1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nêu đặc điểm nội dung, bản chất và các hình thức công cụ mệnh lệnh kiểm soát và công cụ kinh tế sử dụng trong công tác quản lý môi trường

29 520 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 66,64 KB

Nội dung

Các công cụ kinh tếgồm nhiều loại, kinh nghiệm của các nước đã chỉ ra rằng không thể chỉ áp dụngmột loại biện pháp, một loại công cụ giản đơn với một vài biện pháp, một vài công cụ đơn l

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA ĐÀ NẴNG

KHOA MÔI TRƯỜNG



TIỂU LUẬN MÔN HỌCKINH TẾ MÔI TRƯỜNG

Đề tài: Nêu đặc điểm nội dung, bản chất và các hình thức công

cụ mệnh lệnh kiểm soát và công cụ kinh tế sử dụng trong công tác quản lý môi trường Nhận xét những điểm mạnh, điểm yếu của mỗi hình thức công cụ và đề nghị những biện pháp để nâng cao hiệu quả và hiệu lực quản lý cho các công cụ trong điều kiện Việt Nam hiện nay.

Giáo viên hướng dẫn : TS LÊ THỊ KIM OANH

Họ và tên học viên : Nguyễn Thị Ngọc Hân

Chuyên ngành : Công Nghệ Môi Trường Lớp : K23 Cao học Môi trường

Đà Nẵng - 2012

Trang 2

MỤC LỤC

I LỜI MỞ ĐẦU 3

II CÁC CÔNG CỤ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 4

II.1 Khái niệm: 4

II.2 Công cụ mệnh lệnh-kiểm soát 4

II.2.1 Công cụ mệnh lệnh – kiểm soát 4

II.2.2 Đặc điểm nội dung, bản chất của công cụ “Mệnh lệnh – Kiểm soát” 4

II.3 Công cụ kinh tế 9

II.3.1 Công cụ kinh tế 9

II.3.2 Đặc điểm nội dung, bản chất của công cụ kinh tế 9

CHƯƠNG III: NHẬN XÉT VÀ ĐỀ XUẤT 24

III.1 Công cụ Mệnh lệnh – Kiểm soát 24

III.1.1 Ưu điểm: 24

III.1.2 Hạn chế 24

III.1.3 Đề xuất những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả và hiệu lực quản lý 24

III.2 Công cụ kinh tế 25

III.2.1 Ưu điểm 25

III.2.2 Hạn chế 26

III.2.3 Đề xuất những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả và hiệu lực quản lý 27

IV KẾT LUẬN 28

TÀI LIỆU THAM KHẢO 29

Trang 3

I LỜI MỞ ĐẦU

Trong xu thế hội nhập hiện nay, các vấn đề về môi trường là một trong những vấn

đề đang được quan tâm hàng đầu Bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống chungcủa toàn nhân loại Vì vậy, việc bảo vệ môi trường ngày nay đã trở thành một trongnhững chính sách quan trọng của Đảng và Nhà nước ta Để đảm bảo việc quản lýmôi trường được thực hiện nghiêm túc, nước ta đã có những biện pháp và chínhsách khác nhau Nhà nước ta đang can thiệp mạnh mẽ vào các hoạt động của cánhân, tổ chức trong xã hội để bảo vệ các yếu tố của môi trường, ngăn chặn việcgây ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường Trong những biện pháp đó, pháp luậtđóng vai trò đặc biệt quan trọng Nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sựquản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì các loại quan hệ kinh

tế là rất đa dạng Điều đó đòi hỏi không thể chỉ áp dụng một loại công cụ trongcông tác quản lý và bảo vệ môi trường mà nó đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ, đồng

bộ giữa các loại công cụ mà đặc biệt là các công cụ kinh tế Các công cụ kinh tếgồm nhiều loại, kinh nghiệm của các nước đã chỉ ra rằng không thể chỉ áp dụngmột loại biện pháp, một loại công cụ giản đơn với một vài biện pháp, một vài công

cụ đơn lẻ nào đó là có thể điều chính được sự đa dạng về chủ thể cũng như phươngthức sản xuất quản lý và bảo vệ môi trường Tuy nhiên, do các công cụ quản lýhiện nay vẫn chưa được hoàn thiện và việc áp dụng còn nhiều lỏng lẻo và chưathực sự phù hợp trong điều kiện đất nước cho nên các vấn đề về môi trường vẫnchưa được giải quyết triệt để

