Giọng suy tư, triết lí

Một phần của tài liệu Cảm hứng triết luận về con người trong truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1986- 2000 (Trang 93 - 103)

Có thể nói, đây là giọng điệu nghệ thuật đặc sắc trong cảm hứng triết luận về con người của truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1986- 2000. Cái chất suy tư, triết lí về con người, về cuộc sống của hôm nay là tâm điểm hướng đến của nhà văn. Suy tư, chiêm nghiệm để mà nhận chân chân lí cuộc sống, luận giải về con người trong cuộc đời thường với nhiều khúc quanh, uẩn khúc, tìm ra cái gọi là bản thể người, để thấu hiểu, chia sẻ và được chia sẻ. Và để

nâng lên cái thuộc về tầm ý nghĩa của sự sống- một trong những mục đích hướng đến của văn học.

Những suy tư, triết lí về cuộc đời trong truyện ngắn Việt Nam giai đoạn này thường hướng về nhân cách sống của con người, lí giải cho hành vi, lối sống của con người, cả phía chiều sâu thẳm của những tâm tư, tình cảm của con người.

Giọng suy tư, triết lí thường mang tính đối mặt nhằm cọ xát với hiện thực con người và cuộc sống. Ở đây cái quan trọng không phải nhân vật là người như thế nào mà là cách nhìn, cách nghĩ của nó về con người và cuộc sống quanh mình ra sao.

Trong Im lng của Nguyễn Ngọc Tấn, nếm trải đã nhiều những cam go trong cuộc sống, nhân vật tôi nhìn nhận: “Có những mẫu đời trong cuộc sống hòa bình đã thách thức con người ta phải trả giá gấp trăm lần trong chiến tranh. Anh bạn tôi đang lao vào sự thách thức ấy mà anh không thể biết” [B.24, tr. 99]. Với tư cách là một người bạn, theo đúng nghĩa của nó, nhân vật tôi trực tiếp nói lên những suy nghĩ của mình như là lời chiêm nghiệm về lẽ

sống, về thế thái nhân tình. Ở vị trí đó, anh đã mang đến cho người đọc, cho nhân vật Hải trong truyện một sự chuẩn bị, một tinh thần đối phó, một thái độ sống bình tĩnh. Bởi vì “khi một gã con trai, vì một sự xúc động quá mạnh nào đó, phải để rơi vài giọt nước mắt, thì lập tức sau đó gã sẽ tìm thấy ngay ở mình một sự hèn yếu. Lòng tự ái sẽ làm cho mắt gã nảy những tia uất ức, gã sẽ lao vào cuộc sống phá cho tan những gì làm cho gã thành kẻ yếu hèn. Có lẽ cũng vì thế mà trên trán những gã con trai cứ ngày ngày cứng cỏi, dày dạn hơn, bình tĩnh và trầm lặng hơn, đểđến một ngày nào đó, không một cái gì có thể làm hoen mắt gã được nữa” [B.24, tr. 101].

Cách dùng lời trực tiếp của nhân vật ở đây thay cho lời của nhà văn có ý nghĩa khẳng

định một cách khách quan hiện thực cuộc sống, tạo ra một thế cân bằng trong quan hệ của nhà văn và nhân vật.

Trong Bên b nhng dòng chảy (Nguyễn Đình Tú), trước những đổi thay vô tận của dòng sông đời, con người (nhân vật tôi) chạnh lòng nghĩ về cõi mênh mông, xa vắng của một

đời người: “Nước sông ở quê thì đỏ, ra đến biển lại xanh cũng như đời mỗi người là một dòng chảy nhỏ, khi ra đến biển lại hóa cái hư vô xanh thẳm trong cõi mênh mông vô cùng”

