Khái niệm và phân loại tài nguyên Theo nghĩa rộng, tài nguyên môi trường bao gồm tất cả các nguồn nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng, thông tin có trên trái đất và trong vũ trụ bao la m
Trang 11
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG 3
1.1 Khái niêm tài nguyên và môi trường 3
1.1.1 Khái niệm và phân loại tài nguyên 3
1.1.2 Khái niệm môi trường 4
1.1.3 Mối quan hệ giữa tài nguyên và môi trường 6
1.2 Hiện trạng tài nguyên Việt Nam và Thế giới 13
1.2.1.Tài nguyên đất 13
1.2.2 Tài nguyên nước 16
2.1.3 Tài nguyên khoáng sản 22
1.2.4 Tài nguyên năng lượng 26
1.2.5 Tài nguyên rừng 31
1.2.6.Taì nguyên sinh vật 35
1.3 Hiện trạng môi trường thế giới và Việt Nam 40
1.3.1 Hiện trạng môi trường đất 40
1.3.2 Hiện trạng môi trường nước 43
1.3.3 Hiện trạng môi trường không khí 48
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG 54
2.1 Nguyên tắc chung của quản lý tài nguyên và môi trường 54
2.2 Mục tiêu của công tác quản lý tài nguyên và môi trường 54
2.3 Các công cụ trong quản lý tài nguyên và môi trường 57
2.4 Luật pháp, chiến lược về quản lý tài nguyên và môi trường 57
2.4.1 Công ước bảo vệ môi trường và tài nguyên 57
2.4.2 Luật pháp Việt Nam về quản lý tài nguyên và môi trường 58
2.4.3 Các chiến lược về quản lý tài nguyên và môi trường của Việt Nam 59
CHƯƠNG 3 CHIẾN LƯỢC VÀ KẾ HOẠCH QUỐC GIA VỀ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM 60
3.1 Quản lý và sử dụng hợp lý tài nguyên 3.1.1 Quản lý và sử dụng hợp lý tài nguyên đất 60
3.1.2 Quản lý và sử dụng hợp lý tài nguyên nước 64
3.1.3 Quản lý và sử dụng tài nguyên khoáng sản 72
3.1.4 Quản lý và sử dụng hợp lý tài nguyên năng lượng 81
3.1.5 Quản lý và sử dụng hợp lý tài nguyên rừng 90
3.1.6 Quản lý và sử dụng hợp lý tài nguyên sinh học 96
Trang 22
3.1.7 Quản lý và khai thác hợp lý tài nguyên, môi trường biển 105
3.2 Chiến lược và kế hoạch quốc gia về quản lý môi trường 117
3.2.1 Chiến lược BVMT quốc gia đến 2020, tầm nhìn 2030 117
3.2.2 Kế hoạch thực hiện chiến lược BVMT quốc gia 131
3.2.3 Chiến lược quốc gia về biển đổi khí hậu 140
3.2.4 Chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam 150
Trang 33
Chương 1 TỔNG QUAN VỀ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG 1.1 Khái niêm tài nguyên và môi trường
1.1.1 Khái niệm và phân loại tài nguyên
Theo nghĩa rộng, tài nguyên môi trường bao gồm tất cả các nguồn nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng, thông tin có trên trái đất và trong vũ trụ bao la mà con người
có thể sử dụng để phục vụ cho đời sống và sự phát triển của mình Trong mỗi bối cảnh
xã hội nào thì hoạt động kinh tế của con người cũng là quá trình sử dụng năng lượng
để biến đổi vật chất từ dạng này sang dạng khác có ích cho cuộc sống
Do vậy, vật chất - mà tài nguyên thiên nhiên là một dạng cụ thể của nó, được con người biến đổi mà không làm biến mất nó trong quá trình hoạt động Vật chất đề cập ở đây cần phải hiểu cả 2 dạng: hữu hình và vô hình Có thể nói rằng, tài nguyên là tất cả các dạng vật chất, tri thức, thông tin được con người sử dụng để tạo ra của cải vật chất hay tạo ra giá trị sử dụng mới Xã hội loài người càng phát triển thì số loại hình tài nguyên và số lượng mỗi loại tài nguyên được con người sử dụng, khai thác ngày càng gia tăng
Tài nguyên là đối tượng sản xuất của con người Xã hội loài người càng phát triển, số loại hình tài nguyên và số lượng mỗi loại tài nguyên được con người khai thác ngày càng tăng
Người ta phân loại tài nguyên như sau:
- Theo quan hệ với con người: Tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên xã hội
- Theo phương thức và khả năng tái tạo: Tài nguyên tái tạo, tài nguyên không tái tạo
- Theo bản chất tự nhiên: Tài nguyên nước, tài nguyên đất, tài nguyên rừng, tài nguyên biển, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên năng lượng, tài nguyên sinh vật, tài nguyên khí hậu cảnh quan, di sản văn hoá kiến trúc, tri thức khoa học và thông tin Tài nguyên thiên nhiên được chia thành hai loại: tài nguyên tái tạo và tài nguyên không tái tạo
- Tài nguyên tái tạo (nước ngọt, đất, sinh vật v.v ) là tài nguyên có thể tự duy trì hoặc tự bổ sung một cách liên tục khi được quản lý một cách hợp lý Tuy nhiên, nếu sử dụng không hợp lý, tài nguyên tái tạo có thể bị suy thoái không thể tái tạo được Ví dụ: tài nguyên nước có thể bị ô nhiễm; tài nguyên đất có thể bị mặn hoá, bạc màu, xói mòn v.v
- Tài nguyên không tái tạo: là loại tài nguyên tồn tại hữu hạn, sẽ mất đi hoặc biến đổi sau quá trình sử dụng Ví dụ như tài nguyên khoáng sản của một mỏ có thể cạn kiệt sau khi khai thác Tài nguyên gen di truyền có thể mất đi cùng với sự tiêu diệt của các loài sinh vật quý hiếm
- Tài nguyên con người (tài nguyên xã hội) là một dạng tài nguyên tái tạo đặc biệt, thể hiện bởi sức lao động chân tay và trí óc, khả năng tổ chức và chế độ xã hội, tập quán, tín ngưỡng của các cộng đồng người
Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật đang làm thay đổi giá trị của nhiều loại tài nguyên Nhiều tài nguyên cạn kiệt trở nên quý hiếm; nhiều loại tài nguyên giá trị cao trước đây nay trở thành phổ biến, giá rẻ do tìm được phương pháp chế biến hiệu
Trang 44
quả hơn, hoặc được thay thế bằng loại khác Vai trò và giá trị của tài nguyên thông tin, văn hoá lịch sử đang tăng lên
Phân loại tài nguyên thiên nhiên được thể hiện qua sơ đồ sau:
Hình 1.1 Sơ đồ phân loại tài nguyên thiên nhiên
1.1.2 Khái niệm môi trường
Theo cách hiểu thông thường, môi trường có thể được định nghĩa như sau: “Môi trường là tập hợp các vật thể, hoàn cảnh và ảnh hưởng bao quanh một đối tượng nào đó”
Định nghĩa này cho thấy, khi nói đến môi trường, ta phải đứng trên một đối tượng nhất định và đối tượng này chịu tác động của các thành phần môi trường bao quanh nó Đối tượng này không nhất thiết là con người mà nó có thể là bất cứ một vật thể, hoàn cảnh, hiện tượng nào tồn tại trong khoảng không gian có chứa đựng các yếu
tố tác động tới sự tồn tại và phát triển của nó
Khái niệm về môi trường sẽ được cụ thể hóa đối với từng đối tượng và mục đích nghiên cứu
Trong điều 3 Luật bảo vệ môi trường Việt Nam năm 2005 ghi:
“Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động
đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật”
Tuỳ theo nội dung nghiên cứu môi trường sống của con người, gọi tắt là môi trường, còn được phân thành môi trường tự nhiên, môi trường nhân tạo và môi trường
xã hội
Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hoá học, sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác động của con người Đó là ánh sáng mặt trời, núi, sông, biển, không khí, động, thực vật, đất, nước Môi trường tự nhiên cho ta không khí để thở, đất để xây dựng nhà cửa, trồng cấy, chăn
Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên tái tạo Tài nguyên không tái tạo
Tài nguyên
vĩnh cữu
Tài nguyên phục hồi
Năng lượng hóa thạch
Khoáng sản kim loại
Khoáng sản phi kim loại
Năng lượng mặt
trời
Năng lượng sóng, gió, thủy triều
Tài nguyên không khí
Tài nguyên nước
Tài nguyên đất
Tài nguyên sinh vật
Trang 55
nuôi, cung cấp cho con người các loại tài nguyên khoáng sản cần cho sản xuất, tiêu thụ
và là nơi chứa đựng, đồng hoá các chất thải, cung cấp cho ta cảnh đẹp để giải trí, làm cho cuộc sống con người thêm phong phú
Môi trường xã hội là tổng thể các quan hệ giữa người với người Đó là những luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định ở các cấp khác nhau như: Liên Hợp Quốc, Hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng xã, họ tộc, gia đình, tổ nhóm, các tổ chức tôn giáo, tổ chức đoàn thể, Môi trường xã hội định hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của con người khác với các sinh vật khác
Ngoài ra, người ta còn phân biệt khái niệm môi trường nhân tạo, bao gồm tất cả các nhân tố do con người tạo nên, làm thành những tiện nghi trong cuộc sống, như ôtô, máy bay, nhà ở, công sở, các khu vực đô thị, công viên nhân tạo
Môi trường theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho
sự sinh sống, sản xuất của con người, như tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội
Môi trường theo nghĩa hẹp không xét tới tài nguyên thiên nhiên, mà chỉ bao gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc sống con người
Ví dụ: môi trường của học sinh gồm nhà trường với thầy giáo, bạn bè, nội quy của trường, lớp học, sân chơi, phòng thí nghiệm, vườn trường, tổ chức xã hội như Đoàn, Đội với các điều lệ hay gia đình, họ tộc, làng xóm với những quy định không thành văn, chỉ truyền miệng nhưng vẫn được công nhận, thi hành và các cơ quan hành chính các cấp với luật pháp, nghị định, thông tư, quy định
Sự phân chia này chỉ để phục vụ nghiên cứu, phân tích các hiện tượng phức tạp trong môi trường Trong thực tế cả 3 loại môi trường cùng tồn tại, xen lẫn vào nhau, tương tác với nhau hết sức chặt chẽ
Một số khái niệm khác:
* Khái niệm 1: Môi trường theo nghĩa rộng nhất là tổng thể các điều kiện bên
ngoài có ảnh hưởng tới một vật thể hoặc một sự kiện Bất cứ một vật thể, sự kiện nào cũng tồn tại và diễn biến trong một môi trường
"Môi trường sống" là tổng hợp những điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới đời sống và sự phát triển của cơ thể
(Lê Văn Khoa, 1995)
* Khái niệm 2: Môi trường bao gồm tất cả những gì bao quanh sinh vật, tất cả
các yếu tố vô sinh và hữu sinh có tác động trực tiếp hay gián tiếp lên sự sống, phát triển, sinh sản của sinh vật
(Hoàng Đức Nhuận, 2000)
Theo tác giả: Môi trường gồm 4 thành tố tương tác qua lại
- Môi trường tự nhiên: Đất, nước, không khí, ánh sáng, sinh vật
- Môi trường kiến tạo: Những cảnh quan do con người tạo ra
- Môi trường không gian: Địa điểm, khoảng cách
Trang 66
- Môi trường văn hoá xã hội: Cá nhân, nhóm xã hội, công nghệ, tôn giáo, định chế, kinh tế học
* Khái niệm 3: Môi trường là một phần của ngoại cảnh bao gồm các hiện tượng
và các thực thể của tự nhiên mà ở đó cá thể, quần thể, loài có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các phản ứng thích nghi của mình (Vũ Trung Tạng, 2000)
1.1.3 Mối quan hệ giữa tài nguyên và môi trường
Tài nguyên và môi trường có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong một hệ sinh thái xác định, cũng có quan niệm cho rằng khi đề cập tới bảo vệ môi trường cũng có nghĩa bao hàm cả bảo vệ tài nguyên Tuy nhiên khi nói tới tài nguyên thường gắn với hoạt động kinh tế, là yếu tố đầu vào của hệ thống kinh tế, chúng có thể đo đếm và hạch toán được trong sổ sách kế toán, còn môi trường bao gồm hệ thống tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quan con người ảnh hưởng tới đời sống và hoạt động của con người Như vậy trong môi trường có cả tài nguyên và người ta thường sử dụng cụm từ “Môi trường thiên nhiên”
Hình 1.2 Mối quan hệ giữa tài nguyên và môi trường
Từ sơ đồ 1 cho thấy, yếu tố đầu vào R (Resource) tài nguyên từ môi trường tự nhiên và W (Waste) chất thải đầu ra của hệ thống kinh tế đưa vào môi trường
Để bảo vệ tài nguyên và môi trường, trước hết phải bảo vệ môi trường thiên nhiên, vì vậy kinh nghiệm quốc tế cho thấy thường người ta đề cập tới cụm từ “Bảo vệ môi trường” là chính, còn đối với tài nguyên thường sử dụng cụm từ “Khai thác và sử dụng tiết kiệm tài nguyên”, xét về bản chất kinh tế, trong bối cảnh thể chế kinh tế thị trường, thường dùng cụm từ “Khai thác và sử dụng hiệu quả tài nguyên”
Trang 77
