KHÁI NIỆM QUY LUẬT ĐỊA ĐỚISự phân dị có tính chất độc đáo nhất của cấu trúc vỏ cảnh quan Trái Đất là sự thay đổi có quy luật của tất cả các thành phần và cảnh quan địa lí theo vĩ độ từ x
Trang 1MỞ ĐẦU
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Giới tự nhiên luôn luôn vận động và biến đổi theo những quy luật nhất định Chính vì vậy,
để khai thác hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhất thiết phải tìm hiểu kỹ các quy luật chi phối sự phát triển của tự nhiên Có nhiều quy luật tự nhiên cần nghiên cứu, trong
đó quy luật địa đới là quy luật phổ biến nhất, nó chi phối mạnh mẽ chiều hướng phát triển của tự nhiên.
Hiện nay, các hoạt động sản xuất của con người trên Trái Đất diễn ra vô cùng phong phú
và đa dạng Từng ngày, từng giờ con người đang tham gia vào quá trình khai thác và góp phần vào quá trình làm biến đổi giới tự nhiên Chính vì vậy, nghiên cứu quy luật địa đới rất cần thiết trước khi muốn nghiên cứu và sử dụng các thành phần tự nhiên của bất cứ lãnh thổ nào, nơi mà con người lao động và sinh sống nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
Bên cạnh đó quy luật địa đới còn được đưa vào giảng dạy không những với một đơn vị bài học độc lập mà còn được lồng ghép vào các bài học về địa lí tự nhiên ở chương trình phổ thông nước ta, nên việc đào sâu nghiên cứu quy luật có thể ứng dụng vào việc giảng dạy ở chương trình phổ thông sau này.
Với những lí do trên, tác giả đã mạnh dạn lựa chọn tên: “Chứng minh địa đới là quy
luật phổ biến nhất của các thành phần tự nhiên và lớp vỏ cảnh quan” làm đề tài
2.2 Nhiệm vụ của đề tài
Từ những mục đích nghiên cứu đã đưa ra, đề tài cần giải quyết những nhiệm vụ sau:
- Khái quát có chọn lọc về quy luật địa đới.
- Chỉ ra và làm rõ các minh chứng để chứng minh địa đới là quy luật phổ biến nhất của cácthành phần tự nhiên và lớp vỏ cảnh quan
- Chỉ ra ý nghĩa thực tiễn của quy luật địa đới
Trang 2- Đề xuất những ý kiến để nâng cao chất lượng giảng dạy các bài học về địa lí tự nhiêntrong nhà trường phổ thông.
3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng nghiên cứu: Quy luật địa đới và một số quy luật bổ trợ.
3.2 Phạm vi nghiên cứu: Quy luật địa đới là quy luật địa lí chung của Trái Đất, vì vậy, đề
tài này sẽ nghiên cứu những biểu hiện của quy luật trên phạm vi toàn thế giới và liên hệ ViệtNam
4 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
4.1 Ngoài nước
Quy luật địa đới chi phối mạnh mẽ chiều hướng phát triển của tự nhiên nên đã từ lâu quy luật địa đới đã được các nhà khoa học nghiên cứu và làm rõ Những công trình tiêu biểu:
- A Hubôn (1769 – 1859) nhà địa lí học người Đức đã xác định tính địa đới và tính phân đới theo vành đai trên cao của thực vật.
- Các công trình nghiên cứu của các nhà địa lí học người Nga, đi đầu là công trình của Đôcusaev vào những năm 1898 – 1900, ông là người đầu tiên khám phá ra quy luật địa đới theo chiều ngang (theo vĩ độ) và theo chiều thẳng đứng (theo chiều cao).
- Về sau học thuyết này được phát triển với nhiều nhà địa lí, đặc biệt là L.X Becgơ và A.A Grigôriev 1952, B.P Alixôv đã chứng minh tất cả các yếu tố khí hậu đều có khuynh hướng địa đới.
- Đặc biệt là công trình nghiên cứu các quy luật địa lý chung của Trái Đất của X.V Kaletxinik.
4.2 Trong nước
Ở Việt Nam trong một số công trình nghiên cứu cũng có đề cập đến tính địa đới như: Nguyễn Kim Chương, Nguyễn Trọng Hiếu, Lê Thị Ngọc Khanh, Đỗ Thị Nhung Địa lí
tự nhiên đại cương 3 Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Hà Nội.
Nguyễn Thị Kim Chương, Đặng Duy Lợi, Đặng Văn Hương, Nguyễn Thục Như Địa lí
tự nhiên Việt Nam 2 Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Hà Nội.
Nguyễn Dược, Đặng Ngọc Lân, Lê Bá Thảo 1988 Cơ sở địa lí tự nhiên tập 3 Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1 Phương pháp thu thập và xử lí tư liệu
Trang 3- Mục đích: Tìm hiểu, tham khảo và nắm bắt các công trình, bài viết, các ấn phẩm có
liên quan đến đối tượng nghiên cứu, kể cả các tư liệu trên Internet, để từ đó có những đánh giá, nhận định khách quan, biện chứng về đối tượng, xác định được vị trí “cái mới” của đề tài nghiên cứu.
- Kỹ thuật tiến hành: Lập thư mục và phân loại sách, tài liệu, sưu tầm, tập hợp và khảo
sát các tài liệu tham khảo, các công trình nghiên cứu khoa học, các ấn phẩm, bài viết có liên quan đến đề tài để từ đó có cách đọc và ghi chép, đúc kết các nhận định khoa học từ các nguồn tư liệu để làm cơ sở đối chiếu phục vụ mục đích nghiên cứu của đề tài.
5.2 Phương pháp phân tích và tổng hợp
- Mục đích: Phân chia tài liệu lí thuyết thành các đơn vị kiến thức cho phép chúng tôi có thể tìm hiểu những dấu hiệu đặc thù, cấu trúc bên trong của lí thuyết, từ đó mà nắm vững bản chất của từng đơn vị kiến thức và của toàn bộ vấn đề cần nghiên cứu Trên cơ sở đó, tổng hợp kiến thức để tạo ra hệ thống, thấy được mối liên hệ và tác động biện chứng giữa các vấn đề nghiên cứu.
- Kỹ thuật tiến hành: Xây dựng lại cấu trúc của các vấn đề nghiên cứu, tìm được các mặt, các vấn đề khác nhau trên cơ sở phân tích và tổng hợp lí thuyết, từ đó mà hiểu đầy đủ, toàn diện và sâu sắc vấn đề phục vụ mục đích nghiên cứu.
5.3 Phương pháp bản đồ, biểu đồ
- Mục đích: Bản đồ là mô hình thu nhỏ của các đối tượng địa lí trên thực địa, giúp cho việc thể hiện kết quả nghiên cứu cũng như sự phân bố các đối tượng một cách khoa học và trực quan nhất Trong quá trình nghiên cứu, phương pháp bản đồ được sử dụng trong việc phân tích biểu hiện của quy luật địa đới Các kết quả nghiên cứu sau đó được thể hiện trực quan qua hệ thống bản đồ, biểu đồ Cùng với bản đồ, biểu đồ cũng được sử dụng nhằm phản ánh quá trình thay đổi của các hiện tượng địa lí theo không gian và thời gian Biểu đồ làm cụ thể hóa các sự vật hiện tượng, giúp cho việc thể hiện các kết quả nghiên cứu về quy luật địa đới trở nên trực quan và sinh động hơn.
- Kỹ thuật tiến hành: Vận dụng kiến thức về bản đồ cũng như sử dụng các tính năng của phần mềm Mapinfo để thành lập hệ thống các bản đồ chuyên đề về khí hậu, hải văn Việt Nam Dựa vào bảng số liệu thống kê để xây dựng nên các biểu đồ.
6 NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
- Công trình nghiên cứu thành công sẽ cung cấp những tài liệu, những nhận định về quy luật
địa đới, nó chính là quy luật phổ biến nhất của các thành phần tự nhiên và lớp vỏ cảnh quan
- Chỉ ra ý nghĩa thực tiễn của quy luật địa đới
- Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của đề tài còn là nguồn tư liệu tham khảo hữu ích cho việcgiảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh ở các trường phổ thông
7 BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI
Trang 4Đề tài bao gồm: Phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, mục lục và phụ lục.
