1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

XÂY DỰNG hệ hỗ TRỢ CHO học SINH dự TUYỂN vào các TRƯỜNG THPT TRÊN địa bàn nội THÀNH hải PHÒNG

63 663 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 4,51 MB

Nội dung

Bảng 1.2 Thống kê điểm chuẩn của các trường THPT cônglập thuộc các quận nội thành Hải Phòng các năm Bảng 2.1 Kết quả phân lớp bằng cây quyết định 45 Bảng 3.1 Các thuộc tính chương trình

Trang 1

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM

- -KS CAO CHIẾN THẮNG

XÂY DỰNG HỆ HỖ TRỢ CHO HỌC SINH

DỰ TUYỂN VÀO CÁC TRƯỜNG THPT TRÊN ĐỊA BÀN NỘI THÀNH HẢI PHÒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

HẢI PHÒNG - 2016

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM

- -KS CAO CHIẾN THẮNG

XÂY DỰNG HỆ HỖ TRỢ CHO HỌC SINH

DỰ TUYỂN VÀO CÁC TRƯỜNG THPT TRÊN ĐỊA BÀN NỘI THÀNH HẢI PHÒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT; MÃ SỐ: 60480201

CHUYÊN NGÀNH: CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Trọng Đức

HẢI PHÒNG - 2016

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan kết quả đạt được trong luận văn là sản phẩm của riêng cánhân tôi, không sao chép lại của người khác Trong toàn bộ nội dung luận văn,những điều đã được trình bày hoặc là của riêng cá nhân tôi hoặc là được tổng hợp

từ nhiều nguồn tài liệu Tất cả các nguồn tài liệu tham khảo được dùng đều có xuất

Trang 4

LỜI CÁM ƠN

Được sự phân công của Khoa công nghệ thông tin trường Đại học Hàng Hải,

và sự đồng ý của thầy giáo hướng dẫn TS Nguyễn Trọng Đức tôi đã thực hiện đề

tài “Xây dựng hệ hỗ trợ cho học sinh dự tuyển các trường THPT trên địa bàn nội

thành Hải Phòng”.

Để hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đãtận tình hướng dẫn, giảng dạy trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu ở trườngĐại học Hàng Hải Việt Nam

Tôi xin chân thành cám ơn thầy giáo hướng dẫn TS Nguyễn Trọng Đức

-người đã chỉ bảo tận tình, chu đáo, cung cấp tài liệu và phương pháp luận nghiêncứu khoa học để tôi hoàn thành bản luận văn này

Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện luận văn một cách hoàn chỉnh nhất.Xong luận văn được hoàn thành trong thời gian hạn hẹp, những hạn chế về kiếnthức và kinh nghiệm nên không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định mà bảnthân chưa thấy được Tôi rất mong được sự góp ý của quý Thầy, Cô giáo để luậnvăn của tôi được hoàn chỉnh hơn

Tôi xin chân thành cám ơn!

Hải Phòng, 03/2016

Cao Chiến Thắng

Trang 6

DANH MỤC CÁC HÌNH MINH HỌA

Hình 1.1 Các bước của quá trình khai phá dữ liệu 12

Hình 2.1 Giao diện khởi đầu của WEKA 3.6.9 31

Hình 2.2 Kết quả thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2013-2014 32

Hình 2.3 Dữ liệu sau khi đã loại bỏ các thuộc tính không cần

thiết

33

Hình 2.4 Một số thuộc tính có dữ liệu kiểu liên tục 34

Hình 2.5 Các thuộc tính sau khi đã được rời rạc 36

Hình 2.7 Cây quyết định theo tổng điểm thi 40

Hình 2.8 Cây quyết đinh theo tổng điểm thi và nhóm điểm 42

Hình 3.1 Thứ tự các bước giải quyết bài toán 44

Hình 3.3 Các mẫu luật được lưu trong CSDL 46

Hình 3.4 Các luật được tạo bởi phần mềm Weka 47

Hình 3.6 Màn hình nhập liệu và kết quả tư vấn 49

Trang 7

Bảng 1.2 Thống kê điểm chuẩn của các trường THPT công

lập thuộc các quận nội thành Hải Phòng các năm

Bảng 2.1 Kết quả phân lớp bằng cây quyết định 45

Bảng 3.1 Các thuộc tính chương trình tuyển sinh 48

Bảng 3.2 Mô tả các trường lưu trữ mẫu luật trong CSDL 50

Trang 8

MỞ ĐẦU

"We are drowning in Data but starved for knowledge."

(Chúng ta đang chết chìm trong dữ liệu nhưng lại chết đói về tri thức)

John Naisbitt

Chúng ta đều biết công nghệ thông tin nói chung và tin học hóa các lĩnh vựckinh tế, xã hội nói riêng đã đem lại những thành công đáng kể, đóng góp vào sựphát triển của toàn nhân loại Đồng thời với việc tin học hóa, việc lưu trữ thông tincủa các lĩnh vực kể trên đã phát triển một cách nhanh chóng

Tuy nhiên, việc lưu trữ một cách ồ ạt với rất nhiều thông tin, trong đó cónhiều thông tin có thể bị trùng lặp đó cũng gây ra những khó khăn, đó là từ nguồn

dữ liệu mênh mông bao la, làm thế nào để khai thác thành những tri thức có ích, cógiá trị

Chính vì vậy một lĩnh vực mới ra đời, nó sử dụng các kỹ thuật để dữ liệu mà

ta đã lưu trữ được sẽ được chuyển đổi thành tri thức có ích Đó chính là lĩnh vựckhai phá dữ liệu

Mô tả quá trình phát hiện ra tri thức trong CSDL chính là nhiệm vụ của khaiphá dữ liệu Các tri thức tiềm ẩn từ dữ liệu sẽ kết xuất ra từ quá trình này giúp choviệc dự báo trong kinh doanh, các lĩnh vực sản xuất So với phương pháp truyềnthống trước kia, khai phá dữ liệu giúp giảm chi phí về thời gian

