1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

MỐI QUAN hệ GIỮA địa HÌNH KHÍ hậu với SÔNG NGÒI VIỆT NAM

20 1,7K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 640,42 KB

Nội dung

Trong đó, mối quan hệ qua lại giữa ba thành tố: địa hình - khí hậu - sông ngòi là rất rõ nét.. TỔ G QU VỀ Ố QU Ệ G Ữ Á T À P Ầ TỰ Ê Mối quan hệ hữu cơ giữa địa hình, khí hậu và sông ngò

Trang 1

Ể 3

P Ầ Ở ẦU

1 í do chọn đề tµi

Mối quan hệ nhân quả là một trong những đặc thù của khoa học địa lí và là một trong những kiến thức cơ bản của môn địa lí ở trường phổ thông Mối liên hệ này biểu thị tương quan phụ thuộc lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng và quá trình địa lí Chúng không bao giờ tồn tại và vận động tách biệt, độc lập mà luôn luôn tác động qua lại lẫn nhau một cách mật thiết Các mối quan hệ này bao gồm mối quan

hệ giữa các hiện tượng và quá trình tự nhiên, mối quan hệ giữa các hiện tượng kinh

tế - xã hội và mối quan hệ giữa tự nhiên với kinh tế - xã hội Việc giải thích các hiện tượng địa lí phần lớn phải dựa vào các mối liên hệ này Như vậy, tư duy địa lí mang tính quan hệ nhân quả Do đó, trong quá trình giảng dạy địa lí ở trường phổ thông, việc tổ chức, hướng dẫn học sinh khai thác và xác lập các mối quan hệ nhân quả là nhiệm vụ vô cùng quan trọng của giáo viên, giúp các em nắm sâu, nắm chắc, hiểu rõ bản chất, giải thích được nguyên nhân của các hiện tượng địa lí Đối với công tác bồi dưỡng học sinh giỏi địa lí, điều này càng trở nên đặc biệt quan trọng

Các mối liên hệ nhân quả có nhiều loại khác nhau Có những mối liên hệ đơn giản (một nhân sinh ra một quả), có những mối liên hệ nhân quả phức tạp (một nhân sinh ra nhiều quả, hay nhiều nhân sinh ra một quả) Các nguyên nhân và kết quả liên tục kế tiếp nhau tạo ra một chuỗi mối liên hệ nhân quả Mỗi hiện tượng nào đó trong mối quan hệ này là nguyên nhân thì trong mối quan hệ khác lại là kết quả và ngược lại Bởi vậy, khi hướng dẫn học sinh khai thác mối quan hệ nhân quả, giáo viên cần chú ý đặt trong mối quan hệ tương tác nhiều chiều lẫn nhau Đối với nội dung địa lí đại cương phần tự nhiên, các mối quan hệ tương hỗ đóng một vai trò hết sức quan trọng Thể tổng hợp lãnh thổ tự nhiên là sự hợp thành của năm quyển: Thạch quyển, thuỷ quyển, khí quyển, sinh quyển và thổ nhưỡng quyển Năm hợp phần này không cô lập mà gắn bó chặt chẽ, quy định lẫn nhau, tạo nên đặc trưng cảnh quan cho từng miền, từng khu vực địa lí tự nhiên Trong đó, mối quan hệ qua lại giữa ba thành tố: địa hình - khí hậu - sông ngòi là rất rõ nét

Trên thực tế do đặc điểm về nội dung môn học mà mối quan hệ nhiều khi không được biểu hiện rõ trong sách giáo khoa địa lí cũng như trong các bản đồ, atlat địa lí Mặt khác, một số em học sinh còn thiếu các kĩ năng phân tích, giải thích trong học tập môn địa lí Điều này sẽ gây ra rất nhiều khó khăn cho các em trong