[B.31, tr. 414]. Lời trực tiếp của nhân vật và lời gián tiếp của người kể chuyện nhập lại làm một, tưởng như lời đồng vọng của con người với con người trong cái miên man nghĩ về kiếp sống. Và một nhân vật đã nói hộ nhà văn về một hiện thực của cuộc sống: “Khi nghèo đói người ta thèm sựđủđầy, khi còn vô danh thì người ta thích nổi tiếng, khi thấp cổ bé họng thì

người ta nghĩ đến quyền lực. Con người xét cho cùng mục đích sống vẫn là đầy đủ về vật chất và được tôn vinh về tinh thần. Kẻ bất tài thường tự bào chữa cho mình, cho rằng mình thanh tịch, coi thường của cải phù vân, không thèm mơ tưởng đến công danh hão. Trong xã hội chỉ có ba loại người tài, đó là người giàu có, người nổi tiếng và người có quyền lực. Còn loại trí thức nhàng nhàng học được dăm ba chữ lại luôn tỏ ra mình đạo cốt phong vân” [B.31, tr. 419].

Với Mnh v ca đàn ông, nhà văn Hồ Anh Thái lại đề cập đến một trạng thái khác trong đời sống tinh thần của con người: Đàn bà là mảnh vỡ của đàn ông. Cho nên họ cứ miên man, khắc khoải, cứđau đáu đi tìm mảnh vỡ còn lại. Sự hoang vắng trong lòng người đàn bà là một trong những căn cơ của sự thiếu cân bằng trạng thái sống. Nó làm người ta hao gầy thể xác, hạn hẹp tình cảm, bùng cháy những khát khao, hoặc trở nên sa đọa, hư hỏng một cách sắc nhọn, hoặc yếu mềm, dễ lả,… Hồ Anh Thái đã có những nhân định triết lí một cách thấm thía: “Người đàn bà là mảnh vỡ của người đàn ông đã mất. Người thì cam chịu số kiếp của một mảnh vỡ, âm thầm ở nơi riêng khuất, dù vẫn day dẳng một ước mong tìm được mảnh vỡ khác để hàn gắn lại. Người thì làm mảnh vỡ lăn lê ra đường đi lối lại mà đâm mà cứa vào những bàn chân may mắn, trả thù cho số phận hẩm hiu của mình” [B.25, tr.143]. Nhận định này được đặt trong lời của nhân vật chính, lời của đứa con trai với mẹ, của người bạn với người bạn xóm giềng quen thân. Vì vậy, đó là lời chân thành, cảm động toát ra từ

tình cảm của nhân vật. Câu văn mang triết lí thể hiện tính nhân văn.

Giọng triết lí trong Đùa ca to hóa của Phạm Hoa nổi rõ là cuộc đấu tranh muôn đời, không phân định thắng thua, cuộc đấu tranh từ âm thầm đến công khai giữa mẹ chồng và nàng dâu, như là một “mệnh đề” của tạo hóa: “Muôn đời như vậy. Mẹ chồng và nàng dâu, cuộc đùa dai của tạo hóa. Lúc vờ vịt, giả dối, lúc bùng nổ như bom, như đạn bắn. Cuộc giành giật ấy muôn năm không có thắng và không có bại” [B.9, tr. 147]. Đoạn văn ngắn nhưng chứa đựng lượng thông tin đủ cung cấp cho người đọc về cái quy luật bao đời nay, ẩn chứa khát vọng đổi thay trong lời văn nửa trực tiếp.

Cũng có thể tìm thấy giọng điệu này trong những truyện ngắn Hu thiên đường

(Nguyễn Thị Thu Huệ), Git bun Giáng sinh của Võ Thị Hảo, … với sự thay đổi linh hoạt của lời văn nghệ thuật.

