A.PHẦN MỞ ĐẦU1B.PHẦN NỘI DUNG2C.CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN TÁC GIẢ21.1.Khái quát về quyền tác giả:21.1.1.Khái niệm quyền tác giả:21.1.2.Đặc điểm của quyền tác giả21.1.3.Bảo hộ quyền tác giả31.1.4.Ý nghĩa bảo hộ quyền tác giả31.1.5.Các nguyên tắc bảo hộ quyền tác giả:41.2.Bảo hộ quyền tác giả theo pháp luật Hoa Kì:41.2.1.Sơ lược sự ra đời và phát triển của quyền tác giả:41.2.2.Đối tượng được bảo hộ quyền tác giả51.2.3.Chủ sở hữu quyền tác giả61.2.4.Thời hạn bảo hộ quyền tác giả61.2.5.Những hạn chế đối với quyền tác giả141.2.6.Ký hiệu quyền tác giả141.2.7.Đăng kí quyền tác giả151.2.8.Cục bản quyền tác giả và Ban trọng tài nhuận bút quyền tác giả161.2.9.Xâm phạm quyền tác giả và các biện pháp thực thi17CHƯƠNG 2. KINH NGHIỆM PHÁP LUẬT CHO VIỆT NAM192.1. So sánh pháp luật bảo hộ qyền tác giả của Hoa Kỳ và Việt Nam:192.1.1. Những điểm tương đồng trong các quy định pháp luật về bảo hộ quyền tác giả của Hoa Kỳ và Việt Nam192.1.2. Những điểm khác biệt trong các quy định pháp luật về bảo hộ quyền tác giả của Hoa Kỳ và Việt Nam192.2.Một số bài học kinh nghiệm đối với công tác lập pháp và thực thi pháp luật quyền tác giả tại Việt Nam202.2.1. Quản lý nhà nước về quyền tác giả20
Trang 1ĐẠI HỌC HUẾ ĐẠI HỌC LUẬT
BÀI TIỂU LUẬN
Đề tài
BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ THEO PHÁP LUẬT HOA KỲ
KINH NGHIỆM PHÁP LUẬT CHO VIỆT NAM
Sinh viên thực hiện:
1 Phan Thị Tiên Sinh
2 Tô Thị Minh Hằng Lớp: KT K37A
HUẾ, 04/2016
Trang 2MỤC LỤC
A PHẦN MỞ ĐẦU 1
B PHẦN NỘI DUNG 2
C CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN TÁC GIẢ 2
1.1 Khái quát về quyền tác giả: 2
1.1.1 Khái niệm quyền tác giả: 2
1.1.2 Đặc điểm của quyền tác giả 2
1.1.3 Bảo hộ quyền tác giả 3
1.1.4 Ý nghĩa bảo hộ quyền tác giả 3
1.1.5 Các nguyên tắc bảo hộ quyền tác giả: 4
1.2 Bảo hộ quyền tác giả theo pháp luật Hoa Kì: 4
1.2.1 Sơ lược sự ra đời và phát triển của quyền tác giả: 4
1.2.2 Đối tượng được bảo hộ quyền tác giả 5
1.2.3 Chủ sở hữu quyền tác giả 6
1.2.4 Thời hạn bảo hộ quyền tác giả 6
1.2.5 Những hạn chế đối với quyền tác giả 14
1.2.6 Ký hiệu quyền tác giả 14
1.2.7 Đăng kí quyền tác giả 15
1.2.8 Cục bản quyền tác giả và Ban trọng tài nhuận bút quyền tác giả 16
1.2.9 Xâm phạm quyền tác giả và các biện pháp thực thi 17
CHƯƠNG 2 KINH NGHIỆM PHÁP LUẬT CHO VIỆT NAM 19
2.1 So sánh pháp luật bảo hộ qyền tác giả của Hoa Kỳ và Việt Nam: 19
2.1.1 Những điểm tương đồng trong các quy định pháp luật về bảo hộ quyền tác giả của Hoa Kỳ và Việt Nam 19
2.1.2 Những điểm khác biệt trong các quy định pháp luật về bảo hộ quyền tác giả của Hoa Kỳ và Việt Nam 19
2.2 Một số bài học kinh nghiệm đối với công tác lập pháp và thực thi pháp luật quyền tác giả tại Việt Nam 20
2.2.1 Quản lý nhà nước về quyền tác giả 20
Trang 3Sự khác biệt về quản lý nhà nước giữa Cục Bản quyền tác giả của Việt Nam và
Hoa Kỳ 20
2.2.2 Trình tự, thủ tục đăng ký bản quyền tác giả 21
2.2.3 Hệ thống chế tài trong việc thực thi bảo hộ quyền tác giả 21
2.2.4 Vai trò của các Hiệp hội liên quan đến quyền tác giả 21
2.2.5 Vi xâm phạm quyền tác giả có liên quan đến quyền lợi của các hội viên cũng như các hiệp hội 22
2.2.6 Vấn để bản quyền và văn hóa 23
2.2.7 Giải quyết những thách thức về vấn đề bản quyền trong thời đại kỹ thuật số- nội dung trọng tâm của việc bảo hộ quyền tác giả trong giai đoạn hiện nay 23
2.3 Một số giải pháp và kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về bảo hộ quyền tác giả ở Việt Nam 29
2.3.1 Khái quát một số kết quả trong công tác lập pháp về bảo hộ quyền tác giả tại Việt Nam 29
2.3.2 Một số tồn tại và giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật bảo hộ quyền tác giả của Việt Nam 31
C.KẾT LUẬN 33
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 35
Trang 4A PHẦN MỞ ĐẦU
Sở hữu trí tuệ được hiểu là việc sở hữu các tài sản trí tuệ - những kết quả từhoạt động tư duy, sáng tạo của con người Đối tượng của loại sở hữu này là các tàisản phi vật chất nhưng có giá trị kinh tế, tinh thần to lớn góp phần quan trọng trongquá trình hình thành và phát triển nền văn minh, khoa học, công nghệ của nhân loại
Đó là các tác phẩm văn học, nghệ thuật, các công trình khoa học – kĩ thuật ứngdụng cũng như các tên gọi, hình ảnh được sử dụng trong các hoạt động thươngmại.Do vậy, việc bảo hộ quyền tác giả đối với các sản phẩm của sự sáng tạo trí tuệcủa các quốc gia trên thế giới cũng như ở Việt Nam có ý nghĩa vô cùng quan trọng
Hoa Kì là nước công nghiệp rất phát triển, các quy định về quyền tác giả rấtchặt chẽ, vấn đề bảo hộ cũng như thực thi các xâm phạm quyền tác giả được coitrọng và thực hiện một cách nghiêm chỉnh.Vì vậy, việc nghiên cứu, học hỏi kinhnghiệm của quốc gia này nhằm phục vụ công tác xây dựng pháp luật về bảo vệquyền tác giả có ý nghĩa to lớn đối với Việt Nam
Bên cạnh đó, Hoa Kì là đối tác thương mại lớn của Việt Nam và đồng thời làbên tham gia kí kết hiệp định về Quyền tác giả năm 1997, Hiệp định Thương mạinăm 2001, hai nước cùng là thành viên Công ước Bern về bảo hộ quyền tác giả Do
đó, việc nghiên cứu, tiếp thu, tiến tới sự tương thích về pháp luật trong lĩnh vựcquyền tác giả giữa hai nước là điều kiện hết sức quan trọng trong giao lưu, hợp tác
về kinh tế, thương mại, văn hóa
Tuy có ý nghĩa lí luận và thực tiễn quan trọng như vậy nhưng vấn đề bảo hộquyền tác giả trong pháp luật Hoa Kì chưa được các nhà khoa học pháp lý đầu tưnghiên cứu một cách thỏa đáng Chính vì vậy, nhóm đã chọn đề tài tiểu luận là
“Bảo hộ quyền tác giả theo pháp luật Hoa Kì – kinh nghiệm pháp luật cho Việt
Nam”.
