là bài giảng powerpoint về bài thơ Đò Lèn của nhà thơ Nguyễn Duy, thuộc chương trình giảm tải, nên có rất ít tư liệu về nó. Cho nên bài giảng này giúp các bạn học sinh tiếp thu dễ dàng và tiết học sinh động hiểu quả hơn
Trang 2(1983)
Trang 4(1948)
Trang 5Tên thật là Nguyễn Duy Nhuệ, quê Thanh
trở thành một gương mặt tiêu biểu cho
phong trào thơ trẻ thời kì kháng chiến chống Mỹ
Trang 61971 – 1975 , Nguyễn Duy về học tại khoa Ngữ
Văn, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội
1976 , ông vào sống và công tác tại TP.HCM
Là biên tập viên báo Văn Nghệ Giải phóng, rồi làm Trưởng đại diện của báo Văn nghệ ở phía Nam.
Nguyễn Duy làm thơ khi còn
là học sinh phổ thông.
Các tác phẩm tiêu biểu: Hơi ấm ổ rơm, Bầu trời
vuông, Tre Việt Nam.
Năm 2007, ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.
Trang 7- Sáng tác năm 1983
-Hoàn cảnh: Khi tác giả Nguyễn Duy có lần về lại quê hương thăm lại bà, nhưng bà không còn nữa, thay vào đó là nấm mồ nơi bà yên nghỉ
Tác giả bất giác sống lại với
những hồi ức đan xen nhiều buồn vui thời thơ ấu
Tất cả cảm xúc ấy bật lên thành
tứ thơ Đò Lèn
Trang 8Đò Lèn là một địa danh ở quê ngoại của nhà thơ, nơi
những kỉ niệm bên bà thời thơ ấu
Trang 9- Thơ tự do, 6 chữ
- Câu đầu tiên ở mỗi khổ viết hoa còn lại thì viết thường
- Dấu chấm chỉ xuất hiện ở phần cuối bài
=> Đây chính là bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ Nguyễn Duy.
Trang 10Thuở nhỏ tôi ra cống Na câu cá
níu váy bà đi chợ Bình Lâm
bắt chim sẻ ở vành tai tượng Phật
và đôi khi ăn trộm nhãn chùa Trần
Thuở nhỏ tôi lên chơi đền Cây Thị
chân đất đi đêm xem lễ đền Sòng
mùi huệ trắng quyện khói trầm thơm lắm
điệu hát văn lảo đảo bóng cô đồng
Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế
bà mò cua xúc tép ở đồng Quan
bà đi gánh chè xanh Ba Trại
Quán cháo Đồng Giao thập thững những đêm hàn
Trang 11Tôi trong suốt giữa hai bờ hư - thực
giữa bà tôi và tiên, phật, thánh, thần
cái năm đói, củ dong riềng luộc sượng
cứ nghe thơm mùi huệ trắng, hương trầm
Bom Mỹ giội, nhà bà tôi bay mất
đền Sòng bay, bay tuốt cả chùa chiền
thánh với Phật rủ nhau đi đâu hết
bà tôi đi bán trứng ở ga Lèn
Tôi đi lính, lâu không về quê ngoại
dòng sông xưa vẫn bên lở, bên bồi
khi tôi biết thương bà thì đã muộn
bà chỉ còn là một nấm cỏ thôi.
