Đường Phillips trong dài hạn...6 III/ Thực trạng lạm phát và thất nghiệp trong nền kinh tế của một số nước...7 1... Tiểu luận gồm có 4 phần: Phần I: Cơ sở lý thuyết về lạm phát và thất n
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ
TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ VĨ MÔ 2
Đề tài TÌM HIỂU MỐI QUAN HỆ GIỮA
LẠM PHÁT VÀ THẤT NGHIỆP
Danh sách thành viên Nguyễn Thùy Linh 1411110376 Bùi Đức Lương 1211330046 Đặng Quỳnh Mai 1411110418 Đàm Tuyết Mai 1411110419 Nguyễn Thị Mai 1411110420 Đào Đức Mạnh 1411110423
Trang 2Hà Nội, 5/2016
Trang 3MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
I/ Cơ sở lý thuyết về lạm phát và thất nghiệp 2
1 Lạm phát 2
2 Thất nghiệp 3
II/ Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp 4
1 Đường Phillips trong ngắn hạn 4
1.1 Nguồn gốc đường Phillips 4
1.2 Phương trình đường Phillips 5
1.3 Sự đánh đổi giữa tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp trong ngắn hạn 6
2 Đường Phillips trong dài hạn 6
III/ Thực trạng lạm phát và thất nghiệp trong nền kinh tế của một số nước 7
1 Lạm phát và thất nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2008-2014 7
2 Lạm phát và thất nghiệp ở Mỹ giai đoạn những năm 1990 9
2.1 Hiện tượng kinh tế 9
2.2 Nguyên nhân 10
IV/ Những ý kiến, giải pháp đề xuất 12
1 Kiến nghị giải pháp chung cho vấn đề lạm phát 12
2 Kiến nghị giải pháp cho vấn đề thất nghiệp 12
KẾT LUẬN 14
TÀI LIỆU THAM KHẢO 15
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Lạm phát và thất nghiệp là hai vấn đề quan trọng trong nền kinh tế, được các nhà kinh tế học vô cùng quan tâm Lạm phát là hiện tượng kinh tế vĩ mô phổ biến và
có ảnh hưởng rộng lớn đến các mặt của nền kinh tế hiện dại Thất nghiệp luôn là mối quan tâm của toàn xã hội và cũng là mối lo của mọi người dân lao động, vì nó gắn liền với đời sống vật chất và tinh thần của họ Các nhà hoạch định chính sách muốn duy trì lạm phát ở mức ổn định và hợp lý (nhỏ hơn hoặc bằng 5%) và duy trì tỷ lệ thất nghiệp
ở mức thấp Trong ngắn hạn rất khó để đạt được cùng lúc cả hai mục tiêu này Tuy nhiên, sự tác động và ảnh hưởng qua lại giữa lạm phát và thất nghiệp không phải lúc nào cũng tuân theo những nguyên tắc kinh tế Vì sao lại như vậy? Các nhà hoạch định chính sách đã đưa ra những biện pháp gì để giúp cho nền kinh tế đạt được hiệu quả tối
ưu nhất trong việc lựa chọn giữa lạm phát và thất nghiệp?