Trong bài tiểu luận này, tôi được giao nhiệm vụ trình bày về công cụ mệnh lệnhkiểm soát và công cụ kinh tế và đề xuất những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả

và hiệu lực quản lý cho các công cụ đó trong điều kiện Việt Nam hiện nay

Rất mong nhận được sự góp ý chân tình của giáo viên Xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

II CÁC CÔNG CỤ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

II.1 Khái niệm:

Công cụ quản lý về môi trường là các phương thức hay biện pháp hành động thựchiện công tác quản lý môi trường của Nhà nước, các tổ chức khoa học và sản xuất.Công cụ quản lý môi trường rất đa dạng, mỗi một công cụ có một chức năng vàphạm vi tác động nhất định, liên kết và hỗ trợ lẫn nhau

Theo bản chất có thể chia công cụ quản lý môi trường thành các loại cơ bản nhưsau:

• Công cụ mệnh lệnh – kiểm soát

• Công cụ kinh tế

• Công cụ giáo dục và truyền thông môi trường

Trong phạm vi bài tiểu luận này, chỉ đề cập đến 2 loại công cụ là: Công cụ mệnhlệnh-kiểm soát và Công cụ kinh tế

II.2 Công cụ mệnh lệnh-kiểm soát

II.2.1 Công cụ mệnh lệnh – kiểm soát

Công cụ mệnh lệnh - kiểm soát hay còn gọi là công cụ pháp lý Đây là công cụquản lý trực tiếp và được sử dụng phổ biến từ lâu ở nhiều quốc gia trên thế giới và

là công cụ được nhiều nhà quản lý hành chính ủng hộ

II.2.2 Đặc điểm nội dung, bản chất của công cụ “Mệnh lệnh – Kiểm soát”

Công cụ mệnh lệnh – kiểm soát gồm 2 khía cạnh: Khía cạnh chỉ huy và kiểm soát,theo nguyên tắc là một bên đưa ra yêu cầu mệnh lệnh hay chỉ huy đồng thời họcũng có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành hay tuân thủ các yêu cầu

đã được đặt ra

Trang 5

Công cụ mệnh lệnh – kiểm soát bao gồm các văn bản về luật quốc tế, luật quốc gia,các văn bản khác dưới luật (pháp lệnh, nghị định, qui định, các tiêu chuẩn môitrường, giấy phép môi trường ), các kế hoạch, chiến lược và chính sách môitrường quốc gia, các ngành kinh tế và các địa phương.

• Luật quốc tế về môi trường là tổng thể các nguyên tắc, quy phạm quốc tếđiều chỉnh mối quan hệ giữa các quốc gia, giữa quốc gia và tổ chức quốc tế trongviệc ngăn chặn, loại trừ thiệt hại gây ra cho môi trường của từng quốc gia và môitrường ngoài phạm vi sử dụng của quốc gia Cho đến nay đã có hàng nghìn vănbản luật quốc tế về môi trường mà Việt Nam đã tham gia ký kết nhiều văn bảntrong số đó Pháp luật quốc tế về bảo vệ môi trường do nhiều nước ký kết hoặctham gia không có hiệu lực trực tiếp trên lãnh thổ quốc gia cụ thể Muốn thi hànhtrên lãnh thổ nào đó, các qui phạm của Luật quốc tế về bảo vệ môi trường cần phảiđược chuyển hóa thành quy phạm pháp luật quốc gia, nghĩa là Nhà nước phải phêchuẩn các văn bản này

