0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Con người hướng vào đời sống bên trong

Một phần của tài liệu CẢM HỨNG TRIẾT LUẬN VỀ CON NGƯỜI TRONG TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1986- 2000 (Trang 53 -79 )

Trong mỗi con người, bên cạnh những mối quan hệ hướng ra bên ngoài như quan hệ

với đời sống xã hội, với thiên nhiên, còn có đời sống nội tâm sâu thẳm phía bên trong. Cái thế giới vô cùng phong phú và không ít những phức tạp ấy, nó chứa đựng cả phần tâm linh, tiềm thức và vô thức. Trong những tầng sâu với những sắc bậc tình cảm khác nhau, là nỗi

đau, nỗi ưu tư, trăn trở, là niềm âu lo, hoài vọng, là khát khao, là niềm vui, hạnh phúc, … con người dường như phải trong trạng thái tựđối diện, tự xoay sở, rất nhiều khi con người tự

co mình lại, thúc thủ, lẻ loi, bé nhỏ. Những sắc bậc tình cảm thuộc về chiều sâu của thế giới tâm hồn, tình cảm con người không phải bao giờ cũng dễ chia sẻ và được chia sẻ. Sự chia sẻ

ra với thế giới bên ngoài, có chăng, chỉ phần nào làm vơi đi cái nỗi niềm ưu mang đeo đẳng kia. Vì thế, con người thường hướng vào đời sống bên trong, trăn trở, thao thức, bất an trước cuộc sống nhiều nỗi. Chính những bất ổn, bộn bề của đời sống tâm hồn con người cũng như

những vấn đề cá tính, nhu cầu hạnh phúc cá nhân mà trước đây, trong chiến tranh, trong thời khắc dầu sôi lửa bỏng, nó trở nên nhạt nhòa, chìm trong cái chung rộng lớn, thì nay những riêng tư, khuất tất của con người có điều kiện được quan tâm, được lắng nghe, bày giãi. Những vấn đề thuộc về cá nhân con người ngày càng được soi xét từ nhiều chiều hướng, lần

tìm vào mọi ngõ ngách của đời sống bên trong con người, thu hẹp mọi khoảng cách đến nỗi tưởng như nó đã bị phá vỡ. Nó trở thành vấn đề dễ nhạy cảm nhất của những người cầm bút. Luận về con người như thế nào cũng không thể là đủ, nếu thiếu đi đời sống nội tâm của con người.

Có nhà phê bình gọi cái xảy ra bên trong, hành động bên trong là phản ứng tâm thức.

Đấy chính là cái cốt lõi của truyện ngắn hiện đại. Nhân vật trong tác phẩm văn học không chỉ

là con người hành động bên ngoài, nhân vật phải có cảm xúc, suy nghĩ. Chính cái thế giới bên trong đó là phần hồn của truyện ngắn hôm nay. Điều đó mang đến chiều sâu cho nhân vật và cũng chính là chiều sâu của văn chương nghệ thuật.

2.3.1. Dấu ấn chiến tranh với nỗi đau, niềm day dứt

Chiến tranh đi qua, không khí bức bối, ồn ào đã lắng lại, số phận con người sau chiến tranh cùng những tâm tư, nỗi niềm, … trở thành dấu ấn đậm nét. Nhà văn có đủ độ lùi nhất

định để nhìn nhận nó một cách bình tĩnh hơn.

C lauBc tranh của Nguyễn Minh Châu âm thầm những nỗi trăn trở, tiếc nuối trước cái dang dở của đời người, là cuộc đấu tranh nội tâm dữ dội trong lời tự thú của con người, ở hoàn cảnh không chịu một áp lực xã hôi nào.

Có thể nói, đây chính là sở trường của Nguyễn Minh Châu trong việc len lõi vào tận thẳm sâu của đời sống con người, lí giải, luận bàn, tìm cho được bản chất đích thực của con người.

Trong C lau, Lực, người trung đoàn trưởng năm xưa trở về, bất ngờ gặp lại cha mình trong gia đình mới của vợ. Anh bàng hoàng khi biết được rằng, trong ý thức của những người thân, anh đã hi sinh từ lúc quê hương còn chìm trong lửa loạn, giặc giã. Tham dự vào cuộc chiến, chịu nhiều gian khổ, mất mát, nhưng phải đến khi bước ra từ chiến tranh, trở về, gặp phải một sự lầm tưởng, đau lòng từ người thân, Lực mới thực sự thấm thía nỗi mất mát bởi chiến tranh, và anh ý thức rất rõ về thực tại: “Chiến tranh kháng chiến, không phải như

một số người khác quan niệm, đến bây giờ tôi không hề mảy may hối tiếc đã dốc cả tuổi trẻ

vào đấy cống hiến cho nó, nhưng nó như một lưỡi dao phạt ngang mà hai nửa cuộc đời tôi bị

