1.Việc giải quyết vụ án hình sự phải trải qua 7 giai đoạn tố tụng hình sự?Sai. Khi xét xử sơ thẩm mà các bên không kháng cáo, kháng nghị thì không cần phải xét xử phúc thẩm, hay giám đốc thẩm, tái thẩm.2.Trong mọi trường hợp bào chữa bắt buộc theo quy định tại khoản 2 Điều 57 Bộ luật TTHS, khi không có người bào chữa thì toà án hoãn phiên toà?Sai. Những trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 57 BLTTHS mà bị can, bị cáo và người đại diện hợp pháp của họ vẫn có quyền từ chối người bào chữa và phiên tòa vẫn làm việc.
Trang 1MÔN LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ
I/- CÂU NHẬN ĐỊNH:
1 Việc giải quyết vụ án hình sự phải trải qua 7 giai đoạn tố tụng hình sự?
Sai Khi xét xử sơ thẩm mà các bên không kháng cáo, kháng nghị thì không
cần phải xét xử phúc thẩm, hay giám đốc thẩm, tái thẩm
2 Trong mọi trường hợp bào chữa bắt buộc theo quy định tại khoản
2 Điều 57 Bộ luật TTHS, khi không có người bào chữa thì toà án hoãn phiên toà?
Sai Những trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 57 BLTTHS mà bị can,
bị cáo và người đại diện hợp pháp của họ vẫn có quyền từ chối người bào chữa và phiên tòa vẫn làm việc
3 Một trong các bên của quan hệ pháp luật TTHS bắt buộc phải là
cơ quan nhà nước có thẩm quyền?
Đúng Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở đây là những cơ quan tiến hành
tố tụng mang tính quyền lực nhà nước
4 Quan hệ pháp luật mang tính quyền lực nhà nước là quan hệ pháp luật tố tụng hình sự?
Sai Quan hệ pháp luật mang tính quyền lực nhà nước còn thể hiện ở tố
tụng dân sự và tố tụng hành chính
5 Phương pháp phối hợp-chế ước chỉ điều chỉnh các mối quan hệ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng?
Sai Phương pháp phối hợp chế ước là các phương pháp điều chỉnh các
quan hệ phát sinh giữa các chủ thể trong hoạt động của mình các chủ thể này phối hợp và chế ước lẫn nhau Ngoài việc điều chỉnh các mối quan hệ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng còn điều chỉnh các mối quan hệ xã hội khác như hợp đồng dân sự…
6. Xác định nhận định nào sau đây là đúng:
a Quan hệ pháp luật TTHS luôn mang tính quyền lực nhà nước.
b Quan hệ pháp luật hình sự luôn mang tính quyền lực nhà nước.
c Quan hệ pháp luật hành chính luôn mang tính quyền lực nhà nước.
d Mọi quan hệ pháp luật luôn mang tính quyền lực nhà n ư ớc .
e Nhận định a, b và c là đúng
7 Nguyên tắc nào trong số những nguyên tắc sau đây là nguyên tắc đặc thù của luật TTHS.
a Nguyên tắc xét xử công khai.
b Nguyên tắc hai cấp xét xử.
c Nguyên tắc đảm bảo quyền bình đẳng trước toà.
Trang 2d Nguyên tắc suy đoán vô tội.
e Nguyên tắc đ ảm bảo quyền bào chữa cho ng ư ời bị buộc tội.
f Nguyên t ắc xác đ ịnh sự thật vụ án
g Nguyên tắc xét xử trực tiếp, bằng lời nói và liên tục.
h Chỉ có nguyên tắc d, e
8 Nhận định nào sau đây là đúng:
a Quan hệ pháp luật TTHS phát sinh khi có tội phạm xảy ra.
b Quan hệ pháp luật TTHS phát sinh khi xác đ ịnh đ ư ợc dấu hiệu tội phạm.
c Quan hệ pháp luật TTHS phát sinh khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án hình sự.
d Tất cả đều đúng.
9 Nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao?
a Trong quá trình giải quyết vụ án HS, chỉ có cơ quan tiến hành tố tụng mới có nghĩa vụ phối hợp và chế ước lẫn nhau?
