Về kiến thức - HS nắm được vị trí và đặc điểm của các chí tuyến và vùng cực trên bề mặt trái đất.. - Trình bày được vị trí của các đai nhiệt, các đới khí hậu và đặc điểm của các đới khí
Trang 1Ngày dạy: 16/03/2016 tại lớp: 6D
Họ và tên: Phạm Hữu Qúy
MSSV: DDL121095
TIẾT 26 - BÀI 22 CÁC ĐỚI KHÍ HẬU TRÊN TRÁI ĐẤT
1 Mục tiêu
Sau bài học, HS cần:
a Về kiến thức
- HS nắm được vị trí và đặc điểm của các chí tuyến và vùng cực trên bề mặt trái đất.
- Trình bày được vị trí của các đai nhiệt, các đới khí hậu và đặc điểm của các đới khí hậu theo vĩ độ trên bề mặt Trái Đất
b Về kĩ năng
- Quan sát và phân tích hình vẽ, lược đồ, hình ảnh liên quan
c Định hướng phát triển năng lực
- Các năng lực chung: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác
- Các năng lực chuyên biệt: năng lực sử dụng năng lực sử dụng hình ảnh, hình vẽ, lược đồ
2 Chuẩn bị của GV và HS
a Chuẩn bị của GV
- SGK, SGV, phiếu học tập
- Giáo án điện tử
b Chuẩn bị của HS
- Đọc, tìm hiểu và soạn bài trước ở nhà
- SGK, vở ghi
3 Tiến trình bài dạy
a Ổn định lớp
b Kiểm tra bài cũ (không kiểm tra bài cũ)
c Dạy nội dung bài mới (41 phút)
Vào bài mới (1 phút)
- GV mở bài: Trước khi vào bài học hôm nay em nào có thể kể tên cho thầy một số quốc gia có khí hậu nóng, khí hậu mát mẻ và khí hậu lạnh giá? (HS dựa vào hiểu biết của bản thân để trả lời) Tại sao lại có sự khác nhau về khí hậu giữa các quốc gia trên? Đó
Trang 2chính là do chúng nằm ở những vĩ độ thuộc các đới khí hậu khác nhau Để hiểu rõ hơn về
điều này, lớp chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu bài học hôm nay Bài 22 Các đới khí hậu trên Trái Đất
Hoạt động 1 Tìm hiểu về các chí tuyến và các vòng cực
trên Trái Đất (15 phút)
1 Các chí tuyến và các vòng cực trên Trái Đất
- Các chí tuyến là những đường có ánh sáng mặt trời chiếu vuông góc với mặt đất vào các ngày hạ chí và đông chí
+ Chí tuyến Bắc nằm ở vĩ
độ 23027’B
+ Chí tuyến Nam nằm ở vĩ
độ 23027’N
Bước 1 Cả lớp
- GV cho HS quan sát hình
24 Vị trí của Trái Đất trên
quỹ đạo quanh mặt trời vào
các ngày hạ chí và đông chí
(SGK tr28) và đặt CH cho
HS: Quan sát hình 24 và
kiến thức đã học, em hãy
cho biết trên bề mặt Trái
Đất có các chí tuyến nào?
Các chí tuyến này nằm ở
những vĩ độ nào? (bằng
cách mời 1 HS lên xác định
trên hình 24)
- GV đặt CH cho HS: Dựa
vào hình 24, em hãy cho
biết các tia sáng mặt trời
chiếu vuông góc với mặt
đất ở các đường chí tuyến
lúc 12 giờ trưa vào các
ngày nào? Các ngày đó có
tên là gì ? (bằng cách mời 1
HS lên xác định trên hình
24)
- GV đặt CH cho HS: Dựa
vào kiến thức đã học, em
hãy nêu khái niệm về các
đường chí tuyến?
- GV chuẩn kiến thức cho
HS
- Quan sát hình 24, nêu tên
và xác định vĩ độ của các đường chí tuyến 1 HS trả lời, các HS khác nhận xét
Yêu cầu nêu được:
+ Chí tuyến Bắc nằm ở vĩ
độ 23027’B
+ Chí tuyến Nam nằm ở vĩ
độ 23027’N
- Quan sát hình 24, 1 HS lên xác định và trả lời, các HS khác nhận xét Yêu cầu nêu được: Các tia sáng mặt trời chiếu vuông góc với mặt đất
ở các đường chí tuyến lúc
12 giờ trưa vào các ngày 22/6 (hạ chí) và 22/12 (đông chí)
- HS suy nghĩ và dựa vào kiến thức đã học, SGK tr 69
để trả lời
Trang 3Bước 2 Cả lớp
- GV đặt CH cho HS: Quan
sát hình 24 và kiến thức đã
học, em hãy cho biết trên bề
mặt Trái Đất có các vòng
cực nào? Các vòng cực này
nằm ở những vĩ độ nào?
