1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận xuất khẩu lao động

46 1,2K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 46
Dung lượng 440,21 KB

Nội dung

1 PHẦN 1: LỜI NÓI ĐẦU Theo kết kết quả điều tra Lao động- Việc làm , tại thời điểm 1/7/2003 lực lượng lao động cả nướcgồm những người đủ 15 tuổi trở lên tham gia hoạt động kinh tế có h

Trang 1

1

PHẦN 1: LỜI NÓI ĐẦU

Theo kết kết quả điều tra Lao động- Việc làm , tại thời điểm 1/7/2003 lực lượng lao động cả nước(gồm những người đủ 15 tuổi trở lên tham gia hoạt động kinh tế) có hơn 42.128 ngàn người,trong đó khu vực thành thị chiếm 24,18%,khu vực nông thôn chiếm 75,82%.So với thời điểm 1/7/85%.Bên cạnh đó,nhiều cuộc điều tra khác cũng cho thấy nguồn nhân lực ở Việt Nam

có quy mô lớn đã , đang và sẽ tạo ra cung về nhân lực với số lượng nhiều.Hằng năm số lượng người cần có việc làm tăng thêm hơn 1,5 triệu người Trong khi đó,với trình độ phát triển kinh tế và cơ cấu kinh tế như hiện nay ,cầu về nhân lực phản ánh một cơ cấu lạc hậu,đại bộ phận nguồn nhân lực còn nằm trong khu vực nông nghiệp.Chính sự bất cân đối này đã đặt ra vấn đề là phải giải quyết việc làm cho người lao động

Vấn đề giải quyết việc làm không chỉ được thực hiện bằng thị trường trong nước mà còn phải chú trọng phát triển cả thị trường ngoài biên giới,chính vì vậy vấn đề xuất khẩu lao động (XKLĐ) hiện nay đang được quan tâm rất nhiều

Xuất khẩu lao động là một hoạt động khá mới ở nước ta và chỉ phát triển mạnh mẽ nhất trong những năm gần đây.Mặt khác hoạt động này ở nước ta cũng đang bộc lộ rất nhiều khiếm khuyết.Chính vì vậy ,với mục đích tìm hiểu thực trạng để đưa ra giải pháp nhằm pháy huy hiệu quả hơn,em quyết định chọn đề tài về hoạt động XKLĐ để nghiên cứu,và lấy Nam Định làm thí điểm cho việc nghiên cứu để có thể nhìn nhận một cách cụ thể nhất trong việc thực hiện hoạt động này

Mặc dù đã có cố gắng trong việc nghiên cứu,song chắc chắn bản thảo này vẫn còn nhiều thiếu sót.Em rất mong được thầy xem xét và chỉ bảo để đề án

Trang 2

Chương 1: Cơ sở lí luận

I Xuất khẩu lao động

1.Khái niệm:

Xuất khẩu lao động được hiểu là việc đưa lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài (gọi tắt là XKLĐ) Đây là một hoạt động kinh tế – xã hội của Nhà nước nhằm góp phần phát triển nguồn nhân lực,giải quyết việc làm,tăng thu nhập và nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động,tăng nguồn thu nhập ngoại tệ cho đất nước,đồng thời tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa nước ta với các nước trên thế giới

Nhà nước ta cũng thể hiện sự quan tâm đối với hoạt động này thông qua việc khuyến khích các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân tìm kiếm và

mở rộng thị trường lao động nhằm tạo việc làm ở nước ngoài cho người lao động Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam, phù hợp với pháp luật nước sở tại và điều ước quốc tế mà Việt Nam kí kết hoặc gia nhập Đồng thời Đảng và Nhà nước còn thể hiện sự quan tâm cụ thể trong việc chỉ đạo, thu hút được sự quan tâm của các ngành, các cấp và các đoàn thể cũng như gia đình và bản thân người lao động trong hoạt động XKLĐ

Trang 3

3

Hai là, thông qua việc đưa lao động đi làm việc theo hợp đồng nhận thầu, khoán công trình ở nước ngoài

Ba là, thông qua việc đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo các

dự án đầu tư ở nước ngoài

Bốn là, các hình thức khác theo quy định của pháp luật

Bộ luật lao động cũng có quy định đối với những doanh nghiệp được phép đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, bao gồm:

Doanh nghiệp có giấy phép hoạt động XKLĐ

Doanh nghiệp Việt Nam nhận thầu, nhận khoán công trình ở nước ngoài có sử dụng lao động Việt Nam

Doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ở nước ngoài có sử dụng lao động Việt Nam