của Mỹ đã có một cách tiếp cận mới đối với tài nguyên thiên nhiên Mục tiêu hướng tới của ông ta là đạo đức sử dụng dựa trên thuyết vị lợi nhằm đạt được mục tiêu “hàng hóa tốt nhất với số lượng lớn nhất cho thời gian dài nhất” Đây gọi là đạo đức bảo tồn tài nguyên (resource conservation ecthic), với cách nhìn nhận này, nó đã hướng dẫn rất nhiều cho việc quản lý tài nguyên thiên nhiên trong nửa đầu thế kỷ XIX ở Mỹ Theo Pinchot, bảo tồn cũng có nghĩa là khôn ngoan và cẩn trọng trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên Ông cho rằng “Thực tế đầu tiên của sự bảo tồn là chứa đựng sự phát triển” và “nhiệm vụ đầu tiên của con người về khía cạnh vật chất là kiểm soát việc sử dụng trái đất và tất cả những gì có trên trái đất” Với sự thúc đẩy của ông với tính hiệu quả và hợp lý trong sử dụng tài nguyên thiên nhiên cho cả thế hệ hiện tại và tương lai đã dẫn đến khái niệm mới được sử dụng trong cơ quan quản lý lâm nghiệp và đất đai ở Mỹ Sử dụng và kiểm soát bền vững là trọng tâm trong cách nhìn nhận của Pinchot từ thế kỷ XIX ở Mỹ
Cũng trong thế kỷ XIX, một viễn cảnh nhìn nhận mới gọi là lãng mạn-đạo đức bảo tồn vượt trội (romantic-transcendental conservation ethic), trong cách nhìn nhận này cho rằng tài nguyên có những giá trị sử dụng khác, hơn cả những lợi ích mà con người thu được và trong thực tế cho thấy tài nguyên có những giá trị vốn có mang tính độc lập không phụ thuộc vào con người
Một viễn cảnh thứ ba về quan điểm nhìn nhận của thế giới trong thế kỷ XX đối với bảo vệ tài nguyên và môi trường dựa trên cơ sở hệ sinh thái, đó là tiến hóa-đạo đức đất sinh thái (evolutionary-ecological land ethic), đã được giới thiệu bởi tác giả Aldo Leopold vào những năm thập kỷ 1930 và 1940 của thế kỷ XX Ông cho rằng cùng với
sự phát triển của hệ sinh thái và tiến bộ khoa học kỹ thuật của con người, thiên nhiên không đơn giản là sự thu thập các thành phần của chúng, một số được sử dụng, còn một số khác vứt bỏ dựa trên tính hữu ích của chúng đối với con người, thiên nhiên cũng không phải là ngôi chùa để thờ cúng và không được chạm tới Leopold cho rằng thiên nhiên là sự cấu thành phức tạp của các thành phần kết nối với nhau, hệ thống chức năng của chúng là kết quả của tiến trình thay đổi trong dài hạn Mỗi thành phần như là cấu trúc một bộ phận của cỗ máy mà chúng ta chưa hiểu hết, chẳng hạn như cơ chế đất cần sử dụng do con người, nhưng cấu trúc chủ yếu của chúng không nên thay đổi một cách cơ bản Quan điểm này được ông tuyên bố một câu nói khá nổi tiếng giống như “Giữ từng bánh răng và bánh xe là sự phòng ngừa đầu tiên của người thợ sửa máy thông minh”
Vào giữa những năm 1960-1970, bảo vệ tài nguyên và môi trường đã có nhìn nhận sát thực hơn, quản lý tài nguyên thay đổi theo hướng bền vững, dựa trên tiếp cận mới gắn với khai thác trong môi trường như: Giải trí, bảo tồn các loài có nguy cơ tuyệt chủng, hiệu ứng tích lũy và gía trị thẩm mỹ Những vấn đề ô nhiễm không khí, nguồn nước, mất đa dạng sinh học đe dọa tới môi trường sống của con người được thế giới chú trọng hơn
Đến những năm thập kỷ 80 của thế kỷ XX, bảo vệ tài nguyên và môi trường tiến thêm một bước đó là quy định mới của thế giới về bảo tồn sinh vật như là một triết lý trong thực hiện quản lý hệ sinh thái Người ta đã bắt đầu nhìn thấy những rối loạn của
hệ thống tự nhiên, và đến những năm đầu thập kỷ 90 đã thay đổi cơ bản cách nhìn nhận trong bảo vệ tài nguyên và môi trường, đối tượng quản lý chính là hệ sinh thái, nhằm hướng tới “Phát triển bền vững”, lần đầu tiên hội nghị thượng đỉnh thế giới 1992
đã đưa ra chủ đê “Môi trường và phát triển”
Trang 88
b Nhìn nhận hiện nay
Một trong những cách nhìn nhận mới đáng lưu ý đó là theo công điện số 197 của phái đoàn thường trực CHXHCNVN tại Liên Hợp Quốc ngày 23/04/2012 gửi Bộ ngoại giao và Bộ Tài Nguyên Môi trường Nhân ngày trái đất 22/4 và triển khai Nghị quyết 65/164 của đại Hội đồng (ĐHĐ) về hài hòa với thiên nhiên do Bolivia khởi xướng, Đại hội đồng LHQ đã tổ chức thảo luận chuyên đề “Hài hòa với thiên nhiên, những phát kiến khoa học về tác động của con người đối với hoạt động của hệ thống Trái đất”, trong đó đề cập tới cách nhìn nhận mới, “Trái đất không phải là của con người mà con người thuộc về Trái đất cùng với các sinh vật khác trong khí quyển, thủy quyển và địa quyển Phải thay đổi mô hình phát triển hiện nay của chủ nghĩa tư bản Không thể có mô hình tăng trưởng mãi mãi mà không ảnh hưởng tới bền vững của thiên nhiên; Không thể giải quyết vấn đề “hài hòa với thiên nhiên” bằng các quy luật của thị trường tự do lấy lợi nhuận làm mục tiêu và dựa trên thúc đẩy tiêu dùng” Mặt khác trong công điện cũng chỉ ra từ cách nhìn nhận của LHQ đối với các quốc gia
“phải phát huy vai trò của Nhà nước trong quản lý, giám sát, điều tiết, đồng thời xây dựng nhận thức chung, thúc đẩy sự đóng góp của toàn xã hội”, bên cạnh đó trong nội dung công điện cũng đưa ra cảnh báo “Nhà nước phải hỗ trợ và có đầu tư thích đáng cho khoa học, chứ không phải dựa vào tư nhân Đáng lưu ý cách nhìn nhận mới, với tuyên bố của phó tổng thư ký LHQ, đồng thời cũng là Tổng thư ký Hội nghị LHQ về phát triển bền vững đã diễn ra tháng 06/2012 (RiO+20) cho rằng “đã đến lúc phải nói lời tạm biệt với mô hình phát triển cũ của chúng ta dựa vào bóc lột tài nguyên không hiệu quả, lãng phí, gây hại cho phát triển bền vững của môi trường và xã hội”
Từ năm 2010, chương trình môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) đã có những tiếp cận mới trong bảo vệ tài nguyên và môi trường, đó là quản trị môi trường (Environmental Governance) và kinh tế xanh (Green Economy) nhằm thay đổi cách nhìn nhận và tiếp cận mới về tài nguyên và môi trường phù hợp với xu thế phát triển hiện nay trên quy mô toàn cầu
- Về quản trị môi trường được hiểu “Quản trị môi trường là sự tương tác đa cấp (địa phương, vùng, quốc gia, toàn cầu) giữa nhà nước, thị trường và xã hội trong tiến trình xây dựng và thực hiện các chính sách về quản lý môi trường nhằm đạt được sự phát triển bền vững”, đã có nhiều quốc gia như Anh (2004), Úc (2009), các nước Đông Á (2009) áp dụng quản trị môi trường trong quá trình thực thi chính sách liên quan đến quản lý môi trường
- Về kinh tế xanh: UNEP đã đưa ra khái niệm ban đầu cho rằng: “Nền kinh tế xanh là kết quả mang lại phúc lợi cho con người và công bằng xã hội, nó có ý nghĩa giảm những rủi ro môi trường và khan hiếm sinh thái” Từ khái niệm đó cho thấy, phát triển một nền kinh tế xanh thực chất là vì con người, đảm bảo phúc lợi cao nhất, đạt mục tiêu công bằng về mặt xã hội và hạn chế tối đa những rủi ro cho môi trường và hệ sinh thái, tôn tạo và phát triển hệ sinh thái tự nhiên Theo kết qủa nghiên cứu của các tác giả trong tài liệu “Hướng tới nền kinh tế xanh” do chương trình môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) công bố năm 2011, mô hình kịch bản đầu tư xanh với số vốn khoảng 2% GDP toàn cầu (Khoảng 1300 tỷ USD), trong đó khoảng một phần tư của tổng số (0,5% GDP) tương đương với số tiền 350 tỷ USD được đầu tư cho các lĩnh vực sử dụng nhiều vốn tự nhiên như các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, nước sạch và thủy sản Trong mô hình kinh tế vĩ mô, các tác giả cũng đã tính toán và chỉ ra rằng, xét
Trang 9Một là, lấy việc ưu tiên tiết kiệm và hiệu quả làm gốc để làm nòng cốt cho việc xây dựng hệ thống kinh tế quốc dân (KTQD) kiểu tiết kiệm tài nguyên toàn diện, nâng cao vị trí quan trọng của việc tiết kiệm tài nguyên trong chiến lược phát triển Kinh tế-
xã hội, nâng cao hiệu suất sử dụng tài nguyên, thêm một bước nữa tăng cường hướng dẫn về chính sách cho việc tiết kiệm tài nguyên, ra sức điều chỉnh và tối ưu hóa kết cấu ngành nghề, ra sức khai thác và phổ biến kỹ thuật tiết kiệm tài nguyên, loại bỏ công nghệ và thiết bị lạc hậu, tăng cường quản lý các khâu về sản xuất, vận chuyển, tiêu dùng tài nguyên
Hai là, lấy việc ra sức phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế sản sinh lượng Carbon thấp làm con đường cơ bản xây dựng hệ thống kinh tế quốc dân kiểu tiết kiệm tài nguyên
Ba là, lấy việc tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm nước, tiết kiệm nguyên liệu, tiết kiệm đất và sử dụng tổng hợp nguồn tài nguyên làm trọng điểm cho việc xây dựng hệ thống kinh tế quốc dân kiểu tiết kiệm tài nguyên, cố gắng tiết kiệm nguồn năng lượng, tiết kiệm nước, tiết kiệm nguyên vật liệu, tiết kiệm và sử dụng hợp lý tài nguyên đất, thúc đẩy sử dụng tổng hợp tài nguyên
Bốn là, lấy việc bảo vệ môi trường, đảm bảo an ninh làm nhu cầu cơ bản cho việc xây dựng hệ thống KTQD kiểu tiết kiệm nguồn tài nguyên, một mặt phải điều chỉnh và cải thiện kết cấu tiêu dùng nguồn tài nguyên, nhất là kết cấu tiêu dùng nguồn năng lượng, cố gắng giảm thiểu tác động xấu của việc khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên đối với môi trường, nỗ lực thực hiện sự hòa hợp giữa tài nguyên và môi trường; Mặt khác, phải đảm bảo an ninh tài nguyên, xây dựng và hoàn thiện dự trữ chiến lược dầu mỏ thích ứng với sức mạnh của đất nước, tích cực quán triệt chiến lược
“Bước ra ngoài”, thực hiện mục tiêu đa dạng hóa con đường nhập khẩu nguồn năng lượng, khai thác kỹ thuật thay thế và tiết kiệm dầu mỏ, đảm bảo sự cung cấp dầu khí, nắm lấy thời cơ để khai thác và sử dụng nguồn năng lượng
+ Thực tiễn đã đầu tư cho kinh tế xanh cũng cho thấy, vào năm 2009 UNEP đã thống kê và tính toán Cộng đồng châu Âu và Bắc Mỹ đã đầu tư vào xây dựng các tòa nhà xanh và tạo ra được khoảng 2-3,5 triệu việc làm, riêng Trung Quốc đầu tư vào lĩnh vực tái chế và năng lượng tái tạo đã tạo ra 10 triệu việc làm và doanh thu khoảng 17 tỷ
đô la Mỹ/năm Đối với các nước đang phát triển, theo đánh giá của ngân hàng thế giới (WB), nhu cầu đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cho kinh tế xanh như các ngành xây dựng, năng lượng, giao thông vận tải có thể lên tới 563 tỷ đô la Mỹ vào năm 2030 và
100 tỷ đô la Mỹ cho thích ứng với biến đổi khí hậu Như vậy so với mức độ đầu tư toàn cầu, đầu tư cho kinh tế xanh và thích ứng biến đổi khí hậu ở các nước đang phát triển chiếm khoảng 50% tổng nguồn vốn đầu tư vào kinh tế xanh của toàn cấu
+ Ơ Mỹ, kể từ sau khủng hoảng tài chính năm 2008 đang có một sự xem xét lại chuyển đổi phương thức phát triển kinh tế nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng việc làm, áp dụng chiến lược “Tái công nghiệp hóa” Tháng 11 năm 2009 tổng thống
Trang 1010
Obama đưa ra mô hình tăng trưởng của Mỹ phải chuyển sang mô hình tăng trưởng bền vững Trong chiến lược “Tái công nghiệp hóa” cho giai đoạn 10 năm tới nhằm phát triển công nghệ mới dự kiến đầu tư 15.000.000 USD hỗ trợ cho các nguồn năng lượng mới, khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, tiết kiệm năng lượng, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, Mỹ muốn trở thành nhà lãnh đạo sạch trong công nghệ Hướng tiếp cận mới theo cách “Kinh tế các bon thấp”, giảm thiểu phát thải khí nhà kính Cách tiếp cận ở Mỹ luôn lấy tiêu chí hiệu quả Kinh tế để thực thi chính sách, động lực thị trường thúc đẩy đổi mới công nghệ Thực thi bảo vệ môi trường có khoa học và kế hoạch rõ ràng chia theo giai đoạn, trước hết người dân phải hiểu, thứ đến phải có can thiệp khoa học và cuối cùng thực hiện theo chương trình kế hoạch đã
có Tuy nhiên tuỳ theo đặc trưng từng vùng có kế hoạch khác nhau, ví dụ vùng cần bảo
vệ nguồn nước có chương trình riêng của lĩnh vực này, bảo vệ đất hay duy trì đa dạng sinh học có chương trình cụ thể thích hợp cho từng loại đất Trong nông nghiệp, sản xuất sản phẩm hữu cơ và kết hợp nhiều loại sản phẩm khác nhau trong một trang trại sản xuất được chủ trang trại phát huy cao độ Cây trồng vật nuôi được kết hợp và phù hợp với đặc điểm sinh thái của nơi sản xuất, duy trì chất lượng đất Tại trang trại sản xuất nông nghiệp, xu hướng tiết kiệm năng lượng, sử dụng năng lượng mặt trời khá phổ biến Chủ trang trại luôn tính toán hiệu quả kinh tế của các phương án sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, gắn sản xuất với tiêu thụ thông qua việc hoàn thiện sản phẩm từ khâu thu hoạch đến đóng gói, đưa trực tiếp sản phẩm tới các siêu thị để đến người tiêu dùng nhanh nhất, hạn chế chi phí qua trung gian, tăng lợi nhuận Việc sử dụng hầm Biogas, trợ cấp cho năng lượng sạch được thực hiện ở các vùng sản xuất nông nghiệp
và chăn nuôi quy mô lớn Cơ quan dịch vụ sản xuất nông trại- FSA (Farm Service Agency) khuyến khích trang trại không sử dụng hoá chất diệt côn trùng và các dịch vụ
hỗ trợ khoa học kỹ thuật khác Trong công nghiệp, vấn đề được chú trọng nhất là tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng thay thế nhằm hạn chế sử dụng nhiên liệu hoá thạch Để quyết định lựa chọn theo hướng nào, bài toán kinh tế được tính toán theo vận hành của cơ chế thị trường theo phương án trước mắt và dài hạn Xu hướng sử dụng năng lượng mặt trời từ việc sản xuất ra nhiều tấm pin đã và đang được triển khai, hiện nay có khoảng 22 thành phố đã sản xuất và sử dụng, không chỉ giải quyết công ăn việc làm, mà còn tiết kiệm năng lượng, mang lại hiệu quả và tiếp cận theo hướng cac bon thấp Những nơi chịu nhiều rủi ro của thiên nhiên và con người như New Olean, sau cơn bão Cachina, nhiều vùng không có người quay lại sinh sống ở các ngôi nhà cũ Chính quyền địa phương đã thiết lập lại quy hoạch khu dân cư mới với nguồn đóng góp vốn của chính phủ, cộng đồng và các nhà tài trợ khác, quy hoạch mới tính tới ảnh hưởng của bão, lụt và phù hợp hơn với điều kiện sinh thái tự nhiên của vùng Từ hướng tiếp cận kinh tế Cac bon thấp, đối với phát triển đô thị, những khu đô thị mới, chẳng hạn khu vực sân bay cũ nay không còn sử dụng ở gần thành phố Austin thuộc bang Taxes, được quy hoạch lại chuyển đổi sang phát triển khu dân cư sinh sống, một
tổ chức phi lợi nhuận với sự tài trợ của Chính phủ và tham gia của nhiều doanh nghiệp, tiến hành quy hoạch, thiết kế các ngôi nhà và toàn bộ khu dân cư thân thiện môi trường, các ngôi nhà xanh được hình thành (Green houses) Những ngôi nhà đó so với các kiểu nhà trước đây sẽ tiết kiệm năng lượng nhiều hơn, sử dụng năng lượng mặt trời, mang lại lợi ích nhiều hơn cho chủ hộ sử dụng Hệ thống hạ tầng đồng bộ từ đường sá, thu gom phân loại và xử lý rác, các công nghệ mới được đưa vào ngôi nhà, không gian xanh phù hợp Khái niệm “Nhà không dây điện” đã xuất hiện Xu hướng mới xây dựng nhà công sở cũng đã được thiết kế và xây dựng ở thành phố Austin,
Trang 1111
thuộc bang Texat, một ngôi nhà công sở được thiết kế theo dạng ngôi nhà xanh, tiết kiệm năng lượng, sử dụng được nước mưa thiên nhiên, các vật dụng trang trí tận dụng chất thải và nhiều sáng kiến khác được đưa vào là hướng tiếp cận mới đã được thực hiện ở Mỹ Hệ thống giao thông, nhất là đối với các đường cao tốc quy hoạch giải phân cách xanh là yêu cầu bắt buộc Mặc dù cách giải quyết ở Mỹ theo kiểu “Kinh tế Các bon thấp”, nhưng với cách tiếp cận đó cũng là nội dung hướng tới phát triển “Nền kinh tế xanh”
+ Các nước Tây Âu và Nhật bản, xu hướng phát triển cũng hướng tới “Nền kinh
tế sạch”, “Kinh tế Cac bon thấp” và phát triển “Nền kinh tế xanh”, các nước này đã trải qua một thời kỳ dài của quá trình công nghiệp hóa và cũng đã phải trả giá cho suy giảm tài nguyên và chất lượng môi trường Từ thập kỷ 70 của thế kỷ XX, xu hướng phát triển đã có sự thay đổi, quan điểm thân thiện với môi trường và duy trì hệ sinh thái tự nhiên thông qua chuyển đổi mô hình phát triển đầu tư vào khoa học công nghệ,
xử lý ô nhiễm, giảm thiểu, tái chế và tái sử dụng chất thải (3R) Hiện nay đang hướng tới lộ trình thực hiện và thúc đẩy các ngành sản xuất sạch và phát triển các ngành các bon thấp mới hình thành, nằm trong hệ thống kinh tế toàn cầu của nhóm nước công nghiệp phát triển (OECD), Tây Âu ra sức thúc đẩy đưa các chỉ tiêu về cac bon thấp vào hệ thống quy định quốc tế, với sự ra đời của tiêu chuẩn chứng nhận quốc tế về
“Dấu chân cac bon” đã mở màn cho quá trình này Còn Nhật bản tích cực xu hướng giảm thiểu cac bon thông qua Nghị định thư Kyoto, thực hiện triệt để chiến lược 3R
“Giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế chất thải” và tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường EU dự kiến trước năm 2013 sẽ đầu tư 105.000.000.000 € để phát triển “nền kinh tế sạch” Còn Nhật bản từ cuối năm 2009 phát động chiến lược tăng trưởng mới, tập trung vào hai ngành công nghiệp mới là ngành môi trường và năng lượng, ngành y
tế, với việc đầu tư vào hai ngành này dự kiến đến năm 2020 tạo ra thị trường mới tương đương 1 triệu tỷ Yên Ở Autralia, bảo vệ tài nguyên và môi cơ bản dựa trên đặc thù của hệ sinh thái, dựa trên tiếp cận biên và khả năng chịu đựng của hệ sinh thái để
có phương án khai thác sử dụng, quy hoạch và bảo vệ hợp lý
+ Nhóm các nước mới nổi lên nhờ quá trình công nghiệp hóa như Hàn quốc, Singapore Từ những năm 80 của thế kỷ XX họ không phải trả giá nhiều cho môi trường nhờ tiếp nhận công nghệ mới của các nước công nghiệp phát triển và những bài học kinh nghiệm của các nước đó trước đây Mô hình phát triển của các nước này ngay
từ đầu đã chú trọng tới môi trường và tiết kiệm tài nguyên, chính vì vậy họ đã rút ngắn khoảng cách phát triển không chỉ đạt mục tiêu kinh tế mà chú trọng tới môi trường Hiện nay các nước này tiếp tục phát triển theo xu hướng “Tăng trưởng xanh”, “Kinh tế cac bon thấp” và hướng tới nền kinh tế xanh
+ Các nước đang phát triển, nhất là các nước nghèo và trình độ phát triển trung bình ở châu Á, châu Phi và châu mỹ La Tinh Ở các nước này trình độ công nghệ thấp hơn các nước phát triển, sản xuất chủ yếu dựa vào nông nghiệp, khai thác và xuất khẩu thô tài nguyên thiên nhiên, lao động giá rẻ, sẽ bị lôi kéo vào xu thế phát triển mới Tuy nhiên theo nội hàm phát triển “Kinh tế xanh”, đây sẽ là cơ hội cho các nước này tham gia để khôi phục nguồn tài nguyên tái tạo, duy trì và phát triển hệ sinh thái tự nhiên và bảo vệ môi trường, tăng phúc lợi và giảm nghèo Việc tiếp cận mô hình phát triển
“kinh tế xanh” sẽ đặt ra nhiều thách thức, nhất là nguồn vốn đầu tư, công nghệ và năng lực thực thi Để vượt qua được những thách thức đó, các nước đang phát triển không
Trang 122008 đến nay, đó là cấu trúc lại nền kinh tế, hướng tới xây dựng một nền kinh tế xanh
c Từ kinh nghiệm quốc tế, rút ra bài học cho Việt Nam trong bảo vệ tài nguyên
và môi trường
Để bảo vệ tài nguyên và môi trường rút ra từ những bài học kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới, Việt Nam cần có những thay đổi trong cách tiếp cận mới sau đây
- Thứ nhất, thay đổi cách nhìn nhận mới có tính tổng hợp, bảo vệ tài nguyên và môi trường phải dựa trên cơ sở nền tảng của hệ sinh thái, nghĩa là không quản lý đơn
lẻ một thành phần nào mà tiếp cận dựa trên tính đặc thù của từng hệ sinh thái để đảm bảo sự liên kết và cân đối hài hòa của các thành phần tự nhiên trong hệ sinh thái vốn
có của nó, không phá vỡ thành phần cấu trúc cũng như chức năng vốn có của hệ sinh thái
- Thứ hai, thay đổi cách thức nhìn nhận trong quản lý đối với bảo vệ tài nguyên
và môi trường so với trước đây giữa cách nhìn nhận quản lý truyền thống với cách nhìn nhận quản lý mới đối với hệ sinh thái thể hiện quan bảng so sánh sau đây
Bảng 1.1 Sự khác biệt giữa các phương pháp quản lý tài nguyên và môi trường
Nhấn mạnh vào các sản vật và sự
khai thác tài nguyên thiên nhiên
Nhấn mạnh sự cân băng giữa những sản vật, văn hóa và tình toàn vẹn sinh thái Quan điểm cứng nhắc, ổn định, cao
trào cộng đồng
Quan điểm không cứng nhắc, linh hoạt
Giảm thiểu đặc tính và xác định Nhìn nhận tổng quát
Dự đoán và kiểm soát Không chắc chắn và linh hoạt
Các giải pháp được phát triển bởi
các cơ quan quản lý tài nguyên và môi
Thứ tư, từ bỏ phương thức phát triển kinh tế cũ của mô hình “Kinh tế nâu”, hướng tới chuyển đổi mô hình phát triển mới, theo một cấu trúc kinh tế mà hiện nay các nước đang tiếp cân, đó là “Kinh tế xanh”, không chỉ mang lại phúc lợi cho còn người mà phải duy trì và phát triển hệ sinh thái Muốn vậy bên cạnh khai thác phải đầu
Trang 1313
tư trở lại cho tự nhiên để phục hồi hệ sinh thái Đối với những tài nguyên không tái tạo nguồn lợi thu được cần gìn giữ và đầu tư cho phát triên, chẳng hạn như đầu tư cho vốn con người
Thứ năm, trong bối cảnh của thể chế kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ tài nguyên và môi trường cần có sự kết hợp hài hòa giữa các giải pháp quản lý gồm các giải pháp về điều hành và kiểm soát với các giải pháp kinh tế Nền tảng của các giải pháp này là thay đổi nhận thức của con người, chú trọng tới đạo đức, khơi dậy cái “tâm” của con người đối với thiên nhiên Ngoài ra cần phải lượng giá được tài sản của thiên nhiên để có sự so sánh giữa các phương án lựa chọn phục vụ cho thiết kế chính sách và lựa chọn trong bảo vệ tài nguyên và môi trường
1.2 Hiện trạng tài nguyên Việt Nam và Thế giới
1.2.1.Tài nguyên đất
1.2.1.1.Tài nguyên đất của Thế giới
Ðất là môi trường sống của con người và hầu hết sinh vật ở cạn, là nền móng cho toàn bộ các công trình xây dựng, cung cấp các nguyên liệu cần thiết cho cuộc sống của con người Ðất là tài nguyên vô giá, trong điều kiện hiện tại, 1ha đất có thể nuôi sống 3 người Tuy nhiên việc sử dụng và hiệu quả sử dụng đất ở mỗi nước mỗi khác
Trái đất có bán kính trung bình 6371 km, chu vi theo đường xích đạo 40.075 km
và diện tích bề mặt của quả đất ước tính khoảng 510 triệu km2 (tương đương với 51 tỉ hecta) trong đó biển và đại dương chiếm khoảng 36 tỉ hecta, còn lại là đất liền và các hải đảo chiếm gần 15 tỉ hecta
Bảng 1.2 Phân bố diện tích các lục địa
9.699.550 km27.687.120 km2
14.245.000 km2
Tổng diện tích đất trên thế giới 14.777 triệu ha, với 1.527 triệu ha đất đóng băng
và 13.251 triệu ha đất không phủ băng
Trong đó, 12% tổng diện tích là đất canh tác, 24% là đồng cỏ, 32% là đất rừng và 32% là đất cư trú, đầm lầy Diện tích đất có khả năng canh tác là 3.200 triệu ha, hiện mới khai thác hơn 1.500 triệu ha Tỷ lệ đất có khả năng canh tác ở các nước phát triển
là 70%; ở các nước đang phát triển là 36% Trong đó, những loại đất tốt, thích hợp cho sản xuất nông nghiệp như đất phù sa, đất đen, đất rừng nâu chỉ chiếm 12,6%; những loại đất quá xấu như đất vùng tuyết, băng, hoang mạc, đất núi, đất đài nguyên chiếm
Trang 1414
đến 40,5%; còn lại là các loại đất không phù hợp với việc trồng trọt như đất dốc, tầng đất mỏng, vv
Bảng 1.3 Các loại đất không sử dụng được cho nông nghiệp
Loại đất Diện tích (ha)
Về mặt chất lượng đất nông nghiệp thì: đất có năng suất cao chỉ chiếm 14%, đất
có năng suất trung bình chiếm 28% và đất có năng suất thấp chiếm tới 58% Ðiều này cho thấy đất có khả năng canh tác nông nghiệp trên toàn thế giới có hạn, diện tích đất
có năng suất cao lại quá ít Mặt khác mỗi năm trên thế giới lại bị mất 12 triệu hecta đất trồng trọt cho năng suất cao bị chuyển thành đất phi nông nghiệp và 100 triệu hecta đất trồng trọt bị nhiễm độc do việc sử dụng phân bón và các loại thuốc sát trùng
Ðất nông nghiệp phân bố không đều trên thế giới, tỉ lệ giữa đất nông nghiệp so với đất tự nhiên trên các lục địa theo bảng sau :
Bảng 1.4.Tỉ lệ % đất tự nhiên và đất nông nghiệp trên toàn thế giới
Các Châu lục Ðất tự nhiên Ðất nông
nghiệp Châu Á
Châu Mỹ Châu Phi Châu Âu Châu Ðại Dương
Trang 1515
trong lĩnh vực trồng trọt cho rằng với sự phát triển của khoa học và kỹ thuật như hiện nay thì có thể dự kiến cho đến năm 2075 thì con người mới có thể khai phá hết diện tích đất có khả năng nông nghiệp còn lại đó
Bảng 1.5 Diện tích đất bình quân đầu người trên thế giới theo thời gian (ha/người)
1.2.1.2 Tài nguyên đất của Việt Nam
Quỹ đất của Việt Nam là 33.123.000 ha Diện tích đất bình quân trên đầu người
là 0,46 ha/ người (1995), thuộc loại thấp trên thế giới (xếp thứ 120) Ðất dùng cho nông nghiệp, lâm nghiệp, khu dân cư, khu công nghiệp là 18.881.248 ha (57,09% tổng quỹ đất), còn khoảng 42,96% diện tích đất tự nhiên chưa được sử dụng Tổng tiềm năng dữ trữ quỹ đất nông nghiệp của Việt Nam là 10 - 11 triệu ha, trong đó gần 7 triệu
ha được sử dụng để canh tác, 3/4 trong số đó là trồng cây hàng năm, cây lâu năm chỉ khoảng 15%
Ðồng bằng Sông Hồng đã sử dụng 93% quỹ đất
Ðồng bằng Sông Cửu Long đã sử dụng 82% quỹ đất
Ðồng bằng Nam Bộ còn khoảng 34% quỹ đất
Tây Nguyên còn khoảng 76% quỹ đất
Ðất mặn, chua phèn, bạc màu, cát lấn, trũng, úng, dễ bị thoái hóa, khó phục hồi
là những vấn đề cần lưu ý (Tuyển, 2000)
Bảng 1.6 Diện tích và tỉ lệ các nhóm đất ở vùng đồng bằng sông Cửu Long
Loại đất Diện tích (ha) Tỉ lệ (%) Ðất phù sa
Ðất phèn Ðất mặn Ðất phèn mặn Ðất phù sa cổ Ðất than bùn Ðất núi
1.094.248 1.054.342 809.034 631.443 108.989 34.052 34.678
Trang 1616
Hình 1.3 Tình hình sử dụng đất của Việt Nam
1.2.2 Tài nguyên nước
1.2.2.1.Tài nguyên nước của Thế giới
Tài nguyên nước là các nguồn nước mà con người có thể sử dụng hoặc có thể sử dụng cho các mục đích khác nhau Nước rất cần cho sự sống Hầu hết các nền văn minh lớn của nhân loại đều phát sinh bên cạnh các dòng sông lớn : văn minh Lưỡng Hà (Tây Á), văn minh Ai Cập (hạ lưu sông Nil), văn minh sông Hằng (ở Ấn Ðộ), văn minh sông Hoàng Hà (Trung Quốc), văn minh sông Hồng (Việt Nam)
Nước bao phủ 71% diện tích của trái đất trong đó có 97% là nước mặn, còn lại là nước ngọt Nước tham gia vào thành phần cấu trúc của sinh quyển Chu trình nước trong tự nhiên giữ vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí hậu, đất đai và sự phát triển trên trái đất, nó còn là thành phần cấu tạo chính trong cơ thể sinh vật, chiếm từ 50% - 97% trọng lượng cơ thể, như ở người là 70%, sứa biển là 97% Trong 3% lượng nước ngọt có trên quả đất thì có khoảng hơn ¾ lượng nước này con người không sử dụng được vì nó nằm quá sâu trong lòng đất, bị đóng băng, ở dạng hơi trong khí quyển
và dạng tuyết trên lục địa…chỉ có khoảng 0,5% nước ngọt hiện diện trong sông suối,
ao hồ…mà con người đã và đang sử dụng Tuy nhiên, nếu trừ những phần bị ô nhiễm thì chỉ còn khoảng 0,003% là nước ngọt sạch mà con người có thể sử dụng
Hình 1.3 Phân bố các loại nước trên Trái đất
Nước trên trái đất phát sinh từ 3 nguồn: trong lòng đất, từ các thiên thạch và từ lớp trên của khí quyển Trong 3 nguồn này, nguồn nước từ bên trong lòng đất là chủ yếu, tạo ra nước mặn, nước ngọt và hơi nước trên mặt đất
Trang 17% tổng lượng nước ngọt
Chu kì đổi mới
100
70
13 1,7 1,1
5
2 32,014
97,41 1,98 0,61 0,59 0,007 0,005 0,001 0,0001 0,0001 0,0004 0,0002 2,31
0 85,9 13,5 0,313 0,219 0,04 0,005 0,003 0,016 0,006
3.000 năm 8000-15000năm
Bảng 1.8 Tài nguyên nước sông ngòi các châu lục
(km 3 /năm)
W điều tiết (km 3 /năm)
W ổn định và điều tiết
Trang 1818
Ngoài ra, phần lớn lượng nước ngọt của Trái Đất phân bố ở những nơi không thuận lợi cho khai thác, như trong băng tuyết vĩnh cửu ở hai cực, trên đỉnh núi cao hoặc nằm rất sâu dưới lòng đất Theo thông tin từ vệ tinh, dưới đáy hoang mạc Sahara
có dấu tích lòng sông rõ rệt, chứng tỏ vùng này từng một thời rất ẩm ướt và hiện vẫn còn một bể nước ngầm khổng lồ, trữ lượng khoảng 600.000km3 mà con người chưa khai thác được
Trong cân bằng nước các châu lục (bảng 1.8), xét theo lớp dòng chảy, Nam Mỹ
có tài nguyên nước dồi dào nhất, gấp 3 lần trung bình thế giới, còn châu Úc có tài nguyên nước hết sức hạn chế, chỉ bằng khoảng 1/6 trung bình thế giới Do đó, châu Úc chắc chắn sẽ có những phần hệ sinh thái khô hạn, còn Nam Mỹ sẽ có nhiều hệ sinh thái ẩm Tuy nhiên, tiềm năng cấp nước thực tế được đánh giá căn cứ theo bình quân theo đầu người hoặc diện tích Khi đó, bình quân nước sông theo đầu người của châu
Úc lại là lớn nhất, gấp 7 lần trung bình thế giới (do dân cư thưa thớt), châu Á có bình quân nước sông theo đầu người thấp nhất, bằng khoảng 0,4 lần trung bình thế giới Việt Nam có bình quân nước theo diện tích gấp >3 lần thế giới, nhưng bình quân theo đầu người chỉ bằng 2/3 thế giới (bảng 1.9)
Bảng 1.9 Tài nguyên nước một số quốc gia trên thế giới
lượng
km 3
Tỷ lệ so với toàn cầu
Bình quân diện tích 10 3
405
183
88
22,2 9,6 6,1 5,9 4,7 4,1 0,98 0,4 0,7
332
917
135 23,5 2,6
102 9,1 2,4
102 3,7 5,6
Trang 1919
Hình 1.4 Lượng giáng thủy trung bình năm trên Trái đất
Theo ước tính, trên phạm vi toàn cầu, nước dùng cho sinh hoạt chiếm 6%, cho công nghiệp 21%, số còn lại dành cho nông nghiệp Ngoài lượng nước bề mặt, khai thác nước ngầm trở thành cứu cánh do sự thiếu hụt nước, so với 30 năm trước lượng nước ngầm ngày nay hút lên tăng 35 lần
2.1.2.2 Tài nguyên nước của Việt Nam
a Hệ thống sông suối
* Hệ thống sông suối của Việt Nam khá phát triển, nhưng phân bố không đều
Mật độ trung bình 0,6 km/km2, lớn nhất 2 - 4 km/km2 ở châu thổ sông Hồng - Thái Bình và Cửu Long, do nhu cầu tiêu thoát nước lớn trong khi địa hình bằng phẳng, biên độ triều lớn và khả năng can thiệp của con người cao Những vùng mưa nhiều, địa hình thuận lợi cho sinh dòng mặt như Móng Cái, Hoàng Liên Sơn, Đèo Ngang, Hải Vân, thượng nguồn Đồng Nai có mật độ sông suối lớn, 1,5 - 2 km/km2 Vùng mưa vừa, độ cao trung bình như Quảng Ninh, Ngân Sơn (Bắc Cạn), trung lưu Đồng Nai, Thu Bồn, thượng nguồn các sông Tây Nguyên, một số sông ở Đông Trường Sơn mật
độ sông suối 1 - 1,5 km/km2 Vùng mưa nhỏ, bốc hơi lớn, thấm tốt, như Trùng Khánh (Cao Bằng), Quản Bạ (Hà Giang), Bắc Sơn (Lạng Sơn), Trà Lĩnh, Mộc Châu (Sơn La), Kẻ Bàng (Quảng Bình), Bắc và trung Tây Nguyên, Ninh Thuận, Bình Thuận có mạng lưới sông suối kém phát triển, chỉ đạt <0,3 - 0,5 km/km2 Đặc biệt vùng sông Phan, sông Dinh mật độ chỉ đạt 0,12 - 0,15 km/km2 Mật độ sông suối lớn tạo ra những thuận lợi cho đối tượng trực tiếp dùng nước, tạo điều kiện phát triển giao thông thủy
* Đa phần sông ngòi thuộc loại vừa và nhỏ, chảy theo hướng chủ đạo Tây Bắc - Đông Nam, đổ ra biển Đông
Trong 2.360 sông dài >10 km thường xuyên có nước chảy có 17 lưu vực độc lập diện tích >1.000 km2, 173 lưu vực 500 - 1.000 km2, 614 lưu vực 100 - 500 km2 và 1.556 lưu vực <100 km2
Việt Nam có 9 lưu vực sông lớn diện tích >10.000 km2, tổng diện tích 258.800
km2, chiếm 74% diện tích toàn quốc, có số dân là 60 triệu, bằng 85% dân số Việt Nam
và tạo ra 91% GDP cả nước, cung cấp 771 tỷ m3, tương ứng 88% tài nguyên nước Việt Nam (bảng 1.10) Rõ ràng rằng mọi tiếp cận bền vững trong khai thác tài nguyên và phát triển trên 9 lưu vực sông chính này có vai trò then chốt trong chiến lược phát triển bền vững cả nước
Trang 2020
Sông ngòi có tính đa quốc gia 7/9 hệ thống sông chính của Việt Nam chảy qua
từ 2 - 5 nước, tỷ lệ diện tích lưu vực thuộc Việt Nam 9 - 87% và tỷ lệ dòng chảy ngoại nhập từ 5 - 90% (không kể Kỳ Cùng Bằng Giang) Chỉ có lưu vực Thu Bồn và sông
Ba nằm trọn vẹn ở Việt Nam Dòng chảy ngoại nhập là yếu tố khó kiểm soát, điều tiết, phân phối cả về mặt lượng và chất, đòi hỏi quản lý sử dụng trên tinh thần hợp tác đa quốc gia
Bảng 1.10 Lưu vực và dòng chảy của các hệ thống sông lớn ở Việt Nam
Lưu vực
sông
triệu người
* Lượng dòng chảy sông ngòi thuộc loại dồi dào, gần 880 tỷ m3, trong đó trên
550 tỷ m3 là nguồn nước ngoại lai; Mô đun dòng chảy 31 l/s.km2, lớp dòng chảy 980 mm/năm, lớn gấp 3 lần trung bình lục địa và 4,6 lần trung bình châu Á Mặc dù có tài nguyên nước dồi dào nhưng do bị phụ thuộc vào các nước ở vùng thượng lưu và tình trạng phân bố không đồng đều, nên tài nguyên nước Việt Nam vẫn bị xếp vào loại thấp trong khu vực Đông Nam Á Chỉ số tài nguyên nước tính theo đầu người là 4.170m3, trong khi trung bình khu vực Đông Nam Á là 4.900m3 và trung bình châu Á 3.300m3
Trang 2121
Kết quả tính toán cho thấy tiềm năng nước dưới đất của nước ta rất lớn Tổng trữ lượng động tự nhiên trên toàn lãnh thổ (chưa kể phần hải đảo) được đánh giá vào khoảng 1828 m3/s, tương ứng với môđun dòng ngầm là 4,5 l/s.km2 và phân bố theo các vùng như trong bảng 1.11 Tuy nhiên, trữ lượng động tự nhiên của nước dưới đất phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như điều kiện địa lý tự nhiên và điều kiện địa chất nên các con số trên chưa nói lên mức độ giàu nghèo nước và khả năng khai thác nước dưới đất của các miền địa chất thuỷ văn
Bảng 1.10 Trữ lượng động tự nhiên của nước dưới đất
4,5 5,1 3,6 8,0 3,7 3,3 3,4
c Hồ chứa
Việt Nam có khoảng 3.600 hồ chứa kích thước khác nhau, trong đó chỉ có chưa đến 15% là các hồ cỡ vừa và lớn, dung tích >1 triệu m3 hoặc có độ cao >10m Hồ chứa lớn thường được thiết kế và sử dụng đa mục đích, trước tiên là phát điện, điều tiết dòng chảy (cắt lũ và cấp nước mùa kiệt), ngoài ra còn có các mục đích sử dụng khác như phục vụ giao thông, thuỷ lợi, du lịch Sự tích tụ phù sa đã làm giảm nhiều dung tích các hồ chứa, một số hồ chỉ còn khoảng 30% dung tích ban đầu Hồ chứa nhỏ chỉ phục vụ tưới tại chỗ và khai thác để nuôi trồng thuỷ sản
Bảng 1.12 Các hồ chứa lớn ở Việt Nam
414
357
345
72.000 23.000 17.000
Trang 2222
2.1.3 Tài nguyên khoáng sản
2.1.3.1 Tài nguyên khoáng sản trên thế giới
Vỏ trái đất có phần lục địa chiếm khoảng 50% khối lượng toàn bộ của vỏ trái đất tương đương với 2, 9% khối lượng của trái đất Phần lớn vỏ trái đất được cấu tạo bởi các nham thạch bị nóng chảy, nguội dần và kết tinh Thành phần các nguyên tố cấu tạo nên vỏ trái đất được biết nhưng chưa đầy đủ vì những khảo cứu chỉ mới được thực hiện trên lục địa mà thôi Hơn nữa trên lục địa cũng có những vùng không khảo cứu được vì nơi nầy có lớp trầm tích quá dày
Khoáng sản là nguyên liệu tự nhiên có nguồn gốc hữu cơ hoặc vô cơ, chứa trong lớp vỏ trái đất, trên mặt đất, dưới đáy biển hoặc hòa tan trong nước đại dương, được chia 2 nhóm:
+ Khoáng kim loại: gồm những kim loại thường gặp, có trữ lượng lớn như: nhôm, sắt, crôm, mangan, titan, magiê và các kim loại hiếm như : đồng, chì, kẽm, thiếc, vàng, bạc, bạch kim, thủy ngân, molipđen
+ Khoáng phi kim loại: gồm các quặng Photphat, Sunphat, Clorit, các nguyên liệu dạng khoáng (cát, sỏi, thạch anh, đá vôi ) và các dạng nhiên liệu như dầu
mỏ, khí đốt, than đá Ngoài ra nước cũng được xem là một dạng khoáng (nước biển, nước ngầm chứa khoáng)
Từ xa xưa, con người đã biết khai thác và sử dụng các loại khoáng sản Ðồng và vàng là những kim loại nguyên chất trong thiên nhiên đã được con người sử dụng vào thế kỷ thứ 4 và thứ 3 trước công nguyên; sau đó đồng được sử dụng làm vũ khí và công cụ sản xuất Ðến thời đế quốc La Mã kim loại thiếc trộn với đồng thành thau để chế vũ khí và dần về sau con người đã biết khai thác quặng sắt Sau cuộc cách mạng công nghiệp, cường độ khai thác và sử dụng kim loại ngày càng cao
Ðến nay theo đánh giá, trữ lượng nhôm, titan, crôm, magiê, platin còn lớn, chưa có nguy cơ cạn kiệt Trữ lượng bạc, thủy ngân, amian, đồng, chì, kẽm không lớn, đang ở tình trạng báo động bị cạn kiệt Trữ lượng barit, graphit, flourit mica còn rất ít, có nguy cơ bị cạn kiệt hoàn toàn
Sự phân bố nguyên liệu khoáng trong lòng đất tuân theo những quy luật địa chất khách quan Có những quốc gia có tài nguyên khoáng sản dồi dào, đa dạng, nhưng ngược lại nhiều quốc gia tài nguyên khoáng sản nghèo
Sau đây chỉ đề cập đến một số khoáng sản kim loại chủ yếu được khai thác sử dụng:
a Quặng sắt
Ðây là loại khoáng sản thường gặp và khá phổ biến trong vỏ trái đất, gồm bốn loại quặng có tầm quan trọng trong thương mại là: Fe3O4 (magnetit), Fe2O3 (Hematit), FeO2 (limonit) và FeCO3 (Siderit) Các loại quặng này có chứa khá nhiều tạp chất nên
tỷ lệ kim loại trong quặng giảm
Vùng Siberia (Liên Xô cũ) là vùng có trử lượng sắt được xem như lớn nhất thế giới Công nghiệp sản xuất thép trên thế giới ngày càng tăng theo sự phát triển của nền công nghiệp, năm 1965 sản xuất trên toàn thế giới là 370 triệu tấn đến năm 1980 sản xuất được gần 1 tỉ tấn
Trang 2323
b Quặng đồng
Mặc dù trử lượng đồng trên thế giới ít hơn nhưng nhu cầu sử dụng cũng gia tăng Năm 1965 sản xuất đồng trên toàn thế giới là 6, 6 triệu tấn và với nhịp điệu gia tăng hàng năm từ 3, 4% - 5, 8%
Vấn đề đặt ra hiện nay trong công nghiệp đồng là nhu cầu về đồng càng tăng trong khi đó phẩm chất của quặng lại giảm nên giá thành của sản xuất đồng càng ngày càng tăng lên Vì thế, có những công cụ truyền thống vốn làm bằng đồng dần dần được thay thế bằng nhôm hoặc bằng chất dẻo
c Quặng nhôm
Nhôm không được gặp ở trạng thái đơn chất trong tự nhiên mặc dù nó chiếm đến 8,13% trọng lượng vỏ trái đất Bauxit chứa hydroxyd nhôm là quặng chính thường được khai thác để lấy nhôm
Năm 1948 sản xuất nhôm toàn thế giới chỉ đạt 0,5 triệu tấn, đến năm 1968 đã lên tới 8 triệu tấn và nhu cầu về nhôm càng ngày càng cao hơn rất nhiều Hiện nay, hai ngành xây dựng và giao thông vận tải sử dụng nhôm nhiều nhất Hơn nữa do tính chất bền và chắc của hợp kim nhôm nên ngành kỹ thuật hàng không và hàng không vũ trụ ngày càng tiêu thụ nhiều nhôm hơn
Trữ lượng bauxit trên thế giới là 27 tỷ tấn và với sản lượng khai thác hàng năm
trên 200 triệu tấn thì phải 135 năm nữa mới hết bauxite
Đất hiếm trên thế giới có trữ lượng đạt 99 triệu tấn, nhu cầu hàng năm chỉ cần 125.000 tấn thì 700 năm nữa mới cạn kiệt loại khoáng sản này
Thế giới có nhiều quặng titan với tổng tài nguyên đạt hơn 2 tỷ tấn, trong đó trữ lượng đạt 730 triệu tấn Hàng năm thế giới chỉ tiêu thụ hơn 6 triệu tấn, như vậy 128 năm nữa mới hết quặng titan
Bảng 1.13 Nhu cầu về một số kim loại chính được sử dụng trên toàn thế giới (Mc.Hale) (đơn vị Triệu St; 1 St = 907, 2 kg)
và hộp chứa thực phẩm khô (60%), trong kỹ nghệ hàn (20%) và một số các công việc khác Do tính chất dể bị han gỉ của thiếc nên ngày nay nhôm và chất dẽo dần dần thay thế vị trí của thiếc trong việc sản suất các thùng chứa thực phẩm
- Nikel (kền): chủ yếu khai thác ở Canada (chiếm 80% toàn thế giới) ngoài ra còn có ở Liên Xô cũ, Cuba
Trang 2424
- Chì: chì thì mềm, nóng chảy ở nhiệt độ tương đối thấp, không bị han gỉ và nặng hơn cả trong số các kim loại thông thường Trong thời gian qua thì nhu cầu chì ngày càng tăng nhất là Liên Xô và một số nước ở Châu Á, một phần do phát triển sản xuất ô tô ở khu vực nầy
- Phân bón: Nông nghiệp ngày càng phát triển nên nhiều nước sử dụng càng nhiều phân hóa học để tăng thu hoạch mùa màng Công nghiệp phân hóa học càng phát triển, kỹ thuật chế tạo phân bón không phức tạp nó đòi hỏi số nguyên liệu để
cố định đạm và xử lý phosphat Nguyên liệu chủ yếu để sản xuất phân bón là P205, K20
và N2 dồi dào trong lớp vỏ quả đất nên giá thành trở nên hạ
2.1.3.2 Hiện trạng khoáng sản của Việt Nam
a Nhóm khoáng sản kim loại
Việt Nam có nhiều loại như sắt, mangan, crôm, titan, đồng, chì, kẽm, cobalt, nickel, nhôm, thiếc, vonfram, bismut, molybden, lithi, đất hiếm, vàng, bạc, platin, tantal-niobi v.v Trong số khoáng sản kim loại kể trên có các loại tài nguyên trữ lượng lớn tầm cỡ thế giới như bauxit (quặng nhôm), đất hiếm, titan, wolfram, crôm v.v
Bauxit có 2 loại chủ yếu là diaspor và gibsit
Diaspor có nguồn gốc trầm tích phân bố ở Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hải
Dương và Nghệ An với tài nguyên trữ lượng không lớn chỉ đạt gần 200 triệu tấn
Gibsit có nguồn gốc phong hoá từ đá bazan, phân bố chủ yếu ở Tây Nguyên với
trữ lượng đạt gần 2,1 tỷ tấn (Sở Địa chất Mỹ năm 2010 đã công bố sách hàng hoá khoáng sản thế giới và xếp bauxit Việt nam đứng hàng thứ 3 thế giới sau Guinea 7,4 tỷ tấn và Australia 6,2 tỷ tấn) Hiện bauxit đang được khai thác thử nghiệm để sản xuất alumina ở Tân Rai, Lâm Đồng và Nhân Cơ, Đăk Nông
Đất hiếm ở Việt Nam tập trung chủ yếu ở Tây Bắc Bộ với tổng tài nguyên trữ
lượng đạt gần 10 triệu tấn đứng thứ 3 trên thế giới sau Trung Quốc (36 triệu tấn) và
Mỹ (13 triệu tấn) Quặng đất hiếm ở Việt Nam chưa được khai thác sử dụng
Quặng titan (Ilmenit) ở Việt nam có 3 loại: quặng gốc trong đá xâm nhập
mafic, quặng trong vỏ phong hoá và quặng sa khoáng ven biển
Quặng titan gốc trong đá xâm nhập mafic ở Cây Châm, Phú Lương Thái Nguyên
có trữ lượng 4,83 triệu tấn ilmenit và tài nguyên đạt 15 triệu tấn đang được khai thác Quặng ilmenit trong vỏ phong hoá và sa khoáng ở các huyện Phú Lương và Đại
Từ Thái Nguyên với tài nguyên dự báo đạt 2,5 triệu tấn
Quặng titan sa khoáng ven biển phân bố rải rác từ Móng Cái đến Vũng Tàu Đặc biệt ở một số diện tích ven biển tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận và Bà Rịa - Vũng Tàu
có tiềm năng lớn, tài nguyên dự báo đạt hàng trăm triệu tấn Ngoài khoáng vật ilmenit, còn có các khoáng vật có giá trị kinh tế kỹ thuật là zircon và monazit Một số mỏ ilmenit ở Hà Tĩnh, Bình Định, Bình Thuận v.v đã được khai thác và xuất khẩu
Quặng Wolfram tập trung chủ yếu ở tụ khoáng Đá Liền, Đại Từ, Thái Nguyên
Công ty Tiberon Minerals đã tiến hành thăm dò xác định tài nguyên và trữ lượng đạt 110,2 triệu tấn quặng chứa 227.500 tấn WO3 , 8,5 triệu tấn CaF2, 191.800 tấn Cu, 20,8
Trang 2525
tấn Au và 107.000 tấn Bi Đây là vùng quặng rất đáng được quan tâm chú ý vì có tài nguyên dự báo đáng kể
Quặng crôm sa khoáng có giá trị kinh tế kỹ thuật được tìm thấy ở Cổ Định,
Nông Cống Thanh Hoá với trữ lượng 22 triệu tấn đang được khai thác Đi kèm crôm còn có trữ lượng đáng kể của Nickel và Cobal cần được nghiên cứu sử dụng
b Nhóm khoáng chất công nghiệp
Việt Nam có nhiều loại khoáng chất công nghiệp như apatit, phosphorit, baryt, fluorit, pyrit, serpentin, than bùn, sét gốm sứ, magnesit, dolomit, felspat, kaolin, pyrophylit, quartzit, cát thuỷ tinh, disthen, silimanit, sét dẻo chịu lửa, diatomit, graphit, talc, atbest, muscovit, vermiculit, bentonit, thạch anh tinh thể Các khoáng chất công nghiệp ở Việt Nam đã được đánh giá và nhiều mỏ đã được khai thác phục vụ cho các ngành nông, công nghiệp Các mỏ lớn đáng chú ý là apatit, baryt và graphit
Apatit phân bố dọc bờ phải sông Hồng, từ biên giới Việt Trung ở phía Bắc đến
vùng Văn Bàn, dài trên 100 Km, rộng trung bình 1 Km, được đánh giá có tài nguyên đến độ sâu 100m, là 2,5 tỷ tấn và trữ lượng đã được thăm dò đạt 900 triệu tấn
Baryt phân bố chủ yếu ở miền Bắc Việt Nam, thường đi kèm với quặng Pb-Zn
và đất hiếm Tổng tài nguyên dự báo đạt 25 triệu tấn (trong tụ khoáng Đông Pao, Lai Châu có 4 triệu tấn)
Graphit có ở Lào Cai, Yên Bái và Quảng Ngãi với tổng tài nguyên và trữ lượng đạt gần 20 triệu tấn
c Nhóm vật liệu xây dựng
Việt Nam có nhiều mỏ vật liệu xây dựng: sét gạch ngói, sét xi măng, puzzolan, cát sỏi, đá vôi, đá hoa trắng, đá ốp lát, đá ong Các mỏ vật liệu xây dựng đã và đang được khai thác phục vụ cho công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế của đất nước Ngoài các loại khoáng sản kể trên, từ năm 1987 chúng ta đã phát hiện nhóm đá quý ruby, saphia, peridot, nhưng trữ lượng không lớn Riêng ruby ở Yên Bái và Nghệ An có chất lượng cao được thế giới đánh giá đạt chất lượng quốc tế, tương đương với ruby nổi tiếng của Myanmar
Điểm qua về tiềm năng khoáng sản của đất nước ta kể trên, nếu so sánh với các nước ở trong khu vực Đông Nam Á và thế giới, thì thấy rằng: nước ta tuy có diện tích đất liền không lớn, nhưng có vị trí địa chất, địa lý thuận lợi cho sự sinh thành và phát triển khoáng sản Với nguồn tài nguyên khoáng sản đã biết thì có thể xếp nước ta vào hàng các nước có tiềm năng khoáng sản đáng kể
Đặc điểm chung về tài nguyên khoảng sản Việt Nam
Việt Nam có nhiều khoáng sản kim loại nhưng trữ lượng không nhiều Rất nhiều khoáng sản kim loại (vàng, bạc, đồng, chì , kẽm, thiếc v.v ) thế giới rất cần trong khi trữ lượng không có nhiều, chỉ khai thác mấy chục năm nữa sẽ cạn kiệt thì Việt Nam cũng có ít, không đảm bảo tiêu dùng trong nước Một số ít khoáng sản kim loại như bauxit, đất hiếm, ilmenit ta có nhiều, thế giới cũng có nhiều, song nhu cầu hàng năm không lớn, hàng trăm năm nữa mới cạn kiệt, nên chúng không là những khoáng sản
"nóng", khoáng sản cạnh tranh để phát triển, lại càng không thể xem là cứu cánh của
nền kinh tế Việt Nam
Trang 2626
Việt Nam có nhiều loại khoáng chất công nghiệp và vật liệu xây dựng phục vụ tốt cho phát triển kinh tế của đất nước và có thể xuất khẩu Tuy nhiên chúng không phải là khoáng sản có giá trị kinh tế cao và trên thế giới cũng có nhiều đủ dùng trong nhiều năm nữa
Việt Nam chưa phát hiện được kim cương - loại khoáng sản quý có giá trị kinh tế
kỹ thuật cao Các nhà địa chất đã phát hiện ở Việt Nam có Ruby chất lượng cao, nhưng trữ lượng chưa rõ, các loại đá qúy khác cũng chưa được phát hiện nhiều Thực
tế nhóm đá quý được phát hiện ở Việt Nam chưa đóng góp gì đáng kể cho phát triển kinh tế đất nước
Phân tích sâu về đặc điểm tiềm năng tài nguyên khoáng sản của Việt Nam trong bối cảnh chung về tài nguyên khoáng sản của khu vực và thế giới cho ta thấy rõ tuy Việt Nam là nước có nhiều loại khoáng sản nhưng trữ lượng hầu hết các loại không nhiều Một số loại khoáng sản như bauxit, đất hiếm, ilmenit ta có tài nguyên trữ lượng
tầm cỡ thế giới thì thế giới cũng có nhiều và không có nhu cầu tiêu thụ lớn Điều đó có nghĩa là loại khoáng sản thế giới cần thì ta lại không có, mà loại khoáng sản ta có nhiều thì thế giới lại không cần nhiều, không có nhu cầu lớn Đây là điều cần phải
được quan tâm nghiên cứu đánh giá khách quan giữa cung và cầu để có chiến lược sử dụng tài nguyên khoáng sản đúng đắn, hợp lý, phục vụ cho phát triển kinh tế của đất nước Nếu chỉ dựa đơn giản vào một số khoáng sản có tài nguyên trữ lượng nhiều, đứng thứ hạng cao trên thế giới như bauxit, đất hiếm, ilmenit, mà đánh giá quá cao vai trò của chúng trong phát triển kinh tế của đất nước sẽ là một sai lầm phải trả giá 1.2.4 Tài nguyên năng lượng
1.2.4.1 Tài nguyên năng lượng của Thế giới
Năng lượng là nền tảng cho sự văn minh và phát triển của xã hội Con người cần năng lượng cho sự tồn tại của bản thân, sản sinh ra công để làm mọi việc Năng lượng được khai thác từ nhiều nguồn:
- Năng lượng truyền thống: từ nhiên liệu hóa thạch như: than, dầu mỏ, khí thiên nhiên, củi, sức nước, sức gió
- Năng lượng điện
- Năng lượng hạt nhân
- Các nguồn năng lượng khác : năng lượng mặt trời, địa nhiệt, nhiệt biển, thủy triều
Cơ cấu năng lượng thuộc các khu vực khác nhau trên thế giới rất thay đổi Thế kỷ 19 là "thời đại than đá", thế kỷ 20 là "vàng đen" Thủy điện trên thế giới có tiềm năng khá lớn, tập trung ở Châu Á và Châu Mỹ La Tinh
a Năng lượng từ than đá
Phần lớn than đá đã được hình thành ở Pennsylvani, từ các thực vật như dương xỉ, thạch tùng, cách đây khoảng 320-280 triệu năm
Từ thế kỷ thứ 10, người Ðức đã bắt đầu biết đến than đá Ðến thế kỷ thứ
15, sự phát triển của ngành luyện kim và đến thế kỷ thứ 19 với sự ra đời của các nhà máy nhiệt điện thì than đá ngày càng được sử dụng nhiều hơn
Trang 2727
Vào những năm 60 của thế kỷ 19, lượng than đá khai thác và sử dụng chiếm 23-27% tổng năng lượng sử dụng Ðến năm 1965, than đá cung cấp 40% năng lượng sử dụng của cả thế giới, tuy nhiên, xu hướng rõ rệt ở những năm cuối thế kỷ 20
là giảm tỉ lệ tiêu thụ than đá
Trữ lượng than đá trên thế giới ước chừng 2300 tỉ tấn, tập trung nhiều ở các nước SNG, Mỹ, Trung Quốc, Ðức, Canađa, Ba Lan, Nam Phi Với nhịp độ khai thác như hiện nay thì còn có thể khai thác trong vòng 250 năm nữa
b Năng lượng dầu mỏ
Dầu mỏ là nhiên liệu khai thác và sử dụng chủ yếu cho nhu cầu công nghiệp của thế kỷ hai mươi
60% trữ lượng dầu mỏ tập trung tại các nước Ả Rập, 20% trữ lượng dầu
mỏ của thế giới nằm ở đại dương và thềm lục địa Ðến nay, loài người đã khai thác từ lòng đất 50 tỉ tấn dầu lửa Những năm 80 và 90 của thế kỷ 20, sản lượng dầu mỏ khai thác đã tăng lên 9% Ước đoán, trữ lượng dầu mõ và khí đốt thiên nhiên chỉ đủ dùng trong vòng 30-50 năm
c Năng lượng từ khí thiên nhiên:
Khí đốt thiên nhiên là nguồn bổ sung cho nhu cầu năng lượng trong nửa sau thế kỷ 20, chỉ đứng sau dầu mỏ Tại thời điểm ngày 1 tháng 1 năm 2004, trữ lượng khí tự nhiên phát hiện theo báo cáo bởi Tạp chí Dầu khí đã được ước tính vào khoảng 6.076 nghìn tỷ feet khối, tăng hơn 10% so với năm 2003 Hơn 3/4 trữ lượng khí thiên nhiên trên thế giới tập trung ở Trung Đông, Đông Âu và Liên Xô cũ (Hình 11.15), trong đó Nga, Iran và Qatar chiếm khoảng 58% Các nước SNG có tiềm năng nhất về trữ lượng khí đốt, sau đó là các nước Trung Cận Ðông Trung và Nam Mỹ có trữ lượng khí tự nhiên đủ cho khoảng 68,8 năm; Các nước Cộng hòa thuộc Liên bang Xô Viết cũ khoảng 75,5 năm, châu Phi 88,9 năm còn riêng Trung Đông thì trữ lượng khí quy đổi khí thành phẩm đủ cung cấp cho hơn 100 năm nữa
d Năng lượng điện:
Công nghiệp điện ra đời vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 Ðiện năng là loại năng lương thứ cấp Nhiệt điện sản xuất từ năng lượng đốt cháy của than đá, dầu hỏa, khí thiên nhiên Thủy điện là do sử dụng sức nước của dòng sông, hồ chứa, thủy triều để tạo ra điện Ðiện nguyên tử xuất hiện vào giữa thế kỷ 20, từ nguồn nhiên liệu
là Uran
+ Năng lượng thủy điện còn tiềm tàng, sản lượng hiện nay khoảng 2.214.700
MW, đứng đầu là Châu Á (610.000 MW), sau đó là Châu Ðại Dương Cả thế giới chỉ mới khai thác được 17% tiềm năng thủy điện Theo Hội đồng Năng lượng Quốc tế (WEC), thủy điện đang đóng góp 20% tổng công suất điện năng trên toàn thế giới, tương đương 2.600 TWh/năm Na Uy là nước mà 100% điện năng được sản xuất từ thủy điện Những nước có thủy điện chiếm hơn 50% cũng rất nhiều, như Icela (83%),
Áo (67%) Canada hiện là nước sản xuất thủy điện lớn nhất thế giới với tổng công suất gần 400 nghìn GWh, đáp ứng hơn 70% nhu cầu nước này Tiềm năng của nguồn điện xanh này còn rất lớn, bởi WEC đã ước tính, trên toàn cầu, công suất thủy điện có thể đạt đến 14.400 TWh/năm
Trang 2828
+ Năng lượng nguyên tử: đang được chú trọng phát triển, kèm theo nhiều biện pháp bảo đảm an toàn cho quá trình hoạt động Nhà máy điện nguyên tử đầu tiên ra đời ở Liên xô (6/1954), sau đó lần lượt được ra đời ở Anh (1956), Mỹ (1957), Pháp
(1959) và nhiều nước khác Nhiên liệu cho nhà máy điện nguyên tử là Urani
Hiện nay có trên 430 lò phản ứng năng lượng hạt nhân thương mại đang hoạt động ở 31 nước, với công suất trên 370.000 MWe Khoảng 70 lò phản ứng đang được xây dựng 56 nước đang vận hành khoảng 240 lò phản ứng nghiên cứu dân sự, trên một phần ba các lò phản ứng này tại các nước đang phát triển 31 nước đang sở hữu trên 430 lò phản ứng hạt nhân thương mại với tổng công suất lắp đặt trên 370.000 MWe, cung cấp khoảng 11,5% sản lượng điện năng trên thế giới và gấp hơn 3 lần tổng sản lượng điện năng của Pháp và Đức từ tất cả các nguồn cộng lại Khoảng 70 lò phản ứng hạt nhân đang được xây dựng, tương đương 20% công suất hiện có, hơn 160 lò phản ứng đã lên kế hoạch xây dựng một cách chắc chắn, tương đương một nửa công suất hiện có
e Các nguồn năng lượng khác:
Ðây là những nguồn năng lượng sạch không gây ô nhiễm môi trường như: năng lượng mặt trời, năng lượng địa nhiệt, nhiệt biển, sóng, thủy triều, Những nguồn năng lượng này có vai trò to lớn trong tương lai
+ Năng lượng mặt trời sạch và vô tận, nhưng luôn biến thiên theo ngày, mùa, và theo khí hậu Năng lượng mặt trời được thu nhận để tạo ra nhiệt làm nóng nước, sưởi
ấm hoặc dùng cho các lò nung trong công nghiệp Từ năng lượng này cũng có thể sản xuất ra điện, chạy ô tô, máy tàu,
+ Năng lượng gió có tiềm năng lớn, không gây tác hại xấu cho môi trường, nhưng hiện sử dụng vẫn còn ít Người Ai Cập Cổ đã biết sử dụng năng lượng gió làm quay cối xay gió
+ Năng lượng sóng biển và thủy triều có nhiều tiềm năng nhưng hiện nay chưa được khai thác nhiều Nhà máy điện thủy triều lớn nhất là La Rance ở Pháp với tổng công suất 240.000 Kw
+ Khí sinh học được tạo ra từ quá trình hoạt động của các vi sinh vật, khi cháy khí sinh học cho nhiệt lượng cao
+ Năng lượng địa nhiệt được sử sụng sớm nhất ở Ý từ đầu thế kỷ 20 Sức nóng địa nhiệt được tạo ra phần lớn do sự phân rã của những yếu tố phóng xạ tự nhiên có trong các lớp đất đá
Trang 2929
Hình 1.5 Tỷ lệ các nguồn năng lượng của thế giới năm 2008
1.2.4.2 Tài nguyên năng lượng Việt Nam
- Nhóm năng lượng không tái táo
Về dầu khí Việt Nam có tiềm năng dầu khí đáng kể Tiềm năng và trữ lượng
dầu khí có khả năng thu hồi của các bể trầm tích Đệ tam của Việt Nam khoảng 4,300
tỷ tấn dầu quy đổi, trong đó trữ lượng phát hiện là 1,208 tỷ tấn và trữ lượng dầu khí có khả năng thương mại là 814,7 triệu tấn dầu quy đổi Đến ngày 2/9/2009 tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam đã đạt mốc khai thác 300 triệu tấn dầu quy đổi Với sản lượng khai thác dầu khí hàng năm, hiện nay Việt Nam đứng hàng thứ ba ở Đông Nam Á sau Indonesia và Malaysia
Than khoáng Việt Nam là nước có tiềm năng về than khoáng các loại Than
biến chất thấp (lignit - á bitum) ở phần lục địa trong bể than sông Hồng tính đến chiều sâu 1700m có tài nguyên trữ lượng đạt 36,960 tỷ tấn Nếu tính đến độ sâu 3500m thì
dự báo tổng tài nguyên than đạt đến 210 tỷ tấn Than biến chất trung bình (bitum) đã được phát hiện ở Thái Nguyên, vùng sông Đà và vùng Nghệ Tĩnh với trữ lượng không lớn, chỉ đạt tổng tài nguyên gần 80 triệu tấn.Than biến chất cao (anthracit) phân bố chủ yếu ở các bể than Quảng Ninh, Thái Nguyên, sông Đà, Nông Sơn với tổng tài nguyên đạt trên 18 tỷ tấn Bể than Quảng Ninh là lớn nhất với trữ lượng đạt trên 3 tỷ tấn Bể than Quảng Ninh đã được khai thác từ hơn 100 năm nay phục vụ tốt cho các nhu cầu trong nước và xuất khẩu
Urani Ở Việt Nam đã phát hiện nhiều tụ khoáng urani ở Đông Bắc Bộ, Trung
Trung Bộ và Tây Nguyên Tổng tài nguyên urani ở Việt Nam được dự báo trên 218.000 tấn U308 có thể là nguồn nguyên liệu khoáng cho các nhà máy điện hạt nhân trong tương lai
- Nhóm năng lượng tái tạo
Việt Nam có tiềm năng phát triển các nguồn năng lượng tái tạo sẵn có của mình Những nguồn năng lượng tái tạo có thể khai thác và sử dụng trong thực tế đã được nhận diện đến nay gồm: thủy điện nhỏ, năng lượng gió, năng lượng sinh khối, năng
Trang 3030
lượng khí sinh học (KSH), nhiên liệu sinh học, năng lượng từ nguồn rác thải sinh hoạt, năng lượng mặt trời, và năng lượng địa nhiệt
Thủy điện nhỏ: được đánh giá là dạng năng lượng tái tạo khả thi nhất về mặt kinh
tế - tài chính Căn cứ vào các báo cáo đánh giá gần đây nhất thì hiện nay có trên 1.000 địa điểm đã được xác định có tiềm năng phát triển thủy điện nhỏ, qui mô từ 100kW tới 30MW với tổng công suất đặt trên 7.000MW, các vị trí này tập trung chủ yếu ở vùng núi phía Bắc, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
Năng lượng gió: được đánh giá là quốc gia có tiềm năng phát triển năng lượng gió nhưng hiện tại số liệu về tiềm năng khai thác năng lượng gió của Việt Nam chưa được lượng hóa đầy đủ bởi còn thiếu điều tra và đo đạc Số liệu đánh giá về tiềm năng năng lượng gió có sự dao động khá lớn, từ 1.800MW đến trên 9.000MW, thậm chí trên 100.000MW Theo các báo cáo thì tiềm năng năng lượng gió của Việt Nam tập trung nhiều nhất tại vùng duyên hải miền Trung, miền Nam, Tây Nguyên và các đảo Năng lượng sinh khối: Là một nước nông nghiệp, Việt Nam có tiềm năng rất lớn
về nguồn năng lượng sinh khối Các loại sinh khối chính là: gỗ năng lượng, phế thải - phụ phẩm từ cây trồng, chất thải chăn nuôi, rác thải ở đô thị và các chất thải hữu cơ khác Khả năng khai thác bền vững nguồn sinh khối cho sản xuất năng lượng ở Việt Nam đạt khoảng 150 triệu tấn mỗi năm Một số dạng sinh khối có thể khai thác được ngay về mặt kỹ thuật cho sản xuất điện hoặc áp dụng công nghệ đồng phát năng lượng (sản xuất cả điện và nhiệt) đó là: Trấu ở Đồng bằng Sông Cửu long, Bã mía dư thừa ở các nhà máy đường, rác thải sinh hoạt ở các đô thị lớn, chất thải chăn nuôi từ các trang trại gia súc, hộ gia đình và chất thải hữu cơ khác từ chế biến nông-lâm-hải sản
Năng lượng mặt trời: Việt Nam có tiềm năng về nguồn năng lượng mặt trời, có thể khai thác cho các sử dụng như: (i) Đun nước nóng, (ii) Phát điện và (iii) Các ứng dụng khác như sấy, nấu ăn Với tổng số giờ nắng cao lên đến trên 2.500 giờ/năm, tổng lượng bức xạ trung bình hàng năm vào khoảng 230-250 kcal/cm2 theo hướng tăng dần về phía Nam là cơ sở tốt cho phát triển các công nghệ năng lượng mặt trời Năng lượng thủy triều: Mặc dù Việt Nam có bờ biển rất dài, có khả năng phát triển năng lượng sóng và thủy triều, nhưng cho đến nay năng lượng sóng và thủy triều chưa có đóng góp nào vào hệ thống cung cấp năng lượng của Việt Nam, kể cả những năm tới, bởi đầu tư cho đánh giá và khai thác nguồn năng lượng này ở Việt Nam còn rất khiêm tốn, công nghệ chưa được thương mại hóa rộng rãi
Địa nhiệt Việt Nam có nhiều nguồn nước nóng, ở phần đất liền có 264 nguồn có
nhiệt độ là 300 C trở lên Các nguồn nước nóng chủ yếu được phân bố ở Tây Bắc, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên Ngoài ra nhờ khoan thăm dò, khai thác dầu khí chúng
ta cũng phát hiện được nhiều nguồn nước nóng ở dưới sâu thuộc Bể Sông Hồng và Bể Cửu Long Tiềm năng địa nhiệt của Việt Nam không lớn nhưng có thể coi là nguồn năng lượng bổ sung cho các nguồn năng lượng truyền thống phục vụ cho nhu cầu công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước
Nhận xét chung về tài nguyên năng lượng của Việt Nam
So với nhiều nước trên thế giới, những kết quả nêu trên còn quá nhỏ bé và chưa phát huy hết tiềm năng hiện có Để đáp ứng nhu cầu trong khi việc cung ứng năng lượng đang và sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề & thách thức, đặc biệt là sự cạn kiệt dần nguồn nhiên liệu hóa thạch nội địa, giá dầu biến động theo xu thế tăng và Việt
Trang 3131
Nam sẽ sự phụ thuộc nhiều hơn vào giá năng lượng thế giới , Chính vì vậy, việc xem xét khai thác nguồn Năng lượng tái tạo trong giai đoạn tới sẽ có ý nghĩa hết sức quan trọng cả về kinh tế, xã hội, an ninh năng lượng và bảo vệ môi trường
Việt Nam không có tiềm năng lớn về các khoáng sản năng lượng Dầu khí chỉ đảm bảo khai thác được khoảng 30 năm nữa, do vậy cần tăng cường tìm kiếm thăm dò
để tăng trữ lượng phục vụ lâu dài Than biến chất cao (Anthracit) với trữ lượng đã được đánh giá đạt nhiều tỷ tấn cần phải khai thác sâu hàng trăm mét và hơn nữa mới bảo đảm cho nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước Than biến chất thấp ở dưới sâu đồng bằng sông Hồng tuy dự báo có tài nguyên lớn đến vài trăm tỷ tấn nhưng ở độ sâu hàng ngàn mét dưới lòng đất, điều kiện khai thác cực kỳ khó khăn và phức tạp cả về công nghệ, cả về an sinh xã hội và môi trường Tiềm năng urani và địa nhiệt không đáng kể và chưa được thăm dò đánh giá trữ lượng
1.2.5 Tài nguyên rừng
1.2.5.1 Hiện trạng rừng trên thế giới
Từ xa xưa, khi con người chưa xuất hiện, rừng che phủ hầu hết phần lục địa của trái đất Suốt thời kỳ lịch sử lâu dài trên triệu năm của thời đại đồ đá cũ, con người chỉ biết hái lượm và săn bắn bằng công cụ thô sơ, chưa làm ảnh hưởng đáng kể đến tài nguyên rừng Cho đến cuộc cách mạng nông nghiệp và sau đó là cách mạng công nghiệp, rừng mới thật sự bị con người tấn công, khai phá Sự tàn phá rừng không những do yêu cầu trước mắt hoặc cục bộ mà còn do thiếu hiểu biết giá trị sinh thái của rừng và hậu quả của việc phá rừng
+ Rừng có tác dụng điều hòa lượng nước trên mặt đất
Lượng nước bốc hơi từ đất rừng thấp hơn nơi trống rãi hoặc các sân rất nhiều ;
đó là do trong rừng nhiệt độ thấp, ẩm độ cao, gió yếu Lớp thảm mục dưới tán rừng như lớp xốp cách nhiệt, che phủ mặt đất rừng, làm giảm lượng nước bốc hơi, tăng độ
ẩm đất
Nước mưa rơi trên rừng, một phần được tán cây giữ lại, một phần theo cành, thân chảy xuống đất, một phần nước được thảm mục rừng giữ lại và thấm dần xuống lớp đất sâu đến lớp nước ngầm, tạo thành dòng chảy trong đất, sau đó tạo thành suối nối liền với các dòng sông Ðây là nguồn nước quan trọng cung cấp cho đồng ruộng và sinh hoạt
+ Rừng góp phần điều hòa khí hậu
Rừng là nhân tố chủ yếu tham gia vào việc giữ cân bằng nồng độ Oxi của bầu khí quyển Thông qua quang hợp, cây rừng đã đưa vào khí quyển trung bình 16 tấn Oxi trên 1 ha trong 1 năm
Rừng ảnh hưởng đến cường độ bốc hơi nước của môi trường xung quanh, do đó điều hòa khí hậu
+ Rừng có vai trò quan trọng trong việc hình thành và bảo vệ đất
Cây rừng lấy các chất khoáng, nước trong đất để nuôi cây, nhưng đất rừng không
bị nghèo Hàng năm, một lượng lớn cành lá rụng xuống đất được vi sinh vật, nấm, động vật nguyên sinh phân hủy bổ sung một lượng khoáng cho đất Tuần hoàn sinh học của hệ thống "rừng - đất" sẽ tạo ra sự cân bằng sinh thái và hệ sinh thái bền vững
Trang 32- Rừng có 3 loại chính
Rừng nhiệt đới ẩm: hơn 1 tỉ ha Đây là hệ sinh thái phong phú nhất về sinh khối
và loài Mặc dù chỉ chiếm 7% diện tích đất tự nhiên, nhưng là nơi cung cấp khoảng 15% lượng gỗ và 50% số loài đã biết trên thế giới, cũng là nơi ở của hơn 140 triệu người Khoảng 2/3 rừng này ở Mỹ Latinh, chủ yếu thuộc lưu vực sông Amazon, phần còn lại ở Châu Phi và Châu Á
Rừng nhiệt đới khô: 1,5 tỉ ha, trong đó ¾ ở Châu Phi Loại rừng này không phong phú về loài và sinh thái như rừng nhiệt đới ẩm, nhưng lại là phương tiện bảo vệ đất quan trọng Giá trị kinh tế chủ yếu của chúng là chăn nuôi và cung cấp củi đun cho
cư dân nông thôn
Rừng ôn đới: khoảng 1,6 tỉ ha, ¾ thuộc các nước công nghiệp phát triển Tính đa dạng sinh học của rừng này kém nhất, nhưng là nguồn cung cấp gỗ, nơi nghỉ ngơi, giải trí
- Phân bố
Rừng phân bố không đồng đều trên các Châu lục về diện tích cũng như thể loại Tổng cộng có 29% diện tích lục địa được che phủ bởi rừng (khoảng 3.837 triệu ha), trong đó 1.280 triệu ha (chiếm 33% ) diện tích rừng là rừng thông tập trung ở miền lạnh và ôn đới, còn lại 2.257 triệu ha (chiếm 67%) là rừng rậm miền xích đạo và nhiệt đới
Bảng 1.14 Sự phân chia rừng ở các khu vực
Trang 33là khoảng 12 triệu ha/năm
Ở các nước phát triển, việc chuyển đổi rừng không quan trọng nhưng sự suy thoái rừng lại đáng báo động
Một số nguyên nhân chính của việc phá rừng:
Trong thời kỳ phát triển ban đầu của các nước công nghiệp, 1/3 rừng ôn đới bị phát hoang làm nông nghiệp, lấy gỗ và củi Nạn phá rừng hầu như không còn, diện tích rừng ôn đới nói chung đang tăng
Phá rừng nhiệt đới chủ yếu để lấy củi Giảm diện tích rừng ẩm để tăng đất trồng trọt Các động cơ phá rừng hiện nay vẫn còn rất mạnh
- Tăng lợi nhuận và tiêu thụ;
- Sự gia tăng dân số và nhu cầu về miền đất mới;
-Chính sách kinh tế không hợp lý;
- Nạn tham nhũng và mua bán bất hợp pháp;
- Nạn nghèo đói, và tình trạng không có ruộng đất
1.2.5.2 Hiện trạng rừng ở Việt Nam
Theo Luật bảo vệ và phát triển rừng của Việt Nam căn cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu, rừng có thể được phân thành các loại sau đây: Rừng phòng hộ; Rừng đặc dụng; Rừng sản xuất
Rừng phòng hộ: được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái Rừng phòng hộ được phân thành các loại: Rừng phòng hộ đầu nguồn; Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; Rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển; Rừng phòng hộ bảo vệ môi trường sinh thái
Rừng đặc dụng: được sử dụng chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng của quốc gia, nguồn gen thực vật, động vật rừng; nghiên cứu khoa học; bảo
vệ di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh; phục vụ nghỉ ngơi, du lịch Rừng đặc dụng được phân thành các loại: Vườn quốc gia; Khu rừng bảo tồn thiên nhiên; Khu rừng văn hóa - xã hội, nghiên cứu thí nghiệm
Ranh giới của khu rừng đặc dụng phải được xác định bằng hệ thống biển báo, mốc kiên cố
Rừng sản xuất: được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh gỗ, các lâm sản khác, đặc sản rừng, động vật rừng và kết hợp phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái Rừng sản xuất được Nhà nước giao cho tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế
có đủ điều kiện quy định để sản xuất, kinh doanh theo hướng thâm canh, nông - lâm - ngư nghiệp kết hợp
Hiện trạng
Trang 3434
Rừng nước ta ngày càng suy giảm về diện tích và chất lượng, tỉ lệ che phủ thực vật dưới ngưỡng cho phép về mặt sinh thái 3/4 diện tích đất đai của nước ta (so với diện tích đất tự nhiên STN) là đồi núi, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nên rừng rất quan trọng trong cân bằng sinh thái Đất có rừng phải được duy trì tối thiểu 50-60% STN, vùng đồi núi phải là 80-90%, vùng đầu nguồn sông suối phải là 100%
Rừng ngập mặn với diện tích 800.000 ha có tác dụng cung cấp gỗ và than, đồng thời có tác dụng giữ và cải tạo đất, là nơi cư trú và sinh sản của các loài thủy sinh
Đất lâm nghiệp chiếm 30% diện tích tự nhiên (rừng tự nhiên 26%, rừng trồng 4%) Tỉ lệ che phủ này còn dưới tiêu chuẩn cho phép do UB môi trường quốc tế đưa ra
và áp dụng cho toàn cầu là 33% Tỉ lệ che phủ ở Tây Bắc chỉ còn 13,5%, Đông Bắc 16,8%, Sơn La 9,8%, Cao Bằng 11,2%
Bảng 1.15 Diễn biến diện tích và độ che phủ rừng qua các thời kỳ
(%)
Ha/Đầu người
1 Tổng diện tích
rừng 13.954.454 2.081.790 4.665.531 7.001.018 206.114 1.1 Rừng tự nhiên 10.398.160 1.999.442 4.012.435 4.350.488 35.795 1.2 Rừng trồng 3.556.294 82.348 653.096 2.650.530 170.319
a Rừng trồng đã 3.160.314 73.179 580.376 2.355.404 151.355
Trang 35Bảng 3.17 Phân theo cơ cấu loài cây chủ yếu và độ che phủ rừng
TT Phân theo loài cây Tổng diện tích
(ha)
Độ che phủ (%)
Hình 1.6.Phân bố rừng của Việt Nam
1.2.6.Taì nguyên sinh vật
1.2.6.1 Đa dạng sinh học thế giới
Đa dạng sinh học là khái niệm dùng để chỉ tất cả các giống loài và mối liên hệ giữa chúng với môi trường tự nhiên, là tập hợp các thông tin di truyền, loài và hệ sinh thái
Trang 3636
Vai trò của đa dạng sinh học
Đa dạng sinh học có vai trò quan trọng trong duy trì sự sống Ngoài việc cung cấp nguồn nguyên liệu công nghiệp, lương thực thực phẩm, nhiều loại thuốc cho con người, chúng còn có thể làm ổn định hệ sinh thái nhờ sự tác động qua lại giữa chúng
Về mặt sinh thái, đa dạng sinh học còn có vai trò trong bảo vệ sức khỏe và tính toàn bộ của hệ sinh thái thế giới Cung cấp lương thực, lọc các chất độc (qua các chu trình sinh địa hóa học), điều hòa khí hậu của trái đất, điều chỉnh cung ứng nước ngọt
… Nếu mất những loài hoang dại sẽ làm mất sự cân bằng sinh thái và ảnh hưởng tới con người, chất lượng của cuộc sống
Thay đổi tính đa dạng và nơi cư trú của đa dạng sinh học cũng ảnh hưởng tới sức khỏe và bệnh tật của con người
Hình 1.7 Phần trăm các loài đã được xác định trên thế giới
Đa dạng sinh học rất phong phú trên trái đất, trong đó chim, động vật, thực vật được xác định nhiều Theo dự đoán, trái đất có khoảng 14 triệu loài Nhưng chỉ mới xác định 1,7 triệu loài (khoảng 13%), cao nhất là côn trùng với 950.000 loài, kế là thực vật 270.000 loài Con người chỉ mới sử dụng có hiệu quả 1.500 loài / 80.000 loài thực vật có khả năng cung cấp lương thực Trong số các loài được phát hiện, con người chỉ mới tìm ra khoảng 5.000 loài cây chứa các hoạt chất đặc biệt có thể dùng để điều trị hoặc phòng bệnh Với nguồn tài nguyên quý giá này đã mang lại cho thế giới khoảng
40 tỉ đô la/năm
Sự đa dạng của các loài sinh vật trên thế giới đang bị đe doạ, với 1.130 trong số 4.000 loài động vật có vú và 1.183 trong số 10.000 loài chim có thể sẽ bị tuyệt chủng Gần đây, nguy cơ bị tuyệt chủng của thực vật có hoa (xương rồng, lan) và động vật có xương sống (hổ, cọp, cá tuyết …) tăng gấp 50-100 lần tỉ suất tự nhiên Liên Hiệp Quốc cảnh báo ¼ loài động vật có vú trên thế giới – từ cọp cho đến tê giác – có thể sẽ tuyệt chủng trong vòng 30 năm tới Với tốc độ tuyệt chủng như hiện nay, dự tính sẽ có 70 loài động vật, thực vật biến mất mỗi ngày Trong số những loài vật bị đe dọa lớn nhất có giống tê giác đen châu Phi, cọp Sibêria và báo Amur châu Á
Châu Á, 323 trong tổng số 2700 loài chim đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng
do hoạt động của con người, đặc biệt là việc đốn gỗ và phá rừng làm đất nông nghiệp Cảnh báo châu Á có nguy cơ hết chim được đưa ra đúng vào thời điểm loài người rầm
rộ kỷ niệm ngày Môi trường thế giới, 05/6/2001 Trong số 23 nước châu Á được Tổ chức chim quốc tế điều tra, Indonesia đứng đầu về mức báo động, có số loài chim
Trang 3737
thuộc diện nguy cấp chiếm khoảng 1/3 trong số 323 loài kể trên Kế đến là Trung Quốc với 78 loài, Ấn Độ với 73 loài và Philippines là 69 Con số này đã tăng lên nhanh chóng trong vòng 20 năm qua Cho tới năm 1998, mới chỉ có 51 loài bị đe dọa tuyệt chủng
Nguyên nhân làm suy giảm đa dạng sinh học
- Nơi cư trú giảm
Phá rừng Trước khi nền nông nghiệp bắt đầu phát triển, bề mặt hành tinh được phủ khoảng 35% rừng Hiện nay, chỉ còn khoảng 25% trong đó 12% là rừng tự nhiên Theo ước lượng, hàng năm mất khoảng 60.000 km2 rừng nhiệt đới Đốn gỗ là mối đe dọa lớn nhất, tác động tới 50% tổng số các loài có nguy cơ tuyệt chủng, tiếp đó là hoạt động canh tác, ảnh hưởng tới 30% và hoạt động du canh 20% Theo ông Szabo, Giám đốc thông tin của Tổ chức chim Quốc tế, một số loài chim chỉ sống tại các vùng sinh thái nhất định, nếu những khu rừng này bị chặt phá hay đốt cháy, các loài chim rất dễ
bị tổn thương
- Mở rộng nơi cư trú của các loài ngoại lai
50% đất đai trên thế giới đã bị thoái hoá bởi các hoạt động của con người (sản xuất công nghiệp, hầm mỏ, nông nghiệp)
