1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận về nhãn hiệu Sở hữu trí tuệ

28 5,8K 45

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 233,5 KB

Nội dung

1.2 Đặc điểm của nhãn hiệu: Tính phân biệt: Việc đăng ký đối với một nhãn hiệu sẽ bị từ chối và theo đó quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến nhãn hiệu cũng sẽ không được bảo vệ nếu nhãn hiệu không có tính phân biệt hoặc trong một số trường hợp tính phân biệt đó không được thể hiện một cách rõ ràng. Tính đa dạng: các dấu hiệu được xem xét như là nhãn hiệu luôn tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau, như là những từ ngữ, tên gọi (bao gồm cả tên riêng), biểu tượng, hình ảnh, âm thanh hay bất kỳ sự kết hợp nào của các yếu tố này, hình dạng của hàng hóa (nhãn hiệu không gian ba chiều), màu sắc hay sự kết hợp các màu sắc và bất kỳ một cái gì khác có thể được sử dụng để xác định những hàng hóa hay dịch vụ được bán hay được cung cấp trên thị trường. Tính giá trị: Nhãn hiệu là một dạng tài sản rất quan trọng của chính doanh nghiệp. Giá trị thương mại của nhãn hiệu có thể được xác định khi chính bản thân các nhãn hiệu có thể được đưa vào lưu thông chuyển nhượng trên thị trườngnhãn hiệu mà còn là một dạng tài sản rất quan trọng của chính doanh nghiệp. Giá trị thương m ại của nhãn hiệu có thể được xác định khi chính bản thân các nhãn hiệu có thể được đưa vào lưu thông chuyển nhượng trên thị trường. Giới hạn lãnh thổ trong việc bảo hộ: Theo nguyên tắc giới hạn của lãnh thổ quốc gia, một nhãn hiệu thông thường phải được đăng ký bảo hộ ở một quốc gia hay một vùng lãnh thổ nhất định. Khi đó nó sẽ được bảo hộ bởi pháp luật của quốc gia hay vùng lãnh thổ đó.1.3 Chức năng của nhãn hiệu:Các chức năng cơ bản đó bao gồm: Xác định nguồn gốc tự nhiên của hàng hóa và dịch vụ mang nhãn hiệu; Là sự đảm bảo cho nguồn gốc của hàng hóa và dịch vụ; Đảm bảo cho chất lượng của hàng hóa và dịch vụ; Được sử dụng như biểu tượng của chủ sở hữu nhãn hiệu; Được sử dụng như biểu tượng để quảng bá sản phẩm; Đôi khi được sử dụng như là đại diện cho phương châm sống của người tiêu dùng.2. Phân biệt “thương hiệu” và “nhãn hiệu”:Thời gian qua, mặc dù đã có rất nhiều những trao đổi và tranh luận trên các diễn đàn khác nhau về thuật ngữ thương hiệu, nhưng xem ra dường như vẫn chưa có được một cách hiểu thống nhất về thuật ngữ này. Nhiều người vẫn cho rằng việc sử dụng thuật ngữ thương hiệu chỉ là cách nói dân dã, còn chính thức phải gọi là nhãn hiệu hàng hoá. Có ý kiến cho rằng, chỉ nên sử dụng những thuật ngữ đã được chuẩn hoá (trong trường hợp này là nhãn hiệu hàng hoá, vì nó hiện diện trong các văn bản pháp luật của Việt Nam). Theo chúng tôi, cách hiểu như vậy cũng chưa hẳn là hoàn toàn đúng. Thực tế thì thương hiệu đang được dùng rất rộng rãi và khi dùng thuật ngữ này, những người dùng cũng hoàn toàn không có ý định để thay thế cho thuật ngữ nhãn hiệu hàng hoá vốn đã và đang hiện diện trong các văn bản pháp lý. Và như thế, có thể hiểu rằng đang tồn tại đồng thời cả thuật ngữ nhãn hiệu hàng hoá và thương hiệu.Theo nhóm tác giả, thương hiệu là tập hợp các dấu hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của cơ sở này với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của cơ sở khác; là hình tượng về một cơ sở sản xuất, kinh doanh hoặc về một loại hàng hóa, dịch vụ trong tâm trí khách hàng. Các dấu hiệu trong thương hiệu có thể là các chữ cái, con số, hình vẽ, hình tượng, sự thể hiện của màu sắc, âm thanh… hoặc sự kết hợp của các yếu tố đó; dấu hiệu cũng có thể là sự cá biệt, đặc sắc của bao bì và đách đóng gói hàng hoá. Song, vấn đề quan trọng mà những người sử dụng thuật ngữ thương hiệu muốn đề cập đến chính là hình tượng của sản phẩm và doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng. Có được những dấu hiệu để phân biệt sản phẩm không khó, nhưng đưa hình ảnh của sản phẩm đó đến với người tiêu dùng và cố định hình ảnh đó trong tâm trí của họ là công việc khó khăn gấp bội.Trở lại với vấn đề sự khác biệt giữa thương hiệu và nhãn hiệu hàng hóa, có thể hình dung như sau:Thứ nhất: Nếu chỉ xét đơn thuần về khía cạnh vật chất, nghĩa là nhìn nhận dựa vào tên gọi, logo thì nhãn hiệu hàng hóa và thương hiệu rất khó phân biệt, nếu không muốn nói là một. Tất nhiên, ở đây cũng có thể tìm ra sự khác biệt, đó là khi nói đến thương hiệu người ta thường nói đến cả khẩu hiệu, nhạc hiệu mà điều này gần như không được đề cập đến trong nhãn hiệu hàng hoá. Nghĩa là, chúng ta có thể chỉ nghe nói đến Nâng niu bàn chân Việt là đã nghĩ ngay đến Bitis.Thứ hai:Thuật ngữ thương liệu và nhãn hiệu là hai thuật ngữ được dùng trong những ngữ cảnh khác nhau. Ở góc độ pháp lý, sử dụng thuật ngữ nhãn hiệu hàng hóa là đúng như trong các quy định của luật pháp Việt Nam, nhưng ở góc độ quản trị doanh nghiệp và marketing thì người ta thường dùng thuật ngữ thương hiệu. Trong tiếng Anh, 2 thuật ngữ Brand và Trademark cũng tồn tại song song và người ta cũng dùng trong những ngữ cảnh tương ứng như vậy. Thực tế, trong các tài liệu của nước ngoài, chúng ta thường gặp các cụm từ Building Brand, Brand Strategy; Brand Image; Brand Vision; Brand Manager… mà hiểu theo cách của chúng tôi là Xây dựng thương hiệu; Chiến lược thương hiệu; Hình ảnh thương hiệu; Tầm nhìn thương hiệu; Quản trị thương hiệu. Trong khi đó thuật ngữ Trademark lại chỉ gặp khi nói về vấn đề đăng ký bảo hộ hoặc trong các văn bản pháp lý (chẳng hạn registered trademarks), mà không gặp các cụm từ tương ứng là Building trademark; Trademark Manager; Trademark Vision. Đến đây lại gặp phải một khúc mắc về dịch thuật? Đó là, Brand trong nguyên nghĩa từ tiếng Anh là nhãn hiệu, dấu hiệu; còn Trademar có thể được dịch là dấu hiệu thương mại? Tuy nhiên, với quan điểm của mình, các nội dung được trình bày trong bài viết này hướng vào thuật ngữ Brand, mà vẫn theo chúng tôi, hiện nay tại Việt Nam đang được nhiều người hiểu là thương hiệu. Như vậy thì sự tranh cãi về thuật ngữ thương hiệu và nhãn hiệu vẫn chưa ngã ngũ, mà chủ yếu là do cách tiếp cận từ những góc độ khác nhau của vấn đề.Thứ ba: Cũng có thể phân biệt thương hiệu và nhãn hiệu hàng hoá trên một số khía cạnh cụ thể như sau: Nói đến thương hiệu không chỉ là nói đến các dấu hiệu như trong nhãn hiệu hàng hoá mà quan trọng hơn là nói đến hình tượng về hàng hoá trong tâm trí người tiêu dùng. Nó thật sự trừu tượng và vì thế đã có người gọi thương hiệu là phần hồn còn nhãn hiệu hàng hoá là phần xác. Nhãn hiệu được tạo ra chỉ trong thời gian đôi khi là rất ngắn, trong khi để tạo dựng được một thương hiệu (tạo dựng hình ảnh về hàng hoá, dịch vụ trong tâm trí người tiêu dùng) đôi khi là cả cuộc đời của doanh nhân. Thương hiệu nổi tiếng sẽ tồn tại mãi theo thời gian nhưng nhãn hiệu hàng hoá thì chỉ có giá trị pháp lý trong thời gian nhất định (thời hạn bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa thường là 10 năm và có thể được kéo dài bằng việc gia hạn). Nhãn hiệu hàng hoá được các cơ quan quản lý Nhà nước công nhận và bảo hộ còn thương hiệu là kết quả phấn đấu lâu dài của doanh nghiệp và người tiêu dùng chính là người công nhận.

