GIỌNG ĐIỆU NGHỆ THUẬT CỦA CẢM HỨNG TRIẾT LUẬN VỀ CON NGƯỜI TRONG TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1986-

Một phần của tài liệu Cảm hứng triết luận về con người trong truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1986- 2000 (Trang 79 - 81)

TRONG TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1986-2000

Giọng điệu nghệ thuật là một phạm trù thẩm mĩ trong tác phẩm văn học. Nó cần thiết cho việc sắp xếp, liên kết các yếu tố hình thức khác nhau, làm cho tác phẩm có cùng một âm hưởng, một khuynh hướng nào đó. Giọng điệu được thiết kế bởi mối quan hệ, thái độ, lập trường tư tưởng, tình cảm của người kể chuyện với các hiện tượng, các sự kiện được miêu tả. Giọng điệu nghệ thuật thường thể hiện trong lời văn quy định cách xưng hô, các sắc điệu tình cảm, cách diễn đạt tư tưởng.

Khái niệm giọng điệu gắn liền với phong cách trong văn học. Nó gắn với chủ thể phát ngôn toát ra từ cảm hứng của nhân vật và biểu hiện một thái độ nhất định của nhà văn đối với những nội dung được thể hiện nhằm gởi đến người đọc.

Trong quá trình sáng tác, mỗi nhà văn đều phải trăn trở để tìm ra giọng điệu nghệ

thuật cho tác phẩm của mình. Theo M.Khrapchencô, “cái quan trọng trong tài năng văn học (…) là tiếng nói của mình (…), là cái giọng riêng biệt của chính mình không thể tìm thấy trong cổ họng của bất kì một người nào khác” [A.I.23, tr. 190]. Hơn nữa, ở mỗi một tác phẩm văn chương, giọng điệu nghệ thuật chính là một hiện tượng nghệ thuật toát ra từ nội dung tác phẩm và mang một nội hàm tư tưởng thẩm mĩ. Giọng điệu nghệ thuật bị chi phối từ

rất nhiều yếu tố, từ cái nhìn hiện thực, cảm hứng sáng tác, đến tư tưởng, tình cảm của tác giả

với những sự việc, sự vật, con người,… Giọng điệu ấy lại được cụ thể hóa qua từ ngữ, câu văn, lời văn, và các thủ pháp nghệ thuật khác trong tác phẩm, để qua đó bộc lộ cách nhìn của nhà văn đối với hiện thực và thiết lập các mối quan hệ thân sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm. Thái độ đó không phải lúc nào cũng bộc lộ trực tiếp mà nhiều khi bộc lộ

hòa lẫn, đan xen trong lời trần thuật hay ngôn ngữ nhân vật.

Mỗi tác phẩm văn chương đều có sắc thái giọng điệu riêng. Hơn thế, trong mỗi tác phẩm, bên cạnh giọng điệu chủ đạo, bao giờ cũng tồn tại nhiều sắc thái chủ đạo khác nhau. Như vậy, các sắc thái giọng điệu đã trở thành phương tiện tham gia chuyển tải bức tranh hiện thực vào tác phẩm và thể hiện thái độ của nhà văn trước cuộc sống. Chính vì thế, khi nghiên cứu sáng tác của nhà văn không thể không nghiên cứu giọng điệu nghệ thuật của họ.

Như vậy, có thể thấy, giọng điệu trong tác phẩm văn học rất quan trọng. Nó là sức mạnh, là giá trị của tác phẩm, là một trong những yếu tố quan trọng làm nên tính hấp dẫn của

tác phẩm, sự thành công của người viết. Nói văn học là nghệ thuật ngôn từ, nhưng yếu tố làm nên phần hồn trong tác phẩm đó là giọng điệu. Sẽ là nhạt nhẽo, vô vị khi một tác phẩm không thể hiện rõ giọng điệu. Bởi vì trong tác phẩm văn học, điều quan trọng không chỉ là nhà văn nói về vấn đề gì mà cái cốt yếu còn là thái độ nhìn nhận, phản ứng tình cảm của nhà văn đối với vấn đề đó ra sao, lập trường như thế nào. Nương theo giọng điệu của nhà văn, người đọc mới có thể nắm bắt được cái nguồn cơn của tác phẩm, lập trường tư tưởng của nhà văn. Sự phong phú, tính đa nghĩa, chiều sâu của tác phẩm nằm ở giọng điệu. Vì vậy, giọng