(bằng cách mời 1 HS lên
xác định trên hình 24)
- GV đặt CH cho HS: Dựa
vào hình 24, em hãy cho
biết vào ngày 22/6 và 22/12
tại các vòng cực có độ dài
ngày hoặc đêm dài bao
nhiêu giờ?
- GV đặt CH cho HS: Dựa
vào kiến thức đã học, em
hãy nêu khái niệm về các
vòng cực ?
- GV chuẩn kiến thức cho
HS
Bước 3 Cá nhân
- GV đặt CH cho HS: Các
chí tuyến và vòng cực cũng
là ranh giới phân chia bề
mặt Trái Đất ra thành 5
vòng đai nhiệt, đó là các
vòng đai nhiệt nào?
- GV chuẩn kiến thức cho
HS
- GV chuyển ý: Sự phân
hóa khí hậu trên bề mặt
Trái Đất (TĐ) phụ thuộc
vào nhiều nhân tố, trong đó
quan trọng nhất là vĩ độ.
Tương ứng với 5 vòng đai
- Quan sát hình 24, nêu tên
và xác định vĩ độ của các vòng cực.1 HS trả lời, các
HS khác nhận xét Yêu cầu nêu được:
+ Vòng cực Bắc nằm ở vĩ
độ 66033’B
+ Vòng cực Nam nằm ở vĩ
độ 66033’N
- Quan sát hình 24, HS suy nghĩ và trả lời, các HS khác nhận xét Yêu cầu nêu được: vào ngày 22/6 và 22/12 tại các vòng cực có
độ dài ngày hoặc đêm dài
24 giờ
- HS suy nghĩ và dựa vào kiến thức đã học, SGK tr 69
để trả lời
- HS đọc SGK để trả lời:
vòng đai nóng, 2 vòng đai
ôn hòa, 2 vòng đai lạnh
- Các vòng cực là những đường giới hạn khu vực có ngày hoặc đêm daì 24 giờ + Vòng cực Bắc nằm ở vĩ
độ 66033’B
+ Vòng cực Nam nằm ở vĩ
độ 66033’N
- Các chí tuyến và vòng cực cũng là ranh giới của các vòng đai nhiệt
Trang 4nhiệt, TĐ cũng chia ra 5
đới khí hậu Đó là những
đới khí hậu gì? Giới hạn và
đặc điểm của từng đới ra
sao? Lớp chúng ta cùng tìm
Trái Đất ra các đới khí hậu theo vĩ độ
a Đới nóng (nhiệt đới)
- Vị trí: từ 23027’B –
23027’N
- Góc chiếu sáng: tương đối lớn
Hoạt động 2 Tìm hiểu về sự phân chia bề mặt Trái Đất
ra các đới khí hậu theo vĩ độ: vị trí và đặc điểm của
từng đới (25 phút)
Bước 1 Cá nhân
- GV cho HS quan sát hình
58 Các đới khí hậu và đặt
CH cho HS: Dựa vào hình
58, hãy kễ tên 5 đới khí hậu
trên TĐ?
- GV đặt CH cho HS: Tại
sao ranh giới của các đới
khí hậu lại không hoàn toàn
trùng khớp với ranh giới
của các vòng đai nhiệt?
- GV cho HS xem lược đồ
các đới khi hậu trên Trái
Đất để chứng minh
- GV chuyển ý: trước hết,
lớp chúng ta sẽ tìm hiểu vị
trí và đặc điểm của đới
nóng hay nhiệt đới
Bước 2 Cả lớp
- GV đặt CH cho HS: em
hãy lên xác định trên hình
58 vị trí của đới nóng (kéo
dài từ vĩ độ nào đến vĩ độ
nào? Nhận xét về góc chiếu
sáng của Mặt Trời ở đới
nóng?
- GV chuẩn kiến thức cho
HS
- GV đặt CH cho HS: Em
hãy trình bày đặc điểm về
nhiệt độ và lượng mưa của
đới nóng?
- HS quan sát hình 58 và trả lời: nhiệt đới, 2 đới ôn đới
và 2 đới hàn đới
- HS đọc SGK tr68 để trả lời: do đặc điểm phân bố lục địa và đại dương trên bề mặt trái đất và do hoàn lưu khí quyển
- HS lên xác định trên hình
58 để trả lời Các HS khác nhận xét
- HS thảo luận theo sự hướng dẫn của GV
- HS dựa vào mục a SGK tr68 để trả lời
Trang 5- GV cho HS xem biểu đồ
nhiệt độ và lượng mưa ở
TPHCM để phân tích cho
HS thấy rõ vấn đề
- GV chuẩn kiến thức cho
HS
- GV cho HS quan sát hình
vẽ về các loại gió chính trên
Trái Đất và đặt CH cho HS:
xác định trên hình vẽ loại
gió chính hoạt động ở đới
nóng.
