Giọng đau xót, ngậm ngùi.

Một phần của tài liệu Cảm hứng triết luận về con người trong truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1986- 2000 (Trang 89 - 93)

Có thể thấy giọng văn này đặc biệt hướng đến những số phận, những cuộc đời

đau khổ, nhất là những con người trong chiến tranh, bước ra từ chiến tranh, trở về với cuộc sống đời thường; hướng đến những hi sinh, mất mát khó hoặc không thể bù đắp nổi của con người trong và sau chiến tranh; hướng đến những oan khiên, bẽ bàng mà con người phải chịu, nhưng không phải do mình gây ra,… Đó cũng chính là sự lí giải, chiêm nghiệm về con người, về cuộc đời và là cái nhìn nhân văn của văn học, của nhà văn, của con người đối với từng số phận con người trong cuộc sống nhiều đa đoan này.

Trở về với hòa bình, đắm mình trong nỗi lo về một căn bệnh chất độc hóa học, người lính trong Dây neo trn gian chua xót, ngậm ngùi khi nghĩ về cái chết: “Sắp tới tôi sẽ tan

biến như hạt bụi- một trong số mười hai. Hay là em viết chút gì đi. Một chút để đánh dấu mười hai người lính chúng tôi. Năm người đã trở về với hòa bình để rồi lần lượt nằm vào cái huyệt đã đào sẳn cho mình trong chiến tranh từ mười mấy năm về trước?!” [B.7, tr. 35]. Lời tỏ bày trực tiếp của nhân vật thể hiện một cách thành thật nhất nỗi ưu tư của con người trước vấn đề trực cảm, gợi lên nỗi buồn nhiều hơn niềm vui trong cuộc sống này.

Người vợ trong Con Gu của Nguyễn Quang Huy, sau khi đã rời bỏ mái nhà nghèo và người chồng bệnh tật, tìm một hạnh phúc khác, chị nhân ra ảo vọng và đau xót: “Một nỗi buồn cứ từ từ dâng lên, đầy ắp trong nàng, rồi những giọt nước mắt lần lượt ứa ra, nhỏ

xuống bát cơm của con Gấu… Con Gấu làm nàng nghĩ đến chủ của nó, và thân phận mình. Cứ thế, nàng lặng lẽ khóc…” [B.14, tr. 111]. Bằng lời văn nửa trực tiếp, tác giả đi từ điểm nhìn bên ngoài và mỗi lúc mỗi xoáy sâu vào nội tâm nhân vật, đưa người đọc có cùng cảm xúc của nhân vật, hằn một nỗi xót xa, cay đắng về trước lẽđời, trước tình người.

Đôi khi nỗi chua xót, ngậm ngùi không được thể hiện trực tiếp qua từ ngữ, câu văn thể

hiện tâm trạng nhân vật mà chỉ biểu lộ qua nét mặt, cử chỉ. Bằng lối này, với lời văn nửa trực tiếp, nhà văn đã tái hiện lại rất cảm động hình ảnh người cha (Người bến sông Châu- Sương Nguyệt Minh) câm lặng trước sự không quay về của đứa con gái, như là không thể

khác, ông lặng lẽ “làm cái việc chưa từng có trên đời là chở người yêu cũ của con gái mình

đi lấy vợ. Mặt ông không để lộ niềm vui hay nỗi buồn. Nhìn vào mắt ông thấy cồn cào như có sóng. Chỉ đến khi người cuối cùng của đám rước lên bến, ông mới vội lén lấy tay áo quệt nước mắt. Ông bỏ lên lều cỏ nằm” [B.21, tr. 335].

