Giảng viên : PGS.TS Lê Thị Anh VânHọc viên: Lê Thị Mai Anh Lớp: 15M-QT61 VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI KHOA SAU ĐẠI HỌC ***** BÀI TẬP MÔN MARKETING NÂNG CAO Câu hỏi: Hãy chỉ ra những điểm mạnh,
Trang 1Giảng viên : PGS.TS Lê Thị Anh Vân
Học viên: Lê Thị Mai Anh
Lớp: 15M-QT61
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
KHOA SAU ĐẠI HỌC
*****
BÀI TẬP MÔN MARKETING NÂNG CAO
Câu hỏi: Hãy chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu và sự khác biệt của các chiến
lược Marketing mà hai công ty Iphone và Nokia ra mắt sản phẩm E75 đã sử dụng?
Trả lời:
Chiến lược Marketing: Là chiến lược của doanh nghiệp trong việc tìm kiếm và tạo ra các sản phẩm có khả năng cạnh tranh lớn để thành công trong trao đổi ở trên thị trường và ngoài xã hội đem lại lợi nhuận cao, sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp.
Như vậy chiến lược Marketing là chiến lược của doanh nghiệp trong việc thâm nhập thị trường; phát triển thị trường trong môi trường xã hội, duy trì sự phát triển, đổi mới sản phẩm để đạt được mục đích của doanh nghiệp.
Nói một cách khác, chiến lược Marketing là chiến lược của doanh nghiệp làm việc trực tiếp với thị trường và ngoài xã hội.
Chiến lược Marketing của doanh nghiệp bao gồm 3 nội dung lớn: 1 Các quan điểm tham gia trao đổi trên thị trường (tìm ra đúng sản phẩm mà thị trường cần, cách thực hiện ý đồ chế tạo sản phẩm, phương thức cạnh tranh, trao đổi sản phẩm trên thị trường); 2 Các nhiệm vụ và mục tiêu cần đạt trong trao đổi ở thị trường; 3 Các biện pháp, giải pháp, nguồn lực cần sử dụng để đạt được nhiệm vụ mục tiêu chiến lược marketing.
Cụ thể chúng ta đi vào phân tích chiến lược marketing của hai ông lớn
là Công ty Iphone và Nokia với sản phẩm N75:
1. Những chiến lược Marketing của Công ty Iphone:
Nếu được hỏi những công ty công nghệ nào sáng tạo và mưu trí nhất trong 10 năm qua, nhiều khả năng Apple sẽ là một trong những cái tên bạn nghĩ đến đầu tiên Khỏi phải bàn cãi, cứ nhìn cách Apple khiến hàng triệu người đứng xếp hàng trong lạnh giá chỉ để mua một chiếc điện thoại thì rõ.
Trang 2Và có một thực tế sẽ khiến nhiều người ngạc nhiên, đó là Apple không phải công ty đầu tiên nghĩ ra những sản phẩm đầy sức hút như: máy nghe nhạc mp3, máy tính bảng hay smartphone Ngoài ra, Apple cùng với các đối thủ của mình, như Google, RIM hay Microsoft đều cùng sử dụng các thành tố như nhau, chia sẻ chung nguồn nhân lực, và đều có năng lực tài chính dư giả Vậy sự khác biệt ở đây là gì? Tại sao người ta lại mua iPods thay vì Zunes, chọn iPhone hơn là chứ không phải những chiếc BlackBerry?
