Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả về tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức, cá nhân nước này với các tổ chức, cá nhân
Trang 1ĐỀ TÀI: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN NGHIỆP VỤ
CHUYỂN TIỀN TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NHNo& PTNT Việt Nam
CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ VÀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN CHUYỂN TIỀN
I TỔNG QUAN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ.
1 Khái niệm và cơ sở hình thành thanh toán quốc tế.
Lịch sử và thực tiễn phát triển kinh tế thế giới đã chứng minhrằng kinh tế của một quốc gia không thể phát triển với một chínhsách “đóng cửa”, chỉ trông vào tích lũy và trao đổi trong phạm vinước đó mà phải biết phát huy mặt mạnh trong nước, tận dụng khảnăng có lợi từ bên ngoài, biết kết hợp sức mạnh dân tộc và sứcmạnh thời đại trong hợp tác kinh tế, giao lưu buôn bán, nghĩa làphải có giao dịch và quan hệ với nước khác Mối quan hệ kinh tế lẫnnhau giữa các nước chính là tổng thể các mối quan hệ kinh tế đốingoại giữa các quốc gia
Mối quan hệ này bao gồm nhiều lĩnh vực: kinh tế, chính trị,ngoại giao, văn hóa, hợp tác khoa học kỹ thuật… trong đó quan hệ
về kinh tế chiếm vị trí quan trọng, nó là cơ sở cho các mối quan hệquốc tế khác Quá trình tiến hành các hoạt động này đều liên quantới tài chính, tất yếu làm nảy sinh những nhu cầu chi trả, thanh toángiữa các chủ thể ở các quốc gia khác nhau Từ đó cũng làm xuấthiện nhu cầu thực hiện các hoạt động thanh toán quốc tế
Trang 2Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả về tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức, cá nhân nước này với các tổ chức, cá nhân nước khác, hay giữa các quốc gia, chính phủ với các tổ chức quốc tế, thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của các nước liên quan.
Hiểu theo nghĩa rộng, khi có sự di chuyển các yếu tố đầu vàonhư nhập khẩu, nhận đầu tư của nước ngoài, nhận các khoản nợ gốc
và lãi đến hạn, dịch vụ thu ngoại tệ, nhận tín dụng của nước ngoài
và các yếu tố đầu ra như xuất khẩu, đầu tư ra nước ngoài hoặc chovay, trả vốn và lãi cho nước ngoài… của một nước sẽ có sự dichuyển ngược lại của các hướng tiền tệ Việc thanh toán các hướngtiền tệ như vậy giữa người cư trú và những người phi cư trú mà kếtquả của nó sẽ làm tăng hoặc giảm dự trữ ngoại tệ của một nước thìđược coi là hoạt động thanh toán quốc tế
Khác với thanh toán nội địa, thanh toán quốc tế thường gắn vớiviệc trao đổi đồng tiền của nước này sang đồng tiền của một nướckhác Đồng tiền thanh toán phải là ngoại tệ đối với ít nhất một bên.Đồng tiền trong thanh toán quốc tế có thể tồn tại dưới dạng tiền mặthoặc tiền tín dụng nhưng hiện nay phần lớn các giao dịch chi trả đềuđược thực hiện thông qua các lệnh chuyển tiền bằng điện tín, bằngthư hoặc qua các ủy nhiệm thu, chi hộ và các phương tiện thanhtoán như hối phiếu, séc…
Trang 3Dưới giác độ kinh tế, các quan hệ quốc tế được phân chia thànhhai loại: quan hệ mậu dịch và quan hệ phi mậu dịch Do đó thanhtoán quốc tế cũng bao gồm hai loại: Thanh toán mậu dịch và thanhtoán phi mậu dịch.
Thanh toán phi mậu dịch là quan hệ thanh toán không liên quan
đến hàng hóa cũng như việc cung ứng lao vụ, nó không mangtính chất thương mại Đó là những khoản thanh toán liên quanđến chi phí của các cơ quan ngoại giao, ngoại thương ở nước sởtại; các chi phí về vận chuyển, đi lại của các đoàn khách nhànước, các tổ chức, cá nhân; các nguồn tiền, quà biếu, trợ cấpcủa các tổ chức, cá nhân nước ngoài cho các tổ chức, cá nhântrong nước và ngược lại…
Thanh toán mậu dịch là quan hệ thanh toán dựa trên cở sở trao
đổi hàng hóa và các dịch vụ thương mại theo giá cả quốc tế
Về cơ bản, thanh toán quốc tế phát sinh trên cở sở hoạt độngthương mại quốc tế, nó phản ánh sự vận động có tính chất độc lậptương đối của giá trị trong quá trình chu chuyển hàng hóa và tư bảngiữa các quốc gia Như vậy, nếu khâu thanh toán quốc tế được thựchiện nhanh chóng, an toàn và chính xác thì nó đã trực tiếp tác độngvào việc rút ngắn thời gian luân chuyển vốn, giảm bớt và khắc phụcnhững rủi ro liên quan tới sự biến động của tiền tệ, tới khả năngthanh toán của con nợ, tạo điều kiện cho việc phát triển và mở rộng
hoạt động ngoại thương của mỗi nước Do đó, thanh toán quốc tế
Trang 4trở thành một yếu tố quan trọng để đánh giá hiệu quả của hoạt động kinh tế đối ngoại, đặc biệt trong lĩnh vực ngoại thương.
2 Vai trò của thanh toán quốc tế.
2.1 Vai trò của thanh toán quốc tế trong hoạt động kinh tế đối
ngoại.
Vị trí và tầm quan trọng của hoạt động thanh toán quốc tế ngàycàng được khẳng định trong hoạt động kinh tế đối ngoại nói chung,xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp nói riêng Đặc biệt trong bốicảnh hiện nay khi mỗi quốc gia đều đặt hoạt động kinh tế đối ngoại
ở vị trí hàng đầu, coi hoạt động kinh tế đối ngoại là con đường tấtyếu trong chiến lược phát triển kinh tế nước mình
Thanh toán quốc tế là khâu then chốt cuối cùng để khép kín mộtchu trình mua bán hàng hóa hay trao đổi dịch vụ Nhờ có hoạt độngthanh toán quốc tế mà các khoản tín dụng, đầu tư, mọi giao dịch đốingoại mới có thể thực hiện được Việc tổ chức thanh toán được tiếnhành nhanh chóng, an toàn và chính xác là đảm bảo giải quyết đượcmối quan hệ lưu thông hàng hóa – tiền tệ giữa các bên giao dịch Vềmặt kinh doanh, thanh toán thể hiện chất lượng của kinh doanh, nóilên hiệu quả kinh tế về tài chính trong hoạt động của các doanhnghiệp Trong điều kiện tiền tệ thường xuyên biến động, khả năngthanh toán của con nợ bấp bênh, rủi ro trong việc thực hiện hợpđồng mua bán ngày càng cao, vị trí và vai trò của hoạt động thanhtoán quốc tế càng vì thế mà được khẳng định hơn
Trang 5Thanh toán quốc tế không những tạo điều kiện thuận lợi, nângcao tốc độ chu chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu, làm cho các hợpđồng ngoại thương được thực hiện an toàn, giảm bớt chi phí kinhdoanh do không phải thanh toán tiền mặt mà còn tạo uy tín thanhtoán giữa các bên, góp phần mở rộng các phương thức hợp tác giữacác nước, tạo cơ sở cho mối quan hệ làm ăn lâu dài Không nhữngthế, hoạt động thanh toán quốc tế qua hệ thống ngân hàng còn giúpcho chúng ta thu phí dịch vụ nhằm cải thiện cán cân thanh toán quốc
tế Như vậy, có thể nói, thương mại quốc tế có được mở rộng haykhông một phần nhờ vào hoạt động thanh toán quốc tế có được thựchiện tốt hay không
Tóm lại, thanh toán quốc tế trong hoạt động thương mại nóiriêng và kinh tế đối ngoại nói chung có một vị trí đặc biệt quantrọng Nó là một mắt xích không thể thiếu trong toàn bộ sợi dâychuyển kể từ khi chuẩn bị đầu vào cho sản xuất cho đến khi thuđược tiền về Thanh toán quốc tế là một ngành dịch vụ thuộc lĩnhvực kinh tế đối ngoại, nó góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩyngoại thương phát triển và là yếu tố quan trọng để đánh giá quan hệkinh tế quốc tế đối với sự phát triển của một quốc gia Nhận thứcđược vai trò quan trọng của thanh toán quốc tế, Chính phủ ngàycàng quan tâm hơn tới vấn đề này, tạo điều kiện cho hoạt độngthanh toán quốc tế được mở rộng, tiến hành nhanh chóng, thuận lợibằng việc cải cách hệ thống ngân hàng vì ngân hàng đóng vai trò rất
