1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

QUAN hệ QUỐC tế GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH 1919 – 1939

23 865 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 108,82 KB

Nội dung

Và trong các đề thi đại học cũng như thiOlimpic, thi học sinh giỏi các cấp của các tỉnh thành cũng như ở cấp quốc gia, tầnsuất xuất hiện của các câu hỏi trong phạm vi nội dung lịch sử nà

Trang 1

ĐỀ TÀIQUAN HỆ QUỐC TẾ GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH 1919 – 1939

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Dạy học theo chuyên đề chuyên sâu là một cách thức hữu hiệu trong việcgiảng dạy cácmôn chuyên, nhất là với bộ môn Lịch sử Bởi vì việc dạy học theochuyên đề không chỉ giúp học sinh củng cố vững chắc những nội dung kiến thứctheo chuẩnmà còn thông hiểu những nội dung đó theo vấn đề chuyên sâu, đồng thờirèn luyện các kĩ năng cần thiết khi giải quyết các vấn đề khó, các bài tập đòi hỏi tưduy sâu trong chương trình Từ đó, quá trình học tập của học sinh sẽ trở thành quátrình chủ động, tích cực học tập, tiến dần lên quá trình tự nghiên cứu khoa học

Hệ thống chuyên đề trong giảng dạy chuyên môn Lịch sử thường được cácgiáo viên xây dựng thành hai mảng: Chuyên đề Lịch sử thế giới và Chuyên đề Lịch

sử Việt Nam Song số lượng, nội dung các chuyên đề như thế nào, chất lượng rasao đều chưa được xây dựng hay quy định theo những tiêu chuẩn chung nhất định

mà hầu hết đều do các giáo viên hoặc tổ bộ môn tại các trường THPT Chuyên củacác tỉnh trực tiếp và tự lực xây dựng theo vốn kiến thức cũng như kinh nghiệmđứng lớp, lãnh đội của mình

Đồng thời, theo nhậnđịnh của tôi, do cấu trúc đề thi, tỉ lệ điểm trong đề thicũng như do quỹ thời gian, nguồn tư liệu hạn chế, nội dung phức tạp mà hầu hếtcác chuyên đề Lịch sử thế giới chưa được đầu tư kĩ lưỡng và xứng tầm

“Quan hệ quốc tế giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1919 – 1939)” là mộtchuyên đề trong phần Lịch sử thế giới Đây cũng là một nội dung quan trọng trongtiến trình Lịch sử thế giới nhưng lại bao gồm nhiều kiến thức khó và có mối liênquan chặt chẽ, logic, có tác động tới các sựkiện, vấn đề lịch sử khác trong chươngtrình Lịch sử thế giới cũng như Lịch sử Việt Nam Hơn thế nữa, nội dung chuyên

đề được sách giáo khoa phản ánh ở chương trình lớp 11 nên khi quay lại nội dung

Trang 2

Lịch sử thế giới lớp 12 học sinh khó có sự tiếp nhận kiến thức được liền mạch nếukhông có phương pháp học tập tốt Và trong các đề thi đại học cũng như thiOlimpic, thi học sinh giỏi các cấp của các tỉnh thành cũng như ở cấp quốc gia, tầnsuất xuất hiện của các câu hỏi trong phạm vi nội dung lịch sử này cũngkhá thườngxuyên.

Từ thực trạng trên, tôi nhận thấy việc tổ chức các kì hội thảo của các trườngTHPT Chuyên khu vực Duyên hải và Đồng bằng Bắc Bộ là hết sức thiết thực nhằmthảo luận, trao đổi kinh nghiệm dạy và học để có được những phương thức tối ưunhất, hiệu quả nhất trong công tác đào tạo nhân tài đáp ứng yêu cầu phát triển củađất nước Vì vậy, tôi mạnh dạn trình bày một vài suy nghĩ của mình khigiảng dạy

chuyên đề “Quan hệ quốc tế giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1919 – 1939)” để

tham gia Hội thảo

2. Mục đích của đề tài

- Góp phần giúp học sinh ôn tập, củng cố vững chắc mảng kiến thức quan hệquốc tế giai đoạn 1919 – 1939 trong chương trình Lịch sử thế giới Từ đó, thônghiểu và vận dụng để nắm một số nội dung chuyên sâu mang tính bổ dọc, khái quátvấn đề; đồng thời có được cách đánh giá, nhìn nhận tác động trở lại đối với một sốvấn đề lịch sử liên quan trong cùng giai đoạn hay các giai đoạn trước đó và kế tiếp

