1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Tiểu luận luật so sánh công ty hợp danh

39 936 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 47,84 KB

Nội dung

Trong công ty hợp danh, phần đóng góp của các thành viên xuất phát từđặc điểm nhân thân của họ, và nó được thể hiện không chỉ dưới dạng vật chấtnhất định như đa số các loại hình công ty

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Hiện nay, nước ta trong nền kinh tế hội nhập thế giới, việc kinh doanhngày càng phát triển, nhu cầu mở rộng quy mô, phạm vi kinh doanh dẫn đếnnhu cầu cần có sự góp sức, kinh nghiệm, khả năng, vốn liếng của nhiều ngườihơn

Những nhà đầu tư riêng lẻ bắt đầu tìm cách liên kết kinh doanh để nhanhchóng tập hợp một số vốn lớn để phục vụ cho nhu cầu phát triển sản xuất – kinhdoanh, có thể giảm chi phí sản xuất thu lợi nhuận cao hơn, khả nănh cạnh tranhtốt hơn, bên cạnh đó các nhà đầu tư có thể phân tán rủi ro Công ty là mô hìnhkinh doanh bắt đầu được ra đời Một trong những mô hình công ty đó là công tyhợp danh

Công ty hợp danh là một loại hình doanh nghiệp có từ lâu trong lịch sửloài người Tuy nhiên, loại hình này mới chỉ được ghi nhận trong pháp luật củaViệt Nam chưa lâu Lần đầu tiên loại hình doanh nghiệp này được ghi nhận là ởLuật Doanh nghiệp năm 1999 Những quy định hiện hành về công ty hợp danhtập trung trong Luật Doanh nghiệp năm 2005 và mới đây là luật Doanh nghiệpnăm 2014 Để hiểu rõ về loại hình công ty này chúng ta cùng đi tìm hiểu nhữngnội dung khái quát cơ bản nhất về Công ty hợp danh theo quy định của phápluật Việt nam và một số hệ thống pháp luật trên thế giới

Trang 2

Hợp danh theo nghĩa rộng xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử Những chỉdẫn đầu tiên tới hình thức này là trong Bộ luật Hammurabi của Babylon,khoảng năm 2300 trước Công nguyên Người Do Thái, vào khoảng những năm

2000 trước Công nguyên đã hình thành thuật ngữ shutolin (một dạng hợp danh

phi thương mại) Sau này, những hợp danh mang tính chất thương mại củangười Do Thái hình thành từ những đoàn hội buôn

Ở châu Âu, luật về hợp danh hình thành từ tập quán của các thương nhân

Người Pháp dùng các thuật ngữ như societas, societe en common dite để chỉ các hình thức hợp danh Societas là hình thức hợp danh chỉ bao gồm các thành viên

Trang 3

hợp danh, còn societe en common dite bao gồm cả thành viên hợp danh và

thành viên góp vốn

Hợp danh được quy định trong Luật La mã (ví dụ như Bộ luật Justinian)với những điều khoản rất tương đồng với luật hiện đại Người La mã cũng hìnhthành nên những quy định về đại diện, nền tảng của rất nhiều quy định của luật

về hợp danh ngày nay Ví dụ, Luật La mã có quy định qui facit per alium facit per se – người thực hiện hành vi thông qua hành vi của người khác cho bản

thân người đó Luật La mã cũng xác định sự lựa chọn tự nguyện của nhữngngười cộng tác với nhau bản chất của hợp danh, và nguyên tắc được gọi tên

delectus personas – sự lựa chọn của cá nhân, cho đến nay vẫn là thành tố mang

tính trung tâm của luật về hợp danh

Người phương Đông cũng không xa lạ với phường, hội, cuộc và đủ loạiliên kết bạn buôn Tuy nhiên mô hình hội người (societas) theo dân luật –thương luật hay mô hình hợp danh (partnership) theo pháp luật Anh – Mỹ mớichỉ được du nhập trong một, hai thế kỷ trở lại đây

Theo định nghĩa của Bách khoa toàn thư mở (Wikipedia) “Công ty hợpdanh là doanh nghiệp, trong đó:

 Phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùngnhau kinh doanh dưới một tên chung (gọi là thành viên hợp danh); ngoài cácthành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn

 Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộtài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty

 Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công tytrong phạm vi số vốn đã góp vào công ty

Trang 4

Tư cách pháp nhân: Công ty hợp danh có kể từ ngày được cấp Giấychứng nhận đăng ký kinh doanh.