Trang 1

thực tế, “nhãn hiệu” đã được sử dụng từ khá sớm trong lịch sử phát triển của xã hội loài

người, cụ thể là từ thời kỳ Đồ Đá Quan điểm liên quan đến lịch sử hình thành và phát triển của nhãn hiệu nổi bật và nhận được sự ủng hộ của nhiều học giả trên thế giới đã chỉ

ra rằng những hình thức sơ khai của nhãn hiệu được sử dụng trên gia súc, cụ thể là những người nông dân vào thời kỳ này đã biết sử dụng sắt nung nóng để đánh dấu lên những con vật thuộc sở hữu của mình Thực tế này đã được khắc họa lại trên các họa tiết, các nét vẻ trên các vách đá hay trên tường ở Ai Cập cổ đại một hình thức “đánh dấu” khác cũng được sử dụng trên vật nuôi là hình thức cắt tai xuất hiện ở Madagascar Mặc dù vậy, phải đến những năm 1800, pháp luật về nhãn hiệu mới thật sự được ban hành lần đầu tiên

ở Anh Quốc và những vụ việc đầu tiên liên quan đến tranh chấp về nhãn hiệu được giải quyết tại các Tòa án Sau đó, vấn đề bảo hộ nhãn hiệu nói riêng và quyền SHTT nói chung đã được thể chế hóa một cách mạnh mẽ trong nhiều điều ước quốc tế cũng như trong pháp luật quốc gia Những sự cố gắng đó hiển nhiên đã thể hiện được bước tiến bộ vượt bậc trong việc bảo hộ nhãn hiệu ở từng quốc gia cũng như trên phạm vi toàn cầu Tuy nhiên, vẫn tồn tại một khía cạnh pháp lý quan trọng của pháp luật về nhãn hiệu chưa được đề cập trong một thời gian khá dài, đó là vấn đề bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng – những nhãn hiệu được biết đến và sử dụng rộng rãi trên toàn cầu hoặc ít nhất là trong một quốc gia hay một khu vực địa lý nhất định

Rõ ràng là sự thiếu vắng của các quy định pháp luật trong lĩnh vực này đã mang lại những khó khăn nhất định cho thực tiễn sử dụng và bảo hộ đối với nhiều nhãn hiệu nổi tiếng Trong nhiều năm qua đã có không ít những tranh chấp thương mại quốc tế phát sinh liên quan đến nhãn hiệu nổi tiếng Việc giải quyết những tranh chấp này chủ yếu được thực hiện dựa trên án lệ ở các nước theo truyền thống Thông luật hay dựa trên các quy định pháp luật liên quan ở các nước theo truyền thống Dân luật Điều này vô hình chung đã mang lại nhiều thách thức cho việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng, đồng thời cản trở quá trình hoàn thiện pháp luật

về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung và nhãn hiệu nổi tiếng nói riêng cũng như tăng cường và đảm bảo tính thống nhất, tính hiệu quả và sự khả thi của hệ thống pháp luật Chính vì vậy, việc xây dựng một thiết chế pháp lý mang tính toàn cầu bảo hộ nhãn hiệu

Trang 2

nổi tiếng là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của sự phát triển hệ thống pháp luật về nhãn hiệu trong môi trường pháp lý quốc gia cũng như quốc tế