Đứng ở vị thế là một người chủđộng chia sẻ với chồng tình cảnh của anh, tự đứng ra giải quyết cái tình thế éo le, ngang trái, nhân vật Niềm trong Dù phi sng ít hơn (Dạ Ngân) “vẫn đau đớn nghĩ: Từ lâu anh vẫn khao khát gặp lại y. Lạ thay đàn bà, trong một tấm

lòng bao la, vẫn có những ngóc ngách chật hẹp đáng ra không nên có” [B.20, tr. 348]. Và khi Thịnh đoàn tụ cùng vợ con anh, Niềm “như kẻ mộng du giữa dòng ánh sáng tràn trề từ

trên cao dội xuống. Vì ai mà mi cháy hết mình như vậy, bóng đèn ơi? Phải chăng vì thế mà

đời sống của chúng ngắn ngủi?” [B.20, tr. 351]. Dòng ý thức của nhân vật được thể hiện trong dạng câu hỏi bật lên nghe thảng thốt. Chính trong những giờ khắc như vậy, sự chiêm nghiệm mới được vỡ ra.

Đứng trước những nhiễu nhương của xã hội thời bình, cô Ba (Phía sau gương mt người- Nguyễn Đức Thiện), con người của cách mạng, bày tỏ những nỗi niềm, vừa suy tư

vừa triết lí, mà nghe ra cũng đằm sâu một nỗi trở trăn, thất vọng: “Thà như ngày xưa, hồi còn chiến tranh, thước đo ý chí của mỗi người tính bằng những lần lội qua bom đạn. Còn bây giờ con người không biết lội qua cái gì để người ta nhận ra mình, tin mình” [B.26, tr. 226].

Trải mình trong chiến tranh, bước ra khỏi những nghiệt ngã một thời mà ông Năm phải đối mặt trong hòa bình, ông nhận chân con người: “Cương vị với người thích cương vị

giống như cái áo đẹp, giống nhưđồ trang sức. Khi lộ hết những cái đó ra thì họ trở lại đúng với con người bình thường. Mà con người bình thường phía sau gương mặt thánh thiện thế

nào cũng phảng phất một chút quỷ. Ai cũng thế cả” [B.26, tr. 247]. Lời trực tiếp của nhân vật có ưu thế làm nổi bật lên tính cách của nhân vật thông qua cái nhìn của nhận vật đối với cuộc sống. Nó thể hiện con người cương trực, gần như luôn ở thế tiến công, minh bạch trong cách phân diện hai mặt trong một con người. Đây cũng chính là một trong những yếu tố làm nên nhân cách của con người.

Tác phẩm Nguyễn Huy Thiệp nhiều chất triết lí. (Về phần này có nhiều ý kiến, nhận

định về cái hay, cái dở trong triết lí của Nguyễn Huy Thiệp. Ở đây chỉ xin nêu lên những triết lí của nhà văn như là những giá trị, giúp nhận diện rõ hơn về con người và cuộc sống). Trong Nhng người th x, lời của nhân vật Thục triết lí sâu sắc, thấm nhuần truyền thống văn hóa dân gian: “Nghĩa tình lại chuộc nghĩa tình. Vô sự với tạo hóa, trung thực đến đáy, dù có sống giữa bùn, chẳng sợ không xứng là người” [B.29, tr.184].

Hay như cách nói nghe từng trải của Bường: “Mày không nên đa cảm như thế. Cuộc

đời còn cực lắm con ạ. Chúng ta phải làm kiệt sức để kiếm miếng ăn, đa cảm làm yếu người

đi” [B.29, tr 159] và “Những nhạy cảm vô lối sẽ làm tan nát cuộc đời mày mất thôi” [B.29, tr 160]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Còn với nhân vật Ngọc đối mặt với những điều tưởng là quá sức so với độ tuổi của anh. Nên trong lời nhân vật có cái bộc trực của nỗi bức xúc trước hiện thực đang phơi bày ra,

nhưng lại cũng không phủ nhận nó. “Tôi chỉ căm giận, căm giận những phù vân trong toàn bộ hoàn cảnh sống của thời đại tôi. Những giáo điều đạo đức bao giờ cũng giản dị, ngây ngô, buồn cười, sơ lược, thậm chí còn điểu giả nữa. Ác nhất là những giáo điều ấy đúng. Bởi nó cần. Nó là sợi xích tròng cổđể giữ hình ảnh tương đối về mỗi chúng ta. Nếu không sẽ là hủy diệt…” [B.29, tr 166, 167].