Phát hành chứng khoán: Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳloại chứng khoán nào

Như vậy, bản chất của công ty hợp danh là công ty trách nhiệm vô hạn,chính vì vậy, luật pháp hạn chế việc huy động vốn trong thị trường dưới hìnhthức phát hành các chứng khoán (công cụ nợ).” (Wikipedia)

Theo luật DN 2014: “Điều 172 Công ty hợp danh” thì Công ty hợp

danh là doanh nghiệp, trong đó:

Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhaukinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh) Ngoài cácthành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn;

Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tàisản của mình về các nghĩa vụ của công ty;

Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công tytrong phạm vi số vốn đã góp vào công ty

2 Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấychứng nhận đăng ký doanh nghiệp

3 Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoánnào.” (Luật DN 2014)

1.2 Quan hệ giữa các thể nhân

Yếu tố nhân thân của các thành viên hợp danh luôn giữ vai trò quan trọng

và quyết định trong việc hình thành công ty Bất kỳ một công ty nào khi thànhlập đều đòi hỏi ở các thành viên sự tham gia đóng góp phần vốn nhất định

Trang 5

Trong công ty hợp danh, phần đóng góp của các thành viên xuất phát từđặc điểm nhân thân của họ, và nó được thể hiện không chỉ dưới dạng vật chấtnhất định như đa số các loại hình công ty khác, mà còn thể hiện dưới nhiềudạng khác như trình độ, tay nghề, kỹ năng thực hành, bằng cấp, uy tín cá nhân,bằng sáng chế… Dạng vốn góp này không phải ai cũng có được, bởi vậy việclựa chọn thành viên tham gia vào công ty hợp danh không hề đơn giản Điềunày kéo theo hệ quả là việc rút khỏi công ty của mỗi thành viên đều ảnh hưởngđến sự tồn tại của công ty.

Nếu một công ty đơn thuần chỉ hoạt động dựa vào phần vốn góp vậtchất, thì việc một thành viên rút vốn chỉ ảnh hưởng đến việc thu hẹp quy môkinh doanh, nhưng ở công ty hợp danh, do yếu tố nhân sự, yếu tố con người vớinhững đặc điểm nhân thân phù hợp với lĩnh vực kinh doanh của công ty đượcxếp trên yếu tố vốn góp vật chất, nên nếu một thành viên hợp danh rút vốn,chết, hoặc bị mất uy tín nghề nghiệp đều có thể dẫn tới nguy cơ công ty chấmdứt hoạt động

Vì thế, pháp luật các nước đều quy định rất chặt chẽ việc chuyển nhượngvốn của các thành viên hợp danh, hoặc là cấm, hoặc là đưa ra những điều kiệnkhắt khe cho việc chuyển nhượng

Có thể nói, yếu tố nhân thân của mỗi thành viên hợp danh là một trongnhững yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành bại của công ty Thanh danh

cá nhân thành viên cũng chính là thanh danh của công ty Đó cũng là yếu tốkhiến cho sự liên kết giữa các thành viên chặt chẽ hơn, và cũng là lý do dẫn đếnchế độ trách nhiệm của các thành viên

1.3 Thực hiện việc kinh doanh

Điều 175 Hạn chế quyền đối với thành viên hợp danh

Trang 6

1 Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân hoặcthành viên hợp danh của công ty hợp danh khác, trừ trường hợp được sự nhất trícủa các thành viên hợp danh còn lại.

