Bài giảng tham khảo về kỉ năng sống chủ yế dành cho học sinh cấp trung học cơ sở. Với ba kỉ năng mới này đã tập huấn cho giáo viên và học sinh. Cũng nhận thấy là rất hiệu quả khi tập huấn cho học sinh. Cũng giúp các em trang bị tốt kỉ năng. các thầy cô cũng tham khảo để giáo DỤC CÁC EM.
Trang 1BÀI GIẢNG THAM KHẢO GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO
HỌC SINH LỚP 8
Hàm Thuận Nam, tháng 9 năm 2015
Trang 2Phụ lục
KỸ NĂNG LẮNG NGHE VÀ PHẢN HỒI TÍCH CỰC 2
1 Khái niệm và tầm quan trọng của lắng nghe 2
2 Các yếu tố cản trở lắng nghe 4
3 Các nguyên tắc lắng nghe và phản hồi tích cực 5
KỸ NĂNG QUẢN LÝ CẢM XÚC 9
1 Khái niệm cảm xúc và quản lý cảm xúc 9
2 Nhận dạng và phân tích cảm xúc trong những tình huống cụ thể 10
3 Áp dụng một số giải pháp rèn luyện kỹ năng quản lý cảm xúc 13
KỸ NĂNG TRÌNH BÀY SUY NGHĨ, Ý TƯỞNG 15
1 Mục tiêu bài học 15
2 Nội dung phương pháp và tiến trình 15
Trang 3Bài 1
KỸ NĂNG LẮNG NGHE VÀ PHẢN HỒI TÍCH CỰC Mục tiêu bài học
- Qua bài học, học sinh sẽ:
Nhận biết được ý nghĩa và lợi ích của việc lắng nghe
Nhận biết được các yếu tố ảnh hưởng đến việc lắng nghe
Hiểu và áp dụng được kỹ năng lắng nghe và phản hồi tích cực
Nội dung chính của bài:
1 Khái niệm và tầm quan trọng của kỹ năng lắng nghe
2 Các yếu tố cản trở lắng nghe
3 Các nguyên tắc lắng nghe và phản hồi tích cực
1 Khái niệm và tầm quan trọng của lắng nghe
Hoạt động 1 : Thế nào là lắng nghe? (30 phút)
- Yêu cầu HS đứng thành vòng tròn và hướng dẫn trò chơi “7up”
- Hướng dẫn Luật chơi: (Phổ biến luật chơi lên màn hình hoặc viết ra giấy A0 và dán lên).
Mỗi học HS sẽ bắt đầu đếm số từ 1 -7, khi đếm thì tay sẽ úp vào ngực và mũi tayhướng qua người bên cạnh, mũi tay hướng bên nào thì người bên đó sẽ đếm sốtiếp tục cho đến hết số 6, người thứ 7 sẽ không đếm số mà hô “Up” và tay để úplên đầu, mũi tay cũng sẽ hướng qua người bên cạnh
- Nghe: là thụ động; là không chú ý; là không cố gắng hiểu
- Lắng nghe: là chủ động; là tập trung chú ý; là cố gắng hiểu ý nghĩa
Trang 4Các cấp độ lắng nghe
Lắng nghe bằng đầu: Khi lắng nghe bằng đầu thì bạn chỉ hiểu được nội dung
người nói đang nói gì, ví dụ hiểu một sự kiện, một khái niệm, một ý tưởng, một lý
do, một lời giải thích
Lắng nghe bằng trái tim: Nghĩa là lắng nghe bằng sự đồng cảm, khi đó bạn sẽ
hiểu được giá trị và tâm trạng của người nói;
Lắng nghe bằng “chân”: Nghĩa là nếu bạn đến tận nơi ở hoặc nơi làm việc của
người nói thì bạn sẽ hiểu thực sự người nói muốn nói gì, vì sao họ nói với bạn điều
đó, khi đó bạn sẽ hiểu ý nghĩa của điều họ muốn nói và hiểu cả những động lực ẩnchứa sau đó
Hoạt động 2 Tìm hiểu tầm quan trọng của kỹ năng lắng nghe (30 phut)
- Phương pháp: Thảo luận nhóm nhỏ
- Chia lớp thành các nhóm ngẫu nhiên (1 nhóm 5-7 học sinh)
- Dụng cụ: giấy A0, bút lông, băng keo giấy
- Giáo viên đặt câu hỏi: “Lắng nghe có những lợi ích gì?”
