1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

De an tai co cau nong nghiep ha noi 05 mar

34 274 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 264 KB

Nội dung

đây là đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp hà nội, có tính khả thi cao, và đã được thực hiện tại Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phoos Hà Nội. Đề án được Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội phê duyệt và thực hiện vào năm 2015, có tính thời sự cao

UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT Độc lập - Tự - Hạnh phúc Hà Nội, ngày tháng năm 2013 ĐỀ ÁN TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT THÀNH PHỐ HÀ NỘI THEO HƯỚNG TĂNG GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG I TÍNH CẤP THIẾT Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày tháng năm 2008 của Hội nghị lần thứ Ban chấp hành Trung ương Đảng Khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn khẳng định: “Đẩy nhanh tiến độ quy hoạch sản xuất nông nghiệp sở nhu cầu thị trường và lợi thế từng vùng, sử dụng đất nông nghiệp tiết kiệm, có hiệu quả, trì diện tích đất lúa đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia trước mắt và lâu dài Cơ cấu lại ngành nông nghiệp, gắn với chế biến và thị trường…” Thành phố Hà Nội là Thủ đô của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có vị trí địa lý - chính trị quan trọng, có ưu thế đặc biệt so với các địa phương khác cả nước Nghị quyết 15 NQ/TW của Bộ Chính trị (ngày 15 tháng 12 năm 2000) đã xác định: Hà Nội “là trái tim nước, đầu não trị - hành quốc gia, trung tâm lớn văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế giao dịch quốc tế” Trải qua các thời kỳ biến đổi lịch sử và lần điều chỉnh địa giới kể từ năm 1961, sau mở rộng địa giới hành chính vào tháng năm 2008 Hà Nội có diện tích 3.344,6 km2, Hà Nội sau mở rộng có diện tích đất nông nghiệp đa dạng, nhiều loại địa hình thuận lợi cho phát triển nông, lâm, thuỷ sản theo hướng sản xuất hàng hoá tập trung, có chất lượng cao, góp phần đa dạng hoá sản phẩm nông sản, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng phong phú của thị trường Thành phố nói riêng, tham gia xuất khẩu và phát triển mạnh nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp ven đô một cách bền vững và hiệu quả Tổng quy mô GDP của Hà Nội năm 2010 đạt 246,7 nghìn tỷ đồng (giá thực tế), tương đương với 13,34 tỷ USD, chiếm một nửa tổng GDP vùng Đồng bằng sông Hồng và khoảng 12,5% cả nước Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của Hà Nội thời kỳ 2001-2010 là 10,9% (thời kỳ 2001-2005 là 11,0%), cao gấp 1,5 lần cả nước Trong đó, ngành nông nghiệp giai đoạn 2001-2010 là 3,4%, cũng gần bằng mức tăng trưởng của ngành nông nghiệp phạm vi cả nước (3,6%) Mặt khác, từ thực tiễn sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông lâm thuỷ sản đặt nhiều vấn đề cần phải nghiên cứu tái cấu ngành nông nghiệp Thành phố, đó là: Việc chuyển đổi cấu sản xuất ở nhiều địa phương còn nhiều lúng túng, tự phát quy hoạch chưa được điều chỉnh kịp thời Hiệu quả của sản xuất nông lâm thủy sản còn thấp, phần nhiều sản xuất chưa gắn với sở công nghiệp chế biến và thị trường, tình trạng thừa thiếu xảy đối với nhiều sở chế biến công nghiệp Thị trường nông lâm thuỷ sản có sự biến động và đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm và thay đổi theo hướng thị hiếu của từng nơi, các làng nghề chế biến các sản phẩm nông nghiệp bước đầu có thương hiệu Trong đó, quá trình hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, yêu cầu phải nhanh chóng điều chỉnh cấu sản xuất theo hướng phát huy lợi thế so sánh và nâng cao nhanh khả cạnh tranh, phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới của Thành phố hiệu quả và bền vững Xuất phát từ yêu cầu khách quan và nội tại ngành nông nghiệp,không chỉ mô hình tăng trưởng đòi hỏi phái tái cấu trúc mà cả cấu sản xuất, tổ chức chuỗi cung ứng cũng phải thay đổi Cùng với ngành nông nghiệp cả nước, tái cấu ngành nông nghiệp của Thủ đô cũng sẽ thực hiện theo chế thị trường, dựa vào quan hệ cung – cầu, sản xuất nông nghiệp theo định hướng thị trường và kinh nghiệm thực tiễn nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và phát triển bền vững Phần ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2001 - 2012 I THÀNH TỰU CƠ BẢN CỦA NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TRONG GIAI ĐOẠN 2001 -2012 Trong giai đoạn 2001 - 2012, sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn tiếp tục phát triển, đạt nhiều thành công lớn: - Sản xuất nông nghiệp của Thủ đô có nhiều tiến bộ, cấu ngành nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực; tăng tỷ trọng chăn nuôi, thuỷ sản và dịch vụ nông nghiệp Giá trị tăng thêm ngành nông nghiệp giai đoạn 20002010 tăng trưởng bình quân 2,8%/năm; tổng sản lượng lương thực đạt triệu tấn Cơ cấu trồng chuyển dịch theo hướng hiệu quả, diện tích trồng hoa cảnh, ăn quả đặc sản tiếp tục đuợc mở rộng - Việc ứng dụng kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào sản xuất được tăng cường Trong sản xuất trồng trọt, bước đầu đã hình thành các dự án tạo vùng sản xuất hàng hóa tập trung chuyên canh có quy mô lớn với sự đầu tư hỗ trợ hạ tầng sản xuất đồng bộ (giao thông nội đồng, điện, hệ thống tưới tiêu, hỗ trợ nhà lưới, hỗ trợ kỹ thuật) vùng hoa Từ Liêm (500 ha), Mê Linh; vùng rau an toàn Văn Đức (Gia Lâm), Vân Nội (Đông Anh), Phúc Thọ, Ba Vì, Phú Xuyên; vùng chăn nuôi bò tập trung (Ba Vì); chăn nuôi gia cầm (Đông Anh, Ba Vì, Quốc Oai , Sóc Sơn, Chương Mỹ, Phú Xuyên); chăn nuôi lợn (Ba Vì, Sóc Sơn, Mỹ Đức, ứng Hòa, Chương Mỹ); thủy sản (Thanh Trì, ứng Hòa), Đó là nơi tập trung có rất nhiều thuận lợi cho việc tiếp cận và ứng dụng đưa tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp - Năng suất nhiều loại trồng vật nuôi không ngừng được gia tăng phản ánh sự phát triển tích cực của nền nông nghiệp thành phố theo hướng thâm canh gắn với mở rộng quy mô sản xuất hàng hoá Cơ cấu sản phẩm được đa dạng hoá đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của thị trường cả về lượng lẫn về chất - Giá trị sản xuất nông nghiệp (theo giá TT) tính 01 đất sản xuất nông nghiệp không ngừng tăng lên, năm 2010 GTSX toàn ngành nông nghiệp/ha đất canh tác đạt 171,6 triệu đồng/ha, tăng 2,95 lần so với năm 2005 (nếu chỉ tính GTSX trồng trọt/ha đất canh tác thì năm 2010 đạt 81,6 triệu đồng, tăng gấp 2,62 lần so với năm 2005) Kết quả này phản ánh mức độ đầu tư thâm canh sản xuất nông nghiệp Hà Nội đã không ngừng được nâng cao, tiềm năng, lợi thế về các điều kiện sản xuất và nguồn nhân lực được phát huy ngày càng hợp lý và hiệu quả - Trình độ lực quản lý và tổ chức sản xuất khu vực kinh tề nông nghiệp đã thể hiện sự chuyển biến mạnh mẽ, đáp ứng ngày càng cao với yêu cầu phát triển của một nền nông nghiệp thâm canh hàng hoá Các hoạt động chỉ đạo, quản lý sản xuất được đổi mới và cải tiến về phương thức gắn kết chặt chẽ, động với thực tiễn phát triển sản xuất Vai trò của các hệ thống thú y, bảo vệ thực vật, khuyến nông, không ngừng được tăng cường, góp phần tích cực thúc đẩy sản xuất phát triển theo hướng hiệu quả, chất lượng và an toàn Tổ chức sản xuất đạt những bước phát triển mạnh theo hướng mở rộng quy mô sản xuất tập trung, chuyên canh với những sản phẩm có giá trị hàng hoá cao, gắn kết giữa sản xuất với lưu thông - tiêu thụ sản phẩm nâng cao cả về hiệu quả kinh tế lẫn hiệu quả sử dụng đất Nhiều hình thức hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm với hiệu quả đầu tư cao đã xuất hiện các ngành sản xuất và ở nhiều địa bàn - Kinh tế trang trại phát triển mạnh cả về số lượng, quy mô sản xuất hàng hoá (so với năm 2000 số lượng trang trại năm 2010 toàn thành phố