Trong đó, phần nội dung của đề tài được trình bài trong 3 chương:
Chương 1 Khát quát về quy luật địa đới
Chương 2 Chứng minh địa đới là quy luật phổ biến nhất của các thành phần tự nhiên và lớp
vỏ cảnh quan
Chương 3 Ý nghĩa thực tiễn của quy luật địa đới
Trang 5CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ QUY LUẬT ĐỊA ĐỚI 1.1 KHÁI NIỆM QUY LUẬT ĐỊA ĐỚI
Sự phân dị có tính chất độc đáo nhất của cấu trúc vỏ cảnh quan Trái Đất là sự thay đổi có quy luật của tất cả các thành phần và cảnh quan địa lí theo vĩ độ (từ xích đạo tới hai cực) –
Đó là tính địa đới V.V Đôcusaev (1898) là người đầu tiên phát biểu tính địa đới như một quy luật địa lí chung
(Nguồn: Địa lí tự nhiên đại cương 3 trang 168)
1.2 NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN QUY LUẬT ĐỊA ĐỚI
- Nguyên nhân dẫn đến quy luật là do dạng khối cầu của Trái Đất và bức xạ mặt trời Dạng khối cầu của Trái Đất làm cho góc chiếu của các tia sáng mặt trời đến bề mặt đất (góc nhập xạ) thay đổi từ xích đạo về hai cực, do đó lượng bức xạ mặt trời cũng thay đổi theo.
- Bức xạ mặt trời là nguồn gốc của nhiều hiện tượng và quá trình tự nhiên ở bề mặt đất
Vì thế, sự phân bố theo đới của lượng bức xạ mặt trời đã tạo ra quy luật địa đới của nhiều thành phần địa lí và cảnh quan địa lí trên Trái Đất
(Nguồn: Địa lí 10 trang 77)
- Nếu Trái Đất không có dạng khối cầu và mặt phẳng của nó hướng một cách thích hợp
về phía các tia mặt trời thì các tia đó sẽ gọi chiếu như nhau ở khắp mọi nơi trên mặt phẳng, do vậy, sẽ hun nóng mặt phẳng đó một cách đồng đều và hệ quả là không xuất hiện tính địa đới Do đó, chính độ nghiêng của trục Trái Đất so với mặt phẳng hoàng đạo (một góc 66 0 33’) cũng tạo nên góc nhập xạ khác nhau theo mùa, làm phức tạp thêm sự phân hóa theo đới của nhiệt độ cũng như độ ẩm không khí, làm sâu sắc thêm những tương phản theo đới, vì vậy, chính độ nghiêng của trục Trái Đất là nguyên nhân tạo ra quy luật địa đới của nhiều thành phần địa lí và cảnh quan địa lí trên Trái Đất.
(Nguồn: Địa lí tự nhiên đại cương 3 trang 173)
1.3 BIỂU HIỆN CỦA QUY LUẬT ĐỊA ĐỚI
1.3.1 Tính địa đới của các thành phần tự nhiên
Trang 6Do sự phân bố có tính địa đới của năng lượng bức xạ mặt trời mà các yếu tố, các quá trình tự nhiên cũng mang tính địa đới, như nhiệt độ không khí, nước, đất, hình thế khí áp
và hệ thống gió hành tinh, các quá trình mưa và bốc hơi, đặc điểm khí hậu, các quá trình và đặc tính thủy văn, các quá trình phong hóa đá và hình thành đất, các quá trình địa mạo và các dạng địa hình ngoại lực, đặc điểm địa hóa cảnh quan, các kiểu thực bì và cả sự hình thành đá trầm tích cũng mang nét địa đới
(Nguồn: Địa lí tự nhiên đại cương 3 trang 169)
1.3.1.1 Sự phân bố các vòng đai nhiệt trên Trái Đất
Sự hình thành các vòng đai nhiệt trên Trái Đất không chỉ phụ thuộc vào lượng bức xạ mặt trời tới bề mặt đất, mà còn phụ thuộc vào các nhân tố khác như tính chất của khí quyển (sự hấp thụ, phản xạ, tán xạ năng lượng bức xạ mặt trời) và vào đặc tính tiếp thu năng lượng mặt trời của bề mặt đệm (độ nhám, khả năng hấp thụ và phản xạ: bề mặt đất
có nhiệt dung riêng nhỏ hơn bề mặt nước nên hấp thụ nhiệt nhanh và mất nhiệt nhanh hơn
bề mặt nước, sự vận chuyển của các dòng không khí, dòng biển, các thuộc tính vật lí khác,
…) nên ranh giới của các vòng đai nhiệt không trùng với vòng đai bức xạ Vì thế ranh giới các vòng đai nhiệt thường được phân biệt theo các đường đẳng nhiệt năm hoặc đường đẳng nhiệt tháng nóng nhất, theo đó từ Bắc cực đến Nam cực có bảy vòng đai nhiệt sau:
- Hai vòng đai băng giá vĩnh cửu bao quanh hai cực, nhiệt độ trung bình tháng nào cũng dưới 0 0 C, chế độ nhiệt khá đồng nhất do diện tích hẹp.
- Hai vòng đai ôn hòa ở hai bán cầu, nằm trong phạm vi các đường đẳng nhiệt năm +20 0 C và đường đẳng nhiệt tháng nóng nhất +10 0 C, biên độ nhiệt trong năm lớn hơn vòng đai nóng, chế độ nhiệt trong vòng đai này rất không đồng nhất
- Hai vòng đai lạnh ở các vĩ độ cao hơn 60 0 B và 60 0 N ở hai bán cần tức là ở các vĩ độ cận cực, nằm giữa đường đẳng nhiệt +10 0 C và 0 0 C của tháng nóng nhất, biên độ nhiệt trong năm lớn trên 25 0 C, và khá đồng nhất.
- Vòng đai nóng nằm giữa hai đường đẳng nhiệt năm +20 0 C của Bắc và Nam bán cầu, tức là trong khoảng giữa hai vĩ tuyến 30 0 B và 30 0 N, Biên độ nhiệt trong năm không lớn, dưới 5 0 C, nhiệt độ trung bình năm biến đổi trong phạm vi từ 26 0 C ở xích đạo và 20 0 C ở chí tuyến
(Nguồn: Địa lí tự nhiên đại cương 3 trang 169-170)
1.3.1.2 Sự phân bố các đai khí áp và các đới gió trên Trái Đất
- Sự phân bố các đai khí áp trên Trái Đất cũng mang tính đới
+ Ở vùng xích đạo do có nhiệt độ cao nên hình thành áp thấp xích đạo trong khi đó ở hai vùng cực có nhiệt độ thấp nên hình thành hai áp cao cực, đó là các đai khí áp được hình thành do nhiệt lực
Trang 7+ Ở hai vùng chí tuyến hình thành hai áp cao chí tuyến, ở hai vùng ôn đới hình thành hai áp thấp ôn đới, đó là các đai khí áp được hình thành do động lực.
+ Các đai áp cao và áp thấp phân bố xen kẽ và đối xứng qua đai áp thấp xích đạo.
- Các đới gió hành tinh trên Trái Đất cũng mang tính địa đới
+ Gió tín phong thổi từ áp cao chí tuyến về áp thấp xích đạo theo hướng đông bắc ở Bắc bán cầu và đông nam ở Nam bán cầu, tính chất chung là khô và nóng vào mùa hè + Gió Tây ôn đới thổi từ áp cao chí tuyến lên áp thấp ôn đới ở hai bán cầu theo hướng tây nam ở Bắc bán cầu và tây bắc ở Nam bán cầu, tính chất ấm, ẩm.
+ Gió đông cực thổi từ áp cao cực về áp thấp ôn đới theo hướng đông bắc ở Bắc bán cầu và đông nam ở Nam bán cầu, tính chất khô và lạnh.
1.3.1.3 Các đới khí hậu trên Trái Đất
Các đới khí hậu trên Trái Đất cũng phân bố theo đới từ xích đạo về hai cực có bảy đới khí hậu đó là xích đạo, cận xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt, ôn đới, cận cực và cực.
- Đới khí hậu xích đạo: có nhiệt độ cao, độ ẩm lớn quanh năm, lượng mưa đồng đều giữa các tháng.
- Đới khí hậu cận xích đạo: cũng có nhiệt độ cao và độ ẩm lớn song đã có dấu hiệu của
sự phân hóa theo mùa.
- Đới khí hậu nhiệt đới gồm hai kiểu khí hậu:
+ Kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa: có đặc điểm nóng, mưa nhiều lượng mưa tập trung vào các tháng mùa hạ.
+ Kiểu khí hậu hoang mạc và bán hoang mạc: có đặc điểm nóng nhưng rất khô, lượng mưa rất thấp.
- Đới khí hậu cận nhiệt gồm ba kiểu khí hậu:
+ Kiểu khí hậu cận nhiệt hoang mạc và bán hoang mạc: có nhiệt độ trung bình, lượng mưa rất thấp, khô hạn.
+ Kiểu khí hậu cận nhiệt hải dương: có nhiệt độ trung bình, lượng mưa thấp, khá ẩm + Kiểu khí hậu cận nhiệt Địa Trung Hải: có nhiệt độ trung bình, lượng mưa thấp, mùa mưa tập trung vào mùa đông.
- Đới khí hậu ôn đới gồm hai kiểu khí hậu:
+ Kiểu khí hậu ôn đới lục địa: mùa hạ ấm áp nhưng mùa đông rất lạnh, lượng mưa ít + Kiểu khí hậu ôn đới hải dương: mùa hạ ấm áp, mù đông bớt lạnh hơn, lượng mưa khá lớn.
