Luật quốc tế về môi trường gồm tổng thể những nguyên tắc và quy phạm pháp luật điều chỉnh các vấ quan hệ giữa các chủ thể của luật quốc tế phát sinh trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, hợp
Trang 1KHOA LUẬT – ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
-BÀI TẬP NHÓMMÔN: LUẬT MÔI TRƯỜNG QUỐC TÊ
Chuyên đề 2:
Các nguyên tắc của Luật Quốc tế về Môi trường
LỚP CAO HỌC LUẬT QUỐC TÊ K19
NHÓM 2 (3&4):
Hà Nội, 6/2014
MỞ BÀI
Trang 2Pháp luật với tư cách là một công cụ điều tiết xã hội luôn phải chịu sự chi phối của nhu cầu xã hội Khi việc bảo vệ môi trường chưa được ý thức rõ và chưa trở thành mối thách thức của xã hội thì Luật Môi trường chưa được đặt ra Các quốc gia sẵn sàng khai thác hết nguồn tài nguyên để công nghiệp hóa phục vụ việc phát triển đất nước Mặt khác, lúc đó môi trường cũng chưa là một thử thách, khi mà vấn đề dân số chưa đạt tới sự báo động.
Chỉ đến khi các quốc gia đối mặt với sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, mất cân bằng sinh thái…thì vấn đề bảo vệ môi trường mới được đặt ra, và Luật quốc tế về môi trường cũng dần hình thành.
Luật quốc tế về môi trường gồm tổng thể những nguyên tắc và quy phạm pháp luật điều chỉnh các vấ quan hệ giữa các chủ thể của luật quốc tế phát sinh trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, hợp tác và phát triển bền vững vì lợi ích của cộng đồng quốc tế.
Trong phạm vi bài viết này, nhóm 2 xin trình bày vấn đề “Các nguyên tắc của
Luật quốc tế về môi trường”.
Do còn hạn chế về kiến thức và hiểu biết thực tế, nên bài làm không tránh khỏi những sai sót, mong nhận được sự góp ý của thầy, cô giáo để bài viết của nhóm được hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Trang 3I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LUẬT MÔI TRƯỜNG QUỐC TÊ
1.1 Sự hình thành luật quốc tế về môi trường
Xuất phát từ nhận thức của cộng đồng quốc tế về những tác động, ảnhhưởng của môi trường, từ sự cần thiết phải có những cố gắng chung để hợptác nhằm giải quyết các vấn đề về môi trường, luật quốc tế về môi trường đãđược hình thành và ra đời
Việc xây dựng ngành luật này không chỉ là một yêu cầu cấp bách củacác quốc gia, là một tất yếu khách quan, mà đó còn là trách nhiệm của từngquốc gia trong việc ngăn chặn, phòng ngừa các nhân tố gây ô nhiễm môitrường
Nhìn chung, luật quốc tế về môi trường được hình thành qua ba giaiđoạn chính:
- Giai đoạn 1: Môi trường riêng biệt (từ cuối thế kỷ 19 đến những năm
1960) Thời kỳ này xuất hiện một số Điều ước quốc tế song phương và đaphương điều chỉnh một số vấn đề liên quan đến các nguồn nước sông hồ, biêngiới giữa hai quốc gia hoặc giữa một số quốc gia trong khu vực
- Giai đoạn 2: Môi trường con người (từ năm 1960 đến 1985) Vào
thời gian này, một loạt Điều ước quốc tế về môi trường ra đời, đáng chú ý làtuyên bố Stockholm về môi trường con người Bản Tuyên bố này gồm 26nguyên tắc làm cơ sở cho chính sách toàn cầu về bảo vệ và cải thiện môitrường và là nền tảng cho sự phát triển của luật quốc tế về môi trường
- Giai đoạn 3: Môi trường và phát triển bền vững Giai đoạn này có
nhiều văn bản pháp lý quốc tế về môi trường hoặc liên quan đến môi trườngđược ký kết Đặc biệt, Hội nghị Rio de Janeiro năm 1992 đã thông qua Côngước về đa dạng sinh học, Công ước khung về biến đổi khí hậu, Chương trìnhhành động 21 về kinh tế - xã hội, quản lý và bảo tồn tài nguyên cho mục tiêuphát triển, đẩy mạnh vai trò của các nhóm kinh tế quan trọng, các giải phápthực hiện, Tuyên bố các nguyên tắc về rừng