Trang 5B PHẦN NỘI DUNG
C CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN TÁC GIẢ
1.1 Khái quát về quyền tác giả:
1.1.1 Khái niệm quyền tác giả:
Quyền tác giả, theo tiếng anh thực chất là quyền sao chép vì từ “copyright”được ghép từ “copy” (sao chép) và “right” (quyền)
Các nước theo hệ thống luật dân sự (civil law) (của các nước châu Âu lụcđịa, điển hình là Pháp) gọi là quyền tác giả (droit d’ auteur) Ngay trong thuật ngữnày tác giả được đề cập một cách trực tiếp thể hiện quyền của tác giả trước hết làquyền tinh thần đối với những tài sản trí tuệ do mình sáng tạo ra, sau đó mới làquyền kinh tế (thương mại hóa tài sản trí tuệ) Với thuật ngữ quyền tác giả, đã thểhiện và ghi nhận trực tiếp các quyền tinh thần và quyền kinh tế của tác giả.1
Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, quyền tácgiả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu
Như vậy, có thể khái quát quyền tác giả là quyền của người sáng tác đối vớicác tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học do họ sáng tạo quyền tác giả bao gồmnhững quyền nhân thân, quyền tài sản của tác giả liên quan đến tác phẩm, các quyềnnày được bảo hộ bởi pháp luật
1.1.2 Đặc điểm của quyền tác giả
Thứ nhất, quyền tác giả là quyền gắn liền với nhân thân của chủ thể sáng tạo,
là sự thể hiện quyền cơ bản của con người, đó là quyền tự do sáng tạo
Thứ hai, quyền tác giả bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản.Quyền nhânthân là những quyền gắn liền với các chủ thể, bao gồm quyền nhân thân không thểchuyển giao và quyền nhân thân có thể chuyển giao.Còn quyền tài sản là độc quyềnkhai thác hoặc cho người khác khai thác tác phẩm của chủ sở hữu quyền tác giả
Thứ ba, quyền tác giả có thể trở thành đối tượng của các giao dịch mua bánthông qua hình thức chuyển quyền sử dụng quyền tác giả bằng hợp đồng
Thứ tư, đối tượng của quyền tác giả được định hình dưới một dạng vật chấtnhất định và thiên về việc bảo hộ hình thức thể hiện tác phẩm, cùng với sự phát
1 Giáo trình Pháp luật sở hữu trí tuệ Đại học Luật Huế , trang 31
Trang 6triển khoa học công nghệ quyền tác giả dễ bị xâm phạm hơn Đối tượng bảo hộquyền tác giả là các tác phẩm – những ý tưởng sáng tạo được thể hiện dưới hìnhthức vật chất nhất định Pháp luật về quyền tác giả chỉ bảo hộ hình thức thể hiện củacác ý tưởng sáng tạo mà không quy định điều kiện nội dung và giá trị nghệ thuậtcủa tác phẩm được bảo hộ
Điều này có nghĩa là mặc dù ý tưởng của các tác giả là trùng hoặc tương tựvới nhau nhưng được thể hiện dưới hình thức khác thì các tác giả đó đều được phápluật bảo hộ quyền tác giả với tác phẩm do mình sáng tạo ra
Cũng vì đặc điểm này mà các tác phẩm muốn được bảo hộ cần phải đượcđịnh hình dưới một hình thức nhất định (từ ngữ, hình ảnh, âm thanh, màu sắc )
Thứ năm, quyền tác giả xác lập theo cơ chế bảo hộ tự động và được bảo hộmột cách không tuyệt đối Các quy định về việc sử dụng hợp lý tác phẩm cho thấyrằng quyền tác giả không phải được bảo vệ tuyệt đối.2
1.1.3 Bảo hộ quyền tác giả
Bảo hộ quyền tác giả có ý nghĩa sống còn đối với tăng trưởng và phát triểnkinh tế của tất cả các quốc gia Pháp luật của các quốc gia, các điều ước quốc tế đều
đã quan tâm nhiều đến việc bảo hộ quyền tác giả nhằm ngăn chặn tình trạng viphạm bản quyền có xu hướng ngày càng gia tăng không chỉ ở các nước đang pháttriển mà cả ở những nước phát triển như Hoa Kì, Nhật Bản, Trong bối cảnh chịusức ép của tiến trình toàn cầu hóa hội nhập kinh tế quốc tế cũng như sự phát triểnkhông ngừng của khoa học công nghệ hướng tới nền kinh tế tri thức thì bảo hộquyền tác giả là phương thức hữu hiệu nhất để bảo vệ sức sáng tạo của toàn xã hộinhằm tạo lập môi trường văn hóa của các quốc gia ngày càng nâng cao
1.1.4 Ý nghĩa bảo hộ quyền tác giả
Bảo hộ quyền tác giả có ý nghĩa vô cùng to lớn
Thứ nhất, bảo hộ quyền tác giả góp phần thúc đẩy sức sáng tạo và sự phát
triển của văn học, nghệ thuật và khoa học góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế
-xã hội không chỉ trong phạm vi quốc gia mà còn cả trên trường quốc tế
Thứ hai, thông qua việc bảo hộ quyền tác giả sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho
việc phổ biến tác phẩm tới công chúng và là cầu nối cho việc tăng cường sự hiểu
Trang 7biết giữa các dân tộc, tạo tiền đề cho việc thiết lập hệ thống bảo hộ quốc tế đối vớiquyền tác giả trong phạm vi toàn cầu.