• Luật môi trường quốc gia là tổng hợp các quy phạm pháp luật, các nguyêntắc pháp lý điều chỉnh các quan hệ phát sinh giữa các chủ thể trong quá trình cácchủ thể sử dụng hoặc tác động đến một hoặc một vài yếu tố của môi trường trên cơ

sở kết hợp các phương pháp điều chỉnh khác nhau nhằm bảo vệ một cách có hiệuquả môi trường sống của con người Hệ thống luật bảo vệ môi trường của mộtquốc gia thường gồm luật chung và luật sử dụng hợp lý các thành phần môi trườnghoặc bảo vệ môi trường cụ thể ở một địa phương, một ngành

Ở Việt Nam, luật bảo vệ môi trường năm 2005 là luật bảo vệ môi trường mới nhấtđược quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI thông qua ngày29/11/2005, ban hành theo Quyết định số 52/2005/QH11 Nhiều khía cạnh bảo vệmôi trường cũng được đề cập trong các văn bản pháp luật khác (gọi là luật về các

Trang 6

thành phần môi trường) như Luật khoáng sản, Luật phát triển và bảo vệ rừng, Luậtdầu khí, Luật hàng hải, Luật lao động, Luật đất đai, Luật bảo vệ sức khỏe nhândân, Luật tài nguyên nước, Pháp lệnh đê điều, Pháp lệnh về bảo vệ nguồn lợi thủysản, Pháp lệnh về bảo vệ các công trình giao thông…

• Quy định là những văn bản dưới luật nhằm cụ thể hóa hoặc hướng dẫn thựchiện các nội dung của luật Quy định có thể do Chính phủ trung ương hay địaphương, do cơ quan hành pháp hay lập pháp ban hành

• Quy chế là các quy định về thể lệ tổ chức quản lý bảo vệ môi trường, chẳnghạn như quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, Bộ, Sở khoahọc công nghệ, Sở tài nguyên môi trường

• Tiêu chuẩn môi trường là các chuẩn mực giới hạn cho phép được quy địnhlàm căn cứ để quản lý môi trường Tiêu chuẩn môi trường có quan hệ mật thiết với

sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia Việc xây dựng tiêu chuẩn môi trường mộtmặt dựa trên các quy định đã được kiểm nghiệm thực tế, mặt khác phải có nhiềucăn cứ khoa học, nhằm đảm bảo cho tiêu chuẩn môi trường phù hợp với nhu cầubảo vệ sinh thái, đồng thời khả thi về mặt kinh tế, xã hội Hệ thống tiêu chuẩn môitrường phản ảnh trình độ khoa học, công nghệ, tổ chức quản lý và tiềm lực kinh tế

xã hội có tính đến dự báo phát triển Các dạng tiêu chuẩn môi trường:

• Tiêu chuẩn môi trường xung quanh: Qui định đặc tính của môi trường tiếpnhận, ví dụ như nồng độ tối đa của hợp chất nitrat trong nước uống, hay SO2 trongbầu không khí, hoặc mức độ tối đa trong khu dân cư Các tiêu chuẩn này hìnhthành các mục tiêu môi trường cần đạt được bằng các công cụ chính sách khácnhau;

• Tiêu chuẩn phát thải: Là mức tối đa cho phép xả thải các chất ô nhiễm ramôi trường, ví dụ mức BOD tối đa được xả vào nước hoặc mức SOx tối đa được

Trang 7

thải vào không khí của một cơ sở sản xuất công nghiệp Một hình thức đặc biệt củatiêu chuẩn phát thải đó là việc cấm không được sử dụng hay thải ra một chất nào

đó, thông thường là chất độc;

• Tiêu chuẩn quy trình: Qui định hình thức của quá trình sản xuất hoặc thiết bịgiảm thiểu ô nhiễm mà các cơ sở ô nhiễm phải lắp đặt (ví dụ như thiết bị lọc khôngkhí hay một dụng cụ lọc nước nào đó);

• Tiêu chuẩn sản phẩm: Xác định đặc tính của các sản phẩm có tiềm năng gây

ô nhiễm ví dụ như hóa chất, bột giặt, phân bón hóa học, ô tô và môtô, các loạinhiên liệu…

Có 4 tiêu chí xác định các tiêu chuẩn môi trường đó là tiêu chí môi trường, tiêu chícông nghệ, tiêu chí kinh tế, tiêu chí chính trị