Marketing "đa lớp"
Điểm cốt lõi trong hoạt động marketing của Apple rất giống như một củ hành Từng lớp riêng biệt kết hợp với nhau tạo thành một bức tranh toàn cảnh Ở mọi khâu, từ phát triển sản phẩm đến tiếp thị đều có các bước: thu thập dữ liệu, đánh giá và ý tưởng Tại Apple không hề có cái gọi là “bộ phận marketing” chuyên biệt quản lý mọi hoạt động quảng cáo và kế hoạch; thay vào đó, cả công ty cùng với khách hàng của mình chính là bộ phận marketing Apple là một ví dụ điển hình nhất cho tư duy marketing “Purple Cow” trong cuốn sách cùng tên của Seth Godin: Tất cả mọi thứ của công ty, từ đóng gói sản phẩm đến các thiết kế đơn giản mà tinh tế, ngay cả địa chỉ của công ty (số
1 Infinite Loop) đều muốn thể hiện đẳng cấp vượt trội.
Mấy người xếp hàng ngoài kia liệu có phải chỉ đơn giản muốn mình là người đầu tiên được cầm trong tay chiếc iPad? Không hẳn vậy Họ làm thế là để thể hiện cái tôi của mình Chiến thuật marketing của Apple thúc đẩy thứ ham muốn đó Họ lôi kéo mọi người tập hợp lại một cách vô thức xung quanh một
“lý tưởng chung” bằng sự kết hợp tài tình các chiến thuật tiếp thị, tâm lý và
xã hội
Trang 3Làm thế nào Apple có thể khiến mọi người mê mẩn suốt hàng thập kỷ qua?
“Nó giống như một sự sùng bái Chính lòng trung thành của khách hàng đã cứu vớt Apple qua những thời khắc quyết định tồi tệ nhất trong kinh doanh
mà tôi chưa từng thấy ở đâu khác.” Cựu CEO Apple Gil Amelio ngụ ý nói.
Apple đã gần đến mức độ như một thứ tôn giáo Marketing của Apple là kết hợp chiến thuật tạo cảm giác “chậm chân thì không đến lượt” (scarcity marketing) và tâm lý “ăn theo” (social proof) cho khách hàng Chiến thuật này đã được sử dụng từ năm 1984 trong mẩu quảng cáo “Big Brother” Một thông điệp đã được truyền tải tới cả một thế hệ: “Throw off your shackles Break the status quo Think different.”.
Mẩu quảng cáo đã buộc người ta phải suy nghĩ lại về những sự lựa chọn dễ dãi khi mua sắm và bắt đầu khơi gợi những sự lựa chọn khác Đây không còn đơn giản là việc mua một cái máy tính mới nữa, mà đó là cả một tư duy mua sắm mới.
Tất nhiên, bài viết này không phải chỉ để tấm tắc khen Apple tài giỏi Bài viết này sẽ chỉ cho bạn thấy, bạn cũng có thể xây dựng một cố máy tiếp thị thông minh, đổi mới và đầy sáng tạo Bạn cũng có thể tạo ra những khách hàng sùng bái không khác gì Apple.
Chiến lược thứ nhất: Truyền thông điệp từ trong cốt lõi ra ngoài
Là chủ doanh nghiệp, bạn làm cách nào để tiếp cận những khách hàng sớm thích nghi, những người rất nhạy bén với những cái mới? Và làm thế nào để
họ tiếp tục truyền đi những thông điệp của bạn đến nhóm khách hàng đại chúng? Simon Sinek trong một bài nói tại TED đã chỉ ra cách Apple làm marketing, cũng như cách những nhà phát minh, nhà cách mạng khác trong quá khứ như Martin Luther King hay anh em nhà Wright đã làm Tất cả bọn
họ đều theo một quy trình truyền tải thông điệp khác với cách thông thường Sinek đã chỉ ra rằng, dù không có nhiều tiền, không có nhiều mối quan hệ, không có những bộ óc xuất chúng, các cá nhân hoặc công ty vẫn có thể trở nên nổi bật cách đảo ngược cách truyền đạt thông điệp tới mọi người Sinek gọi đó là "The Golden Circle" Theo ông, thông điệp marketing của các công ty, bao gồm cả các công ty có vốn lớn và nổi tiếng nhất, thường như sau:
• 100% các công ty biết họ làm gì
• Một số biết họ làm thế nào
• Rất ít biết tại sao họ làm những gì đang làm
Sinek nhấn mạnh ở chỗ: Rất ít công ty biết chính xác tại sao họ làm những gì đang làm Lý do công ty tồn tại? Động lực nào thúc đẩy các CEO thức dậy mỗi buổi sáng? Trừ khi công ty của bạn nhận thức rõ được niềm tin và những thông điệp cốt lõi, còn không bạn sẽ vẫn tiếp tục truyền đi thông điệp theo cách thông thường, ví dụ như:
Trang 4Thông điệp của phương pháp marketing truyền thống (ví dụ cho một hãng sản xuất xe hơi):
Phương pháp truyền thống này được sử dụng bởi phần lớn các công ty, bắt đầu với “Làm gì” và kết thúc bằng “Tại sao”.