Thứ ba, bảo hộ quyền tác giả dù ở cấp độ quốc gia hay quốc tế cũng sẽ góp
phần vào việc bảo đảm một cơ chế bảo hộ quyền tác giả ngày càng có hiệu quảhơn.Việc bảo hộ quyền tác giả thông qua các phương thức như phương thức dân sự,phương thức hành chính và phương thức hình sự
1.1.5 Các nguyên tắc bảo hộ quyền tác giả:
Nguyên tắc bảo hộ quyền tác giả là tư tưởng chỉ đạo cho các chủ thể khi vậndụng các quy phạm pháp luật về quyền tác giả, đặc biệt là đối với việc áp dụng cácquy định về quyền tác giả của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi giải quyết tranhchấp.các nguyên tắc bảo hộ quyền tác giả bao gồm:
- Nguyên tắc đối xử quốc gia là nguyên tắc bảo trợ tác phẩm có nguồn gốc từcác quốc gia thành viên của Công ước, tương tự như bảo hộ tác phẩm của công dânchính quốc gia mình
- Nguyên tắc đương nhiên bảo hộ là sự bảo hộ không lệ thuộc vào bất kỳ thủtục hình thức nào như là thủ tục đăng ký, nộp lưu chiểu hoặc các thủ tục tương tự
- Nguyên tắc độc lập bảo hộ việc hưởng và thực thi các quyền được đề cậptheo công ước là độc lập với những gì hiện được hưởng tại nước xuất xứ của tácphẩm
- Nguyên tắc bảo hộ suốt đời Quyền tác giả với nguyên tắc chung là đượcbảo hộ cho cho cả cuộc đời tác giả và 50 năm sau khi tác giả qua đời Với mỗi loạihình tác phẩm thì có những ngoại lệ khác nhau về thời gian bảo hộ quyền tác giả.3
1.2 Bảo hộ quyền tác giả theo pháp luật Hoa Kì:
1.2.1 Sơ lược sự ra đời và phát triển của quyền tác giả:
Trong thời kỳ Cổ đại và thời kỳ Trung Cổ người ta chưa biết đến quyền chomột tác phẩm trí tuệ.Cùng với phát minh in (khoảng 1440), các bản sao chép lại củamột tác phẩm bắt đầu có thể được sản xuất ở số lượng lớn một cách dễ dàng hơn.Nhưng tác giảvẫn chưa có được "quyền tác giả" ở bên cạnh và còn phải vui mừng làchẳng những tác phẩm được in mà nhà in hay nhà xuất bản còn trả cho một số tiềncho bản viết tay Khi thời kỳ Phục hưng bắt đầu, cá nhân con người trở nên quan
Trang 8trọng hơn và đặc quyền tác giả cũng được ban phát để thưởng cho những ngườisáng tạo ra tác phẩm của họ Mãi đến thế kỷ XVIII, lần đầu tiên mới có các lýthuyết về các quyền giống như sởhữu cho các lao động trí óc (và hiện tượng của sởhữu phi vật chất) Trong một bộ luật của nước Anh năm 1710, Statue of Anne, lầnđầu tiên một độc quyền sao chép của tác giả được công nhận.Tác giả sau đó nhượngquyền này lại cho nhà xuất bản.Sau một thời gian được thỏa thuận trước tất cả cácquyền lại thuộc về tác giả.Tác phẩm phải được ghi vào trong danh mục của nghiệphội các nhà xuất bản và phải có thêm ghi chú copyright để được bảo vệ.Phươngpháp này được đưa vào ứng dụng tại Hoa kỳ vào năm 1795 (yêu cầu phải ghi vàodanh mục được bãi bỏ tại Anh vào năm 1956 và tại Hoa Kỳvào năm 1978).
HR 5728, Đạo luật Stela tái phê chuẩn năm 2014 ( PL 113-200 ) đã ký thànhluật 04 tháng 12 năm 2014, sửa đổi tiêu đề 17 (UNITED STATES CODE TITLE17—COPYRIGHTS AS AMENDED THROUGH DECEMBER 13, 2003)
1.2.2 Đối tượng được bảo hộ quyền tác giả
Theo quy định tại Điều 102 Luật quyền tác giả của Hợp chủng quốc Hoa Kìhiện hành,Luật quyền tác giả bảo hộ tác phẩm nguyên thủy độc đáo hoàn chỉnh củatác giả đã được định hình dưới bất kì một dạng vật chất thể hiện hữu hình nào hiện đãđược biết hoặc sẽ được phát triển trong tương lai, mà từ các dạng vật chất thể hiệnhữu hình này tác phẩm có thể được cảm nhận, tái bản hoặc phổ biến khác hoặc là trựctiếp hoặc là với sự trợ giúp của các máy móc thiết bị Pháp luật Hoa Kì, trong bất kỳtrường hợp nào sự bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm nguyên thuỷ độc đáo hoànchỉnh của tác giả không mở rộng đến các ý tưởng, các biện pháp, phương pháp,nguyên lý hoạt động, khái niệm, quy luật, phát minh, không phân biệt hình thức màchúng được miêu tả, giải thích, minh hoạ hoặc diễn đạt trong tác phẩm đó
Về thể loại, tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả bao gồm: Tác phẩm vănhọc, tác phẩm âm nhạc bao hàm tác phẩm kèm theo bất kỳ một từ nào, tác phẩm sânkhấu bao hàm các tác phẩm kèm theo bất kỳ âm thanh nào, tác phẩm kịch câm và
vũ ba lê, tác phẩm về nghệ thuật, Hoa kỳ thuật, điêu khắc, tác phẩm điện ảnh và cáctác phẩm nghe nhìn khác, bản ghi âm, và tác phẩm kiến trúc.4
4 Luật quyền tác giả của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (UNITED STATES CODE TITLE 17—COPYRIGHTS AS AMENDED THROUGH DECEMBER 13, 2003) Điều 102: Đối tượng điều chỉnh của Luật Quyền tác giả: quy định chung
Trang 9Về nguồn gốc, theo quy định tại Điều 103 Luật quyền tác giả của Hợp chủngquốc Hoa Kì, tác phẩm được bảo hộ không chỉ có tác phẩm nguyên thủy mà cònbao gồm các tác phẩm phái sinh, tác phẩm biên soạn.5
1.2.3 Chủ sở hữu quyền tác giả
