1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu là hình thức khai thác vận tải tàu chuyến, chở hàng hóa xi măng đóng bao, thời gian vận chuyển, chi phí biến đổi qua các cảng hải phòng, jakarta và surabaya

29 396 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 312,5 KB

Nội dung

Trong phương thức thuê tàu chuyến, mối quan hệ giữa người thuê tàu chủ hàng với người cho thuê tàu chủ tàu được điều chỉnh bằng một văn bản gọi là hợp đồng thuê tàu chuyến Voyage charter

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÁC HÌNH THỨC THUÊ TÀU BIỂN 2

1.1 Mô hình vận tải tàu chuyến 2

1.1.1 Khái niệm 2

1.1.2 Đặc điểm 2

1.1.3 Phương thức thuê tàu chuyến 3

1.1.4 Hợp đồng thuê tàu chuyến (Voyage Chater Party (C/P)) 4

1.2 Mô hình vận tải tàu chợ (Liner ) 5

1.2.1 Khái quát về hình thức vận tải tàu chợ 5

1.2.2 Trình tự thuê tàu và các điều khoản cơ bản 7

1.3 Thuê tàu định hạn 8

1.3.1 Khái niệm 8

1.3.2 Đặc điểm của phương thức thuê tàu định hạn 9

1.3.3 Trình tự các bước thuê tàu định hạn 9

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH CƠ SỞ DỮ LIỆU 11

2.1 Đơn chào hàng 11

2.2 Hàng hóa xi măng 12

2.2.1 Khái niệm 12

2.2.2 Đặc tính của xi măng 12

2.2.3 Cách bảo quan Xi măng 12

2.3 Tàu Mỹ Thịnh 13

2.4 Thông tin về các cảng trong hành trình của tàu 14

2.4.1 Cảng Sài Gòn 14

2.4.2 Cảng Hải Phòng 14

2.4.3 Cảng Jakarta 15

2.4.4 Cảng Surabaya 15

CHƯƠNG III: BÀI TẬP 17

3.1 Lập sơ đồ hành trình của tàu chuyến qua các cảng 17

Trang 2

3.2 Tính toán theo yêu cầu đồ án 17

3.2.1Đánh giá tàu có thỏa mãn laycan không? 17

3.2.2 Thời gian toàn chuyến đi 17

3.2.3 Chi phí chuyến đi ( chi phí biến đổi) của chủ tàu 19

KẾT LUẬN 25

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay, vận tải đóng vài trò rất quan trọng,liên kết các nền kinh tế, rút ngắn khoảng cách về không gian địa lý nhằm giảm chiphí, giảm giá thành sản phẩm và thúc đẩy thương mại phát triển Trong thương mạiquốc tế, vận tải biển đóng vai trò đặc biệt quan trọng, khoảng 80% hàng hóa xuấtnhập khẩu được vận chuyển bằng đường biển (do đặc thù ngành vận tải biển tạo ranhững lợi thế cạnh tranh như phạm vi vận tải rộng, sức chuyên chở lớn và chi phívận chuyển thấp) Do vậy ngành vận tải biển trở thành ngành kinh doanh dịch vụtiềm năng Việt Nam có vị trí địa lý thuận lợi nằm trên đường hàng hải quốc tế, có

bờ biển dài, có cảng biển sâu Đây là điều kiện để phát triển ngành vận tải biển.Trong những năm gần đây, ngành vận tải biển của Việt Nam đã không ngừng pháttriển và đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của kinh tế đất nước

Để tận dụng được những ưu điểm đó, người ta tích cực khai thác các môhình vận tải đường biển bao gồm: hình thức vận tải tàu chuyến, hình thức vận tảitàu chợ và hình thức vận tải tàu định hạn Mỗi hình thức có những ưu nhược điểmkhác nhau Trong yêu cầu của đồ án đề 224 nội dung em cần nghiên cứu là hìnhthức khai thác vận tải tàu chuyến, chở hàng hóa xi măng đóng bao, thời gian vậnchuyển, chi phí biến đổi qua các cảng Hải Phòng, Jakarta và Surabaya

Nội dung đồ án gồm 3 chương:

CHƯƠNG 1: Cơ sở lý thuyết

CHƯƠNG 2: Phân tích số liệu ban đầu

CHƯƠNG 3: Giải quyết yêu cầu đồ án

Do trình độ còn hạn chế, kinh nghiệm làm bài còn chưa nhiều, quỹ thời gian nghiên cứu eo hẹp nên khó tránh khỏi những thiếu xót Qua đây em xin chân thành cảm ơn cô giáo hướng dẫn: Nguyễn Lê Hằng đã hướng dẫn, giúp đỡ em trong quá trình xây dựng và hoàn thiện đồ án này

Xin chân thành cảm ơn! Hải Phòng, tháng 4, năm 2016 Sinh viên

Vũ Thị Quỳnh Liên

Trang 4

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÁC HÌNH THỨC

THUÊ TÀU BIỂN1.1 Mô hình vận tải tàu chuyến

+ Lịch trình , số lượng cảng ghé, thòi gian vận chuyển:

 Lịch trình theo yêu cầu của chủ hàng

 Số lượng cảng ghé (Ports of Calls) tùy thuộc vào thỏa thuận giữa hãng vậntải với chủ hàng

 Thời gian của hành trình tính từ thời điểm bắt đầu tham gia thực hiện hợpđồng mới cho tới khi hoàn thành việc trả hàng tại cảng đích

+ Hợp đồng thuê tàu chuyến: Hợp đồng thuê tàu chuyến (Voyage CharterParty- C/P) và vận đơn đường biển là hai văn bản điểu chỉnh mối quan hệ giữa cácbên

+ Vận đơn đường biển: Được hiểu như giấy biên nhận hàng hóa

+ Giá cước vận chuyển: Do thỏa thuận của người thuê tàu và chủ tàu

+ Trách nhiệm của người chuyên chở: Người chuyên chở có thể là chủ tàuhoặc không Các trách nhiệm của người chuyên chở được quy định trong hợp đồngvận chuyển do hai bên thỏa thuận

Trang 5

1.1.3 Phương thức thuê tàu chuyến

1.1.3.1 Khái niệm

Thuê tàu chuyến (Voyage) là chủ tàu (Ship-owner) cho người thuê tầu

(Charterer) thuê toàn bộ hay một phần chiếc tàu để chuyên chở hàng hóa từ cảng này đến cảng khác Trong phương thức thuê tàu chuyến, mối quan hệ giữa người thuê tàu (chủ hàng) với người cho thuê tàu (chủ tàu) được điều chỉnh bằng một văn bản gọi là hợp đồng thuê tàu chuyến (Voyage charter party) viết tắt là C/P Hợp đồng thuê tàu do hai bên thoả thuận ký kết

1.1.3.2Ưu nhược điểm của hình thức thuê tàu chuyến:

+Tốc độ chuyên chở hàng hoá nhanh vì tàu thuê thường chạy thẳng từ cảng xếpđến cảng dỡ, ít ghé qua các cảng dọc đường

+Linh hoạt, thích hợp với việc vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu khôngthường xuyên, tàucó cơ hội tận dụng được hết trọng tải trong từng chuyến đi.Nếu nguồn hàng ổn định thì hình thức khai thác tàu chuyến có thể đạt hiệu quảcao

-Nhược điểm:

+Kỹ thuật thuê tàu, ký hợp đồng rất phức tạp

+Giá cước biến động thường xuyên và rất mạnh đòi hỏi người tuờ tàu phải nắmvững thị trường nếu không sẽ phải thuê với giá đắt hoặc khụng thuờ được

+Khó tổ chức, khó phối hợp giữa tàu và cảng cùng các bên liên quan khác Vì vậy nếu tổ chức không tốt thì hiệu quả khai thác tàu chuyến thấp Đội tàu chuyến không chuyên môn hóa nên việc thỏa mãn nhu cầu bảo quản hàng hóa thấp hơn so với tàu chợ

Trang 6

1.1.4 Hợp đồng thuê tàu chuyến (Voyage Chater Party (C/P))

1.1.4.1 Khái niệm

- Theo Điều 71, Bộ luật Hàng Hải Việt Nam 2005: “Hợp đồng vận chuyển theo chuyến là hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển được giao kết với điều kiện người vận chuyển dành cho người thuê vận chuyển nguyên tàu hoặc một phần của tàu cụ thể để vận chuyển hàng hóa theo chuyến”

