1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì - Kẽm Chợ Điền Đến Môi Trường

105 1,1K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 4,72 MB

Nội dung

Tuy nhiên quá trình khai thác các loại quặng này sẽ tác động nhiều mặt đến môi trường, vì vậy việc nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động khai thác khoáng sản tới môi trường ngày càng được q

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Người hướng dẫn khoa học: TS PHÍ HÙNG CƯỜNG

Thái Nguyên - 2013

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Thái Nguyên ngày 01 tháng 10 năm 2013

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Nhung

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự dạy bảo tận tình của các thầy cô, sự giúp đỡ của các bạn đồng nghiệp, sự động viên to lớn của gia đình và những người thân

Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn TS

Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã tận tâm hướng dẫn, giúp đỡ động viên tôi học tập, nghiên cứu khoa học và thực hiện luận văn, đã dìu dắt tôi từng bước trưởng thành trong chuyên môn cũng như trong cuộc sống

Đề hoàn thành bài khóa luận này tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo Phòng Tài Nguyên & Môi trường huyện Chợ Đồn, Chi cục Bảo vệ Môi trường tỉnh Bắc Kạn đã cho tôi sử dụng số liệu để hoàn thành luận văn

Do thời gian có hạn, lại là bước đầu làm quen với phương pháp nghiên cứu mới nên không thể tránh khỏi những thiếu sót Tôi rất mong nhận được những kiến thức đóng góp của các thầy, cô giáo cùng toàn thể các bạn để khóa luận này được hoàn thiện hơn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày 01 tháng 10 năm 2013

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Nhung

Trang 5

MỤC LỤC

Trang

LỜI CAM ĐOAN .i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .vii

DANH MỤC CÁC BẢNG viii

DANH MỤC CÁC HÌNH .x

MỞ ĐẦU .1

1 Đặt vấn đề 1

2 Mục tiêu của đề tài 2

2.1 Mục tiêu tổng quát .2

2.2 Mục tiêu cụ thể 2

3 Ý nghĩa của đề tài .2

3.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học .2

3.2 Ý nghĩa trong thực tiễn .2

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1.1 Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu .3

1.1.1 Cơ sở lý luận .3

1.1.1.1 Một số khái niệm .3

1.1.2 Nguồn gốc và thành phần của quặng chì - kẽm 4

1.2 Cơ sở pháp lý của đề tài .4

1.3 Hiện trạng khai thác và chế biến quặng chì - kẽm .5

1.3.1 Hiện trạng khai thác và chế biến chì - kẽm trên thế giới 5

1.3.2 Hiện trạng khai thác và chế biến chì - kẽm ở Việt Nam 6

1.3.3 Những ảnh hưởng của hoạt động khai thác khoáng sản chì - kẽm đến môi trường 7

1.3.4 Phân bố và khai thác khoáng sản chì - kẽm ở Bắc Kạn 8

1.3.4.1 Phân bố .8

Trang 6

1.3.4.2 Các điểm mỏ hiện đang khai thác 11

1.4 Những nghiên cứu về tác động tới môi trường do hoạt động khai thác khoáng sản ở Việt Nam 13

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .15

2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .15

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu .15

2.1.2 Phạm vi nghiên cứu 15

2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu .15

2.2.1 Thời gian nghiên cứu: .15

2.2.2 Địa điểm nghiên cứu 15

2.3 Nội dung nghiên cứu 15

2.4 Phương pháp nghiên cứu 15

2.4.1 Phương pháp thu thập, phân tích số liệu thứ cấp .15

2.4.2 Phương pháp chuyên gia 16

2.4.3 Phương pháp khảo sát thực địa .16

2.4.4 Phương pháp quan trắc và phân tích môi trường 16

2.4.5 Phương pháp phân tích, so sánh 19

2.4.6 Phương pháp điều tra theo bảng hỏi 19

2.4.7 Phương pháp đánh giá nhanh 19

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .21

3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực mỏ 21

3.1.1 Điều kiện tự nhiên 21

3.1.1.1 Vị trí địa lý 21

3.1.1.2 Đặc điểm địa hình, địa mạo 22

3.1.1.3 Đặc điểm kiến tạo, địa chất - thủy văn 22

3.1.1.4 Điều kiện khí tượng thuỷ văn .23

3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội .24

3.1.2.1 Dân số, lao động, việc làm và thu nhập .24

3.1.2.2 Tăng trưởng kinh tế 24

Trang 7

3.1.2.3 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng .26

3.2 Hiện trạng khai thác và chế biến tại mỏ chì - kẽm Chợ Điền .27

3.2.1 Hiện trạng khai thác .27

3.2.1.1 Quy mô khai thác .27

3.2.1.2 Công nghệ khai thác 28

3.2.2 Hoạt động tuyển quặng .32

3.2.2.1 Khái quát về xưởng tuyển .32

3.2.2.2 Tổ chức bộ máy và nhân sự của xưởng .32

3.2.2.3 Công nghệ sản xuất, kế hoạch sản xuất và chủng loại sản phẩm .33

3.2.2.4 Công nghệ tuyển .34

3.2.2.5 Hệ thống thiết bị .35

3.3 Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động khai thác mỏ chì - kẽm Chợ Điền đến môi trường 36

3.3.1 Ảnh hưởng đến môi trường đất 36

3.3.1.1 Nguồn gây tác động .36

3.3.1.2 Hiện trạng và diễn biến .36

3.3.2 Ảnh hưởng đến môi trường không khí 40

3.3.2.1 Nguồn gây tác động .40

3.3.2.2 Hiện trạng và diễn biến .41

3.3.3 Ảnh hưởng đến môi trường nước 48

3.3.3.1 Nguồn gây tác động .48

3.3.3.2 Hiện trạng và diễn biến .49

3.3.4 Sức khoẻ cộng đồng 68

3.4 Thực trạng áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường và đề xuất các biện pháp nhằm giảm thiểu tác động xấu đến môi trường 69

3.4.1 Hiện trạng áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường .69

3.4.1.1 Biện pháp giảm thiểu ảnh hưởng do chất thải rắn .69

3.4.1.2 Biện pháp giảm thiểu ảnh hưởng do bụi, tiếng ồn, khí độc .70

3.4.1.3 Biện pháp giảm ảnh hưởng do nước thải .71

Trang 8

3.4.2 Đề xuất các giải pháp cải thiện chất lượng môi trường đất, nước, không khí khu

vực mỏ 73

3.4.2.1 Giải pháp kỹ thuật, công nghệ .73

3.4.2.2 Đề xuất các giải pháp quản lý 75

3.4.2.3 Giải pháp về tài chính .76

3.4.2.4 Giải pháp về giáo dục, tuyên truyền .77

3.4.2.5 Đề xuất phương án cải tạo, phục hồi môi trường .77

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .79

1 Kết luận .79

2 Kiến nghị .80

TÀI LIỆU THAM KHẢO .81

Tiếng Việt .81

Tiếng Anh .83

Trang 9

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

1 BOD (Biochemical Oxygen Demand) Nhu cầu oxy sinh học

viên kim loại màu

Trang 10

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 1.1: Các điểm khai thác chì - kẽm trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn 11

Bảng 2.1: Các vị trí lấy mẫu .17

Bảng 2.2: Phương pháp phân tích mẫu nước mặt .18

Bảng 2.3: Phương pháp phân tích mẫu nước thải sinh hoạt .18

Bảng 2.4 Hệ số dòng chảy theo đặc điểm mặt phủ .19

Bảng 3.1: Các điểm mốc cấp phép của mỏ chì - kẽm Chợ Điền .21

Bảng 3.2: Kết quả điều tra địa chất và đánh giá trữ lượng vùng mỏ Chợ Điền .27

Bảng 3.3: Tổng trữ lượng chì kẽm của vùng mỏ Chợ Điền .27

Bảng 3.4: Quy trình công nghệ khai thác quặng chì - kẽm Chợ Điền .29

Bảng 3.5: Thống kê công nghệ khai thác ở mỏ kẽm Chì Chợ Điền 29

Bảng 3.6: Thống kê hệ thống thiết bị khai thác .31

Bảng 3.7: Bố trí nhân lực của xưởng tuyển .33

Bảng 3.8: Tổng hợp các chỉ tiêu kỹ thuật xưởng tuyển 33

Bảng 3.9: Bảng thống kê thiết bị của xưởng tuyển .35

Bảng 3.10: Nguồn gây tác động đến môi trường đất .36

Bảng 3.11: Kết quả phân tích mẫu đất tháng 11/2012 .37

Bảng 3.12: Kết quả phân tích mẫu đất tại xã Bản Thi 37

Bảng 3.13: Các nguồn gây ô nhiễm không khí trong hoạt động khai thác .41

Bảng 3.14: Kết quả phân tích mẫu không khí khu vực .42

Bảng 3.15: Kết quả đo vi khí hậu qua các năm .45

Bảng 3.16 Kết quả phân tích mẫu môi trường không khí khu vực xung quanh mỏ chì - kẽm Chợ Điền 47