Khái niệm chủ sở hữu quyền tác giả được giải thích tại Điều 101 Luật quyềntác giả như sau: “Chủ sở hữu quyền tác giả, đối với bất kì một quyền độc quyền nàođược quy định trong Luật quyền tác giả, chỉ người chủ sở hữu của quyền cụ thể đó”.Theo đó chủ sở hữu quyền tác giả là người sở hữu các quyền tác giả được ghi nhận,bảo hộ bởi Luật quyền tác giả
Theo quy định tại Chương 2Luật quyền tác giả Hoa Kì, chủ sở hữu quyền tácgiả bao gồm:
Thứ nhất, chủ sở hữu gốc là tác giả (các tác giả), người sáng tạo ra tác phẩmđược bảo hộ Theo quy định này, tác giả (các tác giả) là chủ sở hữu trước tiên vàđương nhiên của quyền tác giả
Thứ hai, chủ sở hữu là người mà tác phẩm được tạo ra cho họ Người chủ sởhữu này không sáng tác ra tác phẩm được bảo hộ nhưng tác phẩm đó tạo cho họbằng cách thuê mướn
Thứ ba, chủ sở hữu là người được chuyển nhượng quyền tác giả Chủ sở hữuquyền tác giả có thể chuyển nhượng một phần hay toàn bộ quyền này cho ngườikhác theo phương thức chuyển nhượng hợp pháp nào đó hoặc bằng cách để lại thừa
kế Bởi vậy, người nhận chuyển nhượng, nhận thừa kế phần quyền được chuyểnnhượng một cách độc lập với các quyền khác thuộc quyền tá giả
Thứ tư, chủ sở hữu trong trường hợp tác phẩm hợp tuyển Quyền tác giả tácphẩm của từng tác phẩm riêng biệt trong một tác phẩm hợp tuyển là độc lập vớiquyền tác giả tác phẩm hợp tuyển như một tổng thể, và trước hết thuộc về các tácgiả của các tác phẩm riêng biệt đó
1.2.4 Thời hạn bảo hộ quyền tác giả
Để bảo đảm cho việc bảo hộ được toàn diện, theo quy định tại Chương 3Luậtquyền tác giả Hoa Kì, thời hạn bảo hộ quyền tác giả như sau:
5 Điều 103: Đối tượng điều chỉnh của Luật quyền tác giả: tác phẩm biên soạn và tác phẩm phái sinh
Trang 10Đối với các tác phẩm được sáng tạo vào hoặc sau ngày 1/1/1978: quyền tácgiả đối với tác phẩm được sáng tạo vào hoặc sau ngày 1/1/1978, tồn tại từ ngày tácphẩm được sáng tạo và , ngoại trừ trường hợp quy định tại các Khoản tiếp theo, kéodài một thời hạn là cả cuộc đời của tác giả và 50 năm sau khi tác giả chết Tuynhiên, đối với các tác phẩm khuyết danh, ký danh hoặc sáng tạo do thuê mướn,quyền tác giả kéo dài một thời hạn là 70 năm kể từ năm công bố lần đầu của tácphẩm, hoặc một thời hạn là 100 năm kể từ năm sáng tạo tác phẩm, tuỳ thuộc vàothời hạn nào kết thúc trước.
Đối với các tác phẩm đã được sáng tạo nhưng không được công bố hoặc cóquyền tác giả trước ngày 1/1/1978, quyền tác giả đối với tác phẩm được sáng tạotrước ngày 1/1/1978, nhưng không thuộc lĩnh vực công cộng trước thời điểm nàyhoặc có quyền tác giả, tồn tại từ ngày 1/1/1978, và kéo dài một thời hạn quy định tạiĐiều 302 Tuy nhiên, trong đó không một trường hợp nào thời hạn bảo hộ quyền tácgiả đối với các tác phẩm đó kết thúc trước ngày 31/12/2002; và nếu tác phẩm nàyđược công bố vào hoặc trước ngày 31/12/2002, thời hạn bảo hộ quyền tác giả sẽkhông kết thúc trước ngày 31/12/2027
Ngoài ra, Đạo luật tạo ra một hạn bảy mươi lăm năm tĩnh (ngày kể từ ngàycông bố) cho tác phẩm khuyết danh, công danh, và các công trình thực hiện chothuê Thời hạn gia hạn cho các công trình có bản quyền trước năm 1978 đã không
đã bước vào phạm vi công cộng được tăng 28 năm tới bốn mươi bảy năm, tổngcộng thời hạn bảy mươi lăm năm Năm 1998, Luật Gia hạn bản quyền tiếp tục mởrộng bảo vệ bản quyền với thời gian trong cuộc đời của tác giả cộng thêm bảy mươinăm đối với quyền tác giả nói chung và để chín mươi lăm năm đối với các côngtrình được thực hiện cho thuê và các công trình có bản quyền trước năm 1978.6
Thời hạn bảo hộ quyền tác giả: các tác phẩm hiện có: Điều 304 quy định:(a) Quyền tác giả có thời hạn bảo hộ lần đầu vào ngày 1/1/1978:
Trang 11(i) Bất kỳ tác phẩm được công bố sau khi tác giả chết nào hoặc của bất kỳ ấnphẩm định kỳ, bách khoa toàn thư, hoặc tác phẩm hợp tuyển khác mà quyền tác giảcủa tác phẩm này bị chiếm hữu nguyên thuỷ bởi chủ sở hữu của tác phẩm đó, hoặc
(ii) Bất kỳ tác phẩm có quyền tác giả nào thuộc về tổ chức (ngoài nhữngngười được chuyển nhượng hoặc cấp phép bởi cá nhân tác giả) hoặc thuộc về ngườichủ mà đối với người này tác phẩm được tạo ra do thuê mướn,
Người chủ sở hữu quyền tác giả này sẽ được hưởng sự mở rộng và nối tiếpthời hạn bảo hộ quyền tác giả đối với các tác phẩm đó một thời hạn là 47 năm nữa
(C) Đối với trường hợp bất kỳ tác phẩm có quyền tác giả nào bao hàm cả sựđóng góp của cá nhân một tác giả trong một ấn phẩm định kỳ hoặc bách khoa toànthư hoặc tác phẩm hợp tuyển khác:
(i) Tác giả của những tác phẩm đó, nếu tác giả còn sống,
(ii) Vợ hoặc chồng goá, hoặc con cái của tác giả, vợ hoặc chồng goá củanhững người con không còn sống của tác giả, hoặc
(iii) Những người thực hiện di chúc của tác giả, nếu tác giả, vợ hoặc chồnggoá, hoặc con cái của tác giả không còn sống, hoặc
(iv) Người có họ kế tiếp của tác giả, trong trường hợp không có di chúc,
sẽ được hưởng sự mở rộng và nối tiếp thời hạn bảo hộ quyền tác giả đối vớicác tác phẩm đó một thời gian 47 năm nữa
(2).
