Chủ thể thưởng thức thẩm mĩ không phải là một chủ thể thụ động; nhờ những nhu cầu sống đa dạng và phong phú của nó về mặt mỹ cảm, mà chủ thể thưởng thức thẩm mĩ trở thành một đối tượng cần được thảo mãn. Đấy cũng là nguyện vọng buộc chủ thế sáng tạo (văn nghệ sĩ) phải chú ý đáp ứng nhu cầu “ tiêu dùng” của họ. Sự tác động biện chứng giữa các chủ thể thẩm mĩ đã tạo nên đời sống thẩm mỹ, đời sống nghệ thuật trong hoạt động tình cảm sâu xa của con người.
Trang 1CHỦ THỂ THƯỞNG THỨC THẨM MỸ
1. Chủ thể thưởng thức thẩm mỹ là gì?
Đây là nhóm chủ thể tiêu thụ các giá trị thẩm mỹ Nó có qui mô rộng lớn nhất, hầu như mỗi con người xã hội đều có cơ hội để trở thành một chủ thể thưởng thức trong một tình huống nhất định nào đó
Nhóm chủ thể thưởng thức phản ánh thụ cảm những quá trình thẩm mĩ xảy
ra trong cuộc sống và nghệ thuật nhờ vào giác quan mà tích lũy được những giá trị thẩm mĩ Khả năng tiếp nhận, cảm thục các giá trị thẩm mĩ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ nhạy cảm và được giáo dục về nghệ thuật, trình độ học vấn, điều kiện kinh tế, môi trường sống
Nhóm chủ thể này cần được giáo dục về mặt thẩm mỹ để có thể thâm nhập sâu hơn vào thế giới thẩm mỹ, nhất là thế giới nghệ thuật Một chủ thể thưởng thức nếu được rèn luyện về mặt thẩm mỹ thì phát hiện ra đâu là những cái đẹp cần cổ
vũ, đâu là cái xấu cần xoá bỏ Không được giáo dục thẩm mỹ về nghệ thuật thì chủ thể tiêu thụ không có khả năng cảm thụ và đánh giá thẩm mỹ, không thấy được giá trị nghệ thuật chân chính và phản giá trị trong nghệ thuật
2. Hai quá trình của chủ thể thưởng thức thẩm mỹ
Quá trình tiêu thụ, quan sát diễn ra trong 2 quá trình cơ bản đó là: tìm hiểu các đối tượng thẩm mỹ rồi thâm nhập sâu hơn vào nó, tìm ra các quy luật nội tại của đối tượng thẩm mỹ Ví dụ như: xem triển lãm tranh, xem các bài thơ trữ tình thì phải hiểu các tôi trữ tình thường là chính bản thân nhà thơ
Khi tìm hiểu các tác phẩm nghệ thuật đặt trong quan hệ hiểu biết khám phá thì giá trị thẩm mỹ của tác phẩm đó cao hơn
Trong sáng tạo nghệ thuật có những tài năng quá lớn đi trước thời đại, vượt qua sức tiếp nhận của chủ thể thưởng thức, phải có thời gian sàng lọc những giá trị thẩm mỹ tiềm ẩn Ví dụ như picatso sang lập trường phái lập thể vô cũng dị
lạ, triển lãm của ông bị công chúng dùng dao rạch nát
Chủ thể thưởng thức phải không ngừng nâng cao năng lực thẩm mỹ của mình Ví dụ: tìm hiểu về âm nhạc, hội họa, văn học
Trang 23. Các đặc điểm của chủ thể thưởng thức thẩm mỹ
Nghệ thuật là một nhu cầu tinh thần đặc biệt của con người Đây là nhu cầu bồi đắp bản chất của con người theo quy luật cái đẹp Vì vậy, khi nghiên cứu về chủ thể thưởng thức, nhóm 1 tập trung nghiên cứu những nhu cầu mà chủ thể này đòi hỏi để thấy tác động qua lại giữa công chúng và nghệ thuật
3.1 Nhu cầu tồn tại “bằng tất cả các giác quan” của mình
Đây là một nhu cầu làm nên sức mạnh bản chất người Mác đã viết: “Đặc điểm sức mạnh của bất cứ con người nào cũng chính là cái bản chất riêng của họ” Không phải chỉ ở trong tư duy mà bằng tất cả các giác quan con người, đã tồn tại