tăng 12 lần, từ 292 trang trại (năm 2000) lên 1.392 trang trại năm 2005 và đạt 3.561 trang trại năm 2010), đó nhiều nhất là trang trại chăn nuôi (chiếm 46,7%) và nuôi trồng thuỷ sản (chiếm 15,9%),… Các bước phát triển này đã phản ánh sự phát triển tích cực của nông nghiệp thành phố theo hướng thâm canh, hàng hoá - Sau năm (2010 – 2012) thực xây dựng nông thôn Hà Nội, có 19/19 huyện, thị xã địa bàn lập xong đề án cấp huyện; 100% số xã lập đề án tổ chức lập quy hoạch xây dựng nông thôn Đến cuối năm 2012, có 161/401 xã đạt 10 – 19 tiêu chí, có 12 xã đạt 19 tiêu chí; 62 xã đạt từ 14 – 18 tiêu chí; 87 xã đạt 10 – 13 tiêu chí Năm 2012, thu nhập bình quân Năm 2012, thu nhập bình quân người dân khu vực nông thôn ước đạt khoảng 17 triệu đồng/người/năm (đạt 113% so kế hoạch năm 2012 68% kế hoạch đến năm 2015); tỷ lệ lao động nông nghiệp khoảng 48% lao động xã hội khu vực nông thôn; lao động nông nghiệp qua đào tạo đạt 42,1% Năm qua, thành phố Hà Nội giải việc làm cho 135.800 người, tổ chức 106 phiên giao dịch việc làm tuyển dụng 25.000 người Từ năm 2011 đến nay, toàn TP hỗ trợ xây dựng, sửa chữa gần 3.830 nhà hư hỏng hộ nghèo, góp phần làm giảm hộ nghèo TP từ 7,52% (đầu năm 2011) xuống 5,1% Về công tác dồn điền đổi thửa, Hà Nội thực 30.002 (đạt 153,3% kế hoạch) II HẠN CHẾ, TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN Hạn chế, tồn tại Mặc dù đạt được nhiều thành tựu thời gian qua về bản, cấu nông nghiệp của Thành phố chưa có thay đổi về chất, nông nghiệp, nông thôn bộc lộ một số hạn chế, tồn tại sau: 1.1 Nông nghiệp tăng trưởng kém bền vững, khả cạnh tranh thấp - Tốc độ tăng trưởng kinh tế ngành nông nghiệp là 3,4%, thấp nhiều so với các ngành phi nông nghiệp, đóng góp vào tăng trưởng của ngành nông nghiệp đã giảm nhanh từ 4,l% thời kỳ 2001 - 2005 xuống còn l,l % năm 2010 (Năm 2010, tổng sản phẩm nội địa (GDP) tăng 11% so với năm 2009, đó ngành công nghiệp tăng 11,6%, các ngành dịch vụ tăng 11,1%, Ngành nông, lâm, thuỷ sản tăng 7,2%) Xét tổng cả thời kỳ 2001 - 2010, mức đóng góp cho tăng trưởng của ngành nông nghiệp đạt khoảng 2,7% - Trong giai đoạn 2001-2005 giá trị sản xuất ngành nông lâm thủy sản có tốc độ tăng trưởng khá, đạt 5,1%/năm, nhiên đã giảm xuống giai đoạn 2006-2010 đạt 4,87%/năm 1.2 Cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn chuyển dịch chậm - Năm 2010, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản theo giá thực tế đạt 27.745 tỷ đồng (trong đó: trồng trọt 12.326 tỷ đồng, chăn nuôi 12.873 tỷ đồng, dịch vụ 820 tỷ đồng; thuỷ sản 1.666 tỷ đồng và lâm nghiệp 60 tỷ đồng) Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp những năm qua đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, phù hợp với yêu cầu phát triển: giảm tỷ trọng trồng trọt, tăng dần tỷ trọng ngành chăn nuôi, thuỷ sản Tỉ trọng trồng trọt có xu hướng giảm mạnh; nếu năm 2000 tỷ trọng là 62,3% thì đến năm 2010 giảm xuống chỉ còn 44,4%; tỷ trọng ngành chăn nuôi liên tục tăng lên đến năm 2010 là 46,4% (năm 2000 mới đạt 32,0%) từng bước thể hiện được vị trí chăn nuôi dần trở thành một ngành sản xuất chính nông nghiệp; cấu giá trị sản xuất thuỷ sản cũng tăng nhanh từ 3,4% năm 2000 lên 6,0% năm 2010 Thời kỳ 2000 - 2010 dịch vụ nông nghiệp cũng có xu hướng gia tăng tỉ trọng còn thiếu tính ổn định Sản xuất lâm nghiệp Hà Nội có giá trị sản xuất thấp (năm 2010 đạt 60 tỷ đồng) chiếm tỷ trọng nhỏ tổng giá trị sản xuất nông nghiệp Tuy nhiên, phát triển lâm nghiệp của Hà Nội chủ yếu là rừng phòng hộ, rừng đặc dụng góp phần bảo vệ môi trường sinh thái của thủ đô Kết cấu kinh tế nông thôn vẫn chủ yếu là thuần nông, các hoạt động phi nông nghiệp, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp bước đầu đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, nhiên còn nhỏ, lẻ, thiếu tính ổn định, ô nhiễm môi trường làng nghề chưa có các giải pháp cụ thể khắc phục 1.3 Đầu tư phát triển sở hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu chuyển đổi cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn; nhiều nơi còn khó khăn Trong 10 năm qua bằng nhiều nguồn vốn, Trung ương và Thành phố đã quan tâm đầu tư hàng nghìn tỷ đồng xây dựng sở hạ tầng để phát triển nông nghiệp, nông thôn, như: các chương trình, đề án, dự án kế hoạch thực hiện Chương trình 05-CTr/TU của Thành ủy phát triển kinh tế ngoại thành và từng bước hiện đại hóa nông thôn giai đoạn 2006 - 2010; đầu tư cho Chương trình phát triển chăn nuôi lợn giai đoạn 2008 - 2010; Chương trình phát triển chăn nuôi bò thịt giai đoạn 2008 - 2010; Chương trình phát triển chăn nuôi thủy sản giai đoạn 2008 - 2010; chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn các kè chống sạt lở sông Đà, sông Hồng, sông Đuống, sông Đáy, sông Bùi; mặt đê từng bước được hóa kết hợp với giao thông; hệ thống công trình thủy lợi đã đầu tư xây mới, cải tạo, nâng cấp để nâng cao mức độ đảm bảo tưới, tiêu, một số công trình thuỷ lợi lớn đã, được xây mới, cải tạo, nâng cấp như: Nạo vét lòng dẫn sông Đáy từ Đập Đáy tới cầu Mai Lĩnh; trạm bơm Vân Đình; trạm bơm Hạ Dục; Trạm bơm Ngoại Độ 2; hồ chứa nước Đồng Mô,… - Về thủy lợi: Địa hình Thành phố Hà Nội có đầy đủ cả khu vực miền núi, bán sơn địa và đồng bằng Đối với vùng Bán sơn địa - miền núi tập trung ở khu vực hữu sông Tích, sông Bùi, khu vực phía Tây và Bắc huyện Sóc Sơn chỉ có thể dùng nguồn nước tại chỗ, trữ lượng rất hạn chế Đối với vùng đồng bằng chủ yếu dùng nguồn nước sông ngoài, đó sông Hồng chiếm tỷ trọng lớn nhất Biện pháp công trình cho khu vực đồng bằng chủ yếu là bơm Một vài khu thuỷ lợi còn thiếu nguồn nước chưa có biện pháp công trình đáp ứng, khu thuỷ lợi sông Tích, vùng đầu nguồn sông Đáy từ Ba Thá đến Hát Môn Khu vực cuối sông Nhuệ thiếu nước hệ thống sông trục bồi lắng, cống Liên Mạc không đủ công suất Vấn đề bổ sung nguồn nước ở các khu vực đầu nguồn là rất cấp bách để cấp nước cho nông nghiệp và các ngành kinh tế, để thay thế nguồn cho các công trình chuyển đổi nhiệm vụ, cải thiện môi trường và chất lượng nước của sông Đáy, Tích, Nhuệ Đồng thời từng bước làm sống lại dòng sông Đáy mùa kiệt chủ yếu từ đập Đáy đến Ba Thá Hệ thống kênh các công ty thuỷ lợi Thành phố quản lý 4.517 km cấp I, cấp II đó 203 km đã được kiên cố hoá, còn 4.314 km chưa kiên cố hoá Kênh mương cấp xã quản lý 5.881,7 km, đó có 2.045,09 km (34,77%) đã kiên cố hoá, 3.836,6 km (63,23%) chưa được kiên cố hoá Đây cũng là một khó khăn lớn ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp của Thủ đô - Về giao thông nông thôn: Nhìn chung, hệ thống giao thông nông thôn nhiều năm qua đã dần thay đổi bộ mặt khu vực nông thôn, được đầu tư bằng nhiều nguồn vốn khác nhau: nhà nước, doanh nghiệp, người dân đóng góp,… nên bản đáp ứng phát triển kinh tế cũng nhu cầu lại, sinh hoạt của nhân dân Tuy nhiên, vẫn còn một số xã khó khăn, vùng sâu, vùng xa, hệ thống giao thông nông thôn còn ở mức độ hạn chế nên bất lợi cho phát triển kinh tế nói chung và sinh hoạt của người dân nói riêng Nhìn chung, sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn đã được Trung ương và Thành phố quan tâm đầu tư, sự đầu tư đó đã trì đà tăng trưởng nông nghiệp, cho sự chuyển dịch cấu kinh tế, chuyển đổi cấu trồng vật nuôi, đời sống dân cư nông thôn có nhiều chuyển biến tích cực, nhiên so với yêu cầu của sự phát triển nông nghiệp thì vốn đầu tư vẫn còn ở mức thấp (chỉ chiếm khoảng - 6% tổng vốn đầu tư xây dựng bản) chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển nông nghiệp, nhất là phát triển nông nghiệp chất lượng cao theo hướng sản xuất hàng hoá Trong khả tự đầu tư nông dân còn hạn chế thu nhập của nông dân mới chỉ có thể cải thiện đời sống, chưa có tích luỹ; Mặt khác, việc vay vốn của nông dân tại các ngân hàng thực tế là rất khó