9-1983
Trang 12- Bài thơ được triển khai theo kết cấu dòng chảy của
hoài niệm tuổi thơ
- “ Thuở nhỏ” : chỉ mốc thời gian và chứa đựng, đong đầy nỗi ngậm ngùi
Trang 15- Cuộc sống ở làng quê yên bình, vừa thiêng liêng, vừa gần gũi
Hình ảnh bà lam lũ nhọc nhằn
- Thao tác liệt kê: mò cua, xúc tép, gánh chè… => những việc làm của bà trong tuổi thơ tác giả
+ Mò cua xúc tép cuộc đời lam lũ, tần tảo, lần mò kiếm ăn
+ Gánh trè xanh Ba Trại, Buôn bán ngược xuôi vất vả nhọc nhằn
- Ấn tượng nhất là hình ảnh người bà:
"Quán Cháo, Đồng Dao thập thững những đêm hàn"
=> Diễn tả sự khó nhọc, bước đi không tự chủ,
đường gập ghềnh hoặc người kiệt sức Từ này vừa
có giái trị tạo hình, vừa có giá trị biểu cảm
Trang 16- Chính sự cơ cực của bà khiến cho người cháu
mới lớn không nhận ra nỗi vất vả của người bà
"Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế"
=> “Tôi đâu biết” : cũng là lời tự trách đầy tiếc
nuối, xót xa của người cháu khi trưởng thành
-Các địa danh: Ba Trại, đồng Quan, Quán Cháo, Đồng Giao
nơi in dấu chân bà ngoại
=> Không gian mở rộng, kéo dài theo hành trình lam lũ của bà đồng thời khơi thêm nỗi xót xa trong lòng cháu
Những cơ cực của bóng dáng lầm lũi không được miêu tả chi tiết => hy sinh âm thầm của bà
Trang 17Câu thơ đưa dẫn về phía tâm linh bằng cảm nhận nguyên sơ của trẻ con
- "Hai bờ" là sự phân định rạch ròi giữa hai bên.
+ Một bên là hư bao gồm tiên, phật, thánh thần (không gian tịnh)
+ Một bên thực là bà với cuộc đời lam lũ, vất vả (không gian trần tục)
- "Trong suốt": biểu hiện trạng thái ngây thơ, trong trẻo của
trẻ nhỏ, là sự hồn nhiên đến vô tư…
=> Tình cảm của tác giả với bà: Hình ảnh bà
được đặt đối sánh, ngang hàng với tiên, Phật,
thánh, thần thể hiện lòng ngưỡng mộ, tôn sùng
của nhân vật tôi
- “Nghe thơm”: ẩn dụ chuyển đổi cảm giác ( khứu giác
sang thính giác ) đã nhấn mạnh sức ám ảnh của hương
thơm quá khứ
Trang 18Hình ảnh bà trong không gian dữ dội : Chiến tranh
- “Bay mất”: khẩu ngữ, suồng sả
- “Rủ nhau đi đâu hết”: mang tính mỉa mai làm rõ khóc liệt của chiến tranh
- Hậu quả của chiến tranh: sự hoang tàn, đổ nát, “nhà bà tôi bay mất”, “đền Sòng bay”, “bay tuốt cả chùa chiền”
Hình ảnh nhỏ bé kì lạ hiện ra:
Hình ảnh người bà: đi bán trứng ở ga Lèn
trong mưa bom bão đạn
Hình ảnh người bà tảo tần để mưu sinh,
kiên cường dẫu có khó khăn.
=> Là hình ảnh phi thường trong cảnh bình thường
=> Biết ơn, kính trọng thế hệ đã đi trước
Anh mang hình ảnh đó vào chiến trường, làm “lương khố cho
mỗi trận đánh và suốt cả đời mình
Trang 19Những thay đổi khi trở về quê hương:
+ Thiên nhiên : dòng sông xưa vẫn bên lở, bên bồi + Bà: chỉ còn là nấm cỏ
Hai câu thơ cuối gây xúc động trong lòng người đọc, gợi về quy luật trường tồn của thời gian và quy luật nghiệt ngã của đời người
người cháu đã thú nhận sự thức tỉnh và đau
đớn xót xa của mình "Khi tôi biết thương bà
thì đã muộn/Bà chỉ còn là một nấm cỏ
thôi"sự trưởng thành của người cháu
Cháu thương bà trong ân hận muộn màng vì tuổi
thơ được sống bên bà mà không hiểu được cuộc
đời cơ cực, nghèo khó của bà BT không chỉ là tình cảm với bà mà còn là tình cảm đối với quê hương