- Đới khí hậu cận cực: có nhiệt độ rất thấp, ít mưa.
Trang 8- Đới khí hậu cực: có nhiệt độ cực thấp, rất khô, đặc biệt vào thời kì mùa đông không được Mặt Trời chiếu sáng.
1.3.1.4 Trong thủy quyển
Tính địa đới thể hiện rất đa dạng:
- Chế độ nhiệt của nước có liên quan đến những đặc điểm chung về phân bố nhiệt trên Trái Đất tức là giảm dần từ xích đạo về hai cực.
- Sự khoáng hoá và độ sâu của mực nước ngầm đều có những nét địa đới, như nước cực nhạt và gần ngay bề mặt đất ở đài nguyên và miền rừng xích đạo được thay thế bằng nước lợ và mặn có mức nằm sâu ở các hoang mạc và bán hoang mạc.
- Tính đới không những được thể hiện trên biển và đại dương mà còn được phản ánh trong chế độ nước của sông ngòi:
+ Ở vòng đai xích đạo dòng chảy suốt năm phong phú.
+ Vòng đai nhiệt đới với đặc trưng là dòng chảy mùa hạ do mưa mùa hạ chiếm ưu thế + Ở vòng đai ôn đới và rìa Tây của các lục địa có dòng chảy ưu thế vào mùa đông hay mùa xuân, liên quan đến mùa có lượng mưa khá lớn.
+ Các vòng đai băng giá quanh năm nước đóng băng.
+ Vòng đai ôn đới lạnh và cận cực có nguồn cấp nước sông do tuyết tan nên lũ lớn vào cuối xuân đầu hạ, mùa đông thường khô kiệt hoặc đóng băng
(Nguồn: Địa lí tự nhiên đại cương 3 trang 171)
1.3.1.5 Sự phân bố của các loại vỏ phong hóa
- Tại vùng hoang mạc cực, phong hóa vật lí đặc biệt là phong hóa do băng chiếm ưu thế, nhiệt độ quá thấp ngăn cản sự phát triển của các phản ứng hoá học nên lớp vỏ phong hoá vụn thô, không có thành phần sét.
- Tại vùng ôn đới, phong hoá băng yếu ớt và phong hoá hoá học mạnh lên do nhiệt độ
ấm hơn, vỏ phong hoá là thể tổng hợp các sản phẩm có thành phần sialit – sét.
- Tại vùng nhiệt đới và cận nhiệt ẩm, quá trình phong hoá vật lí và hoá học đều phát triển mạnh, hình thành lớp vỏ phong hoá sialit – ferit và alit rất dày, với thành phần tiêu biểu là Si, Fe, Al, Mn, hiếm khoáng nguyên sinh, chủ yếu là khoáng thứ sinh
(Nguồn: Địa lí tự nhiên đại cương 3 trang 171)
1.3.1.6 Các nhóm đất và các kiểu thảm thực vật
Các nhóm đất và các kiểu thảm thực vật cũng phân bố theo đới do các yếu tố khí hậu phân bố theo đới.
Trang 9Bảng 1.1 Sự phân bố các kiểu thảm thực vật và nhóm đất chính trên Trái Đất Môi trường
địa lí Kiểu khí hậu chính Kiểu thảm thực vật chính Nhóm đất chính
Đới lạnh - Cận cực lục địa - Đài nguyên - Đài nguyên
Đới ôn hòa - Ôn đới lục địa lạnh
- Ôn đới hải dương
- Ôn đới lục địa nửa khô hạn
- Cận nhiệt gió mùa
- Cận nhiệt địa trung hải
- Cận nhiệt lục địa
- Rừng lá kim
- Rừng lá rộng và rừng hỗn hợp
- Thảo nguyên
- Rừng cận nhiệt ẩm
- Rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt
- Hoang mạc và bán hoang mạc
- Đất pôtdôn
- Nâu và xám
- Đen peri và Secnôdium
- Đỏ vàng cận nhiệt ẩm
- Đỏ nâu
- Xám Đới nóng - Nhiệt đới lục địa
- Nhiệt đới gió mùa
1.3.1.7 Trong thạch quyển
- Trong sự hình thành các đá trầm tích cũng mang nét địa đới
+ Tại vùng khí hậu nóng ẩm ở vùng xích đạo, nhiệt đới ẩm, … diễn ra quá trình tích tụ các quặng sắt và nhôm tái trầm tích, các vỉa than dày, cát thạch anh làm thuỷ tinh, đất sét trắng chịu lửa.
+ Kiểu hình thành đá ẩm ướt xảy ra ở những vùng khí hậu có lượng mưa lớn hơn lượng bốc hơi và điều kiện nhiệt độ cho phép nước tồn tại ở trạng thái lỏng ít nhất trong
Trang 10suốt thời kì ấm trong năm, trong điều kiện này có sự tích tụ cuội kết, cát kết, sét kết, bột kết, đá vôi, đá silic.
+ Tại vùng khí hậu nóng khô ở vùng nhiệt đới lục địa, cận nhiệt lục địa, … hình thành kiểu đá khô hạn do lượng bốc hơi vượt quá lượng mưa, làm hạn chế quá trình trầm tích trong các bồn nước lại tăng cường hoạt động của gió; cát kết và sét màu đỏ cùng các thành
hệ muối là các trầm tích đặc trưng của kiểu đá này.
+ Ở những vùng trước kia có thời gian lâu dài nằm dưới lớp băng phủ - hình thành kiểu đá băng tuyết, trầm tích băng tích là dấu hiệu đặc trưng.
+ Ở những vùng tiếp xúc giữa kiểu hình thành đá ẩm ướt và kiểu hình thành đá băng tuyết là cát trầm tích băng thuỷ và sét dạng dải nhập vào băng tích.
- Các quá trình địa mạo và các dạng địa hình ngoại lực trên bề mặt Trái Đất cũng luôn mang dấu vết của tính địa đới, nguyên nhân là tính địa đới của các yếu tố tham gia vào các quá trình phong hoá, bóc mòn, vận chuyển, bồi tụ.
+ Hoạt động địa mạo của gió có hiệu quả nhất ở vùng hoang mạc và bán hoang mạc hay nhiệt đới lục địa và cận nhiệt lục địa khô, do thiếu nước và thực vật nên đất gắn kết rất yếu hoặc không gắn kết Ở đây, các đá hình nấm, các bờ vách dốc đứng, các cồn cát lưỡi liềm, các hố trũng thổi mòn là những dạng địa hình phổ biến.
+ Hoạt động địa mạo của băng hà có hiệu quả nhất tại các đới băng giá vĩnh cửu, băng hà thống trị và thành tạo nên các dạng địa hình như thung lũng băng hà, tháp băng, đảo đá ngầm và fio.