(A) Vào thời điểm kết thúc thời hạn bảo hộ quyền tác giả lần đầu đối với tácphẩm quy định tại Điểm (1)(B) của Khoản này, quyền tác giả sẽ kéo dài một thờihạn mở rộng và nối tiếp 47 năm nữa, trong trường hợp:
(i) Nếu một đơn đăng ký yêu cầu hưởng thời hạn thêm được gửi tới Cục Bảnquyền tác giả trong vòng một năm trước khi kết thúc thời hạn quyền tác giả lần đầu,
và yêu cầu này được đăng ký, sẽ thuộc về chủ sở hữu quyền tác giả của tác phẩm
đó, người được hưởng quyền yêu cầu nối tiếp thời hạn quyền tác giả và thời điểmđơn được gửi, hoặc
(ii) Nếu không một đơn nào được nộp hoặc yêu cầu theo đơn này khôngđược đăng ký, vào thời điểm bắt đầu của thời hạn thêm, sẽ thuộc về người hoặc tổ
Trang 12chức mà đã là chủ sở hữu của quyền tác giả vào ngày cuối cùng của thời hạn quyềntác giả đầu tiên.
(B) Vào thời điểm kết thúc thời hạn quyền tác giả lần đầu đối với với tácphẩm quy định tại Điểm (1)(C) của Khoản này, quyền tác giả sẽ kéo dài một thờihạn mở rộng và nối tiếp một thời gian 47 năm nữa, trong trường hợp:
(i) Nếu một đơn đăng ký yêu cầu thời hạn thêm này đã được nộp tại CụcBản quyền tác giả trong vòng một năm trước khi kết thúc thời hạn quyền tác giả lầnđầu, và yêu cầu này được chứng nhận, vào thời điểm bắt đầu thời hạn thêm, sẽthuộc về bất kỳ người nào được hưởng quyền theo quy định tại Điểm (1)(C) đối vớiviệc mở rộng và nối tiếp quyền tác giả vào thời điểm đơn được nộp; hoặc
(ii) Nếu không một đơn nào được nộp hoặc yêu cầu theo đơn này đã khôngđược đăng ký,vào điểm bắt đầu của thời hạn thêm, sẽ thuộc về bất kỳ người nàođược hưởng quyền theo Điểm (1)(C) vào ngày cuối cùng của thời hạn quyền tác giảlần đầu, đối với việc mở rộng và nối tiếp quyền tác giả
(ii) Vào bất kỳ thời điểm nào trong khoảng thời hạn mở rộng và nối tiếpquyền tác giả bởi bất kỳ người nào mà đối với người này thời hạn hưởng thêmthuộc về họ theo Điểm (2)(A) hoặc (B), hoặc bởi bất kỳ thừa kế hoặc người được uỷquyền của người này, nếu đơn được nộp theo tên của người đó
(B) Các đơn này không phải là điều kiện của việc mở rộng và nối tiếp thờihạn quyền tác giả đối với tác phẩm một thời gian 47 năm nữa
(4)
(A) Nếu một đơn để đăng ký yêu cầu về việc mở rộng và nối tiếp thời hạnquyền tác giả đối với tác phẩm không được nộp trong vòng một năm trước thờiđiểm kết thúc thời hạn quyền tác giả lần đầu đối với tác phẩm, hoặc nếu yêu cầutheo đơn này đã không được đăng ký, thì một tác phẩm phái sinh được sáng tạo theo
Trang 13sự cho phép của một sự cấp quyền hoặc cấp phép bản quyền được thực hiện trướcthời điểm kết thúc thời hạn quyền tác giả lần đầu có thể tiếp tục được sử dụng theocác điều khoản của sự cấp quyền đó trong thời hạn mở rộng và nối tiếp quyền tácgiả mà không vi phạm quyền tác giả, miễn là sự sử dụng đó không mở rộng tới việcsáng tạo trong thời hạn mở rộng và nối tiếp quyền tác giả các tác phẩm phái sinhkhác trên cơ sở tác phẩm có quyền tác giả bao hàm trong sự cấp phép đó.