rõ rệt trong thế giới khách quan
Nhu cầu tồn tại “bằng tất cả các giác quan” qua nghệ thuật của con người, tuy là nhu cầu cảm nhận cuộc sống tưởng chừng như cụ thể, cảm nghĩ bên ngoài, nhưng thực ra nó lại là nhu cầu bên trong Nhà triết học và mỹ học Đức I Kant đã cho rằng, cần phải dùng “tiên nghiệm” bổ sung cho nhận thức lý tính, con người mới nhận thức đầy đủ các sự vật, đặc biệt trong nhận thức thẩm mỹ
Nhận thức lý tính là cần thiết nhưng có những vấn đề lý tính sáng suốt phải
bó tay Có những vấn đề không thể nhận thức bằng logic mà chỉ có thể “cảm nhận”, do “linh tính” mách bảo
Ví dụ chứng minh: Lịch sử vật lý đã có những bằng chứng rất lý thú
về cách suy nghĩ kết hợp với suy đoán do linh tính thẩm mỹ mách bảo của Anhxtanh dẫn đến kết quả tìm ra thuyết tương đối Anhxtanh vừa nghiên cứu vật lý lại vừa thích thú thưởng thức âm nhạc Nghệ thuật đặc biệt là âm nhạc đã thổi vào tâm hồn ông một loại “linh cảm vật lý” và ông suy nghĩ theo cách mới, quyết định gạt bỏ các suy nghĩ đã “được chứng nhận” Ông quyết định khi đã “cảm thấy” đúng, ông đã cho công bố thuyết tương đối
Rõ ràng từ nhu cầu cảm nhận thực tại bằng tất cả các giác quan của mình, con người đã tiến đến nhu cầu cảm nhận “cái huyền bí”, mà sự cảm nhận này lại chỉ có nghệ thuật mới có khả năng mách bảo, có khả năng hé mở cánh cửa ngoài năng lực của lý tính
Ở đây còn có vấn đề của những vùng sáng và những vùng tối trong các biểu tượng cảm xúc của chúng ta Trên tấm bản đồ to lớn của tâm hồn chúng ta sở dĩ chỉ
có một vùng nào đó được rọi sáng về phương diện thẩm mỹ thì phải chăng lại chính là ánh sáng của sự bừng tỉnh trong kho tàng tri thức của chúng ta Như vậy,
Trang 3con người rất thích nhờ vào nghệ thuật để cảm nhận được nhiều hơn những cảm nhận tự họ có được qua con đường đối diện trực tiếp với khách quan
Ví dụ: Có thể dẫn chứng những trường hợp về “giác quan thứ sáu”
Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhờ vào lý tính khôn khéo, cảm nhận đúng thời cuộc trong một xã hội chia năm, sẻ bảy đã giúp đất nước thoát nạn binh đao, dân tình lầm than khốn khổ trong quá trình hưng vong của triều Mạc và chứng kiến cuộc Trung hưng của nhà Lê Trạng Trình khuyên họ Mạc rút lên giữ Cao Bằng, họ Trịnh chỉ nên mượn danh nghĩa nhà Lê mà nắm lấy thực quyền, chứ không cướp ngôi nhà Lê để giữ bình ổn cho xã hội
Xét về mặt khoa học, hiện tượng “tiên đoán” cũng chỉ là một kiều trực giác, nhưng trực giác khoa học cũng chỉ là sự kết hợp giữa cảm tính và lý tính
3.2 Nhu cầu thanh lọc hóa tâm hồn
Theo Arixtôt (Aristote), nhà lí luận mĩ học thời cổ đại Hi Lạp, các vở kịch
Hi Lạp, dù viết theo thần thoại hay anh hùng ca, đều xoay quanh các xung đột gia đình (giữa cha con, anh em, chồng vợ, vv.) Các vở đều có chung một cách giải quyết số phận nhân vật kịch bằng cái chết do chính những hành động lỗi lầm của