Học thuyết pháp lý quốc tế liên quan đến nhãn hiệu nổi tiếng lần đầu tiên được thể chế hóa trong Công ước Paris vào năm 1925 Ngày nay, học thuyết này trở nên đặc biệt quan trọng trong một thế giới mà các hoạt động tiếp thị và quảng bá thương mại toàn cầu không ngừng gia tăng Việc tạo ra một thương hiệu toàn cầu ngày càng trở nên dễ dàng hơn rất nhiếu thông qua các kênh thông tin mới, tiết kiệm và có thể tiếp cận từ xa Trong khi các biên giới và ranh giới chính trị giữa các quốc gia có vẻ như đang gây ra không ít những trở ngại cho sự tự do đi lại của các cá nhân trên toàn cầu thì chúng cũng không thể nào ngăn cản được dòng chảy tự do của thông tin Như vậy, một nhãn hiệu có thể được đồng thời chuyển tải đến bất kỳ nơi nào để đến với người tiêu dùng cũng như toàn thể công chúng qua nhiều kênh thông tin hiệu quả và nhanh chóng Bằng cách đó, một nhãn hiệu có thể nhanh chóng được biết đến rộng rãi trên nhiều thị trường trên thế giới bất chấp những hạn chế đối với sự di chuyển của cá nhân Có thể thấy rằng nhãn hiệu nổi tiếng đã được công nhận như là một trong những hình thức quan trọng nhất của hệ thống nhãn hiệu như đã được ghi nhận trong hệ thống pháp luật quốc gia lẫn trong các Điều ước quốc tế Cơ chế pháp lý bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng tiếp tục được củng cố và phát triển theo thời gian nhờ vào sự nhận thức về tầm quan trọng của nhãn hiệu nổi tiếng không ngừng gia tăng trên toàn cầu cũng như sự phát triển của vai trò của nhãn hiệu nổi tiếng trong hệ thống thương mại quốc tế Mặc dù vậy, những vấn đề pháp lý này vẫn còn là những khái niệm khá mới mẻ ở nhiều quốc gia, đặc biệt là ở những quốc gia đang và kém phát triển, trong đó có Việt Nam

Với xu hướng hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay, nhiều nhà đầu tư nước ngoài sẽ gia nhập vào thị trường nội địa của Việt Nam Họ sẽ mang theo nhiều nhãn hiệu nước ngoài, trong đó bao gồm nhãn hiệu nổi tiếng, không chỉ vào thị trường nội địa mà còn vào trong

hệ thống pháp luật quốc gia Ngày nay, chúng ta có thể nhìn thấy nhiều nhãn hiệu nổi tiếng toàn cầu xuất hiện trong các siêu thị của Việt Nam như SONY, TOYOTA, COCA-COLA, MICROSOFT, NOKIA… Những nhãn hiệu này không chỉ đại diện cho tài sản của doanh nghiệp nước ngoài mà còn trở thành yếu tố quan trọng trong toàn bộ nền kinh

tế quốc gia nơi chúng được đầu tư Chẳng hạn, giá trị thương mại của nhãn hiệu COLA được tính toán vào khoảng 33,4 tỉ Đô là Mỹ năm 1993 và lên đến hơn 70,0 tỉ Đô

COCA-là Mỹ vào năm 2010 (trở thành thương hiệu có giá trị cao nhất toàn cầu trong năm) Điều này chứng tỏ rằng giá trị kinh tế của quyền SHTT, và đặc biệt là nhãn hiệu, đang đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của mỗi doanh nghiệp cũng như của nền kinh tế thế giới trong khi đó, nhìn lại thực tế ở Việt Nam, có thể thấy rằng cơ chế bảo hộ và thực

Trang 3

thi quyền SHTT vẫn còn là một bức tranh mờ nhạt Mặc dù Nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong việc ban hành nhiều văn bản luật và những quy định mới, song hiện tượng xâm phạm hay vi phạm quyền SHTT vẫn tiếp tục là những thách thức to lớn đối với các cơ quan có thẩm quyền và đối với các chủ thể quyềnSHTT Pháp luật về nhãn hiệu có vẻ là lĩnh vực chịu thách thức nhiều hơn cả bởi vì ngày càng có nhiều tranh chấp và khiếu nại được đưa ra trước cơ quan có thẩm quyền liên quan đến hành vi xâm phạm nhãn hiệu

Ở Việt Nam, hầu hết mọi người không có nhiều kiến thức và thông tin liên quan đến nhãn hiệu nổi tiếng

Chẳng hạn, nhãn hiệu HONDA thường được sử dụng một cách thôngdụng để chỉ tất cả các phương tiện xe gắn máy mà không có sự phân biệt nào đối với các nhãn hiệu mà chúng mang, dù rằng các nhãn hiệu đó không phải là HONDA và cũng không giống nhau Điều này có vẻ như là một thực tế phổ biến và nó tồn tại trong một thời gian khá dài

Và với tình huống xảy ra như thế, chúng ta buộc phải trả lời một số câu hỏi quan trọng, ví dụ:

(1) Có bất kỳ sự xâm phạm nào đối với quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu trong ví dụ liên quan đến nhãn hiệu HONDA này?

(2) Liệu chủ sở hữu nhãn hiệu HONDA có quyền khiếu nại yêu cầu bảo vệ quyền lợi của họ liên quan đến nhãn hiệu này không?

(3) Làm thế nào để họ có thể bảo vệ được các quyền lợi chính đáng của mình tại Việt Nam?

Những câu hỏi này không đơn giản và câu trả lời có được tùy thuộc vào các tình huống pháp lý cụ thể Chẳng hạn, chúng ta có thể sẽ đặt ra vấn đề rằng liệu HONDA có phải là nhãn hiệu nổi tiếng, rằng có văn bản pháp luật nào liên quan đến nhãn hiệu nổi tiếng ở Việt Nam không, và nếu có, thì pháp luật đặt ra những yêu cầu cụ thể nào trong từng trường hợp?

Trang 4

Cần lưu ý rằng trên thực tế có một vài sự phân loại không chính thức đối với nhãn hiệu được bảo hộ ở Việt Nam dựa trên các quyết định cụ thể của cơ quan có thẩm quyền, và đồng thời cũng có những quy định riêng biệt trong Luật SHTT năm 2005 liên quan đến nhãn hiệu nổi tiếng Tuy vậy, những chuẩn mực pháp lý chung dùng để đánh giá và công nhận nhãn hiệu nổi tiếng vẫn chưa được xác định một cách thống nhất và chính xác Hầu hết mọi người trên thực tế sẽ không thể trả lời được câu hỏi “nhãn hiệu nổi tiếng là gì?”