Tất cả các doanh nghiệp trên muốn XKLĐ thì phải được Cục quản lý lao động Nhà nước cấp giấy phép Hiện nay trong cả nước ta có 154 doanh nghiệp có giấy phép hoạt động XKLĐ trong đó 16 doanh nghiệp chuyên doanh XKLĐ, 134 doanh nghiệp (chiếm 87%) doanh nghiệp được bổ sung chức năng XKLĐ,còn lại là doanh nghiệp tư nhân tham gia XKLĐ,trong số

154 doanh nghiệp này thì hơn 25% doanh nghiệp có giấy phép lao động được XKLĐ và tu nghiệp sinh tại Nhật và gần 20% doanh nghiệp có giấy phép tuyển lao động sang Hàn Quốc

II Lợi ích và hạn chế của việc XKLĐ:

a.Lợi ích của việc XKLĐ :

XKLĐ thời gian qua cũng mang lại hiệu quả kinh tế đáng khích lệ, góp phần quan trọng trong việc cải thiện đời sống cho người lao động và tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước

Trang 4

( Chỉ tính số thu ngoại tệ qua các tổ chức lao động đưa đi) Riêng hai năm 1996-1997, Việt Nam có khoảng 50.000 lao động đang làm việc ở nước ngoài đã gửi về nước 350 triệu USD Nếu tính cả số lao động của nước ta đi theo các hình thức khác nhau đang làm việc ở nước ngoài thì con số lao động vào khoảng 250.000, thu nhập hàng năm lên tới

Trang 5

5

khoảng 1 tỷ USD - đây là con số mà chỉ ít ngành sản xuất đạt được Doanh thu từ XKLĐ chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của những đơn vị hoạt động ở lĩnh vực này Theo báo cáo của một số doanh nghiệp thì tỷ suất lợi nhuận bình quân trên doanh thu của hoạt động XKLĐ đạt khoảng 15 – 20% Đối với Nhà nước, mức đầu tư chi phí quản lý nhà nước bình quân cho một lao động mỗi năm khoảng 30 USD và thu về cho ngân sách khoảng 36,7 USD - đây là một khoản lợi lớn mà chưa có suất đầu tư nào có được Tính chung người lao động đi làm ở nước ngoài bình quân thu nhập bằng 10 – 15 lần so với thu nhập của lao động trong nước Do vậy, XKLĐ không những làm tăng thu nhập quốc dân mà còn là cơ hội tốt để người lao động tích lũy vốn, cải thiện đời sống và điều kiện làm việc của bản thân và gia đình họ Bên cạnh đó, XKLĐ thời gian qua cũng đã tạo việc làm cho một bộ phận người lao động, góp phần tích cực vào việc giải quyết việc làm cho xã hội Bình quân trong 10 năm 1980 – 1990 theo hiệp định Chính phủ, hàng năm Việt Nam đưa đi được khoảng 26.000 lao động, chiếm khoảng gần 3% lực lượng lao động tăng hàng năm Từ năm 2001 đến nay đã đưa đi được trên 157.000 người, nghĩa là đã giải quyết việc làm tạm thời cho họ cùng với hàng ngàn người khác qua các tổ chức kinh tế làm dịch vụ XKLĐ

Mặt khác, đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài giúp Nhà nước giảm được khoản chi phí đầu tư đào tạo nghề và tạo chỗ làm việc mới cho người lao động Ngoài ra, thông qua lao động ở nước ngoài, người lao động đã nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật,ngoại ngữ, tiếp thu được những công nghệ và tác phong sản xuất công nghiệp tiên tiến, do đó từng bước đáp ứng các yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước khi họ trở

về

Trang 6

6

Như vậy, hoạt động XKLĐ nước ta đã đem lại lợi ích kinh tế, xã hội không nhỏ, góp phần trực tiếp và gián tiếp vào việc tăng tích lũy vốn cho công nghiệp hóa

b.Hạn chế trong công tác XKLĐ :

Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt, người sử dụng lao động ngày càng có điều kiện để đưa ra nhiều đòi hỏi khắt khe hơn Công nhân không những phải có sức khỏe tốt, có ý thức phục tùng kỷ luật cao, mà còn phải sử dụng được ngôn ngữ của nước tiếp nhận Đây là điểm yếu của người lao động Việt Nam Lao động Việt Nam nhiều khi chưa đáp ứng được đầy

đủ các yêu cầu mà thị trường đặt ra như ngoại ngữ, tay nghề, sức khỏe và đặc biệt là ý thức kỷ luật, tỷ lệ bỏ trốn hiện tại ở Hàn Quốc là 59,25%, Nhật Bản là 27,09%, Đài Loan 7% Tại thị trường Malaysia, nhiều lao động Việt Nam đã vi phạm kỷ luật như: uống rượu, đánh nhau và đình công