họ gây ra Những lỗi lầm bi kịch này phần lớn là lỗi lầm không tự giác, do nhiều nguyên nhân khách quan mà họ không hề được biết trước dẫn tới Vì vậy, hiệu quả của các vở bi kịch là đem lại cho người xem một cảm giác xót thương và khiếp sợ Xót thương vì kết cục bi thảm của các nhân vật, những người mà hành động, tư tưởng và tình cảm cao cả của họ đều được khán giả đồng tình Khiếp sợ vì thấy định mệnh quá khắt khe và nghiệt ngã đối với số phận các nhân vật, qua những lỗi lầm không thể tha thứ được, như con giết cha, vợ giết chồng, anh em chém giết lẫn nhau, vv Hai hiệu quả tâm lí này tác động khách quan đến khán giả làm cho mọi người phải “cảnh giác” đề phòng với những lỗi lầm mà mình cũng có thể sẽ gây ra, qua đó có tác dụng thanh lọc, tẩy rửa tâm hồn con người, hướng họ về cái thiện, cái đẹp, tránh xa cái ác, cái xấu
Đối với Aristote,Cái Đẹp được coi như là sự thanh lọc hóa tâm hồn vì Cái Đẹp là sự sắp xếp cấu trúc của một thế giới được hình dung dưới mặt tốt nhất của nó.Ở đây không phải là nhìn thấy con người như đang có mà như những
con người lẽ ra phải có Trong tác phẩm Chính trị, Aristote viết: “người ta chỉ tìm kiếm cái có ích và cái cần thiết để có cái đẹp mà thôi”, do vậy,Cái Đẹp được xác
định như một sự xuất phát từ nội tại tinh thần nhằm hướng đến cái lý tưởng nhất của đời sống con người.
Với đặc trưng phản ánh cuộc sống bằng hình tượng cảm quan sinh động và
cụ thể, mang dấu ấn chủ quan của người nghệ sĩ, văn học là tấm gương phản chiếu
Trang 4xã hội, là sản phẩm của sự nhận thức thẩm mỹ của chủ thể sáng tạo Hình tượng nghệ thuật chỉ có giá trị khi nghệ sĩ dùng nó để miêu tả và bảo vệ cái đẹp, lên án cái xấu, tác động đến cảm xúc của công chúng, định hướng thẩm mỹ và định
hướng nhân cách cho công chúng
Với ý nghĩa đó, văn học là một phương tiện quan trọng dùng ảnh hưởng của
nó hướng con người đến Chân, Thiện, Mỹ Song để ảnh hưởng đến mức cao nhất, văn học không thể tác động một cách chung chung, trừu tượng mà cần tạo nên những kinh nghiệm, những tấm gương về tư cách người, những điển hình văn học
bất hủ Arixtốt đề cao sự thanh lọc hóatâm hồn của con người, J.Locke nói đến sự phản tỉnh, Hêghen đề cập quá trình tự nhân đôi của con người qua tác động của thế
giới nghệ thuật Chúng tôi muốn đi sâu hơn vào quá trình con người tự làm mình tốt lên, hoàn thiện hơn dưới sự tác động của văn học
“Cái đẹp cứu rỗi nhân loại” (Đôxtôiépxki), văn học đã cứu rỗi vị thế xã hội của con người Trong văn học hiện thực phê phán ở Việt Nam có một hiện tượng,
mà nhà văn Nguyên Hồng vẫn khẳng định, ngay ở những con người dưới đáy, họ vẫn mang bản tính là những con người trong sạch Chỉ có hoàn cảnh làm xấu con người, chứ con người không muốn tự làm xấu mình Đó chính là quan niệm nghệ thuật góp phần hoàn thiện nhân cách con người, chi phối toàn bộ những sáng tác của văn học hiện thực phê phán
Ngô Tất Tố phát hiện ra hình ảnh một người phụ nữ nông thôn Việt Nam trong sạch, đẹp đẽ và lung linh trong màn đêm của xã hội thực dân và phong kiến Những phẩm chất: thủy chung, hiền dịu, đảm đang, giàu sức quật khởi ở chị Dậu là tấm gương sáng mà bạn đọc mãi mãi đi tìm
Nhu cầu thanh lọc hóa tâm hồn của công chúng yêu nghệ thuật còn dẫn tới hình thành cả một hệ thống mang tính chất triết luận sâu sắc, đó là bi kịch.Ở bi kịch có vấn đề sự sống và cái chết có vinh quang, bất tử, có luân hồi, tuẫn nạn, nhưng tất cả đều hướng đến một nền an ủi cao quý cho con người