Điểm đáng chú ý là trong giai đoạn này, các quốc gia còn có nhiềuchương trình hợp tác nhằm bảo vệ môi trường quốc gia hay khu vực, lập racác ủy ban hỗn hợp ở các địa phương nhằm giải quyết tranh chấp về môitrường
Trang 41.2 Khái niệm Luật quốc tế về môi trường
Luật quốc tế về môi trường được hiểu là tổng hợp các nguyên tắc vàcác quy phạm pháp lý quốc tế điều chỉnh quan hệ giữa các chủ thể của luậtquốc tế phát sinh trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, hợp tác và phát triển bềnvững vì lợi ích của cộng đồng quốc tế
Điều đáng chú ý là, cho đến nay vẫn chưa có văn bản pháp lý quốc tếnào ghi nhận toàn bộ các nguyên tắc và quy phạm về bảo vệ môi trường ởmức độ toàn cầu Hầu hết các nguyên tắc chỉ mang tính chất khuyến nghị nằmrải rác trong nhiều văn kiện pháp lý khác nhau như Tuyên bố Stockholm 1972
về môi trường con người, Tuyên bố của Hội nghị Liên hợp quốc về môitrường và phát triển 1992…
1.3 Nội dung cơ bản của luật quốc tế về môi trường
1.3.1 Bảo vệ môi trường biển và bảo vệ môi trường nước trên đất liền
a Bảo vệ môi trường biển
Theo khoản 4 Điều 1 Công ước Luật biển 1982, môi trường biển đượchiểu không chỉ bao gồm tài nguyên sinh vật, hệ sinh thái biển (rừng ngậpmặn) mà còn chất lượng biển, cảnh quan biển
Mặc dù vấn đề bảo vệ và giữ gìn môi trường biển đã được các nhà luậthọc đề cập tới những năm 20 của thế kỷ này nhưng mãi cho tới những năm
50, Công ước đầu tiên trong lĩnh vực bảo vệ môi trường biển mới được kýkết Cho đến nay, một số công ước quan trọng trong lĩnh vực này là:
- Công ước Luật biển 1982 của Liên hợp quốc;
- Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu gây ra năm 1973, sửađổi bởi Nghị định thư 1978 (Công ước Marpol 73/78);
- Công ước quốc tế liên quan đến can thiệp trên biển cả trong trườnghợp tai nạn gây ô nhiễm dầu (INTERVENTION) 1969;
- Công ước phòng ngừa ô nhiễm biển do đổ chất thải và các chất khác(LDC) 1972;
- Công ước quốc tế về sẵn sàng ứng phó và hợp tác trong xử lý ônhiễm dầu (OPRC) 1990
b Bảo vệ môi trường nước trên đất liền
Trang 5Kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, các Điều ước quốc tế về môitrường nước tăng lên đáng kể, mặc dù ngay từ đầu thế kỷ 20 đã xuất hiện một
số Điều ước quốc tế đầu tiên về vấn đề này Một số Điều ước quốc tế chủ yếuđược biết đến là:
- Hiệp định về đường thủy trên sông St Lawrence giữa Mỹ và Canada1959;
- Hiệp định Harane về chương trình hành động của quốc gia hệ thốngsông Zambezi 1987
Ngoài ra còn nhiều Điều ước khác được ký kết ở khắp các châu lục từchâu Mỹ đến châu Âu, từ châu Phi đến châu Á và nhiều khu vực trên thế giới
Hiện này, Liên hợp quốc là tổ chức quốc tế duy nhất đang tiến hànhpháp điển hóa luật về sử dụng nước quốc tế thông qua Ủy ban Luật pháp quốctế
1.3.2 Bảo vệ khí quyển và khí hậu
Xã hội càng phát triển càng làm gia tăng các loại khí gây ô nhiễm chomôi trường khí quyển, dẫn đến các hiện tượng đe dọa đời sống trên Trái đấtnhư hiện tượng mưa axit, hiện tượng nước biển dâng cao gây ngập lụt cho cácvùng duyên hải của quốc gia…Những hậu quả nguy hiểm này buộc loài ngườiphải có những hoạt động cần thiết để hình thành một chế độ pháp lý quốc tếngăn ngừa và giảm thiểu các hiện tượng thảm họa nêu trên Do đó, Công ướcViên về bảo vệ tầng ôzôn 1985 và Công ước khung về thay đổi khí hậu 1992