Sai Trong quá trình giải quyết vụ án ngoài cơ quan tiến hành tố tụng còn
có các chủ thể khác như hội thẩm nhân dân… cũng phối hợp và chế ước lẫn nhau
b Tất cả những người có quyền giải quyết vụ án HS đều là những người tiến hành tố tụng?
Sai Chỉ những người đại diện cho cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện các
hoạt động tố tụng hình sự nhằm giải quyết đúng đắn vụ án hình sự
c Tất cả những người tham gia tố tụng đều có quyền và lợi ích trong
vụ án đều có quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng?
Sai Chỉ những người được quy định tại Điều 43 BLTTHS mới có quyền
thay đổi người tiến hành tố tụng
10 Nhận định nào sau đây là đúng:
a Người bị hại là cá nhân, cơ quan, tổ chức bị tội phạm xâm hại?
b Người bị hại là cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về thể chất, tinh thần hoặc tài sản do tội phạm gây ra?
c Ng ư ời bị hại là ng ư ời bị thiệt hại về thể chất, tinh thần hoặc tài sản
do tội phạm gây ra?
11 Nhận định nào sau đây là đúng:
a Khai báo là quyền và nghĩa vụ của bị can, bị cáo.
b Khai báo là nghĩa vụ của bị can, bị cáo?
c Khai báo là quyền của bị can, bị cáo?
12 Nhận định nào sau đây là đúng:
a Người bào chữa là người bảo vệ quyền lợi cho người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự?
Trang 3b Người bào chữa là người bảo vệ quyền lợi cho người bị tạm giữ?
c Người bào chữa là người bảo vệ quyền lợi cho bị can, bị cáo?
d Ng ư ời bào chữa là ng ư ời bảo vệ quyền lợi cho ng ư ời bị tạm giữ, bị can, bị cáo?
e Tất cả các nhận định trên là đúng?
13 Nhận định nào sau đây là đúng:
a Người làm chứng là người trực tiếp biết tình tiết của vụ án?
b Người làm chứng là người trực tiếp biết tình tiết của vụ án và được
cơ quan, cá nhân có thẩm quyền mời làm chứng?
c Người làm chứng là người biết tình tiết của vụ án và được cơ quan,
cá nhân có thẩm quyền mời làm chứng?
d Nhận đ ịnh b, c là nhận đ ịnh đ úng?
e Tất cả các nhận định trên đều đúng?
14 Nhận định nào sau đây là đúng:
a Việc thay đổi thẩm phán do Chánh án toà án hoặc Chánh án toà án cấp trên trực tiếp quyết định.
b Việc thay đổi thẩm phán do hội đồng xét xử quyết định.
c Việc thay đổi thẩm phán do Chánh án toà án, Chánh án toà án cấp trên trực tiếp hoặc hội đồng xét xử quyết định.
15 Nhận định nào sau đây là đúng:
a Việc thay đổi Điều tra viên do Viện trưởng viện kiểm sát cùng cấp quyết định.
b Việc thay đổi Điều tra viên do thủ tr ư ởng c ơ quan điều tra quyết định.
c Nhận định a, b đều sai
16 Nhận định nào sau đây là đúng:
a Việc thay đổi Kiểm sát viên do Viện tr ư ởng viện kiểm sát hoặc Viện tr
ư ởng viện kiểm sát cấp trên trực tiếp quyết định.
b Việc thay đổi Kiểm sát viên do Chánh án toà án quyết định.
c Việc thay đổi kiểm sát viên do Hội đồng xét xử quyết định.
d Chỉ có nhận định a, c là đúng.
17 Nhận định nào sau đây là đúng:
a Người thân thích của bị can, bị cáo không được bào chữa cho bị can,
bị cáo.
b Người thân thích của người bị hại không được bào chữa cho bị can,
bị cáo.
c Người biết được tình tiết của vụ án không được bào chữa cho bị can,
bị cáo.
d Tất cả nhận định trên là sai.