- Các nhóm thảo luận trên giấy A0
- Các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm
Kết luận: Lợi ích của lắng nghe.
- Giúp theo dõi được nội dung để làm sang tỏ vấn đề hơn
- Giúp người nói thêm tự tin
- Lắng nghe giúp tránh những hiểu lầm hay mâu thuẫn không đáng có
- Lắng nghe cũng giúp giải quyết mâu thuẫn, xung đột một cách hiệu quả
- Bộc lộ sự tôn trọng, quan tâm khuyến khích mọi người tham gia chia sẽ
- Giúp giải tỏa những ức chế của người nói
- …
Giáo viên chia sẽ thêm về tầm quan trọng của kỹ năng lắng nghe
- Giao tiếp không chỉ đơn giản là biết cách nói Giao tiếp tốt đòi hỏi cả hai kỹ năngnói và biết lắng nghe Lắng nghe là một yếu tố kỳ diệu giúp con người tạo dựngđược mối quan hệ bền lâu và hạnh phúc Biết lắng nghe giúp chúng ta tìm ra mã số,
Trang 5sở thích, mong muốn, nhu cầu của người khác Vì vậy có thể xem nói là gieo, nghe
gặt mà như vậy thì chắc là chết đói Vậy ta còn 75% tiềm năng nữa chưa khai
thác Nếu bạn là nhà đầu tư khôn ngoan thì tôi tin chắc bạn sẽ đầu tư vào mảnh đấttiềm năng 75% này
So sánh các hoạt động giao tiếp
- Qua bảng so sánh trên giúp ta nhận thức được tầm quan trọng của việc lắng nghe từ
đó có ý thức rèn luyện kỹ năng quan trọng này
2 Các yếu tố cản trở lắng nghe
Nghe 53%
Nói 17%
Đọc 16%
Viết 14%
Thời lượng sử dụng kỹ năng
Nghe Nói Đọc Viết
Trang 6 Hoạt động 1 : Các yếu tố cản trở lăng nghe (15 phút)
- Xem phim “Khung cửa sổ”
- Đăt câu hỏi với học sinh “Sau khi xem phim em rút ra được bài học gì khi lắng nghe?”
- Giáo viên ghi nhận các ý kiến học sinh lên bảng.
- Giáo viên tổng hợp ý kiến và rút ra bài học
Khi lắng nghe, nếu chúng ta có thái độ tiêu cực hay định kiến với người nói thì chúng ta sẽ nghe không tốt, dẫn đến hiểu lầm ý của người nói.
Thai độ tôn trọng mọi là điều cần thiết để lắng nghe hiệu quả.
- Giáo viên tiếp tục đặt câu hỏi cho học sinh thảo luận:
Vậy còn những điều gì làm chúng ta lắng nghe không hiệu quả?