Thông điệp của phương pháp "The Golden Circle" (được Apple sử dụng):
Trang 5Phương pháp này được Apple, anh em nhà Wright và Martin Luther King sử dụng, bắt đầu bằng câu hỏi "Tại sao": Lý do căn bản cho sự tồn tại và hoạt động của công ty.
Sự phát triển hệ thống niềm tin cốt lõi là lý do thu hút mọi người đi theo một cách sùng bái Một khi Apple còn duy trì được thông điệp mạnh mẽ từ cốt lõi,
họ sẽ còn bán được nhiều thứ khác ngoài máy tính.
Chiến lược thứ 2: Tìm cách tiếp cận nhóm khách hàng tiên phong và để
họ truyền thông giúp bạn
Sáng tạo và độc đáo thôi chưa đủ để đảm bảo thành công Bạn cần phải đạt tới và vượt qua "điểm bùng phát" (the tipping point) bao gồm nhóm khách hàng sớm thích ứng và nhóm khách hàng đại chúng sớm chấp nhận xu thế Điều này được giải thích theo nguyên lý Law of Diffusion of Innovation áp dụng cho mọi sản phẩm công nghệ, từ lúc ra mắt cho tới khi ngừng sản xuất Apple đã tự nhận cho mình sứ mệnh làm mê đắm các tín đồ công nghệ và những ai yêu thích sáng tạo Đây cũng chính là những người sẽ giúp họ truyền bá hình ảnh cho những người khác Họ thực hiện sứ mệnh này cho Apple trên mọi mặt trận: từ khắc tên lên iPhone đến trang bị iPad cho trường tiểu học
Nhiều sản phẩm đột phá đã rớt xuống “vực” (the chasm) vì không tạo ra đủ lượng khách hàng “đại chúng sớm chấp nhận theo xu thế”.
Nếu bạn cũng là người đam mê công nghệ như Apple và luôn muốn tạo ấn tượng đi đầu trong những xu hướng công nghệ mới nhất, thì các sản phẩm của Apple chính là thứ dành cho bạn Xu hướng mới sẽ lan truyền bắt đầu từ những người tiên phong như bạn đến tất cả những người còn lại.
Chiến lược thứ 3: Tạo ấn tượng khác biệt nhưng vẫn không xa rời thực
tế nhu cầu của khách hàng
Chắc chắn không phải Apple không gặp tình trạng bị từ chối, và đương nhiên bạn cũng vậy Thực ra, cho đến tận thập kỉ trước, việc sở hữu một món đồ
Trang 6của Apple làm bạn cảm thấy phiền toái hơn là thấy mình sành công nghệ Nhất là với dân lập trình Nếu muốn tỏ ra “sành điệu, cá tính” một tí thì có thể bạn sẽ chọn Linux Nhưng hiện nay có thể thấy rất nhiều lập trình viên đã chọn Mac.
Theo Guy Kawasaki viết trong cuốn Enchantment của ông thì lý do những máy Mac đầu tiên thất bại giữa thời đại PC thống trị là vì những người tạo ra Mac khi đó tưởng mình biết nhu cầu của mọi người Họ đã tạo ra những chiếc máy tính khác biệt và dễ sử dụng, nhưng cấu hình yếu và đắt.