Trang 418 Nhận định nào sau đây là đúng:
a Thẩm phán không được xét xử vụ án nếu họ có mối quan hệ thân thích với Điều tra viên đã điều tra vụ án đó.
b Hội thẩm không được xét xử vụ án nếu họ có mối quan hệ thân thích với kiểm sát viên giữ quyền công tố trong vụ án đó.
c Người bào chữa cho bị can, bị cáo không được bảo vệ quyền lợi cho
bị đơn dân sự trong vụ án đó.
d Người bào chữa có quyền kháng cáo bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật của toà án sơ thẩm.
e Chỉ có nhận định a, b là đúng.
19 Nhận định nào sau đây là đúng:
a Người tiến hành tố tụng trong một vụ án là Điều tra viên, kiểm sát viên, Thẩm phán, hội thẩm và thư ký toà án.
b Ng ư ời tiến hành tố tụng là thủ tr ư ởng, phó thủ tr ư ởng c ơ quan điều tra điều tra viên, viện tr ư ởng viện kiểm sát, phó viện tr ư ởng viện kiểm sát, kiểm sát viên, Chánh án, Phó chánh án toà án, thẩm phán, hội thẩm và th ư ký toà án
c A và b đều đúng.
20 Nhận định sau đây là đúng hay sai? tại sao?
a Mọi sự vật tồn tại khách quan mà có liên quan đến vụ án hình sự thì sẽ được coi là chứng cứ.
Sai Chứng cứ phải là những gì có thật được thu thập theo trình tự, thủ tục
của bộ luật tố tụng hình sự quy định mới được xem là chứng cứ
b Tất cả những người tiến hành tố tụng đều là những người có nghĩa vụ chứng minh vụ án hình sự.
Sai Thư ký tòa án không có nghĩa vụ chứng minh vụ án hình sự.
c Kết luận giám định là phương tiện chứng minh có thể thay thế được.
Đúng Kết luận giám định là phương tiện chứng minh (còn gọi là chứng
cứ), nếu kết luận giám định chưa rõ hoặc chưa đầy đủ thì có thể giám định bổ sung hoặc giám định lại theo thủ tục chung
21 Nhận định nào sau đây là đúng:
a Cơ sở lý luận của chứng cứ trong TTHS Việt Nam là Chủ nghĩa duy vật biện chứng của Triết học Mác Lênin.
b C ơ sở lý luận của chứng cứ trong TTHS Việt Nam là lý luận nhận thức của Chủ nghĩa duy vật biện chứng.
c Nhận định a, b đều đúng.
22 Nhận định nào sau đây là đúng:
a Đối t ư ợng chứng minh trong vụ án HS là hành vi phạm tội.
Trang 5b Đối t ư ợng chứng minh trong vụ án HS là tất cả các yếu tố cấu thành tội phạm.
c Đối tượng chứng minh trong vụ án hình sự là dấu hiệu tội phạm.
d Tất cả nhận định trên là sai.
23 Nhận định nào sau đây là đúng:
a Nghĩa vụ chứng minh vụ án HS thuộc về người tham gia và người tiến hành tố tụng.
b Nghĩa vụ chứng minh vụ án HS thuộc về bị cán, bị cáo.
c Nghĩa vụ chứng minh vụ án HS thuộc về c ơ quan tiến hành tố tụng, ng
ư ời tiến hành tố tụng
24 Nhận định nào sau đây là đúng:
a Thẩm quyền đánh giá chứng cứ thuộc về những cơ quan tiến hành tố tụng và những người tiến hành tố tụng.
b Thẩm quyền đánh giá chứng cứ thuộc về Điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán và hội thẩm.
c Các nhận định trên đều đúng.
25 Nhận định sau đây là đúng hay sai? tại sao?
a Biện pháp ngăn chặn chỉ được áp dụng đối với bị can, bị cáo?
Đúng Biện pháp ngăn chặn là để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có
căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội cũng như để đảm bảo cho việc thi hành án
b Lệnh bắt người của cơ quan điều tra trong mọi trường hợp phải có
sự phê chuẩn của Viện kiểm sát cùng cấp?
Đúng Trong mọi trường hợp, việc bắt khẩn cấp phải được báo ngay cho
viện kiểm sát cùng cấp bằng văn bản kèm theo tài liệu liên quan để xét phê chuẩn
c Người chưa thành niên chỉ bị tạm giam khi họ phạm tội rất nghiêm trọng?