Bảng 3.17: Nguồn phát sinh nước thải do hoạt động khai thác .48

Bảng 3.18: Kết quả phân tích nước thải hầm lò năm 2012, năm 2013 .50

Bảng 3.19: Kết quả phân tích nước thải tuyển quặng tháng 6/2013 .53

Bảng 3.20: Hệ số dòng chảy theo đặc điểm mặt phủ .57

Trang 11

Bảng 3.21: Lưu lượng nước mưa chảy tràn tính theo từng khu vực của mỏ 58

Bảng 3.22: Lượng cặn tích tụ trong nước mưa theo từng khu vực (kg) 59

Bảng 3.23: Kết quả phân tích nước thải sinh hoạt trong khu vực mỏ 60

Bảng 3.24: Kết quả phân tích chất lượng nước suối Bản Thi tháng 3/2013 .61

Bảng 3.25: Kết quả phân tích chất lượng nước suối Bản Thi tháng 6/2013 .61

Bảng 3.26: Chất lượng nước ngầm trong và ngoài khu vực mỏ tháng 3/2013 65

Bảng 3.27: Kết quả phân loại sức khoẻ năm 2011, năm 2012 .68

Bảng 3.28: Kích thước các hồ lắng và bể lắng .72

Trang 12

DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang

Hình 1.1: Các loại khoáng sản tỉnh Bắc Kạn .9

Hình 1.2: Phân bố quặng chì kẽm tỉnh Bắc Kạn .9

Hình 3.1: Biểu đồ sản lượng chăn nuôi năm 25

Hình 3.2: Sơ đồ hệ thống khai thác buồng trụ .30

Hình 3.3: Sơ đồ hệ thống khai thác phá nổ phân tầng 30

Hình 3.4: Sơ đồ tổ chức của xưởng tuyển .32

Hình 3.5: Sơ đồ nguyên tắc tuyển nổi quặng chì kẽm 34

Hình 3.6: Khai thác lộ thiên tại mỏ .38

Hình 3.7: Nguy cơ trượt lở đất do hoạt động khai thác .39

Hình 3.8: Hồ lắng hiện tại chưa được nạo vét bùn thải quặng đuôi .40

Hình 3.9: Kết quả đo nồng độ bụi tại một số vị trí khu vực mỏ tháng 3/2013 .43

Hình 3.10: Kết quả mức ồn tại một số vị trí khu vực mỏ tháng 3/2013 .44

Hình 3.11 Biểu đồ diễn biến mức tiếng ồn tại một số vị trí trong khu vực mỏ chì - kẽm Chợ Điền qua các năm 44

Hình 3.12: Biểu đồ so sánh hàm lượng chì trong nước thải hầm lò tại 51

hai đợt quan trắc .51

Hình 3.13: Biểu đồ hàm lượng Kẽm tại các cửa lò qua hai đợt quan trắc 52

Hình 3.14: Diễn biến nồng độ kẽm trong nước thải xưởng tuyển sau khi xử lý 54

Hình 3.15: Diễn biến nồng độ chì trong nước thải xưởng tuyển sau khi xử lý 55

Hình 3.16: Diễn biến nồng độ BOD5 trong nước thải tuyển quặng sau khi xử lý .55

Hình 3.17: Diễn biến nồng độ COD trong nước thải tuyển quặng sau xử lý .56

Hình 3.18: Diễn biến nồng độ TSS trong nước thải tuyển quặng sau xử lý .56

Hình 3.19: Biểu đồ so sánh giá trị Chì (Pb), Kẽm (Zn) trong nước suối Bản Thi trước và sau khi tiếp nhận nước thải .62

Hình 3.20: Diễn biến hàm lượng chì trong nước suối Bản Thi 63

Hình 3.21: Diễn biến hàm lượng Kẽm trong nước suối Bản Thi .63

Hình 3.22: Diễn biến hàm lượng COD trong nước suối Bản Thi .64

Hình 3.23: Diễn biến hàm lượng chì trong nước ngầm .66

Trang 13

Hình 3.24: Diễn biến hàm lượng kẽm trong nước ngầm .67

Hình 3.25: Biểu đồ phân loại sức khoẻ cán bộ, công nhân khu vực mỏ năm 2011,

năm 2012 68

Hình 3.26: Hệ thống phun nước tại trạm đập nghiền .70

Hình 3.27: Quy trình xử lý nước thải xưởng tuyển .71

Hình 3.28: Sơ đồ xử lý nước thải sinh hoạt .72

Hình 3.29: Quy trình xử lý nước thải hầm lò 74

Hình 3.30: Mô hình xử lý nước thải hầm lò .74

Trang 14

MỞ ĐẦU

1 Đặt vấn đề

Môi trường và bảo vệ môi trường ngày nay đang là mối quan tâm chung của toàn xã hội, quản lý và bảo vệ môi trường hướng tới phát triển bền vững là vấn đề đặt ra hết sức cấp bách Hiện nay, đất nước ta đang trên con đường CNH - HĐH, với mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản là nước công nghiệp Trong những thời kỳ đầu CNH - HĐH, việc khai thác các tài nguyên thiên nhiên, trong đó

có tài nguyên khoáng sản kim loại chì - kẽm phục vụ xây dựng và phát triển đất nước là rất cần thiết Tuy nhiên quá trình khai thác các loại quặng này sẽ tác động nhiều mặt đến môi trường, vì vậy việc nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động khai thác khoáng sản tới môi trường ngày càng được quan tâm

Bắc Kạn là tỉnh miền núi nằm ở trung tâm vùng Đông Bắc có trữ lượng khoáng sản chì - kẽm thuộc loại lớn nhất Việt Nam Trong đó, quặng chì - kẽm phân bố nhiều nhất ở huyện Chợ Đồn với nhiều mỏ có trữ lượng lớn

Hoạt động khai thác khoáng sản chì - kẽm trên địa bàn huyện Chợ Đồn trong những năm qua đã có những đóng góp tích cực vào ngân sách của địa phương, nâng cao một phần thu nhập, ổn định đời sống của nhân dân các dân tộc Song bên cạnh

đó, hoạt động khai thác cũng có thể gây ảnh hưởng tới các thành phần của môi trường như không khí, đất đai, cảnh quan, nước mặt, nước ngầm, các vấn đề kinh tế

- xã hội….Chính vì vậy, việc nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động khai thác các mỏ kim loại chì - kẽm đến môi trường mang tính cấp thiết và đáp ứng yêu cầu thực tế hiện nay đó là gắn kết hài hòa giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường

Mỏ chì - kẽm Chợ Điền, xã Bản Thi, Huyện Chợ Đồn là một trong những

mỏ chì - kẽm có công suất khai thác lớn nhất của tỉnh Bắc Kạn, kết hợp phương pháp khai thác cơ giới hoá với lao động thủ công

Xuất phát từ thực tế trên, tôi chọn đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động khai thác mỏ chì - kẽm Chợ Điền đến môi trường”

Trang 15

2 Mục tiêu của đề tài

2.1 Mục tiêu tổng quát

Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động khai thác mỏ khoáng sản chì - kẽm Chợ Điền tới môi trường Trong khuôn khổ luận văn, tác giả tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động khai thác đến thành phần môi trường đất, nước, không khí và

đề xuất một số giải pháp cải thiện chất lượng môi trường khu vực mỏ

2.2 Mục tiêu cụ thể

- Phân tích hiện trạng khai thác, công nghệ khai thác của mỏ chì - kẽm Chợ Điền

- Phân tích hiện trạng môi trường đất, nước, không khí khu vực mỏ chì - kẽm Chợ Điền để thấy được những ảnh hưởng của hoạt động khai thác đến các thành phần môi trường

- Đánh giá tổng thể về các biện pháp và công trình bảo vệ môi trường mỏ đang

áp dụng

- Đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện chất lượng môi trường khu vực mỏ

3 Ý nghĩa của đề tài

3.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học

- Tạo cho học viên có cơ hội vận dụng lí thuyết vào thực tiễn, rèn luyện khả năng tổng hợp, phân tích số liệu

- Giúp cho học viên được trải nghiệm thực tế, đó là điều kiện thuận lợi cho việc tiếp thu, học hỏi những kinh nghiệm sau khi ra trường

3.2 Ý nghĩa trong thực tiễn

Những kết quả của đề tài là cơ sở giúp cho cơ quan chức năng ở địa phương đưa ra những biện pháp quản lý môi trường có hiệu quả, phù hợp với đặc thù tại khu vực mỏ Chợ Điền