khăn, nhiều thủ tục rất khó thực hiện đối với nông dân nghèo, ảnh hưởng đến quá trình đầu tư, phát triển sản xuất của các thành phần kinh tế 1.4 Quan hệ sản xuất nông nghiệp, nông thôn chậm đổi mới Hiện tại, nông thôn Hà Nội tồn tại các hình thức tổ chức sản xuất chính đó là kinh tế hộ, kinh tế trang trại và kinh tế HTX - Hộ gia đình vẫn là đơn vị sản xuất phổ biến ở nông thôn Kinh tế hộ phát triển theo hướng mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả Năm 2009 toàn thành phố có 617.260 hộ nông nghiệp, quy mô sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bình quân 01 hộ là 0,25 Tuy nhiên, việc sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá các hộ gia đình còn bộc lộ nhiều hạn chế, họ chưa thể tự vươn lên để độc lập hoàn toàn mà cần đến vai trò của HTX nông nghiệp ở các khâu thuỷ nông, bảo vệ thực vật, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới và tăng cường giới hoá các khâu sản xuất - Kinh tế trang trại: Kinh tế trang trại đã có bước phát triển khá song chưa tương ứng với tiềm năng, thế mạnh của Thành phố, trang trại hình thành và phát triển vẫn còn mang tính tự phát, lực quản lý, tiếp nhận và ứng dụng khoa học kỹ thuật còn hạn chế - Hợp tác xã nông nghiệp: Hiện tại khu vực nông thôn có 965 HTX Nông nghiệp và dịch vụ nông nghiệp Sự phát triển của các HTX Nông nghiệp và dịch vụ nông nghiệp đã trợ giúp khá tốt cho nông dân những khâu nông dân không tự làm được hoặc tự làm không hiệu quả, dịch vụ tưới tiêu, bảo vệ đồng ruộng, bảo vệ thực vật, thú y, khuyến nông, cung ứng giống Tuy nhiên, hoạt động của các HTX cho đến chưa đáp ứng được yêu cầu của nông dân nhất là hiện đất nước đã thời kỳ hội nhập - Doanh nghiệp nông nghiệp, nông thôn: Đến năm 2009, khu vực nông thôn có 30 doanh nghiệp nông, lâm nghiệp, chủ yếu là các nhà máy chế biến nông lâm sản, sản xuất thức ăn chăn nuôi Các doanh nghiệp là các đầu mối tiêu thụ một lượng đáng kể nông sản, nguyên liệu sản xuất ở nông thôn, đồng thời tham gia tích cực giải quyết lao động việc làm nông thôn 1.5 Nông thôn chưa có chuyển biến rõ nét, đời sống một bộ phận nông dân chậm được cải thiện Tuy đời sống của đại bộ phận dân cư nông thôn được nâng cao, so với mặt bằng chung thì nông thôn của Thủ đô vẫn còn nghèo và phát triển chậm, khoảng cách chênh lệch giữa thành thị và nông thôn ngày càng lớn; yêu cầu về việc làm ngày càng bức xúc quá trình đô thị hóa Năm 2011, toàn Thành phố đã đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo, đã giảm 24.200 hộ nghèo, tương đương giảm 1,8% tỷ lệ hộ nghèo Đồng thời, giảm 50% hộ nghèo diện đối tượng chính sách, hỗ trợ 20 xã có tỷ lệ hộ nghèo từ 25% trở lên thoát khỏi tình trạng nghèo Với các đối tượng bảo trợ xã hội, sẽ có 150.000 người được hưởng mức chuẩn trợ cấp 250.000 đồng/người Nguyên nhân của hạn chế, tồn tại - Sản xuất nông nghiệp còn manh mún, đầu tư cho nông nghiệp còn thấp, chuyển đổi cấu trồng vật nuôi chậm Việc xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, phát triển thị trường tiêu thụ nông sản hàng hoá chưa được quan tâm đúng mức, sức cạnh tranh của nông sản chưa cao - Áp lực đất đai là thách thức đối với phát triển của nông nghiệp Hà Nội quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá diễn với xu thế đòi hỏi ngày càng cao, quỹ đất cho các mục đích phi nông nghiệp khiến quy mô đất nông nghiệp sẽ không ngừng bị thu hẹp; áp lực này không chỉ ảnh hưởng hạn chế tới khả mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp mà còn tác động tới tính ổn định đầu tư phát triển thâm canh sản xuất của một bộ phận đáng kể dân cư nông thôn Đây là thách thức lớn tới sự phát triển nông nghiệp Hà Nội cả về lượng lẫn về chất - Tăng trưởng sản xuất nông nghiệp Hà Nội tích cực chưa tương xứng với tiềm thực tế Hà Nội chưa hình thành những vùng sản xuất tạo nên những nông sản chủ lực mang lợi thế cạnh tranh của nền nông nghiệp đô thị (sản phẩm chất lượng cao, độc đáo, an toàn vệ sinh thực phẩm, …) Sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao hầu chưa xuất hiện - Tình trạng tự phát, manh mún phát triển sản xuất còn phổ biến ở một số địa phương Lâm nghiệp còn thiếu một định hướng phát triển rõ nét nhằm nâng cao sức thu hút đầu tư - Tình trạng chăn nuôi phân bố gần hoặc xen kẽ khu dân cư cũng sử dụng hóa chất tùy tiện trồng trọt vẫn còn khá phổ biến gây ô nhiễm môi trường đất đai, nguồn nước, không khí,… tác động xấu không chỉ tới môi trường sống và sản xuất mà còn khiến nông sản không đảm bảo yêu cầu về vệ sinh - an toàn thực phẩm, giảm sức cạnh tranh về chất thị trường, hạn chế đáng kể tới hiệu quả quá trình lưu thông - tiêu thụ sản phẩm; nhất là với thị trường vốn được coi là khắt khe về chất lượng sản phẩm Hà Nội Bài học kinh nghiệm Ngành nông nghiệp là ngành quan trọng của nền kinh tế Thủ đô Có thể tổng kết và đưa những bài học kinh nghiệm cho Thành phố Hà Nội tiến trình phát triển nền nông nghiệp chung của Việt Nam theo hướng bền vững 3.1 Bài học 1: xác định đúng vai trò nông nghiệp quá trình phát triển kinh tế Trong quá trình đổi mới, vai trò của nông nghiệp từng bước được xác lập, được coi trọng Trong quá trình đổi mới có lúc, có nơi xảy thiếu nhất quán giữa chủ trương và giải pháp phát triển nông nghiệp làm giảm hiệu quả của chính sách Sự thiếu nhất quán này thể hiện ở đầu tư thấp cho nông nghiệp, ở việc bảo vệ thị trường thiên lệch giữa nông sản và hàng hóa công nghiệp, dẫn đến cách kéo giá bất lợi cho nông nghiệp Nông nghiệp là nền tảng ổn định kinh tế xã hội, nhiều năm tới, nông nghiệp vẫn là nguồn việc và thu nhập chính của đa số dân cư Việt Nam Hơn thế nữa có tới 90% người nghèo sinh sống ở nông thôn Phát triển nông nghiệp phải được chú trọng nền tảng đảm bảo ổn định tình hình kinh tế, xã hội và là điều kiện quan trọng để quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng diễn toàn diện, nhanh chóng và bền vững 3.2 Bài học 2: chú trọng đầu tư công nghệ chế biến Tăng cường đầu tư trang thiết bị dây chuyền công nghệ chế biến tiên tiến, đảm bảo sự kịp thời và đồng bộ để nâng cao chất lượng sản phẩm Trong điều kiện các tiến bộ khoa học công nghệ phát triển nhanh chóng hiện nay, cần chuyển hướng sản xuất sang các ngành hàng sản phẩm công nghệ cao, đổi mới công nghệ sinh học, bảo quản và đa dạng hóa các sản phẩm chế biến nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng và ngày càng cao của người tiêu dùng Bên cạnh đó, cần phải đầu tư đồng bộ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất nông sản hàng hóa và tập trung đầu tư nghiên cứu triển khai, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất 3.3 Bài học 3: Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại Cần phải đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại hàng nông sản, tăng cường đổi mới hệ thống tiếp thị phát triển các khâu từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ, coi trọng chữ tín để tạo lập thị trường mới Đồng thời chú trọng đến công tác đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật Chất lượng nguồn nhân lực được xem là một những yếu tố quyết định đến sự thành công sản xuất và xuất khẩu nông sản 3.4 Bài học 4: chính sách phát triển nông nghiệp hướng vào xuất khẩu những nông sản có lợi thế so sánh Thực hiện chiến lược sản phẩm, quy hoạch đầu tư đồng bộ cho các vùng sản xuất chuyên canh nhằm phát huy lợi thế theo quy mô Cần phải thực hiện đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp sở quy hoạch đồng bộ các vùng chuyên canh tập trung sản xuất hàng hóa lớn, tổ chức và quản lý tốt sản xuất và kinh doanh nông sản xuất khẩu nhằm phát huy lợi thế về địa điểm, quy mô liên vùng Thủ đô 3.5 Bài học 5: tập trung đào tạo nguồn nhân lực cho cư dân nông thôn, chú trọng phát triển khoa học công nghệ, tạo