1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Địa lý đông bắc á trung quốc, hàn quốc và nhật bản (NXB đại học quốc gia 2004) huỳnh văn giáp, 508 trang

508 2,8K 22
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 508
Dung lượng 17,75 MB

Nội dung

| “ Núi: Các dãy núi ở Trung Quốc có thể phân thành năm loại tùy thuộc vào vị trí và hướng trải dài của chúng: hướng tây - đông, hướng bắc - nam, hướng đông bắc - tây nam, hướng tây bắ

Trang 1

DAI HOC QUOC GIA TP HO CHi MINH TRUGNG BAI HOC KHOA HOC XA HOI VA NHAN VAN

HUYNH VAN GIAP

TRUNG QUOC, HAN QUOC VA NHAT TT

(MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN

VA CAC DAC DIEM NHÂN VĂN, KINH TẾ - XÃ HỘI)

0091

00910001

A= NHA XUAT BAN

ĐẠI HỌC QUỐC GIÁ TP HỒ CHÍ MINH

Trang 2

JAI HOC QUOC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Th§ Huỳnh Văn Giáp

DIA LY DONG BAC A: TRUNG QUOC, HAN QUOC VA NHAT BAN

(MOI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VA CÁC ĐẶC ĐIỂM

NHÂN VĂN, KINH TẾ - XÃ HỘI)

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA

TP HỒ CHÍ MINH - 2004

Trang 3

GT.01 BL(V) 17/1362 DL.GT.241.04 (T)

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Đông Bắc Á là một khu vực địa lý có nền kinh tế năng động, bao gỗm năm nước và một lãnh thổ với diện tích gân 12

triệu km” và dân số khoảng 1,5 tỷ người Tìm hiểu những đặc điểm

tự nhiên, đặc điểm nhân văn và quá trình phát triển kinh tế - xã

hội của các nước phát triển nhất vùng là điều cân thiết cho sinh

viên học môn địa lý Đông Á

Quyển sách Địa lý Đông Bắc Á: Trung Quốc, Hàn Quốc

và Nhật Bản được viết và hoàn thành trên cơ sở tổng hợp tư liệu của một số tác giả trong và ngoài nước, trong đó có sự phân tích

các số liệu, các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của mỗi

nước, nhằm cung cấp thêm tư liệu tham khảo cho sinh viên về các lĩnh vực nêu trên Sách được xuất bản lần đầu nên không tránh khỏi sai sót Xin chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp của

các đồng nghiệp và bạn đọc

TP Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2004

Tac gid

Trang 5

CHUONG I

CONG HOA NHAN DAN TRUNG HOA

- Dién tich : 9,6 triéu km?

- GDP/người : 940 USD năm 1999

- Dutrifngoaité: 165,6 tỷ USD năm 2000

vĩ độ bắc và 74°~ 134” kinh độ đông

Gần 80% lãnh thổ Trung Quốc phân bố giữa 20°- 50° vĩ độ

bắc, nên phần lớn đất nằm trong khu vực ôn đới (45,6% diện tích)

và cận nhiệt đới (26,1%).

Trang 6

Trung Quốc giáp với Triều Tiên ở phía đông bắc; với Liên

bang Nga và Mông Cổ ở phía bắc; Afganistan, Pakistan, Nepal, Butan và Ấn Độ ở phía tây nam; ở phía đông và đông nam, Trung Quốc có biên giới biển với Nhật Bản, Philippines, Malaysia, Brunei và Indonesia

b Diện tích và lãnh thổ

Diện tích đất của Trung Quốc là 9,6 triệu km” (đứng thứ ba

sau Liên bang Nga và Canada), chiếm gần 6,5% diện tích đất trên thế giới

Lãnh thổ Trung Quốc trải dài từ bắc tới nam: 3.650km, từ

đông sang tây: 5.700km Chiểu dài biên giới trên lục địa gần

22.000km, trong đó biên giới với Liên bang Nga dài nhất,

7.518km, Mông Cổ 4.673km, Triểu Tiên 1.364km, Việt Nam 1.000km, Lào 400km Chiểu dài phần bờ biển trên đất liển 18.000km

Vùng biển bao quanh Trung Quốc rộng độ 4,78 triệu km’, gồm biển: Bột Hải, Hoàng Hải, Đông Hải và Nam Hải

Bột Hải có diện tích 77.000km”, d6 sau trung binh 18m

Hoàng Hải có diện tích 380.000km”, độ sâu trung bình 44m Đông Hải có diện tích 770.000km”, độ sâu trung bình 370m

Nam Hải có diện tích 3,5 triệu km}, độ sâu trung bình 1.212m

2 Dia hinh

Địa hình Trung Quốc rất đa đạng Bề mặt địa hình thấp dần

từ tây sang đông dưới dạng một bậc thang bốn bậc Đỉnh của bậc

thang là cao nguyên Thanh Tạng Giữa các dãy núi là các cao

nguyên, lòng chảo, sa mạc và đồng bằng

Trang 8

Cao nguyên Hoàng Thổ

CN4 : Cao nguyên Nội Mông; CN4 : Tuốc*Phan; Lc5

; CN2 : Cao Nguyên Vân Qúy, Chun- cơ- rơ, LC3

Cao Nguyên Thanh Tạng;

CNI:

Chi Thich

"Tứ Xuyên

LC4 Sai Dam;

rim; LC2 :

: Làng Chảo Tai LCI

h Trung Quốc địa hìn

đô

2

Ban Hinh 1.2

Trang 9

a Nui va cao nguyén

Núi và cao nguyên chiếm gần 60% diện tích lãnh thổ Độ

cao dưới 500m chiếm 16% diện tích, độ cao 500 - 1.000m: 19%,

1.000 — 2.000m: 28%, 2000m: 18% và độ cao trên 5.000m chiếm

19% Dinh Everest: 8.848m, cao nhat thé giới, nằm trên dãy

Himalaya |

“ Núi: Các dãy núi ở Trung Quốc có thể phân thành năm

loại tùy thuộc vào vị trí và hướng trải dài của chúng: hướng tây - đông, hướng bắc - nam, hướng đông bắc - tây nam, hướng tây

bắc- đông nam và hướng vòng cung

- Các dãy núi có hướng tây —- đông gồm hệ thống núi Thiên Sơn, Yên Sơn, Côn Luân, Tần Lĩnh và Nam Lĩnh

* Dãy Thiên Sơn chia Tân Cương thành 2 lòng chảo:

Chuncơrơ và Tarim, từ nam đến bắc dài khoảng 300km, cao từ

3000 — 5000m Dãy Thiên Sơn gồm vài dãy núi theo hướng song

song nhau, khoảng giữa các dãy núi có một số lòng chảo, nổi tiếng là lòng chảo Y Li ở đoạn phía tây; vùng đất trũng Tuốcphan

ở đoạn phía đông thấp hơn mặt biển 154m, là vùng trũng nổi

tiếng trên thế giới Thiên Sơn có đỉnh cao 7.000m ở phía tây,

thấp dần về phía đông và mất hẳn trong bãi sa mạc Khí hậu sườn phía bắc dãy Thiên Sơn thì ẩm ướt hơn so với sườn núi phía nam (do ảnh hưởng của luồng không khí ở Bắc Băng Dương) Vùng núi Thiên Sơn là bãi chăn thả chủ yếu của Tân Cương

* Dãy Tần Lĩnh xuyên qua miễn trung của Trung Quốc; phía tây từ miễn nam tỉnh Cam Túc, phía đông tới sông Trường

Giang, dài khoảng 1.500km Tần Lĩnh được coi như tấm bình

phong chắn ngang lưu vực sông Hoàng Hà và lưu vực sông

Trang 10

Trường Giang Đoạn núi trong địa phận nh Thiểm Tây cao

2.000 — 3.600m, đoạn núi điển hình của Tần Lĩnh, sườn phía bắc thì dốc, sườn phía nam thoai thoải Về khí hậu, Tần Lĩnh đã làm

_cho luỗng không khí ẩm ướt miễn biển khó lọt vào nội địa vùng tây bắc, đông thời luồng khí lạnh miền bắc cũng bị chặn lối tràn

xuống miễn nam, khiến miễn nam tỉnh Thiểm Tây và Tứ Xuyên

ít bị luông khí lạnh tràn vào Vì vậy, Tần Lĩnh đã trở thành một

giới tuyến thiên nhiên về địa lý chia vùng cận nhiệt đới và ôn đới

của Trung Quốc

* Dãy Côn Luân từ Pamia ở phía tây chạy theo hướng đông đến miền tây lòng chảo Tứ Xuyên Đỉnh núi tương đối bằng

phẳng, độ cao trên 5.000m, nhưng cũng có nhiều ngọn núi cao 7.000m Đoạn phía tây có nhiều sông băng, đoạn phía đông vì

nằm sâu trong nội địa, nên khí hậu rất khô khan

* Dãy Nam Lĩnh từ miền bắc tỉnh Quảng Tây chạy về phía

đông tới miền nam tỉnh Giang Tây, xuyên qua địa phận của tỉnh Quảng Tây, Hồ Nam, Quảng Đông và Giang Tây Đây là bức bình phong chắn ngang hệ thống sông Trường Giang với hệ thống

sông Châu Giang, độ cao từ 1.000 — 2.000m Trong day núi này

có nhiều đèo thấp và thung lũng, thường là đường giao thông

quan trọng giữa hai miền nam - bắc Hơn 2.000 năm trước, con kênh Hưng An ở phía tây bắc Quảng Tây được đào dưới thời Tần,

chính là đục khe núi để nối liền hệ thống sông Trường Giang với

hệ thống sông Châu Giang, nay đường sắt Tương Quế (Hỗ Nam —

Quảng Tây) băng qua đó Dãy núi Nam Lĩnh tuy không cao lắm

nhưng vẫn có tác dụng nhất định chắn luồng khí lạnh từ miễn bắc tràn xuống miễn nam Do đó, miền nam núi Nam Lĩnh có khí hậu

ôn hoà, quanh năm có thể trồng trọt, là khu vực chủ yếu phát

triển các loại cây nhiệt đới và á nhiệt đới của Trung Quốc

Trang 11

- Các dãy núi có hướng bắc - nam gồm Hoành Đoạn Sơn, Ngọc Sơn

Những dãy núi chạy theo hướng từ bắc xuống nam chủ yếu phân bố ở miễn tây hai tỉnh Tứ Xuyên, Vân Nam, ở phía tây nam

Trung Quốc và miễn đông Đài Loan

* Dãy Hoành Đoạn (Arakan) gồm một hệ thống các núi Đại Tuyết, núi Nộ và núi Cao Lé Cống, hướng bắc — nam Đoạn ở

phía bắc thuộc tỉnh Tứ Xuyên, cao 4.500 — 5.000m, đoạn ở phía nam thuộc địa phận tỉnh Vân Nam thì không cao quá 3.000m

* Dãy Hoành Đoạn tuy cách biển không xa, nhưng hai bên đều là núi cao, ngăn cẩn gió mùa đông nam từ Thái Bình Dương

Và gió mùa tây nam từ Ấn Độ Dương thổi đến, nên vùng thung lũng ở giữa hai dãy núi thì khô hạn

* Day Ngoc Sơn ở miền đông Đài Loan, cao 3.950m, là

ngọn núi cao nhất ở miễn đông nam Trung Quốc

- Các dãy núi có hướng đông bắc - tây nam gồm Trường

Bạch Sơn, Đại Hưng An, Thái Hành Sơn, Vu Sơn ở miền đông

bắc Trung Quốc

* Dãy Đại Hưng An: nằm ở phía tây vùng đông bắc, có

hướng đông bắc - tây nam, dài khoảng 800km, rộng 200 —

300km, sườn phía đông dốc đứng, sườn phía tây thoai thoải, đỉnh _núi phần nhiều là hình tròn, tuy độ cao của núi chỉ trên 1.000m,

nhưng nó ngăn chặn được gió mùa đông nam thổi vào nội địa và cũng giảm bớt được phần nào luồng gió rét buốt từ nội địa vùng

tây bắc thổi đến Vì vậy, phía đông dãy Đai Hưng An có khí hâu

ẩm ướt, phía tây thì khô ráo

Trang 12

- Các dãy núi có hướng tây bắc - đông nam gồm núi Kỳ Liên, Antal

* Dãy núi Antai: nằm trên miền bắc khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương, cao trên 3.000m, hướng núi từ tây bắc thấp dân

xuống đông nam và kéo dài đến nước Cộng hoà Mông Cổ

- Dãy núi hướng vòng cung là Himalaya

* Dãy Himalaya nằm ở miền cực nam cao nguyên Thanh Tạng, giống như một cánh cung nhô về phía nam, bộ phận chính của nó nằm trong địa phận Trung Quốc Tiếng Tạng “Himalaya”

có nghĩa là “Xứ băng tuyết” Dãy Himalaya có chiều đài khoảng

2600km, chiều rộng 250 — 500km, độ cao trung bình: trên

6.000m, có ngọn Everest (8.848m) là đỉnh núi:cao nhất thế giới

và nhiều ngọn núi khác cao trên 8.000m Himalaya là dãy núi

khổng lỗ nhất ở ở Trung Quốc Ngày 29/05/1953, hai người (1

người New Zealand và 1 người Nepal) chính phục đỉnh Everest đầu tiên trên thế giới Năm 1960 đội leo núi người Trung Quốc lên đến đỉnh Everest từ sườn núi phía bắc Năm 1966 và 1967,

Trung Quốc lại tiến hành khảo sát tổng hợp vé ngọn Everest va

đã tạo cơ sở khoa học để khai thác và sử dụng ngưổn tài ñguyên

tại đây Ngày 21/05/2003, đội leo núi quốc gia Trung Quốc là một trong 60 đội leo núi của các nước trên thế giới đã chinh phục đỉnh Everest trước tiên Tính đến ngày 29/05/2003, đã có khoảng

1.300 người chinh phục đỉnh Everest, trong đó có 175 người thiệt mạng Chân núi phía bắc Himalaya có sông Yaruchang chảy từ

tây sang đông, cắt ngang dãy Himalaya, tạo thành một thung lũng lớn hùng vĩ

Day Himalaya ngăn cần luồng không khí ẩm ướt từ Ấn Độ Duơng thổi đến Do đó, sườn núi phía nam Himalaya là khu vực

Trang 13

có lượng mưa lớn nhất thế giới có năm dat tdi 14.000mm, cay 2d xanh tươi, còn sườn núi phía bắc thì khô hóng, cây cỏ thưa thơt

Cảnh quan vùng núi Himalaya thay đổi rõ rệt theo độ cao

Vùng thấp có khí hậu ẩm ướt, ôn hoà, rừng cây lá rộng xanh tươi

bốn mùa Lên cao là rừng cây lá kim Càng lên cao, nhiệt độ càng giảm, cây cối khó sinh trưởng, xuất hiện vùng bụi lùm Lên cao nữa là vùng cổ và địa y Trên đỉnh núi có tuyết phủ quanh năm Cảnh quan của vùng núi Himalaya từ chân núi lên đỉnh núi

giống như cảnh quan từ miền Hoa Nam ấm áp đến vùng Bắc cực

lạnh, có thể nói là một cảnh quan thiên nhiên lạ kỳ

s* Cao nguyến: bôn cao nguyên lớn là cao nguyên Thanh

Tạng, Vân Quý, Nội Mông và Hoàng Thổ

* Cao nguyên Thanh Tạng (còn gọi là sợn nguyên Tây

Tạng): nằm ở miền tây nam.Trung Quốc, phần chủ yếu gồm có

khu tự trị Tây Tạng, tỉnh Thanh Hải và miễn tây tỉnh Tứ Xuyên Cao nguyên Thanh Tạng có diện tích 2,2 triệu km’, độ cao trung

bình trên 4.500m, là một cao nguyên rộng nhất với địa hình cao

nhất thế giới Bao quanh cao nguyên này là các đãy núi cao như

đãy Himalaya ở phía nam, day Côn Luân ở phía bắc, dãy Khơra Côn Luân ở phía tây và dãy Hoành Đoạn ở phía đông Ở đây núi tuyết bủa giăng, chóp băng chọc trời Do dó, cao nguyên Thanh

Tạng được gọi lã “nóc nhà thế giới”

Cao nguyên Thanh Tạng nằm giữa lục địa châu Á, là đường

phân thuỷ và cũng là nguồn của nhiễu con sông lớn ở Đông A,

Nam Á và Trung Á như: Trường Giang, Hoàng Hà, sông Lan Thương (hạ lưu là sông Mekong), sông Nộ (hạ lưu là sông Salween), sông Yaruchangb6 (hạ lưu là sông bramaputra), song Găng, sông Ấn, sông 'Tarim Trên cao nguyên này có nhiêu hồ,

Trang 14

phần lớn là hồ nước mặn, tạo điều kiện thuận tiện cho việc phát

triển ngành hóa chất cũng như thuỷ sản Hồ Thanh Hải rộng

4.583km”, là hồ nước mặn lớn nhất Trung Quốc Hồ Namu tại khu tự trị Tây Tạng, rộng 1.940km?, cao hơn mặt biển 4.593m, là

hồ lớn cao nhất thế giới Cao nguyên Thanh Tạng là một trong

những vùng chăn nuôi quan trọng của Trung Quốc

Khí hậu ở miễn bắc và miền nam cao nguyên khác nhau rất

nhiều Vùng thung lũng ở đông nam nhờ có gió mùa từ biển thổi

vào, nên khí hậu ấm, ẩm, nhiệt độ trung bình năm khoảng 10C,

nhiều nơi lượng mưa trung bình năm đạt trên 1.000mm, đó là

vùng sản xuất lúa nước, lúa mì, cải dầu Đặc biệt là vùng Sát Ngung ở phía đông dãy Himalaya, sản xuất nhiều lúa nước, cam,

quít, chuối, mía Vùng miễn trung và miễn bắc cao nguyên

Thanh Tạng, khí hậu vừa giá rét lại vừa hanh khô, hàng năm có

đến sáu tháng là mùa băng tuyết phủ kín mặt đất, lượng mưa trung bình năm dưới 200mm, nhiệt độ ban ngày và ban đêm

chênh lệch khoảng 20%C

* Cao nguyên Vân Quý nằm ở phía đông nam Trung Quốc,

gồm miền đông tỉnh Vân Nam và phần lớn tỉnh Quý Châu Cao nguyên Vân Quý có địa hình thấp dân từ tây sang đông, miền tây

cao khoảng 2000m, ven rìa phía đông chỉ cao 500m trên mặt biển Khí hậu ẩm ướt, mưa nhiễu, mặt cao nguyên bị bào mòn

mạnh nên gỗ ghê, độ cao giữa các miền chênh lệch rất nhiều Trên mặt cao nguyên có lớp đá vôi phân bố rộng khắp, thường bị

nước xâm thực, đã hình thành nhiều ngọn núi và hang động đẹp,

nhưng lớp đất mặt thiếu nước để sản xuất lương thực

Thành phố Côn Minh ở trên cao nguyên Vân Quý, nằm sát

cạnh hồ Điền Trì, bốn mùa đều ấm áp như mùa xuân, hoa nở

Trang 15

quanh năm, cây cối um tùm, cho nên trước nay vẫn được gọi là

“thành phố của mùa xuân”

Cao nguyên Vân Quý là nơi cư trú của nhiều tộc người

như Hán, Di, Thái, Bạch, Mèo, Choang, Dao

* Cao nguyên Nội Mông nằm trên miền bắc Trung Quốc, ở

phía tây dãy Đại Hưng An, gồm khu tự trị Nội Mông và miễn

đông bắc tỉnh Cam Túc, miễn bắc Ninh Hạ và miền tây của ba tỉnh Liêu Ninh, Cát Lâm và Hắc Long Giang Địa hình của cao nguyên Nội Mông tương đối bằng phẳng và rộng mênh mông,

không có những dãy núi cao và những thung lũng sâu, độ cao trung bình khoảng 1000m trên mặt biển Cao nguyên Nội Mông

có khí hậu ôn đới đại lục: mùa đông có tháng giá lạnh rất dài,

mùa hạ mát mẻ lại rất ngắn, nắng nhiều, nhiệt độ thay đổi lớn, lại lắm gió cát, lượng mưa rất ít

Phía đông cao nguyên Nội Mông có nhiều đồng cỏ tươi tốt

và rộng mênh mông, là nơi sản xuất ngựa và bò Tam Hà nổi tiếng Phía tây cao nguyên này, cỏ mọc thưa thớt và thấp, thích

hợp cho việc nuôi lạc đà và dê cừu Cao nguyên Nội Mông là một trong những nơi chăn nuôi quan trọng của Trung Quốc

* Cao nguyên Hoàng Thổ nằm ở phía bắc dãy Tần Lĩnh,

gồm tỉnh Sơn Tây với phần đất của tỉnh Cam Túc, Thiểm Tây và

khu vực tự trị Ninh Hạ Cao nguyên Hoàng Thổ có diện tích

khoảng 400.000km”, cao khoảng 1.000m, là một cao nguyên đất

vàng lớn nhất thế giới Hoàng Hà và các sông nhánh là sông

Thao, sông Vị, sông Lạc, sông Phần chảy qua các miền thuộc cao

nguyên này

Trên cao nguyên Hoàng Thổ được phủ một lớp đất màu vàng rất dày, từ 50 — 100m, có nơi dày hơn 100m Lớp dat nay do

Trang 16

sức gió di chuyển lớp cát mịn từ những vùng sa mạc trên cao

nguyên Nội Mông đến và bồi đắp qua một thời gian rất lâu Chất đất tơi xốp, thảm thực vật thưa thớt, hơn nữa về mùa hạ thời gian

mưa tập trung, cuốn trôi rất nhiều đất màu, khắp nơi cao nguyên

bị nước xói mòn, khe rãnh chằng chịt, địa hình phức tạp, thay đổi

luôn Đây là vùng điển hình nhất về địa mạo Hoàng Thổ

Địa mạo Hoàng Thố ở cao nguyên này có thể chia làm hai

loại: vùng đất bằng phẳng hoàng thổ và vùng đổi núi hoàng thổ Những vùng đất phẳng hoàng thổ như vùng đất phẳng Đổng Chí

ở miền đông Cam Túc, vùng đất phẳng Lạc Xuyên ở miễn bắc Thiểm Tây đều thích hợp cho việc trồng trọt Vùng đổi núi hoàng

thổ thì do mưa lũ gây xói mòn nghiêm trọng, mặt cao nguyên bị

cắt xẻ nhiều, trông rất gỗ ghề, mấp mô như vùng miền tây Sơn Tây và miền bắc Thiểm Tây

b Lòng chảo

Những vùng lòng chảo sâu và rộng lớn phân bố ở miền tây

Trung Quốc, còn miền đông chủ yếu là những lòng chảo hạng

vừa và nhỏ Các lòng chảo nổi tiếng là lòng chảo Tarim,

Chuncơrơ, Saiđam, Tuốcphan và Tứ Xuyên

- Lòng Chảo Tarim: một lòng chảo nội địa lớn nhất của Trung Quốc

Dãy Thiên Sơn ở miền tây Trung Quốc chia khu tự trị Duy

Ngô Nhĩ Tân Cương thành hai vùng: lòng chảo Tarim ở phía nam

và lòng chảo Chuncơrơ ở phía bắc Vào thời đại cổ sinh hạ khoảng 500 triệu năm về trước, ở Tân Cương chỉ có hai vùng lục

địa lớn là Tarim và Chuncơrơ, còn những nơi khác toàn là biển

Đến nguyên đại cổ sinh thượng khoảng 200 — 300 triệu năm về

Trang 17

trước, các địa tầng ở phía tây Trung Quốc hi chấn động dữ dội,

các đáy biển sâu bỗng dâng cao lên trở thành lục địa, rồi lại nhô

lên thành núi cao Biển cả đã biến mất Tarim và Chunrơcơ

không còn là hai đảo lớn nằm giữa biển cả, mà trở thành hai lòng

chảo nằm giữa các dãy núi bao quanh

Lòng chảo Tarim nằm ở giữa các dãy núi Thiên Sơn, Côn

Luân và cao nguyên Pamia, từ đông sang tây dài khoảng

1.500km, chỗ rộng nhất từ bắc xuống nam khoảng 600km, là một lòng chảo nội địa lớn nhất của Trung Quốc, cũng là một lòng chảo nội địa lớn nhất thế giới Đáy lòng chảo rộng hơn

530.000kmŸ, độ cao trung bình là 1000m

Địa hình lòng chảo Tarim gồm những vành đai điển hình

Từ ngoài vào trong có thể chia thành: vành đai núi cao, vành đai

bãi đá ở chân núi (bãi gôbi), vành đai đất màu (các ốc đảo), vùng

sa mac và hồ muối Cảnh quan của mỗi vành đai hoàn toàn khác hẳn nhau Trên các dãy Thiên Sơn và Côn Luân có rất nhiêu ngọn núi băng tuyết Trên dãy Thiên Sơn còn có nhiều cánh rừng

rậm rạp và những triển núi cỏ non xanh mượt, đó là những bãi

chăn nuôi thiên nhiên rất tốt Những vùng núi ở đây có một trữ lượng rất lớn về các loại khoáng sản như than đá, dầu mỏ và các

loại quặng kim loại rất phong phú, cũng là nơi sản xuất vonfam,

đồng, chì, vàng, bạc rất quan trọng của Trung Quốc Bãi gôbi ở

lòng chảo này là một vùng toàn đá có cây cỏ rất thưa thớt Trải qua sự chiếu rọi hàng trăm triệu năm của ánh sáng mặt trời nóng

như thiêu đốt, biến đá ở vùng này thành màu đen sậm

Vào đến vành đai ốc đảo, cảnh quan lại khác hẳn, ở đây đồng rộng bằng phẳng, mương, ngòi chằng chịt Vùng này sản

xuất nhiều lúa mì, ngô, lúa nước và bông, đó là một trong những

vùng trồng bông chính của Trung Quốc Loại bông sản xuất ở đây

Trang 18

có sợi dài, chất lượng tốt Nghề tơ tầm ở đây đã có rất lâu đời Ngoài

ra, trên những ốc đảo này còn sản xuất nhiều lê, táo, mơ

Từ vành đai ốc đảo đi vào trong là bãi sa mạc Tacơla Makan (taklamakan) với diện tích hơn 300.000km” Đó là bãi sa

mạc lớn nhất của Trung Quốc, cũng là một trong những bãi sa

mạc lớn nhất thế giới ( tiếng Duy Ngô Nhĩ “Tacơla Makan” ý là

“là vào đó là không còn ra được”) Ở vùng giữa bãi sa mạc này, không có cây cỏ, cũng không có một loại thú nào, thậm chí các loại chim ăn sâu bọ cũng không sinh sống được, là một nơi hoàn

toàn vắng vẻ

Phía đông lòng chảo có hồ Lốp, một hồ di động lớn nhất Trung Quốc, nước hô này chứa nhiều muối, ven hồ có tầng muối kết tỉnh

Lòng chảo Tarim nằm giữa lục địa châu Á, bốn phía đều

cách xa biển từ 2.000 — 3:000km, là một trong những vùng cách

biển xa nhất thế giới Những dãy núi cao bao bọc khắp xung quanh

lòng chảo, lượng mưa trung bình năm từ 50 — 100mm, còn ở giữa vùng thì hàng năm chỉ có trên dưới 10mm, có nơi thậm chí cả năm

không có một hạt mưa Nhiệt độ ban ngày với ban đêm cũng như giữa các mùa chênh lệch rất nhiều, mùa đông và mùa hè có thể chênh 50 — 60°C , ban ngày và ban đêm chênh nhau 1Š — 20C

Mỗi năm đến cuối xuân đầu hạ hoặc cuối thu đầu đông, sáng và tối

thì lạnh, thường phải mặc áo lông; đến trưa, nhiệt độ lên rất cao,

chỉ mặc một cái áo sơ mi cũng thấy nóng Ở đây có câu tục ngữ

“sáng mặc áo lông, trưa mặc lụa, ngôi bên lò sưởi ăn dưa hấu”, đã

nói lên sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ trong một ngày

Các dòng sông ở lòng chảo Tarim đều là sông nội địa, bắt

nguồn từ trên núi và chảy vào lòng chảo “Tarim”, tiếng Duy

Trang 19

Ngô Nhĩ có nghĩa là dòng sông chảy tụ về một chỗ Sông Tarim

đài hơn 2.100km, là con sông nội địa lớn nhất của Trung Quốc, cũng là một trong những con sông nội địa lớn nhất thế giới Những dòng sông ở lòng chảo xuyên qua các lũng núi rồi qua bãi

đá và sa mạc, nước sông ngấm dân xuống đất, đần dần biến mất hoặc chảy vào hồ Xưa nay, nhân dân lao động ở đây đã đào rất nhiều giếng, lấy nguồn nước ngầm để tưới ruộng

- Lòng chảo Chuncơrơ: ở giữa dãy Thiên Sơn và dãy

Antai, trông tựa như một tam giác đều Giữa lòng chảo hầu hết là bãi sa mạc Cuốcban Tunggút, trừ miễn tây có vài hồ và đất trũng

Phía tây lòng chảo Chunrơcơ có những dãy núi cao đến

2.000m, nhưng có vài nơi đứt đoạn, luồng không khí phía tây bắc

có thể lọt vào lòng chảo, nên lượng mưa ở đây nhiều hơn ở lòng

chảo Tarim, từ 150 — 300mm Mùa đông, gió tây bắc thổi mạnh,

khí hậu giá rét, nên nhiệt độ thấp hơn ở lòng chảo Tarim

Lòng chảo Chunrơcơ có rất ít sông Dòng sông Ơxít men theo chân núi Antai chảy qua Liên bang Nga, một trong các

nguồn của sông Ôbi ở Liên bang Nga, là đồng sông duy nhất của

Trung Quốc đổ ra Bắc Băng Dương

Lòng chảo Chunrơcơ có nguồn khoáng san déi đào như dau

mỏ, than đá và nhiều quặng kim loại Mỏ dầu Khơramai ở miễn tây

lòng chảo là một trong những mỏ dầu khá lớn của Trung Quốc

- Lòng chảo Saiđam: nằm ở phía tây bắc tỉnh Thanh Hải, phía bắc và đông bắc là dãy núi Kỳ Liên, phía nam là dãy núi Côn Luân, phía tây bắc là dãy Alơthin

Lòng chảo Saiđam từ đây sang đông dài khoảng 850km, từ bắc xuống nam chỗ rộng nhất là 250km, đáy lòng chảo ở độ cao

2.500 — 3.000m, là một lòng chảo trên cao nguyên nội địa Miền

Trang 20

tây bắc lòng chảo này là đồng bằng, đổi núi và sa mạc Miễn đông nam, mặt đất bằng phẳng

“Saiđam”, tiếng Mông Cổ có nghĩa là “hổ muối” Khoảng

200 — 300 triệu năm trước đây, Saiđam vốn là một biển hồ rộng lớn, vễ sau miễn tây lòng chảo dâng lên cao, mặt hồ ngày càng thu hẹp, để lại hơn 5.000 hổ nước mặn khắp vùng Hồ muối Chanhan nằm giữa lòng chảo là một hổ muối lớn nhất Trung Quốc, diện tích khoảng 1.600km”? Riêng hồ này, trữ lượng muối

đã đạt tới 25-tỷ tấn, có thể cung cấp cho nhân dân Trung Quốc ăn suốt 8.000 năm Trên mặt hồ, muối đã đóng thành một tầng muối

kết tỉnh rất rắn và dày với một diện tích rất lớn, chỗ dày nhất tới 15m Ở Saiđam, nhiều ngôi nhà đã được xây dựng bằng những

tảng muối kết tỉnh Trong lòng chảo Saiđam có nhiều loại muối kết tỉnh với nhiều màu sắc như màu xanh, màu trắng, màu đỏ,

màu lam trời và màu đen Về hình dáng, có muối hoa tuyết, muối

trân châu, muối sợi miến và muối pha lê trong suốt Muối pha lê

có thể chạm trỗ thành các đồ mỹ nghệ

Ngoài muối, lòng chảo Saiđam còn có than đá, dâu mỏ, thạch miên, và những khoáng sản kim loại, vốn nổi tiếng là “lòng chảo tụ của” Nơi đây đã trở thành một khu công nghiệp ở miền

tây bắc Trung Quốc với các ngành công nghiệp như gang thép,

than đá, dầu mỏ

- Lòng chảo Tuốcphan: nằm ở phía đông dãy Thiên Sơn, bao quanh là những nhánh núi của dãy Thiên Sơn cao từ 1.500 —

5.400m Diện tích lòng chảo khoảng 50.000km” Khoảng 60 —

180 triệu năm về trước, mặt đất ở đây sụt lún đữ dội, hình thành

lòng chảo này Mặt hổ Aiđinh ở lòng chảo Tuốcphan thấp hơn mặt biển 154m, là vùng thấp nhất của Trung Quốc Do bị núi cao

Trang 21

bao bọc, nên nhiệt độ trong vùng tăng lên nhanh, tản nhiệt chậm,

khí hậu hanh khô, nóng nực Lượng mưa trung bình năm trên dưới

25mm Mùa hè nhiệt độ trung bình trên 30C, năm 1953 nhiệt độ

cao nhất, lên tới 47,6°C Đây là nơi nóng nhất của Trung Quốc,

được gọi là “lò lửa” Nhân dân chống nóng bằng cách ở trong

những căn nhà hầm Ở đây cũng thường xuất hiện những cơn

giông lớn, nhưng không hể thấy hạt mưa nào Vì mưa rơi đến giữa trời thì đã bốc hơi hết Sườn núi phía nam của dãy Bốccơđa

ở rìa phía bắc lòng chảo gồm toàn những loại đá cát màu đỏ Vì

khí hậu hanh khô nên sườn núi không có cây cỏ, ánh mặt trời

nóng bỏng chiếu rọi trên sườn núi đỏ chói trông như một lò lửa

Sông ngồi trong vùng lòng chảo Tuốcphan thì ngắn và hẹp,

nước sông phần lớn đều ngấm hết xuống đất, nguồn nước ngầm

dưới đất rất phong phú Hàng nghìn năm nay nhân dân ở đây đã

đào giếng để dẫn nước tưới ruộng Nhân dân cũng đã đào một

mương dài dẫn nước tuyết tan trên núi Thiên Sơn vào vùng đất

mau, đồng thời gấy rừng chắn gió, biến những đất đai bị cát phủ lấp thành đồng tuông Vùng lòng chảo Tuốcphan sản xuất lúa mị,

bông, nho không hạt

- Lòng chảo Tứ Xuyên nằm ở miền thượng lưu sông

Trường Giang, phía tây giáp cao nguyên Thanh Tạng, phía nam

giáp cao nguyên Vân Quý, phía đông và phía bắc có dãy núi Vu

và dãy núi Đại Ba, độ cao trung bình 700m Vùng giữa có núi

thấp, đổi đất và đồng bằng Trong đó đồng bằng Thành Đô ở phía tây là đồng bằng lớn nhất trong vùng

Khoảng 135 triệu năm về trước, lòng chảo Tứ Xuyên còn là

một biển hổ, về sau xung quanh lòng chảo dâng lên thành núi Ở rìa phía đông lòng chảo lai chừa ra một chỗ hổng, tức là eo Tam

Trang 22

Hợp sông Trường Giang ngày nay, nước hồ thoát ra hết nên đã

trở thành lục địa Ngày nay, đào giếng ở những vùng thấp trong lòng chảo, có thể lấy được muối, đó là do nước hồ chứa muối thời xưa cô đọng lại

Cảnh quan lòng chảo Tứ Xuyên khác với những lòng chảo

nói trên Do phía bắc có núi cao ngăn chặn được những luồng gió

bấc rét buốc, nên vùng lòng chảo này có mùa hạ nóng, mùa đông

tương đối ấm áp, cây cổ bốn mùa xanh tốt, mùa đông và mùa xuân có nhiều sương mù, lương mưa déi dào Nơi đây có nhiều

sông ngòi và các sông đều chẩy vào sông Trường Giang Hơn 2.000 năm trước đây, nhân dân lao động đã xây dựng thành công

đập Đô Giang, một công trình thủy lợi nổi tiếng trên đồng bằng

Thành Đô

Lòng chảo Tứ Xuyên không những là một vùng sản xuất lúa nước quan trọng của Trung Quốc, mà còn sản xuất nhiều mía,

cam, quít, và các cây dược liệu Lòng chảo này cũng có nhiều

khoáng sản như than đá, dầu mỏ, khí đốt thiên nhiên, muối mỏ,

apatít, lưu huỳnh Ở đây, đã phát triển nhiều ngành công nghiệp

như gang thép, cơ khí, hóa chất, vật liệu kiến trúc và nhiều ngành công nghiệp nhẹ Nhiễu tuyến đường sắt như Bảo — Thành (Bảo

Kê — Thành Đô), tuyến đường sắt đã được xây dựng như tuyến đường sắt Thành — Quy (Thanh Đô _ Quý Dương) và tuyến đường sắt Thành - Côn (Thành Đô —- Côn Minh) Các tuyến

đường ôtô chạy thông suốt khắp mọi miễn, giao thông vận tải

đường thủy cũng rất tiện lợi, tàu thủy lớn có thể xuyên qua eo

Tam Hợp xuôi về Vũ Hán và Thượng Hải Vùng lòng chảo Tứ Xuyên đã trở thành một vùng công nghiệp quan trọng ở tây nam Trung Quốc

Trang 23

c Sa mac

Trung Quốc là một trong những nước có nhiều sa mac Diện tích các sa mạc và bãi đá chiếm hơn 1 triệu km, phân bố từ

miền tây khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương ở tây bắc đến miền

tây tỉnh Hắc Long Giang ở đông bắc

Từ tây sang đông là những sa mạc nổi tiếng như sa mạc

Tacơla Makan, Cuốcban Tunggtt, Badan Girin, Tengorin

- Sa mạc Tacơla Makan rộng 320.000km?, là sa mạc lớn

nhất ở Trung Quốc Ở nơi đây có nhiều đổi cát cao với những

hình dạng phức tạp, cái thì giống ngôi mộ kim tự tháp, cái thì chạy dài hơn 40km

- Bãi gôbi chủ yếu phân bố ở miền tây bắc tỉnh Cam Túc,

miền bắc Nội Mông, miền tây bắc các vùng lòng chảo Tarim,

Chunrơcơ ở Tân Cương và miền tây bắc tỉnh Thanh Hải

Sa mạc được hình thành do nhiều nguyên nhân, trong đó có

vị trí địa lý và điều kiện khí hậu của nó Sa mạc ở Trung Quốc nằm sâu trong nội địa, xa biển, lại bị ngăn cách bởi những núi lớn

và những cao nguyên nên luồng không khí ẩm ướt ngoài biển khó

lọt vào được, khiến khí hậu vùng này trở nên hanh khô, ít mưa,

dễ hình thành sa mạc Hơn nữa, những vùng sa mạc phần lớn là:

những lòng chảo nội địa, trong lòng chảo có một lớp hạt trầm tích rất dày và tơi xốp , với điều kiện khí hậu hanh khô rất dễ bị gió cuốn tung lên, như vậy đã lại thêm rnột nguồn cát rất lớn cho

việc hình thành sa mạc |

e Sa mạc: một nguồn tài nguyên đổi dào

Trước kia, hễ nói đến sa mạc thì người ta đã ắt hình dung

đó là những biển cát mênh mông, không một bóng người, là

Trang 24

những nơi cần cỗi trơ trụi, hoang vắng vui vẻ, không có sự sống.Nhưng sự thực thì không hoàn toàn như vậy

Sau khi nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa được thành lập, để nắm được các nguồn tài nguyên ở sa mạc và tạo điều kiện cải tạo nó, nhà nước đã cử nhiều đội khảo sát đến sa mạc,

khảo sát tổng hợp các vùng sa mạc cả nước và dựng lên hơn 10 trạm thí nghiệm tổng hợp về cải tạo sa mạc.Qua nhiều cuộc điều

tra nghiên cứu, đã chứng minh là trong vùng sa mạc Trung Quốc

sẵn có nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào

Trong vùng sa mạc, do thời gian có nắng dài, nhiệt lượng

déi dào, miễn là có nguồn nước đủ tưới, thì chẳng những có thể

trồng được các loại cây vùng ôn đới, mà còn đạt được sản lượng

cao hơn những vùng ôn đới khác Ví dụ trong những ốc đảo trong

sa mạc lòng chảo Tuốcphan và Tarim ở Tân Cương đều là những

vùng sản lượng cao về lúa mì và bông, cũng là nơi sản xuất loại

bông dài sợi chủ yếu của Trung Quốc Loại nho trắng không hột

và dưa ngọt Hami là những đặc san 6 đây đã nổi tiếng trong và ngoài nước từ lâu

Điều kiện nước trong sa mạc ở Trung Quốc cũng không

phải là thiếu lắm, miền đông mưa nhiễu hơn (lượng mưa hàng

năm 250 - 400mm), cây cối mọc khá tốt Trong một số sa mạc có rải rác những vũng, hồ hoặc lớn hoặc nhỏ, được gọi là những

“viên ngọc“ trên sa mạc Riêng sa mạc Tengơri đã có hơn 100

vũng, hồ; những sa mạc Ulanbunơhơ, Maouxu, Siutengơri ở Nội

Mông đều có một số vũng, hô Ven hồ và vũng có nhiều cỏ mọc

xanh rì, là những bãi chăn nuôi thiên nhiên rất tốt, cũng là nơi

làm ăn sinh sống hàng nghìn năm nay của các dân tộc ít người ở vùng sa mạc

Trang 25

Miễn tây Trung Quốc mưa ít, nhưng vì có rất nhiều tuyết tan

trên núi cao bao quanh đổ xuống, đồng bằng triển núi lại có nguồn

nước ngầm đổi dào Cho nên, ở những vùng rìa sa mạc cũng như vùng ven sông ngòi giữa lòng sa mạc vẫn mọc um tùm những rừng

cây hông liễu và hỗ đồng Riêng một số vùng ven sông trong sa

mạc Tacơla Makan đã có 420.000 ha rừng hồ đồng (1974) Những vùng có cây cối đó có thể làm bãi chăn nuôi, có khoảng 13 triệu ha

đất hoang có thể khai khẩn thành ruộng tốt

Trong những sa mạc ở Trung Quốc còn có hơn 400 loại cây, trong đó có 200 loại cây dại, như cây ma hoàng, cam thảo, thung

dung là những cây thuốc quý; cây đay lốp, cây sậy là những

loại cây có sợi đài, chất lượng tốt, có thể dệt thành các loại hàng

may mặc cao cấp Loại đay lốp phân bố rất rộng tại các vùng sa

mạc, nhiều nhất là vùng hồ lốp trong lòng chảo Tarim và tại Saiđam Ngoài ra, trong vùng sa mạc ở Trung Quốc còn có nguồn tài nguyên khoáng sản rất đổi dào

e Cai tạo sa mạc

Sau năm 1949, năm nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

thành lập, Đảng và Chính phủ Trung Quốc đã lãnh đạo nhân dân

ra sức cải tạo sa mạc, bắt đầu thay đổi dần bộ mặt sa mạc ở

Trung Quốc

Ở miền tây vùng đông bắc Trung Quốc, trước năm 1949, cứ

vào những ngày đông xuân, gió cát mù trời, và cát không ngừng

tràn xuống phía nam, vùi lấp và phá hoại nhiều đồng ruộng Bắt đầu từ năm 1952, chính quyền Trung Quốc đã cho trồng tại vùng đông bắc Trung Quốc một diện tích rất lớn rừng chắn gió cát trong một phạm vi dài khoảng 1.000km từ nam đến bắc và rộng khoảng 500km từ đông sang tây

Trang 26

Tại miền tây bắc tỉnh Cam Túc, và vùng phía nam sông

Hoàng Hà thuộc khu tự trị Nội Mông có một diện tích lớn sa mạc

di động, tại đó thiếu lớp thẩm thực vật, hàng năm cát không

ngừng theo gió tràn lấn xuống miền nam, vùi lắp ruộng đất và bãi chăn nuôi, làm tắc nghẽn mương ngòi và đường giao thông,

thậm chí còn lấp cả thị trấn nữa Từ sau năm 1949, nhân dân cả hai vùng này đã áp dụng cách khoanh vùng trồng cỏ trên bãi cát

và trồng những loại cây giữ cát, đã gây trồng được một diện tích lớn rừng chắn gió giữ cát, chặn đứng được sự tràn lấn của cát Trung Quốc đã tích cực trồng rừng để ngăn chặn những trận bão cát Tuy nhiên, ngày nay, bão cát vẫn xảy ra và đã ảnh hưởng đến nhân dân ở Bắc Kinh

Theo TTXVN, ngày 20/03/2002, một trận bão cát lớn đã

tràn qua tám tỉnh, thành phố và khu tự trị ở tây bắc và bắc Trung

Quốc, trong đó có thủ đô Bắc Kinh, ảnh hưởng tới một khu vực

rộng lớn gồm 285.000ha đất trồng trọt và hơn 130 triệu dân Người dân đi đường phải mang mặt nạ, tìm nơi trú ẩn Tại nhiều

nơi, tâm nhìn của người đi đường không quá 50m do cát thổi mù

mịt nên xe cộ giảm lưu thông hẳn

Theo Trung tâm Khí tượng Quốc gia Trung Quốc, đây là trận bão cát lớn nhất ở nước này trong thập kỷ qua về sức gió và khu vực ảnh hưởng Bắc Kinh cách vùng sa mạc khoảng 250km

Các chuyên gia cho rằng nguyên nhân của trận bão cát này là nạn hạn hán kéo dài ở khu vực tây bắc Trung Quốc từ mùa hạ

năm 2001, và diện tích đất trồng ngày càng bị thu hẹp

Các chuyên gia khẳng định trồng rừng vẫn là biện pháp hữu

hiệu nhất trong việc phòng chống các trận bão cát Trong năm

2002, Trung Quốc có kế hoạch trồng trên 24.300 ha cây xanh và

Trang 27

phấn đấu đến năm 2007 khoảng 50% diện tích của Bắc Kinh

được phủ xanh, để đảm bảo bão cát sẽ không bị ảnh hưởng đến

Olympic mùa hạ năm 2008 tại Bắc Kinh

Ở miền tây Trung Quốc, nhất là vùng Tân Cương, thường xảy ra động đất

Ngày 24/02/2003, một trận động đất mạnh 6,8 độ richter đã

lam ring động huyện Bachu, thuộc vùng Tân Cương phía tây bắc Trung Quốc, gần biên giới với Kyrgyzstan và Tajikistan Có 257

người thiệt mạng, hơn 1.000 người bị thương và rất nhiều nhà cửa

bị phá huỷ, trong đó có làng bị đổ hơn 1.000 ngôi nhà

Đa số người thiệt mạng là người dân tộc Uighur Hồi giáo,

sinh sống ở các làng cách trung tân huyện Bachy khoảng 60km Tâm động đất nằm tại khu vực Jiasli thưa thớt dân, ở độ sâu

30km dưới lòng đất, nhưng các quan chức chính quyền cho biết

có khoảng 370.000 dân cư bị ảnh hưởng trận động đất này Sau trận động đất nhiều dư chấn liên tiếp bùng ra; dư chấn mạnh nhất

đo được 5 độ richter

Trận động đất ngày 24/02/2003 có lẽ là gây hậu quả nặng

nề nhất tại Tân Cương, xét về thiệt hại nhân mạng Trước đây,

tại Tân Cương, tháng 1/1997, trận động đất 6,4 độ richter làm 50 người thiệt mạng, và trận động đất 6,6 độ richter trong tháng tư cùng năm đã làm chín người thiệt mạng và 50 người bị thương”)

Tại tỉnh Vân Nam, có ít nhất 15 người chết và hơn 400

người bị thương trong trận động đất mạnh 6,2 độ richter ngày

21/07/2003 Hơn 5.000 ngôi nhà, 18 trường học và 68 toà nhà

chính phủ bị sập

1 Theo AP, Reuters, BBC

Trang 28

Tại khu tự trị Nội Mông, có 5 người chết, 1.000 người bị

thương và khoảng 7.000 ngôi nhà bị sập trong trận động đất mạnh 5,9 độ richter ngày 17/08/2003 Đây là trận động đất mạnh

nhất trong 700 năm qua tại Nội Mông

Ngày 17/10/2003, một trận động đất mạnh 6,1 độ richter ở

thị trấn Dayao, tỉnh Vân Nam làm ba người chết, 31 người bị

thương, 50 căn nhà bị sập

d Đông bằng

Đồng bằng Trung Quốc phần lớn phân bố ở vùng duyên hải

miễn đông, độ cao dưới 200m, chênh nhau không quá 50m Tổng

diện tích của các đồng bằng ở Trung Quốc khoảng một triệu km',

chiếm gần 1/10 diện tích cả nước Đó là những vùng nông nghiệp chính của Trung Quốc, cũng là những vùng dần cư tập trung và

có nhiều thành phố hơn cả Từ bắc xuống nam có ba đồng bằng lớn: đồng bằng Đông Bắc, đông bằng Hoa Bắc, đồng bằng trung

hạ lưu sông Trường Giang

- Đồng bằng Đông Bắc, nằm giữa các dãy núi Đại Hưng

An, Tiểu Hưng An và dãy Trường Bạch, là đông bằng lớn nhất của Trung Quốc Chiều dài từ bắc xuống nam khoảng 1000km, từ đông sang tây đoạn rộng nhất khoảng 400km Vùng đồng bằng

Đông Bắc chủ yếu là do phù sa của các sông Tùng Hoa, Nộn,

Liêu bồi đấp nên, trong đó gồm cả vùng đồng bằng Tam Giang ở

phía tận cùng đông bắc Trung Quốc (chỗ gặp nhau của ba sông:

Tùng Hoa, Ô Tô Lý và Hắc Long Giang)

Độ cao của đồng bằng Đông Bắc phân lớn là đưới 200m, là một vùng địa hình lượn sóng Chất đất vùng này phần lớn là đất

màu đen lánh và rất dày, là một trong những vùng trồng trọt

chính của Trung Quốc, sản xuất nhiều đậu nành, cao lương, lúa

Trang 29

mì, củ cải đường và là vùng sẵn xuất đậu nành nổi tiếng nhất

của Trung Quốc Ở đồng bằng Đông Bắc có ngành công nghiệp

phát triển, giao thông vận tải tiện lợi Các thành phố lớn ở vùng này là Thẩm Dương, Cáp Nhĩ Tân, Trường Xuân

- Déng bằng Hoa Bắc: ở hạ lưu sông Hoàng Hà, chủ yếu là

do phù sa của sông Hoàng Hà, sông Hoài và sông Hải bồi đắp

Độ cao của đồng bằng này phần lớn là dưới 50m, phía bắc giáp

dãy núi Yến, phía đông giáp Bột Hải, phía tây giáp dãy núi Thái

Hành và vùng núi miễn tây tỉnh Hà Nam, phía nam tới miền bắc

của hai tỉnh Giang Tô và An Huy

Sông Hoàng Hà chạy ngang qua chính giữa đồng bằng Hoa

Bắc, chia đồng bằng này làm hai: phía nam là đồng bằng sông Hoài, phía bắc là đồng bằng sông Hải Nước sông Hoàng Hà đến đồng

bằng Hoa Bắc thì chạy chậm lại, phù sa lắng đọng lại rất nhiều,

khiến lòng sông ngày càng nông và đã trở thành “một con sông nổi”

cao hơn mặt đất Mùa mưa, mực nước của hệ thống sông Hoàng Hà,

đều dâng lên cùng một lúc và bởi hạ lưu thường bị bế tắc, không thể

tiêu nước nhanh, cho nên luôn xảy ra lũ lụt

Đồng bằng Hoa Bắc với lớp phù sa màu mỡ, mùa hạ nóng

và mưa nhiều, lượng mưa trung bình năm khoảng 600mm, rất có lợi cho mùa màng, nên đã trở thành một vùng trồng trọt quan

trọng của Trung Quốc, sản xuất rất nhiều lúa mì, bông, vừng, lạc, thuốc lá, Vùng ven biển Bột Hải và Hoàng Hải rất bằng phẳng,

là nơi sản xuất nhiều muối biển, nổi tiếng là vùng ruộng muối

Trường Lô và Tô Bắc

Thủ đô Bắc Kinh nằm ở phía bắc đồng bằng Hoa Bắc Thành phố Thiên Tân nằm sát biển Bột Hải, có ngành công nghiệp phát triển và là cảng lớn nhất ở miền bắc Trung Quốc

Trang 30

Phía đông đồng bằng Hoa Bắc có một con kênh lớn, dài

1.782 Km Kênh này khởi đầu từ Bắc Kinh, qua Thiên Tân rồi xuyên qua đồng bằng Hoa Bắc vào tới đồng bằng trung hạ lưu

sông Trường Giang

- Đồng bằng trung hạ lưu sông Trường Giang nằm ở hai

bên bờ trung hạ lưu Trường Giang, từ Nghi Xuân ở phía tây đến Thượng Hải ở phía đông Vùng đồng bằng này do phù sa sông

Trường Giang bổi đắp, sông ngòi ngang dọc chăng chịt, nhiều ao,

hồ, sản xuất nhiều bông, lúa mì, hạt cải ép dầu, gai, tơ tầm

Vùng đồng bằng trung hạ lưu Trường Giang có thể chia làm hai: đồng bằng trung lưu và đồng bằng hạ lưu Đồng bằng trung lưu gồm đồng bằng Lưỡng Hồ (nằm ở phía bắc tỉnh Hồ Nam và miễn trung tỉnh Hồ Bắc) và đồng bằng Hồ Tân ở chung quanh hồ

Bá Dương Độ cao của đồng bằng này phần lớn là dưới 100m,

những nơi ven sông hồ thì thấp dưới 50m Đồng bằng ở hạ lưu gồm có vùng đồng bằng ven sông Trường Giang ở tỉnh An Huy

và vùng châu thổ sông Trường Giang ở giữa hai tỉnh Triết Giang

và Giang Tô, phần lớn độ cao dưới 10m Phía nam và phía bắc

của đồng bằng trung hạ lưu sông Trường Giang là những núi đổi

trùng điệp, độ cao từ 200 — 500m

3 Khí hậu

Trung Quốc trải dài trên 35 vĩ tuyến, tiếp giáp với Thái Bình Dương, có diện tích rộng lớn, địa hình đa dạng, nên khí hậu

Trung Quốc có nhiều loại và chịu ảnh hưởng của gió mùa

Một cách tổng quát, có thể phân chia Trung Quốc thành hai

miễn khí hậu (theo kinh tuyến 105”: miễn đông có khí hậu ẩm

gồm miền nam và đông nam có khí hậu cận nhiệt đới gió mùa (ẩm, ấm) và miền đông bắc có khí hậu ôn đới gió mùa (ẩm,

lạnh); miền tây có khí hậu lục địa với đặc điểm nhiệt độ chênh

Trang 31

lệch lớn giữa ngày và đêm, giữa mùa đông và mùa hạ, khí hậu

mang tính chất khô hạn, lượng mưa thấp

- Vào mùa đông, gió mùa tây bắc hay đông bắc thối đến

Trung Quốc từ vùng áp cao Siberia, lạnh và khô Mùa đông năm nào cũng có 5 — 6 đợt giá rét, nhiệt độ giảm xuống nhanh Phần

lớn các miền ở Trung Quốc đều rét buốt và hanh khô Tuy nhiên, miền nam ấm hơn miền bắc do nằm ở vĩ độ thấp và chịu ảnh hưởng của đại dương

- Vào mùa hạ, gió mùa đông nam và tây nam đến từ Thái

Bình Dương và Ấn Độ Dương, nóng, ẩm, tạo mưa cho phần lớn

các miễn ở Trung Quốc, nhất là miễn đông Trung Quốc

- Nhiệt độ trung bình vào tháng 1 hàng năm: ở phần lớn

các vùng ở phía tây và phía bắc Trung Quốc đều dưới 0°C như

vùng tây bắc Trung Quốc: - 35 đến —- 40C, vùng cực bắc Hắc Long Giang: - 30°C, riêng đảo Hải Nam: 15 — 16°C

Nhiệt độ trung bình vào tháng 7: phần lớn các vùng ở tỉnh Hắc Long Giang đều trên 20°C, miễn nam Trung Quéc: 28°C

Nhiệt độ thay đổi theo vĩ độ, còn thay đối theo địa hình và

độ cao Ví dụ: cao nguyên Thanh Tạng phần lớn đều cao từ 4.000

~ 5.000m, nhiệt độ trung bình vào tháng 7 dưới 10°C; lòng chảo

Tuốcphan ở Tân Cương có địa hình khép kín, độ cao lại rất thấp

(đưới mực nước biển) trở thành nơi nóng nhất Trung Quốc, với

nhiệt độ trung bình vào tháng 7 trên 30C

Nhiệt độ trung bình ở Quảng Châu: 132C (tháng 1) va 28°6C

Trang 32

Lượng mưa trung bình hàng năm ở vùng duyên hải đông

nam: 1000 — 2000mm, vùng nội địa tây bắc: dưới 200mm, đảo

Hải Nam: trên 2.000mm, lưu vực sông Hoàng Hà: 600 — 800mm,

vùng đông bắc: 400 — 600mm

Năm 1958, Uỷ ban phân vùng địa lý của Viện Hàn lâm

Khoa học Trung Quốc đã chia đất nước ra làm bốn vùng khí hậu,

từ đông nam lên tây bắc như sau:

e Vùng ẩm ướt: chiếm 32,2% diện tích tự nhiên, lượng

mưa trung bình hàng năm trên 700mm, thực vật rừng

© Vùng nửa ẩm ướt: chiếm 14,5% diện tích, lượng mưa từ

Khí hậu Trung Quốc thất thường, thường gây hạn hán lũ lụt

Năm 2002, Trung Quốc có khoảng 1.500 người đã chết vì lũ lụt

và lở đất Từ tháng năm đến cuối tháng 7/2003, các trận lũ lụt ở

miễn trung và miền đông nam Trung Quốc đã làm cho khoảng

500 người chết, 3,5 triệu người ở 16 tỉnh Trung Quốc bị mất nhà

ở Đến tháng 8/2003, Trung Quốc bị một đợt hạn hán nặng nhất trong vòng ba thập niên qua ở 12 tỉnh thành miễn nam và miền

đông Trung Quốc Nhiệt độ trung bình ở mức 38 - 39° C trở lên

Nhiều hồ chứa nước và một số con sông ở các tỉnh Phúc Kiến,

Triết Giang, Giang Tây, Hồ Nam và Quảng Đông đã bị cạn kiệt nước Theo Bộ Nông nghiệp Trung Quốc, 7,7 triệu ha đất nông nghiệp bị khô cin làm giảm sản lượng lúa gạo hơn 6 triệu tấn, và

Trang 33

khiến cho 6,8 triệu gia súc thiếu nước uống nghiêm trong Tại tỉnh Phúc Kiến có hơn 1 triệu người thiếu nước sinh hoạt Nhiệt

độ tăng cao khiến 30 người ở Triết Giang chết vì trúng nắng

4 Thực vật

Trung Quốc có rất nhiều loại thực vật Hầu hết các loại thực vật có ở bắc bán cầu đều có thể tìm thấy ở Trung Quốc, ngoại trừ các loại thực vật phổ biến ở miền bắc cực va miễn Tundra

Việc phân chia hệ thực vật Trung Quốc khó khăn, phức tạp

Theo thống kê, Trung Quốc có 108 giống thuộc 46 họ thực vật có hạt thuộc hệ thực vật toàn thế giới; ¡.467 giống thuộc 77 họ thuộc

hệ thực vật ôn đới; 278 giống thuộc 7 họ thuộc hệ thực vật Địa

Trung Hải cổ sinh và 196 giống thuộc 3 họ là đặc thù của Trung

Quốc Trong số các loại cây đặc thù của Trung Quốc có cây bạch quả, linh sam, củ tùng, thông lá vàng, tuyết tùng Phúc Kiến

Trung Quốc có rất nhiều họ và giống thực vật cổ hoặc nguyên

sinh, cũng như thực vật còn sót lại từ nguyên đại Tân Sinh

Ở Trung Quốc, đã tính được 1.000 loại cây lấy gỗ, 4.000 loại

cây làm thuốc, 300 loại cây ăn quả, 500 loại cây lấy sợi, 300 loại cây có chứa tỉnh bột, 600 loại cây lấy dâu và 80 loại cây rau quả

Do mức độ chịu ảnh hưởng gió mùa từ biển khơi vào khác

nhau, nên từ miễn đông nam lên miền tây bắc Trung Quốc, có thể chia làm ba loại khí hậu khác nhau: ẩm ướt, nửa khô hạn và khô hạn, do đó đã xuất hiện ba khu vực thẩm thực vật khác nhau: rừng cây, thảo nguyên và hoang mac Thẩm thực vật đồng ruộng chiếm 11% diện tích cả nước

Trang 34

a Khu vực rừng cây

Khu vực rừng cây tập trung ở miền đông Trung Quốc Vì

miễn này có dân cư đông đúc nền văn hóa lâu đời, cho nên đồng

bằng và núi thấp đã trở thành ruộng vườn, chỉ ở những vùng núi cao còn các khu rừng thiên nhiên bao la, trong đó tất cả có đến

2.000 loại cây và phần lớn là những loại cây lấy gỗ rất tốt

Khu vực rừng cây miền đông Trung Quốc có thể chia thành bốn vùng, từ đông nam lên đông bắc gồm: vùng rừng mưa nhiệt

đới, vùng rừng á nhiệt đới lá rộng thường xanh, vùng rừng ôn đới

lá rộng rụng lá và vùng rừng ôn đới lạnh lá kim rụng lá

e Vùng rừng mưa nhiệt đới: vùng phía nam các tỉnh Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây và Vân Nam tại miễn nam Trung

Quốc có lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.000 — 2.000mm

Vùng rừng mưa nhiệt đới tại đây có nhiều loại cây, cao thấp

không đều, lá rộng thường xanh, mọc rậm rap um tam trong các thung lũng Có loại cây tung cao tới 40m, gốc bạnh về cao khỏi đầu người để chống đỡ thân cây to lớn Trong rừng có các loại cây leo, nhiều loại quyết thực vật và các thứ hoa tươi thuộc họ

lan dep mat

Vùng này còn có những vườn cây ăn quả và những vườn

cây công nghiệp như cao su, chè, cà phê, hồ tiêu, cọ dầu; những

cánh đồng mía, dưa Tỉnh Quảng Đông sản xuất nhiều mía và

long não

e Vùng rừng á nhiệt đới lá thường rộng xanh không những

có diện tích rộng mà còn có những loại thực vật có nguồn gốc cổ xưa (thời kỳ phấn trắng, 58 triệu năm về trước), rất hiếm thấy

trên thế giới như cây bạch quả chẳng hạn Xưa kia, loại cây này

Trang 35

phân bố rất rộng rãi, ngày nay nhiều nơi trên thế giới chỉ có thể tìm được hóa thạch của nó, riêng miền á nhiệt đới Trung Quốc

vẫn còn có loại cây đại này Loại cây bạch quả có thể sống được

hàng nghìn năm, gỗ có thể dùng làm đổ mỹ nghệ, chế đồ bản và

làm vật liệu kiến trúc; nhân bạch quả ăn được và tác dụng nhuận

phổi giảm ho; lá cây này có thể chế thuốc Loại cây thủy sam

mọc ở vùng ranh giới hai tỉnh Tứ Xuyên và Hồ Bắc cũng là loại

cây của thời kỳ phấn trắng còn lại Năm 1957, trên vùng rừng núi

ở miền nam Tứ Xuyên đã tìm thấy loại cây ngân sam còn sống

sót lại sau thời kỳ đệ tam (một triệu năm về trước) Loại cây ngân sam hồi đó phân bố rộng khấp trên trái đất

Ở vùng á nhiệt đới Trung Quốc có đủ các loại cây công nghiệp Một số đổi núi tre mọc um tùm, trông như một “biển

tre” Cây sơn dùng để làm dầu sơn và dầu hóa chất Các loại cây

cho gỗ dùng trong kiến trúc như cây sam, cây mã vĩ tùng mọc

rộng khắp vùng này

Vùng á nhiệt đới còn là vùng sản xuất lúa nước chủ yếu của

Trung Quốc

e Vùng rừng ôn đới lá rộng rụng lá: cây xanh tươi vào mùa

hạ, đến mùa đông thì rụng hết lá, giống như loại rừng cây phân

bố ở miền bắc Nhật Bản, bán đảo Triều Tiên

Vùng núi đông bắc Trung Quốc có những rừng hỗn hợp

mọc các loai: cay du (ulmus pumila), cay thich (acer palmatum),

cây hoa (betula japonica), cay nghién, cAy sim, cay thông đồ

(pinus koraiensis), cây sổi, cay théng dau

Vùng đổi núi đông bắc Trung Quốc sản xuất nhiều táo, lê,

đào, nho, hồng, hạt đẻ Vùng đồng bằng toàn là đồng ruộng, sản

xuất nhiều lúa mì, bông, hoa màu

Trang 36

® Vùng rừng ôn đới lạnh lá kim, rụng lá: Ở vùng núi Đại Hưng An, Tiểu Hưng An và vùng núi Trường Bạch Sơn, thuộc

miền đông bắc Trung Quốc có những rừng lá kim rậm rạp, nhiều

nhất là loại thông, tùng rụng lá, ngoài ra còn có các loại cây lá kim thường xanh như vân sam Các loại cây này chịu đựng được

khí hậu giá rét, có gỗ rắn chắc được ding trong cdc ngành đóng tàu, làm giấy và nhạc cụ Vùng rừng đông bắc là vùng cung cấp

gỗ lớn nhất của Trung Quốc

b Khu vực thảo nguyên nửa khô hạn

e Vùng thảo nguyên ôn đới: Do khí hậu nửa khô hạn, miễn

cao nguyên Nội Mông là một vùng thảo nguyên mênh mông, phần lớn thuộc họ hoà thảo mọc nhiều năm Loại hòa thảo này lá

dài, hẹp và xoắn lại, trên cành và thân cây có phủ một lớp tuyết,

có thể giảm bớt sự bốc hơi Có những loại cỏ trên thảo nguyên có

rễ đâm rất sâu để hút nước ở lòng đất Loại cỏ dê thuộc họ hòa

thảo và các loại cé chăn nuôi họ đậu trên thảo nguyên có giá trị dinh dưỡng khá cao Đây là vùng chăn nuôi chủ yếu của Trung

Quốc Mùa hạ, đồng cỏ xanh tươi bát ngát, trăm hoa đua nở, trông chẳng khác một tấm thẩm có nhiều màu sắc rải trên mặt

đất Những đàn cừu ở xa trông như những chùm hoa, những lều

- bạt trông như búp hoa lớn, tất cả đã tạo thành một cảnh đẹp riêng biệt Ở đây, các đàn gia súc nhiều nhất là cừu, bò và ngựa; ngựa

và bò Tam Hà là những giống tốt nổi tiếng ở Trung Quốc

Ở vùng thảo nguyên đông bắc Trung Quốc rộng lớn đã xây

dựng nhiều nông trường sản xuất đậu nành, cao lương và củ cải

đường; và trại chăn nuôi quốc doanh Ngày nay, những vùng thảo

nguyên trên cao nguyên Hoàng Thổ hầu hết đã khai khẩn thành

đồng ruộng

Trang 37

e Vùng đồng cỏ cao giá rét: Miễn nam cao nguyên Thanh Tạng cao tới 4000m, cả năm không có mùa hạ Sông băng trên

núi tan ra thành nhiều ao, hồ, đầm lây và thảm cỏ với nhiều loại

cỏ tươi, hoa đẹp Trên những triển núi có nắng là những bãi cỏ Ở

đây, gia súc chủ yếu là bò Tây Tạng, dê Tây Tạng và cừu Trong

các thung lũng vùng cao nguyên đã trồng những loại cây chịu rét

như thanh khoa, lúa mì và lúa mạch

c Khu vực hoang mạc khô hạn

e Vùng hoang mạc ôn đới: Ở vùng Tân Cương, Cam Túc và lòng chảo Saiđam ở Thanh Hải, thực vật mọc thưa thớt, chủng loại cũng rất ít, có nơi hoàn toàn không có thực vật Trên hoang mạc vùng này có mọc loại cây muối, cây thanh hao, cây liễu vỏ

đỏ Những loại cây này có thể dùng làm củi và vật liệu xây dựng Trên bãi đá, có mọc cây táo hôvêni và cây ma hoàng, là thức ăn

rất tốt cho lạc đà Có loại cây có lá đã thoái hoá, cành xanh thay

thế lá cây để giảm lượng bốc hơi Có loại cây có rễ dài trên 10m,

đâm sâu vào lòng đất để hút nước Tại vùng hoang mạc, những

nơi có mạch nước ngầm ở tầng trên có mọc loại cây hồ đồng Cây

hồ đồng có cả hai hình lá cây dương và cây liễu, đó là thứ cây lấy

gỗ chủ yếu trong vùng Lá cây hồ đồng cũng là thức ăn rất tốt

cho lạc đà và cừu

Ở những nơi thấp dưới núi có những thảo nguyên và thảm

cỏ rộng lớn, là những bãi chăn nuôi rất tốt Trên núi cao còn có

rừng cây lấy gỗ Băng tuyết trên đỉnh núi tan ra, chẩy xuống tưới

cho các ốc đảo của vùng này Vì ban ngày nắng gắt, ban đêm lại giá rét, rất tiện lợi cho việc tích lũy các chất đường cho nên các 'ốc đảo là nơi sản xuất nhiều nho, dưa hấu và dưa ngọt Hami; và cũng là nơi sản xuất loại bông sợi dài tốt nhất trong cả nước

Trang 38

e Vùng hoang mạc cao giá rét ở miền tây bắc Tây Tang cao 5.000m, thực vật thưa thớt Vùng này chỉ có các loại cây bụi,

có loại mọc thành cụm sát đất, có loại mọc như một chiếc đệm để

chống gió, chống rét và giữ nước Sau khi tuyết phủ trên núi tan

ra, hình thành nhiều hồ Ở ven sông và hồ của một số nơi có cây thuỷ liễu đồ chịu được giá rét và khô hạn Mùa hạ, loại cây này

có lá xanh hoa đỏ, trang điểm thêm cho cảnh núi tuyết, hỗ xanh,

tạo thành cảnh đẹp riêng biệt ở miền bắc cao nguyên Tây Tạng

Ba vùng thực vật chủ yếu của miền tây Trung Quốc đã được xác định là Nội Mông, lòng chảo Tarim và Chuncơrơ, và

vùng Tây Tạng Trong ba vùng này, thực vật thay đổi theo điều kiện sinh thái địa phương hơn là theo vị trí bắc nam Chẳng hạn,

rừng cây chỉ có những nơi mà lượng mưa nhiều và nhiệt độ trung bình hàng năm thích hợp cho sự tăng trưởng của cây Trên sườn núi phía bắc của dãy Thiên Sơn hướng về lòng chảo Chuncơrơ,

thực vật rừng gỗm các loại cây như vân sam, bu lô, tần bì và cây

đương lá rụng ở độ cao 3000m trên mặt biển Trong các vùng thảo nguyên và hoang mạc khô hạn hơn, có nhiều loại cỏ, cây bụi

va cây cói có túi

Ngày nay, những khu rừng thương mại chủ yếu nằm ở miền

đông bắc Trung Quốc, phần lớn có các loại cây tùng bách, bu lô

và tần bì; và ở sườn phía đông của cao nguyên Thanh Tạng

5 Dong vat

Trung Quốc cũng có hệ động vật phong phú Chỉ tính riêng động vật có xương sống tính ra đã có 2.091 loài, tức là bằng 10%

tổng số động vật có xương sống trên thế giới Trong số thú hiếm

có gấu trúc lớn, khỉ vàng, vượn, sơn dương, hươu mõm trắng, cá

sấu Trường Giang Ở Trung Quốc có 1.186 loài chim, chiếm

Trang 39

13,5% tổng số loài chim trên thế giới Trong đó có hơn 500 loài

chim đi cư Ở Trung Quốc có 9 trong số 15 loài sếu hiện có trên thế giới và 56 loài trĩ, bằng 1⁄4 loài trĩ trên thế giới Trong số những loài chim hiếm có: sếu màu đỏ, sếu xibia, cò đen, thiên nga, tri chia

Các loài thú và chim ở miễn Bắc và miền Nam Trung Quốc

có sự khác biệt rõ rệt

a Các loại thú và chim ở miền Bắc

Miền Bắc được phân thành bốn vùng: Đông Bắc, Hoa Bắc,

Nội Mông - Tân Cương và Thanh Tạng

e Vùng Đông Bắc: có các loài thú như sóc văn, nai lạc đà,

hươu sao, nai ngựa, mang, hổ đông bắc, báo sao, cáo Bộ da của

ba loài động vật: điêu thử, nhân sâm, cỏ ula được coi là ba thứ

của quý báu ở đông bắc Các loài chim có trĩ cổ khoang, gà gô

e Vùng Hoa Bắc: có các loài thú của cả hai miễn Bắc và Nam như các loài chuột, thỏ, cầy hương, chồn, lợn rừng Loài

chim có giá trị kinh tế khá cao là trĩ nâu, trĩ đuôi dài, gà gô chân

đỏ, là đặc sản của vùng này

e Vùng Nội Mông - Tân Cương: loài thú thường gặp nhất

là linh dương Mông Cổ, linh dương thường, sói, cáo cát Linh

dương Mông Cổ sống từng đàn trên đồng cổ miền đông, linh

dương thường thì sống trong các hoang mạc miền tây Hươu, ngựa còn khoảng 2000 con ở Nội Mông Tại miền tây bắc Tân Cương, còn có giống linh dương Xaiga,-sừng của nó là loại thuốc

quý Nổi tiếng nhất là ngựa rừng và lạc đà rừng Hải ly chỉ thấy

uất hiện ở vùng núi Antai Các loài chim có chim bảo, gà cát,

sơn ca cát, qua đất, sếu, trĩ xanh

Trang 40

e Vung Thanh Tang: loai thú có bò Tây Tạng, linh dương

Tây Tạng, thổ lông dài, thổ đế thảo nguyên, cù li Tây Tạng, báo tuyết, cáo Bò thuần dưỡng là một loại gia súc rất quan trọng ở

Tây Tạng, vì nó dùng để vận tải trên vùng cao nguyên Trên vùng cao của cao nguyên Thanh Tạng có gà tuyết Tây Tạng

b Các loài thú và chỉm ở miền Nam

Miễn Nam gồm có các vùng ở phía nam diay Tan Linh và

sông Hoài, kể cả vùng núi phía nam Tây Tạng, Đài Loan và các

đảo ở Đông Hải Trong đó, chia thành vùng Tây Nam, Hoa Trung

và Hoa Nam

e Vùng Tây Nam: có một số động vật đặc biệt quý hiếm, trong đó nổi tiếng nhất lá gấu mèo nhỏ, gấu trúc, khỉ kim tuyến

và linh dương Gấu mèo to, một loại thú nối tiếng trên thế giới,

hình dáng giống như một con gấu, thường sống trong những khu rừng tre trên núi cao từ 2600 ~ 3500m, thích ăn măng Gấu trúc

lớn là một loài còn sót lại đến nay từ thời kỳ băng hà và nổi tiếng

là một động vật cổ xưa Tất cả những loài thú ăn sâu bọ ở vùng này chiếm 2/3 tổng số cùng loại trong cả nước Ở đây cũng có

khá nhiều chim đặc biệt, trội hơn hết là các loại hoạ mi và trĩ

Riêng về loại trĩ cũng có hơn một nửa trong số hơn 20 loại phân

bố khắp Trung Quốc, trong đó có trĩ trắng, trĩ xám, trĩ ức đỏ Về

chim hoạ mi cũng tương tự như vậy Do đó, khu vực tây nam

Trung Quốc được coi là thế giới riêng của các loại trĩ và hoạ mi

e Vùng Hoa Trung: có nhiễu động vật miền Nam như khỉ

cụt đuôi, chỗn gáy, tê tê và vạc , nhưng có một ít loại chim miễn

Bắc như chim bạc má, sẻ ngô Đặc sản của vùng này, về thú chỉ

có giống đơi to, hoẵng chim thì có đa đa, trĩ lửa

Ngày đăng: 09/06/2016, 19:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w