• Tiêu chí môi trường: Xác định mức ngưỡng của môi trường tự nhiên nhằmđảm bảo lợi ích hoặc bảo vệ các hoạt động kinh tế khỏi tác động có hại;

• Tiêu chí về công nghệ: Tiêu chuẩn có thể dựa trên công nghệ đã có và đangđược áp dụng trong một số nhà máy và dễ dàng được chuyển giao công nghệ đang

có hiện thời; tiêu chuẩn dựa trên cơ sở công nghệ tốt nhất đang có;

• Tiêu chí về kinh tế: Làm thế nào chi phí bỏ ra là nhỏ nhất trong điều kiện cóthể; một tiêu chuẩn lý tưởng là tiêu chuẩn mà doanh nghiệp có thể đạt được với chiphí thấp nhất;

• Tiêu chí về chính trị: Khi xác lập công cụ chính sách, người ta đưa ra quyếtđịnh phải đối mặt với một số ràng buộc về chính trị như: tính công bằng, khả năngcảnh báo, đảm bảo khả năng chấp nhận được và đơn giản

Trang 8

Chính sách bảo vệ môi trường là những chủ trương, biện pháp mang tính chiếnlược, có thời hạn nhằm giải quyết nhiệm vụ bảo vệ môi trường cụ thể nào đó trongmột giai đoạn nhất định Chính sách bảo vệ môi trường giải quyết những vấn đềchung nhất về quan điểm quản lý môi trường, về các mục tiêu môi trường cơ bảncần giải quyết trong một giai đoạn dài 10 - 15 năm và các định hướng lớn thực hiệnmục tiêu, chú trọng việc huy động nguồn lực cân đối với mục tiêu về bảo vệ môitrường.

Chính sách bảo vệ môi trường phải được xây dựng đồng thời với chính sách pháttriển kinh tế - xã hội Chức năng quan trọng nhất của chính sách môi trường là tạođiều kiện gắn kết các mục tiêu phát triển bền vững vào hoạt động phát triển củatừng ngành, từng vùng tạo liên kết giữa các ngành và các cấp trong việc thực hiệnmục tiêu bảo vệ môi trường

• Chiến lược bảo vệ môi trường cụ thể hóa chính sách ở một mức độ nhấtđịnh Chiến lược xem xét chi tiết hơn mối quan hệ giữa các mục tiêu do chính sáchxác định và các nguồn lực để thực hiện chúng; trên cơ sở lựa chọn các mục tiêukhả thi, xác định phương hướng, biện pháp thực hiện mục tiêu

• Công cụ đánh giá tác động môi trường: Đánh giá tác động môi trường được

sử dụng để phòng ngừa và giảm thiểu những tác động tiêu cực, phát huy các tácđộng tích cực và đồng thời hỗ trợ cho việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiênqua đó làm tăng tối đa lợi ích của các dự án phát triển kinh tế - xã hội góp phần vàophát triển bền vững của quốc gia

Đánh giá tác động môi trường được tiến hành khi ra quyết định về dự án, tại nhiềuđược đây là điều bắt buộc và đưa vào văn bản luật Việc đánh giá này có liên quanđến mục tiêu kinh tế của dự án và từ đó đưa ra các quyết định đúng đắn

Giám sát và cưỡng chế là hai yếu tố quan trọng của công cụ này

Trang 9

II.3 Công cụ kinh tế

II.3.1 Công cụ kinh tế

Công cụ kinh tế trong quản lý môi trường có tác động trực tiếp tới thu nhập hoặchiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh, nhằm ngăn ngừa các tác độngtiêu cực tới môi trường Công cụ kinh tế có thể tác động trực tiếp đến các nhà sảnxuất dưới dạng thuế môi trường, lệ phí xả thải hoặc trực tiếp vào người tiêu thụdưới dạng phí sử dụng Trong tất cả các trường hợp đó, công cụ kinh tế đều có mụcđích chung là hạn chế chất lượng chất thải phát sinh, giảm ảnh hưởng của việc tiêuthụ tài nguyên và năng lượng