2 Thành viên hợp danh không được quyền nhân danh cá nhân hoặc nhândanh người khác thực hiện kinh doanh cùng ngành, nghề kinh doanh của công

ty đó để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác

3 Thành viên hợp danh không được quyền chuyển một phần hoặc toàn

bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác nếu không được sự chấpthuận của các thành viên hợp danh còn lại

Điều 179 Điều hành kinh doanh của công ty hợp danh

1 Các thành viên hợp danh có quyền đại diện theo pháp luật và tổ chứcđiều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty Mọi hạn chế đối vớithành viên hợp danh, trong thực hiện công việc kinh doanh hằng ngày của công

ty chỉ có hiệu lực đối với bên thứ ba khi người đó được biết về hạn chế đó

2 Trong điều hành hoạt động kinh doanh của công ty, thành viên hợpdanh phân công nhau đảm nhiệm các chức danh quản lý và kiểm soát công ty

Khi một số hoặc tất cả thành viên hợp danh cùng thực hiện một số côngviệc kinh doanh thì quyết định được thông qua theo nguyên tắc đa số

Hoạt động do thành viên hợp danh thực hiện ngoài phạm vi hoạt độngkinh doanh của công ty đều không thuộc trách nhiệm của công ty, trừ trườnghợp hoạt động đó đã được các thành viên còn lại chấp thuận

3 Công ty có thể mở một hoặc một số tài khoản tại ngân hàng Hội đồngthành viên chỉ định thành viên được ủy quyền gửi và rút tiền từ các tài khoảnđó

Trang 7

4 Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có cácnhiệm vụ sau đây:

a) Quản lý và điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty với

tư cách là thành viên hợp danh;

b) Triệu tập và tổ chức họp Hội đồng thành viên; ký các nghị quyết củaHội đồng thành viên;

c) Phân công, phối hợp công việc kinh doanh, giữa các thành viên hợpdanh;

d) Tổ chức sắp xếp, lưu giữ đầy đủ và trung thực sổ kế toán, hóa đơn,chứng từ và các tài liệu khác của công ty theo quy định của pháp luật;

đ) Đại diện cho công ty trong quan hệ với cơ quan nhà nước; đại diện chocông ty với tư cách là bị đơn hoặc nguyên đơn trong các vụ kiện, tranh chấpthương mại hoặc các tranh chấp khác;

e) Các nghĩa vụ khác do Điều lệ công ty quy định

Thành viên góp vốn không có quyền điều hành, quản lý công ty hợpdanh, quyền này thuộc về các thành viên hợp danh - những người thành lập vàchịu trách nhiệm vô hạn đối với những nghĩa vụ cũng như những khoản nợ củacông ty hợp danh

Công ty hợp danh được pháp luật ghi nhận là một loại hình đặc trưng củacông ty đối nhân, công ty có ít nhất hai thành viên (thành viên có thể đều là cánhân và là thương nhân) cùng tiến hành hoạt động thương mại (theo nghĩa rộng)dưới một tên, hãng chung (hay hội danh) và cùng liên đới chịu trách nhiệm vôhạn về mọi khoản nợ của công ty Trong công ty hợp danh, thành viên hợp danh

là thành viên bắt buộc phải có, còn thành viên góp vốn có thể có hoặc không

Trang 8

Vậy, trong trường hợp công ty hợp danh có thành viên góp vốn thì quyền quản

lý công ty có bị san sẻ giữa thành viên hợp danh và thành viên này hay không?

Luật Doanh nghiệp 2014 không có quy định cụ thể thành viên góp vốncủa công ty hợp danh là ai và họ cần điều kiện gì để trở thành thành viên gópvốn Từ đó, dựa vào những quy định pháp luật có liên quan, ta có thể đưa rađịnh nghĩa cơ bản nhất về thành viên góp vốn của công ty hợp danh: họ có thể

là bất kì cá nhân, tổ chức nào, thực hiện việc góp vốn vào công ty hợp danh và

họ chỉ phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ khác của công tytrong phạm vi số vốn mà họ đã góp cho công ty

Đồng thời, theo quy định tại điểm b, khoản 2, điều 182 của Luật Doanhnghiệp 2014 thì thành viên góp vốn: Không được tham gia vào hoạt động quản

lý công ty, các công việc kinh doanh nhân doanh công ty thì không được tiếnhành

Như vậy, dựa vào những quy định nói trên có thể khẳng định: thành viêngóp vốn không có quyền quản lý, điều hành công ty hợp danh, quyền này thuộc

về các thành viên hợp danh - những người thành lập và chịu trách nhiệm vô hạnđối với những nghĩa vụ cũng như những khoản nợ của công ty hợp danh

1.4 Quan điểm về lợi nhuận

Điều 173 Thực hiện góp vốn và cấp giấy chứng nhận phần vốn góp

1 Thành viên hợp danh và thành viên góp vốn phải góp đủ và đúng hạn

Trang 9

đã cam kết thì số vốn chưa góp đủ được coi là khoản nợ của thành viên đó đốivới công ty; trong trường hợp này, thành viên góp vốn có liên quan có thể bịkhai trừ khỏi công ty theo quyết định của Hội đồng thành viên.