Trang 6quan trọng trong hệ thống thanh toán: cung cấp các dịch vụ bù trừ
và tổ chức phục vụ thanh toán quốc tế
2.2 Vai trò của thanh toán quốc tế đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại.
Thanh toán quốc tế là chức năng ngân hàng quốc tế của ngânhàng thương mại Trong các lĩnh vực kinh doanh của ngân hàng,chức năng thanh toán quốc tế ra đời từ tương đối sớm Nó đượchình thành và phát triển trên cơ sở phát triển các quan hệ kinh tếđối ngoại của một nước và ngân hàng thương mại được nhà nướcgiao độc quyền làm công tác thanh toán này
Hoạt động thương mại cần đến sự can thiệp, trợ giúp về kỹthuật và tài chính của ngân hàng Ngân hàng thương mại đứng ravới vai trò trung gian thanh toán trong các quan hệ kinh tế đốingoại Bằng uy tín của mình, khả năng tài chính, các phương tiện kỹthuật và những kinh nghiệm trong nghiệp vụ, ngân hàng giúp choquá trình thanh toán của khách hàng được tiến hành an toàn, nhanhchóng, tiện lợi Ngân hàng tư vấn, bảo vệ quyền lợi của khách hàng
và trong trường hợp cần thiết còn có thể là nhà tài trợ cho kháchhàng trong quá trình thanh toán Vì vậy, ngân hàng thương mại cóthể góp phần giảm thiểu rủi ro cho hoạt động thanh toán quốc tế, tạotâm lý an tâm, tin tưởng cho các bên trong các giao dịch với nướcngoài
Trang 7Thực hiện chức năng thanh toán quốc tế do Nhà nước giao cho,ngân hàng cũng đồng thời thực hiện luôn chức năng trực tiếp quản
lý ngoại hối và giám sát tình hình kinh doanh của các doanh nghiệpxuất nhập khẩu theo đúng chính sách kinh tế đối ngoại mà Nhànước đã đề ra
Về phía ngân hàng, thanh toán quốc tế là một loại hình hoạtđộng đem lại thu nhập đáng kể trên cơ sở thu phí thanh toán Hơnnữa, so với các lĩnh vực kinh doanh khác của ngân hàng, thanh toánquốc tế được xem là tương đối an toàn mà lại không phải bỏ vốn vìngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian
Ngoài chức năng là một lĩnh vực kinh doanh độc lập, thanhtoán quốc tế còn bổ sung, hỗ trợ cho các hoạt động khác của ngânhàng và đồng thời tạo điều kiện để ngân hàng mở rộng quy mô hoạtđộng Thanh toán quốc tế là khâu cuối cùng của hoạt động kinhdoanh tiền tệ, tài trợ xuất nhập khẩu và các dịch vụ ngân hàng quốc
tế khác Thông qua hoạt động thanh toán quốc tế, ngân hàng cóđược những quan hệ đại lý với ngân hàng và đối tác nước ngoài.Việc thiết lập mạng lưới ngân hàng đại lý giúp cho ngân hàng giảmbớt việc thanh toán vòng vèo qua trung gian và có thể sử dụng nhiềuloại ngoại tệ khác nhau
Không những thế, hoạt động thanh toán quốc tế còn làm gópphần tăng nguồn vốn lưu động trong kinh doanh cho ngân hàngthông qua việc lợi dụng khoản ngoại tệ của ngân hàng nước ngoài
Trang 8mở tại tài khoản ngân hàng mình hay những khoản ký quỹ củakhách hàng Vì vậy, hoạt động thanh toán quốc tế được mở rộng vàđạt hiệu quả cao sẽ góp phận mở rộng thị trường, tăng cường cácmối quan hệ và nâng cao uy tín cho ngân hàng trong hệ thống ngânhàng quốc tế Trên cở sở đó nó góp phần giúp ngân hàng nhận đượcnguồn vốn tài trợ, những khoản vay ưu đãi hay đầu tư tín dụng từthị trường tài chính thế giới
Như vậy có thể thấy, thanh toán quốc tế có một vị trí và vai trò
vô cùng quan trọng đối với hoạt động của ngân hàng thương mại.Lượng thanh toán qua ngân hàng càng lớn chứng tỏ ngân hàng hoạtđộng càng mạnh, có hiệu quả và có uy tín Nó vừa là một yếu tốgiúp ngân hàng nâng cao hiệu quả vừa có thể được coi là một chỉtiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng
3 Các phương thức thanh toán quốc tế.
Phương thức thanh toán là cách thức người hưởng lợi đòi tiền
người trả tiền và người trả tiền trả tiền cho người hưởng lợi
Trong thanh toán quốc tế có nhiều phương thức thanh toán khácnhau Mỗi phương thức đều có ưu điểm và nhược điểm, thể hiệnthành mâu thuẫn quyền lợi giữa người thanh toán và người đượcthanh toán Khi lựa chọn phương thức thanh toán, người ta phải tùythuộc vào quan hệ giữa người hưởng lợi và người trả tiền, khả năngtài chính của người trả tiền và đặc điểm của đối tượng làm phát sinhnhu cầu thanh toán, nhưng xét cho cùng việc sử dụng phương thức
Trang 9nào cũng phải xuất phát từ yêu cầu của người hưởng lợi là thu tiềnnhanh, đầy đủ, đúng và từ yêu cầu của người trả tiền là nhận đượchàng hóa, dịch vụ đúng số lượng, chất lượng và đúng hạn.