Trong C lau, để thể hiện tâm trạng, những suy tư trong tâm hồn nhân vật, nhà văn Nguyễn Minh Châu dùng hình thức đan xen, hòa trộn giữa các giọng văn nhằm khắc họa nỗi thao thức, ngậm ngùi cứứđọng mãi, không biết đến bao giờ mới vơi của nhân vật Lực. Nhất là khi đi bên người vợ cũ, anh cảm thấy lòng ngậm ngùi, một cái gì rất sâu, đằm lại phía bên trong, không thể tỏ bày khiến nội tâm nhân vật thêm sâu sắc: “Tôi cầm tay Thai dắt quay trở

lại. Tôi nhìn đăm đăm ngọn đèn của gia đình ai vừa thắp trong ngôi nhà đất của những người đi khái hoang. Tôi đi sát vào Thai, tìm lại hơi thở cũ, hơi hướng cũ, tìm lại một chỗ trú nấp cho linh hồn mình, vẫn biết một cách đau đớn rằng cuộc sống đã an bài, Thai chẳng dễ

thay đổi được hoàn cảnh. Và rồi cuối cùng giữa những hình người đàn bà bằng đá đầy cô

đơn giữa trời xanh đứng nhìn xuống một vùng thung lũng đất đai được tưới bón đã trở nên phì nhiêu, có một người lính già sống suốt đời ởđấy cùng với một ông bố, trồng sắn trên một

vạt đất có một ngôi mộ, thỉnh thoảng một mình chèo một chiếc thuyền gỗ xuôi sông Đồng Vôi về làng chơi” [B.3, tr. 95].

Ở một đoạn khác, vẫn là nỗi niềm của Lực: “Chiến tranh, kháng chiến, không phải như một số người khác, đến bây giờ tôi không hề mảy may hối tiếc đã dốc tất cả vào đấy cống hiến cho nó, nhưng nó như một nhát dao phạt ngang mà hai nửa cuộc đời tôi bị chặt lìa thật khó gắm lại như cũ. Nhưng đau hơn là hai nửa cuộc đời tôi không bị cắt lìa hẳn. Ông già tôi đã đi qua nỗi mất mát từ bao nhiêu năm nay; giờ ông già tôi đã quên hẳn tôi. Thai cũng vậy, giờ Thai cũng đã có một cuộc đời khác, một người chồng khác với một lũ con cái, nỗi đau khổ ghê gớm vì mất tôi cũng đã qua từ lâu. Vậy cho nên đáng lẽ chỉ còn là một kỉ

niệm về người đã khuất, việc tôi đang còn sống đối với gia đình riêng của Thai hiện tại sao bao nhiêu năm vất vả chả khác nào một điềm hăm dọa, tôi chẳng khác nào một người khách

đến không đúng lúc. Tôi chỉ làm rối thêm cuộc sống, tôi chỉ quấy rầy số phận đã an bài”

[B.3, tr. 24, 25].”Và cuối cùng tôi vẫn chỉ là một người khách lạ- của cái cuộc sống luôn luôn biến động nhưng bao giờ cũng luôn được sắp xếp xong đâu đấy” [B.3, tr. 25]. Ở đây giọng ngậm ngùi đan xen giọng day dứt, dằn vặt nhấn mạnh những suy tư, trăn trở thường trực bên trong tâm hồn nhân vật. Lời nhân vật tỏ bày trực tiếp lồng trong lời gián tiếp của người kể chuyện , miên man suốt một đoạn văn dài nghe ra như một lời trần tình cùng người

đọc, mong tìm một sự thấu hiểu, chia sẻ, cảm thông.

Cũng vậy, trong Người đàn bà trên chuyến tàu tc hành, nhà văn Nguyễn Minh Châu đã để cho nhân vật tữ nói lên cái trạng thái nội tâm của mình. Đây cũng chính là bước rút ngắn khoảng cách giữa tác giả với nhân vật. Sau khi người yêu mất đi, Quỳ mới nhận ra