Điều 176 Quyền và nghĩa vụ của thành viên hợp danh

1 Thành viên hợp danh có các quyền sau đây:

e) Được chia lợi nhuận tương ứng với tỷ lệ vốn góp hoặc theo thỏa thuận quy định tại Điều lệ công ty;

g) Khi công ty giải thể hoặc phá sản, được chia một phần giá trị tài sảncòn lại tương ứng theo tỷ lệ phần vốn góp vào công ty nếu Điều lệ công tykhông quy định một tỷ lệ khác;

h) Trường hợp thành viên hợp danh chết thì người thừa kế của thành viênđược hưởng phần giá trị tài sản tại công ty sau khi đã trừ đi phần nợ thuộc tráchnhiệm của thành viên đó Người thừa kế có thể trở thành thành viên hợp danhnếu được Hội đồng thành viên chấp thuận;

2 Thành viên hợp danh có các nghĩa vụ sau đây:

đ) Liên đới chịu trách nhiệm thanh toán hết số nợ còn lại của công ty nếutài sản của công ty không đủ để trang trải số nợ của công ty;

e) Chịu lỗ tương ứng với phần vốn góp vào công ty hoặc theo thỏa thuận quy định tại Điều lệ công ty trong trường hợp công ty kinh doanh bị lỗ;

+ Đối với thành viên hợp danh, khi góp vốn vào công ty, theo quy địnhtại điểm e khoản 1, khoản 2 Điều 176 Luật doanh nghiệp 2014 thì thành viênhợp danh được chia lợi nhuận hoặc chịu lỗ tương ứng với tỷ lệ vốn góp hoặctheo thỏa thuận quy định tại Điều lệ công ty

Điều 182 Quyền và nghĩa vụ của thành viên góp vốn

Trang 10

Thành viên góp vốn có các quyền sau đây:

b) Được chia lợi nhuận hằng năm tương ứng với tỷ lệ vốn góp trong vốn điều lệ của công ty;

g) Được chia một phần giá trị tài sản còn lại của công ty tương ứng với tỷ

lệ vốn góp trong vốn điều lệ công ty khi công ty giải thể hoặc phá sản;

2 Thành viên góp vốn có các nghĩa vụ sau đây:

a) Chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công

ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp;

+ Đối với thành viên góp vốn, thành viên góp vốn sẽ được chia lợi nhuậnhoặc chịu lỗ hàng năm tương ứng với tỷ lệ góp vốn trong điều lệ công ty (điểm

b, điểm a, khoản 1, khoản 2 Điều 182 luật doanh nghiệp 2014)

1.5 Về thuật ngữ “công ty”

Thuật ngữ công ty có thể được xem xét trên nhiều khía cạnh khác nhau.Xét dưới góc độ kinh tế, công ty là tổ chức chuyên hoạt động kinh doanhthương nghiệp, dịch vụ Điều này cho phép phân biệt công ty với các loại hìnhkhác như nhà máy, xí nghiệp là các đơn vị kinh tế chuyên sản xuất Xét dướigóc độ pháp lý, công ty có thể hiểu là sự liên kết của nhiều người (cá nhân haypháp nhân) bằng một sự kiện pháp lý, trong đó các bên thoả thuận với nhau sửdụng tài sản hay khả năng của họ nhằm tiến hành các hoạt động để đạt mục tiêuchung

Sự ra đời của công ty gắn chặt với sự ra đời và phát triển của nền kinh tế thịtrường Sự phát triển của nền kinh tế thị trường tạo ra sức cạnh tranh lớn Đểtồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt như vậybuộc các nhà tư bản phải tìm mọi cách để giảm thiểu chi phí sản xuất, giảm giáthành sản phẩm, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm không