Các phương thức thanh toán quốc tế được chia thành hai nhóm:
3.1 Nhóm các phương thức thanh toán không phụ thuộc chứng từ:
Người ta còn gọi đây là nhóm các phương thức thanh toán thựcgiao thực thanh vì chúng không đòi hỏi phải có chứng từ làm căn cứ
để đòi tiền và trả tiền giữa các bên, do đó chúng chỉ thường được sửdụng khi các bên tin tưởng lẫn nhau, ở gần nhau, giá trị của khoảntiền thanh toán không lớn hoặc sử dụng trong thanh toán phi mậudịch Các phương thức thanh toán thuộc nhóm này bao gồm:
Phương thức chuyển tiền: là phương thức mà trong đó khách
hàng (người trả tiền) yêu cầu ngân hàng của mình chuyển một
số tiền nhất định cho một người khác (người hưởng lợi) ở mộtđịa điểm nhất định bằng phương tiện chuyển tiền do khách
hàng yêu cầu
Phương thức ghi sổ: là phương thức thanh toán trong đó người
bán sau khi đã hoàn thành giao hàng hoặc cung cấp dịch vụ chongười mua sẽ mở một quyển sổ hoặc một tài khoản trên đó ghi
nợ người mua theo từng chuyến giao hàng còn người mua theođịnh kỳ (tháng, quý, năm) sẽ quyết toán quyển sổ đó
Trang 10 Phương thức thanh toán bằng thư bảo đảm của ngân hàng: là
phương thức thanh toán trong đó ngân hàng của người nhậpkhẩu theo yêu cầu của người nhập khẩu sẽ phát hành cho ngườixuất khẩu một bức thư bảo đảm sau khi hàng hóa đến một địađiểm quy định sẽ trả tiền hàng cho người xuất khẩu
3.2 Nhóm các phương thức thanh toán phụ thuộc chứng từ.
Các phương thức thanh toán này đòi hỏi phải có chứng từ làmcăn cứ để thanh toán Chính vì vậy mà phạm vi sử dụng của chúngrộng hơn và mức độ an toàn cao hơn so với nhóm các phương thứcthanh toán trên Các phương thanh toán thuộc nhóm này bao gồm:
Phương thức nhờ thu: là phương thức thanh toán trong đó các
ngân hàng tiếp nhận các chứng từ theo đúng các chỉ thị để nhậnđược việc thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán của kháchhàng hoặc giao các chứng từ cho khách hàng theo các chỉ thị đãnhận được
Phương thức tín dụng chứng từ: là một sự thỏa thuận bằng văn
bản trong đó một ngân hàng (ngân hàng mở thư tín dụng) theoyêu cầu của khách hàng (người yêu cầu mở thư tín dụng) hoặcnhân danh chính mình sẽ phát hành một bức thư cam kết trảtiền cho người hưởng lợi hoặc chấp nhận các hối phiếu dongười hưởng lợi ký phát khi người hưởng lợi xuất trình đượccác chứng từ phù hợp với các điều kiện đặt ra trong bức thư đó
Trang 11 Phương thức thư ủy thác mua: là phương thức thanh toán mà
ngân hàng của người nhập khẩu yêu cầu ngân hàng của ngườixuất khẩu phát hành một thư ủy thác mua cam kết sẽ mua lạicác hối phiếu của người xuất khẩu với điều kiện người xuấtkhẩu xuất trình một bộ chứng từ phù hợp với điều kiện của thư
ủy thác
Trong thực tế thanh toán quốc tế tại các ngân hàng ở Việt Namhiện nay, người ta thường chỉ sử dụng ba phương thức thanh toán:phổ biến nhất là tín dụng chứng từ, sau là đến chuyển tiền và một
số lượng nhỏ các giao dịch sử dụng phương thức nhờ thu vì đây là
ba phương thức thanh toán có nhiều ưu điểm và phù hợp với thông
lệ quốc tế cũng như hoạt động thanh toán quốc tế ở Việt Nam
4 Rủi ro trong thanh toán quốc tế.
4.1 Khái quát về rủi ro trong thanh toán quốc tế.
Rủi ro là điều không tốt lành xảy ra một cách bất ngờ, không
lường trước được Trong cuộc sống hàng ngày, rủi ro được xem nhưmột sự việc đem đến sự nguy hiểm, thất bại và tổn hại cho conngười Trong kinh doanh, rủi ro gây tổn thất, mất mát về tài sản, lợinhuận của nhà kinh doanh
Hoạt động ngân hàng là một lĩnh vực phức tạp, luôn luôn biếnđộng và mức độ rủi ro cao Rủi ro trong hoạt động ngân hàng có thể
Trang 12gây ra những mất mát, thiệt hại cho thu nhập, tài sản của cả kháchhàng và ngân hàng
Khác với thanh toán nội địa, thanh toán quốc tế liên quan đếnviệc luân chuyển những nguồn vốn lớn từ nước này sang nước khác,đến việc chuyển đổi giữa các đồng tiền của các quốc gia, nênthường phức tạp hơn và nguy cơ rủi ro cao hơn nhiều do sự biếnđộng của tiền tệ, sự khác biệt về ngôn ngữ, tập quán, do vị trí địa lýcủa các bên cách xa nhau làm hạn chế khả năng kiểm soát toàn bộquá trình từ lưu thông đến thanh toán… Rủi ro trong thanh toánquốc tế là sự thiệt hại, mất mát xảy ra cho các bên liên quan khi mộtquy trình thanh toán bị vi phạm, hay do chính những đặc trưng củahoạt động này gây ra Rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế cóthể xảy ra đối với tất cả các bên liên quan:
Đối với người mua: Đã thanh toán tiền nhưng không nhận được hàng hoặc phải nhận hàng không đúng quy cách, số lượng, chất lượng…
Đối với người bán: Đã giao hàng nhưng không thu được tiền hay thu hồi tiền chậm.
Đối với các ngân hàng liên quan: Do trình độ năng lực hạn chế, sai sót trong nghiệp vụ hoặc do nguời mua, người bán thiếu trung thực, hoặc do biến động tỷ giá…
4.2 Phân loại rủi ro trong thanh toán quốc tế.
Trang 13Tùy theo căn cứ phân loại khác nhau, rủi ro có thể được phânchia theo phạm vi hoạt động, theo nguồn gốc, theo bản chất tácđộng hay tính chất tác động.
4.2.1. Căn cứ theo phạm vi hoạt động:
Rủi ro được chia thành hai loại là rủi ro trong nước và rủi rongoài nước
Rủi ro trong nước là những rủi ro phát sinh trong nội địa khi
thực hiện các công việc như: thu mua, chế biến, vận chuyển, tậpkết hàng, làm thủ tục xuất nhập khẩu, làm các thủ tục thanhtoán…
Rủi ro ngoài nước là rủi ro trong quá trình luân chuyển hàng
hóa xuất nhập khẩu, những trục trặc trong thanh toán tiền phátsinh từ nước ngoài
4.2.2. Căn cứ theo nguồn gốc:
Rủi ro được chia thành bốn loại:
Rủi ro do thiên nhiên, môi trường sống.
Rủi ro do bất ổn về chính trị, văn hóa, xã hội như: Chiến tranh,
nội chiến, đảo chính, đình công, sự thay đổi chính sách của Nhànước…
Trang 14 Rủi ro do các yếu tố kinh tế như: lạm phát, biến động tỷ giá hối
đoái, lãi suất…
Rủi ro do thay đổi về nhận thức, thói quen của con người như
mode, sự ưa thích…
4.2.3. Căn cứ theo bản chất tác động:
Rủi ro được chia làm hai loại là rủi ro khách quan và rủi ro chủquan
Rủi ro khách quan là những rủi ro xảy ra ngoài dự đoán và tầm
kiểm soát của con người Loại rủi ro này thường do các điềukiện thiên nhiên và môi trường sống gây ra
Rủi ro chủ quan là những rủi ro do chính con người tạo ra, đó là
những rủi ro do sự lừa đảo hoặc do sự thiếu năng lực của conngười
4.2.4. Căn cứ theo tính chất tác động:
Rủi ro được chia làm hai loại là rủi ro trực tiếp và rủi ro giántiếp
Rủi ro trực tiếp là những rủi ro mà các bên chủ thể phải chịu
khi thực hiện nhiệm vụ của mình
Trang 15 Rủi ro gián tiếp là những rủi ro ảnh hưởng đến các chủ thể qua các mối quan hệ dây chuyền.
