1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

TIỂU LUẬN tìm HIỂU về một THƯƠNG vụ sáp NHẬP

27 2,3K 25

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 392,13 KB

Nội dung

MỤC LỤCLỜI MỞ ĐẦU Mua bán và sáp nhập doanh nghiệp hay còn gọi tắt là M&A là một khái niệm còn tương đối mới mẻ ở Việt Nam, nhưng trên thực tế thời gian qua đã có nhiều thương vụ đã được

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU

Mua bán và sáp nhập doanh nghiệp hay còn gọi tắt là M&A là một khái niệm còn tương đối mới mẻ ở Việt Nam, nhưng trên thực tế thời gian qua đã có nhiều thương vụ đã được thực hiện thành công ở Việt Nam Thông qua các thương vụ M&A các doanh nghiệp không chỉ có thêm một nguồn tài chính đơn thuần mà còn thiết lập được mối quan hệ đối tác chiến lược, qua đó tăng thêm giá trị qua năng lực quản lý, công nghệ và các kênh phân phối sản phẩm… M&A còn là xu thế tất yếu của một nền kinh tế phát triển Việt Nam được xem như là một nền kinh tế hội

tụ được các yếu tố hấp dẫn đối với thị trường M&A, như: tốc độ tăng trưởng nhanh, ổn định, nhu cầu nội tại của thị trường, vì thế những tín hiệu lạc quan của các nhà đầu tư, cùng với môi trường pháp lý trong lĩnh vực mua bán và sáp nhập đang dần được hoàn thiện Cùng với sự góp mặt của hàng loạt quỹ đầu tư trong và ngoài nước, thị trường M&A nước ta nóng dần lên

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, việc gia nhập toàn cầu, việc cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp… là những dấu hiệu thúc đẩy hoạt động M&A Tuy nhiên, hoạt động này gặp không ít khó khăn bởi các quy định pháp luật, sự hiểu

Trang 2

biết về M&A còn hạn chế và hoạt động kém hiệu quả của bên tư vấn], môi giới Trong thời gian tới khi mà Việt Nam đã gia nhập WTO và việc cạnh tranh tốt hơn trước các đối thủ thì M&A sẽ có xu hướng ngày càng tăng và đóng vị trí quan trọng trong chiến lược kinh tế của nhà nước.

Một thương vụ sáp nhập đã từng thu hút sự quan tâm của dư luận là việc Công

ty cổ phần Xi măng Hà Tiên 2 sáp nhập vào Công ty cổ phần Xi măng Hà Tiên 1 Đây là 2 doanh nghiệp niêm yết đầu tiên thực hiện thương vụ sáp nhập ở Việt Nam Ta có thể khẳng định tính cấp thiết và ý nghĩa quan trọng của thương vụ này Chính vì vậy, nhóm em chọn đề tài " Tìm hiểu thương vụ Công ty cổ phần Xi măng

Hà Tiên 2 sáp nhập vào Công ty cổ phần Xi măng Hà Tiên 1" làm đề tài nghiên cứu Do kiến thức còn hạn chế và thời gian viết bài có hạn nên vấn đề trình bày không tránh khỏi những thiếu sót Vì vậy, nhóm em mong nhận được sự đóng góp

ý kiến của cô để đề tài thêm hoàn thiện

Trang 3

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP DOANH

NGHIỆP

1.1 Khái niệm chung về mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A)

M&A được viết tắt bởi hai từ tiếng Anh là Mergers (sáp nhập) and

Acquisitions (mua lại) là một thuật ngữ chuyên ngành trong lĩnh vực tài chính kinh doanh và quản trị chiến lược M&A là hoạt động giành quyền kiểm soát doanh nghiệp, doanh nghiệp thông qua việc sở hữu một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp

đó

Sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn

bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập

Hợp nhất doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp chuyển toàn bộ

tài sản, quyền, nghĩa vụ, và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các doanh nghiệp bị hợp nhất

Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp mua toàn bộ hoặc một phần

tài sản của doanh khác đủ để kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề của doanh nghiệp bị mua lại