- GV chuẩn kiến thức cho
HS
- GV cho HS xem các hình
ảnh về cảnh quan của đới
nóng để HS biết
- GV chuyển ý: tiếp theo,
lớp chúng ta sẽ tìm hiểu vị
trí và đặc điểm của đới ôn
hòa và đới lạnh để tìm sự
khác biệt so với đới nóng.
Bước 3 Hoạt động nhóm
- GV cho HS hoạt động
theo cặp trong 3 phút Dựa
vào hình 58, nội dung mục
b, c SGK tr68 cùng thảo
luận hoàn thành câu hỏi
trong phiếu học tập (phụ
lục), GV phát phiếu học tập
cho HS cùng bàn ở các tổ:
+ Tổ 1, 2: hoàn thành phiếu
học tập số 1: tìm hiểu về vị
trí và đặc điểm của đới ôn
hòa
+ Tổ 3, 4: hoàn thành phiếu
học tập số 2: tìm hiểu về vị
trí và đặc điểm của đới lạnh
- Sau thời gian 3 phút, GV
mời đại diện các nhóm lên
trình bài kết quả theo nội
dung yêu cầu trong phiếu
- HS xác định trên hình vẽ
để trả lời: gió Tín phong
- HS hoạt động theo cặp với
sự hướng dẫn của GV: Dựa vào hình 58, nội dung mục
b, c SGK tr68 để hoàn thành phiếu học tập
- Đại diện lần lượt của các
tổ trả lời phiếu học tập 1,2 bằng cách lên xác định trên hình 58; các tổ có cùng
- Nhiệt độ: nóng quanh năm
- Lượng mưa: từ 1000 – 2000mm
- Gió: Tín phong
Trang 6học tập theo thứ tự 1,2 GV
nhận xét, cho HS xem cảnh
quan của mỗi đới và chuẩn
kiến thức lần lượt cho HS
- GV mở rộng: ngoài 5 đới
trên, trong các đới người ta
còn phân ra các đới có
phạm vi hẹp hơn như đới
xích đạo nằm gần đường
xích đạo, đới cận nhiệt đới
nằm gần các chí tuyến, đới
cận cực nằm gần các cực,…
và cho HS quan sát bản đồ
các đới khí hậu trên Trái
Đất để thấy rõ điều đó
phiếu học tập nhận xét, góp
ý và bổ sung
b Đới ôn hòa (ôn đới)
- Vị trí: từ 2 chí tuyến đến 2 vòng cực
- Góc chiếu sáng: trung bình
- Nhiệt độ: lượng nhiệt trung bình, có 4 mùa
- Lượng mưa: từ 500 – 1000mm
- Gió: Tây ôn đới
c Đới lạnh (hàn đới)
- Vị trí: từ 2 vòng cực đến 2 cực
- Góc chiếu sáng: nhỏ
- Nhiệt độ: lạnh giá, băng tuyết quanh năm
- Lượng mưa: dưới 500mm
- Gió: Đông cực
d Củng cố bài học (3 phút)
- GV cho HS xem hình 58 và yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học để điền vào từ khóa được đánh số trên hình 58 tương ứng với các chí tuyến, các vòng cực và các đới khí hậu Sau đó, yêu cầu HS nhắc lại đặc điểm về nhiệt độ, lượng mưa và gió ở mỗi đới
e Hướng dẫn HS tự học ở nhà (1 phút)
- Về nhà học bài Trả lời câu hỏi và bài tập 1, 2, 3, 4 SGK tr69
- Tuần sau ôn tập chuẩn bị kiểm tra 1 tiết bài 19, 20, 21
Trang 74 Phụ lục
a Phiếu học tập số 1: thời gian 3 phút
Câu hỏi: Dựa vào hình 58 và nội dung mục b Đới ôn hòa hay ôn đới SGK trang 68 hãy
hoàn thành phiếu học tập sau:
sáng
xuyên Đới ôn hòa
(ôn đới)
b Phiếu học tập số 2: thời gian 3 phút
Câu hỏi: Dựa vào hình 58 và nội dung mục c Đới lạnh hay hàn đới SGK trang 68 hãy
hoàn thành phiếu học tập sau:
Đới lạnh
(hàn đới)
5 Rút kinh nghiệm:
………
…
………
…
………
…
………
… ………
Long Xuyên, ngày 08 tháng 03 năm 2016
Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực tập
Trần Thị Thuận Hải Phạm Hữu Quý