Nói tóm lại, dù là do nguyên nhân gì thì rủi ro vẫn luôn songhành như một yếu tố của thanh toán quốc tế Vì vậy, các nhà quản lýngân hàng luôn phải tìm mọi biện pháp để dự đoán, phòng ngừa vàhạn chế rủi ro như phân tích và quản trị rủi ro, thực hiện các nghiệp
vụ đảm bảo, bảo lãnh ngân hàng, hoạt động tín dụng của các tổ chứctiền tệ, tài chính quốc tế… để hỗ trợ cho hoạt động thanh toán quốc
tế nhằm đạt hiệu quả cao trong kinh doanh cũng như nâng cao uy tíncủa mình
II PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN CHUYỂN TIỀN TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ.
1 Khái niệm.
Phương thức chuyển tiền là phương thức thanh toán trong đó khách hàng (người trả tiền) yêu cầu ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất định cho một người khác (người hưởng lợi) ở một địa điểm nhất định bằng một phương tiện chuyển tiền do khách hàng yêu cầu.
Đây là phương thức thanh toán đơn giản nhất và xuất hiện sớmnhất trong lịch sử các phương thức thanh toán Thanh toán chuyểntiền là phương thức thanh toán trực tiếp giữa người chuyển tiền vàngười nhận tiền Ngân hàng khi thực hiện việc chuyển tiền và trả
Trang 16tiền chỉ đóng vai trò trung gian thanh toán theo sự ủy nhiệm củakhách hàng mà không bị ràng buộc gì đối với cả hai bên
Nếu căn cứ vào phương tiện chuyển tiền thì có hai hình thứcchuyển tiền:
Chuyển tiền bằng thư (Mail Transfer – M/T): là việc ngân hàng
theo yêu cầu của khách hàng (người chuyển tiền) lập lệnhchuyển tiền bằng thư để gửi cho người hưởng lợi
Hình thức chuyển tiền này có ưu điểm là chi phí thấp những tốc
độ chậm và độ an toàn thấp vì thư được gửi qua đường bưu điện nênhiện này người ta gần như không sử dụng hình thức này trong thanhtoán quốc tế
Chuyển tiền bằng điện (Telegaphic Transfer – T/T): là việc
ngân hàng theo yêu cầu của khách hàng lập lệnh chuyển tiềnbằng điện để gửi cho người hưởng lợi
Điện chuyển tiền có thể được thực hiện thông qua truyền tinTelex hoặc qua hệ thống SWIFT Hình thức chuyển tiền này tuy chiphí cao hơn chuyển tiền bằng thư nhưng có ưu điểm là tốc độ nhanh
và độ an toàn cao
2 Các bên liên quan.
2.1 Người yêu cầu chuyển tiền:
Trang 17Người yêu cầu chuyển tiền là các cá nhân, tổ chức, Nhà nước
có nhu cầu chuyển tiền từ trong nước ra nước ngoài và ngược lại.Tùy theo mục đích của hoạt động chuyển tiền, người chuyển tiền cóthể là:
Trong hoạt động tín dụng: Người yêu cầu chuyển tiền là chủ nợ
vào thời điểm cấp tín dụng, là con nợ vào thời điểm trả tíndụng
Trong hoạt động đầu tư: Người yêu cầu chuyển tiền có thể là
nhà đầu tư chuyển tiền vào nước nhận đầu tư hoặc là đơn vịnhận đầu tư chuyển tiền trả lãi
Trong hoạt động kiều hối: người yêu cầu chuyển tiền là kiều
bào chuyển tiền về nước
Trong ngoại thương: người chuyển tiền là nhà nhập khẩu.
Trong chuyển tiền liên ngân hàng: người chuyển tiền là ngân
hàng điều chuyển vốn giữa các chi nhánh của một ngân hànghoặc giữa các ngân hàng với nhau
2.2 Người hưởng lợi (người nhận tiền):
Trong chuyển tiền quốc tế, người hưởng lợi có thể là bất cứ cánhân, tổ chức nào được người yêu cầu chuyển tiền chỉ định, đó cóthể là chủ nợ, con nợ (đối với hoạt động tín dụng); nhà đầu tư hoặcđơn vị tiếp nhận vốn đầu tư (đối với hoạt động đầu tư); người nhận
Trang 18tiền kiều hối; người xuất khẩu (đối với hoạt động ngoại thương);hoặc là ngân hàng (đối với hoạt động chuyển tiền liên ngân hàng).
2.3 Ngân hàng:
Các ngân hàng có thể tham gia vào nghiệp vụ chuyển tiền vớihai vai trò:
Vai trò trung gian và thu phí dịch vụ
Ngân hàng là chủ thể chuyển tiền hoặc nhận tiền để phục vụcho nhu cầu chuyển tiền của bản thân mình
Phải có ít nhất hai ngân hàng tham gia vào quy trình của nghiệp
vụ chuyển tiền là ngân hàng đại diện cho người chuyển tiền (gọi làngân hàng chuyển tiền) và ngân hàng đại diện cho người hưởng lợi(gọi là ngân hàng đại lý)
Để có thể thực hiện được việc chuyển tiền, giữa các ngân hàngnày phải có quan hệ đại lý với nhau Có hai loại quan hệ đại lý:
Ngân hàng đại lý tài khoản: là ngân hàng mà ngân hàng chuyển
tiền có tài khoản tiền gửi tại đó Các tài khoản này được gọi làtài khoản NOSTRO và VOSTRO
- Tài khoản NOSTRO: là tài khoản ngoại tệ của ngân hàng
nước mình để tại ngân hàng nước ngoài Ngân hàng đại lýgiữ tài khoản NOSTRO thường là ngân hàng của nước có
Trang 19đồng tiền đó là bản tệ Ví dụ: tài khoản NOSTRO của ngânhàng Việt Nam bằng USD để tại một số ngân hàng ở Mỹ.
- Tài khoản VOSTRO: là tài khoản bằng đồng nội tệ của ngân
hàng nước ngoài để tại nước mình Ví dụ: đối với một ngânhàng Việt Nam, tài khoản VOSTRO là tài khoản VND củangân hàng Mỹ để tại ngân hàng Việt Nam
Trong quá trình chuyển tiền quốc tế, việc hạch toán trên tàikhoản NOSTRO hay VOSTRO là tùy thuộc vào đồng tiền thanhtoán là nội tệ hay ngoại tệ Nếu khách hàng muốn chuyển nội tệ ranước ngoài thì hạch toán Có vào tài khoản VOSTRO của ngân hàngđại lý tại ngân hàng chuyển tiền Nếu khách hàng muốn chuyểnngoại tệ ra nước ngoài thì hạch toán Nợ vào tài khoản NOSTRO củangân hàng chuyển tiền tại ngân hàng đại lý
Ngân hàng đại lý giao dịch: Ngân hàng chuyển tiền không có
tài khoản tiền gửi tại ngân hàng này mà chỉ thông qua các ngânhàng đại lý giao dịch để thuận lợi trong việc trao đổi thư từ điệntín và giao dịch với khách hàng
Có bao nhiêu ngân hàng tham gia vào quy trình chuyển tiền phụthuộc vào mạng lưới ngân hàng đại lý của ngân hàng chuyển tiền và
sự lựa chọn ngân hàng đại lý trả tiền của thanh toán viên Nếu tạinước người hưởng lợi có ngân hàng đại lý tài khoản của ngân hàngchuyển tiền thì chỉ cần hai ngân hàng tham gia vào quy trình nghiệp
vụ chuyển tiền là ngân hàng chuyển tiền và ngân hàng đại lý tài
Trang 20khoản của nó tại nước người hưởng lợi Nếu tại nước người hưởnglợi không có ngân hàng đại lý tài khoản của ngân hàng chuyển tiềnthì phải có ít nhất là ba ngân hàng tham gia vào quy trình chuyểntiền là ngân hàng chuyển tiền, ngân hàng đại lý tài khoản của nó vàngân hàng đại lý giao dịch của nó tại nước người hưởng lợi
Trang 213 Quy trình nghiệp vụ.
