báo cáo rèn nghề thực tập nghề nghiệp 1- môn đánh giá đất trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN
BÁO CÁO THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP I
MÔN: ĐÁNH GIÁ ĐẤT
Giáo viên hướng dẫn: ThS Nông Thị Thu Huyền
Thầy Phan Tiến Hùng Khoa : Quản Lí Tài Nguyên
Nhóm SV thực hiện : Nhóm 2
Địa điểm : Xã Phấn Mễ - Huyện Phú Lương Tỉnh Thái Nguyên
Thái Nguyên tháng 04 năm 2016
Nhóm 6
Trang 2Nhóm điều tra
GV hướng dẫn: Th.s Nông Thị Huyền
Thầy giáo Phan Tiến Hùng
Thành viên nhóm:
Địa điểm điều tra:
Xã Phấn Mễ - Huyện Phú Lương – Tỉnh Thái Nguyên.
Trang 3LỜI NÓI ĐẦU
Báo cáo nghề nghiệp là một khâu rất quan trọng của mỗi sinh viên trong thời gian trong thời gian thực tập Qua đó, giúp cho mỗi sinh viên có điều kiện củng cố lại kiến thức đã học trong nhà trường và áp dụng trong thực tế, đồng thời nâng cao trình độ hiểu biết của bản thân
Xuất phát từ nguyên vọng của bản thân sinh viên và được sự phân công của thầy cô giáo bộ môn, khoa Quản Lí Tài Nguyên, trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên, chúng em được làm bài tại địa phương với đề tài “ Đánh giá phân hạng đất đai trên địa bàn xã Phấn Mễ, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.”
Để hoàn thành đề tài thực tập nghề nghiệp môn cơ sở chúng em đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của các thầy cô giáo, và sự giúp đỡ của các hộ gia đình, trưởng thôn và cán bộ UBND xã Phấn Mễ Chúng em xin bày tỏ lòng biết
ơn tới cô Nông Thị Thu Huyền và thầy Phan Tiến Hùng ( giảng viên bộ môn Khoa học đất, khoa Quản Lí Tài Nguyên), các hộ gia đình, trưởng thôn và cán
bộ UBND xã Phấn Mễ đã giúp đỡ chúng em
“ Chúng em xin chân thành cảm ơn”!!!
Trang 4GIỚI THIỆU CHUNG VỀ XÃ PHẤN MỄ
HUYỆN PHÚ LƯƠNG – TỈNH THÁI NGUYÊN
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1.Đặt vấn đề
Đất đai là tài sản phẩm của tự nhiên, là một trong những tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt không gì thay thế được, đóng vai trò quyết định cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người nói chung và của từng Quốc gia nói riêng
Đất đai tham gia vào tất cả các hoạt động của đời sống kinh tế, xã hội; là nguồn của cải; là một tài sản cố định Đặc biệt là trong nông nghiệp, đất đai là một tư liệu sản xuất
Hiện nay, các vấn đề liên quan đến đất đai luôn được Nhà nước hết sức quan tâm Vấn đề nổi cộm hiện nay đó là vấn đề tranh chấp đất đai Vì vậy công tác quản lí đất đai các cấp cần được quan tâm đúng mức để khắc phục được các hạn chế còn tồn tại hiện nay của xã hội
Công tác đo đạc địa chính, thành lập bản đồ địa chính ra đời và là một phương tiện quan trọng giải quyết các vấn đề liên quan đến đất đai Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính là nội dung thứ 13 trong 13 nội dung quản lý hành chính Nhà nước về đất đai Đo đạc, thành lập bản đồ địa chính là cơ sở cho công tác thành lập và quản lý hồ sơ địa chính giúp cho quản lý nguồn tài nguyên đất đai được chặt chẽ, hoàn thiện, đồng bộ và đáp ứng các yêu cầu của quản lý Nhà nước về đất đai