đã ra đời
- Công ước Viên về bảo vệ tầng ôzôn 1985: Công ước này được coi làCông ước khung quy định các nghĩa vụ cơ bản của các quốc gia có liên quanđến việc giám sát và trao đổi thông tin, ban hành các văn bản pháp luật và cácbiện pháp hành chính cần thiết, thông báo các biện pháp đã được thỏa thuận,trình tự, thủ tục và các tiêu chuẩn, cũng như sự hợp tác với các tổ chức quốc
tế nhằm hạn chế và ngăn chặn các hoạt động của con người có thể mang lạitác động xấu tới tầng ôzôn
- Công ước khung về thay đổi khí hậu của Liên hợp quốc 1992: đâyđược coi là Công ước quốc tế toàn diện và quan trọng nhất trong lĩnh vực này.Công ước chỉ chủ yếu tập trung vào các nguyên tắc và nghĩa vụ chung của cácquốc gia thành viên trong việc ngăn ngừa hiện tượng Trái đất nóng lên
Trang 61.3.3 Bảo vệ đa dạng sinh học
Trong những năm vừa qua đã có rất nhiều loài bị tuyệt chủng, và con sốnày được dự tính là sẽ không ngừng tăng lên Ý thức được tầm quan trọng củavấn đề bảo vệ đa dạng sinh học, các quốc gia đã thỏa thuận ký kết một loạtcác Điều ước quốc tế, trong đó phải kể đến:
- Công ước RAMSAR 1971 về các vùng ngập nước có tầm quan trọngquốc tế, đặc biệt như là nơi cư trú của loài chim nước;
- Công ước CITES 1973 về buôn bán quốc tế các loài động thực vật cónguy cơ bị đe dọa;
- Công ước về đa dạng sinh học Rio de Janeiro 1992
II NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA LUẬT QUỐC TÊ
2.1 Khái niệm về những nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế
Các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế là những tư tưởng chính trị,pháp lý mang tính chỉ đạo, bao trùm và có giá trị bắt buột chung (jus cogens)đối với mọi chủ thể của luật quốc tế và được áp dụng trong mọi điều kiện,hoàn cảnh và trong mọi lĩnh vực của quan hệ quốc tế Các nguyên tắc cơ bảncủa luật quốc tế thể hiện tập chung nhất những tư tưởng chính trị - pháp lý vàcách xử sự của các chủ thể của luật quốc tế trong quá trình thiết lập và thựchiện các quan hệ quốc tế Đồng thời các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tếcũng chính là những tư tưởng chỉ đạo cho quá trình xây dựng và thực hiệnpháp luật quốc tế
2.2 Cơ sở pháp ly
Các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế được ghi nhận trong điều 2Hiến chương Liên hiệp quốc ngày 24/10/1945 và được long trọng ghi trong
Tuyên bố "Về các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế điều chỉnh mối quan
hệ hữu nghị, hợp tác giữa các quốc gia phù hợp với Hiến chương Liên hiệp quốc ngày 24/10/1970" gọi là tuyên bố ngày 24/10/1970 Đây là tuyên bố có
chức năng pháp điển hóa các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế, bởi phầnlớn các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế đều đã được quy định trong Hiếnchương Liên hiệp quốc, nhưng hệ thống các nguyên tắc này được ghi nhậnchính thức là "các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế" trong Tuyên ngôn1970
Bên cạnh hai văn kiện quy định trực tiếp trên, các nguyên tắc cơ bảncủa luật quốc tế còn được ghi nhận trong nhiều công ước quốc tế toàn cầu và
Trang 7khu vực khác, cũng như các điều ước quốc tế song phương và pháp luật củacác quốc gia.