Bên cạnh đó, đa số người Việt Nam đi lao động ở nước ngoài là nông dân, tiếp thu ngoại ngữ chậm, lại được đào tạo trong thời gian quá ngắn, vì vậy vốn kiến thức mà họ được trang bị cũng như học hỏi được là rất ít và không đồng bộ Ưu điểm của số lao động này là có sức khỏe, nhưng họ lại không

có nghề nghiệp chuyên môn và chưa quen với tác phong công nghiệp trong nền sản xuất của nước bạn

Mặt khác, hệ thống đào tạo của nước ta chưa chú trọng về việc cho người lao động tìm hiểu cũng như có kiến thức về văn hóa, chính trị, luật pháp cũng như những đặc trưng của nước sở tại mà họ sẽ lao động, vì vậy tạo cho người lao động sự bỡ ngỡ khi làm việc trong môi trường hoàn toàn mới và

xa lạ này Ngoài ra, công tác XKLĐ còn bị hạn chế trong quá trình tiến hành, mặc dù Nhà nước đã có nhiều chủ trương khuyến khích, nhưng người lao động vẫn là người phải bỏ vốn như là khoản chi phí ban đầu cho công

Trang 7

7

việc mới của họ Khoản phí ban đầu này là quá lớn đối với người lao động, đặc biệt là đối với lao động nông thôn không có việc làm phải đi XKLĐ Như vậy, bên cạnh những lợi ích to lớn mà XKLĐ mang lại, hiện nay công tác XKLĐ vẫn đang còn nhiều hạn chế cần được khắc phục để ngày càng có thể hoàn thiện hơn công tác này

III Quan điểm, chính sách và vấn đề quản lý XKLĐ:

1.Quan điểm XKLĐ:

Đảng và Nhà nước ta luôn cho rằng, phát triển hợp tác quốc tế trong việc

tổ chức đưa người lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là một hoạt động kinh tế - xã hội nhằm góp phần phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, tạo thu nhập và nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động, tăng nguồn thu cho đất nước và tăng cường quan hệ hợp tác với các nước trên thế giới Song song với quan điểm này, Chính phủ cũng đã ban hành nhiều văn bản quy định cụ thể về hoạt động XKLĐ như bộ luật lao động, nghị định, thông tư hay các công văn hướng dẫn thi hành…

Quan điểm về XKLĐ cũng đã được thủ tướng Phan Văn Khải khẳng định trong một hội nghị về XKLĐ quy tụ hơn 350 đại biểu của các bộ, các ngành trên cả nước và 5 đại sứ tại các nước có người Việt Nam ,rằng “XKLĐ và chuyên gia là một chiến lược quan trọng trước mắt và lâu dài”

Qua những quan điểm như trên cho thấy rằng, mặc dù đây là một hoạt động còn rất non trẻ, nhưng trong tương lai với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước cùng các cấp chính quyền ,hoạt động này sẽ mang lại nhiều thành tựu to lớn, góp phần đáng kể trong công cuộc công nghiệp hóa của đất nước 2.Chính sách XKLĐ:

Nhằm đưa những quan điểm trên vào thực tiễn, Chính phủ đã sử dụng rất nhiều công cụ cũng như chính sách khuyến khích nhằm tạo cho hoạt động XKLĐ những con đường phát triển thuận lợi nhất Mới đây, thông qua nghị

Trang 8

8

định 81/2003/NĐ-CP, Chính phủ đã có quyết định về việc thành lập quỹ hỗ trợ XKLĐ, theo đó quỹ này sẽ hỗ trợ chi phí cho việc phát triển thị trường lao động mới, cho việc đào tạo người lao động , việc hỗ trợ người lao động

và doanh nghiệp giải quyết rủi ro cũng như việc thưởng cho các cơ quan, đơn vị có thành tích trong hoạt động XKLĐ Như vậy, quỹ này ra đời sẽ góp phần phát triển thị trường lao động, nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của lao động Việt Nam trên thị trường lao động quốc tế, đồng thời hỗ trợ rủi ro cho người lao động và doanh nghiệp trong hoạt động này

Bên cạnh đó, Nhà nước cũng đã có chính sách hỗ trợ cho vay đối với người lao động đi xuất khẩu, theo đó người lao động đi XKLĐ không thuộc diện chính sách được vay tối đa là 20 triệu đồng mà không yêu cầu thế chấp tài sản, điều này đã tháo gỡ rất nhiều khó khăn cho người lao động, nhất là đối với những lao động nghèo ở nông thôn – lực lượng chính của XKLĐ, mà trước đây không có tiền để đóng góp chi phí XKLĐ hoặc không có tài sản để thế chấp Đồng thời với chính sách này, hồ sơ thủ tục xin đi XKLĐ cũng đã được giảm bớt và trở nên đơn giản thuận lợi hơn