- Theo tập quán hàng hải, hợp đồng thuê tàu chuyến (Voyage C/P) là một loại hợp đồng chuyên chở hàng hóa bằng đường biển, trong đó người chuyên chở cam kết chuyên chở hàng hóa từ cảng này để giao cho người nhạn ở một hay nhiều cảng khác, người thuê tàu cam kết trả cước phí chuyên chở theo mức hai bên đã thỏa thuận

- Chào tàu có 3 dạng:

+ Chào tàu cố định (Firm offer)

+ Chào tàu không cố định (Prospective offer)

+ Chào tàu có điều kiện (Offer subject to…)

c) Xác nhận chào tàu hay giai đoạn đàm phán (Charetering negotiations):

Trang 7

+ Chấp nhận thuê hoàn toàn theo đơn chào tàu (Clean accept)

+ Từ chối hoàn toàn không mặc cả (Charterer’s decline owner’s offer withoutcounter)

+ Từ chối đơn chào tàu và chào lại (Chareterer’s decline owner’s offer andcounter-offer as follows…)

-Người thuê tàu và người cho thuê tàu sẽ liên tục xác nhận và sửa đổi các điều khoản do người thuê tàu đưa ra cho đến khi hai bên hoàn toàn thống nhất các điều khoản

-Nếu vẫn chưa hoàn toàn chấp nhận nội dung các điều khoản do người thuê tàu đưa ra, người cho thuê tàu lại tiếp tục gửi lại thư xác nhận cho người thuê tàu.d) Ký kết hợp đồng thuê tàu(C/P)

- Giai đoạn thứ nhất: Sau khi người thuê tàu đồng ý về nội dung điều khoản trongthư xác nhận chào tàu cuối cùng (Last counter) của người cho thuê tàu, giai đoạnđàm phán sẽ kết thúc bằng một thỏa thuận không chính thức (Informal agreement).Các bên tổng hợp và xác nhận lại các vấn đề đã thỏa thuận (Recap)

- Giai đoạn thứ hai: là giai đoạn soạn thảo và ký kết hợp đồng

- Việc ký kết hợp đồng giữa người thuê tàu và người cho thuê tàu có được thực

sự thực hiện thông qua người môi giới

1.2 Mô hình vận tải tàu chợ (Liner )

1.2.1 Khái quát về hình thức vận tải tàu chợ

1.2.1.2 Đặc điểm của vận tải tàu chợ

- Tàu chạy giữa các cảng theo một lịch trình công bố trước;

- Chứng từ điều chỉnh các mối quan hệ trong thuê tàu chợ là Vận đơn đường biển(Bill of Lading- B/L);

Trang 8

- Khi thuê tàu chợ, chủ hàng không được tự do thỏa thuận điều kiện, điều khoảnchuyên chở mà phải tuân thủ các điều kiện in sẵn của vận đơn đường biển;

- Cước phí trong thuê tàu chợ thường bao gồm cả chi phí xếp dỡ hàng hóa vàđược tính toán theo biểu cước (Tariff) của hàng tàu;

- Chủ tàu đóng vai trò là người chuyên chở, là người chịu trách nhiệm về hànghóa trong suốt quá trình vận chuyển;

- Các chủ tàu chợ thường cùng nhau thành lập các Công hội tàu chợ (LinerConference) hoặc Công hội cước phí (Freight Conference) để không chế thị trường

và nâng cao khả năng cạnh tranh;

- Để tránh tình trạng cạnh tranh khốc liệt giữa các hãng vận tải trên cùng mộttuyến và tăng hiệu quả vận tải container bằng đường biển, các hãng tàu có chiếnlược liên minh cùng kinh doanh trên tuyến

- Có thể sử dụng hình thức thuê tàu chợ khi chủ hàng có hàng bách hóa, số lượngtùy ý và cảng xếp dỡ nằm trong lịch trình của tàu;

1.2.1.3 Mô hình tổ chức vận tải tàu chợ

- Tổ chức vận tải theo chuyến vòng tròn khép kín (Network Liner Service):

Hình 1: Mô hình tổ chức vận tải theo chuyến vòng tròn khép kín

- Tổ chức vận tải theo chuyến khứ hồi (Rounded Trip):