(1) Giao dịch thương mại: Sau khi thỏa thuận đi đến ký kết hợpđồng mua bán ngoại thương, người xuất khẩu thực hiện việccung ứng hàng hóa, dịch vụ cho người nhập khẩu, đồng thờichuyển giao bộ chứng từ hàng hóa cho người nhập khẩu
(2) Người chuyển tiền viết lệnh chuyển tiền gửi đến ngân hàngphục vụ mình Trong trường hợp người chuyển tiền là ngườinhập khẩu thì phải kiểm tra hàng hóa và bộ chứng từ hàng hóatrước khi lập lệnh yêu cầu ngân hàng chuyển tiền
(3) Ngân hàng tiến hành kiểm tra lệnh chuyển tiền và tài khoản củangười chuyển tiền, nếu hợp lệ và đủ khả năng thanh toán thìngân hàng thực hiện lệnh chuyển tiền đối ngoại qua ngân hàngđại lý của mình tại nước người hưởng lợi Tùy theo yêu cầu củakhách hàng, lệnh này có thể bằng thư hoặc bằng điện Đồngthời, ngân hàng chuyển tiền ghi Nợ tài khoản của người chuyểntiền tại ngân hàng mình
NH đại lý
NH chuyển tiền
Người chuyển tiền
Người hưởng lợi
1 2
3
4
Trang 22(4) Ngân hàng đại lý chuyển trả tiền cho người hưởng lợi bằng cáchbáo Có tài khoản của người hưởng lợi.
Lưu ý: - Bước (1) chỉ áp dụng trong trường hợp thanh toán hàng
hóa xuất nhập khẩu
- Nếu ngân hàng chuyển tiền để phục vụ yêu cầu của chínhmình thì chỉ cần thực hiện bước (3)
4 Trường hợp áp dụng
Chuyển tiền là phương thức thanh toán đơn giản nhất, nội dungcủa phương thức này là người chuyển tiền thông qua ngân hàngchuyển tiền cho người hưởng lợi
Phương thức chuyển tiền được áp dụng trong cả thanh toán mậudịch và thanh toán phi mậu dịch
Chuyển tiền để thanh toán mậu dịch bao gồm chuyển tiền thanhtoán hàng hóa xuất nhập khẩu, chuyển tiền trong tín dụng, chuyểntiền trong hoạt động kinh doanh tiền tệ, điều chuyển vốn giữa các tổchức tài chính… Chuyển tiền trong ngoại thương có thể được thựchiện trước lúc giao hàng (người mua ứng trước cho người bán),ngay lúc giao hàng hoặc sau lúc giao hàng
Chuyển tiền để thanh toán phi mậu dịch bao gồm chuyển tiềntrong hoạt động đầu tư, chuyển trả các khoản chi phí, chuyển tiềnkiều hối và các trường hợp khác theo yêu cầu của khách hàng
Sử dụng phương thức thanh toán này có ưu điểm là thủ tụcthanh toán đơn giản, thời gian thực hiện nhanh và chi phí thường
Trang 23không lớn Tuy nhiên như đã nói ở trên, chuyển tiền là phương thứcthuộc nhóm thanh toán không kèm chứng từ nên mức độ rủi ro chongười hưởng lợi cao do việc thanh toán có được thực hiện haykhông hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của người chuyển tiền Vì vậy,phương thức này phù hợp nhất khi hai bên có đã có quan hệ hợp táclâu dài, có sự tín nhiệm lẫn nhau và ngân hàng tham gia thanh toán
là ngân hàng có uy tín cao, khả năng thanh toán tốt
Phương thức chuyển tiền hiện nay được áp dụng khá rộng rãi ởcác nước phát triển do những ưu điểm của nó Nếu chỉ tính riêngthanh toán hàng hóa xuất nhập khẩu thì tỷ trọng của phương thứcchuyển tiền đạt gần 30% giá trị thanh toán Còn nếu tính trên giá trịthanh toán quốc tế nói chung, phương thức chuyển tiền chiếm đếnhơn 70%
Ở nước ta, chuyển tiền ít được sử dụng trong thanh toán ngoạithương, chỉ khoảng 10% giá trị thanh toán hàng hóa xuất nhập khẩu
và thường tập trung ở một số ngân hàng thương mại có uy tín trênthị trường quốc tế; khi thanh toán những hợp đồng có giá trị nhỏhoặc kết hợp với các phương thức thanh toán khác trong những hợpđồng có điều kiện thanh toán hỗn hợp bằng nhiều phương thức khácnhau; khi trả tiền ứng trước, tiền thừa, tiền bồi thường và những chiphí mậu dịch liên quan đến xuất nhập khẩu Tuy nhiên, phương thứcnày lại được áp dụng rất phổ biến trong các trường hợp thanh toánphi mậu dịch như chuyển tiền kiều hối, chuyển tiền đầu tư, viện trợ,thanh toán các khoản phí…
Trang 24Ngoài những trường hợp trên với vai trò là một phương thứcthanh toán độc lập, chuyển tiền còn là bước cuối cùng của tất cảphương thức thanh toán quốc tế khác và là khâu không thể thiếutrong hoạt động kinh doanh đối ngoại của ngân hàng Vì vậy nếu xéttheo nghĩa rộng là chuyển tiền trong thanh toán quốc tế thì đây lànghiệp vụ được áp dụng rộng rãi nhất vì bản chất của thanh toánquốc tế chính là chuyển tiền.
5 Rủi ro của phương thức chuyển tiền trong thanh toán quốc tế.
Mỗi phương thức thanh toán đều có những ưu, nhược điểm nhấtđịnh và các nhược điểm là mầm mống của rủi ro Như đã phân tích
ở trên, chuyển tiền là một phương thức thanh toán đơn giản, trong
đó ngân hàng chỉ tham gia với vai trò trung gian mà không có một
sự ràng buộc nào Chính vì vậy mà rủi ro đối với các bên thanh toáncao, đặc biệt là trong thanh toán hàng hóa xuất nhập khẩu Nhìnchung, việc sử dụng phương thức chuyển tiền trong thanh toán quốc
tế thường gặp những rủi ro sau:
Trang 25 Rủi ro đối với người bán và người mua trong thanh toán hàng hóa xuất nhập khẩu.