Mặc dù chủ trương chính sách đã được ban hành tương đối đồng bộ và từng bước hoàn thiện, nhưng vẫn còn chậm để triển khai vào cuộc sống, vẫn còn tình trạng một số ngành, địa phương đứng ngoài hoạt động XKLĐ hoặc

có tham gia nhưng thiếu triệt để Ở một số địa phương, cán bộ còn quan liêu, cửa quyền và sách nhiễu dân trong việc giải quyết thủ tục đi XKLĐ Bên cạnh đó, còn nhiều khoản mục khác cần thiết phải có sự hỗ trợ của Nhà nước nhưng vẫn còn vắng bóng Ví dụ như chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với vấn đề tạo lập , giữ vững và phát triển thị trường XKLĐ, vấn đề tư pháp quốc tế, vấn đề bảo hộ họat động XKLĐ khi tham gia vào thị trường mới … 3.Quản lý hoạt động XKLĐ:

Trang 9

9

Bộ lao động – thương binh và xã hội là cơ quan trực tiếp giúp Chính phủ quản lý hoạt động XKLĐ Tùy từng trường hợp mà một số cơ quan khác như Bộ tài chính, Bộ công an, Bộ kế hoạch đầu tư, Bộ thương mại, Ngân hang Nhà nước, các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cũng như các đoàn thể liên quan đều chịu trách nhiệm liên đới trong việc quản lý hoạt động này

Nhằm thực hiện một cách có hiệu quả nhất, công tác quản lý đã được tăng cường nhằm hạn chế những vi phạm của các doanh nghiệp XKLĐ cũng như góp phần tích cực ngăn ngừa các hành vi lừa đảo của các tổ chức cá nhân ngoài xã hội Trên thực tế, các cơ quan chức năng đã tiến hành 140 cuộc kiểm tra và 37 cuộc thanh tra đối với các doanh nghiệp XKLĐ trong đó thu hồi giấy phép của 8 doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, đình chỉ có thời hạn 10 doanh nghiệp do có vi phạm đặc biệt là vi phạm trong buông lỏng quản lý hoặc có tỷ lệ lao động bỏ trốn cao , buộc ngưng hoạt động vô thời hạn đối với 7 đơn vị đóng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Việc xử

lý các hành vi vi phạm của doanh nghiệp và cá nhân người lao động đã từng bước góp phần lập lại kỷ cương trong hoạt động XKLĐ, ổn định và giữ vững uy tín cho doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường lao động quốc tế Mặc dù vậy, công tác quản lý lao động xuất khẩu vẫn còn nhiều yếu kém, đội ngữ cán bộ mỏng, năng lực chưa đáp ứng được yêu cầu đẩy mạnh phát triển thị trường XKLĐ, không thể bảo vệ tốt quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia hoạt động trên thị trường XKLĐ cũng như xử phạt nghiêm minh những hành vi vi phạm của doanh nghiệp và người lao động Hiện nay mới chỉ có 6 ban quản lý lao động ở nước ngoài trong khi thị trường XKLĐ Việt Nam đã trải rộng trên hơn 40 nước, dẫn đến tình trạng quá tải trong công tác điều hành, nhất là điều hành từng thị trường Mặt khác, đối với từng doanh nghiệp , việc quản lý lao động xuất khẩu chỉ giới

Trang 10

10

hạn trong phạm vi hẹp ở các vấn đề như: quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp

và người lao động khi ký kết hợp đồng XKLĐ, giữa người lao động Việt Nam với chủ sử dụng lao động ở nước ngoài hoặc người môi giới, còn những quan hệ khác thì không thể quản lý nổi

IV.Chất lượng của các doanh nghiệp và các trung tâm làm công tác XKLĐ: Bước đầu phát huy sức mạnh của các thành phần kinh tế để phát triển thị trường XKLĐ, trên thị trường đã hình thành được đội ngũ doanh nghiệp và các trung tâm làm công tác XKLĐ tương đối mạnh mẽ về cơ sở vật chất, về cán bộ, năng lực đào tạo lao động Đã hình thành được 154 doanh nghiệp có giấy phép XKLĐ trong đó chiếm gần 90% là doanh nghiệp được bổ sung chức năng XKLĐ Nhiều doanh nghiệp đã tích cực, chủ động trong việc tìm kiếm thị trường ngoài nước , phối kết hợp với các cơ quan chức năng, co sở đào tạo nghề để trang bị kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, luật pháp, phong tục tập quán, ngoại ngữ cho người lao động Xuất hiện ngày càng nhiều doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, có uy tín đối với đối tác nước ngoài, rất thuận lợi cho việc phát triển thị trường lao động Kết quả trong 3 năm từ