Trang 16

CHƯƠNG I TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu

- Chất gây ô nhiễm là chất hoặc yếu tố vật lý khi xuất hiện trong môi trường thì làm cho môi trường bị ô nhiễm

- Hệ sinh thái là hệ quần thể sinh vật trong một khu vực địa lý tự nhiên nhất định cùng tồn tại và phát triển, có tác động qua lại với nhau

- Quan trắc môi trường là quá trình theo dõi có hệ thống về môi trường, các yếu tố tác động lên môi trường nhằm cung cấp thông tin phục vụ đánh giá hiện trạng, diễn biến chất lượng môi trường và các tác động xấu đối với môi trường

- Đánh giá tác động môi trường là việc phân tích, dự báo các tác động đến môi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra các biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó

Trang 17

Theo Luật khoáng sản ngày 17 tháng 11 năm 2010, khái niệm khai thác

khoáng sản được hiểu: là hoạt động nhằm thu hồi khoáng sản, bao gồm xây dựng cơ bản mỏ, khai đào, phân loại, làm giàu và các hoạt động khác có liên quan

1.1.2 Nguồn gốc và thành phần của quặng chì - kẽm [2]

Trong tự nhiên quặng chì không tồn tại dưới dạng riêng biệt mà chủ yếu là khoáng đa kim chì - kẽm Khoáng vật chứa chì quan trọng nhất có giá trị kinh tế là galenite PbS (trong đó chì chiếm 86,6% khối lượng) và cerussite PbCO3

Quặng chì chia ra hai loại: quặng sulfua và quặng oxit tùy thuộc vào dạng khoáng Trong quặng chì - kẽm sulfua, khoáng chứa chì là galenite PbS, khoáng chứa kẽm là sfalezit ZnS Trong quặng chì oxit, chì ở dạng khoáng cerussite PbCO3, kẽm ở dạng khoáng ZnCO3, các tạp chất cũng đều ở dạng cacbonat Trên 95% lượng kẽm trên thế giới được sản xuất từ quặng sfalerit (ZnS)

Ngoài chì và kẽm, từ quặng chì - kẽm nguyên khai có thể lấy ra được một phần hoặc toàn bộ các nguyên tố Au, Ag, Cd, Se, Te, Ti, Ge, Bi, đồng thời còn có Sn, Cu,

Ni, As, S, gallium, bismuth chúng được sử dụng rộng rãi trong việc mạ các chi tiết máy tinh vi, làm nguyên liệu phụ gia để tăng cao chất lượng của các loại hợp kim làm vật hấp thụ và phản quang nơtron trong các lò phản ứng hạt nhân…

Với mục đích sử dụng tổng hợp, người ta tiến hành làm giàu quặng chì - kẽm bằng phương pháp tuyển nổi để thu được tinh quặng chì và tinh quặng kẽm Tinh quặng chì sau khi tuyển nổi thường chứa 44-75% Pb, 3,5 - 10% Zn, 0,5 - 4% Cu, 2-15% Fe, 15 - 20% S, 0,3-5% CaO, 0,5 - 5 SiO2

1.2 Cơ sở pháp lý của đề tài

- Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005;

- Luật Khoáng sản số 60/2010/QH 12 ngày 17/11/2010;

- Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

- Nghị định 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006;

- Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10 tháng 10 năm 2002 về việc ban

Trang 18

hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động;

- Quyết định số 18/2013/QĐ-TTg ngày 29/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ về cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản;

- QCVN 08:2008: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt;

- QCVN 09:2008: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm;

- QCVN 14:2008: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt;

- QCVN 40:2011: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp;

- QCVN 05 : 2009: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh;

- QCVN 03:2008: Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất;

- Thông tư liên tịch số 36/TTLT-BYT-BQP ngày 17 tháng 10 năm 2011 của liên

bộ Y tế - Bộ Quốc phòng hướng dẫn việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự

1.3 Hiện trạng khai thác và chế biến quặng chì - kẽm

1.3.1 Hiện trạng khai thác và chế biến chì - kẽm trên thế giới [36]

Trên thế giới, 80% các mỏ kẽm là mỏ hầm lò, 8% là mỏ lộ thiên, còn lại là mỏ kết hợp giữa hai dạng trên Tuy nhiên, nếu tính theo sản lượng thì khai thác lộ thiên chỉ chiếm 15%, khai thác hầm lò chiếm 64%, 21% còn lại được khai thác từ các mỏ hỗn hợp hầm lò - lộ thiên

Các hình thức chế biến chì - kẽm trên thế giới hiện nay bao gồm:

- Nung và thiêu kết

Trước khi thu hồi kẽm kim loại bằng phương pháp thủy luyện kim hoặc hỏa luyện kim, cần thiết phải tách bỏ lưu huỳnh ra khỏi tinh quặng bằng cách nung và thiêu kết Theo phương pháp này, tinh quặng được nung nóng tới nhiệt độ trên

9000C, khi đó, sunfua kẽm (ZnS) chuyển hóa thành oxit kẽm (ZnO) Đồng thời, lưu huỳnh kết hợp với oxi tạo thành dioxit lưu huỳnh, sau đó chuyển hóa thành axit sulfuric, một sản phẩm phụ quan trọng có giá trị thương mại

- Phương pháp thủy luyện kim

Trang 19

Trong giai đoạn ngâm chiết, oxit kẽm được chiết tách từ các sản phẩm nung khác nhờ axit sulfuric Lượng kẽm được hòa tan bằng axit sulfuric, tuy nhiên, dung dịch đã hòa tan còn chứa một lượng tạp chất cần phải loại bỏ nhằm đạt được sản phẩm kẽm có chất lượng cao Quá trình tinh chế được thực hiện bằng cách pha thêm một lượng bột kẽm vào trong dung dịch, khi đó các ion kim loại khác bị kết tủa Sau

đó, dung dịch này sẽ tham gia vào một quá trình điện phân với anot (cực dương) là hợp kim chì và các catot (cực âm) nhôm Dòng điện truyền qua chất điện phân nhờ việc tạo ra sự chênh lệch điện áp 3,3V - 3,5V giữa anot và catot khiến cho kẽm bám vào các catot nhôm Lượng kẽm kết tủa này được gỡ ra, sấy khô, nấu luyện và đúc thành các thanh kẽm Các thanh kẽm này có thể khác nhau về chủng loại: loại chất lượng cao có 99,95% kẽm và loại chất lượng đặc biệt cao có 99,99% kẽm

- Phương pháp hỏa luyện kim

Phương pháp này tiêu thụ năng lượng cao nên khi giá nhiên liệu tăng, hiệu quả sẽ giảm Hiện nay, các lò nấu luyện áp dụng phương pháp này đang hoạt động tại Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Ba Lan

Một số quốc gia sản xuất kẽm lớn trên thế giới hiện nay phải kể đến là Australia, Canada, Trung Quốc, Peru, Mỹ, Bỉ và Thụy Điển

1.3.2 Hiện trạng khai thác và chế biến chì - kẽm ở Việt Nam

Việt Nam có vị trí địa chất, địa lý độc đáo, là nơi giao cắt của hai vành đai sinh khoáng lớn Thái Bình Dương và Địa Trung Hải, là nước nhiệt đới gió mùa phát triển mạnh các quá trình phong hoá thuận lợi cho sự hình thành khoáng sản Qua 65 năm nghiên cứu điều tra cơ bản và tìm kiếm khoáng sản của các nhà địa chất Việt Nam cùng với các kết quả nghiên cứu của các nhà địa chất Pháp từ trước cách mạng tháng 8 đến nay, Việt Nam đã phát hiện có hàng nghìn điểm mỏ và tụ khoáng của hơn 60 loại khoáng sản khác nhau, từ các khoáng sản năng lượng, kim loại đến khoáng chất công nghiệp và vật liệu xây dựng

Khoáng sản chì - kẽm thuộc nhóm khoáng sản kim loại Các mỏ chì - kẽm dạng giả tầng miền Đông Bắc Bộ phân bố gần theo đứt gãy sâu phân đới, các đứt gãy chủ yếu có phương Tây Bắc - Đông Nam, đóng vai trò như những kênh dẫn

Trang 20

quặng, tạo thành các mỏ, điểm quặng phân bố ở các tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Cao Bằng và Hà Giang [36]