Trang 11

ngừng được nâng cao để có thể đứng vững trên thị trường Để làm được điềunày các nhà tư bản đã kéo dài thời gian lao động của công nhân để tăng khốilượng sản phẩm Tuy nhiên cách làm này không phải là tối ưu vì thời gian trongngày là có hạn hơn nữa việc kéo dài ngày lao động gặp phải sự kháng cự ngàycàng lớn của công nhân do đó phương thức này chỉ áp dụng giai đoạn đầu Sựphát triển của khoa học công nghệ cho thấy áp dụng những thành tựu này vàolĩnh vực công nghiệp là tối ưu hơn cả trong việc nâng cao năng xuất lao động,

hạ giá thành sản phẩm cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm và các nhà tưbản đã chọn phương thức này Nhưng để làm được việc này cần phải có vốnđầu tư ban đầu lớn, điều này chỉ có những nhà tư bản lớn mới có thể tự mìnhthực hiện được, còn các nhà tư bản vừa và nhỏ sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc

áp dụng các thành tựu công nghệ do có vốn hạn hẹp Vì vậy khả năng cạnhtranh với các nhà tư bản lớn là gần như không thể dẫn tới thua lỗ, phá sản làkhông tránh khỏi Để khắc phục yếu điểm về vốn, các nhà tư bản vừa và nhỏ có

sự hợp tác, liên minh với nhau bằng cách góp vốn, khả năng của họ để có thểđứng vững được trên thị trường

Sự liên kết này đã tạo nên nền tảng cho sự ra đời của công ty Khoa họccông nghệ ngày càng phát triển hơn đã thúc đẩy nền kinh tế tư bản phát triểnmột cách vượt bậc Trong hoạt động kinh tế có nhiều ngành nghề kinh doanhmới xuất hiện với lợi nhuận thu về lớn làm cho sự cạnh tranh trên thị trườngngày càng gay gắt, đối với các nhà tư bản vừa và nhỏ việc góp vốn kinh doanh

là nhu cầu cấp thiết hơn bao giờ hết trong cuộc đương đầu với các nhà tư bảnlớn Sự góp vốn đó đã làm xuất hiện hình thức công ty Trong hoạt động củanền kinh tế thị trường việc gặp các rủi ro trong kinh doanh là điều không tránhkhỏi và có thể dẫn tới phá sản Chính vì điều này, để giảm rủi ro các chủ thểkinh doanh đã phân chia rủi ro bằng cách cùng góp vốn kinh doanh Việc góp

Trang 12

vốn để phân chia rủi ro đã làm cho công ty ra đời Sự ra đời và phát triển củacông ty mang tính khách quan trong nền kinh tế thị trường Công ty ra đời làhình thức kinh doanh có nhiều ưu điểm hơn các hình thức khác như tập trungđựơc nguồn vốn lớn, giảm thiểu đựoc rủi ro và tạo điều kiện cho người ít vốn,nhữg người không đủ khả năng tự mình kinh doanh có cơ hội được tham giahoạt động kinh doanh bằng cách góp vốn.

Sự ra đời của các loại công ty đã kéo theo yêu cầu phải hình thành một hệ thốngluật pháp về công ty, điều chỉnh quá trình thành lập và hoạt động tạo ra môitrường kinh tế ổn định

Trong khoa học pháp lý, khi nghiên cứu, tìm hiểu về công ty, pháp luậtcác quốc gia trên thế giới đưa ra không ít khái niệm

Theo khái niệm của Pháp “công ty là một hợp đồng thông qua đó hai haynhiều người thỏa thuận với nhau sử dụng tài sản hay khả năng của mình vàomột hoạt động chung nhằm chia lợi nhuận thu được qua hoạt động đó”

Theo luật của bang Georgia – Mỹ “một công ty là một pháp nhân đượctạo ra bởi luật định nhằm một mục đích chung nào đó nhưng có thời hạn về thờigian tồn tại, về quyền hạn, về nghĩa vụ và các hoạt động được ấn định trongđiều lệ”