Họ thường có thể sẽ nhầm lẫn giữa sự nhận biết của cộng đồng đối với nhãn hiệu với giá trị thương mại cao của chúng Một vài người có thể cho rằng một nhãn hiệu sẽ được coi

là nổi tiếng ở nơi nào mà có nhiều người có thể nhận biết về nó Trong khi một số khác

có thể sẽ không quan tâm đến lý do tại sao một nhãn hiệu được coi là nổi tiếng Họ sẽ chỉ đơn giản đưa ra câu trả lời theo chủ ý cá nhân của họ Do vậy, hiện nay khó có thể tìm ra được một khái niệm chung về “nhãn hiệu nổi tiếng” ở Việt Nam Tác giả sẽ quay trở lại những vấn đề pháp lý liên quan đến nhãn hiệu HONDA sau khi đã nghiên cứu và giải quyết một số vấn đề lý luận cơ bản và những phân tích so sánh ở các phần sau của đề tài.Cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới, Việt Nam đã cố gắng tạo ra một hệ thống những quy định chung về quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) trong BLDS 1995 và quyền sở hữu công nghiệp (SHCN) trong Nghị định số 63/CP năm 1996, như là những nền tảng pháp lý đầu tiên của pháp luật Việt Nam liên quan đến mảng SHTT Chúng cũng có thể được coi là nguồn cơ bản của pháp luật nhãn hiệu Việt Nam ở giai đoạn này BLDS 1995 sau đó đã được bổ sung, sửa đổi năm 2005 và được thay thế bởi BLDS 2005 Tiếp theo

đó, cuối năm 2005, Việt Nam đã tiếp tục ban hành một văn bản pháp luật duy nhất và thống nhất điều chỉnh các vấn đề liên quan đến quyền SHTT Ngoài ra, những quy định của pháp luật về nhãn hiệu có thể được tìm thấy ở các văn bản pháp lý khác được ban hành bởi các cơ quan có thẩm quyền như Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ Công thương, Bộ Tư pháp…

Năm 2006, đã có khá nhiều sự kiện trọng đại xảy ra có tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế đất nước cũng như quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Trong đó, sự kiện quan trọng nhất có thể kể đến là quá trình đàm phán gia nhập vào Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) của Việt Nam đã thành công tốt đẹp, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức thứ 150 của Tổ chức này Đây chính là một bước ngoặc lớn trong quá trình phát triển của lịch sử dân tộc Bên cạnh đó, một số sự kiện khác cũng đã diễn ra và

có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hệ thống pháp luật về Sở hữu trí tuệ của nước ta, đó là sự kiện Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Nghị định thư Madrid vào ngày 11/04/2006 và ngày 11/07/2006 thì Nghị định thư đã phát sinh hiệu lực trên lãnh thổ Việt Nam; đó là sự bắt đầu hiệu lực của một đạo luật đầu tiên về Sở hữu trí tuệ của Việt Nam

Trang 5

vào ngày 01/06/2006 Tuy nhiên, những cố gắng kể trên nhìn chung chỉ thể hiện ở bề nổi

và mang tính vĩ mô nhiều hơn chứ chưa đi vào giải quyết một cách kịp thời và hiệu quả những nhu cầu thực tiễn mà xã hội đang đặt ra, đặc biệt là đối với việc bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng Mặc dù đã có khá nhiều các quy định pháp luật cụ thể được ban hành, song cơ chế đảm bảo thực thi các quy định đó còn khá hạn chế, hiệu quả của quá trình áp dụng pháp luật chưa cao

II Mục tiêu nghiên cứu

Như đã đề cập ở trên, nhãn hiệu nổi tiếng và những vấn đề pháp lý liên quan đến việc bảo

hộ nhãn hiệu nổi tiếng chưa được giải quyết một cách thỏa đáng ở Việt Nam Vì vậy, đề tài này hướng đến hai mục đích chính Thứ nhất, đề tài sẽ là một đóng góp đáng kể vào

hệ thống lý luận về nhãn hiệu nổi tiếng không những trên phương di ện toàn cầu mà, quan trọng hơn, còn tập trung vào hoàn cảnh thực tế của Việt Nam Điều này nhằm giúp những chủ thể liên quan có thể nhận biết được nhãn hiệu nổi tiếng trong thị trường để có thể phân biệt chúng với các nhãn hiệu thông thường khác Thứ hai, thông qua sự phân tích và đánh giá cơ chế pháp lý về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng trong bối cảnh pháp lý quốc

tế nói chung và trong những hệ thống pháp luật quốc gia cụ thể để rút ra những cách thức phù hợp nhằm củng cố và tăng cường hệ thống pháp luật Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng

Để có thể đạt được những mục đích nêu trên, đề tài sẽ phải giải quyết được những nhiệm

vụ cụ thể sau đây:

Một là, đề tài phải giới thiệu được một cách khái quát những kiến thức lý luận cơ bản về nhãn hiệu nói chung và nhãn hiệu nổi tiếng nói riêng Điều này sẽ giúp mang lại câu trả lời cơ bản nhất cho câu hỏi thế nảo là nhãn hiệu nổi tiếng trong bối cảnh toàn cầu

Hai là, đề tài sẽ phải thực hiện được một sự so sánh khá đầy đủ và cơ bản giữa hai hệ thống pháp luật của EU và Việt Nam về vấn đề bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng

Ba là, đề tài phải phân tích được tình huống thực tế của Việt Nam liên quan đến bảo hộ nhãn hiệu, đặc biệt tập trung vào nhãn hiệu nổi tiếng, và đánh giá hiệu quả của hệ thống pháp luật hiện hành cũng như những thách thức đặt ra cho Việt Nam trong quá trình hội nhập vào hệ thống thương mại toàn cầu

Cuối cùng, từ những phân tích nói trên, đề tài sẽ đề xuất những giải pháp hợp lý và khoa học nhằm củng cố và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng

Trang 6

III Phạm vi nghiên cứu

Cần khẳng định rằng đề tài tập trung chủ yếu vào kiền thức lý luận và những vấn đề thực tiễn liên quan đến nhãn hiệu nổi tiếng và cơ chế pháp lý bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng như

là một phần riêng biệt trong hệ thống pháp luật về nhãn hiệu Theo đó, đề tài bắt đầu bằng cái nhìn tổng thể về khái niệm nhãn hiệu nổi tiếng ở góc độ lý luận và đi vào phân tích các thiết chế pháp lý quốc tế quan trọng có liên quan đến việc bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng như Công ước Paris, Hiệp định TRIPs… Quá trình này bao gồm cả sự phân tích và

so sánh những vấn đề pháp lý cụ thể liên quan đến khái niệm và cơ chế bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng cũng như hệ thống thực thi của nó trong hệ thống pháp luật quốc tế và một số quốc gia Nhìn chung đề tài đề cập chủ yếu nhãn hiệu nổi tiếng, và trong một chừng mực nhất định có liên hệ đến nhãn hiệu rất nổi tiếng (famous trademarks) và nhãn hiệu có danh tiếng (trademarks with a reputation) Tuy nhiên, những khía cạnh khác của quyền SHTT nói chung cũng được tham chiếu đến nhằm mục đích so sánh hoặc làm rõ thêm những vấn đề lý luận liên quan đến nội dung của đề tài