Phát hiện tri thức và khai phá dữ liệu liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiềungành như thống kê, cơ sở dữ liệu, trí tuệ nhân tạo nâng cao, thuật toán, tính toánsong song và tốc độ cao, thu thập tri thức cho các hệ chuyên gia Đặc biệt pháthiện tri thức và khai phá dữ liệu rất gần gũi với lĩnh vực thống kê, dùng cácphương pháp thống kê để mô hình dữ liệu và phát hiện các mẫu, luật

Lĩnh vực giáo dục cũng được các chuyên gia khai phá dữ liệu đặc biệt quantâm Mọi người đều biết giáo dục là nhân tố quyết định sự phát triển của một quốc

Trang 9

gia về nhiều mặt Một đất nước có phát triển bền vững hay không phụ thuộc vàoviệc định hướng, hoạch định chính sách cho thế hệ trẻ

Học và thi là hai mặt của một quá trình trong giáo dục Học là quá trình tíchlũy, trau dồi kiến thức Thi là để đánh giá quá trình học của người học

Trong cuộc đời, mỗi người đều trải qua nhiều kỳ thi Đặc biệt là học sinh,sinh viên thì việc thi càng xảy ra thường xuyên: Thi giữa kỳ, thi cuối năm, thi lênlớp, thi hết cấp,…

Kỳ thi nào cũng quan trọng, nhưng đã có thi thì có đỗ và có trượt Không aimuốn mình trượt thi dù đó là kỳ thi nào Vậy nên kỳ thi tuyển vào lớp 10 đối vớihọc sinh phổ thông là cực kỳ quan trọng Nó quan trọng ở chỗ mỗi năm số lượngthí sinh được tuyển vào trường THPT công lập ở thành phố Hải Phòng chiếmkhoảng 70%, trong số nhiều trường THPT thì có số ít trường thuộc tốp trên, một sốtrường thuộc tốp giữa và một số thuộc tốp cuối Nếu các em thi được vào mộttrường THPT thuộc tốp trên thì sau ba năm, việc thi đỗ một trường đại học của các

em là không mấy khó khăn Vì vậy lựa chọn để đăng ký thi vào một trường THPTphù hợp với khả năng của bản thân là một vấn đề rất quan trọng không chỉ với họcsinh mà ngay cả với các bậc phụ huynh

Thành phố Hải Phòng có 7 quận và 8 huyện Trong đó 7 quận nội thành với

13 trường THPT công lập, có một số trường THPT nằm trong tốp 100 các trườngTHPT trên cả nước Kết quả này được đánh giá bằng tỷ lệ học sinh đỗ vào đại học,cao đẳng hàng năm của mỗi trường

Trong thực tế có nhiều học sinh có học lực trung bình nhưng lựa chọntrường phù hợp nên đã thi đỗ vào trường công lập, trong khi có những học sinh cóhọc lực khá nhưng chọn trường quá cao hoặc quá thấp thì đạt những kết quả khôngmong muốn

Việc tư vấn cho học sinh đăng ký dự thi vào một trường THPT phù hợp vớitrình độ của các em chưa được các trường quan tâm Chủ yếu các em được các

Trang 10

thầy cô ở trường THCS định hướng và tư vấn giúp bằng kinh nghiệm, điều này làmnhiều bậc phụ huynh không thực sự yên tâm.

Bản thân tác giả làm trong ngành giáo dục, nhiều năm tham gia công táctuyển sinh vào lớp 10, đồng thời cũng từng là một phụ huynh có con đã thi vào lớp

10 nên rất chia sẻ với những lo lắng của các phụ huynh

Từ nguồn dữ liệu tuyển sinh được lưu trữ từ nhiều năm của phòng Giáo dụcTrung học - Sở Giáo dục Đào tạo Hải Phòng, từ các kiến thức đã được học từ mônkhai phá dữ liệu, tác giả mong muốn xây dựng một chương trình hỗ trợ học sinhcũng như phụ huynh học sinh có thể căn cứ để đăng ký nguyện vọng vào mộttrường THPT mà khả năng đỗ cao nhất

Đó là lý do tôi chọn đề tài: “Xây dựng hệ hỗ trợ cho học sinh dự tuyển các

trường THPT trên địa bàn nội thành Hải Phòng”.

BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

Ngoài các phần mở đầu, mục lục, danh mục hình, kết luận, tài liệu thamkhảo Luận văn được chia làm 3 chương:

Chương I: TỔNG QUAN

Chương này trình bày các vấn đề tổng quan về công tác tuyển sinh vào lớp

10 và đặc thù của tuyển sinh vào lớp 10 tại thành phố Hải Phòng Những khái niệm

cơ bản về khai phá dữ liệu và việc áp dụng phương pháp cây quyết định vào bàitoán hỗ trợ học sinh đăng kí dự thi vào lớp 10

Chương 2: HỆ HỖ TRỢ RA QUYẾT ĐỊNH ĐĂNG KÝ DỰ THI VÀO LỚP 10

Những khái niệm cơ bản về một hệ hỗ trợ ra quyết định Trình bày nội dungthuật toán C4.5 sẽ được dùng để áp dụng vào tạo cây quyết định cho bài toán hỗtrợ tuyển sinh, giới thiệu các chức năng của phần mềm Weka, và các bước thực

hiện bài toán “Xây dựng hệ hỗ trợ cho học sinh dự tuyển các trường THPT trên

địa bàn nội thành Hải Phòng”

Trang 11

Chương 3: CÀI ĐẶT - THỬ NGHIỆM

Trong chương này tác giả trình bày các nội dung: Mô hình chung bài toán,các bước thực hiện từ dữ liệu thô ban đầu đến xây dựng chương trình hỗ trợ tư vấntuyển sinh và kết quả thử nghiệm của chương trình

Trang 12

Chương 1: TỔNG QUAN

1.1 Tổng quan về bài toán tuyển sinh trung học phổ thông

1.1.1 Đối tượng và phương thức tuyển sinh

Đối tượng tuyển sinh là người có độ tuổi theo quy định và đã tốt nghiệptrung học cơ sở chương trình giáo dục phổ thông hoặc chương trình giáo dụcthường xuyên