Tại Việt Nam việc khai thác và chế biến kẽm - chì đã được thực hiện từ lâu, gần đây, Công ty Kim loại màu Thái Nguyên đã xây dựng xong nhà máy điện phân kẽm kim loại, công suất 10.000 tấn/năm tại khu Công nghiệp Sông Công, Thái Nguyên Theo kế hoạch thời gian tới sẽ tiến hành đầu tư khai thác các mỏ kẽm - chì Nông Tiến - Tràng Đà, Thượng Ấn, Cúc Đường, Ba Bồ,… công suất 40.000 - 60.000 tấn quặng nguyên khai/năm, một nhà máy luyện chì và tách bạc, công suất 10.000 tấn chì thỏi và 15.000 kg bạc/năm Bên cạnh đó, từ nguồn nguyên liệu 50.000 - 100.000 tấn tinh quặng tuyển nổi và bột kẽm, sẽ xây dựng hai nhà máy điện phân kẽm, công suất mỗi nhà máy khoảng 20.000 tấn kẽm/năm tại Tuyên Quang và Bắc Kạn

1.3.3 Những ảnh hưởng của hoạt động khai thác khoáng sản chì - kẽm đến môi trường

a Ảnh hưởng đến môi trường không khí

Khai thác các mỏ quặng chì - kẽm sử dụng phổ biến hai công nghệ khai thác là:

- Xúc bốc trực tiếp Vận chuyển Chế biến

- Khoan nổ mìn Xúc bốc Vận chuyển Chế biến

Hầu hết các khâu công nghệ khai thác đều gây ô nhiễm bụi

- Tiếng ồn động cơ của các phương tiện giao thông vận tải;

- Tiếng ồn từ hoạt động chế biến quặng (quá trình đập, nghiền quặng)

Trang 21

b Ảnh hưởng đến môi trường nước

Ảnh hưởng đến môi trường nước chủ yếu là do nước mưa chảy tràn khu vực khai thác và nước thải sản xuất

Đối với khai thác hầm lò, việc sử dụng hệ thống khai thác lưu quặng có nguy

cơ làm giảm độ pH trong nước thải hầm lò, tăng nguy cơ axit hoá nguồn nước thải

mỏ do đặc điểm quặng sulfua có chứa nhiều lưu huỳnh

Để đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường nước, người ta đưa ra các thông số sau:

- Các kim loại nặng như chì, kẽm

- Nhu cầu oxy sinh học (BOD): là lượng oxy cần thiết để vi sinh vật oxy hoá các chất hữu cơ theo phản ứng:

Chất hữu cơ, vi khuẩn + O2 CO2 + H2O + tế bào mới + sản phẩm trung gian

- Nhu cầu oxy hóa học (COD): là lượng oxy cần thiết để oxy hoá toàn bộ các hợp chất hoá học trong nước bao gồm cả vô cơ và hữu cơ

- Chất dinh dưỡng: các thông số chỉ thị mức ô nhiễm chất dinh dưỡng trong nước bao gồm nitrat, phosphat…

c Ảnh hưởng đến môi trường đất

Hoạt động khai thác ảnh hưởng đến môi trường đất thể hiện ở các khía cạnh:

- Nguy cơ gây nhiễm bẩn đất đai

- Chiếm dụng nhiều diện tích đất

- Nguy cơ trượt lở đất, xói mòn khi có mưa lớn

d Ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, cảnh quan

Hoạt động khai thác làm biến đổi địa hình, địa mạo của khu vực và biến đổi hệ sinh thái, diện tích đất bị bóc mòn, cảnh quan thay đổi đồng thời làm tăng nguy cơ trượt lở, đất đai bị rửa trôi, giảm độ phì, làm mất nơi cư trú của nhiều loài động vật

1.3.4 Phân bố và khai thác khoáng sản chì - kẽm ở Bắc Kạn

1.3.4.1 Phân bố

Kết quả điều tra đã ghi nhận 77 mỏ và điểm quặng chì kẽm trong địa phận tỉnh Bắc Kạn gồm 22 mỏ và 55 điểm quặng, chúng phân bố chủ yếu ở 3 vùng chính: vùng Chợ Điền - Chợ Đồn, vùng Pác Nặm và vùng Ngân Sơn, tập trung nhiều nhất

Trang 22

Nà Tùm xã Ngọc Phái; Nam Bằng Lũng thuộc thị trấn Bằng Lũng; Nà Bốp - Pù Xáp

xã Bằng Lãng; Nà Quản xã Lương Bằng)

Chợ Đồn, 46 điểm Ngân Sơn, Bạch

Thông, 20 điểm

Pác Nặm, 6 điểm

Na Rì, 3 điểm Chợ Mới, 2 điểm

Chợ Đồn

Ngân Sơn, BạchThông

Pác Nặm

Na Rì Chợ Mới

Fe, 17 điểm

Fe - Mn, 7 điểm

Cu, 4 điểm

Al, 3 điểm Antimon, 6 điểm

Cu Al Antimon PbZn

Au Các loại khác

Trang 23

Bao gồm diện tích thuộc địa phận các xã Ngọc Phái, thị trấn Bằng Lũng, xã

Bằng Lãng, Lương Bằng với 14 mỏ và điểm quặng

Trữ lượng và tài nguyên dự báo theo kết quả thăm dò và điều tra đánh giá nút

quặng Chợ Đồn là 998.539 tấn cấp B+C1+C2; cấp P1 là 938.819 tấn (Pb+Zn) Tóm lại quặng chì kẽm vùng Chợ Điền - Chợ Đồn có trữ lượng cấp B=

109.858 tấn (Pb+Zn), cấp C1= 817.664 tấn (Pb+Zn), cấp C2= 1.028.811 tấn (Pb+Zn)

và tài nguyên dự báo là 2.574.629 tấn (Pb+Zn), là vùng có trữ lượng chì kẽm lớn

nhất Việt Nam

* Vùng quặng Ngân Sơn - Bạch Thông [34]

Bao gồm diện tích thuộc địa phận các xã Trung Hoà, Vân Tùng, Thượng

Quan, thị trấn Nà Phặc, xã Lãng Ngâm, Bằng Vân, Đức Vân, Sỹ Bình, gồm 20 điểm

quặng phân bố ở cánh đông nam nếp lồi Ngân Sơn và dọc cánh đông đứt gãy phân

đới cấu tạo

* Vùng quặng Pác Nặm [34]

Gồm 6 điểm quặng mới được phát hiện trong quá trình khảo sát như chì kẽm

Khuôn Túng, Nhạn Môn thuộc xã Nhạn Môn; Khuổi Nạn, Lũng Páng, Phia Đăm

thuộc xã Bằng Thành; Nà Mun xã An Thắng

Ngoài 3 vùng quặng trên còn một số điểm chì kẽm ở huyện Na Rì: Côn

Minh, Trà Lầu, Lũng Soòm, Cốc Keng thuộc xã Côn Minh Huyện Chợ Mới có 2

điểm là: Cao Kỳ, xã Cao Kỳ và điểm Quảng Cố, xã Quảng Chu

Nhìn chung, Bắc Kạn là tỉnh có trữ lượng và tài nguyên dự báo kim loại chì

-kẽm lớn nhất trong cả nước với trữ lượng cấp B+C1+C2 là 1.956.333 tấn (Pb+Zn)

Đây là cơ sở định hướng phát triển ngành khai thác, chế biến quặng chì kẽm của tỉnh

Trang 24

1.3.4.2 Các điểm mỏ hiện đang khai thác

Bảng 1.1: Các điểm khai thác chì - kẽm trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn

Công ty TNHH Ánh Mai

4000 tấn đa kim,

290 tấn tinh chì kẽm, vàng: 2,56kg/năm

2 Mỏ chì - kẽm Pác Ả

Xã Thượng Quan, huyện Ngân sơn, tỉnh Bắc Kạn

Công ty TNHH Hoàng Giang

Công ty TNHH Đồng Tâm

Công ty Cổ phần khoáng sản Bắc Kạn

14.570 tấn quặng nguyên khai/năm

Công ty TNHH MTV Kim loại màu Bắc Kạn

100.000 tấn quặng nguyên khai/năm

Công ty CP khoáng sản

Na Rì Hamico

20.000 tấn đa kim/năm, sản phẩm: 1.062 tấn tinh chì kẽm

Trang 25

Công suất 33240 tấn/năm, sản phẩm 157 tấn tinh chì, 679 tấn tinh kẽm, bạc 4,42kg

9 Mỏ chì - kẽm Lũng

Cuổi

Xã Đồng Lạc, huyện Chợ Đồn

Công ty Cổ phần Khoáng sản Bắc Kạn

90 tấn quặng nguyên khai/năm

10 Mỏ chì - kẽm Bó

Công ty TNHH Ngọc Linh

79.868 tấn quặng nguyên khai/năm

11 Mỏ chì - kẽm Sáo

Sào

Thị trấn Nà Phặc, huyện Ngân Sơn

Công ty cổ phần Khoáng sản luyện kim Bắc Kạn

Tinh kẽm: 2.266 tấn, tinh chì: 1.494 tấn, vàng: 11,08 kg, bạc: 49,28kg/năm

2000 tấn/năm

13 Mỏ chì - kẽm Nà

Quản

Lương Bằng, Chợ Đồn, Bắc Kạn

Công ty TNHH Đồng Tâm

Công ty TNHH Việt Trung

30.000 tấn quặng thô/năm

15 Mỏ chì - kẽm Nà

Bốp - Pù Sáp

Bằng Lũng, Chợ Đồn, Bắc Kạn

Côngty Khoáng sản Bắc Kạn

27.000 tấn/năm

Nguồn: [29]