- Giáo viên tổng hợp các ý kiến của học sinh lên bảng và rút ra bài học
Thái độ lắng nghe chưa tốt: Ta thường hay ngộ nhận là ta biết rồi nên không
muốn nghe hoặc chỉ nghe một phần, nhưng đến khi cần nhắc lại thì ta lại khôngnhớ
Nghe phục kích: Tệ hại hơn nữa là ta chỉ nghe xem đối tác có gì sai, xấu để phản
ứng lại, để chỉ trích
Định kiến: Đôi khi chúng ta có định kiên lên một ai đó hay một vấn đề gì đó cũng
làm cho ta lắng nghe không tốt và luôn nghe theo kiểu phán xét, nghi ngờ
Không có sự chuẩn bị để lắng nghe: Để nói một điều gì ta chuẩn bị rất kỹ tất cả
các phương án Vậy mà trong giao tiếp ta chưa bao giờ chuẩn bị lắng nghe cả(chuẩn bị cho lắng nghe như: chuẩn bị sức khỏe, chuẩn bị kiến thức về điều ta sắpnghe, chuẩn bị tinh thần và thái độ tốt để nghe, …) Đó chính là nguyên nhân làm
ta nghe kém hiệu quả Một ví dụ về chuẩn bị cho lắng nghe: ngày mai đi học ta cần
đi ngủ đúng giờ, không thức khuya để bảo đảm sức khỏe và khi lên lớp lắng nghebài giảng của thầy cô tốt hơn, khi đó ta không ngủ gật, hay ngáp trong lớp học
3 Các nguyên tắc lắng nghe và phản hồi tích cực
Hoạt động 1 : Các nguyên tắc lắng nghe tích cực
Trang 7- Phương pháp: Đỗng não
- Cách thực hiện:
Giáo viên đặt câu hỏi cho học sinh: Theo các em thì khi lắng nghe cần những nguyên tắc nào?
Giáo viên cho học sinh thảo luận và tổng hợp các ý kiến lên bảng
Sau đó giáo viên kết luận
Giữ khoảng cách thích hợp với người nói
NHỮNG ĐIỀU NÊN VÀ KHÔNG NÊN LÀM TRONG KHI LẮNG NGHE
o Khuyến khích người nói phát triển khả
năng tự giải quyết vấn đề của chính họ
o Giữ im lặng khi cần thiết
o Yêu cầu người nói làm rõ ý kiến khi
cần thiết
Thúc giục người nói
Tranh cãi
Đoán ý người nói
Cắt ngang lời người khác
Luôn nhìn vào đồng hồ
Trang 8- HS làm bài tập cá nhân về giao tiếp không lời
BÀI TẬP CÁ NHÂN VỀ GIAO TIẾP KHÔNG LỜI
Bạn hãy đánh dấu (x) cử chỉ nào là tích cực hoặc tiêu cực theo cách hiểu của bạn và giải thích
Ngôn ngữ cử chỉ Tích cực Tiêu cực Giải thích
- Tiến hành: Giáo viên nhờ bốn bạn trong lớp vẽ bốn bức tranh về cùng một chủ để
(nên vẽ hình đơn giản đỡ mất thời gian), sau đó giáo viên chọn 4 bạn học sinhtrong lớp và giao các nhiệm vụ cho 4 học sinh như sau: Bốn bạn sẽ sắm vai cácnhà phê bình trong một chương trình truyền hình để nhận xét về 4 bức tranh
Lưu ý: Việc giao nhiệm vụ phải bí mật không để các thành viên trong lớp biết, nên viết
ra giấy và đưa cho các em đọc kỹ yêu cầu nhiệm vụ Sau khi thực hiện sắm vai xong và giải thích ý nghĩa của hoạt động giáo viên phải thông báo cho cả lớp biết là bốn bạn vừa
Trang 9nhận xét theo yêu cầu của giáo viên để tránh sự hiểu lầm đối với bốn bạn được giao nhiệm vụ Nên chọn học sinh có khả năng phù hợp cho từng nhiệm vụ để đạt được mục đích tối đa của hoạt động, nếu cần thiết giáo viên nên sắm một vai diễn trong 4 vai diên.
Bạn số 1 có nhiệm vụ: Tìm những điểm xấu, điểm tiêu cực để nhận xét về bức
tranh.
Bạn số 2 có nhiệm vụ: Tìm những điểm xấu, điểm tiêu cực để nhận xét trước, sau
đó tìm một vài điểm tốt để khen.
Bạn số 3 có nhiệm vụ: Tìm những điểm tốt, điểm tích cực để nhận xét về bức
tranh, sau đó nhận xét về những điểm xấu, điểm tiêu cực của bức tranh.