“thực sự tình yêu nó là cái gì. Tôi nằm im mà tâm hồn tôi vật vã. Hình như đến bây giờ tôi mới thực sự yêu anh ấy. Đến bây giờ tôi mới hiểu được trong tất cả mọi sự mất mát, thì mất một con người là không có gì bù đắp được, không sao lấy lại được. (…). Tôi chỉ cần anh ấy. Tôi chỉ cần có anh ấy bằng xương bằng thịt, bên cạnh tôi. Trong lúc mọi người bàn tán, thương tiếc, kể ra bao nhiêu công đức, thànhtích và nết tốt của anh ấy thì tôi, tôi chỉ nghĩ đến những nết xấuc ủa anh ấy. Vì chỉ có nghĩ đến những tật xấu thì anh ấy mới hiện ra và đi về phía tôi, xích lại gần với tôi, như là một con người thật, bằng xương bằng thịt. Nhưng dù sao thì cũng là đánh lừa mình. Anh ấy chết rồi còn đâu?” [B.5, tr. 107]. Lời trần tình của nhân vật được bộc lộ trực tiếp qua lời nhân vật Quỳ tỏ bày cùng một người bạn, cũng là một bệnh nhân đang nằm viện, nghe như lời thủ thỉ thâm trầm với chính mình khi hồi tưởng lại quá khứ, tưởng như nhân vật đang đang trực diện với chính nó, cái biến cố lớn nhất trong đời

luôn khuấy động tâm tư của chị. Lắng lại một chút, ta thấy có sựđan xen nhiều giọng: giọng trăn trở, day dứt, giọng xót xa, ngậm ngùi lẫn triết lí, suy tư, khắc sâu tâm trạng bất an và cái nhiều nỗi trong tình cảnh của người trong cuộc.

Người mẹ (trong “Người ca mi người” của Dạ Ngân) thân cò nuôi con, nhưng khi con cái lớn lên, dựng vợ gả chồng cho chúng xong, mẹ hóa thành của nợ. Bà ngậm ngùi, cả

cái ngậm ngùi cũng trong nỗi lặng lẽ: “Hóa ra khi đứa con còn nhỏ, mẹ là cái cây tỏa bóng, lớn chút nữa, mẹ là quả ngọt, là chỗ dựa tin cậy. Khi hết đời cây bóng thành chướng ngại và cuối cùng chúng chỉ muốn bứng đi cho rảnh nợ” [B.19, tr.366). Giọng ngậm ngùi lẫn nỗi chua xót về cái quy luật nước mắt chảy xuôi được nhà văn Dạ Ngân thể hiện qua lời nửa trực tiếp. Ở lời văn này, tâm tư, tình cảm của tác giả hướng hếtt về nhân vật người mẹ trong truyện, làm trào lên nỗi đau đớn, xót xa. Và một nỗi đau xót khôn cùng, làm se thắt cả lòng người, khi người mẹ đau khổ ấy đã nhoái nhoài ngã xuống dòng nước, để cho nước cuốn trôi đi. Một nỗi đau đớn lẫn chua xót, bẽ bàng: “Chắc lâu lắm các con bà mới hay tin, tin về

“một bà già sơ ý đã té phà vì chóng mặt”. Chắc họ sẽ thắp hương, sẽ tấm tức khóc và sẽ tiếc vì không “vớt được xác má để xây cho má một cái một thật kiên cố”?” [B.19, tr. 375].

Lời văn trần thuật của người đứng phía bên ngoài, nhưng rất gần với nhân vật, soi chiếu ánh nhìn vào nhân vật, vào hoàn cảnh bi đát mà không cách nào né tránh. Đoạn văn là lời nửa trực tiếp, đầy sức ám ảnh.