(B) Nếu đơn để đăng ký yêu cầu mở rộng và nối tiếp thời hạn quyền tác giảđối với tác phẩm được nộp trong vòng một năm trước thời điểm kết thúc thời hạn,vàyêu cầu đó được đăng ký, chứng nhận về đăng ký này sẽ tạo thành chứng cớ hiểnnhiên không phải chứng minh đối với hiệu lực của quyền tác giả trong thời hạn mởrộng và nối tiếp và của các sự kiện tuyên bố trong chứng nhận Giá trị của chứng cứtuỳ thuộc vào các chứng nhận của đăng ký thời hạn mở rộng và nối tiếp quyền tácgiả được thực hiện sau khi kết thúc thời gian một năm này sẽ thuộc phạm vi xem xétcủa toà án
(b) Quyền tác giả trong thời hạn nối tiếp và đăng ký thời hạn nối tiếp trướcngày /1/11978: thời hạn của bất kỳ quyền tác giả nào, thời hạn nối tiếp của quyềntác giả đó tồn tại vào bất kỳ thời điểm nào giữa khoảng thời gian từ 31/12/1976 tới31/12/1977, tất cả, hoặc đối với quyền tác giả mà đăng ký thời hạn nối tiếp đượcthực hiện giữa khoảng thời gian từ 31/12/1976 tới 31/12/1977, tất cả, được mở rộngkéo dài một thời hạn là 75 năm kể từ ngày quyền tác giả đó được công nhận gốc
(c) Chấm dứt sự chuyển nhượng và cấp phép trong thời hạn nối tiếp: trongtrường hợp bất kỳ quyền tác giả nào tồn tại hoặc là trong thời hạn đầu tiên hoặc làtrong thời hạn nối tiếp vào ngày 1/1/1978, ngoại trừ quyền tác giả đối với các tácphẩm được làm do thuê mướm, sự cấp độc quyền hoặc không độc quyền theo mộtchuyển nhượng hoặc cấp phép trong thời hạn nối tiếp quyền tác giả hoặc bất kỳquyền nào theo quyền tác giả đó, được thực hiện trước 1/1/1978, bởi bất kỳ ngườinào được ủy nhiệm theo khoản (a)(1)(C) của Điều này, ngoại trừ trường hợp theo dichúc, thuộc đối tượng chấm dứt theo các điều kiện sau:
(1) Trong trường hợp sự cấp quyền được thực hiện bởi người hoặc nhữngngười không phải là tác giả, sự chấm dứt của sự cấp quyền này có thể có hiệu lựcbởi người hoặc những người còn sống đã thực hiện sự cấp quyền đó Trong trường
Trang 14hợp sự cấp quyền được thực hiện bởi một hoặc nhiều tác giả của tác phẩm, sự chấmdứt của sự cấp quyền này có thể có hiệu lực, tuỳ thuộc vào mức độ tỷ phần trongquyền sở hữu quyền tác giả trong thời hạn nối tiếp của một tác giả cụ thể, bởi ngườihoặc những người mà theo Điểm (2) của Khoản này sở hữu và được hưởng quyềnthực thi tổng số lợi ích từ sự chấm dứt của tác giả trên 50 %.
(2) Trong trường hợp tác giả chết, lợi ích từ sự chấm dứt của tác giả được sởhữu và có thể được thực hiện bởi người vợ hoặc chồng goá, con cái hoặc cháu chắtcủa người này như sau:
(A) Người chồng hoặc vợ goá sở hữu toàn bộ lợi ích của tác giả từ sự chấmdứt nếu không có bất kỳ người con hoặc cháu này của tác giả còn sống; và trongtrường hợp này thì người chồng hoặc vợ goá này sở hữu 50% lợi ích của tác giả;
(B) Những người con còn sống của tác giả và những người con còn sốngcủa những người con đã chết của tác giả sở hữu toàn bộ lợi ích từ sự chấm dứtcủa tác giả nếu không có người chồng hoặc vợ goá của tác giả, và trong trườnghợp sau này quyền sở hữu 50% lợi ích của tác giả được phân chia giữa nhữngngười này với nhau;
(C) Các quyền của những người con và cháu của tác giả trong tất cả cáctrường hợp được phân chia giữa họ với nhau và được thực hiện trên cơ sở tỷ lệ phùhợp với số những người con của tác giả được đại diện, phần của những người concủa một người con đã chết của tác giả đối với lợi ích từ sự chấm dứt có thể chỉ đượcthực hiện thông qua hành vi của đa số những người con đó
(3) Chấm dứt cấp quyền có thể có hiệu lực vào bất kỳ thời điểm nào trongkhoảng thời gian 5 năm kể từ khi kết thúc 56 năm tính từ ngày quyền tác giả đượccông nhận gốc, hoặc kể từ ngày 1/1/1978, tuỳ thuộc vào thời điểm nào xẩy ra sau
(4) Sự chấm dứt cấp quyền có thể có hiệu lực thông qua việc gửi thông báotrước bằng văn bản cho người được cấp quyền hoặc người thừa kế hợp pháp củangười được cấp quyền Trong trường hợp sự cấp quyền được thực hiện bởi mộthoặc những người mà không phải là tác giả, thông báo sẽ được ký bởi tất cả nhữngngười được quyền chấm dứt sự cấp quyền theo Điểm (1) của Khoản này, hoặc bởinhững đại diện được uỷ nhiệm toàn quyền của họ Trong trường hợp sự cấp quyềnđược thực hiện bởi một hoặc nhiều tác giả của tác phẩm, thông báo trong phạm vi
Trang 15từng phần của tác giả sẽ được ký bởi tác giả hoặc đại diện được uỷ nhiệm toànquyền của người đó hoặc nếu tác giả này chết, được ký bởi số lượng và tỷ lệ nhữngngười sở hữu lợi ích từ sự chấm dứt của tác giả đó theo yêu cầu của Điểm (1) và (2)của Khoản này, hoặc được ký bởi những người được uỷ nhiệm toàn quyền của họ.
(A) Thông báo sẽ tuyên bố ngày có hiệu lực của sự chấm dứt, ngày mà sẽrơi vào khoảng thời gian 5 năm quy định tại Điểm (3) của Khoản này, và thông báo
sẽ được gửi không dưới 2 năm hoặc trên 10 năm trước ngày đó Bản sao của thôngbáo sẽ được đăng ký tại Cục Bản quyền tác giả trước ngày có hiệu lực của sự chấmdứt như là điều kiện để sự chấm dứt có hiệu lực
(B) Thông báo này phải tuân thủ theo hình thức, nội dung và trình tự gửithông báo theo các quy định sẽ ban hành trong một quy chế
(5) Chấm dứt cấp quyền có thể có hiệu lực không phụ thuộc vào bất kỳthoản thuận về sự trái ngược nào, kể cả thoả thuận về việc làm di chúc hoặc thựchiện bất kỳ sự cấp quyền trong tương lai nào
(6) Trong trường hợp sự cấp quyền được thực hiện bởi người hoặc nhữngngười không phải là tác giả, tất cả các quyền theo Điều Luật này mà được bao hàmtrong sự cấp quyền bị chấm dứt, vào ngày có hiệu lực của sự chấm dứt sẽ lại thuộc
về tất cả những người được hưởng quyền chấm dứt sự cấp quyền đó theo Điểm (1)của Khoản này Trong trường hợp sự cấp quyền được thực hiện bởi một hoặc nhiềutác giả của tác phẩm, tất cả các quyền cụ thể của tác giả theo Điều luật này mà baohàm trong sự cấp quyền bị chấm dứt, vào ngày có hiệu lực của sự chấm dứt, sẽ lạithuộc về tác giả này, hoặc nếu tác giả này đã chết, thuộc về những người sở hữu lợiích từ sự chấm dứt theo Điểm (2) của Khoản này, kể cả những người chủ sở hữukhông cùng ký thông báo về sự chấm dứt theo Điểm (4) của Khoản này, trong tất cảcác trường hợp các quyền thuộc sở hữu trở lại này phụ thuộc và các hạn chế sau:
(A) Tác phẩm phái sinh được sáng tạo theo sự cho phép của một sự cấpquyền trước khi chấm dứt sự cấp quyền này có thể tiếp tục được sử dụng theo cácđiều kiện và điều khoản của sự cấp quyền đó sau khi chấm dứt sự cấp quyền, nhưngđặc quyền này không mở rộng tới việc sáng tạo các tác phẩm phái sinh sau khichấm dứt sự cấp quyền các tác phẩm phái sinh khác dựa trên cơ sở các tác phẩmđược bảo hộ bao hàm trong sự cấp quyền đó
Trang 16(B) Các quyền mà trong tương lai sẽ thuộc sở hữu trở lại vào thời điểmchấm dứt sẽ được chuyển giao vào ngày thông báo về chấm dứt đã được gửi nhưquy định tại Điểm (4) của Khoản này.