bước đột phá cho chuyển dịch cấu kinh tế, nâng cao suất, chất lượng, hiệu quả nông nghiệp của Thủ đô Phát triển một nền nông nghiệp hiện đại, công nghiệp và dịch vụ cũng các ngành kinh tế - xã hội ở nông thôn đều cần có nhân lực có trình độ văn hóa và tay nghề Hiện thiếu nhân lực được đào tạo là cản trở lớn cho quá trình phát triển vùng hàng hóa tập trung ở nhiều huyện ngoại thành Phần ĐỊNH HƯỚNG TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI I MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN 10 Dự kiến tới năm 2015, diện tích đậu tương 33 nghìn ha, đến năm 2020 diện tích giảm còn khoảng 30 - 31 nghìn Trong đó chủ yếu là đậu tương vụ đông đất lúa chiếm khoảng 75 - 80% tổng diện tích gieo trồng Vùng sản xuất tập trung đậu tương chủ yếu tại các huyện Phú Xuyên, ứng Hòa, Mỹ Đức, Chương Mỹ, Phúc Thọ, Thường Tín, Tập trung đầu tư, thâm canh; đưa giống mới vào sản xuất đại trà kết hợp với áp dụng quy trình chăm sóc phù hợp; phấn đấu tới năm 2015 đưa suất bình quân đạt 18 tạ/ha/vụ, năm 2020 có suất bình quân 20 tạ/ha - Lạc: Lạc là trồng có hiệu quả kinh tế khá, một số giống lạc tiềm cho suất cao đã được tuyển chọn Bên cạnh đó, mô hình che phủ nilon được áp dụng khá rộng rãi bởi cho suất cao, chất lượng tốt Định hướng đến năm 2015 bố trí diện tích trồng lạc khoảng 6.000 ha, đến năm 2020 diện tích gieo trồng giảm xuống còn khoảng 5.000 ha, diện tích gieo trồng giảm định hướng chuyển đổi sang trồng ăn quả Diện tích vùng trồng lạc chủ yếu tập trung tại các vùng gò đồi thuộc huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Chương Mỹ Tập trung đưa giông mới vào sản xuất kết hợp biện pháp thâm canh, áp dụng mô hình che phủ nilon và bón phân cân đối Dự kiến đến năm 2015, đưa suất bình quân đạt 22 tạ/ha, năm 2020 đạt suất 24 tạ/ha Định hướng tái cấu ngành chăn nuôi Chăn nuôi Hà Nội có nhiều tiềm và hội phát triển thời kỳ tới bởi nhu cầu thực phẩm và nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nước tăng mạnh, dự kiến bình quân thời kỳ 2010-2020 tăng khoảng - 8%/năm; sẽ là hội mở rộng thị trường chăn nuôi của Hà Nội; Trong định hướng phát triển nông nghiệp, phát triển chăn nuôi góp phần thực hiện chính sách xoá đói giảm nghèo đối với vùng nông thôn Bên cạnh đó, phát triển chăn nuôi phải gắn với bảo vệ môi trường và sức khoẻ cộng đồng; Phát triển chăn nuôi (nhất là chăn nuôi tập trung công nghiệp xa khu dân cư) là chủ trương được Thành phố ưu tiên đầu tư; Một số thuận lợi phát triển chăn nuôi tại một số vùng ngoại thành Hà Nội là có điều kiện tự nhiên, đất đai và môi trường sinh thái của các huyện ngoại thành Hà Nội thuận lợi cho phát triển chăn nuôi, nhất là chăn nuôi theo hướng công nghiệp tập trung; tiềm về lao động lớn, nguồn nguyên liệu của Hà Nội và các tỉnh lân cận có thể tự túc được phần lớn nguyên liệu cho công nghiệp hoá ngành chăn nuôi ; địa bàn Thành phố có các Viện nghiên cứu, các Trung tâm giống gia súc gia cầm của Trung ương và các doanh nghiệp lớn của nước ngoài đầu tư và sản xuất thức ăn, sản xuất giống (Bò, lợn, gia cầm, thủy cầm) 20 Tuy nhiên, một số ngành chăn nuôi Hà Nội cũng phải đối mặt với một số khóa khăn và thách thức như: Quy mô chăn nuôi nhỏ, phân tán còn chiếm tỷ lệ khá cao; Trình độ quản lý khoa học và các trang thiết bị phục vụ cho sản xuất chăn nuôI còn lạc hậu vì thế suet còn thấp, giá thành sản phẩm cao Bên cạnh đó, một số dịch bệnh nguy hiểm chưa được kiểm soát, giá nguyên liệu cho thức ăn chăn nuôi có hướng ngày càng tăng cao ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm chăn nuôi Bởi tăng tưởng kinh tế, thu nhập ngày cang cao ở các nước phát triển đòi hỏi ngày càng khắt khe về chất lượng và tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm chăn nuôi Để phát triển chăn nuôi có hiệu quả, cấu và bố trí chăn nuôi địa bàn Hà Nội theo định hướng sau: + Hình thành các khu chăn nuôi theo hướng trang trại tập trung, riêng biệt, mang tính công nghiệp, cách xa dân cư; phát triển chăn nuôi hình thức khép kín từ sản xuất đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm Tạo điều kiện kiểm soát, khống chế dịch bệnh, thực hiện sản xuất hàng hóa, phục vụ chế biến và xử lý môi trường; từng bước hạn chế chăn nuôi nhỏ lẻ nông hộ; đảm bảo ngành chăn nuôi phát triển bền vững, hiệu quả cao + Ổn định tổng đàn lợn, đàn gia cầm; áp dụng công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao suất, chất lượng, giá trị sản phẩm chăn nuôi; Chú trọng công tác khuyến nông nâng cao trình độ cho người chăn nuôi; phát triển chăn nuôi ổn định bền vững đôi với chăn nuôi an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn dịch bệnh, giảm ô nhiễm môi trường + Từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm thịt lợn, đầu tư giống tốt, giống lợn ngoại, lợn lai theo hướng nạc ; Tập trung phát triển chăn nuôi bò sữa, bò thịt chất lượng cao, lợn nạc, gia cầm chất lượng cao để khai thác lợi thế và tiềm chăn nuôi + Bên cạnh việc phát triển các khu chăn nuôi tập trung, tiến hành xây dựng sở chế biến, giết mổ gia súc và gia cầm tập trung chủ động kiểm soát và khống chế được các dịch bệnh nguy hiểm, nhất là cúm gia cầm, bệnh lở mồm long móng, dịch tai xanh khắc phục được tình trạng ô nhiễm môi trường từ hoạt động chăn nuôi, giết mổ, vận chuyển và kinh doanh gia súc, gia cầm + Từng bước tổ chức lại chăn nuôi theo hướng liên kết và quản lý theo chuỗi sản phẩm khép kín từ chuồng nuôi đến thị trường tiêu thụ Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển chăn nuôi + Duy trì tăng trưởng giá trị ngành chăn nuôi ở mức khá, định hướng giai đoạn đến năm 2015 giá trị sản xuất chăn nuôi tăng 3,3%/năm trở lên; giai đoạn 2015-2020 giá trị sản xuất ngành chăn nuôi tăng 2,6%/năm trở lên 21 Nâng cao tỷ trọng chăn nuôi nông nghiệp, thuỷ sản: đạt từ 50,0% trở lên vào năm 2015 và 54,5% vào năm 2020 + Tăng quy mô và tỷ trọng chăn nuôi trang trại, gia trại và công nghiệp từ 30% năm 2010 lên 40% năm 2015 và 70% năm 2020; phát triển chăn nuôi tập trung công nghiệp xa khu dân cư, giảm mạnh hộ chăn nuôi nhỏ lẻ; phát triển chăn nuôi hộ gia đình có kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm + Tăng tỷ trọng các sản phẩm vật nuôi được giết mổ và chế biến công nghiệp: số lượng gia súc, gia cầm sống được đưa vào giết mổ, chế biến công nghiệp từ 12,0% hiện lên 23,5% năm 2015 và định hướng sản lượng thịt giết mổ công nghiệp đạt 80% năm 2020 + Giảm thiểu ô nhiễm môi trường chăn nuôi: số hộ chăn nuôi gia trại, trang trại có hệ thống xử lý chất thải đạt 65% năm 2015 và 100% vào năm 2020 - Chăn nuôi lợn: - Tăng nhanh giá trị sản xuất ngành chăn nuôi bằng việc áp dụng các biện pháp đầu tư, thâm canh, chăn nuôi công nghiệp tập trung; tăng tỷ lệ đàn lợn xuất chuồng Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm thịt lợn (theo hướng nạc, tăng tỷ lệ sử dụng giống lợn ngoại hướng nạc cấu đàn lợn từ khoảng 65% hiện tại lên 70 - 75% vào năm 2015 và từ 85% trở lên vào năm 2020), đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm; tăng cường khả kiểm soát dịch bệnh nhất là những bệnh nguy hiểm, khống chế được bệnh bệnh đàn lợn như: tai xanh, bệnh lở mồm long móng, bệnh rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn Giảm thiểu ô nhiễm môi trường Duy trì và phát triển đàn lợn theo hướng nhân rộng mô hình trang trại chăn nuôi lợn tập trung theo phương thức bán công nghiệp, từng bước đưa chăn nuôi quy mô bán công nghiệp và công nghiệp vùng tập trung chiếm 40% tổng đàn vào năm 2015 và từ 70% trở lên vào năm 2020 - Tổng đàn lợn năm 2015 tại thời điểm đạt 1,6 - 1,67 triệu và ổn định tổng đàn đến năm 2020 Sản lượng thịt lợn xuất chuồng năm 2015 dự kiến đạt 337 nghìn tấn (tăng bình quân 3,0%/năm) Đến năm 2020 sản lượng thịt lợn xuất chuồng đạt 411 