Bạn số 4 có nhiệm vụ: Tìm những điểm tốt, điểm tích cực để nhận xét về bức tranh, sau đó chỉ ra những điểm chưa tốt, còn hạn chế của bức tranh và gợi ý cách khắc phục những điểm yếu, hạn chế đó.
- Kết thúc hoạt động sắm vai giáo viên đặt câu hỏi cho học sinh:
Theo các em trong bốn nhà phê bình, em thích cách nhận xét của nhà phê bình nào nhất? vì sao?
- Giáo viên ghi nhận các ý kiến của học sinh
Kết luận hoạt động :
- Khi chúng ta nhận xét về một người hay một sự việc nào đó, chúng ta nên bắt đầu từnhững điểm tích cực, điểm tốt của họ trước, sau đó góp ý chân thành về những điểm
chưa tốt và chỉ ra hướng khắc phục giúp họ hoàn thiện hơn, như vậy sẽ giúp chúng
ta đạt được hiệu quả trong giao tiếp và giữ được các mối quan hệ tốt với mọi người
Các nguyên tắc khi phản hồi tích cực
Cụ thể, rõ ràng, chính xác
Miêu tả sự việc, hành động, không phán xét
Nêu cả những điểm tốt và cả những điểm cần cải tiến, thay đổi
Trang 10Bài 2
KỸ NĂNG QUẢN LÝ CẢM XÚC
Mục tiêu bài học
- Hiểu được khái niệm cảm xúc và kỹ năng quản lý cảm xúc
- Nhận biết được cảm xúc của mình trong những tình huống cụ thể
- Biết được những biểu hiện cảm xúc thường gặp khi bị căng thẳng.
- Áp dụng được các giải pháp ứng phó căng thẳng vào cuộc sống
Nội dung bài học
1 Khái niệm cảm xúc và kỹ năng quản lý cảm xúc.
2 Nhận dạng và phân tích cảm xúc trong những tình huống cụ thể
3 Áp dụng các giải pháp kiềm chế cảm xúc
1 Khái niệm cảm xúc và quản lý cảm xúc
Hoạt động 1 : Tìm hiểu cảm xúc là gì?
- Xem hình các trạng thái cảm xúc:
Hãy đặt tên cho các trạng thái cảm xúc của mỗi bức hình?
- Giáo viên tổng hợp các ý kiến học sinh lên bảng
- Giáo viên nêu khái niệm cảm xúc
- Cảm xúc là tập hợp những phản ứng tự nhiên được bộ não phát ra một cách tự động
để giúp cơ thể và tâm trí chuẩn bị hành động thích hợp khi cảm giác phát hiện ra điều gì đó đang xảy ra liên quan đến chúng ta.
- Tất cả chúng ta đều có cảm xúc - bởi vì chúng ta đều là con người
- Về bản chất, cảm xúc phát sinh ngoài ý thức nhưng nó lại định hướng cho hành vi củacon người
Cảm xúc của con người thường được thể hiện qua trạng thái: vui, buồn, yêu, ghét nó có thể thay đổi dưới tác động của môi trường sống, và cũng có thể thay đổibằng cách thay đổi cách nhìn nhận của chúng ta về một vấn đề nào đó
Nếu bạn có cảm xúc tích cực thì bạn bạn sẽ cảm thấy cuộc sống dễ chịu, ngược lạinếu bạn không vượt qua được cảm xúc tiêu cực (stress ) thì nó sẽ ảnh hương rất
Trang 11nhiều đến cuộc sông của bạn, nó sẽ tác động đến cả sức khỏe thể chất, lẫn khả năng
tư duy Do vậy làm chủ cảm xúc của mình là một điều rất quan trọng
Kỹ năng quản lý cảm xúc là khả năng con người nhận thức rõ cảm xúc của mình trong một tình huống nào đó và hiểu được ảnh hưởng của cảm xúc đối với bản thân và đối với người khác thế nào, đồng thời biết cách điều chỉnh và thể hiện cảm xúc một các phù hợp