Trong nhu cầu thanh lọc hóa tâm hồn bao giờ cũng hàm chứa lẻ phải đáng mong muốn.Cái lẻ phải nhiều khi không thực hiện được ở ngoài đời thì nghệ thuật
có thể giúp thực hiện nó trong tâm linh
Như vậy nhu cầu thanh lọc hóa tâm hồn là nhu cầu quan trọng mà chủ thể thưởng thức đòi hỏi
Trang 53.3 Nhu cầu khoái cảm thẩm mỹ:
Sự tiếp nhận thẩm mỹ bao giờ cũng kèm theo những khoái cảm
Khoái cảm thẩm mỹ là một khoái cảm tinh thần, nó dựa trên nền tảng của cái đẹp Khoái cảm thẩm mỹ là khoái cảm “vô tư” không vụ lợi thô thiển
Trước hết là những khoái cảm do nhận biết qua nghệ thuật Rõ ràng, sự tồn tại của mỗi cá nhân là rất hữu hạn: hữu hạn về tuổi đời, về vốn văn hóa, xã hội, về phạm vi giao tiếp; mà khát vọng của mỗi người lại vô tận Nghệ thuật có khả năng phá vỡ không gian và thời gian vật lý để đi tới không gian và thời gian tinh thần, lấp đây thêm kinh nghiệm sống cho mỗi người Nghệ thuật có thể giúp con người trở lại thời khủng long, đi giữa những hoang mạc, bay lên các vì sao, lặn sâu xuống đáy biển…
Khoái cảm do nhận biết sâu sắc về thời đại có thể kể đến trường học của Ăngghen lúc đọc Banzắc; “… khi tôi nằm trên giường, tôi hầu như không đọc
gì hết trừ Banzắc, và tôi rất khoái về ông già tuyệt diệu này Ở đấy chứa đựng lịch
sử nước Pháp từ năm 1815 đến năm 1848 và ở mức độ nhiều hơn so với tất cả những lão Vôlaben, Cápphích… Và táo bạo làm sao! Ở trong lối xét xử nên thơ của ông ta toát lên một phép biện chứng cách mạng biết chừng nào!”
Nhu cầu khoái cảm thẩm mỹ là lý do quan trọng nhất về sự cần thiết của nghệ thuật đối với đời sống của con người Nghệ thuật không tự bó hẹp phạm vi hoạt động hướng vào thỏa mãn chỉ riêng khám phá trực tiếp về cái đẹp Với nghĩa rộng là thỏa mãn khoái cảm thẩm mỹ, nghệ thuật còn có nhiệm vụ phản ánh cả những mặt trái của đời sống; phản ánh cả những cái bi kịch lẫn cái hài kịch; nghệ thuật khi dùng nước mắt để răn đời, nó còn đung tiếng cười để uốn nắn lẽ sống Qua nghệ thuật, con người khoái trá khi nhận ra chân tướng của cái xấu, cho dù nó được che đậy rất tinh vi Con người còn thăng hoa đầy táo bạo khi vươn lên đồng vọng với cái trắc tuyệt
Trang 6Bản thân nghệ thuật là sản phẩm của óc tưởng tượng, của men say sáng tạo, nghệ thuật đã truyền men say đó sang khát vọng sang tạo cái mới cho mỗi người Nghệ thuật là những mơ tưởng phóng khoáng về cuộc sống nhưng không hề hoang tưởng Những nghệ sĩ lớn của thời Phục hưng đã phát hiện và thể hiện thành công hình tượng nghệ thuật về những con người khổng lồ ( tác phẩm Đavít của Miken lăng) Còn Seechsxpia lại vẽ lên cảnh người khổng lồ đó dang bị bủa vây bằng một lực lượng vô hình, rất uyển chuyển, nhưng lại rất nguy hiểm, đó là những mưu toan xấu xa của bao thế lực hắc ám Những thế lực này lại bị chi phối bởi một lực lượng kép đó là thế lực của quyền lực và của vàng khiến người khổng lồ sức vóc là vậy
mà không sao cựa quậy được để thoát khỏi tầm khống chế của nó Hiện tượng này được thể hiện rất đặc sắc trong các tác phẩm nổi tiếng của ông như Hămlét,
Ôtenlô… Đi xa hơn, con người rất cần nghệ thuật để ca hát, mở đường cho cả một thời đại mới
Ở nhu cầu khoái cảm thẩm mỹ của chủ thể thưởng thức còn có nhu cầu về hình thức của mỹ cảm
Trong cuộc sống xô bồ bon chen của đời sống miếng cơm manh aaos hằng ngày, con người dễ sa vào thô tục Để khắc phục những khiếm khuyết đó, con người rất cần khỏa lấp bằng hình thức nghệ thuật để bồi đắp thêm sự tinh tế, thau thế cái cau có, cái nhăn nhúm bằng nụ cười và các sắc điêu màu hồng
Ca dao, tục ngữ, cả kho tàng văn nghệ dân gian Việt Nam đã là đậm tình, đậm nghĩa, đậm sắc màu cho bức tranh quê và tình người của nông dân ngày xưa
“ Trên đồng cạn, dưới đồng sâu Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa”
Sự quyện lại của nhạc, của họa trong thơ làm cho vẻ đẹp của cảnh, của tình thêm phong phú
Trang 7“ Đường vô xứ Nghệ quanh quanh Non xanh nước biếc như tranh họa đồ”
3.4 Nhu cầu được sống trong “môi trường ảo”
Con người sống trong quan hệ Thiên – Nhân – Địa, tức là sống trong Hư và
Thực; người Trung Hoa xưa coi cuộc sống có hai lĩnh vực của hình thể: Hình nhi thượng và Hình nhi hạ, Đại ngã và Tiểu ngã.
Người phương Tây kể từ Arixtot (384 – 322 TCN) cũng chia khoa học làm hai mảng lớn: Khoa học nghiên cứu các sự vật thấy được và Khoa “siêu hình học” (Metaphysics) – Nghệ thuật chủ yếu khám phá cái hình chưa thấy được Đương
nhiên, nó phải đi từ cái thấy được Do đó, vấn đề đặt ra là, trong quan hệ Thực và
Hư ấy cái gì là số một Thông thường người ta cho rằng Thực là số một, nhưng
càng đi vào chiều sâu thì té ra là không phải
Arixtot giải thích rằng: “Thực là cái hữu hạn, còn Hư là cái vô hạn Cái hữu
hạn là cái mang trong nó sự phủ định Ví dụ: Một đời người cho dù thọ đến mấy cũng mang trong nó một giới hạn và giới hạn là một phủ định; nghĩa là một sự vật tồn tại, đồng thời sự vật đó cũng chứa đựng quá trình đi tới tiêu vong Từ đó ta thấy thế giới Hình nhi thượng mới là thế giới vô hạn Thế giới vô hạn tự phủ định
mình ra từng phần của thế giới hữu hạn Lão Tử của phương Đông trong Đạo đức
kinh viết:
“Vô danh thiên địa chi thủy Hữu danh vạn vật chi mẫu”
Như vậy, với Lão Tử, cái Vô mới là cha vạn vật, còn cái Hữu chỉ là mẹ của
vạn vật mà thôi
Về mặt tâm lý thẩm mỹ, con người luôn khát vọng tìm đến cái đẹp vô cùng,
vô tận Trong quan hệ sống và chết, con người muốn nuôi dưỡng trong mình cái bất tử
Đứng trên quan điểm liên tục, chúng ta thấy Hữu hạn ở một thời điểm trong
sự phát triển tới cái vô tận, nó là gián đoạn Như vậy, khoảng giữa cái Hữu hạn và
cái Vô hạn là “giải tần mờ” Chính vì thế để nắm bắt được khu vực “mờ” chỉ có cách là tạo ra “môi trường ảo” từ “môi trường ảo trở về” môi trường thực mới đạt
hiệu quả cao hơn
Trang 8Bản thân con người là như thế! Làm sao có thể giải đáp thỏa mãn mọi vấn
đề của cuộc sống? Có một phương thức rất quan trọng giúp con người tự giải đáp được nhiều vấn đề khúc mắc của thế giới bên trong con người, đó là nghệ thuật, vì nghệ thuật có bản chất là “hư cấu” là tạo ra thứ “trò chơi” anh minh, sâu sắc; một
thứ “môi trường ảo cao cấp” của tâm hồn.
Chính Lê-Nin trong phần ghi chép tóm tắt lược bài giảng về bản chất tôn giáo của Phoiobac đã đồng ý với nhận xét cho rằng: “Nghệ thuật không đòi hỏi người ta phải thừa nhận tác phẩm của nó như là hiện thực”
Rõ ràng, nghệ thuật phản ánh hiện thực, nhưng nghệ thuật không phải là một tấm kính vô cảm Nghệ thuật thường lấy cái Hư để nói cái Thực làm cho cái Thực sâu sắc hơn, sinh động hơn, hấp dẫn hơn Bởi lẽ mục tiêu của nghệ thuật là phát hiện cái còn ẩn dấu bên trong các sự vật Nghệ thuật có sức mạnh gợi ý, gợi tình, khiến chủ thể thưởng thức có thể tự mình đi sâu vào những mặt còn tiềm ẩn của đời sống; tự khám phá nó và tạo nên một sự bừng tỉnh trỗi dậy từ bên trong để làm cho tâm hồn con người có thể tiến vào sáu cõi hư mà “thần du” lựa chọn cách sống sao cho tốt hơn, cao đẹp hơn, nhân văn hơn
Có thể dẫn trường hợp biến hóa của nghệ thuật phương Đông qua bài thơ của Hồ Chí Minh:
“Trong tù không rượu cũng không hoa Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ Người ngắm trăng soi ngoài của sổ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”
Tù ngục là nơi giam hãm, là tận cùng của cái Hữu hạn Vậy mà nhà thơ đã phá vỡ cái tận cùng của Hữu hạn để đi tới tận cùng của Vô hạn, của khát vọng tự
do Nếu không có cách sống trong “môi trường ảo” để nuôi khát vọng tự do thì tù ngục rất dễ hủy hoại một đời người, thui choottj một nhân cách lớn
Nhu cầu được sống trong môi trường ảo của chủ thể tiếp nhận bắt gặp nhu cầu tổng hợp, tái tạo qua chọn lọc các tình huống của đời sống nghệ sĩ tạo thành tính đặc thù của tư duy nghệ thuật Tính đặc thù này thể hiện qua tư duy hình tượng
Trong nghệ thuật có vấn đề giao tiếp thẩm mỹ Nghệ thuật là nơi để nghệ sĩ dãi bày tâm sự của mình và lắng nghe tiếng đồng cảm của công chúng Tất cả điều
Trang 9này tạo nên sự giao tiếp Nhưng giao tiếp trong nghệ thuật bao giờ cũng là giao tiếp qua môi trường ảo
Có thể thấy bản chất của vấn đề này qua bài “Độc Tiểu Thanh ký” của Nguyễn Du Nhân đọc câu chuyện viết về cô Tiểu Thanh một nhân vật tưởng tượng, hư cấu của văn học Cứ giả dụ Tiểu Thanh có thực đi nữa thì nàng cũng chỉ
là một “thảo dân”
Vậy thì tại sao bao nhiêu giai nhân tuyệt sắc, nghiêng nước nghiêng thành của thời xưa Nguyễn Du không để ý, mà ông lại quan tâm đến một cô gái bình thường Vấn đề là Nguyễn Du hay suy nghĩ về đời người, về lẽ sống, về nỗi đau của người phụ nữ qua tâm trạng của chính mình
“Đau đớn thay phận đàn bà Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”
Tất cả những thiên tài rất dễ gặp nhau Banzac cũng có một quan niệm tương tự: “Rung cảm, chịu đau khổ, hy sinh, những chữ này mãi mãi dệt nên trang đời của người phụ nữ”
Trong “Độc Tiểu Thanh ký”, người ta nói đến chữ “độc” của Nguyễn Du:
“cô độc” là lẻ loi, đơn chiếc, chẳng muốn ai cùng chia sẻ, chỉ riêng mình gặm nhấm nỗi đau của người bạc mệnh thương cảm dâng đầy và lien hệ với số phận đáng thương của bản thân mình
Đúng! Tất cả những tâm trạng lớn đều cô độc, tất cả những tài năng lớn đều
lẻ loi:
“Ta là Một, là Riêng, là Thứ nhất Không có chi bạn bè nổi cùng ta”
Xuân Diệu Nhưng đơn độc trong nghệ thuật không hoàn toàn là một cách biệt Trong nghệ thuật có khát vọng muốn giải bày,chia sẻ Sức lan tỏa của các tác động thẩm
mỹ không cho phép sự đơn độc của bất kỳ ai, là sự đơn độc khép kín, cá nhân chủ nghĩa Ngay cả khi nhà thơ viết: “Một mình mình biết, một mình mình hay” cũng vẫn là một trạng thái mở; khát vọng giao hòa
“Độc Tiểu Thanh ký” của Nguyễn Du là một giải bày oan khuất, một thương cảm cho một cô gái tài sắc mà phải lấy lẽ, phải rơi vào cảnh:
Trang 10“Kẻ đắp chăn bông, kẻ lạnh lùng”
Tiểu Thanh bị vợ cả hành hạ, đau đớn, ê chề Cả cuộc đời nàng chỉ còn lại hình bóng của chính nàng được thể hiện qua bức chân dung do một họa sĩ vẽ Tiểu Thanh dựng bàn thờ, treo bức chân dung đó lên thắp nhang khóc rồi chết Bức họa
đó được chồng nàng giấu lại để tưởng nhớ bóng dáng của người xấu số
Chịu sự chi phối của quan điểm triết học “Tài mệnh tương đố” Nguyễn Du bắt gặp số phận của Đạm Tiên, của Kiều, của Tiểu Thanh, nhà thơ ngậm ngùi: “Ta hiểu được oan tình của nàng, ta thương cảm số phận nàng, một người xưa của ba tram năm trước nhưng sau này ai có thể hiểu và khóc cho ta đây”
Khóc cho người cũng là giải nỗi sầu nhân thế cho mình, nghệ sĩ lớn là người đau nỗi đau của cả nhân quần, là người có trái tim lớn Nhưng cho dù trái tim nghệ
sĩ có lớn đến đâu, vẫn chưa thể cầm chắc thiên hạ thấu hết long mình nên vẫn còn vấn hỏi:
“Ba trăm năm nữa ta đâu biết Thiên hạ ai người khóc Tố Như”
Thương nhau, đồng cảm với nhau, dễ ai gặp trực tiếp được ai, chỉ có qua nghệ thuật, qua trang văn, qua cái “môi trường ảo” thần diệu ấy để thế hệ này gửi thong điệp cho thế hệ sau và ngược lại:
“Mai sau dù có bao giờ Câu thơ thuở trước đâu ngờ hôm nay”
Tố Hữu Chính những điều đó, văn học, nghệ thuật đáp ứng nhu cầu được sống trong môi trường từ ảo đến thực của con người
4. Tính thụ động của chủ thể thưởng thức thẩm mĩ:
Chủ thể thưởng thức thẩm mỹ không thụ động tất cả mà thụ động ở giai đoạn đầu trong tương tác của mối quan hệ và thụ động chuyển hướng tích cực từ tình cảm thẩm mĩ:
Trong lịch sử mỹ học, mỹ học duy tâm khách quan Platông, Hêghen đều
coi ý niệm và ý niệm tuyệt đối là chủ thể của mọi hoạt động thẩm mỹ của con
người, hay nói một cách khác con người là chủ thể thẩm mỹ với tư cách là hiện thân của “ý niệm”, “ý niệm tuyệt đối” Platông coi sáng tạo nghệ thuật là hoạt