nghìn tấn (tăng bình quân 2,9%/năm) - Sử dụng giống lợn có chất lượng có khả mang lại giá trị kinh tế cao giống lợn lai móng lợn siêu nạc, khuyến khích sử dụng giống có tổ hợp lai đến máu nuôi thương phẩm, nuôi theo hướng công nghiệp đạt tỷ lệ thịt nạc 55-59%; chú trọng phát triển đàn nái ngoại nuôi công nghiệp đạt tỷ lệ nạc cao (hiện đàn nái ngoại đạt khoảng 13 14%, phấn đấu đạt khoảng 30% đàn nái ngoại vào năm 2015 đạt khoảng 50% đàn nái ngoại vào năm 2020) 22 - Từng bước đưa chăn nuôi lợn địa bàn Hà Nội theo hướng sản xuất giống, vừa cung cấp giống lợn cho chăn nuôi trang trại vùng và cung cấp cho các tỉnh khác - Quy hoạch vùng chăn nuôi lợn tập trung xa khu dân cư tại các vùng có điều kiện của các huyện ngoại thành, Thị xã Sơn Tây; đó tập trung tại các huyện như: Mỹ Đức, ứng Hòa, Thanh Oai, Chương Mỹ, Sơn Tây, Thạch Thất, Ba Vì, Sóc Sơn, Phú Xuyên, Thạch Thất, Đông Anh - Áp dụng mô hình nuôi lợn rừng số vùng gò đồi (Ba Vì, TX Sơn Tây, Quốc Oai, Mỹ Đức ) Đặc điểm lợn rừng thích hợp với vùng gò đồi, cho sản phẩm chất lượng tốt có khả mạng lại giá trị kinh tế cao sức tiêu thụ sản phẩm lớn thị trường Hà Nội Cần làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh dù lợn rừng có sức đề kháng cao - Chăn nuôi trâu bò: * Bò thịt: Định hướng tới năm 2015, quy mô đàn bò thịt toàn thành phố là 226.000 con, sản lượng thịt xuất chuồng khoảng 10.000 tấn; đến năm 2020, tăng quy mô đàn bò thịt lên 246.000 con, sản lượng thịt xuất chuồng khoảng 12.000 tấn Nhân rộng quy mô địa bàn các vùng có điều kiện thuận lợi, tiếp tục phát triển bò thịt tại các xã vùng quy hoạch bò thịt và các xã thuộc huyện Ba Vì (xã Tây Đằng, Thuần Mỹ, Tòng Bạt, Cổ Đô, Minh Châu, ), Sơn Tây (Kim Sơn, Xuân Sơn, Sơn Đông, Đường Lâm, Thanh Mỹ, ), Sóc Sơn, Đông Anh, Mê Linh, Chương Mỹ, Mỹ Đức, ứng Hòa, Hướng bố trí đàn bò có sản lượng thịt chiếm 86 - 88% tổng đàn *Bò sữa Định hướng tới 2015, quy mô đàn bò sữa là 12.000 con, đến năm 2020 tăng số lượng đàn bò sữa lên 15.000 con, sản lượng cũng chất lượng sữa được nâng cao; năm 2015 khoảng 20 nghìn tấn, năm 2020 khoảng 25 nghìn tấn trở lên Trong những năm tới, phát triển sản xuất chăn nuôi bò sữa theo phương thức mới, áp dụng kỹ thuật công nghệ cao đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng tại một số vùng tập trung lớn, có nhiều tiềm phát triển chăn nuôi bò Ba Vì, Gia Lâm, Mê Linh, Quốc Oai, Đan Phượng,… Tiếp tục nhân rộng quy mô chăn nuôi những vùng có điều kiện thuận lợi phát triển bò sữa, đặc biệt là những vùng có địa hình đồi gò, vùng bãi ven sông Hồng, sông Đuống, sông Đáy, sông Cà Lồ Gia Lâm, Ba Vì, Quốc Oai, Mê Linh, Đông Anh, Đan Phượng * Đàn trâu: 23 Quy mô đàn trâu có xu hướng giảm, thiếu trâu đực cũng các sở trâu giống, nên tỷ lệ sinh đẻ đàn trâu thấp; cũng nhu cầu sử dụng trâu làm sức kéo giảm Dự kiến năm 2015 đàn trâu toàn thành phố Hà Nội là 20 nghìn và năm 2020 là 16 nghìn con, sản lượng thịt xuất chuồng khoảng 700 - 800 tấn/năm Bố trí quy hoạch vùng chăn nuôi trâu tập trung chủ yếu tại các huyện: Ba Vì, Sóc Sơn, Chương Mỹ, Mỹ Đức, - Chăn nuôi gia cầm: Hà Nội là một những thị trường hàng đầu về nhu cầu sản phẩm gia cầm Đồng thời Hà Nội có các điều kiện thuận lợi để tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới đầu tư phát triển chăn nuôi gia cầm Phát triển chăn nuôi gia cầm chủ yếu tại các huyện khu vực ngoại thành Đến năm 2015 và năm 2020 tổng đàn gia cầm ổn định vào khoảng 17 - 17,8 triệu con/năm tại thời điểm áp dụng biện pháp nuôi thâm canh tập trung, tăng số lứa gia cầm xuất chuồng Đưa sản lượng thịt gia cầm xuất chuồng từ 52,2 nghìn tấn năm 2010 tăng lên khoảng 66 nghìn tấn năm 2015 và đạt 77 nghìn tấn vào năm 2020 Quy hoạch ngành chăn nuôi theo hướng công nghiệp với quy mô lớn, lựa chọn giống gia cầm có giá trị sản xuất hàng hóa cao Bên cạnh đó, tiếp tục phát triển chăn nuôi số giống gia cầm truyền thống, đặc sản có phẩm chất tốt, giá trị kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu đa dạng thị trường tăng thu nhập nông dân Trong cấu phát triển gia cầm, đàn gà chiếm tỷ trọng chủ lực (trên 80% tổng đàn gia cầm giai đoạn 2010 - 2020) và trì sản phẩm theo cấu thịt - trứng hiện tại Trong giai đoạn phát triển tới, phương thức chăn nuôi chú trọng vào nuôi vùng tập trung công nghiệp; phấn đấu tới năm 2015 có khoảng 40 - 50% số lượng gia cầm được chăn nuôi tập trung và năm 2020 có 70% Địa bàn trọng điểm chăn nuôi gia cầm: các huyện vùng gò đồi và một số huyện có điều kiện đất rộng Chương Mỹ, Đông Anh, Ba Vì, Quốc Oai, Sóc Sơn, Thanh Oai, ứng Hoà, Phúc Thọ, Phú Xuyên, Thạch Thất và có số lượng chiếm 85% đàn gia cầm toàn Thành phố Phát triển gia cầm các giai đoạn tới cần đặc biệt chú trọng các biện pháp quản lý phòng trừ dịch bệnh để đối phó hữu hiệu với dịch cúm gia cầm - Một số loại vật nuôi khác: Xây dựng một số mô hình vật nuôi mới địa bàn các huyện nuôi dê, thỏ tại các huyện vùng đồi gò (Ba Vì, TX Sơn Tây, Quốc Oai, Mỹ Đức, ) 24 Phát triển đàn ong lấy mật: Năm 2010 toàn Thành phố có 17,7 nghìn đàn ong lấy mật (năm 2008 là 15,6 nghìn đàn), với sản lượng mật hàng năm đạt 120 tấn Trong thời gian tới phát triển ăn quả tại các trang trại sẽ kết hợp nuôi ong lấy mật Dự kiến có thể phát triển đạt 20 nghìn đàn ong địa bàn Thành phố, chủ yếu tập trung tại các huyện Ba Vì, Hoài Đức, Mỹ Đức, Thạch Thất, Chương Mỹ, Sóc Sơn, Đông Anh, Gia Lâm Ngành Thủy sản Phát triển thủy sản không chỉ có ý nghĩa kinh tế khai thác, phát huy tiềm quy mô mặt nước ao, hồ, đầm, diện tích ruộng trũng,… tự nhiên và nhân tạo khá lớn đáp ứng nhu cầu thực phẩm đa dạng của thị trường Thủ đô mà còn góp phần gia tăng mặt nước đáp ứng yêu cầu điều hòa, cải thiện hệ môi trường - sinh thái và tiêu thoát nước cho Hà Nội Phương hướng phát triển thủy sản của Hà Nội giai đoạn 2011 - 2020 là: Nuôi trồng thủy sản là hướng đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái và nguồn lợi thủy sản tự nhiên, gắn kết với tôn tạo cảnh quan phục vụ các hoạt động dịch vụ (du lịch, nghỉ dưỡng, vui chơi - giải trí,…) của Hà Nội Khai thác hợp lý, hiệu quả quỹ đất nông nghiệp và mặt nước của Hà Nội để đẩy mạnh phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng nâng cao cả về lượng, về chất và an toàn vệ sinh thực phẩm Chuyển đổi đất sản xuất nông nghiệp vùng thấp trũng sang nuôi trồng thủy sản kết hợp với chăn nuôi tập trung xa khu dân cư để đảm bảo vừa có hiệu quả kinh tế cao diện tích đất chuyển đổi, vừa đảm bảo vệ sinh môi trường Dự kiến giai đoạn đến năm 2015 diện tích nuôi trồng thuỷ sản 23.000 ha, suất bình quân 5,0 tấn/ha, sản lượng 115,0 nghìn tấn; đến giai đoạn 2016-2020, diện tích nuôi trồng thủy sản khoảng 24.000 ha, suất bình quân 5,5 tấn/ha, sản lượng 132 nghìn tấn trở lên Phát triển nuôi cá lồng, bè ở một số sông, hồ chứa nước để khai thác tiềm năng: ổn định khoảng 500 lồng nuôi giai đoạn đến năm 2020 Trong giai đoạn phát triển tới năm 2020, sản xuất thủy sản Hà Nội chuyển mạnh theo hướng thâm canh sở ứng dụng nhanh, rộng các tiến bộ khoa học công nghệ về giống, kỹ thuật nuôi, thức ăn, phòng trừ dịch bệnh, nhằm tăng suất và đa dạng hóa loài nuôi Đến năm 2015 - 2020 về bản các ao, hồ nuôi thủy sản vùng nông thôn được đầu tư nuôi theo phương thức bán thâm canh, thâm canh, nuôi theo mô hình sinh thái VAC Bên cạnh sản phẩm chủ lực là các loài, giống cá (cả truyền thống và loài, giống mới) cần chú trọng thúc đẩy phát triển quy mô sản xuất các loài thủy 25 đặc sản tôm càng xanh, ba ba, ếch, lươn, đó tôm càng xanh là sản phẩm chính Cũng các giai đoạn đến 2015 - 2020 công nghệ nuôi cần đổi mới, đáp ứng tích cực yêu cầu phát triển thủy sản nuôi theo hướng sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm nhằm nâng cao khả cạnh tranh cung ứng sản phẩm cho thị