Do đó, học sinh sẽ nắm vững, hiểu sâu, nhớ lâu cũng như có thể vận dụng linh hoạt

hệ thống kiến thức đã học để thực hành các dạng bài tập nâng cao

- Rèn luyện một số kĩ năng học và làm bài thi học sinh giỏi để đạt kết quảcao như kĩ năng hệ thống hóa kiến thức theo sơ đồ, bảng biểu; kĩ năng so sánh,phân tích, tổng hợp các sự kiện, hiện tượng lịch sử…

- Trao đổi và chia sẻ với các đồng nghiệp ở các trường bạn chút kinh nghiệm

ít ỏi của tổ Lịch sử trường chúng tôi về việc lựa chọn nội dung và phương pháp bồidưỡng đội tuyển học sinh giỏi khi giảng dạy chuyên đề lịch sử này

Trang 4

- Nội dung chuyên đề bao gồm nhiều vấn đề phức tạp nhưng lại được phản ánh qua một giai đoạn lịch sử tương đối ngắn (hai thập kỉ) và chương trình học chính khóa được phản ánh trong sách giáo khoa chỉ đề cập những vấn đề cơ bản nhất.

- Tần suất xuất hiện các câu hỏi yêu cầu huy động nội dung kiến thức trong chuyên đề để giải quyết.

- Trong phạm vi và yêu cầu của một chuyên đề tham dự Hội thảo

Tôi lựa chọn ba nội dung dạy chuyên sâu như sau:

Vấn đề 1: Sự hình thành trật tự thế giới Vécxai – Oasinhtơn

I Bối cảnh lịch sử

- Sự ra đời của nước Nga Xô Viết 1917 - nhà nước XHCN đầu tiên trên thếgiới - đánh dấu CNTB không còn là hệ thống duy nhất trên thế giới, đồng thời làmxuất hiện mâu thuẫn mới giữa CNTB và CNXH

- Sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới 1918 – 1923, đặc biệt ởchâu Âu khiến cho CNTB tìm mọi cách đàn áp phong trào

Trang 5

- Sự thay đổi tương quan lực lượng giữa các nước đế quốc sau khi chiếntranh thế giới thứ nhất kết thúc: Do bị tàn phá nghiêm trọng sau chiến tranh, châu

Âu bị mất đi vị trí trung tâm, bá chủ thế giới của châu Âu và chia thành 2 khối:

+ Khối các nước thắng trận (Anh - Pháp - Ý) cũng bị suy yếu

+ Khối các nước bại trận ( Đức- Áo - Hung) suy sụp nghiêm trọng

Nhật, Mỹ là 2 nước ngoài châu Âu phát triển mạnh

II Sự thiết lập:Trật tự Véc xai –Oasinhtơn là trật tự có qui mô toàn thế giới đầu tiên, được thiết lập từ sau Chiến tranh I đến trước Chiến tranh II trên cơ

sở các văn kiện được các nước kí kết tại hai hội nghị Véc-xai 1919-1920 và Oasinhtơn 1921-1922.

1.Hội nghị Véc-xai (1919 – 1920):Tham gia có 27 nước: 5 nước lớn chi phối hội

nghị (Anh, Pháp, Mĩ, Ý, Nhật), nhưng quyền quyết định nằm trong tay Mĩ, Anh,Pháp Hội nghị tiến tới thành lập Hội Quốc Liên và kí một số hoà ước, lập lại trật tự

ở châu Âu Thường được gọi là Hệ thống hoà ước Vecxai, gồm có:

+ Hoà ước Vécxai với Đức (28.6.1919):Với hoà ước này Đức phải bồi thường 132

tỉ mác vàng, bị mất 1/8 đất đai, gần 1/2 dân số, gần 1/3 mỏ sắt, gần 1/3 mỏ than, 2/5sản lượng gang, gần 1/3 sản lượng thép, gần 1/7 diện tích trồng trọt =>Đặt nướcĐức vào "cảnh nô lệ mà người ta chưa từng nghe thấy, chưa từng trông thấy"(Lênin)