Trang 2

việc nắm bắt kiến thức một cỏch chớnh xỏc và thấu đỏo, gõy ra hiện tượng giải thớch sai, khú hiểu, khú lưu giữ kiến thức một cỏch chủ động, dễ dẫn đến hiện tượng học thuộc lũng, “học vẹt” cỏc kiến thức địa lớ

Xuất phỏt từ những vấn đề lớ luận và thực tiễn trờn, tụi quyết định lựa chọn

chuyờn đề: “Mối quan hệ giữa địa hỡnh - khớ hậu - sụng ngũi Việt Nam” dành cho

học sinh giỏi địa lớ với mong muốn hướng dẫn học sinh huy động, vận dụng vốn kiến thức đó được học đồng thời phỏt huy năng lực tư duy để hiểu sõu sắc về mối liờn hệ giữa ba yếu tố quan trọng trong tự nhiờn, đú là địa hỡnh, khớ hậu và sụng ngũi Đõy cũng là điều kiện để giỳp cỏc em nắm vững kiến thức đồng thời phỏt huy năng lực tư duy, tổng hợp, phõn tớch, lập luận, phỏt hiện và giải thớch cỏc mối liờn hệ địa lớ, bờn cạnh đú cũng gúp phần nõng cao kĩ năng đọc và phõn tớch cỏc loại bản đồ, Atlat địa

lớ - một kĩ năng đặc biệt quan trọng đối với học sinh giỏi địa lớ

2 ục đớch nghiên cứu

- Về kiến thức: Thụng qua chuyờn đề, giỏo viờn giỳp học sinh hiểu rừ bản chất, thấy được mối quan hệ tương hỗ chặt chẽ giữa địa hỡnh, khớ hậu và sụng ngũi

và chớnh mối quan hệ này tạo nờn đặc trưng về mặt tự nhiờn của từng vựng lónh thổ Vấn đề này được phõn tớch gắn với một miền lónh thổ tự nhiờn của Việt Nam

do đú tạo tớnh sỏt thực giữa lớ thuyết với thực tế, giữa kiến thức địa lớ đại cương với kiến thức địa lớ Việt Nam phần tự nhiờn, thiết thực trong giảng dạy chuyờn sõu phần địa lớ tự nhiờn Việt Nam lớp 12

- Về kĩ năng: giỳp học sinh giỏi phỏt triển cỏc kĩ năng phõn tớch, tổng hợp, liờn hệ, kĩ năng phỏt hiện cỏc mối liờn hệ nhõn quả địa lớ, kĩ năng đọc và phõn tớch bản đồ, Atlat

3 ối tượng

Đối tượng hướng tới của chuyờn đề là học sinh ụn luyện thi học sinh giỏi mụn địa lớ cỏc cấp ở trung học phổ thụng

4 Đóng góp mới về mặt thực tiễn

Chuyên đề có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo, tích luỹ kinh nghiệm cho công tác bồi d-ỡng học sinh giỏi môn địa lí cấp trung học phổ thông đồng thời là tài liệu tham khảo, mở rộng cho học sinh ôn luyện đại học để các em có cái nhìn tổng quát hơn trong học tập địa lí tự nhiên Việt Nam

Trang 3

PhÇn néi dung

A TỔ G QU VỀ Ố QU Ệ G Ữ Á T À P Ầ TỰ Ê

Mối quan hệ hữu cơ giữa địa hình, khí hậu và sông ngòi được thể hiện qua sơ

đồ dưới đây:

Lớp vỏ địa lý hay còn gọi là lớp vỏ cảnh quan bao gồm năm thành phần tự nhiên không thể tách rời: Thạch quyển, thuỷ quyển, khí quyển, sinh quyển và thổ nhưỡng quyển Năm thành phần này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, thành phần này chi phối tới thành phần khác và ngược lại Khi một thành phần thay đổi, các thành phần khác sẽ thay đổi theo dẫn tới bức tranh cảnh quan ở một địa phương, một vùng thậm chí trên toàn cầu bị thay đổi Chính bởi mối quan hệ không thể tách rời mà chúng tạo ra một thể thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lý