chặt lìa thật khó gắn liền lại như cũ… Nhưng đau đớn hơn là hai nửa cuộc đời tôi cũng không bị cắt lìa hẳn. Ông già tôi đã đi qua nỗi mất mát từ bao nhiêu năm nay; giờ ông già tôi hẳn cũng đã quên tôi. Thai cũng vậy, giờ Thai đã có một cuộc đời khác với một lũ con cái, nỗi đau ghê gớm vì mất tôi cũng qua đi từ lâu. Vậy cho nên, đáng lẽ chỉ còn là kỉ niệm về một người đã khuất, việc tôi đang còn sống đối với hạnh phúc gia đình riêng của Thai

hiện tại sau bao năm tháng vất vả chả khác nào một người khách đến không đúng lúc. Tôi chỉ làm rối thêm cuộc sống, tôi chỉ quấy rầy thêm cuộc sống đã an bài” [B.3, tr. 24].

Những trăn trở như lời trần tình của người lính trở về cuộc sống thời bình nhưng lòng không thể bình yên trước những riêng tư, còn mất, đã khẳng định thêm nhân cách của anh, giàu tình yêu thương và sự hi sinh, và người lính cầm súng đấu tranh chống ngoại xâm, giành lại hòa bình nhưng cũng biết cúi đầu chấp nhận trước thực tại đã an bài, không dễ thay

đổi.

Nhưng đó chỉ là sự chấp nhận bởi lí trí của người biết sống vì hạnh phúc của người khác, sự thật thì trong lòng anh, cái tình dở dang vì chinh chiến kia cứ như men dậy lên từng ngày, nên khi gặp lại, nó âm thầm trỗi dậy, khát khao và đau xót: “Chúng tôi đánh mất nhau suốt một thời tuổi trẻ, nhưng trừ khi kẻ sống người chết, bây giờ gặp lại nhau chúng tôi không thể nào quen được trông thấy mỗi người có một cuộc đời khác. Chúng tôi vẫn còn yêu nhau. Tôi không dám nghĩ ngày mai Thai trở về với gia đình. Tôi biết rằng chỉ có người đàn bà đang đi bên cạnh, giữa đáy con sông Đồng Vôi này mới có thể xoa dịu bao nhiêu vết thương mà chiến tranh đã để lại trong lòng tôi” [B.3, tr, 93, 94].

Dẫu trong đau đớn, người trung đoàn trưởng năm xưa vẫn đủ bình tĩnh và sáng suốt khi biết không thể thay đổi được hoàn cảnh thì chấp nhận và tìm cho mình một lối đi khác, cốt sao giữ được sự êm ấm cho người thân mà lòng cũng được yên tĩnh. Đây cũng là bản chất dung dị, giàu lòng hi sinh, vị tha của người lính cách mạng.

Trong mỗi một cá thể người vẫn thường tồn tại hai phản ứng đối lập: phản ứng bên ngoài và phản ứng bên trong. Phản ứng bên ngoài thì rõ ràng, dứt khoát, phản ứng bên trong thì đằm sâu, đôi khi u uất nhưng huyền diệu. Chính những diễn biến của trạng thái bên trong con người chiếm phần lớn trong việc làm nên cái gọi là bản thể người. Bởi vì nó gọi dậy một cách chân thực nhất những gì là thuộc về con người, cả những thấp hèn, lầm lỗi.

Truyện ngắn Bc tranh là một lời tự thú dài của người họa sĩ vì đã không thực hiện lời hứa là mang bức chân dung của người chiến sĩ đến gia đình anh, làm nặng thêm nỗi đau của người mẹ ngày đêm thương nhớ đứa con trai đi lính không biết sống chết thế nào. Thực ra, mọi thứđã thuộc về quá khứ, đã xa lăng lắc và đang rất yên tĩnh. Chỉ đến khi người họa sĩ

vô tình bước chân vào tiệm cắt tóc của người chiến sĩ năm xưa mới khuấy động mọi thứ, sự

thật mới được phơi bày. Người chiến sĩ giờ là người thợ cắt tóc đang sống trong một mái gia

đình nhỏ với vợ con và bà mẹ mù lòa. Anh vẫn nhã nhặn làm công việc của mình. Nhưng người khách kia thhì thấy lòng rối rắm. Lương tâm của một con người, của một họa sĩ, một

người nghệ sĩ không cho phép anh ngơ đi trước mối quan hệ của hiện tại, quá khứ. Anh rơi vào trạng thái tự vấn triền miên, bất tận bởi cái lỗi lầm không thể sửa. Nó trở thành cuộc đấu tranh nội tâm mỗi lúc mỗi gay gắt, từ biện minh yếu ớt đến thụ động đồng ý mặt xấu trong con người mình, từ thành tâm nhận lỗi đến lời cầu xin một lời khuyên và sự tự sa thải mình.