Trang 26

1.4 Những nghiên cứu về tác động tới môi trường do hoạt động khai thác khoáng sản ở Việt Nam

Việt Nam là nước có tiềm năng về tài nguyên khoáng sản Cho đến nay ngành Địa chất đã tìm kiếm, phát hiện hơn 5000 mỏ và điểm quặng của khoảng 60 loại khoáng sản khác nhau

Với phương thức khai thác khoáng sản ngày càng hiện đại hóa, việc nghiên cứu, đánh giá các tác động tới môi trường của hoạt động khai thác khoáng sản ngày càng được quan tâm nhiều hơn

Cho đến nay, tại Việt Nam đã có nhiều đề tài cấp Nhà nước, cấp Bộ nghiên cứu, đánh giá các tác động tới môi trường của hoạt động khai thác khoáng sản ở các khía cạnh khác nhau như:

- Đề tài khoa học cấp Nhà nước “Đánh giá hiện trạng khai thác tài nguyên khoáng sản và tác động của chúng đến môi trường tự nhiên của một số vùng trọng điểm” (năm 1990 - 1995) do GS TS Lê Như Hùng làm chủ nhiệm

- Đề tài khoa học cấp Bộ “Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động khai thác khoáng sản đến du lịch sinh thái ở lưu vực Sông Công, tỉnh Thái Nguyên” (năm

2003 - 2005) do PGS.TS Trần Viết Khanh làm chủ nhiệm

- Đề tài cấp nhà nước “Tác động đến môi trường của khai thác khoáng sản ở Hải Phòng, Quảng Ninh” (năm 1999) do GS.TS Mai Trọng Nhuận làm chủ nhiệm

- Đề tài của Viện địa chất “Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của các bãi thải khai thác và chế biến khoáng sản kim loại đến môi trường và sức khoẻ con người và

đề xuất biện pháp giảm thiểu” (năm 2009 - 2010) do TS Phạm Tích Xuân làm chủ nhiệm đề tài Đề tài đã đánh giá hiện trạng ô nhiễm kim loại nặng và các chất độc hại ở các khu mỏ; xây dựng các bản đồ hiện trạng ô nhiễm kim loại nặng trong môi trường nước, đất và thực phẩm; đánh giá ảnh hưởng của ô nhiễm tới sức khỏe con người ở các khu vực mỏ; xác định nguyên nhân và cơ chế gây ô nhiễm; đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm và xây dựng mô hình thử nghiệm xử lý nước thải mỏ

- Luận văn thạc sĩ của học viên Dương Thị Bích Hồng “Nghiên cứu hiện trạng môi trường và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý mỏ than Khánh Hòa, tỉnh Thái Nguyên” Luận văn đã đánh giá hiện trạng môi trường khu vực mỏ

và dự báo các tác động đến môi trường do hoạt động của mỏ đến khi kết thúc mỏ và

Trang 27

đề xuất các giải pháp kĩ thuật, các giải pháp quản lý nhằm cải thiện môi trường khu vực mỏ than Khánh Hòa…

- Luận văn thạc sĩ của học viên Phạm Hồng Hạnh “Nghiên cứu những vấn đề môi trường đã, đang và sẽ nảy sinh do hoạt động mỏ chì kẽm Làng Hích, Thái Nguyên” Luận văn đã đánh giá hiện trạng môi trường, xác định nguyên nhân gây ô nhiễm và suy thoái môi trường trong việc khai thác, chế biến chì - kẽm Làng Hích, đồng thời đưa ra dự báo diễn biến ô nhiễm môi trường của hoạt động khai thác mỏ

và đề xuất giải pháp quản lý và khắc phục ô nhiễm môi trường khai thác, chế biến kẽm chì Làng Hích

Ngoài ra, những nghiên cứu điển hình về tác động đến môi trường do hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn có thể kể đến như:

- Đề tài nghiên cứu của Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Bắc Kạn (năm 2006)

“Nghiên cứu các yếu tố nguy cơ môi trường lao động và bệnh bụi phổi Silic trong công nhân khai thác đá, quặng tại huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn” Đề tài đã tiến hành nghiên cứu trên 296 đối tượng (tại Công ty Khoáng sản Bắc Kạn, Xí nghiệp chì - kẽm Chợ Điền, Doanh nghiệp tư nhân thương mại Đồng Nam) bằng phương pháp chụp phim Xquang, qua đó tổng hợp và thống kê tỷ lệ đối tượng mắc bệnh bụi phổi

- Đề tài của Viện Nghiên cứu Khoa học Kỹ thuật Bảo hộ Lao động (năm 2002) về kết quả khảo sát môi trường và sức khoẻ người lao động khu vực mỏ chì - kẽm Chợ Điền, huyện Chợ Đồn, Bắc Kạn Đề tài tiến hành khám lâm sàng, cận lâm sàng, xét nghiệm huyết học để thấy được tình trạng sức khỏe đối với các đối tượng cán bộ công nhân, dân cư khu vực nghiên cứu

- Đề tài nghiên cứu của Sở Công nghiệp - Khoa học công nghệ và Môi trường tỉnh Bắc Kạn (năm 2001) “Điều tra nghiên cứu ảnh hưởng hoạt động khai thác vàng

tự do tới môi trường và đề xuất các giải pháp khắc phục” Đề tài nghiên cứu đã đưa

ra được thực trạng khai thác vàng tự do (khai thác thổ phỉ), những ảnh hưởng đến môi trường của hoạt động khai thác và đưa ra những giải pháp thiết thực để khắc phục tình trạng trên

Hiện nay, vấn đề ảnh hưởng của hoạt động khai thác khoáng sản đến các thành phần môi trường vẫn tiếp tục thu hút được sự quan tâm, là chủ đề được lựa chọn của nhiều đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở và luận văn thạc sĩ của các ngành khác nhau như: ngành mỏ - địa chất, khoa học môi trường, công nghệ môi trường…

Trang 28

CHƯƠNG II NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu

Hoạt động khai thác khoáng sản chì - kẽm; hiện trạng chất lượng môi trường tại khu vực mỏ Chợ Điền, trong đó tập tập trung vào môi trường đất, nước, không khí

2.1.2 Phạm vi nghiên cứu

Khu vực mỏ chì - kẽm Chợ Điền, xã Bản Thi, huyện Chợ Đồn

2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

2.2.1 Thời gian nghiên cứu:

Đề tài được thực hiện từ tháng 7 năm 2012 đến tháng 8 năm 2013

2.2.2 Địa điểm nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động khai thác mỏ chì - kẽm Chợ Điền đến môi trường; hoàn thành tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

2.3 Nội dung nghiên cứu

Đề tài tập trung vào các nội dung nghiên cứu sau:

- Trình bày các nội dung về điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội khu vực mỏ

- Phân tích hiện trạng khai thác tại mỏ chì - kẽm Chợ Điền

- Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động khai thác mỏ chì - kẽm Chợ Điền đến

môi trường Trong đó, tác giả tập trung phân tích hiện trạng môi trường đất, nước, không khí khu vực mỏ chì - kẽm Chợ Điền để thấy được những ảnh hưởng của hoạt động khai thác đến các thành phần môi trường, từ đó rút ra nhận xét về các vấn đề môi trường còn tồn tại

- Phân tích và đánh giá tổng thể về các biện pháp và công trình bảo vệ môi

trường mỏ đang áp dụng

- Đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện chất lượng môi trường khu vực mỏ

2.4 Phương pháp nghiên cứu

2.4.1 Phương pháp thu thập, phân tích số liệu thứ cấp

Thu thập, phân tích các số liệu, tài liệu có liên quan:

Trang 29

- Điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu, các báo cáo, văn bản có liên quan của Công ty TNHH MTV Kim loại màu Bắc Kạn

- Hiện trạng khai thác, công nghệ khai thác của mỏ kim loại chì - kẽm Chợ Điền

- Báo cáo giám sát môi trường định kỳ của mỏ qua các năm 2011, năm 2012, năm 2013; Báo cáo kết quả quan trắc môi trường của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Kạn các năm 2011, 2012, 2013

- Các kết quả phân tích mẫu đất, nước, không khí tại khu vực mỏ thuộc các chương trình kiểm tra đột xuất, kiểm tra công tác bảo vệ môi trường theo định kỳ của cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường

2.4.2 Phương pháp chuyên gia

Tham khảo các ý kiến của chuyên gia chuyên ngành khai thác mỏ về quy trình khai thác, công nghệ khai thác, các tác động đến môi trường có thể phát sinh trong hoạt động khai thác chì - kẽm

2.4.3 Phương pháp khảo sát thực địa

- Khảo sát thực địa, điều tra hiện trạng, thu thập bổ sung các thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội trên địa bàn xã Bản Thi, huyện Chợ Đồn;

- Khảo sát, xác định các nguồn thải phát sinh do hoạt động sản xuất mỏ;

- Điều tra, khảo sát về hiện trạng khu vực khai thác mỏ chì - kẽm Chợ Điền, thu thập thông tin về quy trình công nghệ; khảo sát xác định hiện trạng các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường, các giải pháp quản lý môi trường hiện đang được áp dụng tại mỏ

- Khảo sát, thu thập các thông tin về hiện trạng nguồn tiếp nhận nước từ hoạt động khai thác

2.4.4 Phương pháp quan trắc và phân tích môi trường

Ngoài việc kế thừa các kết quả phân tích các thành phần môi trường có sẵn, tác giả tiến hành lấy một số mẫu nước bổ sung như sau:

a Xác định loại mẫu, số lượng mẫu, vị trí và thời gian lấy mẫu

Trên cơ sở đặc trưng của khu vực khai thác, đặc trưng nguồn thải, đề tài xác định số lượng mẫu, các thông số phân tích, vị trí và thời gian lấy mẫu; phương pháp lấy mẫu, bảo quản mẫu, xử lý mẫu và gửi mẫu phân tích

Trang 30

Bảng 2.1: Các vị trí lấy mẫu

mẫu

Thời gian lấy mẫu

và tháng 6/2013

pH, Nhu cầu ôxi sinh hoá (BOD5); Nhu cầu ôxi hoá học (COD);

Xianua (CN); Coliform

04 vị trí hầm lò hiện đang khai thác

2 Nước thải

sinh hoạt 02

Tháng 12/2012

- 01 mẫu nước thải sinh hoạt khu vực xưởng tuyển

b Phương thức lấy mẫu, bảo quản và phân tích

- Mẫu nước thải hầm lò

Nước thải hầm lò có nguồn gốc là nước ngầm tự nhiên chảy vào các giếng

mỏ Khi được dẫn ra ngoài hầm lò và qua bể lắng, lượng nước này trở thành nước mặt Do vậy, quá trình lấy mẫu áp dụng phương pháp lấy mẫu đối với nước mặt

+ Phương pháp lấy mẫu: Mẫu nước được lấy theo TCVN 6663 - 6:2008 (ISO

5667 - 6:2005)

+ Bảo quản mẫu: mẫu được lấy bằng thùng và chứa trong can nhựa 5 lít Trước khi chứa mẫu, can chứa mẫu được tráng bằng mẫu 3 lần Mẫu được lấy đầy can và đóng nắp chặt sau đó dán nhãn kí hiệu mẫu và bảo quản trong thùng ướp nước đá có nắp đậy

+ Phân tích trong phòng thí nghiệm:

Trang 31

Bảng 2.2: Phương pháp phân tích mẫu nước mặt

- Mẫu nước thải sinh hoạt:

+ Phương pháp lấy mẫu: mẫu được lấy theo tiêu chuẩn TCVN 5999:1995 (ISO

5667 - l:1980)

+ Bảo quản mẫu: Mẫu được chứa trong can và để ở nơi thoáng gió, râm mát + Phân tích trong phòng thí nghiệm:

Bảng 2.3: Phương pháp phân tích mẫu nước thải sinh hoạt

Trang 32

2.4.5 Phương pháp phân tích, so sánh

Từ các chuỗi số liệu kết quả phân tích, tiến hành phân tích, so sánh để thấy được diễn biến của các thành phần môi trường, thấy được ảnh hưởng của chất thải đến các thành phần môi trường khu vực mỏ

Từ các thông tin đã thu thập sau quá trình khảo sát thực địa, phân tích hiện trạng khai thác, từ đó rút ra những ưu điểm và hạn chế trong công tác bảo vệ môi trường

2.4.6 Phương pháp điều tra theo bảng hỏi

Tiến hành lập phiếu điều tra nhằm điều tra các thông tin về môi trường và tình hình sức khoẻ cộng đồng dân cư khu vực dự án khai thác mỏ chì - kẽm Chợ Điền

Quy mô điều tra: phát 70 phiếu điều tra đến 08 thôn của xã Bản thi, huyện Chợ Đồn Đối với mỗi thôn, chọn điều tra các đối tượng thuộc độ tuổi và công việc khác nhau

2.4.7 Phương pháp đánh giá nhanh

Lưu lượng nước mưa chảy tràn qua khu vực mỏ có thể được xác định theo công thức thực nghiệm sau: Q = 2,78 x 10-7 x  x F x h (m3/s) [25]

Trong đó:

2,78 x 10-7- Hệ số quy đổi đơn vị

 - Hệ số dòng chảy, phụ thuộc vào đặc điểm mặt phủ, độ dốc ()

Bảng 2.4: Hệ số dòng chảy theo đặc điểm mặt phủ

Trang 33

h - Cường độ mưa trung bình tại trận mưa tính toán (mm/h)

F- Diện tích hứng nước của mỏ (m2)

- Lượng chất bẩn (chất không hoà tan) tích tụ tại khu vực được xác định theo công thức sau: M = Mmax (1-e-kz.t).F (Kg) [25]

Trong đó:

+ Mmax: lượng chất bẩn có thể tích tụ lớn nhất tại khu vực mỏ; Mmax=250kg/ha + Hệ số động học tích luỹ chất bẩn, Kz=0,4/ngày

+ t: Thời gian tích luỹ chất bẩn, 15 ngày

+F: Diện tích khu vực tính toán (ha)

Trang 34

CHƯƠNG III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực mỏ

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1 Vị trí địa lý

Khu mỏ chì - kẽm Chợ Điền và xưởng tuyển nổi của Công ty MTV Kim loại màu Bắc Kạn nằm trên địa bàn 2 xã Bản Thi và Đồng Lạc, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn

Tọa độ các điểm mốc theo Quyết định cho phép khai thác khoáng sản số 340/QĐ/KTM ngày 19/8/1985 của của Tổng cục Địa chất được trình bày trong bảng sau:

Bảng 3.1: Các điểm mốc cấp phép của mỏ chì - kẽm Chợ Điền

Hệ toạ độ HN 1972, kinh

Hệ toạ độ VN-2000, kinh tuyến trục 105, múi chiếu 6 0

Trang 35

Luông, Lũng Cháy - Suối Teo - Khuổi Khem và Đầm Vạn - La Panh Mỏ được cấp phép khai thác vô thời hạn

Khu vực Lũng Cháy - Suối Teo - Khuổi Khem thuộc xã Đồng Lạc, cách trụ

sở Công ty khoảng 70km về phía Đông, còn các khu vực khai thác khác nằm ở xã Bản Thi

3.1.1.2 Đặc điểm địa hình, địa mạo

Khu mỏ Chợ Điền nằm trên vùng địa hình núi cao thuộc dãy Sam Sao với độ cao tuyệt đối khoảng 1.172m, chạy dài theo hướng Đông Bắc - Tây Nam

Địa hình núi cao bị phân cắt mạnh bởi các thung lũng, khe suối hẹp, chia dải núi thành các khối đá đồ sộ Độ chênh cao của địa hình khá lớn, cao nhất là đỉnh núi Lũng Lỳ, hơn 1.000m

Phần địa hình thấp hơn là các dải có độ cao từ 200 - 250m, phân bố dọc theo các dãy núi cao Thành phần vật chất tạo nên dạng địa hình này là các đá phiến vôi xerixit tuổi Silua - Devon

Ở các khu vực có quặng chì - kẽm, cây cối ít phát triển, carstơ phát triển khá điển hình ở khu vực Phia Khao, Bình Chai, Lũng Hoài, La - Panh, Bopen - Bộp, Bô Luông làm cho địa hình thêm hiểm trở (độ dốc trên 400) [10]

3.1.1.3 Đặc điểm kiến tạo, địa chất - thủy văn

* Địa tầng

Trong vùng mỏ có 2 hệ thống từ dưới lên như sau:

- Hệ tầng Phia Khao gồm các đá vôi tuổi Silua Đây là một nếp lồi lớn, có trục theo phương Đông Bắc - Tây Nam Thành phần đất đá của hệ tầng này được chia thành 3 phụ hệ tầng là S2-D1pk1, S2D1-pk2 và S2-D1pk3 thứ tự từ dưới lên gồm các đá xerixít, đá phiến clorít, filit, đá hoa xen kẽ đá silic