Mục đích của M&A là giành quyền kiểm soát doanh nghiệp ở mức độ nhất định chứ không đơn thuần chỉ là sở hữu một phần vốn góp hay cổ phần của doanh nghiệp như các nhà đầu tư nhỏ, lẻ Vì vậy, khi một nhà đầu tư đạt được mức sở hữu phần vốn góp, cổ phần của doanh nghiệp đủ để tham gia, quyết định các vấn đề quan trọng của doanh nghiệp thì khi đó mới có thể coi đây là hoạt động M&A Ngược lại, khi nhà đầu tư sở hữu phần vốn góp, cổ phần không đủ để quyết định các vấn đề quan trọng của doanh nghiệp thì đây chỉ được coi là hoạt động đầu tư thông thường

Các hình thức mua bán và sáp nhập doanh nghiệp:

- Góp vốn trực tiếp vào doanh nghiệp

- Mua lại phần vốn góp hoặc cổ phần đã phát hành của công ty

- Sáp nhập doanh nghiệp

- Hợp nhất doanh nghiệp

- Chia tách doanh nghiệp

Trang 4

=> Trong đó, hình thức góp vốn vào doanh nghiệp và mua lại phần vốn góp hoặc cổ phần doanh nghiệp là những hoạt động chính và phổ biến nhất.

1.2 Quy trình mua bán và sáp nhập doanh nghiệp

Quy trình M&A hiệu quả cho doanh nghiệp:

- Bước 1: Tiếp cận doanh nghiệp

- Bước 2: Thẩm định pháp lý

- Bước 3: Định giá doanh nghiệp

- Bước 4: Đàm phán

- Bước 5: Ký kết hợp đồng

- Bước 6: Thay đổi đăng ký kinh doanh

- Bước 7: Xử lý sau M&A

1.3 Động cơ của mua bán và sáp nhập doanh nghiệp

- Hợp lực thay cho cạnh tranh

- Nâng cao hiệu quả kinh tế

- Tham vọng bành trướng tổ chức và tập trung quyền lực thị trường

- Giảm chi phí gia nhập thị trường

- Thực hiện chiến lược đa dạng hóa và dịch chuyển trong chuỗi giá trị

- Lý do đầu cơ

1.4 Lợi ích của mua bán và sáp nhập doanh nghiệp

M&A đưa lại lợi ích to lớn cho tất cả các bên tham gia Nó không chỉ giúp các doanh nghiệp lớn giảm chi phí đầu tư, giúp các doanh nghiệp yếu kém thoát khỏi nguy cơ phá sản mà còn giúp doanh nghiệp mới tạo ra sau M&A có đầy đủ các tiềm lực và thuận lợi để phát triển lớn mạnh và đạt được lợi thế cạnh tranh tren thương trường

Đối với các doanh nghiệp đang làm ăn thua lỗ, bị suy thoái hoặc lợi thế cạnh tranh bị giảm sút, thiếu sự thích nghi đối với môi trường kinh doanh mới … thì M&A là lời giải giúp họ tránh thua lỗ triền miên Ngay cả với những doanh nghiệp đang hoạt động bình thường, M&A cũng là cách thức giúp họ mở rộng quy mô, tăng cơ hội kinh doanh, mở rộng thị trường và giành thị phần của đối thủ cạnh tranh

Đối với các nhà đầu tư, M&A là một cách thức hiệu quả để họ bước vào thị trường một cách nhanh chóng mà không cần mất thời gian để tìm kiếm một dự án hay làm các thủ tục hành chính Bên cạnh đó M&A cũng giúp các doanh nghiệp

Trang 5

tiết kiệm chi phí bôi trơn khi thành lập một doanh nghiệp mới, tạo ra một thị trường mới và các chi phí phát sinh khác.

CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG M&A TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

2.1 Tổng quan về hoạt động M&A trên thế giới

Trên thế giới, sáp nhập được xem là hình thức hai hay nhiều công ty hợp nhất lại thành một và kết quả là hình thành một pháp nhân mới, còn mua lại là việc một công ty mua lại một công ty khác và không tạo ra một pháp nhân mới M&A hiện đang diễn ra phổ biến tại các quốc gia trên thế giới

Các hoạt động M&A thường xảy ra theo kiểu làn sóng (M&A waves) và đã có hơn 100 năm nay Làn sóng M&A được biết đến trong khoảng thời gian chuyển giao từ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh sang chủ nghĩa tư bản độc quyền với sự hình thành của các tập đoàn công nghiệp khổng lồ trong giai đoạn 1895-1905 Đây

là giai đoạn đánh dấu thời kỳ đỉnh cao trong quá trình tập trung tư bản của nền kinh tế thế giới cùng với sự phát triển với tốc độ cao của các cường quốc kinh tế mới nổi như Hoa Kỳ, Đức, Nhật Bản Cuộc đại sáp nhập này bắt nguồn từ tình trạng khủng hoảng thừa năm 1893 khi lượng cầu suy yếu kéo theo giá tiêu dùng giảm mạnh Đứng trước nguy cơ này, hàng loạt công ty Mỹ đã thực hiện sáp nhập ngang với nhau nhằm tạo ra những dây chuyền sản xuất khổng lồ và hoạt động M&A được biết đến từ đó

Hoạt động M&A trên thế giới trải qua những thăng trầm cùng với sự phát triển của nền kinh tế, đặc biệt là sự phát triển của thị trường tài chính thế giới, với

6 chu kỳ đỉnh cao tương ứng cho 6 làn sóng M&A Mỗi làn sóng xuất hiện do sự kết hợp của nhiều điều kiện khác nhau và đều có những đặc điểm riêng biệt., Dù vậy, vẫn có điểm tương đồng giữa chúng:

- Làn sóng thứ nhất: làn sóng đường ray xe lửa – the railroad wave (1895-19055)

- Làn sóng thứ hai: làn sóng ô tô – the automobile wave (1918-1930)

- Làn sóng thứ ba: làn sóng sáp nhập tổ hợp – the conglomerate (1965-1970)

- Làn sóng thứ tư: làn sóng thâu tóm - the take-over wave (1980-1990)

- Làn sóng thứ năm: làn sóng đầu cơ và đại sáp nhập – the mega-merger wave (1992-2001)

Trang 6

- Làn sóng thứ sáu: làn sóng thông tin và toàn cầu hóa – the globalization wave (2003-2008)

Như vậy, lịch sử M&A với 6 làn sóng cho thấy hầu hết các chu kỳ hoạt động mạnh mẽ của M&A đều rơi vào những giai đoạn kinh tế phát triển, nhất là giai đoạn thị trường chứng khoán tăng trưởng mạnh, đặc biệt nó được kích thích bởi các tác động kinh tế-xã hội lớn Khi nền kinh tế suy thoái hay gặp khủng hoảng, cầu về M&A giảm sút dù xuất hiện nhiều nguồn cung giá rẻ, vì hầu hết các doanh nghiệp ít nhiều đều gặp khó khăn và đều phải tìm cách trụ vững trước khi nghĩ đến việc tiếp quản những gánh nợ khác

Năm 2013, tổng giá trị M&A toàn cầu đạt 2.215 tỷ đô, trong đó các thương vụ M&A diễn ra nhiều nhất trong lĩnh vực công nghệ thông tin, truyền thông chiếm tới 23% Đối với khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, giá trị M&A đạt 403,4 tỷ đô tăng 15% so với năm 2012, trong đó Nhật Bản là quốc gia có những thương vụ M&A lớn với tổng giá trị M&A đạt 42,9 tỷ đô (chủ yếu trong các lĩnh vực bất động sản, xây dựng và giao thông vận tải)

Cho tới nay, hàng loạt các vụ mua bán và sáp nhập đã diễn ra trên khắp thế giới, khắp các ngành nghề, khắp các công ty, tập đoàn cả trong và ngoài nước

2.2 Tổng quan về hoạt động M&A tại Việt Nam

Tại Việt Nam, về mặt pháp lý, theo quy định tại Điều 17 Luật Cạnh tranh (2004) thì “Sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp mua toàn bộ hoặc một phần tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề của doanh nghiệp bị mua lại” Dù là hai hoạt động khác nhau về bản chất nhưng M&A chính là sự thay đổi cấu trúc doanh nghiệp theo chiều hướng tạo ra những giá trị lớn hơn, mở rộng các cơ hội kinh doanh mới, nâng cao vị thế kinh doanh và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Như vậy, đây cũng chính là lý do hai thuật ngữ này thường được sử dụng song song và có mối liên kết với nhau Ngoài

ra, hoạt động M&A tại Việt Nam còn chịu sự điều chỉnh của các Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Chứng khoán và các văn bản quy phạm phạm luật khác