Kĩ năng quản lý cảm xúc còn có nhiều tên gọi khác như: xử lý cảm xúc, kiềm chếcảm xúc, làm chủ cảm xúc
Một người biết kiểm soát cảm xúc thì sẽ góp phần giảm căng thẳng giúp giao tiếp
và thương lượng hiệu quả hơn, giải quyết mâu thuẫn một cách hài hòa và mangtính xây dựng hơn, giúp ra quyết định và giải quyết vấn đề tốt hơn
Kỹ năng quản lý cảm xúc cần sự kết hợp với kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng ứng
xử với người khác và kỹ năng ứng phó với căng thẳng
2 Nhận dạng và phân tích cảm xúc trong những tình huống cụ thể
Kết luận:
- Trong cuộc sống của chúng ta phải đối mặt với nhiều vấn đề cùng một lúc Chínhđiều này đã làm cho chúng ta căng thẳng Có những người có khả năng đối mặt vàgiải quyết tốt vấn đề gặp phải nhưng cũng có người lâm vào cảnh căng thẳng lạicăng thẳng hơn vì không tìm được cách giải quyết vấn đề hoặc năng lực bản thânkhông đủ khả năng để ứng phó
Hoạt động 2 : Tìm hiểu các biểu hiện của căng thẳng và các trạng thái cảm xúc
Trang 12 Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Nhận biết được những tình huống thường gây căng thẳng trong cuộc sống hằngngày và ý nghĩa của việc nhận thức được các tình huống đó
- Biết được những cảm xúc thường gặp khi bị căng thẳng
- Hiểu được ảnh hưởng của cảm xúc khi căng thẳng đối với bản thân và ngườikhác
Cách tiến hành:
- Giáo viên đặt câu các hỏi cho học sinh:
Em hãy liệt kê những tình huống gây căng thẳng mà em đã trải qua?
Cảm xúc của em lúc đó như thế nào? Ảnh hưởng của trạng thái cảm xúc đó đối với em và người khác?
- Chia học sinh thành 4 nhóm thảo luận, ghi kết quả ra giấy và chia sẻ với cả lớp (cóthể khuyến khích học sinh trình bày theo sơ đồ tư duy)
- Giáo viên ghi nhận các ý kiến và giới thiệu một số tình huống và biểu hiện khi căngthẳng
NHỮNG TÌNH HUỐNG, NGUYÊN NHÂN GÂY CĂNG THẲNG Ở LỨA TUỔI
HỌC SINH
Bị trêu chọc, bắt nạt ở trường học và
nơi ở
Trước các kì thi quan trọng
Trong một môi trường mới (trường
mới, lớp mới, nơi ở mới )
Thay đổi tâm sinh lý khi đến tuổi
dậy thì
Hiểu lầm, xung đột trong quan hệ
với bạn bè
Tự mâu thuẩn với bản thân mình
Cảm giác bị cô lập với bạn bè
Kỳ vọng quá cao của gia đình
Quá tải trong học tậpGia đình có bạo lựcCha mẹ ly thân, ly dị
Bị thầy cô giáo hiểu lầm và khiển trách
Bị kỳ thị, xa lánh, định kiếnĐược giao quá nhiều nhiệm vụ ở lớp,trường
- Khi biết được những tình huống thường dẫn đến căng thẳng, chúng ta sẽ hiểu vàthông cảm hơn cho những bạn đang gặp phải hoàn cảnh như vậy, từ đó tránh đượcnhững hiểu lầm cũng như giúp đỡ bạn vượt qua khó khăn của mình và xây dựngtình bạn tốt đẹp hơn
NHỮNG DẤU HIỆU CẢNH BÁO TÌNH TRẠNG CĂNG THẲNG
Trang 13- Cảm giác quá tải
- Cảm thấy cô đơn, xa lạ
- Thường xuyên hồi hộp
- Mỏi mệt toàn thân
- Ăn nhiều quá hoặc ít quá