+ Hoà ước Xanhgiécmanh với Áo (10.9.1919)vàhoà ước Trianông với Hunggari (4.6.1920): Đế quốc Áo – Hung tan rã thành lập 2 nước nhỏ Áo và Hungari đồng

thời trên lãnh thổ của đế quốc Áo - Hung cũ thành lập 2 quốc gia mới là Tiệp Khắc

và Nam Tư Một số nước được mở rộng thêm đất đai từ lãnh thổ của đế quốc Áo Hung như Rumani, Italia, Ba Lan

-+ Hoà ước Nơiy với Bungari (27.11.1919):

Lãnh thổ Bungari bị thu hẹp lại so với trước kia:

Phải cắt một số đất đai ở biên giới phía Tây cho Nam Tư

Trang 6

Cắt cho Hi Lạp vùng Thơrakia nên mất đường ra biển Êgiê.

Cắt cho Rumani tỉnh Đôbơrutgia Bồi thường chiến phí: 2,25 tỷ Phrăng

+ Hoà ước Xevơrơ với Thổ Nhĩ Kì (10.8.1920): xoá bỏ sự tồn tại của đế quốc

Ốttôman Xiri, Li băng, Palextin, Irắc tách khỏi Thổ Nhĩ Kì và đặt dưới chế độ uỷtrị của Hội Quốc Liên (thực tế thuộc quyền bảo hộ của Anh, Pháp) Ai Cập trởthành vương quốc riêng đặt dưới sự kiểm soát của một uỷ ban quốc tế của Đồngminh Bán đảo Arập được coi là phạm vi thế lực của Anh Các eo biển của Thổ Nhĩ

Kì đặt dưới sự kiểm soát của uỷ ban: Anh - Pháp– Ý

Hệ thống hòa ước Vécxai đã tạo ra một trật tự mới ở châu Âu như Lênin bình luận: “Đấy là một thứ hòa ước kì quái, một thứ hòa ước ăn cướp, nó đẩy hàng chục triệu con người, trong đó có những con người văn minh nhất, rơi vào tình cảnh bị nô dịch Đấy là điều kiện mà bọn ăn cướp tay cầm dao, buộc một nạn nhân không có gì tự vệ phải chấp nhận".

2.Hội nghị Oasinhtơn (1921 – 1922):

Sau khi Hội nghị Vécxai kết thúc, Mĩ triệu tập Hội nghị Oasinhtơn do khôngthoả mãn với những điều khoản của Hệ thống Vécxai Mĩ mâu thuẫn với một sốnước đế quốc lớn như Anh, Nhật, Pháp về quyền lợi Ngoài ra, mục đích của Mĩcòn nhằm củng cố vị trí của mình trên thế giới và khu vực Thái Bình Dương trên cơ

sở làm thiệt hại những quyền lợi của các địch thủ khác, trước hết là của Anh vàNhật

Những quyết định của Hội nghị Oasinhtơnthể hiện trong 3 bản hiệp ước

+ Hiệp ước 4 nước: Mĩ- Anh - Pháp– Nhật: Là sự xác nhận trật tự thếgiới đã được phân chia ở Hội nghị Vécxai Các nước đế quốc phải công nhậnthực trạng ở châu Âu

+ Hiệp ước 9 nước: Mĩ + 8 nước trong Hội nghị Oasinhtơn.Nội dungxoay quanh vấn đề Trung Quốc, thực chất là tìm cách mở rộng thế lực củamình vào quốc gia này bằng chính sách mở cửa

Trang 7

+Hiệp ước 5 nước: Mĩ - Anh– Nhật - Pháp – Ý Nội dung chủ yếuxoay quanh vấn đề hạn chế lục quân và Hải quân, quy định tỷ lệ Hải quân 5nước: M - A: 5; Nhật: 3; P - Y: 1,75

Mĩ được quyền công khai hợp pháp mở rộng lực lượng hải quân của mình,đạt được mức cân bằng với nước Anh; đồng thời Mĩ cũng kiềm chế đượcmột đối thủ của mình ở châu Á – Thái Bình Dương là Nhật Bản, kìm chếđược 2 nước châu Âu là Pháp - Ý về lực lượng Hải quân

Hệ thống hoà ước Oasinhtơn đem lại cho Mĩ quyền lợi lớn nhất: trở thành lực lượng đứng đầu thế giới về hải quân, có quyền tham gia vào hệ thống thuộc địa ở châu Á - TBD, làm thay đổi các điều khoản bất lợi cho

Mĩ trong hệ thống hoà ước Véc xai.