Trang 7

2.2.1 Diễn biến hoạt động M&A tại Việt Nam

Trước năm 2007, mỗi năm Việt Nam chỉ có không quá 50 thương vụ M&A, với giá trị giao dịch cao nhất khoảng 300 triệu USD Bắt đầu từ năm 2009, giá trị của các thương vụ M&A đã đạt hơn 1,08 tỷ USD và đến năm 2012 giá trị này đã tăng thành 5,1 tỷ USD Theo dự kiến của các chuyên gia, tốc độ tăng trưởng của hoạt động này đến năm 2017 có thể đạt 25-30%

Các doanh nghiệp Việt Nam cũng ngày càng tích cực trong việc mua hoặc nhận sáp nhập, tỷ lệ này tăng từ 22% năm 2008 lên 45% năm 2012 Các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều hoạt động M&A phải kể đến Tập đoàn Masan, Tập đoàn Kinh Đô, Viettel, Vingroup Trong tương lai, các thương vụ M&A có thể diễn ra trong nhiều lĩnh vực nhưng phải kể đến xu hướng bán lại cổ phần cho các đối tác nước ngoài trong các ngân hàng, diễn ra mạnh mẽ từ năm 2005 đến nay Các thương vụ M&A lớn như Ngân hàng Á Châu (ACB) bán 15% cổ phần cho Ngân hàng Standard Chartered, Ngân hàng Techcombank bán 20% cổ phần cho Ngân hàng HSBC, Ngân hàng An Bình bán 20% cổ phần cho Ngân hàng BNP Paribas, Ngân hàng Đại Á bán 49% cổ phần cho Ngân hàng Tín Nghĩa, Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank) bán 20% cổ phần cho Ngân hàng Tokyo-Mitshubishi UFJ, …Năm 2013, Việt Nam đã chứng kiến nhiều thương vụ M&A có giá trị cao với sự tham gia của nhiều nhà đầu tư nước ngoài trên nhiều ngành, lĩnh vực

Trang 8

Các thương vụ M&A lớn trong năm 2013

Trang 9

Đặc điểm dễ nhận thấy của các hoạt động M&A ở Việt Nam là đa số các vụ M&A đáng kể đều có yếu tố nước ngoài, chiếm 66% Sự hiện diện của các doanh nghiệp nước ngoài trong các thương vụ M&A của Việt Nam đã thể hiện rõ mức thu hút của thị trường Việt Nam và nhu cầu thâm nhập thị trường của các nhà đầu tư

Trang 10

nước ngoài vào thị trường Việt Nam không phải qua hình thức đầu từ trực tiếp (FDI) mà qua việc liên kết với các đối tác quốc gia Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nước ngoài thường có ưu thế hơn về kinh nghiệm, trình độ quản lý trong việc tiến hành các hoạt động M&A và cả tiềm lực tài chính để thực hiện các thương vụ có giá trị lên tới hàng chục triệu USD mà các doanh nghiệp Việt chưa đủ khả năng thực hiện Đồng thời, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và thực thi các cam kết của Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO), hoạt động M&A là biện pháp tối ưu

để doanh nghiệp nước ngoài tiếp cận thị trường trong nước hiệu quả mà không mất chi phí thành lập, xây dựng thương hiệu hay thị phần ban đầu vì có thể khai thác và tận dụng nguồn lực có sẵn từ các đối tác trong nước

Trong số các nhà đầu tư nước ngoài, đối tác Nhật Bản chiếm ưu thế trong các hoạt động M&A tại Việt Nam, tiếp theo là Mỹ và Singapore Nền kinh tế Nhật Bản