Sai Theo điều 303 BLTTHS thì người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi có thể
chỉ bị tạm giam khi phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng Người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi có thể chỉ bị tạm giam khi phạm tội nghiêm trọng do cố ý, phạm tội rất nghiêm trọng hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng
d Biện pháp tạm giam không được áp dụng đối với bị can, bị cáo là phụ nữ đang mang thai, người già yếu?
Sai Nếu bị can, bị cáo là phụ nữ đang mang thai, người già yếu mà bỏ
trốn và bị bắt theo lệnh truy nã, đã áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng vẫn tiếp tục phạm tội hoặc các tội xâm phạm an ninh tổ quốc mà có đủ căn cứ cho rằng không tạm giam sẽ gây nguy hại cho quốc gia Tất cả các trường hợp trên đều có thể áp dụng biện pháp tạm giam theo điều 88 BLTTHS
Trang 6e Biện pháp bão lãnh chỉ áp dụng đối với bị can, bị cáo phạm tội ít nghiêm trọng.
Sai Ngoài việc căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của
hành vi phạm tội phải xét tới nhân thân của bị can, bị cáo và do cơ quan điều tra, viện kiểm sát hoặc toà án nhân dân có thể quyết định việc cho họ được bảo lãnh
26 Nhận định nào sau đây là đúng:
a Biện pháp ngăn chặn chỉ được áp dụng trong quá trình giải quyết vụ
án HS.
b Biện pháp ngăn chặn là biện pháp mang tính chất lựa chọn khi áp dụng.
c Biện pháp ngăn chặn đ ư ợc áp dụng không phụ thuộc vào ý chí của ng
ư ời bị áp dụng.
Các nhận định trên là đúng.
27 Nhận định sau đây là đúng hay sai? tại sao?
a Cơ quan, tổ chức bị xâm phạm được xem là người bị thiệt hại?
Sai Là cơ quan tổ chức bị thịêt hại, còn người bị thiệt hại là cá nhân bị thiệt
hại về thể chất, tinh thần hoặc tài sản do tội phạm gây ra
b Luật sư là người bào chữa?
Sai Chỉ những luật sư tham gia tố tụng và đứng về bên bị cáo mới là người
bào chữa
c Người bào chữa là luật sư?
Sai Còn có bào chữa viên nhân dân và người đại diện hợp pháp.
II/- BÀI TÌNH HUỐNG
28 Ban đêm A và B cùng nhau đi đến cơ quan X để trộm cắp tài sản của cơ quan Trên đường đi A và B gặp C (C 17 tuổi, con ông H) và đã rủ C cùng tham gia phi vụ, C đồng ý cùng đi Đến nơi C được A, B phân công đứng ngoài canh gác, còn chúng thì thực hiện kế hoạch đã định Sau khi trộm được một số tài sản, chúng trộm thêm chiếc xích lô của anh N để chở tài sản trộm được đi tiêu thụ Sáng hôm sau C ăn năn, hối cải nên đã đến cơ quan công an
tự thú Hãy xác định tư cách tố tụng của những người nói trên.
-A, B có hành vi trộm cắp tài sản và C là đồng phạm C đến công an tự thú
là hành vi tự ý nữa chừng chấm dứt phạm tội, đối với hành vi này có thể xem xét miễn truy cứu trách nhiệm hình sự đối với C
-Do vụ trộm cắp cơ quan điều tra chưa khởi tố nên những người nói trên chưa xác định được tư cách tố tụng
Trang 729 Nguyễn Văn H (20 tuổi) đã thực hiện hành vi cướp xe máy của B đang đi trên đường và bị bắt quả tang H đã bị cơ quan Điều tra khởi tố về tội cướp tài sản Ông A là cha của H hiện là luật sư tham gia tố tụng để bảo vệ quyền lợi cho H Hãy xác định tư cách tố tụng của A, B, H trong quá trình giải quyết vụ án HS nói trên?
Tình tiết bổ sung: Trong quá trình điều tra, cơ quan điều tra biết được rằng chiếc xe máy mà B sử dụng là xe của cơ quan X giao cho B đi công tác.