2.3 Các nguyên tắc cơ bản cụ thể của luật quốc tế
Luật pháp quốc tế hiện nay ghi nhận các nguyên tắc cơ bản điều chỉnhmọi quan hệ quốc tế giữa các chủ thể của luật quốc tế bao gồm:
- Nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia;
- Nguyên tắc không sử dung vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lựctrong quan hệ quốc tế;
- Nguyên tắc hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế;
- Nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc giakhác;
- Nguyên tắc quyền dân tộc tự quyết;
- Nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với nhau;
- Nguyên tắc Pacta sunt servanda (tận tâm, thiện chí thực hiện cáccam kết quốc tế)
a) Nguyên tắc về bình đẳng chủ quyền của các quốc gia
Tất cả mọi quốc gia đều bình đẳng về chủ quyền Các quốc gia bìnhđẳng về quyền và nghĩa vụ và là những thành viên bình đẳng của cộng đồngquốc tế, bất chấp sự khác biệt về chế độ kinh tế, chính trị và xã hội
Cụ thể, bình đẳng về chủ quyền bao gồm những nội dung sau:
- Tất cả các quốc gia bình đẳng về mặt pháp lý;
- Mỗi quốc gia được hưởng các quyền xuất phát từ chủ quyền hoàntoàn;
- Mỗi quốc gia có nghĩa vụ tôn trọng tư cách của các quốc gia khác;
- Sự toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của quốc gia là bất khả xâmphạm;
- Mỗi quốc gia có quyền tự do lựa chọn và phát triển chế độ chính trị,kinh tế, văn hóa và xã hội của mình;
- Mỗi quốc gia có nghĩa vụ tuân thủ một cách đầy đủ và có thiện chícác nghĩa vụ quốc tế của mình và chung sống trong hòa bình với các quốc giakhác
Trang 8b) Nguyên tắc tất cả các quốc gia từ bỏ việc sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong các quan hệ quốc tế của mình chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ hoặc độc lập chính trị của bất kỳ quốc gia nào, hoặc là bất cứ cách thức nào khác không phù hợp với những mục đích của Liên hợp quốc.
Tất cả mọi quốc gia có nghĩa vụ từ bỏ việc sử dụng vũ lực hoặc đe dọa
sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế chống lại toàn vẹn lãnh thổ và độc lậpchính trị của bất kỳ quốc gia nào, hoặc là bằng bất kỳ cách thức nào khôngphù hợp với những mục đích của Hiến chương Liên hợp quốc Việc sử dụnghoặc đe dọa sử dụng vũ lực sẽ là sự vi phạm luật pháp quốc tế và không baogiờ được sử dụng như là các biện pháp giải quyết các vấn đề quốc tế
Chiến tranh xâm lược là tội ác chống lại hòa bình và phải chịu tráchnhiệm theo luật pháp quốc tế
Tất cả các quốc gia có nghĩa vụ từ bỏ mưu đồ chiến tranh xâm lược phùhợp với những mục đích và nguyên tắc của Liên hợp quốc
Mọi quốc gia có nghĩa vụ từ bỏ việc sử dụng hoặc đe dọa dùng vũ lựcnhằm vi phạm sự tồn tại của các đường biên giới của các quốc gia khác, hoặc
sử dụng như là biện pháp giải quyết tranh chấp quốc tế bao gồm các tranhchấp về lãnh thổ và các vấn đề liên quan đến biên giới của các quốc gia
Cũng như vậy, mọi quốc gia có nghĩa vụ từ bỏ việc sử dụng hoặc đedọa dùng vũ lực nhằm vi phạm các đường ranh giới quốc tế như giới tuyếnngừng bắn, được thiết lập bằng bởi một thỏa thuận quốc tế mà quốc gia đó làmột bên, hoặc tương tự như vậy, có nghĩa vụ phải tuân thủ Không có bất kỳđiều nào được đề cập ở trên sẽ được hiểu là sự gây tổn hại đến địa vị của cácbên đối với quy chế và hiệu lực của các đường ranh giới đó theo các chế độpháp lý đặc biệt hoặc ảnh hưởng đến trạng thái tạm thời của các quốc gia đó