Theo luật của bang Lousiana – Mỹ “một công ty là một thực thể được tạo

ra bởi luật định bao gồm một hoặc nhiều cá thể dưới một tên chung Nhữngthành viên có thể kế nghiệp lẫn nhau, vì thế công ty là một khối thống nhất Tuynhiên sự thay đổi của những các thể trong công ty cho một mục đích cụ thể nào

đó được xem xét như một con người cụ thể”

Qua một số khái niệm trên ta thấy chúng có những nét tương đồng, bêncạnh đó cũng có những điểm khác nhau Nhưng tổng hợp chung lại có khái

Trang 13

niệm tổng quát như sau: “Công ty là sự liên kết của hai hay nhiều người (cánhân hay pháp nhân) bằng một sự kiện pháp lí trong đó các bên thoả thuận vớinhau sử dụng tài sản hay khả năng của họ nhằm tiến hành các hoạt động để đạtmục tiêu chung”.

Qua nghiên cứu quá trình ra đời và phát triển, cũng như qua các quanniệm khác nhau về công ty nhưng nhìn chung có thể thấy công ty có những đặcđiểm cơ bản sau:

Thứ nhất, công ty phải do hai chủ thể trở lên liên kết thành lập Việc liênkết này giữa các chủ thể được thực hiện thông qua một sự kiện pháp lí như điều

lệ công ty, hợp đồng hợp tác trong đó các bên có sự thoả thuận, kí kết cùngthực hiện

Thứ hai, các thành viên phải đóng góp có tính chất tài sản vào công ty.Trong đó ngoài các loại tài sản bằng hiện vật như tiền, đất đai, nhà xưởng, khobãi, có thể đóng góp bằng những loại khác mang tính chất tài sản vô hình nhưbằng công sức (khả năng), uy tín kinh doanh hay các giá trị tinh thần khác

Thứ ba, công ty được thành lập thông qua sự thoả thuận nhất trí của cácthành viên nhằm thực hiện hoạt động nào đó để đạt được mục đích chung đã đề

ra Như vậy công ty cùng với pháp luật về công ty đã có lịch sử phát triển lâudài Có thể nói, sự ra đời của công ty là quy luật khách quan của nền kinh tế thịtrường, đáp ứng được không chỉ yêu cầu của các nhà kinh doanh, mà còn đápứng được yêu cầu của nền kinh tế Sự ra đời của công ty chính là kết quả củaviệc thực hiện nguyên tắc tự do kinh doanh, tự do khế ước

Trên thế giới hiện nay có nhiều cách phân loại công ty khác nhau ở cácnước khác nhau nhưng cách xác định mô hình công ty phổ biến nhất mà các nhàkhoa học pháp lí thường sử dụng là dựa vào tính chất của sự liên kết và chế độ

Trang 14

trách nhiệm của các thành viên công ty Theo cách này công ty được chia làmhai loại: công ty đối nhân và công ty đối vốn.

+ Công ty đối nhân: Công ty đối nhân được thành lập trên cơ sở sự thân

cận, tín nhiệm lẫn nhau giữa các thành viên là chính, việc góp vốn chỉ là thứyếu Những công ty đối nhân xuất hiện đầu tiên ở một số nước ở châu Âu nơi

có điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu buôn bán Hiện nay điển hình nhất choloại công ty đối nhân là công ty hợp danh Nói chung ở trên thế giới theo phápluật kinh doanh của các nước thì công ty đối nhân không có tư cách pháp nhân,bởi tài sản của các thành viên và tài sản của công ty không có sự tách biệt rõràng, công ty đối nhân có trách nhiệm vô hạn về trách nhiệm của mình

+ Công ty đối vốn: Công ty đối vốn là loại hình công ty phổ biến nhất

hiện nay, công ty được thành lập trên cơ sở góp vốn của các thành viên Khácvới công ty đối nhân, công ty đối vốn khi thành lập không quan tâm dến nhânthân của người góp vốn mà chỉ quan tâm đến phần vốn góp của họ Quyền lợicủa mỗi thành viên phụ thuộc vào phần vốn góp của họ, điều này cũng tươngđương với việc gánh vác nghĩa vụ Công ty đối vốn là công ty có tư cách phápnhân Một số công ty đối vốn hiện nay như công ty TNHH, công ty cổ phần