Đến như ông Bổng, con người không nhận lấy trách nhiệm về mình trong cuộc sống, phút lâm chung của người chị dâu, xúc động mà bật ra những lời mang ý nghĩa nhân sinh: “Chịơi, chị có nhận ra em không?” Mẹ tôi bảo: “Có”. Lại hỏi: “Thế em là ai?” Mẹ tôi bảo: “Là người”. Ông Bổng khóc òa lên: “Thế là chị thương em nhất. Cả lành cả họ gọi em là đồ

chó. Vợ em gọi em là đồ đểu. Thằng Tuân gọi em là đồ khốn nạn. Chỉ có chị gọi em là người” [B.29, tr. 30, 31].

Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp thường hay đặt vào miệng nhân vật những câu triết lí nhiều khi rất đau đớn. Ví như cuộc đối thoại ngắn của hai đứa trẻ trong đám tang: “Cái Mi hỏi: “Sao chết đi qua đò cũng phải trả tiền? Sao lại cho tiền vào miệng bà?” Cái Vi bảo: “Đấy có phải ngậm miệng ăn tiền không bố?” (…) Cái Vi bảo: “Con hiểu đấy. Đời người cần không biết bao nhiêu là tiền. Chết cũng cần” [B.29, tr. 33].

Cái cách để nhân vật tự nói lên những suy nghĩ của mình về một hiện tượng trong đời sống là rất quen thuộc trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. Nó xác định một vị thế của nhân vật hướng tới người đọc, và thực sự tác động rất ấn tượng tới người đọc bằng những lời trực tiếp trong những câu thoại ngắn mà có sức khái quát lớn, mang tính triết lí sâu sắc về lẽ đời, về tình người.

Cuộc sống thường ngày với những vất vả, lo toan, với những tính toán khiến con người như thun lại. Nó quen thuộc đến nỗi Chương, nhân vật chính của truyện Con gái thy thn cố gắng lắm cũng không sao thoát khỏi những gương mặt người đó: “Tôi cố nhớ lại khuôn mặt Mẹ Cả mà không nhớđược. Cứ nhắm mắt lại là thấy toàn mặt quen, tựa như mặt bà Hai Khởi vừa tròn vừa to, mũi trông như vỏ cam sần, hoặc như mặt chị Vĩnh, dài mà tai tái như dái trâu, như mặt cô Hỷ, đỏ như tôm luộc, mặt anh Dư, xương hàm bạnh ra như mặt ngựa. Chẳng có khuôn mặt nào đáng là mặt người. Mặt nào trông cũng thú vật, đầy nhục cảm, không đểu cáng, dối trá thì cũng nhăn nhúm, đau khổ” [B.29, tr. 108].

Sắc diện của con người được nhân vật trực tiếp nhận xét, suy ngẫm lên qua hàng loạt những tính từ mang lại ấn tượng đậm nét trong người đọc. Giọng triết lí pha lẫn nỗi cay

không vắng những nỗi buồn. Yếu tố này thường trở đi trở lại trong nhiều truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp.

NhưThương nhđồng quê. Những nghĩ suy của Nhâm, người con trai mới bước vào tuổi mười bảy, được nhà văn ghi lại một cách trực tiếp, kết đọng trong bài thơ mang nhiều tính triết lí:

“Tôi nghĩ về sựđơn giản của ngôn từ

Sự bất lực của hình thức biểu đạt Mà nỗi nhọc nhằn đầy mặt đất Sự vô nghĩa trắng trợn đầy mặt đất

Những số phận hiu hắt đầy mặt đất” [B.29, tr. 274]

Để rồi trong dòng mạch của sự triết lí đó, vỡ ra nỗi đau đớn, chua xót:

“Trăm năm lẫn lộn khóc cười

Kiếp ếch kiếp người cay hỡi đắng cay…” [B.29, tr. 282]

Thế giới được nhìn nhận từ sự thật bên trong của con người. Những sự thật bao nhiêu lâu nay hoặc bị giấu giếm hoặc bọc trong lớp vỏ đạo đức, văn hóa thì nay được lột trần một cách công khai, minh bạch từ phát ngôn của nhân vật. Nhưng dẫu sao cũng “cần phải sống, cho dù cuộc sống ngàn lần khốn nạn, đầy rẩy xấu xa cũng như cực nhọc” [B.29, tr 167], bởi cuộc sống là vô giá.

Với cuộc sống đời thường sắc cạnh và cõi cằn, thì khi đến với thiên nhiên, con người sẽ cảm thấy nhẹ như không: “Tất cả những trò nhố nhăng đê tiện vấp phải hàng ngày hoàn toàn có thể rũ sạch bởi một cú nhảy của con sóc nhỏ trên cành dâu da” [B.29, tr. 90] (Mui ca rng). Câu văn dài trong lời nửa trực tiếp thể hiện hứng thú nghiên cứu đời sống, trình bày những trải nghiệm cùng thái độ tự tin đem lại giọng triết lí, chiêm nghiệm này. Nhân vật ông Diểu, người thợ săn đã có những cảm giác tuyệt vời khi săn ở rừng. Và trong cuộc đọ

sức với thiên nhiên, với bầy khỉ, ông Diểu lại nhận ra cái điều tưởng giản đơn nhưng cũng thật thấm thía: “Với giống cái thì thân thể mình là quan trọng nhất. Điều ấy thật giản dị và

đẹp. Nhưng điều ấy lại đầy xót xa” [B.29, 91]. “Hóa ra ở đời, trách nhiệm đè lên lưng mỗi sinh vật quả thật nặng nề” [B.29, tr. 100].

Triết lí trong văn hóa nông dân Việt Nam rất sâu sắc và cũng rất giản dị vì nó được rút ra từ cái gốc của một dân tộc. Như lời một bà mẹ già trong Những bài học nông thôn: “Thôi con ạ, mẹ mười đốt thì tám đốt quỷ, đốt rưỡi là ma, có nửa đốt là người. Nghe được tí nào thì nghe, không có cứ bỏ ngoài tai” [B.29, tr.199].

Trở lại với Người đàn bà trên chuyến tàu tc hành, với lời trực tiếp của nhân vật mang chức năng trần thuật thể hiện con người với sức mạnh của cá tính như Quỳ, “đối với

đám đàn ông, chỉ có thể hoặc là cướp đoạt lấy người ta hoặc bị người ta cướp đoạt, hoặc thống trị đàn ông, hoặc bịđàn ông thống trị thì mới yên ổn. Chứ khó có thể tìm đến với nhau bằng một thứ tình yêu thường tình được”, đã không làm sao có thể kìm nén được nỗi lòng không bình yên, luôn khát khao tìm kiếm. Cái trạng thái bất an đó, theo lời bộc bạch mang sắc màu chiêm nghiệm của nhân vật, chỉ có thể được khuôn lại trong trách nhiệm với cuộc

đời: “Và rồi, tôi thầm phỏng đoán, suốt đời cho đến già sẽ là một cuộc săn tìm hư vô, trong con người sẽ luôn có ý thức của một phần ma quỷ nhập vào, và có lẽ, rồi cuối cùng chỉ có ý thức về trách nhiệm mới đánh chết cái ý thức ma quỷ bất trịđó” [B.5, tr. 87].

Đi qua hơn nửa đời người, buồn vui sướng khổ, được mất đã nhiều, Quỳ nhận ra:

Một phần của tài liệu Cảm hứng triết luận về con người trong truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1986- 2000 (Trang 93 - 103)