Một trong ba phương thức sau được áp dụng để tuyển sinh trung học phổthông:

Xét tuyển: dựa trên kết quả học tập rèn luyện, của 4 năm học ở trung học

cơ sở của đối tượng tuyển sinh, nếu lưu ban lớp nào thì lấy kết quả năm học lại củalớp đó;

Thi tuyển;

Kết hợp thi tuyển với xét tuyển

1.1.2 Hồ sơ tuyển sinh

Hồ sơ tuyển sinh gồm:

1 Bản sao giấy khai sinh có công chứng

2 Bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc bản sao bằng tốt nghiệp trung học

cơ sở có công chứng hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp trung học cơ sở tạm thời

Trang 13

1.1.3 Tuyển thẳng, chế độ ưu tiên, khuyến khích

1.1.3.1 Các đối tượng sau đây được tuyển thẳng vào trung học phổ thông

Các đối tượng sau đây được tuyển thẳng vào trung học phổ thông:

Học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú;

Học sinh là người dân tộc thiểu số;

Học sinh khuyết tật;

Học sinh đạt giải từ cấp quốc gia trở lên về văn hóa; thể dục thể thao; vănnghệ; hoặc cuộc thi khoa học kĩ thuật dành cho học sinh trung học

1.1.3.2 Đối tượng được cộng điểm ưu tiên.

Từng loại đối tượng được hưởng chế độ ưu tiên được Sở giáo dục và đào tạoquy định điểm cộng thêm như sau:

a) Nhóm đối tượng 1:

Là con của liệt sĩ;

Là con của thương binh mất sức lao động 81% trở lên;

Là con của bệnh binh mất sức lao động 81% trở lên;

Là con của người được cấp “Giấy chứng nhận người hưởng chính sách nhưthương binh mà người được cấp Giấy chứng nhận người hưởng chính sách nhưthương binh bị suy giảm khả năng lao động 81% trở lên”

b) Nhóm đối tượng 2:

Là con của Anh hùng lao động, con của Anh hùng lực lượng vũ trang, concủa Bà mẹ Việt Nam anh hùng;

Là con của thương binh mất sức lao động dưới 81%;

Là con của bệnh binh mất sức lao động dưới 81%;

Trang 14

Là con của người được cấp “Giấy chứng nhận người hưởng chính sách nhưthương binh mà người được cấp Giấy chứng nhận người hưởng chính sách nhưthương binh bị suy giảm khả năng lao động dưới 81%”.

c) Nhóm đối tượng 3:

Người có cha hoặc mẹ là người dân tộc ít người;

Người dân tộc ít người;

Người học đang học tập, sinh sống ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hộiđặc biệt khó khăn

1.1.3.3 Đối tượng được cộng điểm khuyến khích

Đối tượng và điểm cộng thêm cho từng loại đối tượng được hưởng chế độkhuyến khích được Sở giáo dục và đào tạo quy định chi tiết

1.2 Công tác tuyển sinh vào lớp 10 của thành phố Hải Phòng.

1.2.1 Đặc điểm

Mỗi năm thành phố Hải Phòng có khoảng 18.000 học sinh dự thi vào lớp 10.Tổng số chỉ tiêu dành cho các trường công lập chiếm khoảng 70%, còn lại khoảng30% dành cho khối trường dân lập và các trung tâm giáo dục thường xuyên Nhưvậy mỗi năm có khoảng 13.000 học sinh đỗ vào các trường công lập

Thành phố Hải Phòng hiện có 40 trường THPT hệ công lập (39 trườngTHPT và 01 Trường THPT chuyên Trần Phú) Trong số 39 trường THPT này 2trường THPT Cát Bà, Cát Hải thực hiện xét tuyển kết quả học tập, rèn luyện của 4năm học ở bậc THCS của học sinh, 37 trường THPT thực hiện phương thức vừathi tuyển, vừa xét tuyển Riêng trường THPT chuyên Trần Phú thi tuyển riêng

Bài toán Xây dựng hệ hỗ trợ cho học sinh dự tuyển vào các trường THPT

trên địa bàn nội thành Hải Phòng tập trung vào đối tượng vừa thi tuyển vừa xét

tuyển, vì vậy các thông tin không liên quan sẽ không được trình bày trong luậnvăn

Trang 15

1.2.2 Thi tuyển và xét tuyển

Như đã trình bày ở trên, thành phố Hải Phòng có 37 trường THPT thuộccông lập vừa tổ chức thi tuyển, vừa kết hợp xét tuyển: Kết quả điểm thi 2 mônToán, Ngữ Văn trong kì thi vào lớp 10 THPT công lập (không môn nào bị điểm 1trở xuống) và xét kết quả học tập, rèn luyện của 4 năm học THCS và các điểm ưutiên, khuyến khích (nếu có)

1.2.2.1 Xét tuyển

Mỗi học sinh sẽ có 4 tiêu chuẩn xét tuyển: Điểm học tập và rèn luyện, điểm thi nghề, điểm ưu tiên, điểm khuyến khích

Bảng 1.1: Điểm cộng ứng với kết quả học tập và rèn luyện các năm lớp 6,7,8,9

Học sinh có: Hạnh kiểm tốt, học lực giỏi 5.0 điểmHọc sinh có: Hạnh kiểm khá, học lực giỏi hoặc hạnh kiểm tốt,

3) Điểm ưu tiên:

Là con của liệt sĩ;

Là con của thương binh mất sức lao động 81% trở lên;

Là con của bệnh binh mất sức lao động 81% trở lên;

Là con của người được cấp “Giấy chứng nhận người được

hưởng chính sách như thương binh mà người được cấp Giấy

chứng nhận người hưởng chính sách giống như thương binh bị

suy giảm khả năng lao động 81% trở lên”

3.0 điểm

Là con của Anh hùng lao động, con của Anh hùng lực lượng vũ

trang, con của Bà mẹ Việt Nam anh hùng;

2.0 điểm

Trang 16

Là con của thương binh mất sức lao động dưới 81%;

Là con của bệnh binh mất sức lao động dưới 81%;

Là con của người được cấp “Giấy chứng nhận người được

hưởng chính sách như thương binh mà người được cấp Giấy

chứng nhận người hưởng chính sách giống như thương binh bị

suy giảm khả năng lao động dưới 81%”

4) Điểm khuyến khích:

1.2.2.2 Thi tuyển:

Thi viết 2 môn Ngữ Văn và Toán

Thời gian làm bài 120 phút/môn thi

Điểm của bài thi: Điểm của bài thi được cho theo thang điểm từ 0 đến 10,điểm lẻ đến 0,25

Điểm xét tuyển được tính theo công thức: (1.1)

Điểm xét tuyển = 2*(Điểm Văn + Điểm Toán)+ Điểm HT_RL+Điểm ƯT+Điểm KK

Thí sính trúng tuyển phải không có bài thi nào nhỏ hơn 1.