Phạm vi nghiên cứu của đề tài thống nhất và phù hợp với mục tiêu nghiên cứu đã được xác định để đảm bảo rằng những nhiệm vụ chính của đề tài được giải quyết một cách thỏa đáng

Do sự hạn chế về thời gian nghiên cứu và phạm vi rộng lớn của vấn đề nghiên cứu, đề tài

sẽ chỉ tập trung nghiên cứu và so sánh đối với hệ thống pháp luật của EU và Việt Nam Theo đó, đối với hệ thống pháp luật EU, Luận án sẽ chỉ dừng lại ở việc tiếp cận và phân tích các quy định của pháp luật Liên minh cũng như các bản án và quyết định của Tòa án Công lý châu Âu liên quan đến nhãn hiệu nổi tiếng và nhãn hiệu có danh tiếng Luận án cũng đồng thời tham chiếu một cách hạn chế đến một số hệ thống pháp luật quốc gia như Vương quốc Anh, Đức và Pháp và một số quốc gia khác Ngoài ra, hệ thống pháp luật Hoa kỳ cũng được đề cập một cách hạn chế trong những bối cảnh phù hợp

IV Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp pháp lý truyền thống

Phù hợp với mục tiêu nghiên cứu chính của đề tài, tác giả vận dụng phương pháp pháp lý truyền thống trong việc tiếp cận và nghiên cứu các quy định liên quan đến việc bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng được ghi nhận trong các điều ước quốc tế và các văn bản pháp luật quốc gia bao gồm Công ước Paris, Hiệp định TRIPs, Chỉ thị về thống nhất pháp luật nhãn hiệu của EU, Quy chế về Nhãn hiệu cộng đồng của EU, Luật SHTT Việt Nam cũng như pháp luật nhãn hiệu của một số quốc gia châu Âu cụ thể

Trang 7

Ngoài ra, các án lệ cũng là một loại nguồn quan trọng được sử dụng trong Luận án nhằm giải thích các quy định của pháp luật về nhãn hiệu nổi tiếng cũng như làm rõ cách thức

mà pháp luật được áp dụng trong từng trường hợp cụ thể Chẳng hạn, ở khía cạnh pháp luật EU, thông qua việc nghiên cứu các vụ việc cụ thể như vụ General Motors hay vụ Davidoff đề tài sẽ giúp người đọc hiểu được cách thức mà quy định tại Điều 4 và Điều 5 của Chỉ thị về thống nhất pháp luật nhãn hiệu của EU được giải thích và áp dụng Ở khía cạnh của pháp lu ật Việt Nam, mặc dù không có nhiều vụ việc liên quan đến bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng trên thực tế, nhưng tác giả cũng đã cố gắng giới thiệu và phân tích một số

vụ việc điển hình như vụ McDonald’s hay vụ Shangri-La để làm sáng tỏ cách thức mà

cơ chế bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng được giải thích và vận hành ở Việt Nam

Như vậy, phương pháp giáo điều pháp lý hay phương pháp pháp lý truyền thống được ưu tiên sử dụng xuyên suốt toàn bộ nội dung của đề tài Những phân tích và đánh giá thông qua việc sử dụng phương pháp này để nghiên cứu và làm sáng tỏ các quy định của pháp luật

Phương pháp pháp lý so sánh

Tùy thuộc vào phạm vi tiếp cận cụ thể của từng chương, phương pháp này được sử dụng

ở mức độ khác nhau ở những phần khác nhau Phương pháp pháp lý so sánh đóng vai trò quan trọng nhất trong nội dung chương tập trung chủ yếu vào việc so sánh giữa hệ thống pháp luật của EU và Việt Nam liên quan đến vấn đề bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng Sau khi

đã nghiên cứu cẩn thận hệ thống pháp luật của EU và Việt Nam sẽ tiếp tục một cách hệ thống bằng việc so sánh các nội dung cụ thể được quy định bởi hai hệ thống pháp luật để phân tích và lý giải những khác biệt và tương đồng, những thành tựu và hạn chế của từng

hệ thống Sự so sánh được thực hiện dựa trên những vấn đề pháp lý quan trọng liên quan đến cơ chế bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng như cách thức xác định nhãn hiệu nổi tiếng, các căn cứ pháp lý của việc bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng, phạm vi bảo hộ đối với nhãn hiệu nổi tiếng cũng như sự thực thi của cơ chế pháp lý về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng Những phân tích so sánh được thực hiện ở chương này sẽ trở thành nền tảng lý luận quan trọng cho những đề xuất, kiến nghị cho Việt Nam trong chương tiếp theo (chương 5)

Phương pháp pháp lý lịch sử

Trong đề tài, phương pháp pháp lý lịch sử được sử dụng trong từng phần cụ thể ở từng chương nhất định tùy thuộc vào nội dung của các vấn đề được giải quyết Trước hết, cần thiết phải thực hiện một nghiên cứu khái quát về quá trình phát triển mang tính lịch sử của hệ thống pháp luật của EU và Việt Nam để cung cấp một cái nhìn tổng thể và một bức tranh sơ lược về bối cảnh của hai hệ thống này, để tìm hiểu những nền tảng lý luận

Trang 8

cơ bản làm cơ sở cho việc giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan đến đối tượng nghiên cứu của đề tài Ở cấp độ cụ thể hơn, phương pháp pháp lý lịch sử được vận dụng trong quá trình phân tích các nội dung cụ thể được trình bày trong các chương Chẳng hạn, sự xem xét dưới góc độ lịch sử đối với sự ra đời và phát triển của học thuyết về nhãn hiệu nổi tiếng thông qua các quy định của các điều ước quốc tế và pháp luật các quốc gia được trình bày hay sự tìm hiểu ở khía cạnh lịch sử của học thuyết về sự lu mờ nhãn hiệu đóng vai trò quan trọng trong việc tìm hiểu và lý giải cơ chế pháp lý hiện tại về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng ở cấp độ quốc gia lẫn quốc tế.