II.3.2 Đặc điểm nội dung, bản chất của công cụ kinh tế

Công cụ kinh tế rất đa dạng gồm thuế môi trường, phí và lệ phí môi trường, quỹmôi trường, quôta môi trường, ký quỹ môi trường, trợ cấp tài chính, nhãn sinhthái Mỗi công cụ kinh tế có những ưu điểm trong từng nội dung quản lý cụ thể

1 Thuế tài nguyên

Thuế tài nguyên là một khoản thu của Ngân sách Nhà nước đối với các doanh nghiệp về việc sử dụng các dạng tài nguyên thiên nhiên trong quá trình sản xuất

Mục đích của thuế tài nguyên là:

• Hạn chế các nhu cầu không cấp thiết trong sử dụng tài nguyên;

• Hạn chế các tổn thất tài nguyên trong quá trình khai thác và sử dụng;

• Tạo nguồn thu cho ngân sách và điều hòa quyền lợi của tầng lớp dân cư vềviệc sử dụng tài nguyên

Thuế tài nguyên bao gồm một số sắc thuế chủ yếu như thuế sử dụng đất, thuế sửdụng nước, thuế rừng, thuế tiêu thụ năng lượng, thuế khai thác tài nguyên khoángsản

Trang 10

Cơ cấu tính thuế tài nguyên phải được thay đổi phù hợp với khả năng công nghệcủa doanh nghiệp, phương thức quản lý của nhà nước và điều kiện địa chất kỹthuật của khu vực khai thác tài nguyên để đảm bảo có sự phân biệt đối với cácdoanh nghiệp hoặc hoạt động gây ra các tổn thất tài nguyên và suy thoái môitrường ở các mức độ khác nhau; nguyên tắc chung là hoạt động càng gây nhiều tổnthất tài nguyên và suy thoái môi trường thì càng phải chịu thuế cao hơn Việc xácđịnh đúng đắn phương pháp tính thuế tài nguyên là rất quan trọng sẽ góp phần thúcđẩy các doanh nghiệp đầu tư công nghệ, kỹ thuật năng lực quản lý nhằm làm giảmtổn thất tài nguyên, đặc biệt các tài nguyên không tái tạo.

Trong thực tế khi áp dụng thuế tài nguyên người ta thường phân biệt tài nguyênthành 2 loại theo mức độ xác định trữ lượng:

• Loại tài nguyên đã xác định trữ lượng: thuế được tính sẽ dựa trên trữ lượngđịa chất (hoặc trữ lượng công nghiệp) của loại tài nguyên mà doanh nghiệp đượcphép khai thác;

• Loại tài nguyên chưa xác định trữ lượng hoặc xác định chưa chính xác trữlượng: Có thể sử dụng sản lượng khai thác làm cơ sở tính thuế trong khi chờ cácthăm dò địa chất về trữ lượng bổ sung

Ngoài ra, thuế tài nguyên cũng phải được áp dụng từ từ từng bước để tránh làmmất cân bằng kinh tế nên công bố thời hạn áp dụng

Trang 11

2 Thuế và phí tài nguyên

Thuế và phí môi trường được sử dụng phổ biến tại các nước công nghiệp phát triển(OECD) từ hơn hai thập kỉ qua và đã bước đầu được áp dụng có kết quả tại cácnước Châu Á như Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc, Singapore, Philippin

Thuế và phí môi trường là công cụ kinh tế nhằm đưa chi phí môi trường vào sản phẩm theo nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền”

Thuế và phí môi trường nhằm hai mục đích chủ yếu:

- Khuyến khích người gây ô nhiễm giảm lượng chất ô nhiễm thải ra môitrường

- Tăng nguồn thu cho ngân sách

Hiện tại ở nhiều nước nguồn thu từ thuế môi trường được sử dụng cho ngân sáchchung của chính phủ như các nguồn thu từ thuế khác; còn nguồn thu từ phí môitrường sẽ được dành riêng để chi cho các hoạt động bảo vệ môi trường như để thugom xử lý phế thải, nước thải, khắc phục ô nhiễm, hỗ trợ các nạn nhân của ônhiễm