Apple đã thực sự trỗi dậy (có nhiều người còn cho rằng họ đã thống trị) trong thị trường điện tử từ những năm cuối thập kỉ 90 của thế kỉ trước cùng với sự xuất hiện của iMac với nhiều màu sắc bắt mắt thay vì chỉ màu xám hoặc be đơn điệu trước đó Ngoài ra, điểm mạnh nhất của iMac là khả năng kết nối Internet dễ dàng: chỉ cần cắm dây điện thoại vào là xong Chỉ riêng tính năng này đã rất hấp dẫn đối với những người mới sử dụng Internet.
Chiếc iMac thế hệ đầu tiên thật sự khác biệt nhưng vẫn đánh đúng nhu cầu Câu chuyện của 10 năm sau Để khuyến khích mọi người mua iPod thay vì những máy chơi mp3 bình thường khác, Apple đã phải sáng tạo lại cách chúng ta nhìn nhận các file nhạc iPod đầu tiên có thể chứa tới 5GB nhạc, tương đương 1000 bài hàt, lớn hơn rất nhiều so với bất kì máy chơi mp3 nào thời đó Sau đó với sự ra đời của iTunes, mọi người bỗng nhiên có thể chọn download đúng những bài mình thích với mức phí rẻ hơn nhiều so với mua trọn cả CD.
Trang 7Nhưng lý do iPod trở thành sản phẩm bán chạy nhất (hit seller) không phải dung lượng lưu trữ lớn Thực tế đó là do (ở thế hệ iPod sau đó) nó có thể kết nối với PC (qua iTunes) Như vậy hàng triệu người dùng PC có thể sắp xếp và thưởng thức bộ sưu tập nhạc của mình mà không cần phải có máy Mac Đối với nhiều người, iPod là sản phầm đầu tiên của Apple họ sử dụng Và họ thích đến mức không thể không đem đi khoe với người khác.
Bài học rút ra từ sự trỗi dậy bất ngờ của iMac và iPod là: sản phẩm càng sáng tạo, càng thú vị và có sức ảnh hưởng thì càng khó thuyết phục mọi người thử dùng Giải pháp là phải tìm ra mọi người thực sự muốn gì (chứ không phải cái gì bạn cho là họ muốn) và suy xét xem liệu họ có sẵn sàng thử trải nghiệm sản phẩm của bạn để thỏa mãn cái điều họ muốn không.
Chiến lược thứ 4: Tạo cảm giác dễ chịu cho khách hàng khi đón nhận những điều mới mẻ
Đôi khi mọi người đơn giản là không muốn thay đổi cho dù sản phẩm mới của bạn tốt hơn hẳn thứ họ đang dùng Thay đổi là một điều khó vì người ta không biết thay đổi rồi sẽ ra sao, thậm chí đôi khi nó còn gây hại Để thuyết phục mọi người dùng thử sản phẩm của mình, theo cách mà Apple và một số công ty hàng đầu khác đã làm, đó là hãy tạo điều kiện tối đa cho mọi người thử dùng Hãy cân nhắc các câu hỏi sau:
• Làm thế nào để người ta mua và sử dụng hàng của bạn? Sau bao lâu họ bắt đầu thấy sự khác biệt?
• Có tốn thời gian và tiền bạc không khi đổi sang sử dụng sản phẩm của bạn?