Việc tìm hiểu về lạm phát, thất nghiệp và mối quan hệ giữa chúng là một vấn đề quan trọng, giúp chúng ta hiểu hơn về hai hiện tượng này và cách thức các nhà hoạch định chính sách có thể sử dụng để đối phó với chúng Chính vì vậy, nhóm chúng em
quyết định chọn đề tài: “Tìm hiểu mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp”
Tiểu luận gồm có 4 phần:
Phần I: Cơ sở lý thuyết về lạm phát và thất nghiệp
Phần II: Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp
Phần II: Thực trạng lạm phát và thất nghiệp trong nền kinh tế của một số nước Phần IV: Những ý kiến, giải pháp đề xuất
Để hoàn thành đề tài, nhóm đã sử dụng các phương pháp: thu thập thông tin, tổng hợp, phân tích số liệu từ internet, các bài báo, các bài nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm sử dụng mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp thể hiện qua đường Phillips để phân tích thực trạng lạm phát và thất nghiệp ở một số nền kinh
tế Từ đó đề xuất các biện pháp khắc phục
1
Trang 5I/ Cơ sở lý thuyết về lạm phát và thất nghiệp
1 Lạm phát
- Định nghĩa: Trong kinh tế vĩ mô, lạm phát là sự tăng mức giá chung của hàng hóa và
dịch vụ theo thời gian và sự mất giá trị của một loại tiền tệ Khi so sánh với các nước khác thì lạm phát là sự giảm giá trị tiền tệ của một quốc gia này so với các loại tiền tệ của quốc gia khác
- Một số chỉ số đo lường lạm phát:
Tỷ lệ lạm phát: dùng để đo lượng mức độ lạm phát mà nền kinh tế trải qua trong một thời kì nhất định, được tính bằng phần trăm thay đổi của mức giá chung
Πt = p t−p p t−1
t −1
×100 %
Trong đó: Πt là tỷ lệ lạm phát của thời kỷ t (có thể là tháng, quí hoặc năm)
p tlà mức giá của thời kỳ t
p t −1là mức giá của thời kỳ trước đó
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
Chỉ số giá sản xuất (PPI)
Chỉ số giá hàng hóa
- Phân loại: Lạm phát thường được phân loại theo tính chất hoặc theo mức độ của tý
lệ lạm phát Các nhà kinh tế thường phân loại lạm phát theo mức độ của tỷ lệ lạm phát: lạm phát vừa phải, lạm phát phi mã và siêu lạm phát
Lạm phát vừa phải: còn gọi là lạm phát một con số, có tỷ lệ lạm phát dưới 10%
một năm
Lạm phát phi mã: xảy ra khi giá cả tăng tương đối nhanh với tỷ lệ 2 hoặc 3 con
số một năm
Siêu lạm phát: xảy ra khi lạm phát đột biến tăng lên với tốc độ cao vượt xa lạm
phát phi mã Tuy nhiên, siêu lạm phát rất ít khi xảy ra
- Nguyên nhân: Theo lý thuyết chính về nguyên nhân gây ra lạm phát, nguyên nhân được chia thành lạm phát do cầu kéo xảy ra do tổng cầu tăng, lạm phát do chi phí đẩy
Trang 6xảy ra khi một số loại chi phí đồng loạt tăng lên và lạm phát ỳ là lạm phát có xu hướng
ổn định theo thời gian và hoàn toàn được dự tính trước
2 Thất nghiệp
- Định nghĩa: trong kinh tế học, thất nghiệp là tình trạng người lao động muốn có việc
làm mà không tìm được việc làm
- Chỉ số đo lường thất nghiệp:
Tỉ lệ thất nghiệp = Số ngườithất nghiệp Lực lượng laođộng × 100 %
Trong đó, lực lượng lao động gồm những người sẵn sang và có khả năng lao động Lực lượng lao động gồm có những người đang có việc làm và những người thất nghiệp
- Phân loại:
Thất nghiệp cổ điển: là dạng thất nghiệp liên quan tới loại việc làm mà tiền
công thực tế trả cho người làm công việc đó cao hơn mức tiền công thực tế bình quân của thị trường lao động chung, khiến cho lượng cung về lao động đối với công việc này cao hơn lượng cầu Dạng thất nghiệp này còn được gọi là thất nghiệp tiền công thực tế
Thất nghiệp cơ cấu: là loại thất nghiệp tạm thời do người lao động đang chờ để
tìm được việc làm mà họ kỳ vọng chứ không phải không thể tìm được việc làm nào
Thất nghiệp chu kỳ: là loại thất nghiệp liên quan đến chu kỳ kinh tế tại pha mà
tổng cầu thấp hơn tổng cung dẫn tới doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất và phải giảm thuê mướn lao động Dạng thất nghiệp này còn được gọi là thất nghiệp Keynes vì Keynes là người đề xướng thuyết về tổng cầu-tổng cung
Thất nghiệp ma sát: là dạng thất nghiệp do người lao động và người thuê mướn
lao động không tìm được nhau vì những lý do như khác biệt về địa lý, thiếu thông tin, v.v
Thất nghiệp trá hình: là dạng thất nghiệp của những người lao động không
được sử dụng đúng hoặc không được sử dụng hết kỹ năng
Thất nghiệp ẩn: là dạng thất nghiệp không được báo cáo.