Tên gọi của công ty hợp danh phản ánh mối liên hệ chặt chẽ giữa cácthành viên hợp danh, và thường liên quan đến nhân thân của thành viên Bất kỳdoanh nghiệp nào cũng có tên gọi, nhưng riêng loại hình công ty hợp danh têngọi mang ý nghĩa rất quan trọng vì nó luôn đi kèm với nhân thân của thành viênhợp danh Ví dụ tên công ty là tên gọi của các thành viên ghép lại, hay tên gọicủa người có uy tín nhất và không bao giờ kèm theo tên thành viên góp vốn.Như vậy, với một số đặc điểm pháp lý nêu trên, có thể nhận dạng công ty hợpdanh và phân biệt được chúng với các loại hình công ty khác một cách rõ ràng

Trang 15

1.6 Trách nhiệm của các thành viên hợp danh

Về chế độ trách nhiệm của các thành viên trong công ty Nếu trong công

ty hợp danh có bản chất đối nhân tuyệt đối, thì trách nhiệm của tất cả các thànhviên là vô hạn và liên đới trước mọi nghĩa vụ của công ty Đây là một đặc điểmpháp lý đặc biệt và chỉ có ở công ty hợp danh

Đặc điểm đặc thù này tạo nên sự hấp dẫn cho các đối tác kinh doanh củacông ty Như đã phân tích ở trên, chính đặc điểm nhân thân của mỗi cá nhânthành viên tạo ra chế độ trách nhiệm liên đới lẫn nhau, bởi vậy, các cá nhân khithực hiện những hoạt động dưới danh nghĩa công ty đều phải thông qua ý kiếncủa thành viên còn lại Đây là một đặc trưng cơ bản của công ty hợp danh nóiriêng và công ty đối nhân nói chung

Ngoài chế độ trách nhiệm vô hạn của các thành viên hợp danh, loại hìnhcông ty hợp danh có bản chất đối nhân tương đối còn có chế độ trách nhiệmhữu hạn của các thành viên góp vốn Vốn góp bao nhiêu thì trách nhiệm tươngứng bấy nhiêu đối với các khoản nợ của công ty Thông thường thành viên gópvốn không tham gia vào hoạt động kinh doanh của công ty

Trang 16

CHƯƠNG II:

THÀNH LẬP UNLIMITED LIABILITY PARTNERSHIP

2.1 Công thức hình thành thông thường

Đầu tiên, ta phải xác định khái niệm về công ty hợp danh Theo như Luậtdoanh nghiệp 2014 thì Công ty hợp danh là một loại hình doanh nghiệp, trong

đó phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhaukinh doanh dưới một tên chung, đây là gọi thành viên hợp danh của công ty haynói cách khác là thành viên phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với các khoản nợcủa công ty (unlimited liability partnership)

Việc hình thành nên một nhóm gồm các thành viên để tiến tới thỏa thuậnhợp danh hình thành công ty hợp danh thì việc đầu tiên là phải dựa trên cơ sởthỏa thuận giữa các thành viên Cụ thể như sau:

Về chủ thể, thành viên hợp danh chỉ có thể là cá nhân có tư cách pháp lý đầy đủ cùng tham gia thỏa thuận trên cơ sở tự nguyện để thành lập nhóm hợp danh Số lượng thành viên hợp danh tối thiểu trong công ty là hai Điểm b

Trang 17

Khoản 1 Điều 172 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định: "Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa

vụ của công ty" Như vậy, điều kiện bắt buộc để trở thành thành viên hợp danh là

tư cách cá nhân, nghĩa là các tổ chức, pháp nhân, hộ gia đình, các hội kháckhông thể trở thành thành viên hợp danh (Khác với pháp luật của Mỹ, Anh,Pháp cho phép thành viên hợp danh có thể là pháp nhân) Tuy nhiên pháp luậtViệt Nam không yêu cầu tư cách thương gia của thành viên hợp danh

Về mặt pháp lý, công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được

cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Khoản 2 Điều 172 Luật Doanhnghiệp 2014) Như vậy hiện nay, chỉ có doanh nghiệp tư nhân là loại hìnhdoanh nghiệp duy nhất không có tư cách pháp nhân