Bài toán xây dựng hệ hỗ trợ tuyển sinh cho học sinh dự tuyển vào cáctrường THPT trên địa bàn nội thành Hải Phòng chỉ quan tâm đến đối tượng vừa thituyển vừa xét tuyển nên các học sinh thi vào trường THPT chuyên Trần Phú vàhọc sinh đăng ký vào các trường ở ngoại thành không nằm trong phạm vi tư vấn

Trang 17

Bảng 1.2: Thống kê điểm chuẩn của các trường THPT công lập thuộc các quận nội thành Hải Phòng các năm 2011-2015

STT Các trường Nội thành Quận 2011-2012 2012-2013 2013-2014 2014-2015 Điểm TB

Trang 18

1.3 Khai phá dữ liệu

1.3.1 Định nghĩa khai phá dữ liệu

Khai phá dữ liệu (datamining) được định nghĩa như là một quá trình chắt lọchay khai phá tri thức từ một lượng lớn dữ liệu Một ví dụ hay được sử dụng là làviệc khai thác vàng từ đá và cát, Dataming được ví như công việc "Đãi cát tìmvàng" trong một tập hợp lớn các dữ liệu cho trước Thuật ngữ Dataming ám chỉviệc tìm kiếm một tập hợp nhỏ có giá trị từ một số lượng lớn các dữ liệu thô Cónhiều thuật ngữ hiện được dùng cũng có nghĩa tương tự với từ Datamining nhưKnowledge Mining (khai phá tri thức), knowledge extraction (chắt lọc tri thức),data/patern analysis (phân tích dữ liệu/mẫu), data archaeoloogy (khảo cổ dữ liệu),datadredging (nạo vét dữ liệu),

Định nghĩa: Khai phá dữ liệu là một tập hợp các kỹ thuật được sử dụng để

tự động khai thác và tìm ra các mối quan hệ lẫn nhau của dữ liệu trong một tậphợp dữ liệu khổng lồ và phức tạp, đồng thời cũng tìm ra các mẫu tiềm ẩn trongtập dữ liệu đó

Quy trình phát hiện tri thức thường tuân theo các bước sau:

Hình 1.1: Các bước của quá trình khai phá dữ liệu

Trang 19

Bước một: Đây là quá trình tìm hiểu các lĩnh vực của bài toán, từ đó hình

thành bài toán và định nghĩa bài toán, việc quan trọng ở bước này là xác định đượccác nhiệm vụ, yêu cầu của bài toán Ở bước này sẽ quyết định việc rút ra đượcnhững tri thức gì từ dữ liệu Tại bước này cũng quyết định lựa chọn phương phápkhai phá dữ liệu sao cho phù hợp với mục đích cũng như nội dung của dữ liệu

Bước hai: Từ việc xác định được các nhiệm vụ của bài toán từ bước 1,

chuyển qua bước thu thập dữ liệu Dữ liệu có thể được lấy từ nhiều nguồn khácnhau, có thể có những thông tin bị trùng lặp, hay những nội dung bị khuyết, thiếu.Khi đó việc cần làm trong bước này là đồng bộ các kiểu dữ liệu, rút gọn các nhữngthuộc tính thừa hoặc không cần thiết và bổ sung nhưng thông tin bị khuyết thiếu.Nhiệm vụ của bước này là bộ dữ liệu phải được nhất quán, đầy đủ nhưng cũng đòihỏi phải được rút gọn nhất Thông thường bước này tốn rất nhiều thời gian và côngsức trong toàn bộ quá trình khai phá tri thức

Bước ba: Sau khi có bộ dữ liệu từ bước hai, chuyển qua bước ba là bước rút

ra tri thức Nhiệm vụ của bước này là rút ra các mẫu và các mô hình ẩn dưới các dữliệu Có thể coi đây là bước quan trọng nhất trong việc khai phá dữ liệu Nó baogồm các công đoạn như chức năng, nhiệm vụ cũng như mục đích của khai phá dữliệu Sử dụng phương pháp nào để khai phá dữ liệu cho phù hợp Thông thườngmột bài toán khai phá dữ liệu có dạng mô tả - đưa ra những tính chất chung nhấtcủa dữ liệu hoặc dự báo – phát hiện và suy diễn dựa trên các dữ liệu đã có Khi đóviệc lựa chọn phương pháp phù hợp sẽ quyết định đến sự thành công của việc khaiphá dữ liệu

Bước bốn: Các tri thức đã nhận được từ bước ba sẽ được làm rõ hơn đối với

mỗi dạng mô tả cũng như dự đoán Quá trình làm rõ này có thể trải qua các bướclặp đi lặp lại, khi đó kết quả mà ta thu nhận được là trung bình cộng trong tất cảcác lần thực hiện

Bước năm: Những tri thức đã được tìm thấy ở bước bốn sẽ được sử dụng, tại

bước này chính là ứng dụng những kết quả mà khai phá tri thức đem lại Đồng thời

Trang 20

cũng giúp ta hiểu rõ hơn, sâu hơn về tri thức mà ta đã tìm được để tiếp tục làm sáng

tỏ các mô tả cũng như các dự đoán

Kết quả của quá trình phát hiện tri thức được ứng dụng trong các lĩnh vựckhác nhau Các kết quả có thể là các dự đoán hoặc các mô tả nên chúng có thểđược đưa vào các hệ thống nhằm hỗ trợ ra quyết định nhằm tự động hoá quá trình