Hỏi: Tư cách tố tụng của người nào có thể bị thay đổi? Có tư cách
tố tụng nào xuất hiện khi phát hiện tình tiết này không?
-H là bị can;
-A người bào chữa;
-B là người bị hại
Trong quá trình điều tra, cơ quan điều tra biết được rằng chiếc xe máy mà B
sử dụng là xe của cơ quan X giao cho B đi công tác, tư cách tố tụng của B bị thay đổi, tư cách tố tụng mới là cơ quan X nguyên đơn dân sự
30 Ông H trình bày với cơ quan điều tra là ông được con trai tên X kể lại rằng X đã nhìn thấy A và B lúc đầu cãi nhau sau đó đánh nhau, B đấm một cú vào mặt A, A tức giận rút dao găm dấu trong người ra thì B bỏ chạy A đuổi theo đâm vào lưng B một nhát dao B được đưa đi cấp cứu nhưng đã chết trên đường đi vì vết thương quá nặng Cơ quan điều tra triệu tập X đến lấy lời khai
và lời khai của X phù hợp với lời khai của ông H đã trình bày với cơ quan điều tra Trong quá trình hỏi cung, bị can A đã trình bày với cơ quan điều tra là do
B khoẽ hơn mình mà lại đánh mình trước nên đã không kìm chế được và cũng
là để tự vệ nên A mới rút dao ra đâm Qua khám nghiệm hiện trường cơ quan điều tra thu được một con dao găm, trên cán dao có dấu vân tay của A và trên lưỡi dao có dính vết máu thuộc nhóm máu của B
Hỏi:
a Hãy xác định các loại phương tiện chứng minh trong vụ án nói trên.
Các loại phương tiện chứng minh trong vụ án trên là:
-Vật chứng: Con dao găm cơ quan điều tra thu được tại hiện trường có dính vết máu thuộc nhóm máu của B
-Lời khai của của những người tham gia tố tụng:
+Bị can A;
+Nhân chứng X -Kết luận giám định:
+Dấu vân tay của A;
+Xác định nhóm máu dính trên dao và nhóm máu của B
-Các biên bản lấy lời khai:
+Nhân chứng X;
+Bị can A
b Hãy xác định các loại chứng cứ trong các phương tiện chứng minh
này.
Trang 8-Chứng cứ trực tiếp: Con dao găm; vết máu thuộc nhóm máu của B; dấu vân tay của A và lời khai của A
-Chứng cứ gián tiếp: Lời khai của ông H và con trai tên X
-Chứng cứ gốc: Biên bản khám nghiệm hiện trường; biên bản ghi lời khai của bị can A; biên bản khám nghiệm tử thi; biên bản của cơ quan giám định dấu vân tay của A và nhóm máu của nạn nhân
-Chứng cứ thuật lại: Biên bản ghi lời khai của ông H và con trai tên X
-Chứng cứ buộc tội: A đuổi theo và đâm vào lưng B một nhát dao; B chết trên đường đi cấp cứu
-Chứng cứ gỡ tội: B khõe hơn A; B đánh trước; B đấm một cú vào mặt A, khai báo trung thực của A
31 Thẩm phán chủ toạ phiên toà tình cờ biết được một số tình tiết của vụ
án mà mình đang xét xử Những tình tiết này không được phản ánh trong hồ
sơ vụ án chuyển từ viện kiểm sát qua Khi thực hiện hoạt động xét xử thẩm phán có được sử dụng những thông tin mà mình biết được để làm chứng cứ kết luận về vụ án không? Tại sao?
Không Những tình tiết của vụ án được xem là chứng cứ phải được thu thập theo một trình tự, thủ tục mà BLTTHS quy định Việc tình cờ biết được một số tình tiết vụ án chưa phải là chứng cứ để kết luận vụ án Trách nhiệm thu thập thông tin, chứng cứ là của cơ quan điều tra, viện kiểm sát trong quá trình khởi tố
và truy tố vụ án Giới hạn của việc xét xử được quy định tại Điều 196 BLTTHS:
“Tòa án chỉ xét xử những bị cáo và những hành vi theo tội danh mà viện kiểm sát truy tố và tòa án đã quyết định đưa ra xét xử…”
32 Trinh sát HS trong quá trình phá án đã nắm được một số thông tin về tội phạm Những thông tin này không được phản ánh trong hồ sơ vụ án Toà
án có quyền sử dụng các thông tin này bằng cách mời trinh sát hình sự tham gia với tư cách là người làm chứng không? tại sao?