Mọi quốc gia có nghĩa vụ từ bỏ mọi hành động trả đũa bao gồm cả việc
sử dụng vũ lực
Mọi quốc gia có nghĩa vụ từ bỏ bất kỳ hành động bạo lực nhằm loại bỏquyền của các dân tộc trong việc soạn thảo nguyên tắc về quyền bình đẳng và
tự quyết đối với quyền của các dân tộc đó được tự quyết, tự do và độc lập
Mọi quốc gia có nghĩa vụ từ bỏ việc tổ chức hoặc khuyến khích việc tổchức các lực lượng không chính quy hoặc các nhóm vũ trang bao gồm cả línhđánh thuê để xâm nhập lãnh thổ của các quốc gia khác
Trang 9Mọi quốc gia có nghĩa vụ từ bỏ việc tổ chức, xúi giục, trợ giúp hoặctham gia vào các hành vi nội chiến hoặc khủng bố ở một quốc gia khác hoặc
là ngầm chấp nhận những hoạt động được tổ chức ở trên lãnh thổ của mìnhliên quan trực tiếp đến việc thực hiện các hành vi đó, khi mà các hành vi được
mô tả trong khoản này bao hàm một sự de dọa hoặc sử dụng vũ lực
Lãnh thổ quốc gia không thể bị chiếm đóng quân sự do việc sử dụng vũlực trái với những điều khoản của Hiến chương Liên hợp quốc Lãnh thổ quốcgia không thể bị một quốc gia khác chiếm đoạt là kết quả của việc sử dụnghoặc đe dọa dùng vũ lực Không một sự chiếm đóng lãnh thổ do việc sử dụnghoặc đe dọa dùng vũ lực nào được công nhận là hợp pháp Không một điều
nào nói ở trên sẽ được hiểu như là sự ảnh hưởng đến: a Những điều khoản
của Hiến chương này hoặc bất kỳ một thỏa thuận quốc tế nào khác có trước Hiến chương này và có hiệu lực theo luật quốc tế; b Các quyền hạn của Hội đồng Bảo an theo Hiến chương
Tất cả các quốc gia sẽ theo đuổi với thiện chí các cuộc đàm phán nhằmsớm ký kết một điều ước toàn cầu về giải trừ quân bị tổng thể và hoàn toàndưới sự giám sát quốc tế có hiệu quả và cố gắng chấp nhận những biện phápnhằm giảm bớt áp lực quốc tế và tăng cường lòng tin giữa các quốc gia
Tất cả các quốc gia sẽ tuân thủ với thiện chí các nghĩa vụ của mìnhnhững nguyên tắc và quy tắc của luật quốc tế được thừa nhận chung đối vớiviệc gìn giữ hòa bình và an ninh quốc tế và sẽ nỗ lực làm cho hệ thống anninh của Liên hợp quốc dựa trên Hiến chương này ngày càng hiệu quả hơn
Không một điều nào nói ở trên đây được hiểu là sự mở rộng hoặc thuhẹp bằng bất kỳ cách thức nào phạm vi của các điều khoản của Hiến chươngnày liên quan đến các trường hợp sử dụng vũ lực được coi là hợp pháp
c Nguyên tắc tất cả các quốc gia giải quyết các tranh chấp quốc tế của mình bằng các biện pháp hoà bình mà không làm phương hại đến hòa bình, an ninh và công lý quốc tế
Tất cả các quốc gia sẽ giải quyết các tranh chấp quốc tế với những quốcgia khác bằng các biện pháp hòa bình mà không làm phương hại đến hòabình, an ninh và công lý quốc tế
Mọi quốc gia do vậy sẽ sớm tìm kiếm và chỉ giải quyết các tranh chấpquốc tế bằng đàm phán, điều tra, trung gian, hòa giải, trọng tài hoặc tòa án; sửdụng trung gian khu vực, thỏa thuận hoặc những biện pháp hòa bình khác docác bên lựa chọn Trong việc tìm kiếm những biện pháp giải quyết tranh chấp,
Trang 10các bên đồng ý rằng những biện pháp hòa bình sẽ là thích hợp đối với nhữnghoàn cảnh cụ thể và bản chất của tranh chấp.