3
Trang 7- Nguyên nhân: Các học thuyết kinh tế học giải thích thất nghiệp theo các cách khác
nhau Kinh tế học Keynes nhấn mạnh rằng nhu cầu yếu sẽ dẫn đến cắt giảm sản xuất
và sa thải công nhân (thất nghiệp chu kỳ) Một số khác chỉ rằng các vấn đề về cơ cấu ảnh hưởng thị trường lao động (thất nghiệp cơ cấu) Kinh tế học cổ điển và tân cổ điển
có xu hướng lý giải áp lực thị trường đến từ bên ngoài, như mức lương tối thiểu, thuế, các quy định hạn chế thuê mướn người lao động (thất nghiệp thông thường) Có ý kiến lại cho rằng thất nghiệp chủ yếu là sự lựa chọn tự nguyện Chủ nghĩa Mác giải thích theo hướng thất nghiệp là thực tế giúp duy trì lợi nhuận doanh nghiệp và chủ nghĩa tư bản Các quan điểm khác nhau có thể đúng theo những cách khác nhau, góp phần đưa
ra cái nhìn toàn diện về tình trạng thất nghiệp
II/ Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp
1 Đường Phillips trong ngắn hạn
1.1 Nguồn gốc đường Phillips
Năm 1958, nhà kinh tế học người Anh A.W.Phillips, dựa vào số liệu thực nghiệm của nước Anh, đã chỉ ra mối quan hệ nghịch giữa tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ lạm phát (lạm phát của tiền lương danh nghĩa) Sau đó, các nhà kinh tế Paul Samuelson và Solow đã chỉ ra mối quan hệ tỷ lệ nghịch tương tự giữa lạm phát và thất nghiệp dựa trên số liệu của Mỹ Họ lập luận rằng mối tương quan này nảy sinh vì thất nghiệp thấp gắn với tổng cầu cao, tạo áp lực đẩy tiền lương và giá cả tăng lên trong toàn bộ nền kinh tế Samuelson và Robert Solow đã gọi mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa lạm phát và thất nghiệp là đường Phillips
U1 U2
Đường Phillips
Tỷ lệ thất nghiệp
B
A
0
π 1
π2
Tỷ lệ lạm
phát
Đường Phillips
Trang 8Trên đồ thị, điểm A có tỷ lệ lạm phát thấp nhưng tỷ lệ thất nghiệp lại cao; điểm B
có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhưng tỷ lệ lạm phát cao Khi mức thất nghiệp giảm từ U1 đến
U2 thì lạm phát tăng từ π1 lên π2.Nếu tỷ lệ lạm phát giảm từ π2 xuống π1 sẽ khiến tỷ lệ thất nghiệp tăng từ U2 lên U1
Các nhà hoạch định chính sách luôn luôn phải đối mặt với sự đánh đổi giữa tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ lạm phát khi đưa ra các chính sách vĩ mô để cắt giảm lạm phát hay giảm tỷ lệ thất nghiệp trong ngắn hạn Nếu muốn tỷ lệ thất nghiệp thấp, nền kinh tế phải tạo ra nhiều việc làm, doanh nghiệp mở rộng sản xuất và tổng sản lượng gia tăng Điều đó cũng đồng nghĩa với việc chấp nhận mức lạm phát cao Ngược lại, nếu chính sách hướng về kìm hãm lạm phát bằng cách hạn chế lượng cung tiền trong nền kinh tế thì sản xuất sẽ kém phát triền, gây ra thất nghiệp và giảm sản lượng
1.2 Phương trình đường Phillips
* Đường Phillips và đường tổng cung
Đường tổng cung ngắn hạn chỉ ra mối quan hệ tỷ lệ thuân giữa mức giá và sản lượng Vì lạm phát là tỷ lệ thay đổi của mức giá và thất nghiệp biến động ngược chiều với sản lượng nên đường tổng cung ngắn hạn cũng cho thấy mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa lạm phát và sản lượng
Từ phương trình đường tổng cung và áp dụng quy luật Okun, ta có phương trình
đường Phillips:
π = π e - β(u – uu – u n ) + v
5
B A
Y1 Y0
P
0
P
1
Mức giá
AS
B
A
U 1
U0
π
0
π
1
Tỷ lệ lạm phát
Trang 9Trong đó: π: tỷ lệ lạm phát , πe: tỷ lệ lạm phát dự kiến
u: tỷ lệ thất nghiệp, un: tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên v: các cú sốc cung
1.3 Sự đánh đổi giữa tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp trong ngắn hạn
Các nhà hoạch định chính sách phải đổi phó với sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp trong ngắn hạn Tại mỗi thời điểm, lạm phát dự kiến và cú sốc cung thường được coi là nằm ngoài tầm kiểm soát của các nhà hoạch định chính sách Vì thế, vị trí của đường Phillips là cố định Điều tiết tổng cầu bằng các chính sách tiền tệ, tài khóa chỉ có thể làm cho nền kinh tế trượt dọc trên đường Phillips xác định
Vị trí của đường Phillips ngắn hạn phụ thuộc vào tỷ lệ lạm phát dự kiến Nếu tỷ lệ lạm phát dự kiến tăng, đường Phillips dịch chuyển lên trên Sự đánh đổi giữa lạm phát
và thất nghiệp trở nên bất lợi hơn (lạm phát cao hơn ở mọi mức thất nghiệp) Ngược lại, nếu tỷ lệ lạm phát dự kiến giảm, đường Phillips dịch chuyển xuống dưới, sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp trở nên thuận lợi hơn (lạm phát thấp hơn ở mọi mức thất nghiệp)
2 Đường Phillips trong dài hạn
Trong ngắn hạn, khi có sự gia tăng về nhu cầu một loại hàng hóa, các doanh nghiệp
sẽ mở rộng sản xuất và bán hàng với mức giá cao hơn, trả lương cao hơn để thu hút thêm lao động Sản lượng tăng đi kèm với tỉ lệ thất nghiệp giảm Nhưng hiện tượng này chỉ diễn ra trong một thời gian cho đến khi sự gia tăng mức giá kỳ vọng của cả doanh nghiệp và người lao động sẽ cùng được điều chỉnh theo tình hình thực tế
U
2
Đường Phillips
Tỷ lệ thất nghiệp 0
π
1
π
2
Tỷ lệ lạm
phát
U
2
Tỷ lệ thất nghiệp 0
π
1
π
2
Tỷ lệ lạm phát
Trang 10Khi chính phủ áp dụng các chính sách vĩ mô để cắt giảm tỷ lệ thất nghiệp sẽ gây ra lạm phát Sau khi lạm phát tăng tốc, cá nhân sẽ dự tính lạm phát tiếp tục tăng tốc Trong khi tiền công danh nghĩa không đổi, lạm phát tăng nghĩa là tiền công thực tế trả cho họ giảm đi Họ sẽ giảm cung cấp lao động, thậm chí tự nguyện thất nghiệp Tỷ lệ thất nghiệp lại tăng lên đến mức tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên, trong khi tỷ lệ lạm phát vẫn giữ ở mức cao
Nếu chính phủ vẫn cố gắng giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống dưới mức tự nhiên, cơ chế như trên lại xảy ra Hậu quả là, trong dài hạn, tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức tự nhiên mà
tỷ lệ lạm phát lại bị nâng lên liên tục Chính sách như vậy là chỉ có tác dụng trong ngắn hạn, còn về dài hạn là thất bại
Tóm lại, trong dài hạn.lạm phát và thất nghiệp độc lập với nhau nên đường Phillips
sẽ có dạng thẳng đứng, cắt trục hoành tại mức thất nghiệp tự nhiên
III/ Thực trạng lạm phát và thất nghiệp trong nền kinh tế của một số nước
1 Lạm phát và thất nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2008-2014
7
B A
π1
PCLR
0
U*
π
U
π2
Trang 11Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị giai đoạn 2000 – 2014
Đơn vị tính: %
Tỷ lệ thất nghiệp 6,42 6,28 6,01 5,78 5,6 5,31 4,82