Hình 2: Mô hình tổ chức vận tải theo chuyến khứ hồi

A

C A

Trang 9

1.2.2 Trình tự thuê tàu và các điều khoản cơ bản

1.2.2.1 Trình tự thuê tàu

Bước 1: Đăng ký gửi hàng (booking) với đại diện của hãng tàu hoặc đại lý củahãng tàu: Chủ hàng tiếp xúc với đại lý, đại diện của hãng tàu hoặc thuyền trưởng vàlập chứng từ lưu khoang (Booking Note) giữ chỗ trên tàu để vận chuyển hàng hóa.Các thông tin trên Booking Note bao gồm:

- Tên và địa chỉ người gửi hàng;

- Tên và địa chỉ người nhận hàng;

- Tên và địa chỉ người được thông báo;

- Tên tàu/ Số hiệu chuyến đi;

- Số lượng và chủng loại container;

- Trọng lượng (nếu có)

- Tên hàng;

- Cảng xếp, cảng dỡ;

- Cước phí;

Bước 2: Chuẩn bị hàng hóa hoặc container;

Bước 3: Làm thủ tục hải quan và các thủ tục khác;

Bước 4: Giao hàng cho tàu và lấy B/L;

1.2.2.2 Các điều khoản cơ bản trong vận tải tàu chợ

- Chi phí và tốc độ xếp dỡ hàng hóa:

+ Điều khoản về chi phí xếp, dỡ hàng hóa: Trong vận tải tàu chợ, để quy rõtrách nhiệm và chi phí xếp dỡ hàng hóa thuộc về bên nào, người ta thường áp dụngđiều kiện F.A.S (Free Alongside Steamer) Theo điều kiện này, người gửi hàng sẽphải chịu trách nhiệm và chi phí để đưa hàng đến dọc mạn tàu trong tầm với củathiết bị xếp dỡ tại cảng đi; chủ hàng chịu trách nhiệm và chi phí để xếp hàng lên tàu,sắp xếp hàng trong hầm tàu,chèn lót và dỡ hàng; người nhận hàng phải chịu tráchnhiệm và chi phí kể từ khi hàng được dỡ ra khỏi tàu, được đặt lên cầu tàu hoặcphương tiền cập mạn khác

+ Tốc độ xếp, dỡ hàng hóa (tốc độ làm hàng): Việc xếp dỡ trong vận tải tàu chợphải được tến hành theo diều kiện F.A.C (As Fast As Steamer Can Receive or

Trang 10

Deliver), nghĩa là làm hàng càng nhanh càng tốt theo khả năng/ mức độ xếp dỡ củatàu.

- Biểu cước tàu chợ (Liner freight tariff):

+ Là bản liệt kê giá cước tàu chợ theo thứ tự bảng chữ cái hoặc theo đặc tínhhàng hóa do hãng tàu đơn phương ấn định để thu cước đối với từng loại hoặc mặthàng chuyên chở Việc lập ra biểu cước vận tải tàu chợ trên các tuyến nhằm mụcđích để khách hàng có thể lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ vận tải thích hợp

+ Giá cước tàu chợ (Liner freight rate) được tính trên cơ sở giá thành vận tảithực tế và phần lãi dự kiến được thu vào Tổng chi phí để vận chuyển hàng baogồm:

Các loại phí khấu hao, duy tu sửa chữa và bảo hiểm tàu;

Lương bổng và bảo hiểm xã hội của thuyền viên;

Phí cung ứng vật phầm (Nhiên liệu, thực phầm, vật tư,…);

Phí bốc và dỡ hàng (Theo điều kiện bốc/dỡ tàu chợ);

Cảng phí, phí qua kênh đào quốc tê;

Phí quản lý, hành chính;

Ngoài ra: hệ số chất xếp hàng, cự li vận chuyển, tình hình thị trường vận tải,đồng thời quyết định thu thêm các loại phụ phí (Surcharges) có liên quan đến giáthành và thu nhập như: Phụ phí về giá dầu tăng (BAC- Banker AdjustmentCharges), phụ phí đồng tiền thanh toán mất giá (CAC- Currency AdjustmentCharges), phụ phí về cảng ùn tàu (Port congestion surcharges) trong những trườnghợp có biến động

1.3 Thuê tàu định hạn

1.3.1 Khái niệm

Thuê tàu định hạn ( Time charter ) là chủ tàu (ship-owner) cho người thuêtàu (charter) thuê toàn bộ con tàu để chuyên chở hàng hóa trong một khoảng thờigian và trong một hoặc nhiều vùng khai thác nhất định, tàu cho thuê định hạn thìchủ tàu mất quyền kiểm soát trong việc điều động và khai thác hàng hóa nhưng vẫntrực tiếp quản lý và trả lương cho đội thuyền viên Trong phương thức thuê tàu định