Trang 5Chúng em – nhóm 02- lớp K46QLĐĐN03 được phân công điều tra đánh giá phân hạng đất ruộng khu vực xã Phấn Mễ, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên Đợt thực tập nghề nghiệp là cơ hội cho chúng em làm quen với công việc thực tế, biến các kiến thức lý thuyết đã được học ra thực tế, thành các sản phẩm thực tế Cũng qua đó giúp chúng em nắm chắc hơn kiến thức đã học, rèn luyện, hoàn thiện các kỹ năng thực hành đo đạc làm cơ sở định hướng cho công việc sau này của chúng em
Trong suốt thời gian thực tập, nhóm chúng em đã nhận được rất nhiều
sự quan tâm, giúp đỡ của tập thể, cá nhân trong và ngoài trường
Trước hết chúng em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Quản lí Tài nguyên – ngành Quản lí đất đai cùng các thầy,
cô giáo trong bộ môn đã tận tình giúp đỡ và giảng dạy trong suốt quá trình thực tập
Đặc biệt chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến các quý thầy, cô: ThS Hoàng Hữu Chiến, ThS Nông Thị Thu Huyền – giáo viên trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, những người trực tiếp hướng dẫn chúng em trong suốt thời gian thực tập.Đã nhiệt tình giảng dạy, hướng dẫn, tạo mọi điều kiện giúp đỡ để chúng em hoàn thành tốt đợt thực tập này
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
PHẦN II:
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trang 62.1.1 Đối tượng nghiên cứu
Điều kiện tự nhiên, đất đai, sinh cảnh thực vật, chủ sử dụng đất tại xã Phấn Mễ - huyện Phú Lương- tỉnh Thái Nguyên
2.1.2 Phạm vi nghiên cứu
- Đánh giá và phân hạng đất xã Phấn Mễ
- Hiệu quả sử dụng đất của hộ dân
2.2 Địa điểm và thời gian
- Địa điểm thực tế: xã Phấn Mễ - huyện Phú Lương - tỉnh Thái Nguyên
- Thời gian thực tế: từ ngày 05/04/2016 đến ngày 08/04/2016
2.3 Nội dung nghiên cứu
2.3.1 Điều tra tình hình cơ bản của xã Phấn Mễ, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên
- Điều tra điều kiện tự nhiên
- Điều tra tình hình kinh tế- xã hội- môi trường
2.3.2 Hiện trạng sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản của xã năm 2016
2.3.3.Các yếu tố tác động đến quá trình thình thành một số loại đất
2.3.4 Đánh giá hiệu quả sử dụng đất cơ sở
2.4 Phương pháp nghiên cứu
2.4.1 Phương pháp thu thập tài liệu văn bản có liên quan đến sử dụng đất
2.4.2 Phương pháp đối soát thực địa
2.4.3 Phương pháp điều tra phát phiếu theo bộ câu hỏi( 08 hộ/ xóm)
2.4.4 Phương pháp xử lý số liệu
2.4.5 Phương pháp đánh giá phân hạng đất gồm 7 bước:
Bước 1: Công tác chuẩn bị:
- Chuẩn bị cơ sở v ật chất( bản đồ, sách, vở, bút, giấy,…) và kinh phí
- Lập kế hoạch chi tiết về thời gian
- Điều tra thu thập tài liệu về điều kiện tự nhiên- kinh tế- xã hội của xã
và các loại bản đồ phục vụ cho đanh giá phân hạng đất ruộng
Trang 7+ Các tài liệu về điều kiện tự nhiên: vị trí địa lý, khí hậu, thời tiết, số liệu
về đất đai
+ Các tài liệu về điều kiện kinh tế- xã hội: diễn biến năng xuất, sản lượng các loại cây trồng
- Khoanh khoảnh đất trên bản đồ ở trong phòng
- Khoanh khoảnh theo tờ bản đồ, từ trái sang phải, từ trên xuống dưới
- Đánh số thứ tự các khoảnh từ k1-kn theo từng tờ bản đồ, từ trái sang phải, từ trên xuống dưới
Bước 2: Điều tra ngoài đồng
Xác định các chỉ tiêu: loại đất phát sinh, thành phần cơ giới, loại ruộng, điều tra chuyển đôi mục đích sử dụng đất, điều tra địa chính, chế độ nước, độ sâu tầng canh tác, chỉ tiêu về năng suất, các yếu tố điều tra khác như: chế độ úng- hạn, mức độ glây hóa, sạt lở bồi tụ
Bước 3: Tổng hợp số liệu và phân tích mẫu đất
Tổng hợp số liệu
- Tổng hợp các chỉ tiêu điều tra khoảnh đất theo cấp năng suất
+ Tính cấp năng suất: là đại lượng để biểu thị mức độ chênh lệch về năng suất lúa cho mỗi nhóm khoảng đất
+ Tính khoảng dao động của mỗi cấp năng suất
- Khi tính được mức độ dao động của các cấp năng suất tổ công tác tiến hành tổng hợp các chỉ tiêu điều tra từng khoanh đất theo cấp năng suất
Tổng hợp diện tích chuyển đôi mục đích sử dụng đất
Tổng hợp theo từng tờ bản đồ sau đó tổng hợp cho toàn xã
Trang 8Bước 4: Xây dựng tiêu chuẩn hạng đất
Hạng đất là tổng hợp các khoảnh đất có chung những tiêu chuẩn được xác định từ các chỉ tiêu điều tra ngòai đồng
Đẳng đất: là một hoặc nhiều khoảnh đất có chung những tiêu chuẩn những mức độ chên lệch ở các đẳng đất nhỏ hơn cấp năng suất Trong một đẳng đất có một hoặc nhiều hạng đất khác nhau
Phương pháp xây dựng tiêu chuẩn hạng đất
Tổ công tác căn cứ vào biểu tổng hợp các khoảnh đất theo cấp năng suất ở bước 3 Thường chia làm 7 hạng đất từ hạng I-VII
- Tiêu chuẩn hạng đất là chất lượng của 6 chỉ tiêu điều tra ban đầu: loại đất phát sinh, loại ruộng, địa hình, chế độ nước, thành phần cơ giới, độ sâu tầng canh tác
Dự kiến tiêu chuẩn cho mỗi chỉ tiêu: dựa vào tần số xuất hiện lặp đi lặp lại
Bước 5: Ghép hạng đất thống nhất toàn xã
Căn cứ vào tiêu chuẩn hạng đất chính thức đã được thông qua ở bước 4 và biêu tổng hợp các chỉ tiêu điều tra khoảnh đất theo cấp năng suất, tiến hành rà soát ở từng biểu, các khoảnh đất có tiêu chuẩn trùng với tiêu chuẩn hạng đất chính thúc ở bảng nào xếp ở bảng đó( từ hạng I-VII) ra từng biểu riêng
Sau khi tiến hành tổng hợp các hạng đất ra biểu riêng thì tiến hành công diện tích từng hạng Tổng diện tích các hạng đất bằng tổng diện tích đất ruộng của xã điều tra
Bước 6: Hoàn chỉnh bản đồ phân hạng đất
- Tiến hành khoanh khoảnh chính thức bằng đất màu đỏ
- Ghi ký hiệu kết quả phân hạng vào mỗi khoảnh đất
- Tiến hành tô màu các hạng đất theo quy định
- Ghi ký hiệu trên bản đồ
Trang 9Bước 7: Viết thuyết minh kết quả phân hạng
Sau khi hoàn chỉnh các bước trên tổ công tác tiến hành làm bản báo cáo kết quả đánh giá phân hạng đất ruộng cấp xã
2.4.6 Điều tra đất ngoài đồng ruộng( theo mẫu phiếu điều tra 02)
2.4.7 Phương pháp tính hiệu quả sử dụng đất
Tổng giá trị sản phẩm:
+ Tổng giá trị sản phẩm: T=p1q1 + p2q2+…+pnqn
Trong đó: p- khối lượng từng loại sản phẩm được sản xuất/ha/năm
q- đơn giá của từng loại sản phẩm thị trường ở cùng thời điểm T- tổng giá trị sản phẩm của1 ha đất canh tác/năm
+ Thu nhập thuần túy: N= T-Csx
Trong đó: Csx- chi phí sản xuất của 1 ha đất canh tác/năm gồm cả chi
phí vật chất và chi phí lao động N- thu nhập thuần túy của 1 ha đất canh tác/ năm + Hiệu quả sử dụng đồng vốn: H=T/Csx
+ Giá trị ngày công lao động: Hld= N/tổng số công/ha/năm
PHẦN III:
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1 Điều kiện tự nhiên- kinh tế- xã hội
3.1.1 Điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý: Phấn Mễ là xã trung du miền núi, nằm ở phía Tây nam của huyện Phú Lương:
+ Phía Bắc và Tây Bắc giáp với xã Động Đạt
+ Phía Đông giáp với xã Vô Tranh, phía Đông Bắc giáp với hai xã Yên Lạc và Tức Tranh
+ Phía Đông Nam giáp với thị trấn Giang Tiên
+ Phía Tây và Tây Nam giáp hai xã Tân Linh và Phục Linh của huyện Đại Từ
3.1.2 Tình hình kinh tế- xã hội
Trang 10- Cơ cấu lao động.
Số lao động trong độ tuổi 7.442 người/tổng số dân
Về cơ cấu lao động: nông nghiệp chiếm tỷ lệ 81,3 %, lao động công nghiệp chiếm tỷ lệ 4,5 %, lao động dịch vụ chiếm tỷ lệ 14,2 % trong tổng số lao động của xã
Tỷ lệ lao động theo kiến thức phổ thông: tiểu học 30 %; trung học cơ sở 45%; trung học phổ thông 15.%
Tỷ lệ lao động được đào tạo chuyên môn: sơ cấp 6.5%; trung cấp 2,5%; đại học … %; tỷ lệ số lao động sau khi đào tạo có việc làm 1,0.%
3.2 Thực trạng phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản
3.2.1 Ngành nông nghiệp
Nhìn chung cơ cấu giống, cơ cấu mùa vụ trong trồng trọt đã có nhiều chuyển biến tích cực, nhiều giống lúa lai, lúa thuần chất lượng cao, giống ngô lai có năng suất, chất lượng cao được đưa vào sản xuất Trong sản xuất lương thực cơ cấu mùa
vụ được thay đổi cơ bản theo hướng tăng diện tích gieo cấy trà lúa xuân muộn, gieo trồng cây màu vụ đông, giảm diện tích gieo cấy trà lúa xuân chính vụ, việc cơ giới hóa trong sản xuất lương thực cũng được áp dụng ngày càng nhiều (diện tích được làm đất bằng máy chiếm khoảng 80% tổng diện tích gieo cấy), góp phần giải phóng sức lao động cho nông dân, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm sau thu hoạch
Trong sản xuất chè từng bước đưa các giống chè mới có năng suất cao, chất lượng ngon vào trồng mới và trồng thay thế các diện tích chè đã già cỗi
Tuy nhiên trong sản xuất vẫn còn nhiều khó khăn, tồn tại đó là: Diện tích canh tác nhỏ lẻ, phân tán, chưa hình thành vùng sản xuất tập trung nên khó khăn trong việc tổ chức sản xuất, nhất là việc đầu tư thâm canh tăng vụ, áp dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất Việc sử dụng phân hữu cơ trong sản xuất còn ít, phương pháp canh tác bền vững chưa được quan tâm đúng mức Còn một số diện tích đất chưa chủ động trong việc tưới tiêu Bên cạnh đó do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thời tiết diễn biến phức tạp, sâu bệnh hại thường xuyên phát sinh gây
Trang 113.2.2 Ngành lâm nghiệp
Hiệu quả về kinh tế của việc trồng rừng phần nào đã đáp ứng được đời sống của nhân dân Độ che phủ rừng đạt hơn 45%, môi trường được cải thiện, giữ được nguồn nước ngầm và chống sói mòn đất