Tỷ lệ thất nghiệp 4,64 4,65 4,64 4,29 3,6 3,25 3,58 3,43
Nguồn: Tổng cụ Thống kê
Tỷ lệ thất nghiệp cả nước giai đoạn 2008 – 2014
Đơn vị tính: %
Tỷ lệ thất nghiệp 2,38 2,9 2,88 2,22 1,96 2,18 2,08
Nguồn: Tổng cụ Thống kê
Qua biểu đồ về tỷ lệ lạm phát và bảng số liệu, ta thấy năm 2008 tỷ lệ lạm phát tăng lên và đạt mức cao nhất trong nhiều năm với mức 19,89% Một số nguyên nhân dẫn tới mức tỷ lệ lạm phát cao vào năm 2008 là : giá dầu thô trên thế giới tăng cao và cung tiền tăng cao đột biến Đến năm 2009 thì tỷ lệ lạm phát là 6,52 %, giảm mạnh so với năm 2008 và giảm tới 13,37% Tuy tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị trong hai năm 2008-2009 hầu như không đổi, nhưng tỷ lệ thất nghiệp cả nước tăng đáng kể từ 2,38% (2008) lên 2,9% (2009) Qua đó, có thể thấy, mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp
Trang 12trong giai đoạn 2008-2009 vẫn đúng với lý thuyết đường Phillips trong ngắn hạn, tức mối quan hệ nghịch chiều
Năm 2010-2011, tỷ lệ lạm phát tăng mạnh và ở mức cao: 11,75% (2010) và 18,13% (2011) Lạm phát cao trong hai năm 2010-2011 là do giá cả hàng hóa trên thế giới tăng khiến cho nguyên, vật liệu nhập khẩu tăng cao, bên cạnh đó giá cả của các một số mặt hàng trong nước do nhà nước quản lý (giá điện, giá than ) cũng điều chỉnh tăng giá, từ đó đẩy chi phí sản xuất của doanh nghiệp lên gây ra sự tăng giá của hàng hóa trong nước Mặc dù tỷ lệ lạm phát tăng cao nhưng tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị và tỷ lệ thất nghiệp trong cả nước lại đều giảm, trong đó thất nghiệp thành thị giảm
từ 4,29% xuống 3,6% còn tỷ lệ thất nghiệp trong cả nước giảm từ 2,88% xuống còn 2,22%
Trước tình hình tỷ lệ lạm phát tăng cao như vậy, Chính phủ chủ trương ưu tiên kiềm chế lạm phát bằng cách phối hợp chính sách tiền tệ thắt chặt với chính sách tài khóa thắt chặt một cách chặt chẽ, thận trọng Kết quả là lạm phát giảm liên tục từ 2011 đến 2014, trong đó năm 2014 có tỷ lệ lạm phát thấp nhất 1,84% tính từ 2002 Bên cạnh
đó, giá hàng hóa trên thế giới giảm khiến chi phí sản xuất giảm, cùng những biện pháp khuyến khích sản xuất và xuất khẩu của Nhà nước cũng làm giảm lạm phát mà không làm tỷ lệ thất nghiệp của cả nước thay đổi quá nhiều
Qua phân tích có thể thấy sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp được thể hiện rõ nét trong ngắn hạn, đặc biệt là những năm 2008-2009, 2010-2011 khi tỷ lệ lạm phát tăng cao thì tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống nhưng trong dài hạn thì mối quan hệ giữa hai đại lượng này không còn tác động nhiều tới nhau nữa
2 Lạm phát và thất nghiệp ở Mỹ giai đoạn những năm 1990
2.1 Hiện tượng kinh tế
Vào nửa sau của thập niên 1990, nền kinh tế của nước Mỹ có bước phát triển vượt bậc Trong giai đoạn này, kinh tế Mỹ có tốc độ tăng trưởng cao: Sản lượng kinh
tế tăng bình quân hàng năm là 4,9% trong giai đoạn 1995-1999, trong khi chỉ tăng 2,75% trong giai đoạn 1972-1995, 3,14% trong giai đoạn 1913-1972; đồng thời năng suất lao động cũng tăng mạnh, tỷ lệ thất nghiệp thấp tuy nhiên tỷ lệ lạm phát cũng ở mức thấp và ổn định
9