• Nếu không thích sản phẩm của bạn khi đã dùng thử thì sao? (có được trả lại không? )
Như đã biết, cách Apple làm marketing là muốn ưu tiên truyền tải thông điệp
“tại sao” đầu tiên Sau đó mới nói cho mọi người biết họ "làm gì" và "làm thế nào" Hãy tập trung vào lý do để tiếp cận những người có chung chí hướng với mình Những người này có thể cũng không mua hàng của bạn, nhưng không sao cả vì họ không phải nhóm khách hàng lớn nhất
Apple có một lượng fan trung thành, gần như là sùng bái, đối với các sản phẩm của họ Họ truyền đạt thông điệp đến lượng fan này qua mọi thứ họ làm, từ quảng cáo Mac vs PC đến thiết kế và tính năng sản phẩm Không phải nói quá - đó chính là niềm tin vững vàng của fan vào các sản phẩm Apple, như Sinek nói: “Người ta không mua cái bạn làm, mà mua vì lý do tại sao bạn làm.”
Một khi mọi người đã bị thuyết phục rằng lý tưởng của bạn có giá trị, họ sẽ dễ dàng trở nên thân thiện nhanh chóng.
Và đó không chỉ là chiến lược marketing Não của chúng ta được lập trình theo cách chỉ phản ứng khi và chỉ khi hệ thống niềm tin của chúng ta bị tác động Còn nếu không, bộ não chỉ đơn giản đưa ra phản hồi “nghe ko hợp lý” Nếu thông điệp marketing tác động được đến não bạn, bạn sẽ gật gù tán đồng
Trang 8một cách rất cảm tính khi xem xét các tính năng và lợi ích của sản phẩm, vốn được tạo ra với chủ ý dụ bạn mua hàng.
Qua chiến lược Marketing của Công ty Iphone (Apple) ta thấy được điểm mạnh, điểm yếu như sau:
1.1 Điểm mạnh (Strenght)
• Thương hiệu: Apple là một công ty hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ với
thương hiệu “quả táo khuyết” nổi tiếng hàng đầu thế giới Trong những năm qua, Apple đã xây dựng được thương hiệu vững chắc trên thị trường IT.Có thể nói mỗi khi nhắc tới Apple, người ta sẽ nghĩ tới một thương hiệu nổi tiếng, an toàn và đẳng cấp
• Sản phẩm đẳng cấp: Sản phẩm của Apple bao gồm: máy tính để bàn, máy tính
xách tay, máy nghe nhạc kỹ thuật số, điện thoại di động Các sản phẩm này đã chiếm được tình cảm của phần đông khách hàng trên toàn thế giới bới chất lượng sản phẩm luôn đi kèm với vẻ đẹp hình thức Các sản phẩm của Appe có thể nói là hoàn hảo tới từng chi tiết, từ thiết kế, đóng gói cho tới cả những mẫu quảng cáo
• Kho ứng dụng khổng lồ: Nhiều chuyên gia phân tích cho rằng kho ứng dụng
cho các sản phẩm của hãng, đặc biệt là cho iPhone và iPad đã tạo ra lượng khách hàng trung thành khổng lồ với thị trường smartphone và máy tính cá nhân Với 400.000 ứng dụng Apple đang sở hữu, sản phẩm iPhone có thể được cá nhân hóa
để không cái nào giống cái nào
• Lòng trung thành khách hàng: Hình ảnh “quả táo cắn dở” đã đi sâu vào tâm trí
người tiêu dùng, đặc biệt là giới trẻ với sự yêu mến và hãnh diện khi được sở hữu một sản phẩm Apple Bên cạnh đó, Apple cũng rất thành công trong việc thu hút khách hàng mới
• Lắng nghe: Điều quan trọng nhất mà các doanh nghiệp cần lưu tâm, đó là tạo ra
cho khách hàng những trải nghiệm mới và từ đó để cho những khách hàng trung thành và những phương tiện truyền thông giúp mình bán hàng Đây chính là cách mà Apple đã làm Để khách hàng sử dụng sản phẩm của mình, sau đó thu thập ý kiến của họ về sản phẩm Căn cứ vào đó, Apple sẽ tạo ra những sản phẩm phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng và thu được những phản hồi rất tích cực từ khách hàng
• Luôn đi trước một bước: Một trong những cách tốt nhất để bạn có thể đạt được
những nỗ lực marketing của mình là luôn đi đầu trong các dòng sản phẩm bằng cách chiếm lĩnh thị trường lớn Và không còn sự lựa chọn nào khác đó là bạn phải thật sự nổi bật Cách đây khoảng 5 năm, sau khi chiếm lĩnh thị trường MP3 Apple có thể đã tự tin với những thành công của mình Thế nhưng đó không phải là những gì mà hãng này đã làm Họ tiếp tục sáng tạo, nghiên cứu và tiếp thị nhiều sản phẩm mới, và sau đó iPhone, iMac lần lượt ra đời Có thể thấy rắng, LG, Samsung, HTC, và Nokia, tất cả đều có những tiện ích tương tự như iPhone
• Một CEO có uy tín: Steve Jobs, CEO của Apple đã chiếm được trái tim khách
hàng nhờ uy tín, tài năng và sự thân thiện Apple dưới thời Steve Jobs không chỉ đưa ra những sản phẩm mới, đẳng cấp cho khách hàng mà còn thể hiện được mình là một thương hiệu “sạch sẽ” và uy tín
Trang 9• Một cái tên dễ nhớ: Hãy nhìn tên các sản phẩm của Apple: iPod, iPhone, iMac
v.v… Không phải cái tên nào cũng hoàn hảo nhưng tất cả chúng đều dễ nhớ Và hãy thử so sánh những cái tên này với tên của các bộ phận máy móc Đây cũng
là một điểm mà chúng ta nên học tập từ Apple Hãy đặt mình vào vị trí của khách hàng để xem họ có gặp khó khăn nào trong việc khi nhớ hoặc truy cập địa chỉ website cũng như diễn đàn chung của doanh nghiệp mình không để từ đó có những bước đi vững chắc và xây dựng thương hiệu thành công cho doanh nghiệp
1.2 Điểm yếu (Weakness):
• Sản phẩm: Một số sản phẩm Apple được ra mắt công chúng nhưng lại gặp phải
một số lỗi kỹ thuật hoặc không tiện ích Ví dụ, Apple tự tin cho rằng iPad 2 sẽ là thiết bị của kỷ nguyên hậu PC Thế nhưng, người dùng vẫn cần phải kết nối iPad với một máy tính để kích hoạt và đồng bộ Bên cạnh đó, Apple iPod Nano cũng mắc phải lỗi màn hình và Apple đã phải thu hồi và thay thế tất cả các sản phẩm
bị lỗi
• Giá cả: Có thể dễ dàng nhận thấy rằng, giá của các sản phẩm Apple trên thị
trường Việt Nam nói riêng và thị trường thế giới nói chung đang đứng ở mức cao Vẫn biết rằng chính sách của Apple là hướng tới đối tượng khách hàng ở nhóm trên, tuy nhiên với mức giá như hiện nay thì chỉ có 1 bộ phận nhỏ khách hàng mới đủ khả năng sở hữu một sản phẩm Apple
Dù có thích Apple hay không, thì chiến thuật marketing của họ quả là một thứ rất đáng gờm - một chiến thuật vẫn chưa có công ty công nghệ nào khác bắt chước được Bạn nghĩ gì về thông điệp của họ và làm cách nào áp dụng vào chính việc kinh doanh của mình? Bạn có thể lôi kéo khách hàng tin theo lý tưởng của mình không? Hay đó chỉ toàn là mấy chiêu tiếp thị lừa gạt?
Hãy comment ý kiến của bạn nhé!
2.Những chiến lược marketing của Nokia:
Kết quả của chiến dịch đúng như Nokia mong đợi Tuy không tiết lộ con số cụ thể, nhưng theo ông Minh, với việc tiếp thị qua video clip trên các trang web và chọn quảng cáo đúng “giờ vàng” trên phương tiện truyền thông phù hợp (truyền hình, báo in), ngân sách tiếp thị đã tiết kiệm khoảng 50%.