Trang 11

hạn, mối quan hệ giữa người thuê tàu và người chủ tàu được điều chỉnh bằng mộtvăn bản gọi là hợp đồng thuê tàu định hạn (Time charter) viết tắt là T/C

1.3.2 Đặc điểm của phương thức thuê tàu định hạn

- Mối quan hệ giữa người thuê và chủ tàu được điều chỉnh bằng văn bản là

hợp đồng thuê tàu định hạn

- Đây là hình thức cho thuê tài sản, trong suốt thời gian cho thuê, quyền sở

hữu con tàu vẫn thuộc về chủ tàu Chủ tàu chỉ chuyển nhượng quyền sử dụngcho người thuê

- Chủ tàu có trách nhiệm chuyển giao quyền sử dụng con tàu từ khi thực hiện hợp đồng có tác dụng và đảm bảo khả năng đi biển của tàu trong suốt thời giancho thuê

- Hết thời hạn người thuê phải trả lại tàu cho chủ tàu trong tình trạng kĩthuậtbảo đảm tại một cảng nhất định theo thời gian quy định

- Cước phí thuê tàu được tính theo đơn vị thời gian (USD/ngày, VND/ngày)

- Thuê tàu định hạn là hình thức cho thuê định hạn bao gồm cả thuyền viên

- Trong suốt thời gian cho thuê, thuyền trưởng và toàn bộ thuyền viên trên tàuchịu sự quản lý của người đi thuê Tất cả các chi phí liên quan đến khai thác contàu do người thuê tàu chịu, trừ tiền lương, tiền ăn và phụ cấp của thuyền viên

 Phương thức cho thuê tàu định hạn thường được áp dụng khi chủ tàu có khó khăn tạm thời trong việc tìm kiếm nguồn hàng để chuyên chở hay khi giá cước trênthị trường thuê tàu chuyến có xu hướng giảm lâu dài

1.3.3 Trình tự các bước thuê tàu định hạn

Bước 1: Người thuê tàu thông qua môi giới (Broker) yêu cầu thuê tàu để khaithác trên vùng nào đó Ở bước này người thuê tàu phải cung cấp cho người môi giớitất cả các thông tin về loại tàu, kích cỡ, tiêu chuẩn kĩ thuật, hàng hóa dự kiến vậnchuyển, vùng khai thác để người môi giới có cơ sở tìm tàu

Bước 2 : Người môi giới chào hỏi tàu, trên cơ sở những thông tin về tàu vàvùng khai thác do người thuê tàu cung cấp, người môi giới sẽ tìm tàu, chào tàu thuêcho phù hợp với nhu cầu của người thuê tàu

Trang 12

Bước 3: Người môi giới đàm phán với chủ tàu, sau khi chào hỏi tàu, chủ tàu

và người môi giới sẽ đàm phán với nhau tất cả các điều khoản của hợp đồng thuêtàu như trang thiết bị kĩ thuật, việc sửa chữa, mức tiêu hao nhiên liệu, mức cướcphí/ngày tàu, thời gian thuê, nới giao nhận tàu, vùng khai thác, tình trạng thuyềnviên

Bước 4: Người môi giới thông báo kết quả đàm phán với người thuê tàu: Saukhi có kết quản đàm phán, người môi giới sẽ thông báo kết quả đàm phán cho ngườithuê tàu để người thuê tàu biết và chuẩn bị cho việc kí kết hợp đồng thuê tàu

Bước 5: Người thuê tàu với chủ tàu kết hợp đồng , trước khi kí kết hợp đồngngười thuê tàu phải rà soát lại toàn bộ hợp các điều khoản của hợp đồng

Bước 6: Thực hiện hợp đồng, sau khi kí kết, hợp đồng thuê tàu sẽ được thựchiện

* Trong thực tế áp dụng hai hình thức thuê tàu định hạn:

- Thuê tàu định hạn phổ thông, tức là cho thuê tàu bao gồm cả sỹ quan thuỷthủ của tàu trong một thời gian nhất định

Theo hình thức này lại chia ra:

+ Thuê thời hạn dài (Period time charter)

+ Thuê định hạn chuyến (Trip time charter)

+ Thuê định hạn chuyến khứ hồi (Round voyage time charter)

+ Thuê định hạn chuyến liên tục (Consecutive - voyage time charter)

- Thuê tàu định hạn trơn: là hình thức thuê tàu không có sỹ quan thuỷ thủ(thậm chí không có trang thiết bị trên tàu) Hình thức này có tên là "Bare-boatcharter"

Trang 13

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH CƠ SỞ DỮ LIỆU

2.1 Đơn chào hàng

Bảng 2.1: Số liệu cơ bản của đơn chào hàng

Offer

Discharging port 1sbp Jakarta (7000MT) and 1 sbp Suarabaya (3000MT)

FRT Rate Owner Best Offer FIOST Bss 1/2

 Phân tích : Với bảng số liệu trên ta có đọc được một số thông tin chính sauđây:

-Chủ hàng muốn thuê một con tàu để chở 10.000 tấn xi măng dạng bao từ cảngHải Phòng (Việt Nam) đến 2 cảng tại Indonesia là Jakarta (dỡ 7.000 tấn) vàSurabaya (dỡ 3.000 tấn)

- Cầu cảng an toàn (1sbp: 1 safe berth port) hay còn gọi là cảng bốc/dỡ mà tàu

có thể ra vào an toàn và trong thời gian làm hàng, tàu luôn đậu nổi An ninh trật

tự xã hội tại địa phương ổn định, không có biến động chính trị Tại cả 3 cảng kểtrên, tàu đều chỉ làm hàng tại 1 cầu tàu

- Chủ hàng yêu cầu tàu phải có mặt tại cảng Hải Phòng muộn nhất là trongkhoảng thời gian từ ngày 5/12 đến ngày 10/12 để sẵn sàng xếp dỡ hàng

- Năng xuất xếp/ dỡ: 2.500MT/2.000MT PWWD SHEX UU – per weatherworking day, Sunday and holiday exclude unless use, nghĩa là năng xuất xếp/dỡhàng yêu cầu đạt 2.500MT/2.000MT trên mỗi ngày làm việc trong điều kiện thờitiết tốt, không tính ngày lễ và chủ nhật trừ khi có làm

- Về mức giá cước (FRT rate: Freight rate): thì mức cước được đưa ra trong hợpđồng là mức cước ưu đãi nhất từ phía chủ tàu (Owner best offer), chủ hàngkhông thể trả giá thấp hơn được nữa

- Điều kiện về cước phí tốt nhất mà chủ hàng dành cho chủ tàu là FIOST Bss

Trang 14

1/2: Free in and out, stowwed and trimmed, Basis 1 port to 2 ports: nghĩa làmiễn trách nhiệm bốc dỡ, chất xếp và san cào dựa trên cơ sở 1 cảng xếp và 2cảng dỡ an toàn Thuật ngữ này dùng để chỉ: người chuyên chở (chủ tàu) không

có trách nhiệm trả phí bốc/dỡ, kể cả việc chất xếp và san cào trong hầm tàu Dovậy mà trách nhiệm bốc/dỡ, chất xếp và san cào hàng tại hầm tàu cùng các chiphí phát sinh thuộc về người thuê tàu

- Khi tiếp xúc với nước thì xảy ra các phản ứng thủy hóa và tạo thành một dạng

hồ gọi là hồ xi măng Tiếp đó, do sự hình thành của các sản phẩm thủy hóa, hồ ximăng bắt đầu quá trình ninh kết sau đó là quá trình hóa cứng để cuối cùng nhậnđược một dạng vật liệu có cường độ và độ ổn định nhất định

-Vì tính chất kết dính khi tác dụng với nước, xi măng được xếp vào loại chất kếtdính thủy lực.(Tông)

2.2.3 Cách bảo quan Xi măng

- Xi măng là loại vật liệu rất háo nước nên cần có chế độ bảo quản đúng quydịnh cụ thể như sau:

+Trên phương tiện vận chuyển: sàn khô, có bạt che mưa

+ Kho chứa phải khô, sạch, có tường bao và mái che

+Các bao xi măng phải kê trên nền cao hay đặt trên Balette cách mặt đất ítnhất 30cm và xếp cách tường ít nhất 20cm

+ Mỗi chồng không quá 10 bao,riêng theo từng lô Đồng thời tuân thủ theonguyên tắc :”Lô nào nhập trước thì dùng trước”

Ngày đăng: 02/06/2016, 15:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w