Khi mọi lí tưởng phấn đấu của con người bị dập phá bởi “phe đối lập”, cô Ba (Phía sau gương mt người- Nguyễn Đức Thiện) không khỏi ngậm ngùi: “Chưa bao giờ cháu gặp hoàn cảnh này, và cũng chưa bao giờ thấy xung quanh mình, chỗ nào cũng thấy những mũi nhọn tấn công. Hồi quyết tử giữ quê hương cháu, cả Mĩ- ngụy là như vậy, nhưng chẳng thấy sợ. Còn bây giờ, không thấy địch, chỉ thấy ta, mà ngán quá chú Năm…” [B.26, tr. 229]. Ông Năm, vị chỉ huy quân sự, một thời trận mạc, cũng không ít những trăn trở, day dứt: “Ngày hòa bình, gặp nhau, ôm xiết nhau vào lòng, tưởng như không còn kẻ thù nào mà đối phó nữa. Không dè, bây giờ… ông sẽ phải làm một việc mình không hề muốn, đó là tấn công ngay vào những người trước đây là bạn, và sau này, khi cuộc ttấn công của ông thắng lợi thì vẫn phải coi họ là bạn của mình” [B.26, tr. 320].

Lời đối thoại trực tiếp của nhân vật cô Ba và nhân vật ông Năm tạo âm hưởng chung về một tâm trạng ngậm ngùi, và cả sự chán ngán của con người trước những éo le, phủ phàng của cuộc sống thời bình. Lắng nghe những lời bình dị, chân thành thốt lên từ nhân vật, để

thực của tác phẩm càng cao. Có thể thấy được tính bình đẳng trong quan hệ nhà văn- người

đọc và nhân vật. Đấy cũng chính là một trong những đặc điểm nghệ thuật của văn học hôm nay.

Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp vẫn thường trao cho nhân vật chức năng trần thuật với tư

cách là người trong cuộc. “Tướng v hưu” là một dẫn chứng. Giọng ngậm ngùi, đau xót chủ

yếu toát ra từ lời của nhân vật Thuần (người kể chuyện xưng tôi), con trai của tướng Thuấn. Trước sự tính toán, thực dụng, phi nhân đến rợn người của cô con dâu bác sĩ, một vị

tướng về hưu không sao chịu nổi. Một nỗi đau xót, ứ nghẹn dồn vào giọng nói, hành động, những chi tiết như thế là hiếm hoi trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp: “Cha tôi dắt tôi xuống bếp, chỉ vào nồi cám, trong đó thấy có các mẫu thai nhi bé xíu, thấy có cả những ngón tay nhỏ hồng hồng. Tôi lặng đi. Cha tôi khóc. Ông cầm phích đá ném vào đàn chó béc giê: “Khốn nạn! Tao không cần sự giàu có này” [B.29, tr. 27].“Tôi thấy cô đơn quá. Các con tôi cũng cô đơn. Cảđám đánh bạc. Cả cha tôi nữa”. [B.29, tr. 33].

Nhân vật của Nguyễn Huy Thiệp thường thốt ra những lời thoại ngắn, nhưng thường có sức chứa lớn, đậm sắc thái tâm trạng. Hơn cả một nỗi đau xót, một sự triết lí, ông Thuấn về hưu, lặng lẽ, cô đơn, ông nuôi giữ một niềm tin và truyền nó lại cho người khác, cho cái cô Lài dở hơi, từ chính tình thương và niềm tin nguyên vẹn của người lính trong xót xa: “Con ơi, con không hiểu rằng cả tin chính là sức mạnh để sống hả con?” [B.29, tr. 39]. Và thường nỗi đau đớn, ngậm ngùi lẫn trong lời triết lí như một thuộc tính chất hai mặt của giọng điệu. Thuần trong Tướng v hưu đã bộc bạch tâm tư trong giọng như thế: “Tôi khóc, chưa bao giờ tôi khóc như thế. Bây giờ tôi mới hiểu khóc như cha chết là khóc thế nào. Hình nhưđấy là cái khóc lớn nhất đời một con người” [B.29, tr. 42].

Có thể thấy, giọng đau xót, ngậm ngùi ẩn trong những câu văn, đoạn văn dài, có sự kết hợp nhiều nhất của lời trực tiếp của nhân vật và lời gián tiếp của người kể chuyện, góp phần nhấn mạnh, làm rõ thêm sắc diện trong thế giới nội tâm con người.

Một phần của tài liệu Cảm hứng triết luận về con người trong truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1986- 2000 (Trang 89 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)