3 Hội Quốc Liên:Chính thức thiết lập 10.1.1920

-Mục đích: Về danh nghĩa thành lập tổ chức nhằm "phát triển sự hợp tác,bảo đảm hoà bình và an ninh cho các dân tộc"

=>Đánh dấu lần đầu tiên trong lịch sử xuất hiện một tổ chức quốc tế nhằmgiữ gìn nền hoà bình thế giới và dung hoà quyền lợi của các nước đé quốc vớinhau

-Tổ chức:

+Gồm những nước sáng lập, những nước kí vào quy ước sáng lập, nhữngnước hội viên được kết nạp nếu tán thành quy ước và được 2/3 Hội viên đồng ý

+Cơ quan lãnh đạo:

Cơ quan chung: Đại hội đồng (đại biểu của tất cả các hội viên họp 1lần vào tháng 9/ năm

Hội đồng thường trực (5 uỷ viên các cường quốc, một số hội viên doĐại hội đồng bầu 1 năm họp 3 lần

Ban thư kí thường trực: Hành chính

Cơ quan chuyên môn: Toà án quốc tế (Lahay)

Trang 8

Các cục quốc tế (cục Lao động ILO), tổ chức bảo vệ sức khoẻ (HO), tổchức uỷ ban người tị nạn(HCR)

+ Nội dung hoạt động:

Giám sát về việc tái giảm quân bị, tôn trọng và bảo vệ sự toàn vẹnlãnh thổ, độc lập chính trị hiện thời

Giải quyết những vấn đề tranh chấp quốc tế

Tổ chức việc quản trị đỡ đầu cho những dân tộc mới được giải phóngbằng hình thức "uỷ nhiệm quyền" của Hội Quốc Liên.Nước nào vi phạm thìtrừng phạt bằng những biện pháp tài chính và kinh tế hay bằng biện phápquân sự

Hội Quốc Liên là tổ chức chính trị mang tính quốc tế đầu tiên, là bước phát triển mới của quan hệ quốc tế, có vai trò giám sát trật tự quốc tế mới, ngăn ngừa chiến tranh, bảo vệ hoà bình.

Hạn chế:

+ Đây là tổ chức của các nước đế quốc chứ không phải của tất cả các dân tộc trên thế giới Nó là công cụ của CNĐQ trong việc phân chia lại thế giới.

+ Nó không ngăn ngừa được chiến tranh và không bảo vệ được nền hoà bình thế giới

+ Không giải phóng được các dân tộc mà chỉ duy trì ách thực dân cũ bằng những hình thức mới như: "uỷ nhiệm quyền" hay "uỷ trị"

+ Những biện pháp trừng phạt chỉ có tính chất hình thức, không thực

tế (vì quyền lợi của đế quốc xung đột, chồng chéo nhau)

+ Chính Mỹ đề ra Hội Quốc Liên nhưng lại không tham gia, quốc hội

Mỹ không phê chuẩn cho Mỹ vì không đem lại lợi lộc gì cho Mỹ.

Trang 9

IV Nhận xét chung:

- Trật tự V-O đã đem lại nhiều quyền lợi về kinh tế cho các nước thắng trận,chủ yếu là Mĩ, Anh, Pháp…, đồng thời tạo điều kiện cho các nước thắng trận áp đặt

sự nô dịch của mình đối với các nước bại trận

- Trật tự V-O tồn tại nhiều hạn chế: Không tiêu diệt được hoàn toàn mầmmống chiến tranh, không chạm được tới cơ sở của CNĐQ Đức, không giải quyếtđược các mâu thuẫn cũ (trong nội bộ các nước ĐQ), đồng thời lại đẻ thêm nhiềumâu thuẫn mới (giữa các nước thắng và bại trận, mâu thuẫn giữa các quốc gia mới

ra đời ở châu Âu…) => trật tự V-O chỉ tạo ra một nền hòa bình, ổn định tạm thời,

đó là “nền hòa bình trên miệng núi lửa”

- Trật tự V-O đơn thuần là trật tự của các nước đế quốc.Một khía cạnh kháccủa Hội nghị V – O là quan hệ của nước Nga Xô Viết và phong trào đấu tranh giảiphóng của các dân tộc thuộc địa Nếu như các cường quốc đế quốc mâu thuẫn vềquyền lợi với nhau thì họ lại thống nhất trong việc tổ chức cuộc can thiệp vũ trangchống nước Nga cách mạng và cam kết cùng nhau tôn trọng, duy trì các thuộc dịacủa nhau

Vấn đề 2: Sự sụp đổ của trật tự Vécxai - Oasinhtơn và con đường dẫn tới

chiến tranh thế giới thứ hai

I Hoàn cảnh lịch sử

- Cuối thập niên 20, đầu thập niên 30 của thế kỉ XX, cuộc đại khủng hoảngkinh tế thế giới (1929 - 1933) bùng nổ đã chấm dứt thời kì ổn định của chủ nghĩa tưbản cùng với ảo tưởng về một kỷ nguyên hoà bình của thế giới Cuộc khủng hoảngbắt đầu từ nước Mĩ ngày 24.10.1929, đã nhanh chóng tràn sang châu Âu, bao trùmtoàn bộ thế giới tư bản chủ nghĩa, để lại những hậu quả nghiêm trọng về kinh tế,chính trị, xã hội

- Ở các nước thuộc địa và phụ thuộc, cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộccũng bùng lên mạnh mẽ

Trang 10

- Những mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản trở nên cực kì gay gắt Trong bối cảnh

đó đã hình thành những xu hướng khác biệt nhau trong việc tìm kiếm con đườngphát triển giữa các nước tư bản chủ nghĩa:

+ Các nước không có hoặc có ít thuộc địa gặp nhiều khó khăn về vốn,nguyên liệu và thị trường đã đi theo con đường phát xít hoá chế độ chính trị, thiếtlập nền chuyên chính khủng bố công khai nhằm cứu vãn tình trạng khủng hoảngnghiêm trọng của mình Các nước Italia, Đức, Nhật Bản là điển hình cho xu hướngnày

+ Trong khi đó các nước Mỹ, Anh, Pháp đã tìm cách thoát ra khỏi khủnghoảng bằng những cải cách kinh tế - xã hội, duy trì nền dân chủ tư sản đại nghị,đồng thời chủ trương duy trì nguyên trạng hệ thống Vécxai - Oasinhtơn

 Quan hệ giữa các cường quốc tư bản trong thập niên 30 chuyển biếnngàycàng phức tạp Sự hình thành hai khối đối lập - một bên là Đức,Italia, Nhật Bản với một bên là Mĩ, Anh, Pháp và cuộc chạy đua vũ tranggiữa hai khối đã phá vỡ hệ thống thoả hiệp tạm thời Vécxai - Oasinhtơndẫn tới sự hình thành các lò lửa chiến tranh, báo hiệu một cuộc chiếntranh thế giới mới

II Sự sụp đổ của trật tự Vécxai - Oasinhtơn:

Hệ thống Vecxai - Oasinhtơn là một trật tự thế giới mới mà các nước thắngtrận áp đặt đối với các nước bại trận Các nước chiến bại (nước Đức) bị thiệt thòinhất nên muốn thanh toán nó bằng vũ lực, chuẩn bị chiến tranh chia lại thế giới.Bản thân các nước thắng trận cũng mâu thuẫn với nhau Trong những năm 1924 -

1929 xét về góc độ quan hệ quốc tế là tạm thời ổn định vì các nước thắng trận chưa

đi đến chia rẽ triệt để, các nước bại trận chưa kịp khôi phục lực lượng quân sự.Nhưng khi Đức mạnh lên, mâu thuẫn giữa các nước đế quốc phát triển tới mứckhông điều hoà được (vấn đề khả năng sản xuất và thị trường tiêu thụ) Các nướcNhật – Đức -Ý từng bước thanh toán hệ thống Vécxai - Oasinhtơn

Trang 11

+ ĐQ Nhật: kẻ đầu tiên dùng vũ lực phá tan nguyên trạng ở Đông Á bằngcách xâm lược Đông Bắc Trung Quốc.

+ ĐQ Ý: Xâm lược Êtiôpia, nhòm ngó Địa Trung Hải

+ ĐQ Đức: huỷ bỏ quy chế Vécxai về bồi thường, hạn chế vũ trang, rút rakhỏi Hội Quốc liên…mưu toan thôn tính các nước láng giềng

 Sự tan vỡ của hệ thống Vécxai - Oasinhtơn được đánh dấu bằng sự hìnhthành 3 lò lửa chiến tranh trên thế giới

1 Lò lửa chiến tranh ở Viễn Đông: Nhật xâm lược Trung Quốc.

- Lò lửa chiến tranh bùng nổ sớm nhất ở châu Á bằng việc Nhật phát xít hoá

bộ máy chính quyền, chuẩn bị xâm lược Trung Quốc

- 1927, Tanaca đưa lên Nhật hoàng bản ''tấu thỉnh" dự kiến quá trình bànhtrướng của ĐQ Nhật

=> Hệ thống Vécxai - Oasinhtơn có dấu hiệu bị phá vỡ

- 1931 Nhật xâm chiếm được Đông Bắc Trung Quốc, lập nên nhà nước MãnChâu

=>Mắt xích đầu tiên của của hệ thông Vécxai - Oasinhtơn bị phá vỡ

- 1931 Nhật xâm chiếm được Đông Bắc TQ lập nên nhà nước Mãn Châu,mắt xích đầu tiên của Hệ thống Véc xai - Oasinhtơn bị phá vỡ

-Nhật xâm lược Trung Quốc động chạm tới quyền lợi của các nước tư bản

Âu - Mỹ Song các nước này không phản ứng vì cònbận giải quyết khủng hoảngkinh tế đồng thời muốnmượn tay Nhật tiêu diệt cách mạng Trung Quốc và Liên Xô(Nhật tung ra màn khói báo chí là chống cộng sản quốc tế và chống Liên Xô)

- Trung Quốc gửi đơn khiếu nại tới Hội Quốc Liên song phản ứng của Hộirất yếu ớt và bất lực: chỉ lên án Nhật "kẻ xâm lược" khuyến cáo Nhật phải rút quânkhỏi khu vực dọc theo đường xe lửa

- Nhật tuyên bố chính thức rút ra khỏi Hội Quốc Liên để tự do hành động và

mở rộng việc xâm lược ra toàn lãnh thổ Trung Quốc

=>Hệ thống Vécxai - Oasinhtơn ở Viễn Đông tan vỡ.

2 Lò lửa chiến tranh thứ hai: Phát xít Đức.

- Hành động đầu tiên phá vỡ Hệ thống Vécxai - Oasinhtơn của Đức là nướcnày tự xoá bỏ việc bồi thường chiến tranh

- Đức tiến hành quân sự hoá bộ máy nhà nước, đòi tái thiết lập lực lượng vũtrang bằng lực lượng vũ trang của nước Pháp Hítle cũng vạch ra một kế hoạch xâmlược: đầu tiên của là chiếm châu Âu rồi đề ra kế hoạch Âu - Phi, Âu - Á để xâmchiếm các nước châu Phi và châu Á và các nước Mĩ la tinh

- 1933 Đức rút ra khỏi Hội Quốc Liên để tự do hành động

- Hitle từng bước tiến hành kế hoạch bành trướng của Đức, đòi sát nhậpnhững vùng đất ở châu Âu mà thiểu số người Đức sinh sống : Áo, Xarơ, một phần

Ba Lan, Tiệp Khắc…

Ngày đăng: 28/05/2016, 23:07

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình Lịch sử quan hệ quốc tế và phong trào giải phóng dân tộc Á – Phi – Mĩ Latinh, NXB Giáo dục, 1998 Khác
2. Nguyễn Quốc Hùng, Quan hệ quốc tế thế kỉ XX, NXB Giáo dục, 2000 Khác
3. Phan Ngọc Liên (Cb), Phương pháp dạy học lịch sử, NXB Giáo dục, 1999 Khác
4. Phan Ngọc Liên (Cb), Từ điển tri thức lịch sử phổ thông thế kỉ XX, NXB ĐHQG Hà Nội, 2002 Khác
5. Phan ngọc Liên (Cb), Sổ tay kiến thức lịch sử, NXB Giáo dục, 2002 Khác
6. Nguyễn Anh Thái (Cb), Lịch sử thế giới hiện đại, NXB Giáo dục, 2001 Khác
7. Trịnh Đình Tùng (Cb), Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử Trung học phổ thông, NXB Giáo dục, 2012 Khác
8. Vũ Dương Ninh (Cb), Lịch sử quan hệ quốc tế, NXB Giáo dục, 1999 Khác
9. Vũ Dương Ninh (Cb), Một số chuyên đề lịch sử thế giới, NXB ĐHQG Hà Nội, 2001 Khác
10. Một số tư liệu trên mạng Internet Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w