- Các đỉnh núi cao nhất trên Trái Đất xuất hiện ở vùng chí tuyến vì ở đây thiếu nước là tác nhân bóc mòn chủ yếu, và do vậy độ cao của các núi cao nhất giảm dần về phía xích đạo
và hai cực
(Nguồn: Địa lí tự nhiên đại cương 3 trang 172)
1.3.2 Tính địa đới của cảnh quan
Các cảnh quan trên Trái Đất được hình thành trên nền của các vòng đai địa lí, là biểu hiệntổng hợp của sự thay đổi mang tính địa đới của tất cả các thành phần của cảnh quan Sự phânchia các đới dựa trên tương quan nhiệt - ẩm (biểu thị qua mối quan hệ giữa cân bằng bức xạ
và lượng mưa năm) Có nhiều cách biểu thị tương quan này, song thường được dùng nhất làchỉ số khô hạn theo bức xạ K của A.A Grigoriev và M.I Buđưcô, tính theo công thức:
Trong đó: R : cán cân bức xạ - tính bằng kcal/cm2/năm
r : lượng mưa năm - tính bằng g/cm2/năm
L : tiềm nhiệt bốc hơi - tính bằng kcal/năm
Trang 11Như vậy, K càng lớn thì mức độ khô hạn càng tăng Qua đó, có thể thấy rằng, cùng một trị
số K lặp lại ở các đới thuộc các vòng đai địa lí khác nhau Độ lớn của K quy định kiểu đớicảnh quan và độ lớn của R quy định đặc tính cụ thể và trạng thái của đới : ví dụ : K > 3 trongmọi trường hợp biểu thị cảnh quan hoang mạc, nhưng tùy thuộc vào độ lớn của R mà trạngthái của hoang mạc thay đổi, khi R = 0 – 50 kcal/cm2/năm thì đó là hoang mạc ôn đới; R = 50– 75 kcal/cm2/năm là hoang mạc cận nhiệt và R > 75 kcal/cm2/năm là hoang mạc nhiệt đới.Trong mỗi vòng đai địa lí có một hệ số tương quan nhiệt ẩm từ ẩm ướt đến khô hạn Sựlặp lại của trị số K trong các vòng đai địa lí khác nhau chính là sự biểu hiện tuần hoàn của quyluật địa đới Như vậy, đới cảnh quan (địa lí tự nhiên) là một bộ phận lớn của vòng đai địa lí,trong đó thống trị một kiểu cảnh quan địa đới nào đó (F.N Minkôv, 1964)
- Tên gọi của các đới cảnh quan thường phỏng theo dấu hiệu địa thực vật đặc trưng, bởi vìthảm thực vật là biểu thị bên ngoài của cảnh quan và rất nhạy cảm với sự thay đổi của cácđiều kiện tự nhiên, ví dụ như đới rừng nhiệt đới Tuy nhiên, đới cảnh quan không giống vớiđới địa thực vật hay đới thành phần nào khác, mà là một tổng thể tự nhiên có đặc trưng riêng
về các điều kiện hình thành hiện tại và cả trong quá khứ
- Tính địa đới của vỏ cảnh quan bị phức tạp bởi chính những đặc điểm của Trái Đất cũngnhư sự khác nhau địa lí giữa các khu vực Độ nghiêng của trục Trái Đất so với mặt phẳnghoàng đạo (một góc 66033’) cũng tạo nên góc nhập xạ khác nhau theo mùa, làm phức tạp thêm
sự phân hóa theo đới của nhiệt độ cũng như độ ẩm không khí, làm sâu sắc thêm những tươngphản theo đới Sự tự quay quanh trục của Trái Đất gây nên sự lệch hướng của các chuyểnđộng cũng làm cho sơ đồ biểu hiện tính địa đới có thêm nhiều biến đổi Địa hình bề mặt TráiĐất không phải là luôn bằng phẳng, địa hình núi làm phá vỡ sự phân hóa của đới ngang theođai cao Sự lệch ranh giới của các đới khỏi vĩ độ còn do ảnh hưởng của sự phân bố lục địa –đại dương theo hướng đông – tây Tùy mức độ gần hay xa đại dương của các khu vực lục dịa,với các bờ được bao bọc bởi các dòng biển nóng hoặc lạnh mà làm cắt xẻ, biến dạng các đớingang Và như vậy, hầu như ranh giới của các đới cảnh quan không bao giờ trùng với ranhgiới các vĩ tuyến Tính địa đới chỉ còn được bảo toàn tương đối ở các vùng đồng bằng rộnglớn, như ở các đồng bằng rộng lớn Nga, Sibir, Cannada…
- Tính địa đới cũng được biểu hiện rõ rệt ở lớp bề mặt đất Càng cách xa bề mặt đó (theophương thẳng đứng), hay nói cách khác càng tiến gần đến ranh giới vỏ cảnh quan Trái Đất,tính địa đới càng yếu dần
(Nguồn: Địa lí tự nhiên đại cương 3 trang 172-174)
Trang 12CHƯƠNG 2 CHỨNG MINH ĐỊA ĐỚI LÀ QUY LUẬT PHỔ BIẾN NHẤT
CỦA CÁC THÀNH PHẦN TỰ NHIÊN VÀ LỚP VỎ CẢNH QUAN
Sở dĩ địa đới là quy luật phổ biến nhất của các thành phần tự nhiên và lớp vỏ cảnh quan bởi vì:
- Thứ nhất: Nguyên nhân của quy luật địa đới là bức xạ mặt trời Bức xạ mặt trời là nguồn năng lượng chủ yếu, là động lực cho tất cả các quá trình tự nhiên xảy ra trên bề mặt Trái Đất.
- Thứ hai: Quy luật địa đới biểu hiện trong tất cả các thành phần tự nhiên trên bề mặt Trái Đất.
- Thứ ba: Quy luật địa đới biểu hiện trong mọi thành phần tự nhiên của lớp vỏ cảnh quan.
2.1 NGUYÊN NHÂN CỦA QUY LUẬT ĐỊA ĐỚI LÀ BỨC XẠ MẶT TRỜI BỨC XẠ MẶT TRỜI LÀ NGUỒN NĂNG LƯỢNG CHỦ YẾU, LÀ ĐỘNG LỰC CHO TẤT CẢ CÁC QUÁ TRÌNH TỰ NHIÊN XẢY RA TRÊN BỀ MẶT TRÁI ĐẤT
2.1.1 Khái quát về bức xạ mặt trời
2.1.1.1 Khái niệm bức xạ mặt trời
Bức xạ là quá trình tỏa nhiệt của một vật thể Bức xạ mặt trời là quá trình tỏa năng lượngcủa Mặt Trời ra khoảng không gian Vũ Trụ Một phần xuống dưới mặt đất dưới hình thứcnhiệt năng, làm cho mặt đất nóng lên Mặt đất ban ngày tiếp thu được nhiệt năng của MặtTrời, ban đêm lại bức xạ ra không trung rồi dần dần lạnh đi
(Nguồn: Sổ tay thuật ngữ Địa lí trang 25)
2.1.1.2 Sự phân phối bức xạ Mặt Trời khi đến Trái Đất
Trang 13- Nguồn cung cấp nhiệt chủ yếu cho mặt đất
là bức xạ mặt trời Quá trình bức xạ mặt trời đến
bề mặt Trái Đất được phân bố như sau: nếu nguồn
bức xạ là 100% thì 30% bị phản hồi vào không
gian trước khi đến Trái Đất, 19% bị khí quyển hấp
thụ, 47% được bề mặt Trái Đất hấp thụ, 4% tới bề
mặt Trái Đất lại bị phản hồi vào không gian
Hình 2.1 Phân phối bức xạ mặt trời
(Nguồn: Địa lí 10 trang 41)
- Như vậy, nhiệt cung cấp chủ yếu cho không khí ở tầng đối lưu là nhiệt của bề mặt TráiĐất được Mặt Trời đốt nóng
Trang 14Hình 2.2 Cán cân bức xạ mặt trời trung bình năm (kcal/cm 2 /năm)
(Nguồn: Tập bản đồ Địa lí tự nhiên đại cương trang 23)
2.1.2 Bức xạ mặt trời là nguồn năng lượng chủ yếu, là động lực cho tất cả các quá trình tự nhiên xảy ra trên bề mặt Trái Đất
- Bức xạ mặt trời là dòng vật chất và năng lượng của Mặt Trời phát ra Đây là nguồn năng lượng rất quan trọng đối với sự sống trên Trái Đất Các nhân tố khí hậu như nhiệt độ, lượng mưa và các loại gió hầu hết đều bị chi phối bởi bức xạ mặt trời Đây cũng chính là
nguồn năng lượng chính cho các quá trìnhphong hóa, bóc mòn, vận chuyển, bồi tụ trên TráiĐất, cũng như chiếu sáng và sưởi ấm cho các hành tinh trong hệ Mặt Trời
- Bức xạ mặt trời quyết định nhiệt độ bề mặt Trái Đất vì đây là nguồn cung cấp nhiệt chủyếu cho mặt đất, nhiệt do mặt trời mang đến bề mặt Trái Đất luôn thay đổi theo góc chiếu củatia bức xạ mặt trời, nếu góc chiếu lớn thì lượng nhiệt lớn và ngược lại
- Nguồn năng lượng sinh ra ngoại lực là nguồn năng lượng bức xạ mặt trời vì dưới tác dụng của bức xạ mặt trời, đá trên bề mặt thạch quyển bị phá hủy và năng lượng của các tác nhân ngoại lực (nước chảy, gió, băng tuyết…) trực tiếp hay gián tiếp đều có liên quan đến bức xạ mặt trời.
- Bức xạ mặt trời tạo ra đất trồng do sự chênh lệch nhiệt độ trên vỏ Trái Đất làm cho
đá bị nứt dần, vỡ vụn và trên đó quá trình hình thành đất phát triển.
- Bức xạ mặt trời ảnh hưởng đến sự sống của sinh vật thông qua quá trình quang hợp, diệp lục tố hấp thụ năng lượng bức xạ mặt trời giúp sinh vật đồng hóa chất vô cơ thành chất hữu cơ đầu tiên cho sự sống của sinh vật, giúp sinh vật sinh trưởng và phát triển.
2.2 CHỨNG MINH ĐỊA ĐỚI LÀ QUY LUẬT PHỔ BIẾN NHẤT CỦA CÁC THÀNH PHẦN
TỰ NHIÊN
Quy luật địa đới biểu hiện trong tất cả các thành phần tự nhiên: khí quyển, thạch quyển, thủy quyển, thổ nhưỡng quyển và sinh quyển nên là quy luật phổ biến nhất của các thành phần tự nhiên nơi mà nó biểu hiện
2.2.1 Quy luật địa đới biểu hiện trong khí quyển
Quy luật địa đới biểu hiện trong khí quyển được chứng minh qua sự phân bố của nhiệt
độ không khí trên bề mặt Trái Đất, sự phân bố của các khối khí, sự phân bố các vòng đai nhiệt trên Trái Đất, sự phân bố khí áp, sự phân bố các đới gió hành tinh, sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất và sự phân bố các đới khí hậu trên Trái Đất đều tuân theo quy luật địa đới Đó là sự thay đổi có quy luật của các yếu tố khí hậu theo vĩ độ địa lí (từ xích đạo đến cực).