1.3.2 Các chức năng chính của khai phá dữ liệu

Data Mining được chia nhỏ thành một số hướng chính như sau:

• Mô tả khái niệm (concept description): thiên về mô tả, tổng hợp và tóm tắtkhái niệm Ví dụ: tóm tắt văn bản

• Luật kết hợp (association rules): là dạng luật biểu diễn tri thứ ở dạng kháđơn giản Ví dụ: “60 % nam giới vào siêu thị nếu mua bia thì có tới 80% trong số

họ sẽ mua thêm thịt bò khô” Luật kết hợp được ứng dụng nhiều trong lĩnh vựckính doanh, y học, tin-sinh, tài chính & thị trường chứng khoán, v.v

• Phân lớp và dự đoán (classification & prediction): xếp một đối tượng vàomột trong những lớp đã biết trước Ví dụ: phân lớp vùng địa lý theo dữ liệu thờitiết Hướng tiếp cận này thường sử dụng một số kỹ thuật của machine learning nhưcây quyết định (decision tree), mạng nơ ron nhân tạo (neural network), v.v Người

ta còn gọi phân lớp là học có giám sát (học có thầy)

• Phân cụm (clustering): xếp các đối tượng theo từng cụm (số lượng cũng nhưtên của cụm chưa được biết trước Người ta còn gọi phân cụm là học không giámsát (học không thầy)

• Khai phá chuỗi (sequential/temporal patterns): tương tự như khai phá luậtkết hợp nhưng có thêm tính thứ tự và tính thời gian Hướng tiếp cận này được ứngdụng nhiều trong lĩnh vực tài chính và thị trường chứng khoán vì nó có tính dự báocao

1.3.3 Các phương pháp khai phá dữ liệu

Khai phá dữ liệu bao gồm các thành phần cơ bản sau: Biểu diễn mô hình,kiểm định mô hình và phương pháp tìm kiếm Cụ thể:

Trang 21

Biểu diễn mô hình: Việc miêu tả các mẫu có thể khai thác được biểu diễn

theo một ngôn ngữ nào đó được gọi là biểu diễn mô hình Nếu mô hình càng rõràng thì học máy sẽ tạo ra các mẫu càng chính xác cho dữ liệu Nếu mô hình quálớn sẽ làm giảm khả năng dự đoán của học máy Việc miêu tả mô hình càng lớndẫn tới việc học máy bị quá làm giảm khả năng dự đoán các dữ liệu chưa biết.Khi đó việc giải thích mô hình trở lên phức tạp hơn và việc tìm kiếm cũng trởthành khó khăn hơn

Ban đầu mô hình được xác định bằng cách kết hợp giữa các biến độc lập vớicác biến đầu ra, mà biến đầu ra phụ thuộc vào đó Tiếp theo đi tìm những tham số

mà bài toán cần tập trung giải quyết Công việc tìm kiếm mô hình sẽ tạo ra được

mô hình phù hợp với tham số xác định dựa trên dữ liệu (đôi khi mô hình hoặc cáctham số có thể thay đổi để phù hợp với dữ liệu) Trong một số trường hợp, tập các

dữ liệu được chia thành 2 tập dữ liệu: tập dữ liệu học và tập dữ liệu thử Ban đầutập dữ liệu học được dùng để làm cho tham số của mô hình phù hợp với dữ liệu.Sau đó mô hình sẽ được đánh giá bằng cách sử dụng tập các dữ liệu thử vào môhình và thay đổi các tham số cho phù hợp nếu cần Mô hình lựa chọn có thể một

số giải thuật học máy (ví dụ như cây quyết định), mạng Nơ_ron, suy diễn hướngtình huống, các kỹ thuật phân lớp

Kiểm định mô hình (model evaluation): Là việc đánh giá đồng thời ước

lượng các mô hình chi tiết và chuẩn trong quá trình xử lý và phát hiện tri thức với

sự ước lượng có dự báo chính xác hay không, có thoả mãn cơ sở logic hay không

Phương pháp tìm kiếm: Phương pháp này bao gồm hai thành phần: Tìm

kiếm tham số và tìm kiếm mô hình Với tìm kiếm tham số, giải thuật cần tìm kiếmcác tham số để tối ưu hóa các tiêu chuẩn đánh giá mô hình, với các dữ liệu quansát được và với một mô tả mô hình đã định Tìm kiếm mô hình thực hiện giốngnhư một vòng lặp qua phương pháp tìm kiếm tham số: Mô tả mô hình thay đổicho ta một họ các mô hình Đối với một mô tả mô hình, phương pháp tìm kiếmtham số được áp dụng để đánh giá chất lượng mô hình

Trang 22

Phương pháp suy diễn/quy nạp:

Mỗi cơ sở dữ liệu là một kho thông tin nhưng kho thông tin đó còn có thểsuy diễn ra những thông tin hữu ích hơn Để thực hiện việc này có hai kỹ thuậtchính đó là suy diễn và quy nạp

Phương pháp suy diễn: Đây là phương pháp rút ra thông tin là kết quả logic

của các thông tin trong nguồn cơ sở dữ liệu Phương pháp suy diễn dựa trên các

sự kiện chính xác nhằm suy ra các tri thức mới từ các thông tin có sẵn Mẫu chiếtxuất được bằng cách sử dụng phương pháp này thường là các luật suy diễn Ví dụnhư toán tử liên kết áp dụng cho bảng quan hệ, bảng đầu chứa thông tin về cáccông nhân và phân xưởng, bảng thứ hai chứa các thông tin về các phân xưởng vàcác đốc công Như vậy sẽ suy ra được mối quan hệ giữa các công nhân và các đốccông