Phương pháp pháp lý kinh tế

Phương pháp pháp lý kinh tế được sử dụng một cách phù hợp trong đề tài để làm rõ những vấn đề liên quan đến giá trị kinh tế, thương mại của những vấn đề pháp lý đang được xem xét Cụ thể, phương pháp pháp lý kinh tế phải được xem xét đến khi giải quyết các vấn đề cụ thể liên quan đến sự cần thiết phải mở rộng phạm vi bảo hộ đối với nhãn hiệu nổi tiếng, hoặc khi xem xét, đánh giá giá trị thương mại của nhãn hiệu, hoặc để xác định các hành vi xâm phạm nhãn hiệu trong các vụ kiện dựa trên thiệt hại về kinh tế

Phương pháp pháp lý xã hội

Phương pháp pháp lý xã hội có vẻ ít quan trọng hơn so với các phương pháp nghiên cứu khác Tuy nhiên, pháp luật luôn tồn tại trong mối liên hệ chặt chẽ với các yếu tố xã hội khác và dĩ nhiên sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ bởi các yếu tố đó Do vậy, khi nghiên cứu và giải quyết các vấn đề pháp lý cụ thể, cách thức thông thường được thực hiện là đặt chúng trong các mối liên hệ xã hội nhất định để đánh giá sự tương tác giữa chúng với các yếu tố khác

Cần thừa nhận rằng có nhiều sự khác biệt giữa các cộng đồng khác nhau trong việc đánh giá một vấn đề pháp lý cụ thể do những điều kiện xã hội khác nhau tác động lên chúng

Vì thế, nội dung của đề tài được giới hạn và xác định trong mối liên hệ biện chứng giữa pháp luật và xã hội

CHƯƠNG II:

CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHÃN HIỆU

I Khái niệm:

1 Tổng quan về nhãn hiệu:

Trang 9

Nhãn hiệu nổi tiếng trước tiên vẫn phải được xác định là nhãn hiệu như tất cả các nhãn hiệu khác Do vậy, trước khi tiếp cận nghiên cứu những vấn đề liên quan đến nhãn hiệu nổi tiếng, cần thiết phải có cái nhìn chung về pháp luật nhãn hiệu và phải đặt nhãn hiệu nổi tiếng trong toàn bộ hệ thống pháp luật nhãn hiệu nói chung Ở phần này, tác giả tập trung giới thiệu một bức tranh tổng quát về nhãn hiệu và pháp luật nhãn hiệu với tư cách

là nền tảng lý luận cơ bản của cơ chế pháp lý về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng

1.1 Khái niệm nhãn hiệu:

Nhãn hiệu là một yếu tố đặc trưng gắn liền giữa thị trường thương mại và lĩnh vực sở hữu công nghiệp Nó đã được sử dụng trong một thời gian dài bởi các nhà sản xuất cũng như các thương nhân để xác định nguồn gốc xuất

xứ của hàng hóa hay dịch vụ của họ và phân biệt những hàng hóa, dịch vụ đó với các hàng hóa, dịch vụ được sản xuất hay bán bởi các chủ thể khác Chức năng phân biệt nguồn gốc của hàng hóa hay dịch vụ luôn được xem là yếu tố quan trọng nhất của nhãn hiệu Vì vậy nó luôn đóng vai trò trung tâm và được đề cập đến rất nhiều trong pháp luật

về nhãn hiệu của hầu hết các quốc gia trên thế giới

Nhãn hiệu có thể được hiểu theo nhiều cách khác nhau:

- Theo Davis Bainbridge, nhãn hiệu thông thường được định nghĩa bởi tòa án là nhãn mác, dấu hiệu hay biểu tượng, mà chức năng đầu tiên và cơ bản của chúng là để “xác định nguồn gốc hay quyền sở hữu đối với hàng hóa mang nó được gắn vào”;

- Theo một định nghĩa được sử dụng trên trang web chính thức của Văn phòng Nhãn hiệu và Sáng chế Hoa Kỳ (USPTO), nhãn hiệu hàng hóa là bất kỳ từ ngữ, tên gọi, một biểu tượng hay hình vẽ hay bất kỳ sự kết hợp nào của chúng được sử dụng, hoặc sẽ được

sử dụng trong thương mại để xác định nguồn gốc hàng hóa và phân biệt những hàng hóa

đó với hàng hóa của các nhà sản xuất hoặc nhà phân phối khác Nói cách khác, nhãn hiệu có thể được hiểu như tên thương mại;

Trang 10

- Theo pháp luật nhãn hiệu EU, khái niệm nhãn hiệu được sử dụng thống nhất cho cả

hàng hóa và dịch vụ Theo đó, “nhãn hiệu có thể bao gồm bất kỳ dấu hiệu nào có thể

được trình bày một cách vật chất và riêng biệt dưới dạng từ ngữ, bao gồm tên riêng, các thiết kế, chữ cái, con số, hình dáng hay bao bì hàng hóa, có khả năng phân biệt hàng hóa hay dịch vụ của một chủ thể này với hàng hóa hay dịch vụ của các chủ thể khác”;

- Theo quan điểm của Việt Nam, nhãn hiệu được định nghĩa một cách khái quát tại Điều

4 (16) của Luật SHTT năm 2005 (bổ sung, sửa đổi năm 2009) là “dấu hiệu để phân biệt

hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau”;

- Ở góc độ chung nhất, nhãn hiệu có thể được hiểu là bất kỳ dấu hiệu nào có thể nhận biết được bao gồm từ ngữ, tên gọi, chữ cái, con số, biểu tượng, thiết kế, hình vẽ hay bất

kỳ sự kết hợp nào của chúng, và kiểu dáng hay bao bì hàng hóa được sử dụng hoặc sẽ được sử dụng trong thương mại để xác định và phân biệt hàng hóa hay dịch vụ của chủ thể này với hàng hóa hay dịch vụ của các chủ thể khác

1.2 Đặc điểm của nhãn hiệu:

- Tính phân biệt: Việc đăng ký đối với một nhãn hiệu sẽ bị từ chối và theo đó quyền sở

hữu trí tuệ liên quan đến nhãn hiệu cũng sẽ không được bảo vệ nếu nhãn hiệu không có tính phân biệt hoặc trong một số trường hợp tính phân biệt đó không được thể hiện một cách rõ ràng