Có Tòa án có quyền triệu tập trinh sát HS tham gia với tư cách người làm chứng tại phiên tòa để làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án mà trong hồ sơ vụ án chưa được phản ánh, các tài liệu đạ có trong hồ sơ vụ án hoặc mới đưa ra khi xét hỏi đều phải được công bố tại phiên tòa (Điều 214 BLTTHS) Nếu đó là những tình tiết quan trọng mà trinh sát hình sự do tòa triệu tập với tư cách người làm chứng vắng mặt thì hội đồng xét xử có thể quyết định hoãn phiên tòa (Điều 192 BLTTHS)
33 Xí nghiệp dược phẩm tỉnh A báo cho cơ quan điều tra biết đêm qua kho của xí nghiệp đã bị kẻ gian đột nhập lấy đi một số dược liệu quý.Cùng ngày
có người ở gần kho dược liệu cho biết đã nhìn thấy một người lạ mặt lảng vảng
ở khu vực kho vào thời điểm xảy ra vụ trộm Theo sự mô tả của người này, cơ quan điều tra đã nhận diện được một người lạ mặt ở bến xe ô tô, qua kiểm tra hành chính thấy người này mang 3 kg thuốc phiện.
Hỏi:
Trang 9a Theo quy định của pháp luật TTHS thì cơ quan tiến hành tố tụng có
quyền bắt người đó trong trường hợp nói trên hay không? Nếu có thì đó là bắt người trong trường hợp nào?
Có Việc bắt người này là trong trường hợp phạm tội quả tang lưu hành hàng cấm (Đ48 BLTTHS)
b Giả định người đó mang theo 3 Kg dược liệu quý và xác định đó là số
dược liệu lấy từ kho của xí nghiệp thì phải giải quyết như thế nào?
Nếu xác định 3 Kg thuốc phiện đó là dược liệu quý lấy từ kho của xí nghiệp dược phẩm tỉnh A thì người đó sẽ bị bắt trong trường hợp khẩn cấp do phát hiện dấu vết của tội phạm là trộm cắp và tẩu tán hàng cấm (Điều 81 BLTTHS)
34 Trong khi tuần tra, anh A (là cảnh sát khu vực) phát hiện B và C đang trộm cắp tài sản của ông H, anh A đã bắt đựoc B, còn C bỏ chạy không bắt được Sáng hôm sau trên đường đi đến trụ sở cơ quan anh A phát hiện C đang ngồi trong quán cà phê, anh A đã cùng đồng đội bắt được C.
Hỏi việc bắt B và C là đúng hay sai? Tại sao?
Việc bắt B và C là đúng, vì:
-Khi tuần tra Cảnh sát khu vực A phát hiện trộm cắp tài sản và bắt được B đây là trường hợp bắt người phạm tội quả tang (Đ 48 BLTTHS)
-Trường hợp phát hiện dấu vết tội phạm (trộm cắp tài sản) ở C nếu xét thấy cần ngăn chặn ngay việc C bỏ trốn thì việc bắt C là trường hợp bắt người trong trường hợp khẩn cấp (Điều 81 BLTTHS)
35 A gây thương tích cho B, hành vi gây thương tích ứng với khoản 1 Điều 104 BLHS B không yêu cầu khởi tố, tuy nhiên cơ quan điều tra nhận thấy hành vi phạm tội của A cần phải điều tra, truy tố và xét xử để phục vụ cho công tác đấu tranh phòng chống tội phạm Vì vậy cơ quan điều tra đã khởi tố VAHS trên với lý do vì lợi ích chung cho xã hội.
Hỏi: Việc khởi tố trên của cơ quan điều tra đúng hay sai? Tại sao?