Trên lãnh thổ Việt Nam, mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên được thể hiện rõ nét Mối quan hệ này thể hiện nhiều chiều tạo nên sự phân hóa đa dạng và phức tạp cho thiên nhiên nước ta

B Ố QU Ệ G Ữ Ì – K ẬU – S G GÒ V ỆT

I Tác động của địa hình tới khí hậu và sông ngòi

1 Tác động của địa hình đến khí hậu

Địa hình có tác động mạnh mẽ lên khí hậu, nhất là vi khí hậu, bởi nó tạo nên

sự phân hoá theo chiều ngang và chiều thẳng đứng của các yếu tố khí hậu, làm khí hậu nước ta phân hóa phức tạp, thậm chí có phần thất thường

Đặc trưng lãnh thổ tự nhiên

Địa hình

Khí hậu

Sông ngòi

Trang 4

a Ảnh hưởng của địa hình đến sự phân bố bức xạ, nhiệt

* Ảnh hưởng của độ cao địa hình đến khí hậu:

Cứ lên cao 100m, nhiệt độ giảm 0,5 - 0,60

C Nguyên nhân là do theo độ cao, bức xạ Mặt Trời tăng, nhưng bức xạ sóng dài của mặt đất còn tăng nhanh hơn, nên nhiệt độ giảm rất nhanh Cho nên ở những vùng núi cao ở Tây Bắc, Tây Nguyên nhiệt độ trung bình năm thấp hơn đồng bằng xung quanh rất nhiều Theo tính toán, nếu toàn bộ địa hình bề mặt Trái Đất được san bằng thì nhiệt độ trung bình năm trên Trái Đất sẽ tăng lên 0,70

C

Nhiệt độ tại một số địa điểm theo độ cao ở nước ta

C)

Vì vậy, độ cao địa hình tạo ra phân hoá khí hậu theo đai cao: địa hình càng cao thì tính vành đai của khí hậu càng phong phú, hình thành nhiều đai khí hậu khác nhau Tuy nhiên, việc xác định số lượng, tính chất và giới hạn của các đai cao

ở Việt Nam cũng có phần phức tạp do tác động của gió mùa Đông Bắc Nơi có gió mùa Đông Bắc tác động mạnh, đai cao có xu hướng hạ thấp như ở Đông Bắc; ngược lại ở những nơi không có tác của gió mùa Đông Bắc, các đai cao lại có xu hướng dâng cao như ở Tây Nguyên

Trang 5

Đai cao tại đới khí hậu chí tuyến gió mùa (miền Bắc) Đai và á đai

(m)

Nhiệt độ trung bình năm (0

C)

Tổng nhiệt độ (0C)

Mùa nóng (0C)

Đai cao tại đới khí hậu á xích đạo gió mùa (miền Nam) Đai và á đai

(m)

Nhiệt độ trung bình năm (0

C)

Tổng nhiệt độ (0C)

Mùa nóng (0C)

Ở nước ta, về cơ bản có thể phân thành 3 đai cao:

- Đai khí hậu nội chí tuyến gió mùa khô đến ẩm chân núi, từ 0 đến 600 – 700

m ở miền Bắc và 900 – 1000 m ở miền Nam Đai này có đặc điểm là mùa hạ rất nóng, nhiệt độ trung bình tháng trên 25 0C Mùa hạ dài ngắn tùy nơi do bị chi phối bởi qui luật địa đới và đai cao

- Đai khí hậu á chí tuyến gió mùa hơi ẩm tới ẩm trên núi từ 600 – 700 m ở

C

Trang 6

- Đai khí hậu ôn đới gió mùa trên núi từ 2600 m trở lên Đai này chỉ phát triển hạn chế ở các vùng núi cao ở miền Bắc (Pu Si Lung 3076m, Phan Xi Păng

3143 m) vì ở miền Nam đỉnh cao nhất cũng chưa tới 2600 m Quanh năm rét dưới

150C, mùa đông có tháng dưới 50

C

* Ảnh hưởng của hướng sườn đến khí hậu:

Sườn phơi nắng có góc nhập xạ lớn và nhiệt lượng nhận được cao hơn Sườn khuất nắng có góc chiếu sáng nhỏ hơn và nhiệt lượng nhận được thấp hơn

* Ảnh hưởng của độ dốc địa hình đến khí hậu:

Nơi có độ dốc nhỏ, nhiệt độ cao hơn ở nơi có độ dốc lớn, bởi vì lớp không khí được đốt nóng có độ dày lớn hơn

* Ảnh hưởng của địa hình đến biên độ nhiệt trong ngày:

Nơi đất bằng, nhiệt độ thay đổi ít hơn nơi đất trũng, vì nơi đất trũng ban ngày ít gió, nhiệt độ cao hơn, ban đêm khí lạnh trên cao dồn xuống làm cho nhiệt độ thấp Trên vùng núi và cao nguyên, không khí loãng hơn ở đồng bằng, nên nhiệt độ thay đổi nhanh hơn ở đồng bằng

b Ảnh hưởng của địa hình đến vận động của khí quyển

Nhìn chung, địa hình ngăn trở sự vận động của khí quyển

- Độ gồ ghề, mấp mô của địa hình trên lục địa làm tăng tính ma sát Bão thường xuất hiện ngoài biển, khi đi sâu vào đất liền nguồn cung cấp năng lượng cho bão giảm cộng với ma sát cao nên tan nhanh

Mùa bão ở nước ta thường kéo dài từ tháng 5 tới tháng 12 Bão ở nước ta có phạm vi ảnh hưởng khá rộng Mỗi khi có bão thường ảnh hưởng tới 3 – 4 tỉnh Khi bão đổ bộ vào đất liền tốc độ gió đã giảm đi rõ rệt và ảnh hưởng trong phạm vi 40 – 50km rồi tan Có thể thấy bão có sức tàn phá mạnh và mưa lớn nhất ở các tỉnh ven biển, nhất là ven biển Trung Bộ, các tỉnh nằm sâu trong đất liền (khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên) ảnh hưởng của bão suy yếu nhiều

- Độ cao và hướng núi có ảnh hưởng lớn đến sự vận động của khí quyển

+ Các khối núi chạy ngang theo hướng vĩ tuyến như Hoành Sơn, Bạch Mã là những vật chướng ngại đối với sự xâm nhập của các khối khí từ cực xuống vĩ độ thấp, làm chúng bị suy yếu, từ đó làm sâu sắc thêm tính phân hoá của khí hậu theo quy luật địa đới Chính vì vậy, ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc trên lãnh thổ nước ta gần như chấm dứt ở dãy Bạch Mã

Trang 7

+ Các khối núi kéo dài dọc theo hướng kinh tuyến, nhất là các dãy núi chạy sát duyên hải, ngăn chặn sự xâm nhập của các khối khí hải dương vào sâu trong đất liền, làm sâu sắc thêm tính phân hoá của khí hậu theo quy luật địa ô Có thể nhận thấy rõ rệt sự phân hóa khí hậu giữa Đông Bắc và Tây Bắc do tác động của dãy Hoàng Liên Sơn hay sự sự khác biệt về chế độ mưa giữa Đông Trường Sơn và Tây Trường Sơn do ảnh hưởng của dãy Trường Sơn khi kết hợp với hoạt động của gió mùa

+ Tác dụng bức chắn của địa hình gây ra những biến đổi về tính chất của các khối khí khi phải vượt qua các dãy núi cao, tạo ra các loại gió đặc biệt (gió phơn) Loại gió phơn điển hình nhất ở nước ta là gió phơn thổi ở khu vực duyên hải miền Trung Gió hình thành từ vịnh Thái Lan, di chuyển theo hướng Tây Nam - Đông Bắc qua Campuchia và Lào Khi tiếp cận dãy núi Trường Sơn thì gió tăng tốc, vượt qua và tràn xuống vùng Bắc Trung Bộ và Trung Trung Bộ Gió thường xuất hiện từ đầu tháng 4 đến giữa tháng 9 với tính chất rất khô và nóng (độ ẩm có khi xuống 30% trong khi nhiệt độ có khi lên tới 43⁰C)

Ngoài duyên hải miền Trung, hiện tượng phơn cũng thấy xảy ra ở Mường Thanh, Sapa và một số nơi ở đồng bằng sông Hồng

Do có tác động rất lớn tới sự phân hóa khí hậu nên có thể thấy các dãy núi lớn ở nước ta thường trở thành những ranh giới khí hậu điển hình

- Bề mặt địa hình ảnh hưởng lớn tới hoàn lưu khí quyển Tốc độ của gió thường thay đổi ở khe núi Ở vùng núi thường xuất hiện những hoàn lưu địa phương, điển hình là gió núi - gió thung lũng.

Nguyên nhân hình thành do sự hấp thụ và phát xạ không đều giữa sườn núi

và thung lũng Ban ngày các sườn núi do được chiếu nắng nên nóng hơn nhiều so với không khí ở cùng mực, không khí ở sát sườn núi cũng nóng lên, gradian khí áp nằm ngang hướng từ thung lũng lên sườn núi, không khí di chuyển lên theo sườn núi (Gió thung lũng được hình thành) Ban đêm các sườn núi lạnh đi do phát xạ, không khí ở đây cũng lạnh đi, đậm đặc hơn và lắng xuống thung lũng (Gió núi)

Loại gió này thay đổi theo chu kì một ngày đêm Bề dày của gió núi - thung lũng khoảng 1km, liên quan đến tầng kết của khí quyển, khí quyển càng ổn định, bề dày của gió núi – thung lũng càng lớn Trong luồng gió thung lũng, tốc độ mạnh nhất ở khoảng 1/4 toàn bộ bề dày thẳng đứng của luồng gió, tốc độ gió giảm dần từ

đó xuống gần mặt đất cũng như lên độ cao cao hơn Gió núi ban đêm yếu hơn gió

Trang 8

thung lũng, bề dày của nó rất nhỏ Gió thung lũng chỉ phát triển khi thời tiết tốt, nhưng gió núi phát triển cả khi thời tiết xấu, nhiều mây, có mưa

c Ảnh hưởng của địa hình đến sự phân bố lượng mưa và độ ẩm

Độ cao, hướng địa hình (hướng nghiêng, hướng núi, hướng sườn) là những nhân tố tác động lớn nhất tới lượng mưa

- Những nơi ẩm ướt, mưa nhiều thường là sườn đón gió Cùng một sườn đón gió, càng lên cao không khí càng lạnh, sức chứa hơi nước giảm gây mưa, cộng với lượng bốc hơi giảm nên những đỉnh núi tương đối cao còn gọi là những “hòn đảo

ẩm ướt” Tới một độ cao nào đó, độ ẩm không khí đã giảm nhiều, không còn mưa,

vì thế ở những đỉnh núi cao thường khô ráo

Ở miền Bắc nước ta, nơi mưa nhiều nhất là vùng núi thượng nguồn sông Chảy, vùng núi Hoàng Liên Sơn, vùng núi Nam Châu Lãnh (Sa Pa: 2833 mm, Móng Cái: 2749 mm); ở Nam Trung Bộ, trên các đỉnh núi cao của Trường Sơn Nam, lượng mưa còn lớn hơn (Hòn Ba – Khánh Hòa 3751 mm; vùng núi Ngọc Lĩnh trên 3000 mm, vùng núi Vọng Phu trên 2800 mm) Tại các đồng bằng dưới chân núi đón gió từ biển thổi vào cũng có lượng mưa rất cao tới trên 2500 mm (Hà Tĩnh 2642 mm, Huế 2868 mm)