trường Thủ đô Dự kiến đến 2020 quy mô nuôi trồng thủy sản tăng 16,7% về diện tích và 122,7 % về sản lượng so với năm 2010 Để phát triển hiệu quả nuôi trồng thủy sản địa bàn Hà Nội, cần phân bố theo định hướng sau: + Với diện tích ruộng trũng toàn thành phố hiện có gần 20.000 ha, giai đoạn đến năm 2010 đã thực hiện đầu tư cải tạo, chuyển đổi được gần nghìn sang phương thức nuôi trồng thuỷ sản tập trung, canh tác lúa + cá hoặc kết hợp trồng ăn quả, chăn nuôi ở quy mô trang trại Với diện tích ruộng trũng còn lại, sẽ tiếp tục thực hiện cải tạo để chuyển đổi khoảng - nghìn sang nuôi trồng thuỷ sản tập trung kết hợp với trồng ăn quả, du lịch sinh thái và phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư Với diện tích các ao hồ, đầm sẽ phát triển theo hướng nuôi thâm canh và bán thâm canh, nâng cao hiệu quả khai thác/01 diện tích mặt nước + Với các hồ mặt nước lớn cần được đầu tư khai thác theo hướng kinh tế sinh thái, nuôi trồng thủy sản đôi với bảo vệ, cải thiện môi trường nước và sinh vật nước gắn kết với tôn tạo cảnh quan phát triển các hoạt động dịch vụ (du lịch, vui chơi, giải trí, ) + Cải tạo, nâng cấp diện tích các ao hồ nhỏ để nuôi các đối tượng thuỷ sản truyền thống Đầu tư nuôi cá lồng bè một số sông (sông Bùi, sông Tích, sông Đà), hồ chứa nước (hồ Đồng Sương, hồ Miễu, hồ Văn Sơn, hồ Văn Xã, ) kết hợp với bảo vệ môi trường sinh thái, du lịch, dịch vụ Ngành Lâm nghiệp Bảo vệ và phát triển rừng Hà Nội phải gắn với phát triển toàn diện và bền vững của các ngành kinh tế và phát triển tổng thể KTXH của Thủ đô Cụ thể: Đối với rừng tự nhiên: Bảo vệ diện tích rừng còn lại, làm giầu rừng đối với đối tượng rừng nghèo kiệt để vừa bảo tồn được các nguồn gen quý hiếm, tính đa dạng sinh học cao, vừa phát huy chức phòng hộ bảo vệ môi trường, làm đẹp cảnh quan vừa góp phần tham gia phát triển du lịch và phát triển kinh tế rừng thông qua sử dụng các lâm đặc sản rừng Đối với rừng trồng và rừng phòng hộ: bảo vệ, nuôi dưỡng diện tích rừng đã đạt tiêu chuẩn rừng phòng hộ bảo vệ môi trường; cải tạo, nâng cấp rừng bằng các loài đa mục đích để rừng vừa phát huy chức phòng hộ bảo 26 vệ môi trường, vừa tham gia phát triển kinh tế (làm đẹp cảnh quan để phát triển du lịch; thu sản phẩm kinh tế từ rừng thông qua các sản phẩm lâm sản ngoài gỗ)… Đối với rừng sản xuất: phát triển rừng kinh tế phải gắn liền với rừng đa mục đích, để rừng vừa cho nhiều sản phẩm kinh tế (gỗ, lâm đặc sản, quả chất lượng cao ), vừa phòng hộ bảo vệ môi trường, làm đẹp cảnh quan góp phần phát triển du lịch Bảo vệ và phát triển rừng phải sở cải thiện đời sống của nhân dân sống rừng và gần rừng, đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo vệ và phát triển rừng; huy động rộng rãi nguồn lực của hộ gia đình, cộng đồng dân cư, các thành phần kinh tế khác Gắn chặt trách nhiệm và quyền lợi của chủ rừng, đảm bảo người lành nghề rừng có thu nhập đáng kể từ rừng Bảo vệ và phát triển rừng Hà Nội phải đảm bảo tính đồng bộ giữa đầu tư xây dựng các khu du lịch, nghỉ ngơi cuối tuần với đầu tư bảo vệ và phát triển rừng bền vững Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại, đặc biệt tập trung vào lĩnh vực giống trồng rừng, trồng ăn quả, đặc sản công tác quản lý bảo vệ rừng Bảo vệ rừng góp phần tạo môi trường sinh thái bền vững, là “lá phổi xanh” cho Thành phố; phát huy tốt chức phòng hộ bảo vệ môi trường, chống xói mòn cung cấp, điều tiết nguồn nước; Để rừng thực sự trở thành môi trường hấp dẫn du khách tham quan là nền tảng để phát triển du lịch sinh thái, du lịch tâm linh, nghỉ ngơi cuối tuần Nâng tỷ lệ che phủ của rừng từ 7,4 % hiện lên 8,5% vào năm 2020 Về phương diện kinh tế, bảo vệ rừng và trồng rừng giúp tạo nhiều sản phẩm chất lượng cao, có giá trị kinh tế đặc biệt từ kinh tế đồi rừng, cung cấp nguyên liệu phục vụ các ngành nghề truyền thống và các lâm đặc sản; quả chất lượng cao, sạch; góp phần nâng cao đời sống của nhân dân vùng đồi núi, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và Thành phố Nâng mức thu nhập l đất lâm nghiệp hiện từ 3-5 triệu đồng/ha/ năm lên l0-15 triệu đồng/ha/năm (năm 2015) và khoảng 20-30 triệu đồng/ha/năm (năm 2020) Về xã hội và an ninh quốc phòng, phát triển lâm nghiệp giúp đẩy mạnh xã hội hóa và đa dạng hóa công tác bảo vệ và phát triển rừng; thu hút lao động, tạo công ăn việc làm hàng năm từ l0.000 - 15.000 lao động, góp phần nâng cao đời sống của nhân dân vùng đồi núi, góp phần giữ vững an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội vùng đồi núi và thành phố Thực hiện quy hoạch sử dụng đất Thành phố Hà Nội đến năm 2020, đất rừng được quản lý thống nhất bản đồ và thực địa Quản lý rừng phải 27 gắn chi phí đầu tư hiệu quả kinh tế và giá trị môi trường; gắn và chia sẻ lợi ích giữa các chủ rừng với cộng đồng, xã hội; Nhà nước quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ bảo vệ môi trường thông qua các Ban quản lý rừng Đến năm 2013 hệ thống bảo vệ rừng từ thành phố đến các thôn, bản có rừng phải được kiện toàn và trì các hoạt động thường xuyên có hiệu quả Đến năm 2013 tất cả diện tích rừng và đất lâm nghiệp phải được rà soát lại để tiến hành thực hiện giao rừng, cho thuê rừng gắn với giao đất lâm nghiệp đến các chủ rừng theo Thông tư số 38/2007/TT-BNN và các quy định của Pháp luật Các thôn, bản có rừng và đất lâm nghiệp của thành phố phải hoàn thành xây dựng Quy ước bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng dân cư thôn, bản được UBND cấp huyện, thị xã phê duyệt và thực hiện thường xuyên có hiệu quả Bảo vệ và bảo tồn là trách nhiệm trực tiếp của các chủ rừng, là trách nhiệm của chính quyền địa phương và các quan bản vệ pháp luật Kiểm lâm là lực lượng nòng cốt hỗ trợ cho các chủ rừng, là lực lượng chính việc xử lý các vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rưng, đồng thời tham mưu cho chính quyền các cấp công tác bảo vệ rừng Cần coi trọng công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về bảo vệ và phát triển rừng cho mọi tầng lớp nhân dân * Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ Tổng diện tích rừng phòng hộ bảo vệ môi trường là: 9.000 ha, chủ yếu tập trung tại huyện, đó nhiều nhất tại huyện Sóc Sơn và các Huyện Quốc Oai, Chương Mỹ và Thạch Thất Trong đó: Rừng phòng hộ của Hà Nội là rừng phòng hộ bảo vệ môi trường đó phải xây dựng hệ thống rừng không những phát huy tốt nhất chức điều hoà nguồn nước, giữ nước, phòng hộ bảo vệ môi trường sinh thái, mà rừng còn làm đẹp cảnh quan phục vụ phát triển du lịch, dịch vụ, nghỉ ngơi giải trí cuối tuần, đông thời còn cung cấp các sản phẩm từ rừng góp phần phát triển kinh tế Do vậy, quản lý bảo vệ bằng được diện tích rừng hiện có đã đạt tiêu chuẩn của rừng phòng hộ bảo vệ môi trường (rừng tự nhiên, rừng thông, rừng trồng hỗn giao ) Cải tạo, nâng cấp một số rừng đã trồng chưa đạt tiêu chuẩn rừng phòng hộ, diện tích ăn quả chất lượng kém; trồng rừng mới đất chưa có rừng với tập đoàn đa mục đích phù hợp Tăng tỷ lệ có rừng rừng phòng hộ từ 93,7% hiện lên >95% diện tích rừng phòng hộ * Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng: Tổng diện tích rừng đặc dụng là: 13.546 ha, bao gồm: VQG Ba Vì, khu DTLSVH Hương Sơn và Trung tâm thực nghiệm của trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam Đối với rừng đặc dụng của Hà Nội cần thiết được 28 bảo tồn các hệ sinh thái rừng, các nguồn gen quý hiếm, đa dạng sinh học cao, bảo vệ và làng đẹp cảnh quan rừng để rừng vừa phục vụ nghiên cứu khoa học, phục vụ tham quan du lịch, góp phần PHBVMT và có thể cung cấp các đặc sản rừng phát triển kinh tế Lấy nhiệm vụ bảo tồn, bảo vệ rừng là chính, chỉ trồng các loài đặc hữu, quý hiếm phục vụ bảo tồn và nghiên cứu khoa học * Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng sản xuất , Tổng diện tích rừng sản xuất là: 4.161 ha, phân bố hầu hết huyện, thị Đối với rừng sản xuất của Hà Nội phải vừa tạo sản phẩm từ rừng có giá trị cao, vừa làm đẹp cảnh quan phục vụ du lịch, vừa có tác dụng PHBVMT Do vậy, bảo vệ và phát triển rừng sản xuất của Hà Nội một cách hiệu quả từ khâu lâm sinh đến khai thác, chế biến lâm đặc sản và tiêu thụ sản phẩm Công nghiệp chế biến và ngành nghề nông thôn: 5.1 Phát triển công nghiệp chế biến, nâng cao giá trị gia tăng: tập trung chủ yếu vào: phát triển công nghiệp chế biến tinh, chế biến sâu; đầu tư đổi công nghệ, thiết bị kết hợp với biện pháp tổ chức sản xuất, tiêu thụ hàng hóa nhằm nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm nông nghiệp 5.2 Phát triển ngành nghề nông thôn Xây dựng quy hoạch làng nghề với quy mô, cấu sản phẩm,tr×nh độ công nghệ hợp lý đủ sức cạnh tranh, thích hợp với điều kiện vùng sinh thái, bảo vệ môi trường; gắn hoạt động kinh tế làng nghề với hoạt động dịch vụ du lịch bảo tồn phát triển văn hóa truyền thống Đẩy mạnh công tác chuyển giao công nghệ, ứng dụng tiến khoa học công nghệ sản xuất làng nghề; ưu tiên đầu tư cụng nghệ xử lý chất thải, giảm thiểu kiểm soát ô nhiễm môi trường làng nghề; yêu cầu thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực chế biến nông lâm thuỷ sản ngành nghề nông thôn phải đầu tư đồng hệ thống xử lý nước thải, chất thải, khí thải, bảo vệ môi trường III CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN Chuyển đổi cấu đầu tư a Điều chỉnh cấu đầu tư theo lĩnh vực Ưu tiên vốn cho chương trình, dự án chọn tạo, nhân giống trồng, vật nuôi, giống lâm nghiệp phục vụ chuyển đổi cấu sản xuất, phòng chống dịch bệnh, đảm bảo an toàn thực phẩm, nghiên cứu chuyển giao khoa học kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực lao động nông thôn xây dựng hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản tập trung (bao gồm thủy lợi phục vụ 29 nuôi trồng thủy sản); tập trung vốn đầu tư cho chương trình, dự án có khả sớm hoàn thành, đưa vào sử dụng Đối với lĩnh vực cụ thể sau: - Nông nghiệp: ưu tiên đầu tư cho chương trình, dự án chọn tạo, nhân giống trồng, vật nuôi phục vụ chuyển đổi cấu sản xuất xuất hàng hóa; dự án phòng chống sâu bệnh, an toàn vệ sinh, thực phẩm - Thủy sản: tăng mạnh đầu tư hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản tập trung (bao gồm thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản), đầu tư phát triển hệ thống giống thủy sản; xây dựng hệ thống quan trắc, cảnh báo môi trường giám sát dịch bệnh phục vụ nuôi trồng thủy sản; tiếp tục đầu tư dự án cảng cá, khu neo đậu tàu thuyền, tránh trú bão - Lâm nghiệp: ưu tiên đầu tư giống lâm nghiệp phục vụ trồng rừng kinh tế phát triển dịch vụ môi trường rừng - Thủy lợi: tập trung vốn cho dự án hoàn thành (chỉ khởi công dự án đê điều, số dự án an toàn hồ chứa cấp bách); ưu tiên đầu tư thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản; phát triển ứng dụng kỹ thuật tưới tiết kiệm; ưu tiên vốn nhiều cho nâng cấp, tu, bảo dưỡng công trình sau đầu tư đầu tư mới; trọng đầu tư công trình hệ thống công trình đầu mối b Điều chỉnh hình thức/nguồn vốn đầu tư Thực rà soát, phân loại dự án đầu tư, điều chỉnh nguồn vốn hình thức đầu tư để thu hút tối đa nguồn lực xã hội cho nông nghiệp, nông thôn: - Lựa chọn dự án có khả thu hồi vốn để xã hội hóa nguồn vốn đầu tư, tăng tỷ trọng vốn đầu tư tín dụng, vốn cá nhân, tập thể, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, kể hình thức hợp tác công tư (PPP) đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn - Giảm dần tỷ trọng vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước tổng vốn đầu tư ngành Vốn ngân sách nhà nước tập trung đầu tư cho nhiệm vụ cấp bách, nhiệm vụ chiến lược ngành dự án khả thu hồi vốn; đầu tư phát triển hạ tầng vùng có nhiều khó khăn để hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo, nâng cao điều kiện sống cho dân cư Dành nguồn ngân sách thỏa đáng để thực sách ưu đãi, khuyến khích thành phần kinh tế khác đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn - Phân cấp quản lý đầu tư nhiều cho địa phương, huy động nguồn lực địa phương cho công trình, dự án quy mô nhỏ, phạm vi địa phương, Thµnh đầu tư dự án, công trình lớn quy mô vùng/miền kỹ thuật phức tạp c Nâng cao hiệu quả, chất lượng đầu tư 30 - Nâng cao chất lượng lựa chọn dự án đầu tư, lấy hiệu kinh tếxã hội tiêu chí để định lựa chọn dự án đầu tư; công khai, minh bạch đầu tư; tăng cường công tác giám sát, đánh giá đầu tư - Bố trí vốn tập trung, khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, phân tán không đồng bộ; phân bổ, quản lý giám sát sử dụng vốn đầu tư phải thực theo quy hoạch kế hoạch trung hạn - Đổi mô hình, công tác quản lý công trình sau đầu tư để nâng cao hiệu hoạt động tăng cường tham gia người dân Đổi doanh nghiệp Nhà nước, phát triển thành phần kinh tế Tiếp tục xếp, đổi doanh nghiệp nhà nước thuộc ngành; xếp, đổi lâm trường quốc doanh, rà soát trạng sử dụng quỹ đất rừng, thu hồi diện tích sử dụng sai mục đích, hiệu quả, vượt khả quản lý lâm trường giao lại cho quyền địa phương tổ chức, cá nhân thuê sử dụng, nâng cao hiệu sử dụng đất Tiếp tục phát triển kinh tế hộ lên bước theo hướng chuyên môn hóa, sản xuất quy mô lớn ứng dụng công nghệ cao; khuyến khích hỗ trợ hộ sản xuất áp dụng khoa học công nghệ, quy trình sản xuất tiên tiến để nâng cao suất, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm Khuyến khích phát triển kinh tế hợp tác, tổ chức hiệp hội ngành hàng; phát triển mô hình liên kết, hợp tác sản xuất doanh nghiệp, nhà khoa học với hộ nông dân (theo kiểu cánh đồng mẫu lớn) Tạo môi trường điều kiện thuận lợi cho kinh tế trang trại sản xuất hàng hóa lớn, tập trung với điều kiện yếu tố sản xuất theo hướng công nghiệp, đại Tiếp tục đổi thể chế, sách - Về đất đai: Rà soát quỹ đất để giao cho nông dân cho doanh nghiệp thuê để trồng công nghịêp, trồng rừng; thực sách đồng bảo vệ quỹ đất lúa - Về khoa học công nghệ: Hỗ trợ phổ biến hướng dẫn áp dụng quy trình sản xuất tốt (GAP), công nghệ cao; hỗ trợ sản xuất có xác nhận - Chính sách tín dụng, thương mại: Đề nghị tăng hạn mức kéo dài kỳ hạn cho vay vốn tín dụng phù hợp với chu kỳ sản xuất đối tượng cây, Ưu tiên doanh nghiệp đầu tư sản xuất liên kết khép kín vay vốn tín dụng với lãi suất ưu đãi kỳ hạn trả nợ phù hợp 31 Hỗ trợ hoạt động XTTM, nghiên cứu mở rộng thị trường, hoạt động nâng cao giá trị hàng hóa lĩnh vực thương mại (xây dựng thương hiệu, khảo sát thị trường, thành lập trung tâm thương mại thị trường trọng điểm…) - Đào tạo nguồn nhân lực: Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ngành nhằm xây dựng đội ngũ công chức hành chính, công chức nghiệp, chuyên gia giỏi chuyên môn đạo đức nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu phát triển nông nghiệp đại hội nhập quốc tế; triển khai mạnh chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đặc biệt đào tạo lao động nông thôn làm nông nghiệp theo QĐ số 1956/QĐ-TTg Thủ tướng Chính phủ - Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quản lý nhà nước Đẩy mạnh cải cách hành với nội dung trọng tâm là: hoàn thành việc xếp tổ chức máy quản lý nhà nước Thµnh địa phương đảm bảo đạo nhanh nhạy, thông suốt, chủ động hiệu Triệt để đơn giản hoá thủ tục hành chính, tạo đạo kiện cho sở, địa phương giải nhanh yêu cầu đáp ứng có hiệu sản xuất kinh doanh hoạt động lĩnh vực khác Tăng cường lực cho hệ thống kiểm tra, kiểm nghiệm, tra chất lượng, an toàn VSTP vật tư, sản phẩm nông lâm thuỷ sản, diêm nghiệp, đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng nâng cao hiệu sản xuất, kinh doanh Thực nghiêm túc Luật phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí IV TỔ CHỨC THỰC