Việc khởi tố trên của cơ quan điều tra là sai Vì theo quy định tại Điều
105 Bộ luật TTHS: “Những vụ án về các tội phạm được quy định tại
khoản 1 các điều 104, 105, 106, 108, 109, 111, 113, 121, 122, 131 và
171của Bộ luật hình sự chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại
hoặc của người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành
niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất…”
36 A đã thực hiện hành vi trộm cắp tài sản của B, tài sản trị giá 3 triệu đồng B đã tố giác hành vi phạm tội của A với cơ quan công an.
a Hãy xác định trình tự khởi tố vụ án hình sự nói trên?
Trình tự khởi tố vụ án hình sự theo các bước như sau:
-Tiếp nhận thông tin từ việc tố giác của công dân B
Trang 10-Kiểm tra và xác minh các tin tức về tội phạm A để xác định dấu hiệu tội phạm Ở đây A đã phạm tội trộm cắp tài sản quy định tại khoản 1 Điều 138 BLHS
-Cơ quan có thẩm quyền tiến hành khởi tố vụ án hình sự đối với A
b Sau khi cơ quan có thẩm quyền khởi tố, trong quá trình điều tra, A và
B đã tự thỏa thuận phần bồi thường B đã làm đơn yêu cầu cảnh sát điều tra đình chỉ điều tra Nêu hướng giải quyết vụ án của cơ quan điều tra?
Tuy B đã làm đơn yêu cầu cảnh sát điều tra đình chỉ điều tra do A và B đã
tự thỏa thuận bồi thường, nhưng đây chỉ là tình tiết giảm nhẹ trong quá trình xét
xử mà không đình chỉ điều tra do đây là vụ án về tội trộm cắp tài sản không quy định tại Điều 105 BLTTHS (khởi tố theo yêu cầu của người bị hại)
c Thẩm quyền khởi tố vụ án này thuộc cơ quan nào khi:
-A là dân thường.
-A là kiểm sát viên.
-A là quân nhân đã bị loại ngũ.
(Cho biết A có đủ điều kiện của 1 chủ thể tội phạm)
-Nếu A là dân thường hoặc là quân nhân đã bị loại ngũ thì thẩm quyền khởi
tố thuộc cơ quan công an điều tra
-Nếu A là kiểm sát viên thì thẩm quyền khởi tố thuộc cơ quan điều tra của Viện kiểm sát
37 Nguyễn Văn A là quân nhân thuộc đơn vị Q về nghĩ phép tại huyện
X Khi nghĩ phép, A đã rủ B là dân thường trong cùng huyện X đi cướp tài sản của C, là người cũng trong huyện X.
Hỏi: Vụ án này do cơ quan nào có thẩm quyền điều tra? Tại sao?
Nguyễn Văn A là quân nhân phạm tội thì thẩm quyền điều tra thuộc cơ quan quân sự
B là dân thường thuộc thẩm quyền điều tra của công an nhân dân
Tuy nhiên, việc đi cướp tài sản của C thì A và B là đồng phạm Căn cứ phân định thẩm quyền điều tra là dựa vào thẩm quyền xét xử của tòa án Vụ cướp tài sản có dính líu đến quân nhân nên việc điều tra sẽ do cơ quan điều tra quân sự thụ lý do không thể tách rời vụ án để xét xử
38 Nguyễn Văn A là quân nhân, nhập ngũ ngày 1/12/1995 đến ngày 1/12/1997 được xuất ngũ về địa phương sinh sống tạo Đồng Nai Ngày 1/2/1998 A xuống đơn vị cũ để thăm một số bạn bè Lợi dụng sơ hở của đơn vị,
A đã trộm một khẩu súng AK và vượt biên sang Campuchia thì bị bắt giữ Quá trình điều tra được biết:
Ngày 1/1/1995 A phạm tội cướp tài sản của ông H tại Đồng Nai Trong thời gian phục vụ trong quân đội, A đã trộm một số quân trang của anh em trong đơn vị đem bán kiếm tiền tiêu xài.
Hỏi: Trong các vụ án trên, cơ quan nào có thẩm quyền điều tra?
Trong các vụ án trên thì thẩm quyền điều tra được phân định như sau: