khí độc (ngoại trừ những

đơn vị sử dụng lao động kiểm tra môi trường

lao động không đầy đủ 3 năm liên tiếp) không

có sự cải thiện có ý nghĩa thống kê

BÀN LUẬN

Sự tuân thủ kiểm tra môi trường lao động đến năm 2010 cho thấy những đơn vị sử dụng lao động hoạt động trong khu công nghiệp tuân thủ thấp hơn những đơn vị sử dụng lao động hoạt động ngoài khu công nghiệp kể từ năm

2007 Tuy nhiên, các đơn vị sử dụng lao động kiểm tra môi trường lao động lại tập trung chủ yếu thuộc các ngành may mặc, giày da, gỗ Có

lẽ sản phẩm của những ngành nghề này thường hướng tới xuất khẩu, do đó yêu cầu của đối tác nước ngoài cũng cao hơn nên số lượng đơn vị

sử dụng lao động này tuân thủ kiểm tra môi trường lao động cũng cao hơn(2)(4)

Kết quả về đo kiểm môi trường lao động cũng như những kiến nghị từ cơ quan chuyên môn là cơ sở cho việc cải thiện điều kiện làm việc nhưng các đơn vị sử dụng lao động chưa quan tâm đến việc cải thiện các chỉ tiêu không đạt tiêu chuẩn Mặt dù mỗi năm TTSKLĐMT luôn nhận được đề nghị từ các đơn vị sử dụng lao động đo kiểm môi trường lao động và luôn cung cấp những giải pháp chuyên môn để cải thiện điều kiện làm việc v.v nhưng những đơn

vị sử dụng lao động kiểm tra môi trường lao động đầy đủ 6 năm, 5 năm, 4 năm, 3 năm liên tiếp đều không có sự cải thiện đáng kể nào (p<0,05) nhằm giảm các chỉ tiêu không đạt về điều kiện làm việc (tỷ lệ không đạt về nhiệt độ, ánh sáng, tiếng ồn, hơi khí độc vẫn còn khá cao) (bảng 2) Hậu quả là người lao động vẫn phải tiếp xúc với nhiều yếu tố độc hại qua nhiều năm cho dù người lao động đang làm việc trong những đơn vị sử dụng lao động tuân thủ đầy

đủ các quy định của pháp luật

Một số chỉ tiêu dễ khắc phục về mặt

“hình thức” như ẩm độ, tốc độ gió thì có sự cải thiện ở những đơn vị sử dụng lao động kiểm tra môi trường lao động không đầy đủ qua các năm Thực tế những chỉ tiêu này rất dễ cải thiện

về mặt “con số”, bởi lẽ khi không đạt về các điều kiện về ẩm độ thì họ có thể yêu cầu các cơ quan chức năng đo kiểm lại vào buổi chiều v.v (thực tế cho thấy kiểm tra độ ẩm tại các đơn vị

sử dụng lao động vào buổi sáng hoặc những

Trang 6

ngày có mưa thì đa số các chỉ tiêu này sẽ không

đạt, hoặc chỉ tiêu về tốc độ gió khi không đạt tại

một vị trí nào đó thì họ sẽ khắc phục bằng cách

trang bị thêm quạt tại những vị trí không đạt và

yêu cầu cơ quan chức năng phúc tra lại những

vị trí trên v.v ) Đó là những giải pháp tình thế,

do đó người lao động không được hưởng lợi

nhiều từ việc đo kiểm môi trường lao động của

đơn vị sử dụng lao động Trên những đơn vị sử

dụng lao động tuân thủ không đầy đủ 3 năm

liên tiếp thì có sự cải thiện tỷ lệ không đạt về hơi

khí độc (p<0,05)(bảng 2), tuy nhiên sự cải thiện

này là do sử dụng tiêu chuẩn đánh giá hơi khí

độc ở năm 2008 là tiêu chuẩn trung bình 8 giờ

và năm 2010 là từng lần tối đa, điều này dẫn

đến sự cải thiện giả tạo do tiêu chuẩn đánh giá

nồng độ hơi khí độc là khác nhau (tiêu chuẩn

từng lần tối đa cho phép nồng độ hơi khí độc

trong môi trường làm việc là cao hơn so với tiêu

chuẩn trung bình 8 giờ) Vì vậy, các chỉ tiêu về

nhiệt độ, ánh sáng, ồn, hơi khí độc vẫn sẽ không

đạt theo tiêu chuẩn từ năm này qua năm khác

bất kể đơn vị sử dụng lao động có kiểm tra môi

trường lao động đầy đủ theo quy định hay

không

Đơn vị sử dụng lao động “quên” đo

kiểm môi trường lao động hằng năm, không

cần cải thiện điều kiện làm việc khi kết quả kiểm

tra môi trường lao động không đạt yêu cầu vẫn

được mặc nhiên tiếp tục hoạt động Trong khi

đó TTSKLĐMT vẫn phải đưa ra hàng loạt kiến

nghị, giải pháp, tăng cường giám sát những đơn

vị sử dụng lao động này mà chưa nhận được

thiện chí cải thiện điều kiện làm việc Họ chỉ

thực hiện quy định một cách hình thức nhằm

hợp thức hóa về thủ tục hành chính để đối phó

với các cơ quan chức năng Có thể mức xử phạt

hành chính ở những đơn vị sử dụng lao động

không thực hiện theo quy định của pháp luật

thấp hơn rất nhiều so với những chi phí mà họ

thực hiện công việc đo kiểm hàng năm(3)(5)

Đồng thời, tỷ lệ các đơn vị sử dụng lao động

kiểm tra môi trường lao động qua các năm rất

thấp, đa số họ không kiểm tra môi trường lao

động theo luật định, hoặc chỉ kiểm tra một lần(5) Nhưng TTSKLĐMT tỉnh Bình Dương là cơ quan chuyên môn về lĩnh vực vệ sinh lao động và bệnh nghề nghiệp nhưng những yêu cầu và giải pháp đưa ra trên cơ sở kết quả đo kiểm môi trường lao động chưa tác động đến sự tuân thủ các quy định cũng như sự cải thiện điều kiện làm việc Đây là một thực trạng phổ biến và khó chấp nhận

Chúng ta chưa có những chế tài đủ sức hướng đơn vị sử dụng lao động thực hiện nghiêm ngặt các quy định về vệ sinh lao động

Để khắc phục các chỉ tiêu không đạt yêu cầu về môi trường lao động gặp không ít khó khăn nếu không có những giải pháp căn cơ và đồng bộ Giải pháp bắt buộc đơn vị sử dụng lao động xây dựng lại nhà xưởng, đổi mới công nghệ sản xuất ngay lập tức v.v để đổi lại một điều kiện làm việc an toàn hơn là không thể thực hiện Cũng như chúng ta thiếu hẳn những lộ trình về mặt pháp luật nhằm đánh giá các tiêu chuẩn về điều kiện làm việc trước khi xây dựng nơi làm việc Trong khi cơ quan chuyên môn về y tế vẫn chỉ dừng lại ở việc giám sát mà chưa có những biện pháp chế tài hiệu quả nhằm thay đổi nhận thức và tác động một cách hữu hiệu để tạo ra một nơi làm việc an toàn

KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ

Mặc dù các đơn vị sử dụng lao động thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về đo kiểm môi trường lao động hay không thì các chỉ tiêu không đạt về vi khí hậu, ánh sáng, tiếng ồn, hơi khí độc vẫn còn tồn tại theo thời gian

Do vậy, cơ quan y tế cần tăng cường hợp tác với các cơ quan chức năng hoàn thiện hệ thống pháp luật về vệ sinh lao động, tập trung giám sát cũng như bắt buộc đơn vị sử dụng lao động đánh giá tác động của quy trình công nghệ và nhà xưởng lên điều kiện làm việc trước khi tiến hành xây dựng nhà xưởng

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Bộ Y Tế (2002) "Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT "

2 Nguyễn Văn Chinh, Huỳnh Thanh Hà, Nguyễn Thị Nghĩa, Nguyễn Đỗ Nguyên, Trịnh Hồng Lân (2010) "Các yếu tố liên quan đến tuân thủ quy định về kiểm tra môi trường lao động,

Trang 7

Bình Dương năm 2009" Y học thành phố Hồ Chí Minh, 14, (2),

199-206.

3 Trần Thị Ngọc Lan (2008) Hệ thống các văn bản pháp luật về

vệ sinh an toàn nơi làm việc và chăm sóc sức khỏe Cho người

lao động, NXB Lao Động- Xã Hội,

4 Trung tâm phát triển và hội nhập quản trị (2010), Trách nhiệm

xã hội của doanh nghiệp,

http://www.vietnamforumcsr.net/default.aspx?

portalid=1&tabid=17&itemid=5840v , truy cập ngày 01/01/2010

5 Trung tâm sức khỏe lao động môi trường tỉnh Bình Dương (2010) "Báo cáo tổng kết năm 2006, 2007, 2008, 2009, 2010".

Ngày đăng: 12/06/2016, 15:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w