- Đối với người bán:
Hàng đã giao nhưng người mua chậm thanh toán hoặckhông thanh toán do gặp khó khăn về tài chính hoặc cố ýchây ỳ trong việc thanh toán
Người mua từ chối nhận hàng khi giá cả thị trường có xuhướng giảm, do đó sẽ không thực hiện việc thanh toán
- Đối với người mua: nếu người mua sử dụng phương thức
chuyển tiền để mua hàng theo hình thức trả tiền trước khinhận hàng thì có thể gặp nhiều rủi ro
Người bán thiếu uy tín, giao hàng không đúng số lượng,chất lượng theo hợp đồng
Người bán chậm giao hàng, chiếm dụng vốn của ngườimua
Người bán không giao hàng do bị phá sản hoặc hủy hợpđồng khi giá cả thị trường có xu hướng tăng
Rủi ro trong các nghiệp vụ thanh toán khác.
- Thanh toán nhầm người hưởng do sơ suất của ngân hàng, do
sự thiếu cẩn thận của người chuyển tiền hoặc do sự gian lậncủa người nhận tiền
Trang 26- Thanh toán hai lần cho cùng một lệnh chuyển tiền do lỗi củamáy móc hoặc của thanh toán viên.
- Điện thanh toán của ngân hàng không chính xác tên, địa chỉngười hưởng hoặc sai số tài khoản dẫn đến phải tra soát nhiềulần hoặc không thanh toán được
- Thanh toán chậm do có sự sai sót của máy móc, nhân viênthực hiện hoặc do sự khác biệt về thời gian
- Ngân hàng trả tiền thanh toán cho người hưởng sau khi ngânhàng chuyển tiền đã có lệnh hủy điện chuyển tiền
Các rủi ro này có thể gây thiệt hại cho người chuyển tiền, ngườihưởng lợi hoặc cho cả hai bên Nếu ngân hàng sử dụng phương thứcthanh toán này trong hoạt động kinh doanh của chính mình thì họcũng phải chịu những rủi ro như một khách hàng Còn trong trườnghợp ngân hàng đứng ra với vai trò là một trung gian thì những rủi rocủa khách hàng có thể dẫn tới việc mất uy tín và ảnh hưởng tới hoạtđộng của ngân hàng, do đó cũng có thể coi đó chính là rủi ro củangân hàng
Kết luận: Sự ra đời và phát triển của nền sản xuất và trao đổi
hàng hóa trên thế giới gắn liền với sự ra đời và phát triển của tiền tệ
và lưu thông tiền tệ Việc xuất hiện đồng tiền trong lưu thông vàtrao đổi hàng hóa đã tạo tiền đề và thúc đẩy mậu dịch quốc tế pháttriển Cùng với các mối quan hệ kinh tế đối ngoại ngày càng đa
Trang 27dạng và phong phú, hoạt động thanh toán quốc tế cũng ngày càngtrở nên cần thiết và thường xuyên hơn.
Bằng các nghiệp vụ của mình, ngân hàng trở thành cầu nối giữahai bên mua bán cách xa nhau để khép kín chu trình mua bán, traođổi hàng hóa, dịch vụ Khối lượng giao dịch quốc tế lớn và khoảngcách giữa các đối tác làm phát sinh phương thức thanh toán khôngdùng tiền mặt và ngân hàng đứng ra với vai trò trung gian chuyểntiền cho các bên, thực hiện về mặt kỹ thuật những nghiệp vụ chuchuyển tiền với nước ngoài, đảm nhận rủi ro gắn liền với hoạt độngấy
Sự phát triển của công nghệ điện tử đã tạo một bước đột phátrong thanh toán quốc tế, góp phần hoàn thiện quy trình nghiệp vụcủa các phương thức thanh toán, hạn chế rủi ro đối với tất cả cácbên tham gia vào quá trình thanh toán Những thập kỷ cuối cùng củathế kỷ XX đã chứng kiến việc sử dụng ngày càng nhiều công nghệ
tự động trong quá trình thanh toán và hạch toán với sự ra đời của hệthống thanh toán bù trừ liên ngân hàng bằng đồng dollar Mỹ CHIPS(clearing house interbank payment system), hệ thống thanh toán bùtrừ bằng đồng bảng Anh CHAP, rồi mạng tài chính viễn thông liênngân hàng toàn cầu SWIFT (society for world wide interbankfinancial telecommunication)… Những hệ thống điện tử này chophép các ngân hàng thực hiện việc chuyển tiền và các điện thanhtoán một cách nhanh chóng, chính xác, an toàn nhờ vào các mẫuđiện thống nhất và mã điện mật
Trang 28Mặc dù phải đến đầu những năm 90 mới bắt đầu triển khai cácnghiệp vụ kinh doanh đối ngoại nhưng các ngân hàng thương mạinước ta lại có lợi thế là có thể ứng dụng ngay những thành tựu côngnghệ hiện đại đã được các ngân hàng khác trên thế giới đi trướcnghiên cứu và thử nghiệm Trong nửa đầu của thập kỷ 90, các ngânhàng thương mại Việt Nam đã từng bước ứng dụng công nghệ ngânhàng điện tử vào quy trình thanh toán quốc tế và đến năm 1995 đãtham gia vào mạng SWIFT Đến nay, có thể nói phần lớn các ngânhàng thương mại lớn của Việt Nam, mà Ngân hàng Nông nghiệp vàPhát triển Nông thôn Việt Nam là một ví dụ, đã có thể đáp ứngđược hầu hết các nhu cầu của khách hàng thuộc mọi thành phầnkinh tế trong hoạt động thanh toán quốc tế phù hợp với tiêu chuẩnngân hàng hiện đại.
Hiện nay, một trong những nghiệp vụ ngân hàng tại nước ta đãđược cải thiện rất nhiều nhờ vào việc ứng dụng công nghệ hiện đại
là chuyển tiền quốc tế Trong chương II tiếp theo đây chúng ta sẽ đisâu tìm hiểu về thực trạng hoạt động cụ thể của nghiệp vụ này tạiNgân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
Trang 29CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG PHƯƠNG THỨC CHUYỂN TIỀN TẠI NHNo VIỆT NAM
I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM.
1 Quá trình hình thành và phát triển.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam(viết tắt là NHNo VN) là một ngân hàng thương mại quốc doanhcòn non trẻ Kể từ khi thành lập đến nay, NHNo VN mới trải qua 14năm xây dựng và phát triển Song trong 14 năm ấy, mặc dù còn gặpnhiều khó khăn, thử thách, nhưng với sự cố gắng nỗ lực khôngngừng, NHNo VN đã vươn lên thành một trong những Ngân hàngthương mại hàng đầu Việt Nam
NHNo VN được thành lập ngày 7 tháng 1 năm 1988 theo Nghịđịnh 53/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chínhphủ), từ một số Vụ, Phòng của Ngân hàng Trung ương, và các Chinhánh Ngân hàng Nhà nước, Tỉnh, Thành phố cùng toàn bộ các Chinhánh Ngân hàng Nhà nước huyện
Trước khi mang tên gọi chính thức là Ngân hàng Nông nghiệp
và phát triển Nông thôn Việt Nam (tên giao dịch quốc tế là VietnamBank for Agriculture and Rural Development (VBARD)) như ngàynay, NHNo VN đã trải qua hai lần đổi tên Khi mới thành lập,NHNo VN mang tên là Ngân hàng Phát triển Nông thôn Việt Nam
Trang 30Hai năm sau, theo Quyết định số 400/CT ngày 14 tháng 11 năm
1990 của Chủ tịch Hội Đồng Bộ Trưởng, Ngân hàng Phát triểnNông thôn Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệpViệt Nam Tiếp đó, theo quyết định số 280/QĐ-NH ngày 15 tháng
10 năm 1996 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng Nôngnghiệp Việt Nam tiếp tục được đổi tên thành Ngân hàng Nôngnghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
Tuy được thành lập từ năm 1988, song phải đến ngày 22 tháng
11 năm 1997, NHNo VN mới có Điều lệ tổ chức và hoạt động chínhthức do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê chuẩn Theo điều lệ,NHNo VN là một ngân hàng thương mại của Nhà nước, một doanhnghiệp nhà nước dạng đặc biệt, tổ chức theo mô hình Tổng Công tyNhà nước, chịu sự quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước ViệtNam và các cơ quan trực thuộc Chính phủ; hoạt động theo LuậtNgân hàng và Tổ chức Tín dụng Việt Nam; có tư cách pháp nhân,
có quyền tự chủ về tài chính, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinhdoanh, bảo toàn và phát triển vốn; thời hạn hoạt động là 99 năm.NHNo VN do Hội đồng Quản trị gồm 6 thành viên quản lý và bangiám đốc gồm 6 thành viên điều hành, trong đó 4 người đồng thời làthành viên hội đồng quản trị
Trang 31MÔ HÌNH CƠ CẤU QUẢN LÝ VÀ ĐIỀU HÀNH CỦA NHNo
VN.