Phương pháp quy nạp: Phương pháp này cho phép suy ra các thông tin

được sinh ra từ CSDL Các thông tin mà phương pháp này đem lại là lượng thôngtin hay tri thức cấp cao diễn tả về các đối tượng trong CSDL Phương pháp nàyliên quan đến việc tìm kiếm các mẫu trong CSDL Khi đó nó sẽ tự tìm kiếm, tạomẫu đồng thời sinh ra tri thức, không phải bắt đầu với các tri thức đã biết trước.Đối với khai phá dữ liệu, quy nạp được sử dụng trong cây quyết định và tạo luật

Phương pháp K-láng giềng gần: Một đối tượng được phân lớp dựa vào k

láng giềng của nó K là số nguyên dương được xác định trước khi thực hiện thuậttoán Người ta thường dùng khoảng cách Euclidean để tính khoảng cách giữa cácđối tượng

Kỹ thuật K -láng giềng gần tuy là một phương pháp tìm kiếm đơn giản,nhưng nó có một số mặt hạn chế giới là hạn phạm vi ứng dụng của nó, do là thuậttoán có độ phức tạp tính toán là luỹ thừa bậc 2 theo số bản ghi của tập dữ liệu Vớiphương pháp K -láng giềng không đưa ra lý thuyết để hiểu cấu trúc dữ liệu Hạnchế đó có thể được khắc phục bằng kỹ thuật cây quyết định

Trang 23

Phương pháp sử dụng cây quyết định và luật: Cây quyết định thể hiện các

quyết định và tình huống xảy ra theo trình tự

Kết quả của quá trình xây dựng mô hình với kỹ thuật phân lớp dựa trên câyquyết định sẽ cho ra một cây quyết định cụ thể Với cây quyết định này được dùng

để phân lớp các đối tượng dữ liệu chưa biết cũng như việc đánh giá độ chính xáccủa mô hình Nó tương ứng với hai giai đoạn của quá trình phân lớp là quá trìnhxây dụng cây quyết định và quá trình sử dụng cây quyết định

Một hạn chế chung cho các bài toán sử dụng cây quyết định là sử dụngnhiều bộ nhớ Kích thước của mẫu dữ liệu huấn luyện càng lớn thì bộ nhớ dùngcho cây quyết định càng nhiều Mặc dù một số chương trình sinh cây quyết định

có hỗ trợ bộ nhớ ngoài xong nó lại liên quan đến thời gian thực hiện Do vậy, việctỉa bớt cây quyết định là rất quan trọng Đặc biệt các nút lá không ổn định trongcây quyết định sẽ cần được tỉa bớt Kỹ thuật tỉa trước là việc dừng sinh cây thựcthi khi chia dữ liệu không có ý nghĩa

Phương pháp phát hiện luật kết hợp: Phương pháp này giúp tìm ra các luật

kết hợp giữa các thành phần dữ liệu trong CSDL Mẫu đầu ra của giải thuật khaiphá dữ liệu là tập luật kết hợp tìm được Ví dụ đơn giản về luật kết hợp như sau: sựkết hợp giữa hai thuộc tính A và B chính là sự xuất hiện của A trong bản ghi kéotheo sự xuất hiện của B trong cùng bản ghi đó: A → B

1.4 Cây quyết định

1.4.1 Khái niệm

Cây quyết định là mô hình kiểu dự báo, mỗi nút ứng với một biến, đườngnối giữa nó với nút con thể hiện giá trị cụ thể của biến, mỗi nút lá đại diện cho giátrị dự đoán của biến mục tiêu Kỹ thuật học máy dùng trong cây quyết định đượcgọi là học bằng cây quyết đinh

Trang 24

Hình 1.2: Cây quyết định

Khi tiến hành phân lớp mẫu dữ liệu chưa biết, giá trị các thuộc tính của mẫuđược đưa vào để kiểm tra trên cây quyết định Đối với mỗi mẫu tương ứng sẽ cómột đường đi từ gốc đến lá Khi đó lá sẽ biểu diễn giá trị dự đoán phân lớp củamẫu đó

1.4.2 Ưu điểm và nhược điểm của cây quyết định

Cây quyết định là một phương pháp phân lớp rất hiệu quả và có những ưuđiểm chính sau:

Khả năng sinh ra các quy tắc hiểu được: Cây quyết định có thể dễ dàng hiểu

được khi được giải thích ngắn, khả năng sinh ra các quy tắc có thể chuyển đổiđược sang các câu lệnh SQL

Khả năng thực thi trong những lĩnh vực hướng quy tắc: Quy tắc quy nạp nói

chung và cây quyết định nói riêng là lựa chọn hoàn hảo cho những lĩnh vực thực

sự là các quy tắc

Dễ dàng tính toán trong khi phân lớp: Các thuật toán sử dụng để tạo ra cây

quyết định thường tạo ra những cây có số phân nhánh thấp và các kiểm tra là đơngiản tại từng node Những kiểm tra điển hình là: so sánh số lượng phần tử của mộttập hợp với các phép nối đơn giản Quá trình sẽ được thực thi trên máy tính,

Trang 25

những kiểm tra này chuyển thành các hàm logic đồng thời những toán hạng đượcthực thi nhanh và có độ phức tạp tính toán đơn giản

Khả năng xử lý tất cả thuộc tính liên tục với thuộc tính rời rạc: Cây quyết

định có thể xử lý cả thuộc tính có kiểu liên tục cũng như thuộc tính dạng rời rạc.Tuy rằng với thuộc tính liên tục cần nhiều tài nguyên tính toán hơn Trong đó một

số kỹ thuật khác chỉ có thể thực hiện được trên một loại biến

Thể hiện rõ ràng những thuộc tính tốt nhất: Thuật toán xây dựng cây quyết

định đưa ra thuộc tính mà phân chia tốt nhất tập dữ liệu đào tạo bắt đầu từ nút gốccủa cây, khi đó có thể thấy thuộc tính nào là quan trọng nhất cho việc dự đoán hayphân lớp

Nhược điểm:

Với những bài toán mục tiêu là dự đoán giá trị của thuộc tính liên tục, câyquyết định không thích hợp Ví dụ như mức thu nhập, đo huyết áp hay lãi xuấtngân hàng,…

Với những bài toán có quá nhiều lớp tốn nhiều dung lượng bộ nhớ và có thểxẩy ra lỗi