- Ngủ vùi hoặc ngủ quá ít
- Tự cô lập bản thân với người khác, tránhtiếp xúc
- Trì hoãn công việc
- Né tránh, thờ ơ với trách nhiệm
- Nhiều hành động bồn chồn (cắn móngtay, đi lại liên tục)
- Khó ngủ, ăn không ngon
- Nói năng không rõ ràng, khó hiểu
- Nói liên tục về một sự việc
- Mất khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ
- Hay tranh luận Phóng đại sự việc
- Dùng rượu, thuốc lá hoặc ma túy để giảitỏa Uống thuốc an thần
- Khi bị căng thẳng, chúng ta thường có những biểu hiện cảm xúc như: buồn chán,thất vọng, tức giận, lo lắng, hồi hộp, uất ức,… những cảm xúc này nếu khôngđược kiểm soát sẽ gây nên những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe bản thân cũng nhưđến mối quan hệ với những người xung quanh chúng ta
Trang 14- Ngược lại, nếu chúng ta nhận thức được trạng thái cảm xúc trong những tìnhhuống cụ thể và kiểm soát nó một cách hợp lý sẽ giúp chúng ta làm chủ được cảmxúc tránh những tình huống căng thẳng xảy ra ảnh hưởng đến hoạt động giao tiếpcủa mình.
- Việc nhận diện được cảm xúc bản thân trong những hoàn cảnh cụ thể là
bước đầu tiên giúp chúng ta kiểm soát cảm xúc theo hướng tích cực
3 Áp dụng một số giải pháp rèn luyện kỹ năng quản lý cảm xúc
Giải pháp 1 : Điểu chỉnh trạng thái cơ thể
- Lấy một ví dụ, khi bạn tức giận, cơ thể bạn sẽ có cảm giác hừng hực, tim đập nhanhhơn, tay nắm chặt,… và lúc đó nếu không điều chỉnh lại kịp thời bạn sẽ có thể mắcsai lầm, vì bạn phải tìm chỗ “trút giận”
- Giải pháp lúc này là bạn phải điều chỉnh cơ thể ngay lập tức, hãy buông lỏng cơ thể,thả lỏng tay chân, hít thở thật sâu và đều hoặc tự trấn an bản thân bằng những câu
như “bình tĩnh, bình tĩnh, thường thôi mà” Đảm bảo chỉ trong tích tắc bạn sẽ giảm
bớt được sự ức chế của mình
Giải pháp 2 : Tìm cách thoát khỏi tình huống nóng giận
- Nếu trong trường hợp bạn đã thực hiện các hoạt động như trên mà trong tình huống
đó vẫn khiến bạn nóng giận thì bạn nên tìm cách thoát ra khỏi tình huống đó, lánhmặt đi để nguôi cơn giận Sau đó tìm lúc thích hợp để giải quyết vấn đề
Giải pháp 3 : Nhìn nhận sự việc theo mặt tích cực
- Khi một sự việc xảy ra hãy nhìn cả mặt tiêu cực lẫn mặt tích cực của nó
- Thực hành: Hãy ghi vấn đề của bạn ra Rồi dành 15 phút để trả lời câu hỏi:
a Mặt tiêu cực của vấn đề là gì?
b Mặt tích cực của sự việc này là gì?
c Tôi mất gì và vẫn còn điều gì sau sự việc này?
d Sự việc đó đã giúp tôi nhận được bài học nào?
- Trong cuộc sống ai cũng có lúc đúng, lúc sai Vì vậy, hãy tạo điều kiện cho mình vàmọi người được có cơ hội sửa chữa những khuyết điểm đó
- Hiểu và áp dụng điều này vào cuộc sống chúng ta hãy nhìn người đối diện, đặc biệt
là người đang có mâu thuẫn với mình bằng con mắt nhân ái hơn Hãy nhìn họ ở cảnhững điểm tốt, điểm tích cực như vậy sẽ giúp chúng ta giảm bớt đi căng thẳng vớihọ