Trang 11

được xây dựng trên mô hình phát triển hình tháp mở rộng với chân hình tháp là các doanh nghiệp nhỏ và vừa với năng lực sản xuất nội địa cao, các tầng trên sẽ là các doanh nghiệp trung bình và trên cùng là các doanh nghiệp cỡ lớn Để có thể phát triển bền vững, các tập đoàn kinh tế, các doanh nghiệp lớn (như Mitshubishi, Toyota, Nissan …) ở tầng tháp trên cùng đều đã phải trải qua một quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp thông qua các hoạt động M&A trong và ngoài nước Doanh nghiệp Nhật Bản thường thâm nhập thị trường Việt Nam bằng các hoạt động M&A thay vì đầu tư vốn trực tiếp trên nhiều lĩnh vực như hàng thực phẩm, tiêu dùng (Quỹ DIAIF mua 25% cổ phần của Nutifood, Unicharm mua 95% cổ phần của Diana), chứng khoán (SBI Securities mua lại 20% cổ phần của Công ty chứng khoán FPT, Nikko Cordial mua lại 15% cổ phần của Công ty chứng khoán Dầu khí), ngân hàng (Ngân hàng Mizuho mua lại 15% cổ phần của Ngân hàng VCB), viễn thông di động (Công ty NTT DoCoMo mua lại 25% cổ phần của Công ty truyền thông VMG), bảo hiểm (Sumitomo mua cổ phần của Tập đoàn Bảo Việt) …Như vậy, có thể thấy việc đầu tư vào các hoạt động M&A ở Việt Nam đã mang lại cho các doanh nghiệp Nhật Bản nhiều lợi ích Bên cạnh lợi thế nguồn vốn dồi dào, các doanh nghiệp Nhật Bản đã tận dụng được những biến đổi của thị trường Việt Nam để thực hiện đầu tư có lời, mua cổ phần với giá hợp lý trong những thời điểm thị trường sụt giá, qua đó từng bước tìm hiểu kỹ hơn về thị trường trước khi đầu tư lớn hơn Ngược lại, về phía mình các doanh nghiệp Việt Nam có thể tận dụng được kinh nghiệm, công nghệ và khả năng quản lý, phát triển kinh doanh của các doanh nghiệp Nhật Bản Các doanh nghiệp lớn có cơ hội gia tăng giá trị doanh nghiệp, xây dựng chiến lược lâu dài để phát triển bền vững Các doanh nghiệp nhỏ tận dụng nguồn vốn đầu tư để tăng vốn, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, tận dụng hệ thống khách hàng mở rộng mạng lưới sản xuất kinh doanh Các doanh nghiệp đang thua lỗ có thể cải tổ lại doanh nghiệp, giảm số lượng hàng tồn kho, phục hồi, sản xuất trở lại và tránh nguy cơ phá sản.

Các doanh nghiệp Việt Nam tùy theo phạm vi, quy mô và tính chất của ngành, nghề kinh doanh cần phát huy được những lợi thế này của hoạt động M&A Tuy nhiên, để các hoạt động M&A do doanh nghiệp Việt Nam thực hiện có tỷ lệ thành công cao và nâng cao giá trị gia tăng cho các thương vụ M&A này, các doanh nghiệp Việt Nam cần tự trang bị cho mình kiến thức về hoạt động M&A (các thủ tục, nguyên tắc, phương pháp định giá, quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia, giải quyết tranh chấp phát sinh, …), cần bổ sung và đào tạo nguồn nhân lực chất

Trang 12

lượng cao đáp ứng việc thực hiện các thương vụ M&A Bởi yếu tố cốt lõi của các thương vụ M&A là việc định giá doanh nghiệp, đa phần các thương vụ M&A không thành công đến từ việc người bán trả giá quá cao so với giá trị thực tế của doanh nghiệp, vượt mức chi trả của người mua hoặc sau khi đã mua thì lại lúng túng trong việc quản lý một hệ thống cơ cấu tổ chức mới Ngoài các yếu tố tự thân doanh nghiệp thì hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động M&A cần thống nhất và

cụ thể hơn trong các văn bản quy phạm pháp luật Việc lựa chọn được hình thức M&A phù hợp với nhu cầu, mục đích và môi trường kinh doanh của doanh nghiệp, kết hợp với một đội ngũ chuyên gia tốt, chuyên nghiệp cùng với sự hỗ trợ và bảo

vệ của một hệ thống pháp luật hiệu quả sẽ giúp các hoạt động M&A của doanh nghiệp Việt Nam thành công hơn nhưng vẫn tránh được những rủi ro có thể có của hoạt động này như xung đột giữa các cổ đông lớn, ảnh hưởng đến quyền lợi của các cổ đông nhỏ hay các tác động của việc thay đổi nguồn nhân lực, văn hóa doanh nghiệp