Trên thực tế thuế và phí được áp dụng dưới nhiều dạng khác nhau tùy thuộc vàomục tiêu và đối tượng ô nhiễm như: thuế/phí đánh vào nguồn ô nhiễm, thuế/phíđánh vào sản phẩm gây ô nhiễm, phí đánh vào người sử dụng

• Thuế/phí đánh vào nguồn gây ô nhiễm là loại thuế/phí đánh vào các chất ônhiễm được thải vào môi trường nước (như BOD, COD, SS, kim loại nặng ), khíthải (như SO2, CO2, NOx, CFCs ), đất (như rác thải, phân bón) hoặc gây tiếng ồn(như máy bay, các loại động cơ ) ảnh hưởng tới môi trường xung quanh

• Thuế/phí đánh vào nguồn ô nhiễm được xác định trên cơ sở khối lượng vàhàm lượng (nồng độ) các chất gây ô nhiễm

Trang 12

• Thuế/phí đánh vào sản phẩm gây ô nhiễm được áp dụng đối với những loạisản phẩm gây tác hại tới môi trường một khi chúng được sử dụng trong quá trìnhsản xuất, tiêu dùng hay hủy bỏ chúng Loại phí được áp dụng đối với các loại sảnphẩm có chứa các chất độc hại cho môi trường như kim loại nặng, PVC, CFCs,xăng pha chì, thủy ngân, các loại vỏ hộp, vỏ chai, giấy bao gói

Phí đánh vào sản phẩm có thể được sử dụng thay cho phí gây ô nhiễm nếu vì lí donào đó, người ta không thể trực tiếp tính được phí đối với các chất gây ô nhiễm.Loại phí này có thể đánh vào sản phẩm là nguyên liệu đầu vào, sản phẩm trunggian hay thành phẩm, tùy theo từng trường hợp

Phí đánh vào sản phẩm được sử dụng rộng rãi ở các nước OECD dưới dạng phụphí đánh vào giá xăng dầu, phân bón, thuốc trừ sâu, bột tẩy giặt

• Phí đánh vào người sử dụng là tiền phải trả do được sử dụng các hệ thốngdịch vụ công cộng xử lý và cải thiện chất lượng môi trường như phí vệ sinh thànhphố, phí thu gom và xử lý rác thải, nước thải, phí sử dụng nước sạch, phí sử dụngđường và bãi đổ xe, phí sử dụng danh lam thắng cảnh, phí hành chính nhằm đónggóp tài chính cho việc cấp phép, giám sát, quản lý hành chính đối với môi trường Các khoản thu từ phí này được dùng để góp phần thiết lập hệ thống kiểm soát, xử

lý ô nhiễm công cộng, bù đắp chi phí đảm bảo cho hoạt động của hệ thống đó Đốitượng thu là các tổ chức cá nhân trực tiếp sử dụng các hệ thống dịch vụ môi trườngcông cộng

Nói chung mức phí nước thải phải tương ứng với chi phí của loại dịch vụ môitrường được sử dụng Phí đánh vào người sử dụng nhằm mục đích hạn chế việc sửdụng quá mức các dịch vụ môi trường

Trang 13

3 Giấy phép và thị trường giấy phép môi trường (quota ô nhiễm)

Giấy phép môi trường chuyển nhượng (hay còn gọi là quota ô nhiễm) là loại giấy phép xả thải mà người sử dụng được cấp có quyền chuyển nhượng số lượng, chất lượng xả thải của cơ sở mình cho người khác (đơn vị cần giấy phép để xả thải).