điệu nghệ thuật trong tác phẩm văn học là một trong những yếu tố có tính quyết định về năng lực, mức độ tinh tế và nhạy cảm của nhà văn.

Giọng điệu nghệ thuật chịu sự chi phối của bối cảnh văn hóa thẩm mỹ thời đại, phản ánh cách nhìn của nhà văn về con người và cuộc sống. Văn học 1930- 1945 tương đối thống nhất về giọng phê phán với những sắc thái khác nhau. Văn học 1945- 1975 giọng sử thi tràn ngập âm hưởng hào hùng, ngợi ca.

Tuy nhiên, việc tìm ra giọng điệu thích đáng, khơi thông nguồn cảm hứng của nhà văn không phải bao giờ cũng dễ dàng. Nhà văn Garcia Marquer sau nhiều năm mới tìm ra giọng

để viết Trăm năm cô đơn, dù yếu tố tư liệu đã đầy đủ. Hóa ra giọng kể có khi còn quan trọng hơn câu chuyện được kể rất nhiều. Cảm hứng nào, giọng điệu ấy. Nhưng đôi khi cũng có thể ngược lại, giọng điệu định hướng cho sự hình thành cảm hứng.

Khác với trong thơ (giọng điệu thiên về tính độc thoại), giọng điệu trong văn xuôi thu hút vào trong tác phẩm những giọng nói không trùng nhau, giọng của nhân vật trong tác phẩm không trùng với giọng của tác giả. Sự tương tác phức tạp giữa các giọng đó khiến ngôn ngữ văn xuôi trở nên đa giọng điệu.

Đi tìm giọng điệu trong văn xuôi gắn liền với cảm hứng chủđạo của tác phẩm. Nhưđã nói cảm hứng chi phối giọng điệu của nhà văn. Truyện ngắn hôm nay với sự chuyển hướng từ cái nhìn sử thi sang cái nhìn hiện thực đa diện, đa chiều, phức tạp, các nhà văn đã cảm nhận cuộc sống trong nhiều cung bậc tốt- xấu, trắng- đen, thiện- ác. Chính từ cái nhìn đa diện, nhiều chiều như thế, truyện ngắn hôm nay đã mang đến nhiều sắc thái giọng điệu và yếu tố thẩm mĩ này đã góp phần quan trọng trong sự thành công của tác phẩm văn học thời

đổi mới.

Do nhu cầu của chủ thể sáng tạo, mỗi nhà văn đều không mong muốn lặp lại mình. Vì vậy, họ ra sức tìm kiếm hình thức mới để thể hiện nội dung. Đối tượng của hình thức ấy rõ, sâu là giọng điệu nghệ thuật mà nhà văn thể hiện trong tác phẩm.

Từ sự nhận diện con người, bản chất Người, cảm hứng triết luận về con người trong truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1986-2000 có nhiều giọng điệu khác nhau. Giọng điệu thường gắn với trạng thái cảm hứng của nhà văn. Ở cảm hứng triết luận về con người trong truyện ngắn Việt Nam giai đoạn này nổi bật và chịu sự chi phối bởi những giọng điệu nghệ

thuật: Giọng trăn trở, day dứt; Giọng đau xót, ngậm ngùi; Giọng triết lí, suy tư.

Một phần của tài liệu Cảm hứng triết luận về con người trong truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1986- 2000 (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)