2.2.1.1 Sự phân bố của nhiệt độ không khí trên Trái Đất mang tính đới
Trang 15Hình 2.3 Biểu đồ thể hiện sự thay đổi nhiệt độ trung bình năm và biên độ nhiệt
năm theo vĩ độ ở bán cầu Bắc
(Nguồn: Địa lí 10 trang 41) Qua biểu đồ cho thấy sự thay đổi nhiệt độ trung bình năm và biên độ nhiệt năm theo
vĩ độ ở bán cầu Bắc có sự thay đổi như sau:
- Càng lên vĩ độ cao, nhiệt độ trung bình năm càng giảm: từ 24,5 0 C ở vĩ độ 0 0 xuống còn -10,4 0 C ở vĩ độ 70 0 , giảm liên tục và giảm 34,9 0 C (trừ khu vực vĩ tuyến 20 0 B có nhiệt độ cao hơn xích đạo (vĩ độ 0 0 ) là 25 0 C – 24,5 0 C = 0,5 0 C).
+ Nguyên nhân là do càng lên vĩ độ cao góc chiếu sáng của Mặt Trời (góc nhập xạ) càng nhỏ.
+ Riêng khu vực vĩ tuyến 20 0 B có nhiệt độ cao hơn xích đạo Nguyên nhân là do diện tích mặt đệm của khu vực xích đạo chủ yếu là đại dương và rừng mưa nên năng lượng bức
xạ mặt trời bị suy giảm vì có nhiều hơi ẩm, mây, mưa Còn ở khu vực vĩ tuyến 20 0 B diện tích mặt đệm chủ yếu là lục địa, khô hạn, ít hơi nước, ít mây và ít mưa nên nhiệt độ không khí cao hơn xích đạo
- Càng lên vĩ độ cao, biên độ nhiệt năm càng lớn: từ 1,8 0 C ở vĩ độ 0 0 tăng lên 32,2 0 C ở
vĩ độ 70 0 , tăng liên tục và tăng 34 0 C Nguyên nhân càng lên vĩ độ cao chênh lệch góc chiếu sáng và chênh lệch thời gian chiếu sáng (ngày và đêm) trong năm càng lớn Ở vĩ độ cao, mùa hạ góc chiếu sáng lớn và thời gian chiếu sáng dài (gần tới 6 tháng ở cực); mùa đông góc chiếu sáng nhỏ dần tới 0 0 , thời gian chiếu sáng ít dần (tới 6 tháng đêm ở cực).
2.2.1.2 Sự phân bố của các khối khí mang tính địa đới
- Khối khí ở tầng đối lưu, tùy theo vĩ độ và bề mặt Trái Đất là lục địa hay đại dương
mà hình thành các khối khí khác nhau Các khối khí bao phủ những vùng đất đai ở vĩ độ thấp còn các khối khí lạnh bao phủ những vùng đất đai ở các vĩ độ cao Mỗi bán cầu theo thứ tự từ cực đến xích đạo có bốn khối khí chính, đó là khối khí cực, ôn đới, chí tuyến và xích đạo, về tính chất của các khối khí thì:
+ Khối khí bắc cực, nam cực rất lạnh với kí hiệu là A.
+ Khối khí ôn đới lạnh, kí hiệu là P.
+ Khối khí chí tuyến (nhiệt đới) nóng khô, kí hiệu là T.
+ Khối khí xích đạo nóng ẩm, kí hiệu là E.
- Như vậy, sự phân bố của các khối khí từ cực đến xích đạo có sự thay đổi về tính chất
từ rất lạnh đến lạnh đến nóng nên mang tính địa đới.
2.2.1.3 Sự phân bố các vòng đai nhiệt trên Trái Đất
Các vòng đai nhiệt trên Trái Đất phân bố tuân theo quy luật địa đới, từ Bắc cực đến Nam cực có bảy vòng đai nhiệt được phân bố như bảng sau:
Trang 16Bảng 2.1 Sự phân bố các vòng đai nhiệt trên Trái Đất
Giữa các đường đẳng nhiệt Khoảng vĩ tuyến
Nóng Giữa hai đường đẳng nhiệt năm + 200C
của hai bán cầu
Khoảng giữa hai vĩ tuyến
300B đến 300N
Ôn hòa Giữa các đường đẳng nhiệt năm +200C
và đường đẳng nhiệt + 100C của thángnóng nhất
300 đến 600 B và N ở cả haibán cầu
Lạnh Giữa đường đẳng nhiệt +100C và 00C của
tháng nóng nhất
Ở các vĩ độ cận cực của haibán cầu
Băng giá vĩnh cửu Nhiệt độ quanh năm dưới 00C Bao quanh cực
2.2.1.4 Sự phân bố các vành đai khí áp
- Khí áp là sức nén của không khí xuống bề mặt Trái Đất Các đai áp cao và áp thấp phân bố xen kẽ và đối xứng qua đai áp thấp xích đạo Từ xích đạo về hai cực có đai áp thấp xích đạo, hai đai cao áp chí tuyến, hai đai áp thấp ôn đới và hai đai áp cao cực.
- Nguyên nhân của sự phân bố trên là do nhiệt độ và động lực, nhưng về cơ bản vẫn mang tính địa đới
- Do nhiệt độ:
+ Ở khu vực xích đạo do góc nhập xạ lớn và thời gian chiếu sáng nhiều trong năm nên không khí được đốt nóng, nở ra và bị đẩy lên cao, tỉ trọng khí áp giảm, hình thành đai áp thấp xích đạo.
+ Ở khu vực cực, nhiệt độ rất thấp, không khí co lại nên không khí từ trên cao giáng xuống làm cho tỉ trọng không khí tăng lên, hình thành hai đai áp cao cực
- Do động lực:
+ Không khí nóng ở xích đạo bị đẩy
lên cao thì chuyển động theo hướng kinh
tuyến, nhưng do tác động của lực Côriôlit
nên bị lệch hướng Tới vĩ độ 30 0 - 35 0 thì đã
không khí co lại, tỉ trọng không khí tăng nên giáng xuống tạo thành đai áp cao chí tuyến.
Trang 17Hình 2.4 Các đai khí áp và gió trên Trái Đất
(Nguồn: Địa lí 10 trang 44) + Không khí ở cực lạnh, nó bị dồn nén xuống và di chuyển xuống phía ôn đới Tại đây,
nó gặp không khí từ chí tuyến đi lên Hai luồng không khí này gặp nhau (vĩ độ khoảng 60 0 –
65 0 ) thì đẩy lên cao làm cho không khí ở đây loãng ra, tỉ trọng giảm nên trở thành đai áp thấp ôn đới.
2.2.1.5 Sự phân bố các đới gió hành tinh
Từ sự phân bố các đai khí áp, các luồng gió không khí liên tục di chuyển từ nơi áp cao
về nơi áp thấp tạo thành các đai gió trên Trái Đất Do ảnh hưởng của lực Côriôlit nên các đới gió đều bị lệch hướng, bán cầu Bắc lệch về bên phải, bán cầu Nam lệch về bên trái so với nơi xuất phát Các đới gió hành tinh phân bố từ xích đạo về hai cực theo thứ tự là gió Mậu dịch, hai đới gió Tây ôn đới ở Bắc và Nam bán cầu, hai đới gió Đông cực ở Bắc và Nam bán cầu Về tính chất, các đới gió có sự thay đổi rõ rệt theo đới giảm dần từ xích đạo về hai cực, cụ thể:
- Gió Mậu dịch (Tín phong):
+ Là loại gió thổi từ các khu áp cao ở hai bên chí tuyến về xích đạo, gió này có hướng đông bắc ở bán cầu Bắc và đông nam ở bán cầu Nam.
+ Gió thổi quanh năm khá đều đặn, hướng gần như cố định, tính chất của gió nói chung là khô do di chuyển tới những vùng có nhiệt độ trung bình cao hơn, không khí khó đạt được độ bão hòa nên ít mưa và khô nóng nhất là vào mùa hè.
- Gió Tây ôn đới:
+ Là loại gió thổi từ các khu áp cao chí tuyến về phía áp thấp ôn đới, gió này có hướng tây nam ở bán cầu Bắc và tây bắc ở bán cầu Nam.
+ Gió thổi quanh năm, thường mang theo mưa, là loại gió với tính chất ấm và ẩm, suốt bốn mùa độ ẩm rất cao do di chuyển tới những vùng có khí hậu lạnh hơn, nên hơi nước trong không khí nhanh chóng đạt tới độ bão hòa, vì thế luôn ẩm ướt và gây mưa.
Trang 182.2.1.6 Sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất
- Sự phân bố mưa trên Trái Đất phụ thuộc vào nhiều nhân tố như khí áp, gió, dòng biển… nhưng nhìn chung vẫn mang tính địa đới.
- Sự phân bố mưa theo vĩ độ:
+ Khu vực xích đạo (khoảng 20 0 B – 20 0 N): mưa nhiều nhất thường trên 1000mm, do khí áp thấp, nhiệt độ cao, dòng biển nóng, khu vực chủ yếu là đại dương và rừng xích đạo
ẩm ướt, nước bốc hơi mạnh.
Hình 2.5 Phân bố lượng mưa theo vĩ độ
(Nguồn: Địa lí 10 trang 51) + Khu vực chí tuyến (khoảng 20 0 – 40 0 Bắc và Nam): mưa tương đối ít, từ 500 – 600mm, do áp cao, tỉ lệ diện tích lục địa tương đối lớn và phía Tây các lục địa có dòng biển lạnh.
+ Khu vực ôn đới (khoảng 40 0 – 60 0 Bắc và Nam): mưa nhiều từ 500 – 1000mm, do gió Tây ôn đới, áp thấp, dòng biển nóng.
+ Khu vực cực (khoảng trên 60 0 Bắc và Nam): mưa càng ít khi càng về hai cực Bắc và Nam do nhiệt độ thấp, khí áp cao, không khí lạnh, nước không bốc hơi lên được.
2.2.1.7 Các đới khí hậu trên Trái Đất
Khí hậu được hình thành bởi bức xạ mặt trời, hoàn lưu khí quyển và mặt đệm Song, các nhân tố này đều biểu hiện rõ quy luật địa đới, vì thế chúng đã tạo nên các đới khí hậu B.P Alixôv (1952) đã phân chia địa cầu thành bảy đới khí hậu theo thứ tự từ xích đạo về hai cực là đới xích đạo, cận xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt, ôn đới, cận cực và cực
B
Trang 19Hình 2.6 Bản đồ các đới khí hậu trên Trái Đất
(Nguồn: Địa lí 10 trang 53)
- Đới khí hậu xích đạo: được phân bố trong khoảng giữa các vĩ độ từ 5 0 B – 5 0 N (ở cả hai bên đường xích đạo) Đới này có nhiệt độ và độ ẩm quanh năm lớn Nhiệt độ trung bình các tháng từ 25 0 C đến 28 0 C Lượng mưa hàng năm từ 1500 – 3000mm, lượng mưa đồng đều Thời tiết chiếm ưu thế là nóng ẩm, có gió yếu và mưa dông thường xuyên.
- Đới khí hậu cận xích đạo: đới khí hậu chuyển tiếp giữa đới xích đạo và nhiệt đới ở cả hai bán cầu Đới này, về mùa hạ chịu ảnh hưởng của khối khí ẩm ướt xích đạo, về mùa đông chịu ảnh hưởng của khối khí nóng khô do tín phong thổi tới Lượng mưa trung bình năm từ 2000 – 2500mm Nhiệt độ không khí luôn cao từ 20 – 30 0 C Càng xa xích đạo, mùa khô càng kéo dài từ 2 – 3 tháng đến 8 – 10 tháng.
- Đới khí hậu nhiệt đới: có cả ở hai bán cầu, chiếm một diện tích rộng lớn ở hai bên đường chí tuyến Đặc điểm của đới khí hậu này là có một mùa khô hanh rõ rệt và một mùa mưa Nhiệt độ trung bình nhiều tháng trong năm trên 18 0 C Lượng mưa hàng năm từ 1000 – 1500mm Trong đới này có hai kiểu khí hậu:
+ Kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa: có đặc điểm là nóng, mưa nhiều, lượng mưa tập trung vào các tháng mùa hạ.
+ Kiểu khí hậu nhiệt đới lục địa: có đặc điểm là nóng nhưng rất khô, lượng mưa rất thấp.
Trang 20- Đới khí hậu cận nhiệt: đới khí hậu chuyển tiếp giữa khí hậu nhiệt đới và khí hậu ôn đới Đặc điểm của loại khí hậu này là sự phân biệt khá rõ giữa các mùa trong năm Mùa đông tương đối ẩm, nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất thường trên 0 0 C, mùa hạ nóng Đới khí hậu cận nhiệt nằm ở khoảng giữa các vĩ độ 30 0 – 40 0 B và 30 0 – 45 0 N Trong đới này
- Đới khí hậu ôn đới: chiếm một diện tích rất lớn ở bán cầu Bắc, nằm giữa các vĩ độ
40 0 B và 60 0 B Ở bán cầu Nam, diện tích đới này không đáng kể, chỉ có một bộ phận nhỏ ở phía nam Nam Mỹ Nhiệt độ đới này ôn hòa, lượng mưa hàng năm khoảng 1000mm Trong năm có bốn mùa rõ rệt, gió Tây ôn đới chiếm ưu thế Trong đới này có ba kiểu khí hậu: + Kiểu khí hậu ôn đới lục địa: mùa hạ ấm áp nhưng mùa đông rất lạnh, lượng mưa ít Biên độ nhiệt trong năm lớn có thể tới 40 0 C.
+ Kiểu khí hậu ôn đới hải dương: mùa hạ ấm áp, mùa đông cũng bớt lạnh hơn, có mưa quanh năm, lượng mưa khá lớn
+ Kiểu khí hậu ôn đới gió mùa: có mùa đông lạnh, ít tuyết, mùa hạ ấm, ẩm, nhiều mưa Biên độ nhiệt trong năm khoảng 30 0 C.
- Đới khí hậu cận cực: đới khí hậu chuyển tiếp giữa ôn đới và đới cực Đới cận cực Bắc nằm trong khoảng các vĩ độ từ 60 – 73 0 B, còn đới cận cực Nam từ 50 – 67 0 N Nhiệt độ trong năm rất thấp, mùa hạ từ 0 – 12 0 C, mùa đông từ -5 đến -40 0 C Lượng mưa trung bình năm từ 300 – 500mm.
- Đới khí hậu cực: đới khí hậu ở vùng xung quanh các cực Bắc và Nam Đới này có nhiệt độ cực thấp, rất khô, đặc biệt vào thời kì mùa đông không có Mặt Trời chiếu sáng Nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất vẫn dưới 0 0 C Băng và tuyết tích tụ lại quanh năm trên mặt đất và mặt biển.
2.2.2 Quy luật địa đới biểu hiện trong thạch quyển
Quy luật địa đới biểu hiện trong thạch quyển được chứng minh qua tính địa đới địa hóa, những nét địa đới trong sự hình thành đá trầm tích, các quá trình hình thành địa hình
và sự phân bố các đỉnh núi cao trên Trái Đất.
Trang 212.2.2.1 Tính địa đới địa hóa
Ảnh hưởng của hoàn cảnh địa lí tới các quá trình địa hóa được phản ánh đặc biệt trong sự phân bố trên Trái Đất của các loại vỏ phong hóa, đặc tính của sự hình thành thổ nhưỡng, thành phần hóa học của nước ngầm…
- Ở đới hoang mạc Bắc cực: phong hóa vật lí, đặc biệt là phong hóa băng đóng vai trò
ưu thế Nhiệt độ thấp ngăn cản sự phát triển của các phản ứng hóa học, vì vậy, vỏ phong hóa hầu như không có thành phần sét mà chủ yếu bao gồm những vật liệu nguyên sinh ít bị thay đổi dưới hình thức của đống mảnh vụn.
- Ở đới đài nguyên cận cực đới: mặc dù nước phong phú nhưng hoạt động của vi sinh vật uể oải do nhiệt độ thấp Vì vậy, sự tuần hoàn sinh vật của các nguyên tử chậm, sự sinh sản của thực vật hàng năm chậm và ít, sự khoáng hóa của các tàn dư hữu cơ yếu H + và
Fe 2+ là các thành phần hóa học ở đài nguyên có tính chất tiêu biểu, nghĩa là phổ biến rộng rãi ở trong đá và đất và đồng thời rất di động.
- Ở đới rừng ôn đới của đại lục Á –Âu: khí hậu nóng và ẩm vừa phải, phong hóa băng yếu ớt và phong hóa hóa học trở thành mạnh hơn Ở đây vỏ phong hóa là thể tổng hợp các sản phẩm dạng sét và sắt mà người ta gọi là có thành phần sialit – sét (hỗn hợp Al 2 O 3 ,
Fe 2 O 3 và SiO 2 ) Nước ở trong các khối khoáng vật vụn bở di chuyển từ trên xuống dưới đồng thời mang đi chất kiềm và đất kiềm, nên đặc trưng của đới là đất pôtdôn chua.
- Ở đới rừng thảo nguyên ôn đới: với khí hậu nóng vừa phải và nửa khô khan, vỏ phong hóa sialit – cacbonat cấu thành bởi sản phẩm hoàng thổ được làm giàu thêm bởi CaCO 3 và MgCO 3 Trong đất có tính chất trung tính hay kiềm yếu, không có phản ứng axit nên đặc trưng tiêu biểu của đới là đất đen.
- Ở đới hoang mạc cận nhiệt và nhiệt đới: với khí hậu nóng nhưng khô, phong hóa vật
lí được tăng cường bởi biên độ nhiệt giữa ngày và đêm và theo mùa lớn, phong hóa hóa học do thiếu nước nên bị hạn chế, gió đóng vai trò to lớn, nước thổ nhưỡng có tính chất kiềm vận động từ dưới lên trên và trong vỏ phong hóa tích tụ các muối clo, natri, canxi và magiê.
- Ở các miền cận nhiệt và nhiệt đới ẩm ướt: do sự phong phú của nhiệt và ẩm, phong hóa vật lí và phong hóa hóa học điều tiến triển rất mạnh mẽ, vỏ phong hóa dày hàng chục mét, ở đây nước thổ nhưỡng có ngấm khí cacbonic và axit hữu cơ do sự khoáng hóa rất nhanh của vật chất hữu cơ có sức phá hủy lớn, các kim loại kiềm, kiềm thổ bị rửa trôi khỏi đất đá, các thành phần sắt và nhôm ít di động được giữ lại, các vật liệu này ở lại trong đất
và vỏ phong hóa làm cho chúng có màu đỏ sáng Kiểu vỏ phong hóa là vỏ phong hóa sialit – ferit và alit, các hợp chất tiêu biểu là Al 2 O 3 , Fe 2 O 3 , SiO 2 , latêrit và cao lanh.
(Nguồn: Các quy luật địa lí chung của Trái Đất trang 139-142)
2.2.2.2 Những nét địa đới trong sự hình thành đá trầm tích
Trang 22- Khí hậu có ý nghĩa to lớn trong sự hình thành các phức hệ đá trầm tích nhất định và chính vì thế khí hậu báo hiệu cả những nét địa đới cho diện phân bố của chúng
+ Muối, cát kết màu đỏ, đá vôi san hô… tích đọng trong điều kiện khí hậu nóng.
+ Cao lanh và sét tích đọng trong điều kiện khí hậu ẩm.
+ Các lớp đá trầm tích màu đỏ, hoàng thổ tích đọng trong điều kiện khí hậu khô + Băng tích, tilit, băng vùi tích đọng trong điều kiện khí hậu lạnh.
- N.M Xtrakhôv (1960) vạch ra bốn kiểu hình thành đá: ẩm ướt, băng tuyết, khô hạn
và phun trào trầm tích.
+ Kiểu hình thành đá ẩm ướt: xảy ra ở những miền khí hậu nóng ẩm của khí hậu xích đạo, cận xích đạo, nhiệt đới ẩm, cận nhiệt ẩm với lượng mưa lớn hơn lượng bốc hơi nên nước tồn tại ở trạng thái lỏng ít ra trong suốt thời kì ấm trong năm Trong điều kiện này tích đọng cuội kết, cát, cát kết, bột kết, sét, đá vôi, đá silic, tích tụ các quặng sắt và nhôm tái trầm tích, các vỉa than dày, cát thạch anh dùng làm thủy tinh, đất sét trắng chịu lửa + Kiểu hình thành đá khô hạn: xảy ra ở những miền khí hậu khô khan, ít hoặc không mưa của khí hậu nhiệt đới lục địa, cận nhiệt lục địa và ôn đới lục địa với lượng mưa nhỏ hơn lượng bốc hơi, tác dụng trầm tích của nước bị hạn chế, vai trò của gió rất to lớn Cát kết, sét màu đỏ, các thành hệ muối, các mỏ đồng, chì, kẽm là những trầm tích đặc trưng của kiểu hình thành đá này.
+ Kiểu hình thành đá băng tuyết: xảy ra ở các lãnh thổ trước kia đã có một thời gian lâu dài nằm dưới lớp phủ băng, phổ biến ở đới khí hậu cận cực và cực, trầm tích băng tích
là dấu hiệu đặc trưng Ở những vùng tiếp xúc giữa kiểu hình thành đá ẩm ướt và kiểu hình thành đá băng tuyết là cát trầm tích băng thuỷ và sét dạng dải nhập vào băng tích.
+ Kiểu hình thành đá phun trào – trầm tích: có tính chất nội địa đới, trong đó hoạt động ở trong lòng Trái Đất được phản ánh
(Nguồn: Các quy luật địa lí chung của Trái Đất trang 148-150)
2.2.2.3 Các quá trình hình thành địa hình
- Các quá trình địa mạo và các dạng địa hình ngoại lực trên bề mặt Trái Đất cũng luôn mang dấu vết của tính địa đới, nguyên nhân là tính địa đới của các yếu tố tham gia vào các quá trình phong hoá, bóc mòn, vận chuyển, bồi tụ.
- Quá trình phong hóa đóng vai trò rất quan trọng ở chỗ, theo đặc tính của nó, nó là tiền đề cần thiết có tính chất địa đới cho sự hình thành hàng loạt các dạng địa hình trên bề mặt Trái Đất, bởi vì nó làm đá gốc trở thành vụn bở và chuyển sang tình trạng dể mang đi
ở những chỗ này và tích tụ ở những chỗ khác.
Trang 23+ Hoạt động địa mạo của nước đạt hiệu quả nhất ở vùng có khí hậu nóng ẩm mưa nhiều như xích đạo, nhiệt đới ẩm, cận nhiệt ẩm, lượng nước dồi dào, sinh vật phát triển nên thành tạo các dạng địa hình thung lũng sông, cù lao, bãi bồi, châu thổ,…
+ Hoạt động địa mạo của gió có hiệu quả nhất ở vùng hoang mạc và bán hoang mạc hay nhiệt đới lục địa và cận nhiệt lục địa khô, do thiếu nước và thực vật nên đất gắn kết rất yếu hoặc không gắn kết Ở đây, các đá hình nấm, các bờ dốc vách đứng, các cồn cát lưỡi liềm, các đụn cát, các hố trũng thổi mòn là những dạng địa hình phổ biến.
+ Hoạt động địa mạo của băng hà có hiệu quả nhất tại các đới băng giá vĩnh cửu hay cận cực và cực, băng hà thống trị và thành tạo nên các dạng địa hình như thung lũng băng
hà, tháp băng , đảo đá ngầm và fio.
2.2.2.4 Sự phân bố các đỉnh núi cao nhất trên Trái Đất
- Các đỉnh núi cao nhất trên Trái Đất xuất hiện ở vùng chí tuyến vì ở đây thiếu nước là tác nhân bóc mòn chủ yếu, và do vậy độ cao của các núi cao nhất giảm dần về phía xích đạo
và hai cực.
- Độ cao của đường giới hạn tuyết trên núi tùy thuộc vào vĩ độ địa lí Ở xích đạo và nhiệt đới đường giới hạn tuyết có thể lên đến 5000 – 6000m, nhưng ở ôn đới chỉ tới 3000m, ở khu vực vĩ độ 60 0 thì độ cao xuống tới 1500m, thậm chí ở vùng cực đường giới hạn tuyết nằm ngay ở độ cao 0m hay 50 – 70m.
2.2.3 Quy luật địa đới biểu hiện trong thủy quyển
Quy luật địa đới biểu hiện trong thủy quyển được chứng minh qua sự phân bố theo vĩ
độ địa lí của nước trong các biển, đại dương và chế độ nước sông ngòi.
2.2.3.1 Sự phân bố của nước trong các biển và đại dương
- Sự phân bố nhiệt độ nước biển: nhiệt độ nước biển giảm dần từ xích đạo về phía hai cực Cụ thể là ở vùng nhiệt đới và xích đạo, nhiệt độ nước biển có thể lên tới 27 – 28 0 C, ở miền ôn đới là 15 – 16 0 C và miền hàn đới là dưới 1 0 C Do tác dụng của các dòng biển nóng
và lạnh nên các đường đẳng nhiệt thường không song song với các vĩ tuyến, nhất là ở Bắc bán cầu Trong các biển, nhiệt độ nước biển cũng rất khác nhau: ở biển Đen là 26 0 C, ở biển Ban-tích là 17 0 C, ở biển Ba-ren là 3 0 C.
- Sự phân bố độ muối: độ muối thay đổi theo quy luật địa đới, độ muối tăng dần từ xích đạo: 34 – 35‰ lên đến các miền chí tuyến: 35 – 36‰ rồi lại giảm dần về phía hai cực:
32 – 33‰.