Với chiêu thức mới, Nokia đã tiết kiệm 50% ngân sách tiếp thị công ty.
Ngày nay, ngay cả các tập đoàn đa quốc gia có tiềm lực tài chính vững mạnh, cũng phải tìm mọi cách để tiết giảm ngân sách tiếp thị mà vẫn đạt được hiệu quả mong đợi Nokia tại Việt Nam cũng triển khai một chiêu thức
để đạt được mục tiêu ấy.
Câu chuyện của Nokia N75
Trang 10Có một chàng nhân viên văn phòng bảnh bao, sau bao phen vất vả trong “giờ cao điểm”, anh vẫn không thể hoàn thành công việc xếp giao Anh cũng “Hẹn hò qua mạng” mà không biết trong các cô gái mặc áo hoa ở quán
cà phê kia, ai là người mà anh đã hẹn.
“Giờ cao điểm” và “Hẹn hò qua mạng” là tên của hai video clip hài hước, đưa ra tình huống nan giải từ một nhân vật gặp khó khăn trong việc nhận và gửi email trong tình trạng khẩn cấp Hai video clip đang được truyền đi khá nhiều trên các website, blog, diễn đàn như Clip.vn, Youtube.com, Zing.vn, Vietnamworks.com, caravat.com, nokia.com.vn Chàng trai ấy cần một giải pháp và anh đang kêu gọi mọi người tư vấn cho mình.
Chỉ trong 2 tuần, hơn 3.500 người đã gửi “giải pháp” về cho Nokia Từ đây, câu chuyện của chàng trai sẽ kết thúc “có hậu” khi anh có Nokia N75, đúng như thông điệp của nó: “Với Nokia N75, email chưa bao giờ dễ dàng đến thế”!
Điều được thể hiện nhiều đằng sau câu chuyện của chàng trai trên là chiến dịch tiếp thị của Nokia nói riêng và Nokia N75 nói chung Chiến dịch này
có vẻ phù hợp với thực tiễn vì 3 lý do: dân số trẻ Việt Nam đang nghiện thế giới mạng Họ không muốn tiếp nhận kiểu quảng cáo hô hào, khó hiểu và đặc biệt là các sản phẩm công nghệ Quan trọng hơn, kinh tế khó khăn khiến các nhà kinh doanh nghĩ đến những giải pháp tiếp thị ít tốn kém, mang đến nhiều cảm xúc hơn và dễ đi vào lòng người Ông Nguyễn Hà Đức Minh, Giám đốc tiếp thị Nokia khu vực Đông Dương, cho biết, đối với một công ty hàng tiêu dùng đa quốc gia,câu chuyện tiếp thị của họ rất dễ hình dung Tiếp thị rộng khách với ngân sách lớn trên các kênh truyền thông truyền thống Ông cho rằng, đã đến lúc tạo nên chiêu thức tiếp thị mới, tiết kiệm nhưng hiệu quả hơn, như câu chuyện Nokia N75 vừa kể.
Thực chất, chiêu thức tiếp thị trải nghiệm qua việc tạo lập video clip tình huống, phát tán qua mạng, thu hút cộng đồng không phải là mới Honda
đã làm sự kiện tặng trái tim áo trên Facebook nhân ngày lễ tình nhân Giày Geox năm 2008 cũng thực hiện chiến dịch tương tự ở Việt Nam với video clip
“Giày biết` thở” Tuy nhiên, ở Nokia, chiến dịch được nâng lên một bước khi tạo tương tác hai chiều với cộng đồng thông qua tình huống “nêu vấn đề” và
“tìm giải pháp” Đây là cách làm tăng độ cảm xúc cho người tham gia Ông Minh nói: “Lúc này, không thể nói cho người khác nghe rằng bạn có thứ này rất tốt, hãy mua nó đi! Điều bạn cần làm là giúp mọi người trải nghiệm nó thực sự.
Xu hướng tích hợp dịch vụ đa dụng