2001 – 2003 đã có:

1 doanh nghiệp xuất khẩu 10.000 lao động;

4 doanh nghiệp xuất khẩu trên 5.000 lao động;

37 doanh nghiệp xuất khẩu trên 1.000 lao động

Bên cạnh những kết quả này, chất lượng của các doanh nghiệp XKLĐ vẫn còn nhiều bất cập Trên thực tế, đội ngũ hoạt động trong lĩnh vực này vẫn còn mỏng, yếu về kinh nghiệm, thiếu về cơ sở vật chất, tiềm lực tài chính ,

vì vậy khả năng khai thác và phát triển thị trường còn hạn chế Đã có nhiều doanh nghiệp, thậm chí cả bản thân người lao động tích cực khai thác thông tin, tìm hiểu thị trường lao động ngoài nước, song như vậy vẫn là chưa đủ để đảm bảo khả năng phát triển thị trường

Trang 11

11

Song song với những khó khăn này, chất lượng của các trung tâm dạy nghề cũng có nhiều vấn đề đáng bàn, các cơ sở đào tạo nghề đã hiếm, lại nghèo nàn và lạc hậu về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên mỏng và yếu về chuyên môn nghiệp vụ, phần lớn những nghề mà trường đào tạo cho học viên là những nghề trường có khả năng đào tạo chứ chưa dựa vào nhu cầu thực tiễn của từng thị trường lao động ngoài nước Mặt khác, việc đào tạo nghề chỉ nặng về việc đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ mà chưa đi sâu, đi sát

dể lồng ghép tốt giữa đào tạo chuyên môn nghiệp vụ với ngoại ngữ, giáo dục pháp luật, phong tục tập quán của nước nhập khẩu lao động

Như vậy, vấn đề cần quan tâm của các doanh nghiệp cũng như của các trung tâm làm công tác XKLĐ là không chỉ nâng cao số lượng lao động xuất khẩu , mà còn phải làm thế nào để cung lao động xuất khẩu vượt ra khỏi tầm lao động giản đơn, không có nghề, vươn tới lao động xuất khẩu có trình độ tay nghề cao, đáp ứng yêu cầu về cơ cấu, chất lượng nghề đào tạo trên thị trường lao động quốc tế

Chương 2: Thực trạng XKLĐ tỉnh Nam Định

I.Tình hình XKLĐ Việt Nam những năm qua:

Từ năm 1991 đến nay, nước ta thực hiện việc XKLĐ và chuyên gia theo

cơ chế thị trường, đã từng bước chuyển hướng đưa lao động chủ yếu sang các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu sang các thị trường mới, và đến nay đã

có chỗ đứng vững chắc tại các thị trường lao động chủ yếu trên thế giới

Trang 12

12

Hiện nay đã có 340.000 lao động và chuyên gia Việt Nam đang làm việc tại khoảng 40 nước và vùng lãnh thổ, hàng năm gửi về nước khoảng 1,5 tỷ USD

Biểu 2: Số lượng lao động xuất khẩu giai đoạn 1998 – nay

Năm Số LĐ xuất khẩu

(người)

So với kế hoạch(%)

So với năm trước

Trang 13

13

Bên cạnh đó, chất lượng nguồn lao động được xuất khẩu cũng từng bước được nâng lên, ngày càng có thêm nhiều lao động được đào tạo sâu hơn về chuyên môn, ngoại ngữ, kiến thức luật pháp, phong tục tập quán trong và ngoài nước Do vậy, hiện nay thị trường XKLĐ của nước ta không chỉ bó hẹp trong các nước SNG, châu Phi, mà được mở rộng sang các nước khác chế độ chính trị - xã hội Lao động xuất khẩu của nước ta đã và đang làm việc ở 40 nước, vùng lãnh thổ, với thị phần ngày càng tăng, trải rộng từ Đông Bắc Á, Đông Nam Á, khu vực Trung Đông tới nam Thái Bình Dương với ngày càng nhiều các hình thức XKLĐ đa dạng, tạo điều kiện thuận lợi cho lao động Việt Nam thâm nhập thị trường mới và giữ vững thị trường truyền thống

II.Giới thiệu chung về Nam Định:

1.Điều kiện tự nhiên:

Nam Định là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng ven biển, ở phía nam châu thổ sông Hồng, phía Bắc giáp tỉnh Thái Bình và Hà Nam, phía Tây và Tây Nam giáp Ninh Bình, phía Đông và Nam giáp biển Đông Trung tâm kinh

tế, chính trị, văn hóa của tỉnh là thành phố Nam Định, cách Hà Nội 90 km Diện tích tự nhiên của tỉnh là 1669,36 km2, dân số (2004) là 1916405 người, mật độ dân số của tỉnh là 1148 người/km2 Nam Định là tỉnh có bờ biển dài 72 km, nối tiếp với 2 cửa biển và hai dòng sông lớn là sông Hồng

và sông Đáy, vì vậy Nam Định có tầm quan trọng về quân sự, kinh tế, chính trị, văn hóa và du lịch

Về địa hình, chủ yếu là vùng đồng bằng chiêm trũng, vùng đồng bằng ven biển, bãi bồi cát lượn sóng Ngoài ra còn có vùng đồi núi và nửa đồi núi Tỉnh có 3 hệ thống sông lớn là sông Hồng, sông Đáy, sông Ninh Cơ và nhiều sông nhỏ khác giúp cho giao thông đường thủy rất thuận lợi Bên cạnh đó, giao thông đường bộ, đường sắt cũng tương đối phát triển

Trang 14

14

Nam Định có khí hậu nhiệt đới chia thành hai mùa: mùa khô từ tháng

11 năm trước đến tháng 4 năm sau, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 Nhiệt độ trung bình năm khoảng 230

C

Đất đai ở đây có độ phì nhiêu cao thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp nhất là việc trồng cây lương thực Dọc bờ biển có tới 5 cửa sông, có rất nhiều bãi cá lớn, có 2 cảng lớn là cảng sông Nam Định và cảng biển Hải Thịnh vừa thuận lợi cho kinh tế biển, nuôi trồng, đánh bắt hải sản, đồng thời có giá trị du lịch lớn

Về quy mô hành chính, Nam Định có 1 thành phố trực thuộc tỉnh, 9 huyện bao gồm 229 xã, 15 phường và 9 thị trấn

2.Thực trạng lao động ở Nam Định:

2.1.Quy mô lực lượng lao động:

Kết quả điều tra lao động việc làm giai đoạn 1997- 2000 phản ánh rõ xu hướng tăng về số tuyệt đối của lực lượng lao động ở tỉnh Nam Định cũng như khu vực đồng bằng sông Hồng và cả nước

Biểu 3: Quy mô và tỷ trọng của lực lượng lao động

Trang 15

15

trên là khá cao, song tỷ lệ trên của tỉnh vẫn là lớn hơn cả Điều này cho thấy hiện nay Nam Định vẫn còn duy trì được một lực lượng lao động rất dồi dào, sẵn sàng phuc vụ sự nghiệp phát triển kinh tế của tỉnh nhà

2.2.Cơ cấu của lực lượng lao động:

Trước hết ta xét cơ cấu của toàn bộ dân số từ đủ 15 tuổi trở lên Theo điều tra cho thấy, dân số từ đủ 15 tuổi trở lên tăng dần, điều này có nghĩa là hàng năm số người bước vào độ tuổi lao động vẫn đang tăng lên ( xem biểu 4)

Với tốc độ tăng bình quân mỗi năm là 2,57% thì hàng năm có gần 40 nghìn người bước vào độ tuổi lao động, trong đó tốc độ tăng của nữ lớn hơn nam chia theo giới, và nông thôn lớn hơn thành thị nếu chia theo khu vực Điều này gây nên nhều khó khăn trong việc giải quyêt việc làm cho đội ngũ mới này

Về lực lượng lao động , nếu chia theo giới thì lực lượng lao động nữ của Nam Định tương đối ổn định ở mức 523 ngàn năm 1997 đến 525 ngàn năm

2000 và tỷ lệ nữ trong lực lượng lao động cũng đang dao động ở mức 52% đến 52,5% tương ứng với tỷ lệ nữ của khu vực đồng bằng sông Hồng và cả nước; nếu chia theo khu vực thì quy mô lực lượng lao động ở khu vực thành thị của Nam Định còn rất nhỏ và dao động ở mức 130 ngàn người, qua 4 năm 1997-2000 chỉ tăng them 2400 người, tỷ lệ lực lượng lao động khu vực thành thị chiếm trong tổng lực lượng lao động của cả tỉnh lại có xu hướng giảm nhẹ, xu hướng biến động này là ngược lại so với xu thế chung của vùng đồng bằng sông Hồng và cả nước: lực lượng lao động khu vực thành thị đang gia tăng cả về quy mô và tỷ lệ chiếm trong tổng số Tuy nhiên so với các tỉnh lân cận như Thái Bình, Ninh Bình và Hà Nam thì lực lượng lao động thành thị của Nam Định vẫn cao hơn

