Kết luận về chính sách liên quan đến Nghị định 200

Một phần của tài liệu Đổi mới lâm trường quốc doanh Việt Nam (Trang 38)

8. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

8.1Kết luận về chính sách liên quan đến Nghị định 200

Toàn bộ khung chính sách liên quan đến việc cải tổ lâm tr−ờng hiện nay đ−ợc đánh giá là cải thiện nhiều và khá rõ ràng. Nghị định 200 và h−ớng dẫn thực hiện bổ sung đã tạo ra khung đổi mới và sẽ đạt kết quả là:

• Sử dụng đất lâm nghiệp hiệu quả hơn;

• Tách một cách hiệu quả hoạt động công ích đ−ợc chính phủ tài trợ ra khỏi hoạt động kinh doanh;

• Một môi tr−ờng mà doanh nghiệp lâm nghiệp có thể hoạt động hiệu quả và tự chủ cao có thể phản ứng đ−ợc các dấu hiệu thị tr−ờng;

• Quyền của chủ rừng rõ ràng hơn.

Nghị định 200 đ−ợc xem là toàn diện và có khả năng cung cấp một giải pháp gần nh− hoàn chỉnh cho cải tổ. Đặc biệt, Nghị định này đã gắn bó sâu rộng hơn với Luật Đất đai, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng và Luật Doanh nghiệp so với các chính sách và văn bản tr−ớc đó. Trong 5 tỉnh khảo sát, Nghị định 200 là rõ ràng và quan trọng hơn những quy định pháp lý tr−ớc đâỵ Tuy vậy cũng nên xem Nghị định 200 là một sự kế tiếp. Nghị định này đ−ợc ban hành sau 6 năm kinh nghiệm giao rừng và đất mang lại lợi ích chung cho các hộ gia đình theo Luật Đất đai đã đ−ợc sửa đổi cũng nh− Quyết định 187 h−ớng dẫn thực hiện chính sách. Một số tỉnh trong 5 năm qua đã sử dụng khung chính sách sửa đổi để tạo những đổi thay đáng kể trong vai trò và quản lý đất của lâm tr−ờng quốc doanh. Đáng tiếc là những tỉnh khác ch−a làm đ−ợc nh− vậỵ

Nghị định 200 sẽ chứng kiến sự kết thúc của thuật ngữ “lâm tr−ờng quốc doanh” vì toàn bộ lâm tr−ờng quốc doanh sẽ trở thành công ty một thành viên, hoặc BQL rừng phòng hộ, hay trung tâm dịch vụ kỹ thuật, hoặc bị giải thể. Nghị định cũng cho phép thí điểm cổ phần hoá các công ty kinh doanh mới (hậu lâm tr−ờng quốc doanh).

Một phần của tài liệu Đổi mới lâm trường quốc doanh Việt Nam (Trang 38)