- Những nơi khô hạn, ít mưa thường là nơi có địa hình khuất gió, hoặc song song với hướng gió

Nơi mưa ít nhất nước ta hiện nay là đồng bằng cực Nam Trung Bộ (Phan Rang 653 mm, Mũi Dinh 757 mm), và một số nơi khuất gió khác như Mường Xén (Kỳ Sơn – Nghệ An) chỉ mưa 643 mm một năm

- Hướng nghiêng chung của địa hình nước ta là Tây Bắc – Đông Nam thấp dần ra biển nên ảnh hưởng của biển vào sâu trong đất liền đem lại cho nước ta một lượng mưa lớn so với các nước cùng vĩ độ

2 Tác động của địa hình đến sông ngòi

a Hướng địa hình ảnh hưởng đến hướng dòng chảy

* Hướng các dãy núi quy định hướng dòng chảy:

Ở Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ nước ta, theo hướng địa hình, sông ngòi

chảy theo hai hướng chính là hướng tây bắc - đông nam: sông Hồng, sông Chảy, sông Lô và hướng vòng cung: sông Gâm, sông Phó Đáy, sông Thương, sông Lục Nam (trừ sông Bằng Giang, Kì Cùng chảy ngược về phía bắc đổ sang Trung Quốc)

Trang 9

Sự quy tụ các dãy núi kéo theo sự quy tụ của các dòng sông, tạo thành mạng lưới sông ngòi dạng nan quạt, vì vậy mức độ tập trung lũ vào mùa mưa rất lớn

Ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ, do sự chi phối của địa hình, sông chủ yếu

có hướng tây bắc – đông nam hoặc tây – đông Các sông có hướng tây bắc – đông nam điển hình: sông Đà, sông Mã, sông Cả Một số sông có hướng tây – đông như sông Bến Hải, sông Thu Bồn, sông Hương

* Hướng sườn cũng có ảnh hưởng rất lớn đến sông ngòi:

Các sườn đón gió mưa nhiều có dòng chảy sông ngòi phong phú, và ngược lại, các sườn khuất gió ít mưa có lưu lượng dòng chảy sông ngòi hạn chế hơn

Tác dụng của hướng sườn đến lưu lượng nước sông thấy rất rõ ở sườn đông

và sườn tây cánh cung Đông Triều Ở đây, tại sườn đón gió phía đông, sông Tiên Yên tại Bình Liêu có lượng mưa lưu vực trên 2500mm/năm, hệ số dòng chảy là 0,72, còn ở sườn khuất gió phía tây, sông Kì Cùng, tại Lạng Sơn, có lượng mưa bình quân lưu vực là 1662mm/năm, hệ số dòng chảy là 0,46

b Độ dốc và độ cao địa hình ảnh hưởng đến tốc độ dòng chảy

Nước chảy theo quy luật từ chỗ cao xuống chỗ thấp dưới tác dụng của trọng lực Độ dốc càng lớn thì càng làm tăng tốc độ dòng chảy, tăng cường quá trình tập trung lũ và cường suất nước dâng Ở miền núi, nước chảy nhanh hơn ở đồng bằng, đặc biệt là sau mỗi cơn mưa lớn