1.4.3 Xây dựng cây quyết định

Quá trình xây dựng cây quyết định gồm hai giai đoạn: Tạo cây và tỉa cây

Giai đoạn một tạo cây quyết định: Giai đoạn này tất cả các dữ liệu huấn

luyện đều ở gốc, sau đó phân chia dữ liệu huấn luyện đến từng nhánh theo chách

đệ quy cho tới khi đạt được cây quyết định với tất cả các lá được gán nhãn lớpriêng

Giai đoạn thứ hai cắt, tỉa bớt các nhánh trên cây quyết định Giai đoạn này

nhằm đơn giản hóa kèm theo khái quát hóa từ đó làm tăng độ chính xác của câyquyết định bằng cách loại bỏ những nhánh có phần tử hỗn loạn hoặc những phần

từ không thuộc vào một lớp nào Giai đoạn này nhiệm vụ chỉ truy cập dữ liệu trêncây quyết định đã được phát triển trong giai đoạn trước Quá trình này chỉ chiếm

Trang 26

khoảng dưới 1% tổng thời gian xây dựng mô hình phân lớp và không tốn tàinguyên tính toán

Do vậy, cần tập trung nghiên cứu cho giai đoạn phát triển cây Sau đây là cácbước tạo cây quyết định:

Bước 1) Sử dụng một độ đo để chọn một thuộc tính “tốt” nhất để phân lớp cácđối tượng

Bước 2) Thêm các nhánh tương ứng với từng giá trị của thuộc tính đã chọn đểphát triển cây

Bước 3) Phân chia, sắp xếp tập dữ liệu đào tạo tới node con

Bước 4) Nếu các trường hợp được phân lớp rõ ràng thì dừng

Ngược lại: lặp lại bước 1 tới bước 4 cho từng node con

Thuật toán xây dựng cây quyết định:

Đoạn mã giả dưới đây trình bày thuật toán xây dụng cây quyết định

Make Tree (Training Data T)

for each attribute A do

Tính toán các giá trị phục vụ phân lớp trên thuộc A;

use giá trị phân lớp tốt nhất tìm được để phân vùng tập Q thành Q 1 , Q 2 , , Q k Partition(Q 1 )

Partition(Q 2 )

Trang 27

Partition(Q k )

}

Phương pháp quy nạp của Hunt:

Giả sử tạo cây quyết định từ T là tập dữ liệu huấn luyện (hay tập dữ liệu đàotạo) và các lớp được biểu diễn dưới dạng tập C = {C1, C2,…, Ck}

Trường hợp 1: T chứa các trường hợp (bản ghi) thuộc về một lớp đơn Cj, câyquyết định ứng với T là một lá tương ứng với lớp Cj

Trường hợp 2: T chứa các trường hợp thuộc về nhiều lớp khác nhau trong tập

C Cần phải lựa chọn một thuộc tính để chia phân lớp T Việc lựa chọn thuộc tínhtrên cơ sở tính toán dựa trên lý thuyết thông tin Sau khi tìm được thuộc tính phânchia T, tập T được chia thành các nhánh con (lớp), mỗi lớp là tập hợp các bản ghiđược phân chia trên cơ sở thuộc tính phân chia và giá trị phân chia (Gọi mỗi lớpcon đó là tập con T1, T2, …, Tn) Cây quyết định ứng với T bao gồm: một nút biểudiễn thuộc tính phân lớp được chọn, mỗi nhánh tương ứng với phép kiểm tra giá trịthuộc tính và giá trị phân chia thuộc tính, các cây con hình thành từ các tập con Ti.Cách xây dựng cây con Ti tương tự được xây dựng cây T bằng cách áp dụng đệquy

Trường hợp 3: Cây quyết định tương ứng với T chỉ có một lá, nhưng có lớpgắn với lá đó phải được xác định từ những thông tin ngoài T T không chứa câynào Ví dụ như C 4.5 chọn giá trị phân lớp là lớp phổ biến nhất tại cha của nodenày

Tình hình nghiên cứu các thuật toán hiện nay:

Phương pháp Hunt là tư tưởng chủ đạo cho các thuật toán phân lớp dữ liệudựa trên cây quyết định Có các vấn đề được đặt ra đối với các thuật toán phân lớptrên cây quyết định là:

Trang 28

1. Để xác định được thuộc tính tốt nhất để phát triển tại mỗi nút cần làm thếnào?

2. Làm cách nào để phân chia dữ liệu theo các kiểm tra tương ứng và lưu dữ liệuthế nào?

Mỗi thuật toán sẽ có cách giải quyết những câu trả lời cho các vấn đề trên vàđiều đó làm cho mỗi thuật toán có sự khác biệt

Việc xác định thuộc tính tốt nhất phát triển tại mỗi node được xác định bởicác loại tiêu chuẩn:

Gini-index (Breiman và các đồng sự, 1984): Các thuật toán CART, SLIQ,

SPRINT sử dụng loại tiêu chuẩn lựa chọn thuộc tính mà làm cực tiểu hóa độ phatrộn của mỗi phân chia

Information–gain (Quinlan, 1993): Các thuật toán sử dụng entropy để đo

độ pha trộn của một phân chia và lựa chọn thuộc tính theo mức độ cực đại hóa chỉ

số entropy là ID3, C4.5

Để tính toán các chỉ số có thể phải duyệt một phần hoặc toàn bộ tập dữ liệuđào tạo Vì vậy các thuật toán đã ra đời trước đây thường đòi hỏi toàn bộ tập dữliệu đào tạo phải được thường trú trong bộ nhớ trong suốt qua trình duyệt cây Việcnày đã làm hạn chế khả năng mở rộng bởi bộ nhớ kích thước có hạn trong khi kíchthước của các tập dữ liệu đào tạo liên tục tăng, nhiều bài toán dữ liệu đào tạo lênđến hàng tỷ bản ghi Vì vậy cần tìm ra phương pháp mới để thay đổi các lưu trữcũng như cách truy cập dữ liệu Năm 1996 hai thuật toán SPRINT (Shafer) vàSLIQ (Mehta) được trình bày đã giải quyết được những hạn chế kể trên Ở đây haithuật toán đã thực hiện việc lưu dữ liệu thường trú trên đĩa cứng đồng thời sử dụng

cơ chế sắp xếp trước một lần cho tập dữ liệu đào tạo Thuật toán đã cải thiện đáng

kể hiệu năng cũng như khả năng mở rộng so với các thuật toán khác

Sau đó một số thuật toán phát triển trên nền tảng SPRINT với một số bổsung cải tiến như đồng thời ý tưởng kết hợp hai quá trình xây dựng và cắt tỉa vớinhau PUBLIC (1998), hay cải thiện quá trình phân chia dữ liệu của SPRINT -