- Hệ tầng Phia Phương, tuổi Đevon hạ (D1pp1), kéo dài từ Đèo An đến Khuổi Khem, Suối Teo Thành phần đá gồm đá phiến vôi - silic - xerixit [11]

* Kiến tạo

Trong vùng có hai hệ thống đứt gãy có độ dốc 650 - 800, hướng cắm Đông Nam, dài 200m - 1.000m Giữa các đứt gãy này là các nếp lồi cùng hướng Sự thành tạo quặng của vùng mỏ liên quan chặt chẽ với hệ thống đứt gãy này

Phương Bắc - Nam bao gồm các đứt gãy thoải, độ dốc từ 200-300, hướng cắm Đông hoặc gần Đông Nam, phân bố ở phía Đông Nam vùng mỏ (Bô Luông - Đèo An)

Trang 36

Quặng chì kẽm Chợ Điền được thành tạo trong quá trình trao đổi nhiệt dịch khi hình thành các đứt gãy này

* Đặc điểm địa chất thuỷ văn:

Nước trong trầm tích Đệ tứ: trầm tích Đệ tứ vùng mỏ chỉ phân bổ dọc theo các khe suối, thung lũng hẹp, bề dày từ 0,2m - 2m Thành phần đất đá là các sản phẩm phong hóa của đá từ các sườn núi, đồi xung quanh có độ hổng lớn

Nước chứa trong khe nứt, hang hốc carstơ của các đá cacbonat: độ pH 6,5 lưu lượng từ 0,1 đến 1,5l/s

3.1.1.4 Điều kiện khí tượng thuỷ văn

mm, thấp nhất là tháng 1 với 61mm

Tại khu vực có 02 mùa rõ rệt: từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau là mùa khô, lượng mưa thấp chỉ khoảng 14 - 16% tổng lượng mưa cả năm Từ tháng 5 đến hết tháng 10 là mùa mưa, lượng mưa lớn nhất chiếm tối đa 84 - 86% tổng lượng mưa cả năm [23]

* Hệ thống sông ngòi

Hệ thống sông, suối vùng mỏ Chợ Điền mang những đặc trưng của khu vực núi cao với các suối, khe nhỏ, độ dốc dòng chảy lớn Vào mùa mưa, nước chảy mạnh tạo thành các mương xói làm cho nhiều sườn dốc bị trượt lở

Trong khu vực có 2 suối lớn là: Suối Khuổi Đuổi ở phía Bắc Phia Khao, chảy theo hướng Đông Bắc - Tây Bắc và đổ vào hồ Ba Bể, Suối Bản Thi nằm ở

Trang 37

phần phía Nam và Tây khu Phia Khao, chảy theo hường Đông Tây, đổ vào sông Gâm Về mùa mưa lưu lượng các suối đạt tới hàng trăm 1/s, mùa khô từ 0,1 - 0,2l/s

3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội

Các khu vực hiện đang khai thác của mỏ chì - kẽm Chợ Điền nằm trong địa bàn xã Bản Thi, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn

Xã Bản Thi có diện tích rừng tự nhiên là 6.400 hecta, đồi trọc là 60 hecta và 20 hecta là đất nông nghiệp

Bản Thi nằm ở phía Tây - Bắc huyện Chợ Đồn, có vị trí giáp ranh như sau: Phía Bắc giáp xã Xuân Lạc, huyện Chợ Đồn;

Phía Đông giáp xã Đồng Lạc, Quảng Bạch, Ngọc Phái, huyện Chợ Đồn;

Phía Tây giáp xã Yên Thịnh, huyện Chợ đồn và giáp tỉnh Tuyên Quang;

Phía Nam giáp xã Yên Thượng, huyện Chợ Đồn [33]

3.1.2.1 Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

- Dân số và lao động

Xã Bản Thi có diện tích 9,78 ha, bao gồm 8 thôn bản với 7 dân tộc anh em cùng sinh sống Do địa hình đồi núi, các điểm dân cư phân bố rải rác, có quy mô nhỏ Tính đến tháng 4 năm 2012, xã Bản Thi có 2.144 nhân khẩu với tổng số hộ là

514 hộ, bình quân 2,68 người/hộ và bình quân diện tích là 190,27 m2/hộ Số hộ nghèo là 112 hộ, chiếm 21,79%

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trong 5 năm tương đối ổn định ở mức 1,0 %, cơ cấu giới tính tương đối cân bằng nam 55,78%, nữ 44,22%

Năm 2012 tổng số lao động có 1.450 người chiếm 67,63% tổng số dân, trong

đó lao động trong ngành nông - lâm nghiệp chiếm trên 90% tổng số lao động toàn

xã, phần lớn lao động chưa được qua đào tạo

3.1.2.2 Tăng trưởng kinh tế

Nền kinh tế của xã chủ yếu là sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp mà hoạt động chính là trồng cây lương thực, chăn nuôi và trồng rừng Trong cơ cấu kinh tế, nông - lâm nghiệp chiếm tỷ trọng hơn 90% tổng giá trị sản xuất

Trang 38

Bò Lợn Trâu Gia cầm

Hình 3.1: Biểu đồ sản lượng chăn nuôi

Cây đỗ tương: Diện tích thực hiện 3,9 ha, đạt 55,71% kế hoạch

Cây lạc: Diện tích thực hiện 8,45 ha, đạt 70,40% kế hoạch

Cây khoai lang: Diện tích thực hiện 4,55 ha, đạt 108,70% kế hoạch

Cây khoai tàu, khoai sọ: Diện tích thực hiện 5,55 ha, đạt 222% kế hoạch Cây sắn: Diện tích thực hiện 9 ha, đạt 112,50% kế hoạch

Cây mía: Diện tích thực hiện 0,95 ha, đạt 95% kế hoạch

Cây rau các loại: Diện tích

thực hiện 31,47 ha, đạt 104,90%

kế hoạch

+ Chăn nuôi:

Ngành chăn nuôi vẫn chưa

phát huy hết tiềm năng và lợi thế

vốn có Sản xuất hàng hóa chủ

yếu là thịt lợn, chăn nuôi trâu bò

chủ yếu lấy sức kéo phục vụ cho

- Nuôi trồng thủy sản

Trang 39

Xây dựng mô hình cánh đồng 50 triệu đồng/ha, đăng ký thực hiện được 11,05

ha đạt 61,39% chỉ tiêu Diện tích ao cá thực hiện được 5 ha, đạt 100% chỉ tiêu

- Giao thông

Hệ thống giao thông của xã chủ yếu là đường bộ, chỉ có tuyến liên xã quan trọng qua địa bàn với nền rộng 3,5 m, dài 10km, 2km rải nhựa còn lại là đường cấp phối Ngoài ra, các tuyến giao thông nông thôn của xã khá dày và phân bố tương đối hợp

lý, song hầu hết các tuyến đường đều chưa rải cấp phối, chất lượng đường thấp

- Thuỷ lợi

Trên địa bàn xã hiện nay chủ yếu vẫn là hệ thống mương đất nên việc tưới tiêu còn rất nhiều hạn chế

- Cấp điện

Xã Bản Thi có mạng lưới điện chưa hoàn chỉnh, đường dây điện đã được kéo

về 7 thôn bản trong tổng số 8 thôn, số hộ được sử dụng điện là 486 hộ dân trong tổng số 514 hộ chiếm 94,55%

- Hệ thống giáo dục - đào tạo

Năm học 2011 - 2012 trường mầm non có 132 học sinh, trường tiểu học có

174 học sinh

- Hệ thống y tế

Nhân lực: có 4 cán bộ trong đó có 1 Bác sỹ, 2 Y sỹ, 1 điều dưỡng

Trong những năm qua xã đã làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, thực hiện tốt các chương trình y tế quốc gia như chương trình tiêm chủng, chương trình dinh dưỡng, chương trình vệ sinh an toàn thực phẩm …

Trang 40

3.2 Hiện trạng khai thác và chế biến tại mỏ chì - kẽm Chợ Điền

Khu mỏ chì - kẽm Chợ Điền và xưởng tuyển nổi thuộc Xí nghiệp kẽm chì Chợ Điền (nay là Công ty TNHH MTV Kim loại màu Bắc Kạn) là đơn vị thành viên của Công ty TNHH MTV Kim Loại màu Thái Nguyên, đóng tại xã Bản Thi, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn Xí nghiệp thành lập năm 1985 trên cơ sở tiếp nhận và sát nhập các đơn vị khai thác quặng chì-kẽm trên khu mỏ Chợ Điền

Xưởng tuyển đặt cách khu vực mỏ là 3 km, địa điểm này có địa hình tương đối thuận lợi, gần nguồn điện, nước và mỏ