- Tính đa dạng: các dấu hiệu được xem xét như là nhãn hiệu luôn tồn tại dưới nhiều

hình thức khác nhau, như là những từ ngữ, tên gọi (bao gồm cả tên riêng), biểu tượng, hình ảnh, âm thanh hay bất kỳ sự kết hợp nào của các yếu tố này, hình dạng của hàng hóa (nhãn hiệu không gian ba chiều), màu sắc hay sự kết hợp các màu sắc và bất kỳ một cái

gì khác có thể được sử dụng để xác định những hàng hóa hay dịch vụ được bán hay được cung cấp trên thị trường

- Tính giá trị: Nhãn hiệu là một dạng tài sản rất quan trọng của chính doanh nghiệp Giá

trị thương mại của nhãn hiệu có thể được xác định khi chính bản thân các nhãn hiệu có thể được đưa vào lưu thông chuyển nhượng trên thị trườngnhãn hiệu mà còn là một dạng tài sản rất quan trọng của chính doanh nghiệp Giá trị thương m ại của nhãn hiệu có thể được xác định khi chính bản thân các nhãn hiệu có thể được đưa vào lưu thông chuyển nhượng trên thị trường

- Giới hạn lãnh thổ trong việc bảo hộ: Theo nguyên tắc giới hạn của lãnh thổ quốc gia,

một nhãn hiệu thông thường phải được đăng ký bảo hộ ở một quốc gia hay một vùng lãnh thổ nhất định Khi đó nó sẽ được bảo hộ bởi pháp luật của quốc gia hay vùng lãnh thổ đó

Trang 11

1.3 Chức năng của nhãn hiệu:

Các chức năng cơ bản đó bao gồm:

- Xác định nguồn gốc tự nhiên của hàng hóa và dịch vụ mang nhãn hiệu;

- Là sự đảm bảo cho nguồn gốc của hàng hóa và dịch vụ;

- Đảm bảo cho chất lượng của hàng hóa và dịch vụ;

- Được sử dụng như biểu tượng của chủ sở hữu nhãn hiệu;

- Được sử dụng như biểu tượng để quảng bá sản phẩm;

- Đôi khi được sử dụng như là đại diện cho phương châm sống của người tiêu dùng

2 Phân biệt “thương hiệu” và “nhãn hiệu”:

Thời gian qua, mặc dù đã có rất nhiều những trao đổi và tranh luận trên các diễn đàn khác nhau về thuật ngữ thương hiệu, nhưng xem ra dường như vẫn chưa có được một cách hiểu thống nhất về thuật ngữ này Nhiều người vẫn cho rằng việc sử dụng thuật ngữ thương hiệu chỉ là cách nói "dân dã", còn chính thức phải gọi là nhãn hiệu hàng hoá Có ý kiến cho rằng, chỉ nên sử dụng những thuật ngữ đã được chuẩn hoá (trong trường hợp này là nhãn hiệu hàng hoá, vì nó hiện diện trong các văn bản pháp luật của Việt Nam) Theo chúng tôi, cách hiểu như vậy cũng chưa hẳn là hoàn toàn đúng Thực tế thì "thương hiệu" đang được dùng rất rộng rãi và khi dùng thuật ngữ này, những người dùng cũng

hoàn toàn không có ý định để thay thế cho thuật ngữ "nhãn hiệu hàng hoá" vốn đã và

đang hiện diện trong các văn bản pháp lý Và như thế, có thể hiểu rằng đang tồn tại đồng thời cả thuật ngữ nhãn hiệu hàng hoá và thương hiệu

Theo nhóm tác giả, thương hiệu là tập hợp các dấu hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của cơ sở này với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của cơ sở khác; là hình tượng về một cơ sở sản xuất, kinh doanh hoặc về một loại hàng hóa, dịch vụ trong tâm trí khách hàng Các dấu hiệu trong thương hiệu có thể là các chữ cái, con số, hình vẽ, hình tượng, sự thể hiện của màu sắc, âm thanh… hoặc sự kết hợp của các yếu tố đó; dấu hiệu cũng có thể là sự cá biệt, đặc sắc của bao bì và đách đóng gói hàng hoá Song, vấn đề quan trọng mà những người sử dụng thuật ngữ thương hiệu muốn đề cập đến chính là hình tượng của sản phẩm

và doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng Có được những dấu hiệu để phân biệt sản phẩm không khó, nhưng đưa hình ảnh của sản phẩm đó đến với người tiêu dùng và cố định hình ảnh đó trong tâm trí của họ là công việc khó khăn gấp bội

Trang 12

Trở lại với vấn đề sự khác biệt giữa thương hiệu và nhãn hiệu hàng hóa, có thể hình dung như sau:

Thứ nhất: Nếu chỉ xét đơn thuần về khía cạnh vật chất, nghĩa là nhìn nhận dựa vào tên

gọi, logo thì nhãn hiệu hàng hóa và thương hiệu rất khó phân biệt, nếu không muốn nói là một Tất nhiên, ở đây cũng có thể tìm ra sự khác biệt, đó là khi nói đến thương hiệu người ta thường nói đến cả khẩu hiệu, nhạc hiệu mà điều này gần như không được đề cập đến trong nhãn hiệu hàng hoá Nghĩa là, chúng ta có thể chỉ nghe nói đến "Nâng niu bàn chân Việt" là đã nghĩ ngay đến Biti's

Thứ hai:Thuật ngữ thương liệu và nhãn hiệu là hai thuật ngữ được dùng trong những