(C) Đối với các trường hợp mà các quyền của tác giả thuộc sở hữu trở lạicủa hai hoặc nhiều người theo Điểm (2) của Khoản này, chúng sẽ được trao chonhững người đó theo tỷ phần quy định tại Điểm đó Do vậy, tuỳ thuộc vào quy địnhtại Đoạn (D), trường hợp cấp quyền tiếp theo hoặc thoả thuận thực hiện sự cấpquyền tiếp theo về phần của một tác giả cụ thể đối với bất kỳ quyền nào bao hàmtrong sự cấp quyền bị chấm dứt chỉ có hiệu lực nếu nó được ký cùng một số lượng
và tỷ lệ những người sở hữu như được yêu cầu về sự chấm dứt theo Điểm (2) củaKhoản này, đối với với những người này quyền đó được trao theo Điểm này Sự cấpquyền tiếp theo hoặc thoả thuận về sự cấp quyền tiếp theo này có hiệu lực đối vớitất cả những người mà đối với những người này các quyền bao hàm trong sự cấpquyền tiếp theo được trao cho họ theo Đoạn này, kể cả những người không cùng kývào sự cấp quyền tiếp theo đó Nếu bất kỳ một người nào chết sau khi các quyềntheo sự cấp quyền bị chấm dứt được trao cho người này, thì người đại diện pháp lý,người uỷ nhiệm hoặc những người thừa kế theo luật của người này đại diện chongười đó thực hiện quy định tại Đoạn này
(D) Sự cấp quyền tiếp theo hoặc thoả thuận thực hiện cấp quyền tiếp theo vềbất kỳ quyền nào bao hàm trong sự cấp quyền bị chấm dứt chỉ có hiệu lực nếuchúng được tiến hành sau ngày có hiệu lực của sự chấm dứt Tuy nhiên, ngoại trừthoả thuận về sự cấp quyền tiếp theo có thể được thực hiện giữa tác giả hoặc bất kỳnhững người nào quy định tại câu thứ nhất của Điểm (6) của Khoản này, hoặc giữanhững người quy định tại Đoạn (C) của Điểm này với người được cấp quyền gốchoặc những người kế vị hợp pháp của người đó, sau khi thông báo chấm dứt đượcgửi như quy định tại Điểm (4) của Khoản này
(E) Chấm dứt sự cấp quyền theo Khoản này chỉ có hiệu lực với những quyềnbao hàm trong sự cấp quyền đó phát sinh theo Điều luật này và không có hiệu lựcđối với các quyền phát sinh theo bất kỳ các Luật của Liên Bang, các Bang, hoặcnước ngoài
Trang 17(F) Trừ phi và cho tới khi sự chấm dứt có hiệu lực theo Khoản này, sự cấpquyền, nếu sự cấp quyền này không quy định khác, tiếp tục có hiệu lực trong thờihạn còn lại của thời hạn nối tiếp mở rộng quyền tác giả.7
Về thời hạn quyền tác giả đối với ngày kết thúc Điều 305 có quy định “Tất
cả các thời hạn quyền tác giả quy định tại các Điều từ 302 tới 304 tính tới ngày cuốicùng của năm theo lịch mà trong năm đó các thời hạn khác nhau kết thúc”.8
1.2.5 Những hạn chế đối với quyền tác giả
Cũng như luật pháp của các nước khác, Luật quyền tác giả của Hoa Kì cũngquy định những hạn chế quyền của tác giả đối với chủ sở hữu các tác phẩm từ Điều
107 đến Điều 112
Một là, hạn chế đối với các quyền độc quyền: các sử dụng hợp lý: việc sử
dụng một tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả bao gồm các hình thức sử dụng thôngqua hình thức sao chép dưới dạng bản sao hoặc bản ghi hoặc bởi bất kì một phươngthức nào cho mục đích bình luận, phê bình, đưa tin hoặc giảng dạy (bao hàm cả việc
sử dụng nhiều bản sao cho lớp học), nghiên cứu, học tập là không vi phạm quyềntác giả
Hai là, hạn chế của các quyền độc quyền: tái bản nhằm mục đích lưu trữ và
dùng trong thư viện
Ba là, hạn chế đối với các quyền độc quyền: ảnh hưởng của việc chuyển
nhượng các bản sao và bản ghi cụ thể
Bốn là, hạn chế các quyền độc quyền: một số ngoại lệ đối với quyền trình
diễn hoặc trình bày: được phép sử dụng tác phẩm để trình diễn hoặc trình bày trongcác trường hợp nhất định không bị coi là hành vi xâm phậm quyền tác giả
Năm là, hạn chế đối với các quyền độc quyền: truyền sóng thứ cấp.
Sáu là, hạn chế đối với các quyền độc quyền: các bản ghi thử.