Trang 29

ScalParC (1998) do các nhà khoa học IBM kết hợp trường đại học Minesota (Mỹ)

đã làm giảm chi phí vào ra cũng như chi phí giao tiếp toàn cục khi song song hóa

so với SPRINT

1.5 Kết luận chương 1

Chương này học viên đã trình bày tổng quan về công tác tuyển sinh, đặc thù

về công tác tuyển sinh vào lớp 10 của thành phố Hải Phòng Các khái niệm cơ bản

về khai phá dữ liệu và cây quyết định Để giải quyết vấn đề khai phá dữ liệu trongbài toán tuyển sinh sử dụng cây quyết định, chương sau sẽ tìm hiểu chi tiết về một

số thuật toán cây quyết định trong phân lớp dữ liệu

Trang 30

Chương 2: HỆ HỖ TRỢ RA QUYẾT ĐỊNH CHỌN TRƯỜNG ĐĂNG KÝ DỰ

THI VÀO LỚP 10 2.1 Hệ hỗ trợ ra quyết định

2.1.1 Decision Support Systems (DSS)

Hệ hỗ trợ ra quyết định là hệ các phương pháp xử lý dữ liệu nhằm lấy trithức để lựa chọn phương án tối ưu theo mục tiêu

Mục đích là hỗ trợ việc ra quyết định của chủ thể theo mục tiêu đã đề ra

2.1.2 Quy trình ra quyết định

Quy trình chia làm 3 giai đoạn

◦ Thu thập: Nhận yêu cầu, yếu tố môi trường, dữ liệu để xử lý có thông tin,tri thức,…

◦ Thiết kế: Xây dựng các phương án thay thế, các ràng buộc, các phươngpháp đo lường Định hình các phương pháp lựa chọn

◦ Lựa chọn: Sử dụng các tri thức, thông tin đã thu được cùng với các phươngpháp hay mô hình lựa chọn ở bước thiết kế để lựa chọn, đánh giá các phương án

Sự lựa chọn phương án tốt nhất Dựa trên nguyên lý tối ưu

Tìm phương án có thể đạt mục tiêu cao nhất

Tìm phương án có tỉ lệ cao nhất giữa những cái đạt được trên những cáikhông đạt được (hay phí tổn)

Tìm phương án cái không đạt được là ít nhất

Trang 31

Dữ liệu thường bị giới hạn bởi tham số, không gian (thường theo các môhình toán)

Ví dụ: Mô hình hỗ trợ điều xe sao cho ít tốn chi phí và đến đủ các nơi (bàitoán vận tải)

Mô hình này quan tâm đến hỗ trợ ra quyết định dưới dạng nhóm

Nó giải quyết những vấn đề của nhóm người cùng ra quyết định

◦ Có nhiều phương án khác nhau để lựa chọn

◦ Nhiều cách giải quyết khác nhau

◦ Phương pháp kết nối giữa những nhóm ra quyết định

2.1.3.5 Knowledge – Driven

Mô hình sử dụng hệ thống quản lý tri thức nhằm áp dụng vào việc ra quyếtđịnh

Ngày đăng: 02/06/2016, 15:11

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Khoa Công Nghệ Thông Tin, Đại học Hàng Hải Việt Nam, “Bài giảng khai phá dữ liệu”, 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng khai phádữ liệu”
2. Khoa Khoa học và Kỹ thuật máy tính, Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh,“Khai phá dữ liệu – Data mining”; 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Khai phá dữ liệu – Data mining”
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo, “Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông”; 2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và trung học phổthông”
4. Lê Văn Dực, Hệ hỗ trợ ra quyết định, NXB Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh;2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ hỗ trợ ra quyết định
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh;2006
5. Hoàng Kiếm, Đỗ Phúc, Giáo trình khai phá dữ liệu, Trung tâm nghiên cứu phát triển công nghệ thông tin, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. (2005) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình khai phá dữ liệu
6. Đoàn Văn Ban, Lê Mạnh Thạnh, Lê Văn Tường Lân, Một phương pháp để xây dựng cây quyết định có hiệu quả trong khai phá dữ liệu, Kỷ yếu hội thảo quốc gia về Công nghệ phần mềm và Công nghệ tri thức (2006).Tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một phương pháp để xâydựng cây quyết định có hiệu quả trong khai phá dữ liệu
Tác giả: Đoàn Văn Ban, Lê Mạnh Thạnh, Lê Văn Tường Lân, Một phương pháp để xây dựng cây quyết định có hiệu quả trong khai phá dữ liệu, Kỷ yếu hội thảo quốc gia về Công nghệ phần mềm và Công nghệ tri thức
Năm: 2006
1. Chelghoum, N.; Karine, Z.; Azedine, B., “A Decision Tree for MultiLayered Spatial Data” in Symposium on Geospatial Theory, Processing and Applications, Ottawa, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: A Decision Tree for MultiLayeredSpatial Data” in "Symposium on Geospatial Theory, Processing and Applications,Ottawa
2. Clementini, E.; Felice, P.D.; Oosterorn, O., A small set of formal topological relationships suitable for end-user interaction. Lecture Notes in Computer Science. New York: Springer, pp. 277–295, 1993 Sách, tạp chí
Tiêu đề: A small set of formal topologicalrelationships suitable for end-user interaction
3. Egenhofer, M.J.; Robert, D.F., “Point-set topological spatial relations” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Point-set topological spatial relations

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w