Ta có thể lắng nghe những lời tự vấn dưới hình thức tự phân thân của nhân vật người họa sĩ:

- Đồ dối trá,mày hãy nhìn coi, bà mẹ tao khóc đã lòa cả hai mắt kia! Bây giờ thì tấm hình tao đã được trưng bày trên các tạp chí hội họa của khắp các nước. Người ta đã trân trọng ghi tên mày bên dưới, bên cạnh mấy chữ “Chân dung chiến sĩ Giải phóng”. Thật là danh tiếng quá!

- Tôi là một nghệ sĩ chứ có phải đâu là một anh thợ vẽ truyền thần, công việc người chiến sĩ là phục vụ cả một sốđông, chứ không phải chỉ phục vụ một người. (…) [B.5, tr. 62, 63].

- …………..

- Hàng ngày anh vẫn nói đùa một cách độc đáo với bạn rằng: Tạo hóa nặn ra muôn loài mỗi loài một thứ bột nhão riêng khác nhau. Xong mỗi thứ thừa một tý, đem gộp chung lại tất cảđể nặn ra anh?

- Có lẽ thật thế, trong con người tôi đang sống lẫn lộn người tốt kẻ xấu, rồng phượng lẫn rắn rết, thiên thần và ác quỷ” [B.5, tr.70, 71].

- ………..

Tất cảđều là lời tự thú bên trong, tự thú với chính mình.

Lực trong C lau cũng mang nỗi niềm như vậy, nỗi niềm của con người có lỗi mà nếu không nói ra, thì chỉ một mình mình biết. Nhưng tự trong hun hút của đáy sâu lòng người luôn có tiếng nói từ trái tim và nó vang lên dữ dội, nó dồn nén, nó thúc bách, nó buộc con người phải nói ra, rất thật, nhất là khi con người đang đứng trước sự ngưỡng mộ của người khác, cảm thấy lòng không yên bởi mặt trái phía bên trong. Vì vậy mà người trưởng đòan chính đã “quyết định nói hết, không màu mè, không giáo điều”, “kể lại vắn tắt nhưng hết sức thật thà,, không hề gượng nhẹ một lời nào cho mình, tại sao tôi đã giết một con người….” [B.3, tr 86, 87].

Dẫu rằng Lực biết chấp nhận số phận đã an bài, hoàn toàn không muốn khuấy động lại nó, thì trước hành động, lời nói và tình yêu của Phi Phi đối với người lính trẻ đã ngã xuống, cái quá khứ màu tối không thể không gọi dậy, không phải chỉ là tự thú, chỉ là sám hối. Vả

chăng, anh lính Lực thời chiến, người trưởng đoàn chính sách thời bình còn muốn bộc lộ

toàn bộ sự thật về một con người với hai chiều sáng tối, cao thượng và ích kỉ.

Những con người có lương tâm, có trách nhiệm với người, với bản thân, với cuộc đời, dường như luôn trĩu nặng suy tư, có nhu cầu tự bày giãy, “mỗi đêm là một chuyện tự thú”.

Dường như chỉ có như vậy con người mới có thể trụ lại với cuộc đời này, mới thấy lòng lắng lại. Bởi sau những cuộc đấu tranh nội tâm đầy dằn vặt đó, sẽ còn lại là một tâm hồn trong vắt, tĩnh tại, dung dị, ngọt ngào, đằm thắm tình người.

Chiến tranh và dấu ấn của nó “chạm khắc” vào con người ở nhiều phương diện khác nhau, nhất là những người từng tham gia vào trận chiến, cảm nhận rất rõ những mặt trái phải của nó. Nhân vật tôi trong Chiu vô danh ( Hoàng Dân ), Hải trong Im lng (Nguyễn Ngọc Tấn), … chịu sự ám ảnh cho tới suốt cuộc đời bởi những sự thật thảm khốc, nghiệt ngã mà chiến tranh đưa lại.

Dù hiện tại chiến tranh đã lùi xa, nhưng chỉ cần một thoáng vô tình nhìn thấy hình hài của quá khứ, là y như rằng, tất cả lại trở về nguyên vẹn trong “tôi”, người lính năm xưa nay trở về với gia đình, dù trong bất kì hoàn cảnh nào, cả khi đã ngồi vào bàn ăn rất đầm ấm bên vợ con. Trận chiến ác liệt, những người lính chiến đấu nhường sự sống cho đồng đội, khói súng vang trời, xác bạn nổ tung từng mảnh, lũ kiến đen, chòm râu của Thời, người bạn anh dũng trong chiến đấu, hóm hỉnh trong đời thường chỉ còn lại chừng ấy, … Tất cả hiện về

quay quắt, ngột ngạt, bức bối không chịu nổi.