NHNo VN có trụ sở chính tại Hà Nội, 2 văn phòng đại diệnMiền Nam và Miền Trung, có mạng lưới rộng khắp từ trung ươngđến các huyện, xã với 1.562 chi nhánh Ngoài ra, Ngân hàng còn có
Hội đồng quản trị
Tổng giám đốc
Các phó Tổng giám đốc
Hệ thống ban Chuyên môn nghiệp vụ
Phòng giao dịch
Chi nhánh
Trang 325 công ty trực thuộc là: Công ty Quản lý nợ và Khai thác Tài sản(AMC), Công ty Cho thuê Tài chính, Công ty Bảo hiểm Nhân thọ,Công ty Chứng khoán và Công ty Vàng bạc đá quý NHNo VNcũng tham gia liên doanh liên kết với một số tổ chức tài chính, ngânhàng trong nước và nước ngoài như Ngân hàng liên doanh Việt–Thái Vinasiam, NHTMCP Quốc tế…và góp vốn với một số tổ chứckinh tế Việt Nam.
NHNo VN hiện có tổng số 24.440 nhân viên trên toàn hệ thốngvới 37% là cán bộ tín dụng, 17% là cán bộ kế toán và thanh toán,còn lại là cán bộ quản lý và các lĩnh vực khác So với các ngân hàngthương mại khác, NHNo có đội ngũ cán bộ đông đảo nhất, được đàotạo có bài bản, hệ thống và có khả năng cung cấp các dịch vụ ngânhàng với chất lượng cao
Với chức năng kinh doanh đa năng, NHNo VN chủ yếu thựchiện kinh doanh trên các lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và các dịch vụngân hàng đối với khách hàng trong và ngoài nước; đầu tư các dự ánphát triển kinh tế-xã hội, ủy thác tín dụng đầu tư cho Chính phủ, cácchủ đầu tư trong nước và nước ngoài, mà trước hết là trong lĩnh vựckinh tế nông nghiệp, nông thôn
Trong điều kiện Việt Nam là một nước nông nghiệp đang pháttriển với hơn 80% dân số sống ở nông thôn, đến nay, có thể nói,NHNo VN đã và đang là một trong những ngân hàng thương mạilớn nhất, chiếm lĩnh gần như toàn bộ thị trường nông thôn Việt
Trang 33Nam, giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong đầu tư vốn phát triển kinh
tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đạihóa NHNo VN đã góp phần quan trọng trong công cuộc xóa đóigiảm nghèo, lấy nông thôn làm thị trường, lấy hộ nông dân làm đốitượng phục vụ chính
Ngoài việc coi trọng đầu tư nông nghiệp, NHNo VN còn pháttriển kinh doanh đa năng, từng bước đa dạng hóa các dịch vụ ngânhàng, mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, mở rộng đầu tưđối với các ngành kinh tế khác nhằm phục vụ chuyển dịch cơ cấukinh tế nông thôn Chuyển từ đầu tư theo đối tượng sang đầu tư theo
dự án kinh tế, cung ứng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng theo môhình khép kín từ sản xuất, chế biến, tiêu thụ, thu mua, thanh toán vàxuất khẩu đối với ngành hàng, vùng, tiểu vùng kinh tế
Bên cạnh kinh doanh thương mại, NHNo VN còn thực hiện cácchương trình cho vay theo chỉ định của Chính phủ như: chươngtrình cho vay mía đường, chương trình làm nhà trên cọc, điện, giaothông, nước sạch khu vực nông thôn…
Nếu như trước đây, Ngân hàng chỉ thực hiện đơn thuần nghiệp
vụ tín dụng nông thôn thì từ năm 1991, NHNo VN đã bắt đầu triểnkhai các nghiệp vụ kinh doanh đối ngoại như: thanh toán quốc tế, tàitrợ xuất nhập khẩu, bảo lãnh và tái bảo lãnh, mua bán ngoại tệ, kiềuhối, thanh toán biên giới, giải ngân cho các dự án ủy thác đầu tư của
Trang 34các tổ chức tài chính quốc tế và nước ngoài và được các tổ chức tàichính quốc tế như ADB, WB… đánh giá cao
Hệ thống công nghệ thông tin đã được hiện đại hóa phục vụquản trị kinh doanh với hệ thống máy vi tính được kết nối mạng trêndiện rộng từ trụ sở chính đến chi nhánh, thực hiện chuyển tiền điện
tử, dịch vụ thanh toán thẻ tín dụng quốc tế, thẻ rút tiền tự độngATM, tham gia thanh toán quốc tế qua mạng SWIFT…
Cho đến nay, NHNo VN đã có một số lượng bạn hàng và kháchhàng lớn gồm 8 triệu hộ sản xuất, 1.760 doanh nghiệp Nhà nước,5.750 doanh nghiệp vừa và nhỏ; quan hệ tín dụng với 22 ngân hàng
ở nước ngoài, 25 chi nhánh ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam; thiếtlập quan hệ đại lý với 850 chi nhánh ngân hàng nước ngoài; là thànhviên Hiệp hội Tín dụng Châu á - Thái Bình Dương (APRACA) vàHiệp hội Tín dụng Nông nghiệp Quốc tế (CICA)
Trong những năm qua, từ một ngân hàng non yếu về nhiều mặt,
có những thời điểm đứng bên bờ vực phá sản, song dưới sự chỉ đạosáng suốt của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, sự lãnh đạo đúngđắn của Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc, bằng sự cố gắng, nỗlực của toàn thể cán bộ, công nhân viên, NHNo VN đã vượt quathăng trầm để vươn lên kinh doanh có lãi Năm 1993 là năm đánhdấu bước ngoặt quan trọng trong quá trình phát triển củaNHNo VN.Sau suốt 6 năm hoạt động, đây là năm đầu tiên Ngân hàng bắt đầukinh doanh có lãi, chấm dứt thời kỳ thua lỗ Cũng kể từ năm 1993
Trang 35đến nay, NHNo VN là ngân hàng Việt Nam đầu tiên liên tục đượcthực hiện kiểm toán quốc tế bởi Công ty Kiểm toán Quốc tế PriceWater House Cooper và được xác nhận là tổ chức ngân hàng lànhmạnh, đủ tin cậy.
2 Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo VN.