3.2.1 Hiện trạng khai thác

3.2.1.1 Quy mô khai thác

Sau Cách mạng tháng tám, vùng mỏ Chợ Điền được các đoàn địa chất tổ chức thăm dò, tìm kiếm đánh giá trữ lượng với kết quả nêu tóm tắt ở bảng sau:

Bảng 3.2: Kết quả điều tra địa chất và đánh giá trữ lượng vùng mỏ Chợ Điền

Đoàn địa chất 6 1958 - 1963 Thăm dò

sơ bộ Không có số liệu trữ lượng

Đoàn địa chất 107 1969 - 1973 Thăm dò

tỉ mỉ

Trữ lượng trong cân đối:

2.274.000 tấn (trong đó: 73.600 tấn Pb, 293.400 tấn kẽm)

Phê duyệt của Hội

đồng đánh giá trữ

lượng khoáng sản

23/12/1982

Tổng trữ lượng chì - kẽm sunfua là 651.230 tấn trong đó cấp C1= 420, C2 = 230.896 tấn

Ngày đăng: 01/06/2016, 18:00

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trần Xuân Ái (1974), “Những biến đổi của quặng chì - kẽm và tính giai đoạn của sự tạo khoáng“, Tạp chí địa chất, 115 (9), tr. 31-33 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những biến đổi của quặng chì - kẽm và tính giai đoạn của sự tạo khoáng“, "Tạp chí địa chất
Tác giả: Trần Xuân Ái
Năm: 1974
2. Trần Tuấn Anh, Gaskov I.V, Trần Trọng Hòa, Nevolko P.A, Phạm Thị Dung, Bùi Ẩn Niên, Phạm Ngọc Cần (2011), “Đặc điểm khoáng vật - địa hóa và nguồn gốc các mỏ chỉ - kẽm, cấu trúc Lô Gâm, miền Bắc Việt Nam“, Tạp chí các khoa học về trái đất, 33 (3), tr. 393-408 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc điểm khoáng vật - địa hóa và nguồn gốc các mỏ chỉ - kẽm, cấu trúc Lô Gâm, miền Bắc Việt Nam“, "Tạp chí các khoa học về trái đất
Tác giả: Trần Tuấn Anh, Gaskov I.V, Trần Trọng Hòa, Nevolko P.A, Phạm Thị Dung, Bùi Ẩn Niên, Phạm Ngọc Cần
Năm: 2011
4. Bộ Công thương (2011), Thông tư số 03/2011/TT-BCT ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong khai thác than hầm lò, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số 03/2011/TT-BCT ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong khai thác than hầm lò
Tác giả: Bộ Công thương
Năm: 2011
5. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009), QCVN 05:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Chất lượng không khí xung quanh, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: QCVN 05:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Chất lượng không khí xung quanh
Tác giả: Bộ Tài nguyên và Môi trường
Năm: 2009
6. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009), QCVN 06:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Một số chất độc hại trong không khí xung quanh, Hà Nội 7. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008), QCVN 08:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹthuật Quốc gia về Chất lượng nước mặt, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), QCVN 06:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Một số chất độc hại trong không khí xung quanh", Hà Nội 7. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008), "QCVN 08:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ "thuật Quốc gia về Chất lượng nước mặt
Tác giả: Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009), QCVN 06:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Một số chất độc hại trong không khí xung quanh, Hà Nội 7. Bộ Tài nguyên và Môi trường
Năm: 2008
8. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008), QCVN 09:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Chất lượng nước ngầm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: QCVN 09:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Chất lượng nước ngầm
Tác giả: Bộ Tài nguyên và Môi trường
Năm: 2008
9. Bộ Y tế - Bộ Quốc phòng (2011), Thông tư liên tịch số 36/TTLT-BYT-BQP ngày 17 tháng 10 năm 2011 - Hướng dẫn việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư liên tịch số 36/TTLT-BYT-BQP ngày 17 tháng 10 năm 2011 - Hướng dẫn việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự
Tác giả: Bộ Y tế - Bộ Quốc phòng
Năm: 2011
10. Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Bắc Kạn (6/2013), Kết quả phân tích mẫu nước thải xưởng tuyển của công ty TNHH MTV Kim loại màu Bắc Kạn và nước suối Bản Thi, Bắc Kạn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả phân tích mẫu nước thải xưởng tuyển của công ty TNHH MTV Kim loại màu Bắc Kạn và nước suối Bản Thi
11. Công ty TNHH MTV Kim loại màu Thái Nguyên (2007), Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án khai thác, chế biến kẽm chì tại mỏ Chợ Điền, Bắc Kạn 12. Công ty TNHH MTV Kim loại màu Bắc Kạn (2011), Báo cáo giám sát môitrường định kỳ năm 2011, Bắc Kạn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án khai thác, chế biến kẽm chì tại mỏ Chợ Điền", Bắc Kạn 12. Công ty TNHH MTV Kim loại màu Bắc Kạn (2011), "Báo cáo giám sát môi "trường định kỳ năm 2011
Tác giả: Công ty TNHH MTV Kim loại màu Thái Nguyên (2007), Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án khai thác, chế biến kẽm chì tại mỏ Chợ Điền, Bắc Kạn 12. Công ty TNHH MTV Kim loại màu Bắc Kạn
Năm: 2011
13. Công ty TNHH MTV Kim loại màu Bắc Kạn (2012), Báo cáo giám sát môi trường định kỳ năm 2012, Bắc Kạn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo giám sát môi trường định kỳ năm 2012
Tác giả: Công ty TNHH MTV Kim loại màu Bắc Kạn
Năm: 2012
14. Công ty TNHH MTV Kim loại màu Bắc Kạn (2013), Báo cáo giám sát môi trường định kỳ năm 2013, Bắc Kạn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo giám sát môi trường định kỳ năm 2013
Tác giả: Công ty TNHH MTV Kim loại màu Bắc Kạn
Năm: 2013
15. Công ty TNHH MTV Kim loại màu Bắc Kạn (2012), Báo cáo hoạt động khai thác khoáng sản, Bắc Kạn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo hoạt động khai thác khoáng sản
Tác giả: Công ty TNHH MTV Kim loại màu Bắc Kạn
Năm: 2012
16. Công ty TNHH MTV Kim loại màu Bắc Kạn (2011), Kết quả khám sức khỏe định kỳ lần I năm 2011, Bắc Kạn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả khám sức khỏe định kỳ lần I năm 2011
Tác giả: Công ty TNHH MTV Kim loại màu Bắc Kạn
Năm: 2011
17. Công ty TNHH MTV Kim loại màu Bắc Kạn (2011), Kết quả khám sức khỏe định kỳ lần II năm 2011, Bắc Kạn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả khám sức khỏe định kỳ lần II năm 2011
Tác giả: Công ty TNHH MTV Kim loại màu Bắc Kạn
Năm: 2011
18. Công ty TNHH MTV Kim loại màu Bắc Kạn (2012), Kết quả khám sức khỏe định kỳ Lần I năm 2012, Bắc Kạn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả khám sức khỏe định kỳ Lần I năm 2012
Tác giả: Công ty TNHH MTV Kim loại màu Bắc Kạn
Năm: 2012
19. Công ty TNHH MTV Kim loại màu Bắc Kạn (2012), Kết quả khám sức khỏe định kỳ lần II năm 2012, Bắc Kạn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả khám sức khỏe định kỳ lần II năm 2012
Tác giả: Công ty TNHH MTV Kim loại màu Bắc Kạn
Năm: 2012
20. Công ty TNHH MTV Kim loại màu Thái Nguyên (2011), Thiết kế kỹ thuật khai thác quặng Sunfua kẽm chì thân quặng I, II Lũng Hoài, Bắc Kạn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiết kế kỹ thuật khai thác quặng Sunfua kẽm chì thân quặng I, II Lũng Hoài
Tác giả: Công ty TNHH MTV Kim loại màu Thái Nguyên
Năm: 2011
21. Công ty TNHH MTV Kim loại màu Thái nguyên (2011), Thiết kế kỹ thuật khai thác quặng sunfua kẽm chì khu vực Đèo An - Mỏ Chợ Điền, Bắc Kạn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiết kế kỹ thuật khai thác quặng sunfua kẽm chì khu vực Đèo An - Mỏ Chợ Điền
Tác giả: Công ty TNHH MTV Kim loại màu Thái nguyên
Năm: 2011
3. Báo Công Thương (2013), Định hướng khai thác khoáng sản Việt Nam, http://www.baocongthuong.com.vn/khoang-san/, ngày 2/6/2013 Link
36. Nguyễn Quốc Trung (2010). Tình hình khai thác và chế biến chì kẽm, http://congnghiepmovietbac.com.vn, ngày 17/4/2013.Tiếng Anh Link

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w