Với Hải, anh mang chứng đau đầu và choáng váng kinh niên vì không làm sao quên

được tình cảnh và cái chết thương tâm của vợ, người đàn bà suốt đời thủy chung với chồng và hết mình vì cách mạng. Trong suốt thời gian Hải chiến đấu xa nhà, chị âm thầm chống chọi lại với những cuộc cưỡng hiếp của tên lưu manh, khốn nạn mà không dám bật lên tiếng kêu vì nghĩ hắn cần cho cách mạng. Nhưng khi biết hắn phản bội thì chị cự tuyệt dữ dội và chết trong tay hắn. Hải trở về, không chỉ đơn thuần là nỗi đau mất vợ. Đó còn là nỗi đau trước nỗi đau không được chia sẻ với vợ, là sự kính phục trước cái im lặng vĩ đại của người

đàn bà, là sự bất lực của người đàn ông, của người chồng đã không thể che chắn cho vợ

trong những lúc gian nguy.

Người ta vẫn cứ nghĩ đàn ông thường mạnh mẽ, vững chải. Nhưng trước những thảm khốc, oan khiên của người thân, nỗi đau trong họ không bùng lên dữ dội để rồi lắng xuống, mà nó âm âm, vang dội cứa vào tận trái tim, không cách nào vơi, không cách nào trút ra

Cái thế giới bên trong phức tạp, đầy những uẩn khúc, những dày vò đau đớn của phận người được nhà văn tìm đến, sẻ chia. Nhân vật ông lái đò Bùi Việt Pháo trong truyện Đò ơi

của Nguyễn Quang Lập như bị bủa vây bởi lớp lớp kí ức, hồi tưởng dày đặc, về mối tình xưa xa lắc, về người đàn bà ngẫu nhiên có mặt trong túp lều của ông giữa đêm gió bão… Giữa lớp lớp kí ức đó, ông quằn quại với nỗi cô đơn và ân hận, với nhớ tiếc và xót thương… Con người ngỡ tưởng ngang tàng trên sông nước ấy bỗng nhiên trở nên sâu lắng, vời vợi những nỗi niềm.

Có thể thấy, trong thế giới nội tâm con người, quá khứ dường như luôn luôn trú ngụ

trong mỗi con người, dù vui buồn, sướng khổ, vinh nhục, thành bại. Nó hằn một nếp gấp trong kí ức khiến con người ta có muốn quên cũng không dễ gì quên. Nó làm ấm lòng mỗi khi con người nhớ lại những kỉ niệm đẹp, ngọt ngào, nó làm trăn trở, day dứt và đau xót khi

đó là những lỗi lầm, những ngộ nhận, hay những hoài nghi mơ hồ. Bất luận thế nào, con người biết mang theo quá khứ, không giẫm lên quá khứ, dù đó là quá khứ thế nào đi nữa, tự

nó làm sáng thêm lên tâm hồn con người, làm đẹp hơn lên nhân cách con người. Thế giới nội tâm trong con người càng sâu sắc, phong phú, phần “người” trong con người càng lớn thêm lên, có khả năng lấn lướt phần “con”. Con người, vì vậy, ngày càng đi đến sự tự hoàn thiện.

Viết về những con người trong chiến tranh, nay trở lại với cuộc sống đời thường, các nhà văn đã mang đến cho người đọc những cảm nhận khác nhau. Mỗi con người là mỗi cuộc

đời riêng, không ai giống ai, nhưng kì thực, họ có chung nỗi đau. Cái nỗi đau của những lỗi lầm hoặc vô tình, hay phút giây của lòng ích kỉ gây ra. Và nỗi đau ấy chỉ có thể chia sẻ

chứ không thể bù đắp.

2.3.2. Hạnh phúc và những khắc khoải kiếm tìm

Trong những trạng huống khác nhau của đời sống, hạnh phúc riêng tư vẫn là niềm khao khát của mỗi con người, nhất là người phụ nữ. Trong cuộc kiếm tìm đó, có người mạnh mẽ, dứt khoát (Khonh khc ca s phn- Lê Minh Khuê), có người lầm lạc (Hu thiên

đường- Nguyễn Thị Thu Huệ), có người cơ nhỡ (Con Gu- Nguyễn Quang Huy), có người cả đời âm thầm chờ đợi (Hai người đàn bà xóm Tri- Nguyễn Quang Thiều), lại có người sống trong mộng tưởng (Ch da- Trầm Hương), hay sống trong kỉ niệm (Tiếng rng- Hiền Phương), cũng có người không vì một cái gì hết (Dây neo trn gian- Võ Thị Hảo), … Song, dù thế nào đi nữa, ai người ta cũng đều mong có đời sống hạnh phúc trong hôn nhân, trong

Một phần của tài liệu CẢM HỨNG TRIẾT LUẬN VỀ CON NGƯỜI TRONG TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1986- 2000 (Trang 53 -79 )

×