50% các con sông bị cạn kiệt hoặc ô nhiễm nghiêm trọng
- Thay đổi mục đích sử dụng đất Ở Illinois (Hoa Kỳ), thảo nguyên và rừng là chiếm ưu thế Nhưng hiện nay chỉ còn ít hơn 1% thảo nguyên và ít hơn 20% rừng nguyên sinh được giữ lại và có 356 thực vật và 144 động vật được xem là bị đe dọa hoặc có nguy cơ bị tuyệt chủng
- Thu hẹp nhanh chóng diện tích rừng nhiệt đới, rừng ngập nước ngọt và ven biển, các ám tiêu san hô … là những nơi có sự tập trung nhiều loài nhất Rạn san hô vĩ đại ngoài khơi bờ biển Úc, chiếc barrier tự nhiên lớn nhất thế giới, đang bị đe dọa tính mạng bởi các dòng bùn đất chứa nhiều phân hóa học, cuốn trôi ra từ các vùng đầm lầy
và rừng nhiệt đới bị phá hủy dọc theo bờ biển Queensland, đông bắc Australia Số cá nược (loài thú thuộc bộ lợn biển) trong vùng đã giảm đi từ 50 đến 80% trong 10 năm qua, loài rùa quý hiếm caretta, hoạt động sinh sản của chúng đã sụt đi 80% từ thập kỷ
Dân số tăng, làm tăng các nhu cầu của con người như nguồn thức ăn, đất định cư, năng lượng, mức sống …
Quá trình sản xuất, sinh hoạt thải ra nhiều chất thải làm thay đổi môi trường sống
tự nhiên của các sinh vật
1.2.6.2 Hiện trạng đa dạng sinh học của Việt Nam
Trang 3838
Việt Nam được coi là một trong những nước thuộc vùng Đông nam Á giàu về đa dạng sinh học Ở Việt Nam do sự khác biệt lớn về khí hậu từ vùng gần Xích đạo tới giáp vùng cận nhiệt đới, cùng với sự đa dạng về địa hình đã tạo nên sự đa dạng về thiên nhiên và cũng do đó mà Việt Nam có tính đa dạng sinh học cao Một dải rộng các thảm thực vật bao gồm nhiều kiểu rừng phong phú đã được hình thành ở các độ cao khác nhau như các rừng thông chiếm ưu thế ở vùng ôn đới và cận nhiệt đới, rừng hỗn loại lá kim và lá rộng, rừng khô cây họ Dầu ở các tỉnh vùng cao, rừng họ Dầu địa hình thấp rừng ngập mặn cây Đước chiếm ưu thế ở ven biển châu thô sông Cửu Long
và sông Hồng rừng Tràm ở đồng bằng Nam bộ và rừng hỗn loại tre nứa ở nhiều nơi Mặc dù có những tổn thất quan trọng về diện tích rừng trong một thời kỳ kéo dài nhiều thế kỷ, hệ thực vật rừng Việt Nam vẫn còn phong phú về chủng loại Cho đến nay đã thống kê được 10.484 loài thực vật bậc cao có mạch, khoảng 800 loài rêu và
600 loài nấm Theo dự đoán của các nhà thực vật học số loài thực vật bậc cao có mạch
ít nhất sẽ lên đến 12.000 loài, trong đó có khoảng 2.300 loài đã được nhân dân dùng làm nguồn lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thức ăn cho gia súc, lấy gỗ, tinh dầu và nhiều nguyên vật liệu khác Chắc chắn rằng hệ thực vật Việt Nam còn nhiều loài mà chúng ta chưa biệt công dụng của chúng Cũng có thể có rất nhiều loài có tiềm năng như một nguồn cung cấp dược liệu hết sức quan trọng
Hệ thực vật Việt Nam có mức độ đặc hữu cao Tuy rằng hệ thực vật Việt Nam không có các họ đặc hữu và chỉ có khoảng 3% số chi là đặc hữu (như các
chi Ducampopinus, Colobogyne) nhưng số loài đặc hữu chiếm khoảng 33% số loài
thực vật ở miền Bắc Việt Nam và hơn 40% tổng số loài thực vật toàn quốc (Thái Văn Trừng, 1970) Phần lớn số loài đặc hữu này tập trung ở bốn khu vực chính: khu vực núi cao Hoàng Liên Sơn ở phía Bắc, khu vực núi cao Ngọc Linh ở miền Trung, cao nguyên Lâm Viên ở phía Nam và khu vực rừng mưa ở phần Bắc Trung Bộ Nhiều loài
là đặc hữu địa phương chỉ gặp trong một vùng rất hẹp với số cá thể rất thấp Các loài này thường rất hiếm vì các khu rừng ở đây thường bị chia cắt thành những mảnh nhỏ hay bị khai thác một các mạnh mẽ
Bên cạnh đó, do đặc điểm cấu trúc, các kiểu rừng nhiệt đới ẩm thường không có loài chiếm ưu thế rõ rệt nên số lượng cá thể của từng loài thường hạn chế và một khi
đã bị khai thác, nhất là khai thác không hợp lý thì chúng chóng bị kiệt quệ Đó là tình trạng hiện nay của một số loài cây gỗ quý như Gõ đỏ (Afzelia xylocarpa) Gụ mật (Sindora siamensis) nhiều loài cây làm thuốc như Hoàng liên chân gà (Coptis chinensis), Ba kích (Morinda officinalis) thậm chí có nhiều loài đã trở nên hiếm hay
có nguy cơ bị tiêu diệt như Thông nước (Glyptostrobus pensilis), Hoàng đàn (Cupressus torulosa), Bách xanh (Calocedrus macrolepis), Cẩm lai Bà Rịa (Dalbergia bariaensis), Pơmu (Fokiena hodginsii) v.v
Hệ động vật Việt Nam cũng hết sức phong phú Hiện đã thống kê được 275 loài thú, 828 loài chim, 180 loài bò sát, 80 loài ếch nhái, 472 loài cá nước ngọt, khoảng 2.000 loài cá biển và thêm vào đó có hàng chục ngàn loài động vật không xương sống
ở cạn, ở biển và nước ngọt (Đào Văn Tiến, 1985; Võ Quý, 1997; Đặng Huy Huỳnh, 1978) Hệ động vật Việt Nam không những giàu về thành phần loài mà còn có nhiều nét độc đáo, đại diện cho vùng Đông nam á Cũng như thực vật giới động vật giới Việt Nam có nhiều dạng đặc hữu: hơn 100 loài và phân loài chim và 78 loài và phân loài thú là đặc hữu Có rất nhiều loài dộng vật có giá trị thực tiễn cao và nhiều loài có ý nghĩa lớn về bảo vệ như: Voi, Tê giác Giava, Bò rừng, Bò tót, Trâu rừng, Bò xám, Nai
Trang 3939
cà tông, Hổ, Báo, Cu ly, Vượn, Voọc vá, Voọc xám, Voọc mũi hếch, Sếu cổ trụi, Cò quắm cánh xanh, Cò quắm lớn, Ngan cánh trắng, nhiều loài trĩ, cá sấu, trăn, rắn và rùa biển
Theo tài liệu (Review of the Protected Areas System in the Indo - Malayan Realm, MacKinnon, MacKinnon, 1986) thì Việt Nam khá giàu về thành phần loài và
có mức độ cao về tính đặc hữu so với các nước trong vùng phụ Đông Dương Trong số
21 loài khỉ có trong vùng phụ này thì ở Việt Nam có 15 loài, trong đó có 7 loài đặc hữu của vùng phụ (Eudeyl 1987) Có 49 loài chim đặc hữu trong vùng phụ, ở Việt Nam có 33 loài trong đó có 10 loài đặc hữu của Việt Nam, so với Miến Điện, Thái Lan, Malaixia, Hải Nam, mỗi nơi chỉ có 2 loài, Lào một loài và Campuchia không có loài đặc hữu nào cả Khi xem xét về sự phân bố của các loài ở trong vùng phụ Đông Dương nói chung, số loài thú và chim và các hệ sinh thái có ngụy cơ bị tiêu diệt nói riêng và sự phân bố của chúng Chúng ta có thể nhận rõ rằng Việt Nam là một trong những vùng xứng đáng có ưu tiên cao về vấn đề bảo vệ Không những thế, hiện nay ở Việt Nam vẫn còn có những phát hiện mới rất lý thú Chỉ trong hai năm 1992 và 1994
đã phát hiện được ba loài thú lớn, trong đó có hai loài thuộc vùng rừng Hà Tĩnh là loài Sao la (Pseudoryx nghetinhensis) và loài Mang lơn hay còn gọi là Mang bầm (Megamuntiacus vuquangensis), nơi mà trước đây không lâu đã phát hiện loài trĩ cuối cùng trên thế giới, loài Gà lam đuôi trắng hay còn gọi là Gà lừng (Lophura hatinhensis) Ngày 21 tháng 10 năm 1994 một loai thú lớn mới thứ ba là loài (Pseudonovibos spiralis) ở Tây Nguyên, tạm gọi là loài Bò sừng xoắn được công bố và năm 1997 một loài thú lớn mới nữa cho khoa học được mô tả đó là loài Mang Trường Sơn (Megamuntiacus truongsonensis) tìm thấy lân đầu tiên ở vùng Hiên, thuộc tỉnh Quảng Nam ở khu vực Vũ Quang trong những năm gần đây phát hiện được thêm một loài cá mới cho khoa học: Opsarichthys vuquangensis Chúng ta tin rằng ở Việt Nam chắc chắn còn rất nhiều loài động, thực vật chưa được các nhà khoa học biết đến
Sự mất mát và sự suy giảm đa dạng sinh vật ở Việt Nam có thể phân biệt bởi 4 nhóm nguyên nhân cơ bản sau:
- Sự suy giảm và sự mất đi nơi sinh cư Sự suy giảm và sự mất đi nơi sinh cư có thể do các hoạt động của con người như sự chặt phá rừng (kể cả rừng ngập mặn), đốt rừng làm rẫy, chuyển đổi đất sử dụng, khai thác huỷ diệt thuỷ sản , các yếu tố tự nhiên như động đất, cháy rừng tự nhiên, bão, lốc, dịch bệnh, sâu bệnh
- Sự khai thác quá mức Do áp lực tăng dân số, sự nghèo khổ đã thúc đẩy sự khai thác quá mức tài nguyên sinh vật và làm giảm ĐDSH Đáng kể là tài nguyên thuỷ sản ven bờ bị suy kiệt nhanh chóng Mặt khác, một số phương thức khai thác có tính huỷ diệt nguồn lợi thuỷ sản như nổ mìn, hoá chất đang được sử dụng, đặc biệt các vùng ven biển
- Ô nhiễm môi trường Một số hệ sinh thái đất ngập nước bị ô nhiễm bởi các chất thải công nghiệp, chất thải từ khai khoáng, phân bón trong nông nghiệp, thậm chí chất thải đô thị Trong đó đáng lưu ý là tình trạng ô nhiễm dầu đang diễn ra tại các vùng nước cửa sông ven bờ, nơi có hoạt động tầu thuyền lớn
- Ô nhiễm sinh học Sự nhập các loài ngoại lai không kiểm soát được, có thể gây ảnh hưởng trực tiếp qua sự cạnh tranh, sự ăn mồi hoặc gián tiếp qua ký sinh trùng, xói mòn nguồn gen bản địa và thay đổi nơi sinh cư với các loài bản địa
Trang 4040
1.3 Hiện trạng môi trường thế giới và Việt Nam
1.3.1 Hiện trạng môi trường đất
Do áp lực của sự gia tăng dân số và các hoạt động khai thác tài nguyên, sản xuất công nghiệp của con người đã và đang gây sức ép rất lớn lên môi trường đất Môi trường đất của Việt Nam và trên thế giới đã và đang bị ô nhiễm bới các hoạt động sau của con người:
* Ô nhiễm do hoạt động nông nghiệp
Việc sử dụng quá nhiều phân hóa học và phân hữu cơ, thuốc trừ sâu, và thuốc diệt cỏ
Phân hóa học được rải trong đất nhằm gia tăng năng suất cây trồng Nguyên tắc
là khi người ta lấy đi của đất các chất cần thiết cho cây thì người ta sẽ trả lại đất qua hình thức bón phân
Đây là loại hoá chất quan trọng trong nông nghiệp, nếu sử dụng thích hợp sẽ có hiệu quả rõ rệt đối với cây trồng Nhưng nó cũng là con dao 2 lưỡi, sử dụng không đúng sẽ lợi bất cập hại, một trong số đó là ô nhiễm đất Nếu bón quá nhiều phân hoá học là hợp chất nitơ, lượng hấp thu của rễ thực vật tương đối nhỏ, đại bộ phận còn lưu lại trong đất, qua phân giải chuyển hoá, biến thành muối nitrat trở thành nguồn ô nhiễm cho mạch nước ngầm và các dòng sông Cùng với sự tăng lên về số lượng sử dụng phân hoá học, độ sâu và độ rộng của loại ô nhiễm này ngày càng nghiêm trọng
Sự tích lũy cao các chất hóa chất dạng phân bón cũng gây hại cho MTST đất về mặt cơ
lý tính Khi bón nhiều phân hóa học làm đất hở nên chặt hơn, độ trương co kém, kết cấu vững chắc, không tơi xốp mà nông dân gọi là đất trở nên “chai cứng”, tính thoáng khí kém hơn đi, vi sinh vật ít đi vì hóa chất hủy diệt vi sinh vật
Tổng lượng phân bón các loại sử dụng ở Việt Nam xấp xỉ 10 triệu tấn/năm Tuy nhiên thực tế cho thấy việc sử dụng phân bón chỉ được trên 40% hiệu suất Ở một số vùng tỷ lệ này còn thấp hơn chỉ khoảng 10-20% Tức là hàng năm chúng ta mất khoảng 6 triệu tấn phân bón, đó chính lượng phân bón gây ô nhiễm môi trường đất
Ở nước ta, hàng năm sản xuất hàng triệu tấn phân lân từ các nhà máy lớn (Supephotphat Lâm Thao, Long Thành, Đồng Nai, Văn Điển và Ninh Bình) Dự báo đến năm 2015, lượng phân bón sử dụng ở nước ta sẽ trên 3,5 triệu tấn
Trong nguyên liệu sản xuất phân lân có chứa 3% Flo Khoảng 50 - 60% lượng Flo này nằm lại trong phân bón Khi bón nhiều phân lân sẽ làm tăng hàm lượng Flo trong đất và sẽ làm ô nhiễm đất khi hàm lượng của nó đạt tới 10 mg/1kg đất
Trong các chất thải của nhà máy sản xuất phân lân có chứa 96,9% các chất gây ô nhiễm mà chủ yếu là Flo Flo trong đất sẽ được tích lũy bởi thực vật, Flo gây độc cho người và gia súc, kìm hãm hoạt động của một số enzyme, ngăn quá trình quang hợp và tổng hợp protein ở thực vật
Khi bón đạm cho cây trồng, cây chỉ sử dụng được 40 - 60%, phần còn lại nằm trong đất và gây ô nhiễm đất Các nhà nghiên cứu về dinh dưỡng cây trồng thường nói đến ảnh hưởng xấu của hàm lượng nitrat quá cao trong nông sản có thể gây ung thư Việc bón thúc đạm sẽ làm cho hàm lượng nitrat tích lũy trên mặt đất và làm giảm chất lượng nước Khi bón đạm cho cây trồng từ phân khoáng và phân hữu cơ thì sẽ có một lượng khí thải đưa vào không khí Trước hết là khí NH3 làm ô nhiễm môi trường