ngữ cảnh khác nhau Ở góc độ pháp lý, sử dụng thuật ngữ nhãn hiệu hàng hóa là đúng như trong các quy định của luật pháp Việt Nam, nhưng ở góc độ quản trị doanh nghiệp và marketing thì người ta thường dùng thuật ngữ thương hiệu Trong tiếng Anh, 2 thuật ngữ Brand và Trademark cũng tồn tại song song và người ta cũng dùng trong những ngữ cảnh tương ứng như vậy Thực tế, trong các tài liệu của nước ngoài, chúng ta thường gặp các cụm từ "Building Brand", "Brand Strategy"; "Brand Image"; "Brand Vision"; "Brand Manager"… mà hiểu theo cách của chúng tôi là "Xây dựng thương hiệu"; "Chiến lược thương hiệu"; "Hình ảnh thương hiệu"; "Tầm nhìn thương hiệu"; "Quản trị thương hiệu" Trong khi đó thuật ngữ "Trademark" lại chỉ gặp khi nói về vấn đề đăng ký bảo hộ hoặc trong các văn bản pháp lý (chẳng hạn registered trademarks), mà không gặp các cụm từ tương ứng là "Building trademark"; "Trademark Manager"; "Trademark Vision" Đến đây lại gặp phải một khúc mắc về dịch thuật? Đó là, Brand trong nguyên nghĩa từ tiếng Anh là nhãn hiệu, dấu hiệu; còn Trademar có thể được dịch là dấu hiệu thương mại? Tuy nhiên, với quan điểm của mình, các nội dung được trình bày trong bài viết này hướng vào thuật ngữ Brand, mà vẫn theo chúng tôi, hiện nay tại Việt Nam đang được nhiều người hiểu là thương hiệu Như vậy thì sự tranh cãi về thuật ngữ thương hiệu và nhãn hiệu vẫn chưa ngã ngũ, mà chủ yếu là do cách tiếp cận từ những góc độ khác nhau của vấn đề

Thứ ba: Cũng có thể phân biệt thương hiệu và nhãn hiệu hàng hoá trên một số khía cạnh

Trang 13

- Thương hiệu nổi tiếng sẽ tồn tại mãi theo thời gian nhưng nhãn hiệu hàng hoá thì chỉ có giá trị pháp lý trong thời gian nhất định (thời hạn bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa thường là 10 năm và có thể được kéo dài bằng việc gia hạn).

- Nhãn hiệu hàng hoá được các cơ quan quản lý Nhà nước công nhận và bảo hộ còn thương hiệu là kết quả phấn đấu lâu dài của doanh nghiệp và người tiêu dùng chính là người công nhận

CHƯƠNG III:

MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ LIÊN QUAN ĐẾN NHÃN HIỆU

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp vẫn còn băn khoăn do chưa nắm bắt đầy đủ những vấn đề liên quan đến đăng ký nhãn hiệu và làm sao để bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình một cách tốt nhất

I Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa:

1 Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tại Việt Nam:

Đăng ký nhãn hiệu hàng hoá tại Việt Nam, Nhãn hiệu, thương hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau

Nhãn hiệu có thể được thể hiện bằng chữ, bằng hình, logo, slogan hoặc kết hợp của các yếu tố nêu trên

Để được đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu tại Việt Nam, nhãn hiệu, thương hiệu phải đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ Cụ thể, nhãn hiệu, thương hiệu p đăng ký phải có tính chất phân biệt, không được tương tự gây nhầm lẫn với một nhãn hiệu của một chủ thể đã đăng ký nhãn hiệu trước đó Nhãn hiệu không được là những yếu tố loại trừ như là hình quốc kỳ, quốc ca, là những yếu tố dễ nhận biết, phổ biến như chữ số, chữ cái, những hình ảnh đơnn giản, hiển nhiên, những từ ngữ mang tính chất mô tả hàng hóa, dịch vụ

Khi chủ thể đăng ký và được cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu, chủ thể có quyền độc quyền gắn nhãn hiệu, thương hiệu trên sản phẩm và dịch vụ của mình, có quyền cho người khác sử dụng thông qua hợp đồng li-xăng nhãn hiệu, có quyền chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu, có quyền ngăn chặn bất kỳ bên thứ 3 nào có hành vi vi phạm

Để tiết kiệm thời gian và chi phí đăng ký nhãn hiệu, trước khi đăng ký, chủ sở hữu nên nhờ sự trợ giúp của các tổ chức sở hữu trí tuệ tiến hành tra cứu khả năng đăng ký nhãn

Trang 14

hiệu, thương hiệu Kết quả tra cứu sẽ có trong 7 ngày làm việc và tài liệu cần cung cấp là mẫu nhãn hiệu, hàng hóa dịch vụ người dùng cần đăng ký.

Khi đã nhận được kết quả tra cứu, nếu kết luận nhãn hiệu có khả năng đăng ký, chủ thể nên tiến hành đăng ký nhãn hiệu ngay lập tức để có ngày ưu tiên nộp đơn sớm nhất

Tài liệu đăng ký gồm:

- Mẫu nhãn hiệu (09 mẫu)

- Sản phẩm và dịch vụ cần đăng ký (liệt kê)

- Giấy ủy quyền cho tổ chức dịch vụ sở hữu trí tuệ

Thời hạn thẩm định đơn:

Cục Sở Hữu Trí Tuệ sẽ nhận đơn đăng ký và đóng dấu xác nhận ngày nộp đơn, số đơn Sau đó, nhãn hiệu sẽ được thẩm định qua 2 giai đoạn:

Giai đoạn thẩm định hình thức: Trong vòng 1 tháng kể từ ngày nộp đơn, thẩm định về

hình thức đơn như bản mô tả đơn, nhóm sản phẩm và dịch vụ đã phân chính xác theo thỏa ước Nice chưa? Nếu đơn đáp ứng, Cục SHTT sẽ cấp Quyết định chấp nhận đơn hợp

lệ và đơn sẽ được công bố trên công báo sở hữu công nghiệp (bản giấy và bản điện tử)

Giai đoạn thẩm định nội dung: Trong vòng 9 tháng kể từ ngày công bố đơn, thẩm định

xem nhãn hiệu có đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ không, có tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của bên thứ 3 đã đăng ký trước đó hay không? Nếu đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ, nhãn hiệu sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và sẽ được đăng công báo sở hữu công nghiệp (bản giấy và bản điện tử)

Về thời hạn thẩm định, theo quy định của Luật là 1 năm, tuy nhiên, thời gian có thể bị kéo dài do nhiều lý do như nhãn hiệu bị từ chối do phân nhóm chưa chính xác, do chậm chễ của các thẩm định viên…

Nhãn hiệu khi được cấp văn bằng bảo hộ có hiệu lực trong vòng 10 năm kể từ ngày nộp đơn Trước 6 tháng đến ngày hết hạn, chủ sở hữu phải tiến hành gia hạn để duy trì hiệu lực

Chủ sở hữu nhãn hiệu cũng có nghĩa vụ phải sử dụng nhãn hiệu trong vòng 5 năm kể từ ngày cấp văn bằng bảo hộ Nếu không sử dụng, nhãn hiệu có thể bị bên thứ 3 yêu cầu hủy

bỏ hiệu lực với lý do nhãn hiệu không được sử dụng trong 5 năm liên tiếp

Ngày đăng: 04/06/2016, 13:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w