Do sự tương phản sâu sắc giữa địa hình miền núi và địa hình đồng bằng ở nước ta mà có sự thay đổi đột ngột giưã vùng hạ du và vùng thượng lưu sông Dòng sông ở thượng lưu rất dốc, trắc diện dọc trọng khoảng 10 – 20 km đầu nguồn gần thẳng đứng, điển hình ở thượng lưu sông Chảy Trên dòng sông Hồng, độ dốc bình quân đến Việt Trì là 0,23% nhưng từ Việt Trì tới Ba Lạt còn 0,03% nghĩa là giảm hơn 7 lần Nếu ở thượng lưu sông chảy xiết, nhiều thác ghềnh như đoạn Hà Giang – Tuyên Quang trên sông Lô có tới 70 thác ghềnh thì đến đồng bằng sông chảy yên đềm, uốn khúc quanh co, đồng thời phải phân ra nhiều chi lưu để tiêu nhanh lượng nước lớn ra biển qua nhiều cửa sông (sông Hồng có 4 cửa là Trà Lí, Ba Lạt, Lạch Giang và cửa Đáy) Ngoài ra, sông còn chuyển một lượng nước lớn sang sông Thái Bình qua sông Luộc và sông Đáy Sự tương phản giữa sông ngòi miền núi và đồng bằng cũng thể hiện vô cùng rõ nét ở các sông sườn đông Trường Sơn ở Trung Bộ

Độ dốc bình quân ở sông Gianh là 2,5%, của sông Ba là 2% tuy nhiên khi ra đến gần biển các sông lại chảy rất yếu

Trang 10

c Ảnh hưởng của lưu vực đến sông ngòi

- Mật độ và độ chia cắt sâu có ảnh hưởng quan trọng đến lượng dòng chảy cũng như tác dụng điều tiết tự nhiên

+ Ở các lưu vực kín, mật độ và độ chia cắt sâu của địa hình lớn có thể làm tăng lượng dòng chảy và tăng cường tác dụng điều tiết tự nhiên

+ Ở các lưu vực hở, tác dụng sẽ ngược lại

- Độ cao của lưu vực có thể làm tăng lượng dòng chảy, khi chưa vượt quá độ cao giới hạn (độ cao giới hạn thay đổi tuỳ theo vĩ độ địa phương, ở nước ta giới hạn này

vào khoảng 2500m)

Tính chất địa chất khác nhau tại các vùng địa hình cũng ảnh hưởng lớn đến hình thái lưu vực và đặc điểm thủy chế Sông chảy trên vùng đá diệp thạch thường

có thung lũng rộng, thoải đối xứng trong khi chảy qua vùng đá kết tinh thường có thung lũng hẹp và sâu, tại vùng núi đá vôi thường có sườn cao, vách đứng Cũng do

độ cứng khác nhau mà khi sông chảy qua vùng đá rắn thường lắm thác ghềnh như thác Bà trên sông Chảy, thác Khánh Khê trên sông Kì Cùng, thác Pông Gua trên sông Đa Nhim Mật độ sông suối ở những vùng đá vôi thuộc mức thấp nhất, dưới 0,5km/km2 đồng thời lượng dòng chảy mặt giảm rõ rệt Những vùng đá bazan có

vỏ phong hóa dày, khả năng thấm nước lớn cũng làm giảm dòng chảy mặt, mật độ sông suối dưới 0,5 km/km2

II Tác động của khí hậu đến địa hình và sông ngòi

1 Tác động của khí hậu đến địa hình

Các nhân tố hình thành địa hình bao gồm nội sinh và ngoại sinh Nhân tố ngoại sinh bao gồm các quá trình: phong hoá, bóc mòn, vận chuyển, bồi tụ Các quá trình này phụ thuộc chặt chẽ vào khí hậu Do đó, địa hình và những nét cơ bản của địa hình (hình thái, trắc lượng hình thái…) trong chừng mực nào đó phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, nhất là các dạng địa hình có nguồn gốc ngoại sinh - địa hình

là sản phẩm của khí hậu

a Điều kiện khí hậu quy định tính chất, cường độ của các quá trình ngoại

* Khí hậu tác động tới địa hình thông qua quá trình phong hoá:

Phong hoá là quá trình phá huỷ đất đá, thay đổi thành phần khoáng vật và thành phần hoá học của đá Quá trình phong hoá ảnh hưởng tới địa hình: tạo ra các

Ngày đăng: 31/05/2016, 22:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w