HIỆN Các địa phương - Triển khai rà soát điều chỉnh cấu, quy họach sản xuất theo hướng tập trung phát triển trồng, vật nuôi lợi địa phương, có khả cạnh tranh phù hợp với quy hoạch phát triển ngành; - Nghiên cứu, xây dựng mô hình chế, sách hỗ trợ phát triển phù hợp hiệu - Rà soát, xếp lại nông, lâm trường quốc doanh địa bàn để nâng cao hiệu sử dụng đất đai nguồn tài nguyên khác Các đơn vị thuộc Thành phố theo chức năng, nhiệm vụ hướng dẫn, đạo địa phương rà sóat điều chỉnh cấu trồng, vật nuôi phù hợp với Quy hoạch tổng thể ngành UBND Thành phố Hà Nội 32 phê duyệt (tại Quyết định số /QĐ-UBND ngày tháng năm 2011) lợi cạnh tranh địa phương Nghiêm túc thực việc điều chỉnh cấu, hình thức nguồn vốn đầu tư theo hướng huy động tối đa nguồn lực xã hội; đồng thời nghiên cứu, đề xuất chế, sách thu hút đầu tư nguồn vốn cho phát triển ngành Các Chi Cục, UBND huyện, thị xã xây dựng nội dung, giải pháp lộ trình triển khai cụ thể cho lĩnh vực phụ trách, bảo đảm thực hiệu chương trình Tái cấu chung ngành Các doanh nghiệp thuộc Thành phố quản lý : thực nghiêm túc kế hoạch cổ phần hóa, bảo đảm tiến độ chung Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Rà soát dự án đầu tư, kiên cắt, giảm dự án nằm lĩnh vực sản xuất, kinh doanh; giãn tiến độ dự án chưa cấp bách, chưa có vốn./ V CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ Chính phủ phê duyệt cho Thành phố Hà Nội quy hoạch: Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2050 (QĐ số 1259/QĐ-TTg, ngày 26/7/2011); Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội Thành phố Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn 2030 (QĐ số 1081/QĐ-TTg ngày 6/7/2011); Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 (Nghị số 06/NQCP ngày 09/1/2013) Quyết định UBND, HĐND Thành phố Hà Nội phát triển kinh tế – xã hội, nông nghiệp, nông thôn Thành phố Như vậy, để đề án Tái cấu trúc ngành nông nghiệp Hà Nội mang tính khả thi cao, dự án cấp bách cần ưu tiên đầu tư : (1) Dự án Điều tra đánh giá tài nguyên đất đai phát triển nông nghiệp bền vững Đây vấn đề quan trọng (được quy định dự thảo Luật đất đai năm 2003) để làm khoa học, tiền đề cho quy hoạch chuyển đổi cấu trồng, vật nuôi hợp lý, mang lại hiệu kinh tế cao bền vững (2) Dự án Quy hoạch chi tiết đất trồng lúa: Chính phủ có Nghị định số 42/NĐ-CP ngày 11/5/2012 Chính phủ quản lý sử dụng đất trồng lúa Thành phố cần triển khai thực dự án Quy hoạch chi tiết đất lúa huyện, thị xã trực thuộc đến năm 2020 để giữ vững ổn định 92.120 đất lúa 02 vụ Tiến hành quy hoạch chi tiết, tổ chức lại vùng sản xuất lúa hàng hóa, chất lượng cao theo nghị định 42/NĐ-CP 33 (3) Dự án Quy hoạch vùng nông sản hàng hóa Thủ đô theo hướng bền vững: Các vùng rau an toàn, rau gia vị; Các vùng hoa, cảnh tập trung (4) Chính phủ có Quyết định số 57/QĐ-TTg Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch bảo vệ phát triển rừng giai đoạn 2011 – 2020 Thành phố Hà Nội phê quyệt quy hoạch phát triển rừng địa bàn, nhiên để tăng tính đa dạng sinh học, Thành phố cần đầu tư quy hoạch chi tiết 03 loại rừng kết hợp xây dựng mô hình vườn – rừng, dịch vụ du lịch để tăng hiệu kinh tế cho hộ trồng, đảm bảo tính bền vững, đa dạng sinh học cho Thủ đô (5) Quy hoạch ngành thủy sản, phân bổ vùng nuôi thuỷ sản tập trung; (6) Dự án quy hoạch Các vùng chăn nuôi lợn tập trung gắn với sở chế biến; Phát triển chăn nuôi gia cầm tập trung theo quy mô trang trại Dự án quy hoạch mạng lưới giết mổ gia súc gia cầm địa bàn Thành phố đến năm 2020 (7) Dự án xây dựng khu nông nghiệp công nghệ cao; (8).Dự án phát triển vùng ăn đặc sản; (9) Dự án Xây dựng vành đai xanh hành lang xanh cho khu vực nội thành (10) Dự án Nâng cấp, xây dựng trung tâm công nghệ sinh học phục vụ sản xuất, cung cấp giống trồng, vật nuôi bảo tồn loại gien quý (11) Dự án Khai thác diện tích đất đồi núi chưa sử dụng để phục vụ sản xuất nông nghiệp bền vững (12) Các dự án xây dựng nông thôn SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁM ĐỐC Hoàng Thanh Vân 34 [...]... phẩm chất lượng cao, an toàn vệ sinh thực phẩm: lúa chất lượng cao, rau an toàn, hoa cây cảnh, cây ăn quả đặc sản;… Khai thác hiệu quả trồng trọt vùng gò đồi, khai thác và phát triển hiệu quả các cây ăn quả co giá trị kinh tế cao, kết hợp với phát triển du lịch sinh thái Tiếp tục thực hiện chuyển đổi đất lúa vùng úng trũng sang nôi trồng thủy sản,... xuất rau an toàn, chuyển biến đồng bộ từ khâu sản xuất kinh doanh đến sử dụng theo một hệ thống mang tính chuyên nghiệp, coi trọng áp dụng công nghệ kỹ thuật cao, co biện pháp xử lý răn đe đủ mạnh với người vi phạm + Xây dựng, quảng bá thương hiệu sản phẩm rau an toàn, khuyến khích phát triển mô hình sản xuất lấy doanh nghiệp làm trung tâm, hình thành... Sơn Tây),… Phát triển cây ăn quả góp phần khai thác, phát huy tổng hợp và hiệu quả các thế mạnh của vùng kinh tế nông nghiệp ven đô, đặc biệt ý nghĩa kinh tế mang lại không chỉ giới ha n trong phạm vi nông nghiệp mà co n tạo cơ sở để gắn kết phát triển các hoạt động du lịch, dịch vụ văn hóa - vui chơi giải trí và tạo bộ mặt cảnh quan sinh thái phong... mật ha ng năm đạt trên 120 tấn Trong thời gian tới khi phát triển cây ăn quả tại các trang trại sẽ kết hợp nuôi ong lấy mật Dự kiến co thể phát triển đạt 20 nghìn đàn ong trên địa bàn Thành phố, chủ yếu tập trung tại các huyện Ba Vì, Hoài Đức, Mỹ Đức, Thạch Thất, Chương Mỹ, Sóc Sơn, Đông Anh, Gia Lâm 3 Ngành Thủy sản Phát triển thủy sản không chỉ co ... Chuyển mạnh công nghệ sản xuất rau sang sản xuất rau an toàn, sản phẩm rau an toàn luôn giữ vị trí ha ng đầu trong như cầu của thị trường rau xanh Ha Nội Bố trí đến năm 2015 diện tích gieo trồng rau an toàn vùng tập trung khoảng 4 nghìn ha (tương đưởng khoảng 11 nghìn ha gieo trồng, không tính diện tích các vùng sản xuất rau an toàn phân tán), sản lượng khoảng... liệu theo hướng “chè sạch” (5)Nhóm cây công nghiệp ha ng năm Cây công nghiệp ha ng năm chủ yếu trên địa bàn Ha Nội là đậu tương và lạc - Đậu tương: Cây đậu tương tiếp tục co vai trò quan trọng trong các giai đoạn phát triển của nông nghiệp Ha Nội đến năm 2020 Đây là cây trồng nông sản ha ng hóa co giá trị, co nhu cầu tiêu thụ cao cho chế biến thực phẩm,... phần tích cực nâng cao hiệu quả khai thác sử dụng đất canh tác thông qua xen canh, tăng vụ cả trên đất lúa và đất chuyên màu Đậu tương là cây trồng co hiệu quả kinh tế cao, co tác dụng cải tạo đất rất tốt, tuy nhiên năng suất đậu tương của Thành phố hiện co n thấp (năm 2008 năng suất bình quân mới đạt 14,97 tạ /ha Định hướng phát triển giai đoạn đến năm 2020... số thuận lợi trong phát triển chăn nuôi tại một số vùng ngoại thành Ha Nội là co điều kiện tự nhiên, đất đai và môi trường sinh thái của các huyện ngoại thành Ha Nội thuận lợi cho phát triển chăn nuôi, nhất là chăn nuôi theo hướng công nghiệp tập trung; tiềm năng về lao động lớn, nguồn nguyên liệu của Ha Nội và các tỉnh lân cận co thể tự túc được... nghệ cao để tăng năng suất, chất lượng ha ng hóa nông sản Tái cơ cấu nhằm sử dụng hiệu quả hơn quỹ đất nông nghiệp trên địa bàn Thủ đô Phát triển nền nông nghiệp Thủ đô theo hướng phát triển nền nông nghiệp đô thị sinh thái, sản xuất ha ng hoá lớn, co năng suất, chất lượng, hiệu quả, co khả năng cạnh tranh cao, ha i hoà và bền vững với môi trường Từng... trang trại Với diện tích ruộng trũng co n lại, sẽ tiếp tục thực hiện cải tạo để chuyển đổi khoảng 4 - 5 nghìn ha sang nuôi trồng thuỷ sản tập trung kết hợp với trồng cây ăn quả, du lịch sinh thái và phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư Với diện tích các ao hồ, đầm sẽ phát triển theo hướng nuôi thâm canh và bán thâm canh, nâng cao hiệu quả khai

Ngày đăng: 29/05/2016, 08:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w