Trong trường hợp không đạt được một giải pháp để giải quyết tranhchấp bằng bất kỳ biện pháp đã nêu ở trên, các bên trong tranh chấp có nghĩa
vụ tiếp tục tìm kiếm những biện pháp hòa bình khác để giải quyết tranh chấp
mà các bên thỏa thuận
Các quốc gia trong tranh chấp cũng như các quốc gia khác sẽ từ bỏ bất
kỳ hành vi nào có thể sẽ làm trầm trọng thêm tình hình hiện tại gây nguy hiểmcho việc gìn giữ hòa bình và an ninh thế giới, và sẽ hành động phù hợp vớinhững mục đích và nguyên tắc của Liên hợp quốc
Các tranh chấp quốc tế được giải quyết trên cơ sở nguyên tắc bình đẳngchủ quyền của các quốc gia và phù hợp với nguyên tắc tự do lựa chọn cáccách thức giải quyết tranh chấp Sự đề nghị, hoặc sự chấp nhận về quá trìnhgiải quyết mà các quốc gia tự nguyện đồng ý đối với các tranh chấp đang tồntại hoặc trong tương lai mà các bên liên quan sẽ không được coi là vi phạmnguyên tắc bình đẳng về chủ quyền
Không có điều nào được nói ở trên có ảnh hưởng hoặc phương hại đếnnhững điều khoản có thể áp dụng của Hiến chương, đặc biệt là những điềukhoản liên quan đến việc giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế
d Nguyên tắc không can thiệp vào các vấn đề thuộc thẩm quyền của các quốc gia khác, phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc.
Không một quốc gia hoặc một nhóm quốc gia nào có quyền can thiệp,trực tiếp hay gián tiếp, và với bất kỳ lý do nào, vào các công việc đối nội hoặcđối ngoại của một quốc gia khác Vì thế, can thiệp quân sự và tất cả các hìnhthức can thiệp hoặc mưu toan đe dọa nhằm chống lại phẩm cách của quốc giahoặc chống lại cơ sở chính trị, kinh tế và văn hóa của quốc gia đó sẽ được coi
là vi phạm luật pháp quốc tế
Không một quốc gia nào có thể sử dụng hoặc khuyến khích việc sửdụng các biện pháp kinh tế chính trị hoặc bất kỳ cách thức nào khác nhằmcưỡng ép quốc gia khác để từ đó có được sự lệ thuộc vào việc thực hiện cácquyền chủ quyền của mình và bảo đảm lợi thế của mình dưới bất kỳ hình thứcnào Ngoài ra, không một quốc gia nào có thể tổ chức, trợ giúp xúi giục, giúp
đỡ tài chính khuyến khích hoặc ngầm đồng ý các hoạt động khủng bố, lật đổhoặc hoạt động quân sự trực tiếp nhằm lật đổ chế độ hiện hành của một quốcgia khác, hoặc can thiệp vào những cuộc nội chiến của một quốc gia khác
Trang 11Việc sử dụng vũ lực nhằm loại bỏ bản sắc riêng của các dân tộc là sự viphạm các quyền không thể tách rời của các dân tộc đó và vi phạm nguyên tắckhông can thiệp.