1.2.6 Ký hiệu quyền tác giả
Theo quy định của Luật quyền tác giả Hoa Kì, kí hiệu quyền tác giả đượcquy định từ Điều 401 đến Điều 406:
7 Chương 3 Luật quyền tác giả của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (UNITED STATES CODE TITLE 17—
COPYRIGHTS AS AMENDED THROUGH DECEMBER 13, 2003)
8 Chương 3 Luật quyền tác giả của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (UNITED STATES CODE TITLE 17—
COPYRIGHTS AS AMENDED THROUGH DECEMBER 13, 2003)
Trang 18Một là, hình thức kí hiệu của bản sao có thể cản nhận bằng thị giác: bao gồm
3 yếu tố dưới đây:
Biểu tượng © (một chữ C trong vòng tròn) hoặc từ "quyền tác giả"(copyright), hoặc từ viết tắt "Bản quyền" (Copr.); Năm tác phẩm được xuất bản lânđầu tiên; Tên của chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm hoặc chữ viết tắt màtên của người này có thể được nhận ra, hoặc nhìn chung không thể hiểu khác vềviệc xác định chủ sở hữu.Chẳng hạn như © 2006 Jonh Malk
Hai là, hình thức kí hiệu của bản ghi của bản ghi âm bao gồm Biểu tượng P
(chữ P trong vòng tròn); Năm công bố lần đầu của bản ghi âm; Tên của chủ sở hữuquyền tác giả đối với bản ghi âm, hoặc chữ viết tắt mà tên của người này có thểđược nhân biết, hoặc nhìn chung không thể hiểu khác về việc xác định chủ sở hữu.Nếu nhà sản xuất bản ghi âm có tên trên nhãn hiệu bản ghi hoặc bao bì thì tên củanhà sản xuất được coi là một phần của kí hiệu đó, ví dụ như (P) 2006 A.B.C.Records Inc
1.2.7 Đăng kí quyền tác giả
Nhìn chung, đăng ký bản quyền là một thủ tục pháp lý nhằm lập hồ sơ côngkhai những thông tin cơ bản của một bản quyền cụ thể Tuy nhiên, đăng ký khôngphải là một điều kiện bảo hộ bản quyền.Mặc dù đăng ký không phải là yêu cầu bắtbuộc để được bảo hộ, nhưng luật bản quyền mang lại một số thuận lợi nhằm khuyếnkhích chủ sở hữu bản quyền tiến hành đăng ký Việc đăng kí quyền tác giả đượcquy định tại Điều 408 Chương 4 Luật quyền tác giả của Hợp chủng quốc Hoa Kìnhư sau:
Thứ nhất, đăng kí được phép: vào bất kỳ thời điểm nào trong thời hạn bảo hộ
quyền tác giả lần đầu đang tồn tại đối với bất kỳ tác phẩm đã hoặc chưa công bốnào mà quyền tác giả đối với tác phẩm đó được bảo hộ trước ngày 1/1/1978, vàtrong khoảng thời gian tồn tại của bất kỳ quyền tác giả được bảo hộ vào hoặc saungày đó, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc bất kỳ quyền độc quyền nào đối với tácphẩm có thể đạt được yêu cầu đăng ký bản quyền thông qua việc gửi tới Cục Bảnquyền tác giả hồ sơ yêu cầu nộp cùng với đơn và khoản lệ phí theo quy định Việcđăng ký này không phải là điều kiện đối với sự bảo hộ quyền tác giả
Trang 19Thứ hai, hồ sơ đăng ký một tác phẩm gửi tới Thư viện Quốc hội Hoa kỳ, Cục
Bản quyền Hồ sơ bao gồm: Đối với tác phẩm chưa công bố, một bản sao hoặc bảnghi hoàn chỉnh; Đối với tác phẩm đã công bố, hai bản sao hoặc bản ghi là phiên bảnchuẩn; Đối với tác phẩm đã công bố lần đầu ngoài Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ, mộtbản sao hoặc bản ghi như đã được công bố; Đối với một phần của một tác phẩm hợptuyển, một bản sao hoặc bản ghi là phiên bản chuẩn của tác phẩm hợp tuyển đó
Thứ ba, đăng ký quyền tác giả có thể thông qua mạng, đăng ký với mẫu đơn
điền sẵn hoặc đăng ký với mẫu đơn giấy
Thứ tư, việc đăng ký quyền tác giả sẽ có hiệu lực kể từ ngày Cục Bản quyềntác giả nhận đơn đăng ký và các yêu cầu kèm theo (phí nộp đơn, tác phẩm bảo hộ).Nếu người nộp đơn tiến hành nộp đơn qua mạng, người nộp đơn sẽ nhận được mộtemail phản hồi xác nhận đơn đăng ký đã được tiếp nhận bởi Cục Bản quyền tác giả.Trường hợp nộp đơn theo hình thức mẫu đơn giấy, người nộp đơn sẽ không nhậnđược phản hồi xác nhận rằng đơn đã được tiếp nhận Muốn biết chính xác ngày nộpđơn, người nộp đơn có thể yêu cầu dịch vụ xác nhận thông báo ngày nhận đơn từcác Công ty chuyển phát nhanh hoặc bưu điện
Thứ năm, về đăng kí gia hạn: để đăng ký gia hạn cần mẫu đăng ký RE được
điền đầy đủ và phù hợp, và nếu cần, phụ lục của mẫu đăng ký RE và phí hồ sơkhông được hoàn trả cho mỗi mẫu đăng ký (như đối với đăng ký lần đầu) Mỗi phụlục đăng ký cần được gửi kèm với bản tác phẩm lưu đang được xem xét
Thứ sáu, với tác phẩm sưu tập chưa xuất bản thì theo những điều kiện nhất
định, một tác phẩm có thể được đăng ký theo hình thức chưa xuất bản với tư cách là
"tác phẩm sưu tập", cùng với đơn đăng ký và phí
Thứ bảy, dữ liệu bản quyền tác giả tại Cục Bản quyền tác giả luôn được mở
để cho việc tự tra cứu và nghiên cứu của mọi công dân thông qua trang web củaCục Bản quyền.Mọi công dân có quyền yêu cầu Cục Bản quyền tiến hành việc tracứu thông tin phục vụ cho mục đích cá nhân của mình và phải trả phí tra cứu
1.2.8 Cục bản quyền tác giả và Ban trọng tài nhuận bút quyền tác giả
Theo quy định tại Chương 7 Luật quyền tác giả, Cục Bản quyền của Hoa Kỳ
là cơ quan thực hiện việc quản lý nhà nước về bản quyền tác giả, là nơi nhận cáckhiếu nại về bản quyền và là nơi các văn bản liên quan tới bản quyền được lưu giữkhi đáp ứng được các yêu cầu của luật bản quyền Hoa Kỳ