Trong những năm qua, nền kinh tế và hoạt động tài chính ngânhàng có những thuận lợi cơ bản Đường lối đổi mới và các chínhsách kinh tế của Đảng, Chính phủ tạo điều kiện thuận lợi và môitrường pháp lý ổn định hơn cho hoạt động ngân hàng Bên cạnh đócũng có nhiều khó khăn gay gắt Tình hình kinh tế và thị trường tàichính thế giới có nhiều biến động Diễn biến thất thường của thờitiết qua các năm, hạn hán, thiên tai, bão lụt xảy ra trên diện rộng gâythiệt hại không nhỏ
Trong bối cảnh đó, NHNo VN đã đề ra phương châm: “vừa mởrộng, tăng trưởng cho vay, vừa củng cố chất lượng và an toàn tíndụng”; cung ứng vốn theo quan hệ cung cầu vốn trên thị trườngthông qua cơ chế lãi suất thực dương, thực hiện cơ chế khoán tàichính đến từng chi nhánh thành viên, công ty trực thuộc và đếnngười lao động; thực hiện chính sách đa dạng hóa các hình thức huyđộng và sử dụng vốn; hướng đầu tư vào những vùng trọng điểm có
tỷ suất nông sản hàng hóa cao; chuyển dịch cơ cấu cây trồng vậtnuôi trong nông nghiệp; phát triển các ngành nghề, tạo công ăn việclàm nhằm tăng thu nhập và ổn định đời sống; tập trung cho vay các
Trang 36chương trình, dự án, khép kín chu trình sản xuất, thu mua, chế biến,tiêu thụ và xuất khẩu.
Ngoài việc coi trọng đầu tư nông nghiệp, NHNo VN còn mởrộng đầu tư đối với các ngành kinh tế khác nhằm phục vụ chuyểndịch cơ cấu kinh tế nông thôn
NHNo VN có các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng đa dạng.Ngoài hai nghiệp vu truyền thống là huy động vốn và cho vay,NHNo VN còn chú trọng phát triển các loại hình, tiện ích ngân hàngkhác, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng Hiện nay đã cungứng 20/33 sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại bao gồm:
Huy động vốn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ với nhiều hìnhthức như gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, phát hành kỳ phiếu,trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi…
Đầu tư vốn tín dụng bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ: cho vayngắn hạn, trung hạn, dài hạn và chiết khấu các loại giấy tờ,chứng từ có giá, cho vay tài trợ theo chương trình, dự án, chovay đồng tài trợ với các ngân hàng thương mại bạn, cho vay tàitrợ xuất nhập khẩu, cho vay dài hạn các dự án lớn, cho vaykhép kín các chu trình sản xuất-lưu thông, cho vay các chươngtrình chỉ định của Chính phủ…
Thanh toán bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ: thanh toán chuyểntiền điện tử trong cả nước, thanh toán quốc tế qua mạngSWIFT, Telex, thanh toán biên giới…
Trang 37 Bảo lãnh bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ: bảo lãnh, tái bảolãnh tín dụng, bảo lãnh đấu thầu, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnhthực hiện hợp đồng, bảo lãnh cho các doanh nghiệp, tổ chức tàichính tín dụng trong nước và nước ngoài hoạt động tại ViệtNam.
Kinh doanh tiền tệ tín dụng và dịch vụ ngân hàng đối ngoại:Tiếp nhận và triển khai các dự án ủy thác vốn, dự án tài trợ kỹthuật, dự án làm dịch vụ giải ngân, dự án ủy nhiệm cho các chinhánh thực hiện, dự án nâng cao năng lực
Đầu tư dưới hình thức hùn vốn, liên doanh, mua cổ phần, muatài sản và các hình thức đầu tư khác với các doanh nghiệp và tổchức tài chính tín dụng
Kinh doanh chứng khoán, làm môi giới chứng khoán, bảo lãnhphát hành chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư vốn củakhách hàng, tư vấn chứng khoán, lưu ký và đăng ký chứngkhoán
Trang 38 Cung ứng các dịch vụ: Bảo hiểm, quản lý nợ và khai thác tàisản, cho thuê két sắt, cất giữ bảo quản chứng khoán, giấy tờ cógiá bằng tiền và các tài sản quý, chi trả tiền lương cho các tổchức, doanh nghiệp, chi trả kiều hối, ngân hàng tại gia…
Cung ứng các dịch vụ rút tiền tự động ATM, thanh toán thẻ tíndụng quốc tế…
Cung ứng các dịch vụ đào tạo cho các tổ chức và cá nhân: giảngdạy, học tập, tham quan, khảo sát, nghiên cứu khoa học…
Hiện nay, NHNo VN đang nỗ lực thực hiện đề án tái cơ cấungân hàng phù hợp với tiến trình hội nhập, phấn đấu trở thành ngânhàng tiên tiến theo chuẩn mực quốc tế, đa dạng hóa hoạt động, điđầu về ứng dụng công nghệ ngân hàng hiện đại nhằm cung cấp dịch
vụ ngân hàng có chất lượng cao cho mọi thành phần kinh tế Cùngquá trình đổi mới của đất nước, hoạt động của NHNo VN đã đạtđược những thành tựu nhất định trên nhiều lĩnh vực
tỷ trọng vốn trung, dài hạn trong cơ cấu nguồn vốn để đáp ứng vốn
Trang 39cho nhu cầu phát triển kinh tế, nâng cao tỷ trọng nguồn vốn lãi suấtthấp, đảm bảo có lãi trong kinh doanh.
NHNo VN hàng năm có thể chủ động về nguồn vốn Kể từ khithành lập, Ngân hàng luôn đạt tốc độ tăng trưởng nguồn vốn với tỷ
lệ tăng trưởng bình quân đạt 30%/năm Nếu tổng nguồn vốn năm
1990 chỉ là 1.500 tỷ đồng thì hiện nay tăng lên 83.226 tỷ đồng,trong đó nguồn vốn huy động đạt 66.850 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng87,3% trong tổng số nguồn vốn
1996 1997 1998 1999 2000 2001
Trang 40trọng đa dạng hóa các đối tượng đầu tư như cho vay tiêu dùng, chovay cơ sở hạ tầng, cho vay ngành nghề nông thôn Mở rộng quan hệvới các ngân hàng thương mại, các Tổng công ty lớn để tham giacho vay đồng tài trợ, đồng bảo lãnh, nhằm mở rộng tín dụng, phântán rủi ro, đồng thời tăng thêm sức mạnh của NHNo VN, phấn đấugiữ vững là ngân hàng lớn trong hệ thống các ngân hàng hiện naycũng như sau này.
Hình 2.2:
TỔNG DƯ NỢ
Đơn vị: Nghìn tỷ đồng Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2001
của NHNo VN
Tốc độ tăng dư nợ khá nhanh, bình quân 27%/năm, đáp ứng cơbản vốn cho nông nghiệp, nông dân và mục tiêu xóa đói giảmnghèo, cơ cấu đầu tư được điều chỉnh cho phù hợp với sự chuyểndịch cơ cấu kinh tế chung cũng như chuyển dịch cơ cấu kinh tếtrong nông nghiệp, nông thôn Tổng dư nợ cho vay tăng nhanh từ1.200 tỷ đồng năm 1988 lên 3.680 tỷ đồng năm 1991 và hiện nayđạt 74.873 tỷ đồng, trong đó cho vay các doanh nghiệp Nhà nước
1996 1997 1998 1999 2000 2001