- Sự phân bố các dòng biển
+ Nước biển chuyển động tịnh tiến thành dòng từ nơi này qua nơi khác gọi là dòng biển hay hải lưu Dựa vào nhiệt độ sẽ có dòng biển nóng khi nhiệt độ nước trong dòng biển lớn hơn vùng biển xung quanh và ngược lại là dòng biển lạnh khi nhiệt độ nước trong dòng biển nhỏ hơn vùng biển xung quanh.
Trang 24Hình 2.7 Bản đồ các dòng biển trong đại dương thế giới
(Nguồn: Địa lí 6 trang 75) + Các dòng biển nóng thường phát sinh ở hai bên xích đạo do nơi đây có nhiệt độ cao, trong vòng đai nóng dòng biển nóng chiếm ưu thế hơn so với dòng biển lạnh, từ vĩ độ 30 0 B – 30 0 N có đến mười dòng biển nóng: dòng biển ngược xích đạo, dòng biển Bắc xích đạo, dòng biển Nam xích đạo, dòng biển theo mùa, dòng biển Ghi-nê, dòng biển Guy-an, dòng biển Bra-xin, dòng biển Mô-dăm-bich, dòng biển Cư-rô-si-vô và dòng biển Đông Ôxtrâylia, trong khi đó chỉ có sáu dòng biển lạnh: dòng biển Ca-li-phooc-ni-a, dòng biển Pê-ru, dòng biển Ca-na-ri, dòng biển Ben-ghê-la, dòng biển Xô-ma-li và dòng biển Tây Ô-xtrây-li-a + Ngược lại, có những dòng biển lạnh xuất phát từ vùng cực do nơi đây có nhiệt độ thấp, trong vòng đai lạnh dòng biển lạnh chiếm ưu thế hơn so với dòng biển nóng, từ vĩ độ
60 0 B trở về cực Bắc có ba dòng biển Grơn-len, dòng biển Labrađo và dòng biển Bêrinh, trong khi đó chỉ có một dòng biển nóng là dòng biển Bắc Đại Tây Dương; còn ở bán cầu Nam, từ vĩ độ 60 0 N trờ về cực Nam, hầu hết là dòng biển lạnh.
2.2.3.2 Chế độ nước của sông ngòi
Dòng chảy sông ngòi cũng có dấu vết của tính địa đới phản ánh chế độ nước của sông
và phụ thuộc vào điều kiện khí hậu tức là nguồn cung cấp nước mà chủ yếu là mưa và tuyết tan.
- Ở đới khí xích đạo: do mưa quanh năm nên dòng chảy của sông ngòi suốt năm phong phú và đầy nước (sông Amadôn, sông Côngô, sông Ragiang, sông Capua, sông Mahacơ…).
- Ở đới khí hậu cận xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt gió mùa: do lượng mưa tập trung vào các tháng mùa hạ nên dòng chảy ưu thế vào mùa hạ, mùa hạ có nhiều nước hơn và
Trang 25mùa đông ít nước (sông Mê Công, sông Hồng, sông Mê Nam, sông Trường Giang, sông Hằng, sông Dămbedi…).
- Ở kiểu khí hậu cận nhiệt Địa Trung Hải: do mùa mưa tập trung vào mùa đông nên dòng chảy ưu thế vào mùa đông, mùa đông có nhiều nước hơn và mùa hạ ít nước, nên lũ xảy ra vào mùa đông (sông Mơrây, sông Goađiana, sông Tagiơ, sông Đuêrô, sông Êbrô, sông Pô…).
- Ở kiểu khí hậu ôn đới hải dương: do mưa quanh năm nhưng nhiều hơn về mùa đông nên sông ngòi nhiều nước quanh năm và có nhiều nước hơn vào mùa đông (sông Thêm, sông Xen, sông Loa, sông Rainơ, sông Enbơ…).
- Ở kiểu khí hậu ôn đới lục địa: mùa đông kéo dài và có tuyết phủ, vào sâu trong đất liền, mùa đông lạnh và tuyết rơi nhiều, mùa hạ nóng và có mưa nên sông ngòi nhiều nước trong mùa xuân – hạ và có thời kì đóng băng vào mùa đông, càng vào sâu trong nội địa, thời gian sông đóng băng càng dài hơn (sông Mitxuri, sông Nenxơn, sông Vonga, sông Ôbi, sông Angala…).
- Ở đới khí hậu cận cực: vào mùa hạ có nguồn cung cấp nước do tuyết tan và lũ xảy ra trong mùa hạ, vào mùa đông dòng chảy khô kiệt ở các vùng băng giá vĩnh cửu (hạ nguồn các sông Măckendi, Iênitxây, Lêna).
- Ở đới khí hậu cực: băng giá quanh năm nên dòng chảy suốt năm ở thể rắn (các sông
ở đảo Grơnlen và quần đảo Bắc cực Canađa).
2.2.4 Quy luật địa đới biểu hiện trong thổ nhưỡng quyển
Từ cực về xích đạo có mười nhóm đất chính: đất bắc cực (băng tuyết); đất đài nguyên; đất pôtdôn; đất nâu, xám rừng lá rộng ôn đới; đất đen đới thảo nguyên ôn đới; đất đỏ nâu rừng và cây bụi lá cứng; đất đỏ vàng đới rừng cận nhiệt ẩm; đất xám hoang mạc, bán hoang mạc; đất đỏ, nâu đỏ xavan; đất đỏ vàng đới rừng nhiệt đới ẩm.
Trang 26Hình 2.8 Các nhóm đất chính trên thế giới
(Nguồn: Địa lí 10 trang 70)
2.2.4.1 Các nhóm đất của vòng đai lạnh
Đất bắc cực và đài nguyên phân bố ở bán cầu Bắc, chủ yếu từ vĩ tuyến 60 0 – 80 0 B.
- Đất bắc cực (băng tuyết): được hình thành trong điều kiện băng giá quanh năm, thực vật rất nghèo nàn và thưa thớt Quá trình hình thành đất mới ở trạng thái phôi thai, các quá trình sinh – hóa xảy ra hết sức chậm chạp, quá trình phong hóa vật lí do băng là chủ đạo Đất rất mỏng, rất nghèo chất dinh dưỡng
- Đất đài nguyên: được hình thành trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt, thời gian tuyết phủ kéo dài, thực vật chủ yếu gồm rêu và địa y Quá trình hình thành đất diễn ra trong điều kiện thừa nước và nhiệt độ thấp Hoạt động của vi sinh vật rất chậm chạp do khí hậu rất lạnh và thừa ẩm Đặc điểm hình thành đất là sự tích lũy mùn thô đã tạo điều kiện cho kiểu đất gờ lây đài nguyên.
2.2.4.2 Các nhóm đất của vòng đai ôn hòa
- Đất pôtdôn: đất pôtdôn phân bố chủ yếu ở Bắc Á, Bắc Âu và Bắc Mỹ trong giới hạn
từ 45 0 đến 60 0 – 65 0 vĩ độ Bắc thuộc vùng ôn đới lạnh Quá trình hình thành đất ở đây là quá trình pôtdôn hóa: đất được hình thành dưới rừng lá kim trong điều kiện khí hậu lạnh giá có độ bốc hơi nhỏ và lượng nước thấm lớn Do thảm thực vật rừng lá kim nghèo, đất ít tính kiềm nên độ phân giải của vi khuẩn hạn chế, các sản phẩm phân giải thường có tính axit nên tính chất của đất pôtdôn chủ yếu là chua, trong điều kiện thừa ẩm, sét bị rửa trôi nên đất nghèo mùn và chất dinh dưỡng.
- Đất nâu, xám rừng lá rộng ôn đới
+ Đất nâu đới rừng ôn đới: đất nâu được thành tạo trong đới khí hậu ôn đới hải dương ấm và ẩm Trong điều kiện khí hậu đó, quá trình sialit đã tạo nên đất nâu đới rừng
ôn đới lá rộng Quá trình phân hủy các khoáng nguyên sinh khá mạnh, do đó tạo nên các sét thứ sinh, giải phóng các oxit sắt Đất chứa nhiều sét Phần lớn đất nâu có phản ứng ít chua, đôi khi là trung tính do thảm rừng lá rộng giàu các nguyên tố tro.
+ Đất xám đới rừng ôn đới: đất xám hình thành dưới rừng cây lá rộng của miền ôn đới ấm, có tính chất chuyển tiếp từ khí hậu ôn đới hải dương sang lục địa Khi đồng cỏ thay thế cho rừng và quá trình phát triển đất xám dưới rừng lá rộng đi theo hướng biến đổi từ đất pôtdôn sang đất secnôdiom.
- Đất đen đới thảo nguyên ôn đới
+ Đất secnôdiom: đất secnôdiom được thành tạo ở đới khí hậu ôn đới lục địa nửa khô hạn có mùa hạ khô và nóng Quá trình hình thành đất chủ yếu là quá trình hình thành mùn,
vì đất secnôdiom có sự tích lũy mùn lớn Trong điều kiện thảo nguyên, sự phân giải chất