Như vậy, về công thức để thành lập thành viên hợp danh (unlimitedliability partnership), trước hết phải dựa trên cơ sở tự nguyện thỏa thuận giữacác thành viên và phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật

2.2 Thỏa thuận hợp danh

Trước khi thành lập pháp nhân công ty hợp danh, các thành viên phảithỏa thuận với nhau về vấn đề kinh doanh, vốn trong công ty hợp danh, tư cáchcủa thành viên hợp danh (gọi chung là thỏa thuận hợp danh) Đa số trong đóđều đã được pháp luật quy định, cụ thể như sau:

Khi đã trở thành thành viên hợp danh trong công ty hợp danh, thành viênhợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc thành viên hợp danhcủa công ty hợp danh khác, trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viênhợp danh còn lại

Trang 18

Thành viên hợp danh không được quyền nhân danh cá nhân hoặc nhândanh người khác thực hiện kinh doanh cùng ngành, nghề kinh doanh của công

ty đó để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác

Thành viên hợp danh không được quyền chuyển một phần hoặc toàn bộphần vốn góp của mình tại công ty cho người khác nếu không được sự chấpthuận của các thành viên hợp danh còn lại

Trong các luật thương mại Việt Nam trước đây có đề cập đến vấn đề này

"Bộ luật Thương mại Trung phần quy định tên hội gồm tên những hội viênnhận vốn, nếu hội viên xuất vốn nào để tên mình đứng trong hội thì đối vớingười ngoài sẽ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn như hội viên nhận vốn"

Điều 196, 200 Bộ luật Thương mại Sài Gòn 1973 cũng quy định hội viênxuất tư không được làm một hành vi quản lý nào, "nếu không họ sẽ bị coi nhưhội viên thụ tư đối với đệ tam nhân, hoặc hội viên xuất tư không được để têntrong hội danh nếu không họ sẽ bị coi như hội viên thụ tư đối với đệ tam nhân"

Trên thế giới, luật pháp các nước cũng quy định khá chi tiết vấn đề này

"Luật công ty Pháp, luật Cộng hòa Liên bang Đức đều quy định nếu thành viêngóp vốn đứng ra thay mặt công ty sẽ mất quyền chịu trách nhiệm hữu hạn"

Điều 1088 Bộ luật Dân sự Thái Lan quy định: "Nếu một hội viên có tráchnhiệm hữu hạn can thiệp vào việc điều hành hội kinh doanh, thì người đó sẽphải chịu trách nhiệm liên đới và vô hạn đối với tất cả những nghĩa vụ của hộikinh doanh đó"

Như vậy, thỏa thuận hợp danh là thỏa thuận ban đầu giữa các thành viênkhi thành lập nên công ty hợp danh Đa phần là họ thỏa thuận với nhau về chiếnlược kinh doanh của công ty, thỏa thuận về trách nhiệm của mình đối với cáckhoản nợ của công ty Các vấn đề khác như tổ chức, hoạt động hay khả năng

Trang 19

phải chịu trách nhiệm vô hạn về khoản nợ của công ty đều được pháp luật quyđịnh rõ ràng

CHƯƠNG III:

CHẤM DỨT CÔNG TY HỢP DANH

Các trường hợp dẫn đến chấm dứt công ty Hợp danh

Chuyển đổi hình thức doanh nghiệp: Chuyển đổi hình thức doanh

nghiệp có thể hiểu là việc thay đổi hình thức tổ chức, cơ cấu doanh nghiệp từloại hình này sang loại hình khác theo quy định của pháp luật Việc chuyển đổinày có thể dẫn tới việc thay đổi cấu trúc tài chính Luật DN 2014 quy định Có 3phương thức chuyển đổi trong hình thức này: Từ công ty cổ phần chuyển đổithành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hay từ hai đến năm mươithành viên, và ngược lại; Từ công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai đến năm mươithành viên chuyển đổi thành công ty trách nhiệm một thành viên, và ngược lại;

Từ doanh nghiệp tư nhân chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn mộtthành viên hoặc từ hai đến năm mươi thành viên

Ngày đăng: 18/11/2020, 14:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w