Giấy phép môi trường thường được áp dụng cho các tài nguyên môi trường khó cóthể qui định quyền sở hữu và vì thế thường được sử dụng bừa bãi như không khí,đại dương Công cụ này được áp dụng ở một số nước, ví dụ giấy phép (quota) khaithác cá ngừ và sử dụng nước ở Australia, giấy phép ô nhiễm không khí ở Mỹ, Anh

và một số thành viên của OECD như Canada, Đức, Thụy Điển Giấy phép xả thải

có thể mua bán được là khái niệm chỉ loại thị trường trong đó hàng hóa là các loạigiấy phép thải khí và nước thải, người bán là các đơn vị sở hữu giấy phép, ngườimua là các đơn vị cần giấy phép để xả thải Thị trường này vận hành theo quy luậtcung – cầu như các thị trường thông thường nhưng lại có đặc điểm gần giống vớithị trường chứng khoán ở chỗ giao dịch các chứng chỉ, các giấy phép mang một giátrị nhất định với giá cả được định đoạt theo chủ quan, kì vọng và dự báo các bêntham gia giao dịch Nguyên lý cơ bản của thị trường giấy phép (hay thị trường môitrường) là việc đặt ra giới hạn tối đa về lượng khí thải hoặc nước thải nào đó ở mứcthống nhất với chỉ tiêu môi trường tại một vùng hay khu vực cụ thể Một khi tổnglượng thải cho phép thấp hơn lượng thải mà các đơn vị hoạt động trong vùng muốnthải sẽ tạo nên sự khan hiếm về quyền được thải và làm cho nó có giá ở thị trường

Để thực hiện công cụ này trước hết nhà nước phải xác định mức sử dụng môitrường chấp nhận được để trên cơ sở đó phát hành giấy phép Việc này không đơngiản và cũng đòi hỏi chi phí thực hiện khá lớn Sau khi qui định mức thải tối đatrong vùng, có thể phát không giấy phép cho doanh nghiệp hoạt động trên địa bàntrên một số căn cứ nào đó hoặc tổ chức bán đấu giá Cách thực hiện được nhiều

Trang 14

người tán thành nhất là phân phối giấy phép dựa vào mức độ ô nhiễm hoặc hiệntrạng đánh giá tác động môi trường của từng doanh nghiệp, nói cách khác là thừa

kế quyền được thải quá khứ Khi đã có giấy phép các doanh nghiệp tự do giaodịch, mua đi bán lại số giấy phép đó; giá giấy phép trên thị trường sẽ điều tiết nhucầu trong phạm vi tổng hạn mức

Ưu điểm đáng kể nhất của loại công cụ này là sự kết hợp giữa tín hiệu giá cả vàhạn mức ô nhiễm So với các loại thuế môi trường hay phí ô nhiễm thị trường giấyphép mang tính chắc chắn, đảm bảo hơn về kết quả đạt mục tiêu môi trường vì dùgiao dịch mua bán như thế nào thì tổng lượng giấy phép vẫn nằm trong phạm vikiểm soát ở số phát hành ban đầu Mặt khác, công cụ giấy phép linh hoạt ở chỗ nócho phép các doanh nghiệp

Các khó khăn chính cho việc thực hiện quota ô nhiễm là:

• Để xác định chính xác giá trị quota ô nhiễm và cấp quota cho một khu vực,một lưu vực hay một vùng cần phải có các nghiên cứu về khả năng tự làm sạch củamôi trường Điều này thường đòi hỏi nhiều kinh phí và kinh nghiệm chuyên môncao;

• Hoạt động phát triển kinh tế và chất lượng môi trường khu vực liên tục thayđổi theo thời gian, do vậy các giá trị của quota ô nhiễm cũng rất dễ thay đổi trướcsức ép nói trên Hiện tại chúng ta xác định các mức quota ô nhiễm là không nguyhiểm đối với môi trường, nhưng trong tương lai điều đó không thể chấp nhận được

Vì vậy, cần nhiều công sức để điều chỉnh quota dẫn đến chỗ các giải pháp muahoặc bán quota rất khó thực hiện hoặc hiệu quả thực tế nhỏ;

• Hoạt động mua và bán quota chỉ có thể diễn ra một cách bình thường trongnền kinh tế mở, hoạt động theo cơ chế thị trường, với một hệ thống pháp lý hoànthiện về quyền và nghĩa vụ cũng như khả năng quản lý môi trường tốt Trong

Ngày đăng: 07/06/2016, 14:50

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w