Trang 17

103,38 102,45

103,2 102,85

101,01

98,66 101,8

102,69 101,55

100,09 102,02

101,44

97,83 103,03

103,89 102,26

103,74 102,93

105,15

98,13 102,57

103,12 102,09

102,41 102,60

Chú thích: - NKTT : Nhân khẩu thường trú

-BQNKH : Bình quân nhân khẩu hộ

Nếu chia lực lượng lao động theo nhóm tuổi, ta có thể có được thống kê như sau:

Biểu 5: Lực lượng lao động chia theo nhóm tuổi tỉnh Nam Định

Chú thích:

Tuổi trẻ : từ 15 – 34 tuổi;

Trung niên : 35 – 54 tuổi;

Cao tuổi : > 55 tuổi;

Trang 18

Trẻ Trung

niên

Cao tuổi -LLLĐ (ngàn người)

-Tỷ lệ trong tổng số(%)

447 45,7

433,5

44

101 10,3

434 40,9

544 51,3

82 7,8

Xét về cơ cấu của lực lượng lao động chia theo nhóm tuổi đã diễn ra theo

xu hướng là lực lượng lao động trong nhóm tuổi trung niên có xu hướng tăng nhanh cả về số tương đối lẫn tuyệt đối, nhóm tuổi trẻ và nhóm cao tuổi

có xu hướng giảm, trong đó nhóm cao tuổi có xu hướng giảm nhanh hơn cả

về quy mô và tốc độ Tình trạng này trùng hợp với xu hướng biến động lực lượng lao động chung của cả nước trong cùng thời kỳ

2.3.Chất lượng của lực lượng lao động:

Tình độ học vấn của lực lượng lao động tỉnh Nam Định ngày càng được nâng cao Biểu hiện cụ thể là: số lượng người chưa biết chữ và chưa tốt nghiệp cấp I giảm liên tuc cả về số tuyệt đối và tỷ lệ trong tổng số qua các năm Chỉ tiêu này năm 1997 là 111 ngàn người, chiếm 11,34%, đến năm

2000 là 88,6 ngàn người chiếm 8,4%, ngược lại số người đã tốt nghiệp cấp II

và cấp III không ngừng tăng, trong đó tăng nhanh nhất cả về quy mô và tốc

độ là số người tốt nghiệp cấp III Theo kết quả điều tra năm 1997 số người tốt nghiệp cấp III của Nam Định là 172,6 ngàn người, chiếm 17,6% trong tổng số, năm 2000 là 201,1 ngàn người chiếm 18,9% trong tổng số Bình quân mỗi năm số người tốt nghiệp cấp III của tỉnh tăng khoảng 9,5 ngàn người

Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động cũng có những tiến

bộ rõ rệt Tại thời điểm điều tra năm 1997, số người thuộc lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật (gồm công nhân, sơ cấp, trung cấp, đại học và trên đại học) của tỉnh Nam Định là 139.347 người, chiếm 14,18%

Trang 19

19

so với tổng số Đến năm 2000 chỉ tiêu này là 183.168 người, chiếm 17,28%

so với tổng số, tăng 31% so với năm 1997, trong đó tăng mạnh nhất là số lao động có trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học (36%) Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động ở Nam Định như trên phản ánh tổng hợp những cố gắng và kết quả của công tác giáo dục đào tạo dạy nghề của tỉnh những năm qua Tuy vậy cơ cấu lao động kỹ thuật của Nam Định cũng như cả nước vẫn chưa ra khỏi tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ” Theo kinh nghiệm của các nước thành công trong công nghiệp hóa thì cơ cấu lao động

kỹ thuật phổ biến phải có cơ cấu là 1 đại học, cao đẳng/ 4 trung học/ 10 công nhân kỹ thuật, nhưng ở Nam Định cơ cấu này là 1/ 2,2 /2,5, của cả nước là 1/ 1,5/ 1,7 Tình trạng bất hợp lí này ngày càng tăng lên, hiện nay cơ cấu này ở Nam Định là 1/ 1,9/ 2,1 Để khắc phục tình trạng bất hợp lí này, Nam Định cần chủ trương thực hiện tốt chủ trương của Nhà nước về điều chỉnh lại cơ cấu đào tạo theo hướng giảm quy mô đào tạo cao đẳng, đại học một cách hợp lí, mở rộng quy mô đào tạo trung học chuyên nghiệp và công nhân kỹ thuật và thực hiện tốt việc phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và trung học phổ thông

3.Thực trạng việc làm tỉnh Nam Định:

Trong thời gian qua tỉnh Nam Định đã có nhiều nỗ lực trong việc giải quyết việc làm, song song với việc thực hiện các giải pháp về đầu tư phát triển sản xuất tỉnh còn thực hiên tốt các chương trình hỗ trợ trực tiếp cho người lao động…kết quả là mỗi năm tỉnh đã giải quyết việc làm cho từ 50 đến 52 ngàn lượt người Tuy nhiên, tình trạng việc làm nói chung ở Nam Định vẫn còn rất nhiều khó khăn cần quan tâm giải quyết: tình trạng thiếu việc làm ở khu vực nông thôn lớn, tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị cao, số người không có trình độ chuyên môn kỹ thuật còn lớn…

Trang 20

20

Để thuận lợi trong việc phân tích, lực lượng lao động có thể được phân thành 2 loại: lực lượng lao động có việc làm thường xuyên và lực lượng lao động không có việc làm thường xuyên

3.1.Lực lượng lao động có việc làm thường xuyên:

Lực lượng lao động có việc làm thường xuyên của Nam Định cũng như của đồng bằng sông Hồng và cả nước luôn tăng lên về số tuyệt đối, nhưng về

tỷ lệ chiếm trong tổng số lực lượng lao động lại có xu hướng giảm , tốc độ giảm của Nam Định là chậm hơn cả, mặc dù vậy, tỷ lệ này của Nam Định vẫn luôn thấp hơn khu vực đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước

Biểu 6 : Lực lượng lao động có việc làm thường xuyên

Trong lực lượng lao động có việc làm thường xuyên của Nam Định, số người trong độ tuổi lao động chiếm chủ yếu và có xu hướng tăng cả về số tuyệt đối lẫn tỷ lệ so với tổng số Chỉ số này năm 1997 là 819 ngàn người, chiếm 91,9% , đến năm 2000 đã có 907 ngàn người, chiếm 92,6% Lực

Trang 21

21

lượng lao động có việc làm thường xuyên của Nam Định nằm ở khu vực nông thôn là chính, chiếm từ 87 đến 90% tổng số:

Biểu 7: Lực lượng lao động có việc làm thường xuyên chia theo khu vực

Số lượng (người) Tốc độ phát triển (%) Cơ cấu (%)

907.320 107.553 799.767

978.804 118.337 860.467

98,13 91,67 99,07

107,88 110,03 107,59

103,16 100,86 103,50

100 12,69 87,31

100 11,85 88,15

100 12,09 87,91

Lực lượng lao động có việc làm thường xuyên có thể chia theo nhóm ngành kinh tế, theo đó tỷ trọng lao động làm việc trong nhóm ngành nông, lâm, ngư nghiệp đã giảm, lao động làm việc trong nhóm ngành công nghiệp- xây dựng tăng liên tục cả về số tuyệt đối và tỷ trọng, lao động trong nhóm ngành dịch vụ cũng luôn tăng về số lượng còn tỷ trọng thì biến đổi chậm nhưng vẫn có xu thế tăng

Trang 22

-Nông lâm nghiệp

-Công nghiệp xây dựng

100

8,48 91,32

- 0,20

100

69,76 13,78 16,46

100

9,52 90,21

- 1,03

100

64,36 14,62 21,01

100

10,77 87,97

- 1,26

100

63,49 15,04 21,46

100

9,75

89

- 1,25

Trong tổng số lao động có việc làm thường xuyên của Nam Định thì số người làm việc ở khu vực Nhà nước chỉ chiếm từ 8% đến 11%, thấp hơn tỷ

lệ của đồng bằng sông Hồng (10,7% đến 12,3%) và bằng bình quân chung của cả nước Số người làm việc trong khu vực Nhà nước của Nam Định cũng như cả nước vẫn tiếp tục tăng cả về số tuyệt đối và tỷ trọng chiếm trong tổng số Tình hình này phản ánh thực trạng sức ép về việc làm đối với khu vực Nhà nước còn hết sức nặng nề Song song với nó, số lượng người làm việc ở thành phần kinh tế hỗn hợp có xu hướng tăng nhanh cả về số tương đối lẫn tuyệt đối Phần lớn lao động tập trung trong thành phần kinh tế tập thể, tư nhân, cá thể và có xu hướng ngày càng giảm đi, còn số lao động

Trang 23

3.2.Tình trạng thiếu việc làm của LLLĐ tỉnh:

Kết quả điều tra cho thấy, LLLĐ thiếu việc làm của tỉnh Nam Định qua các năm tăng cả về số tuyệt đối lẫn tương đối Năm 1997 Nam Định có 270 ngàn người thiếu việc làm, đến năm 2000 chỉ tiêu này là 350 ngàn người Diễn biến của tình trạng thiếu việc làm của Nam Định tuân theo quy luật biến động như của khu vực và cả nước

Biểu 9: Tình trạng thiếu việc làm của LLLĐ

Ngày đăng: 06/06/2016, 15:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w