Mỗi quốc gia có quyền không thể tách rời trong việc lựa chọn chế độkinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của mình mà không có bất kỳ sự can thiệpcủa các quốc gia khác
Không một điều nào được nói đến ở trên sẽ được hiểu là sự phản ánhnhững điều khoản có liên quan của Hiến chương Liên hợp quốc trong việc gìngiữ hòa bình và an ninh thế giới
e Các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với các quốc gia khác phù hợp với Hiến chương
Mọi quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với các Quốc hội khác trong các lĩnhvực của quan hệ quốc tế để gìn giữ hòa bình và an ninh quốc tế, khuyến khích
sự ổn định và tiến bộ, lợi ích chung của các dân tộc và hợp tác quốc tế màkhông có sự phân biệt về sự khác nhau về chế độ chính trị, kinh tế và văn hóa
cả các hình thức phân biệt về sắc tộc và tôn giáo
- Mọi quốc gia sẽ thực hiện các quan hệ quốc tế của mình trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, kỹ thuật và thương mại phù hợp với nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền và không can thiệp vào công việc nội bộ
Các quốc gia là thành viên của Liên hợp quốc có nghĩa vụ hành độngtập thể hoặc riêng rẽ để hợp tác với Liên hợp quốc phù hợp với những điềukhoản tương ứng của Hiến chương Liên hợp quốc
Các quốc gia nên hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và xã hộicũng như khoa học và công nghệ và đối với việc phát triển sự tiến bộ về vănhóa và giáo dục trên thế giới Các quốc gia nên hợp tác để phát triển kinh tếtrên toàn thế giới, đặc biệt đối với các nước đang phát triển
f Nguyên tắc quyền bình đẳng và tự quyết của các dân tộc
Bởi nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc được longtrọng ghi nhận trong Hiến chương Liên Hợp quốc, tất cả các dân tộc có quyền
Trang 12tự do quyết định chế độ chính trị và theo đuổi sự phát triển về kinh tế, xã hội
và văn hóa của mình mà không có bất kỳ sự can thiệp nào từ bên ngoài: tất cảcác quốc gia có nghĩa vụ phải tôn trọng quyền này, phù hợp với các điềukhoản của Hiến chương Liên hợp quốc
Mọi quốc gia có nghĩa vụ khuyến khích sự thừa nhận nguyên tắc vềquyền bình đẳng và tự quyết của các dân tộc, thông qua các hành động tập thểhoặc riêng rẽ phù hợp với những điều khoản của Hiến chương Liên hợp quốc,
và thực hiện sự trợ giúp đối với Liên hợp quốc trong việc thực hiện các tráchnhiệm do Hiến chương giao phó liên quan đến việc thực hiện nguyên tắc này,
nhằm: a Phát triển các quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia; b.
Chấm dứt ngay lập tức chế độ thuộc địa, tôn trọng sự tự do thể hiện ý nguyện của các dân tộc thuộc địa
Và nhận thức rõ rằng việc tiếp tục bị thuộc địa, phụ thuộc và bị bóc lộtbởi nước ngoài của các dân tộc sẽ là sự vi phạm của nguyên tắc này, cũng như
là sự phủ nhận các quyền cơ bản của con người, và sẽ là trái với Hiến chươngLiên hợp quốc
Mọi quốc gia có nghĩa vụ khuyến khích, thông qua các hành động tậpthể hoặc riêng rẽ sự tôn trọng và tuân thủ các quyền con người và quyền tự do
cơ bản phù hợp với Hiến chương
Việc thành lập một quốc gia độc lập có chủ quyền, sự tự do liên kếthoặc hợp nhất với một quốc gia độc lập hoặc dưới bất kỳ quy chế chính trịnào do một dân tộc tự do quyết định sẽ chính là các cách thức thực hiện quyền
tự quyết của dân tộc ấy
Mỗi quốc gia có nghĩa vụ từ bỏ các hành động vũ lực nhằm tước đi sựsoạn thảo những nguyên tắc hiện tại về quyền tự quyết, tự do và độc lập củacác dân tộc Để chống lại những hành động vũ lực nói trên và thực hiện quyền
tự quyết của mình, các dân tộc có quyền tìm kiếm và quyền nhận được sự trợgiúp phù hợp với những mục đích và nguyên tắc của Hiến chương Liên hợpquốc
Lãnh thổ của một thuộc địa hoặc một lãnh thổ chưa tự quản, theo Hiếnchương sẽ có quy chế pháp lý độc lập và tách biệt đối với lãnh thổ của quốcgia quản lý lãnh thổ đó; quy chế độc lập và tách biệt theo Hiến chương nàyvẫn sẽ tồn tại cho đến khi nhân dân của lãnh thổ thuộc địa hoặc chưa tự quản
đó thực hiện quyền tự quyết của mình phù hợp với Hiến chương, đặc biệt lànhững mục đích và nguyên tắc của nó