2.2.2 Các đặc trưng của M&A tại Việt Nam

- Đa số các thương vụ M&A đều có yếu tố nước ngoài

- Hình thức M&A của Việt Nam mang tính thân thiện nhiều hơn

- Cách thức tác nghiệp M&A còn sơ khai

- Cách thức xây dựng thị trường M&A cũng thể hiện nhiều bất cập

2.2.3 Các động cơ của hoạt động M&A tại Việt Nam

- Thứ nhất, các doanh nghiệp muốn mở rộng phạm vi, quy mô hoạt động

- Thứ hai, doanh nghiệp muốn tăng vốn

- Thứ ba, doanh nghiệp bán đi công ty hay một bộ phận trong các tập đoàn lớn nhằm mục tiêu thu lợi nhuận hoặc để đầu tư vào một lĩnh vực khác có hiệu quả hơn

- Thứ tư, khi quyết định thu mua các công ty khác, các nhà đầu tư đã tin tưởng vào một tương lai sang sủa hơn đối với một số công ty đang trên bờ vực phá sản hơn nữa, với công ty đang trên bờ vực phá sản, việc tìm được đối tác mua lại sẽ là một lối thoát an toàn cho họ trên nhiều phương diện

2.2.4 Cơ hội và thách thức, điểm mạnh và điểm yếu trong hoạt động M&A tại

Việt Nam.

Trong nền kinh tế thị trường mở cửa, các hình thức kinh doanh trở nên đa dạng thì thị trường M&A tại Việt Nam cũng trở nên sôi động với những thuận lợi riêng và những lợi ích mà M&A mang lại cũng không nhỏ đối với các doanh nghiệp cũng như nhà đầu tư

Trang 13

a. Cơ hội:

- Sự tăng trưởng quá nóng của nền kinh tế khiến nhiều doanh nghiệp điêu đứng trước nguy cơ phá sản Do vậy, các doanh nghiệp nhỏ đang có ý định bán mình hoặc có xu hướng liên kết với nhau để cùng tồn tại và phát triển Mở ra thị trường M&A đa dạng và đầy tiềm năng

- Việt nam gia nhập WTO, những cải cách về chính sách hành chính, thuế quan cũng như pháp luật đã tạo ra hành lang thông thoáng cho việc đầu tư nước ngoài vào Việt Nam Và một trong những cách tiếp cận thị trường Việt Nam được các nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn là phương thức M&A

- Sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường khiến nhiều doanh nghiệp phải mở rộng quy

mô để cạnh tranh Vì vậy, các doanh nghiệp lựa chọn hình thức M&A như là cách

để kêu gọi vốn, các tiềm lực để tăng năng lực cạnh tranh trên thương trường

- Rủi ro sau sáp nhập, kết quả sau sáp nhập không được như mong đợi

- Việc tiếp cận hệ thống luật Việt Nam trong lĩnh vực M&A

- Khó khăn trong việc hợp thức quyền sở hữu khi tiến hành M&A

- Khi gia nhập hoạt động M&A thì xuất hiện một đội ngũ nhân sự hùng hậu với các

kỹ năng chuyên môn hóa cao, nghiệp vụ tốt

- Tiết kiệm chi phí trong cơ chế quản lý

- Các giá trị vô hình được nâng lên như chiến lược, tầm nhìn, đội ngũ nhân sự, thương hiệu, tình trạng niêm yết trên thị trường chứng khoán, khách hàng tiềm năng và những đối tác cũ…

d. Điểm yếu

- Hệ thống pháp luật về M&A chưa được rõ rang, hoàn chỉnh

- Doanh nghiệp còn thiếu kiến thức về M&A

Ngày đăng: 31/05/2016, 11:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w