3.2.3 Thủy lợi
Hệ thống kênh mương của xã hiện có 1 tuyến kênh mương đã được kiên
cố hóa, để khai thác triệt để tiềm năng đất đai cũng như nâng cao hệ số sử dụng đất nông nghiệp thì trong tương lai cần phải cải tạo nâng cấp tất cả các hồ chứa nước hiện có, đập và cứng hóa 1 số tuyến kênh mương hiện có
3.2.4 Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên- kinh tế- xã hội đến sử dụng đất
Phấn Mễ là một xã miền núi nên địa hình bị chia cắt bởi đồi núi, nông
nghiệp phát triển không được mạnh Tuy nhiên bên cạnh đó, xã có lợi thế là đồi núi đất đai lại thuận lợi cho việc trồng các loại cây công nghiệp như: chè, và một
số cây công nghiệp khác đem lại hiệu quả kinh tế cho người dân trong hiện tại
và tương lai sắp tới
Xã có nguồn lao động trẻ năng động, dồi dào là nguồn nhân lực quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển của xã, đáp ứng được nhu cầu phát triển của hiện tại và tương lai Như vậy, chính quyền và nhân dân trong xã sớm
đề ra các phương án, kế hoạch hợp lý để đưa xã nhanh chóng đi lên trong quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa hiện nay
Nhóm 6 đã tiến hành điều tra tại xóm Làng Mai - xã Phấn Mễ - huyện Phú Lương- tỉnh Thái Nguyên, được kết quả như sau:
Trang 123.4.1 Liệt kê các LUT
Đông
Đông
Đông
Đông
Đông
Mùa
( Có phiếu điều tra kèm theo)
Trang 133.5 Điều tra, đánh giá phân hạng đất cấp xã
Bước 1: Công tác chuẩn bị
Bước 2: Điều tra ngoài đồng
Nhóm 02 đã tiến hành điều tra các chỉ tiêu ngoài đồng theo tờ bản đồ số 54,
27, 61 thu được kết quả như sau:
( Kèm theo bảng điều tra ngoài đồng)
Trang 14Bước 3: Tổng hợp số liệu phân tích mẫu đất
7 nhóm đã tiến hành rút cấp năng suất và thu được kết quả như sau:
Cấp năng suất = (năng suất cao nhất – năng suất thấp nhất) : 7
= (230-63):7=24(kg/sào)
Bảng 1.2: Cấp năng suất Cấp năng suất Năng suất (kg/sào)
Cấp 1 206-230
Cấp 2 182-206
Cấp 3 158-182
Cấp 4 134-158
Cấp 5 110-134
Cấp 6 86-110
Cấp 7 ≤86
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)
Trang 15Bước 4: Xây dựng tiêu chuẩn hạng đất, đẳng đất
Bảng 1.3: Tiêu chuẩn các hạng đất của xã Phấn Mễ
Hạng Loại
đất
Loại ruộng Địa hình Chế độ nước
Thành phần cơ giới
Độ sâu tầng canh tác (cm)
III Ld 2L =,± CĐ c,b 12-32
Bước 5: Ghép hạng đất thống nhất toàn xã
(Có bảng kèm theo)
Trang 16
Bước 6: Hoàn chỉnh bản đồ phân hạng đất
Bước 7: Viết thuyết minh kết quả phân hạng đất.
PHẦN VI:
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Qua quá trình đánh giá phân hạng đất ruộng xã Phấn Mễ huyện Phú
Lương tỉnh Thái Nguyên, nhóm chúng em rút ra một số kết luận như sau:
1 Kế hoạch sử dụng đất hàng năm phải được xây dựng sát với nhu cầu thực tế về sử dụng đất
2 Sớm xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính theo hướng hiện đại, đồng bộ
Trên đây là báo cáo đánh giá phân hạng đất ruộng và 1 số kiến nghị trong công tác đánh giá phân hạng đất đai trên đại bàn xã Phấn Mễ./