Quy trình lên men vi sinh vật cổ điển Chế tạo môi trường Khử trùngmôi trường Giống Nhân giống Cấp 1,2,3 Lên men Kiểm tra sự tạo thành sản phẩm Thu hồi sản phẩm... 2.3 PHƯƠNG PHÁP PHÂN
Trang 1CHƯƠNG 2:
GIỐNG VI SINH VẬT
VÀ CÁC KỸ THUẬT THAO TÁC TRÊN GIỐNG
Trang 2NỘI DUNG
2.1 Vai trò của giống vi sinh vật
2.2 Yêu cầu về giống
2.3 Phương pháp phân lập, cải tạo và bảo quản giống
Trang 3Quy trình lên men vi sinh vật cổ điển
Chế tạo môi trường Khử trùngmôi trường
Giống Nhân giống
Cấp 1,2,3 Lên men
Kiểm tra sự tạo thành sản phẩm Thu hồi sản phẩm
Trang 42.1 VAI TRÒ CỦA GIỐNG VI SINH VẬT
• Giống ảnh hưởng đến:
– Chất lượng của sản phẩm
– Hiệu suất thu hồi sản phẩm
– Giá trị kinh tế của quy trình công
nghệ sản xuất
Trang 52.2 YÊU CẦU VỀ GIỐNG VSV
• Cho năng suất cao, chất lượng tốt, ít sản phẩm phụ không mong muốn
• Nuôi cấy dễ dàng, sử dụng nguyên liệu sẵn có, rẻ tiền
• Thời gian lên men ngắn
• Dễ tách sinh khối hay sản phẩm sau khi lên men
Thế nào là giống VSV tốt?
Trang 62.2 YÊU CẦU VỀ GIỐNG VSV
• Giống phải thuần chủng , không chứa vi sinh vật lạ, đặc biệt là không chứa bacteriophage ký sinh , ít mẫn cảm với sự tạp nhiễm
• Dễ bảo quản và ổn định các đặc tính sinh lý, sinh hóa trong thời gian sử dụng
Không phải tất cả tiêu chuẩn phải có trong khi lên men một loại VSV cụ thể
VD: Nấm mốc dễ dàng thu nhận nhưng hoạt tính trao đổi chất không cao
Trang 72.3 PHƯƠNG PHÁP PHÂN LẬP, CẢI TẠO, BẢO QUẢN GIỐNG
PHÂN LẬP GIỐNG VSV
• Các phương pháp chính để phân lập VSV
có đặc tính mong muốn trong tự nhiên
Trang 8• Quy trình phân lập VSV có hoạt tính mong muốn trong tự nhiên
Trang 9Đối với từng loại mẫu khác nhau, cách thu khác nhau
Cho Môi trường
cơ bản vào mẫu
Chỉ cho phép một loại VSV mong muốn phát triển
Dựa vào đặc tính sinh hóa riêng biệt cho từng loại theo khóa phân loại của Bergey
4 bước chính trong quy trình phân
lập VSV
Trang 10Thu nhận từ trung tâm giữ giống
+ Mỹ: ABBOTT, ATCC, NRRL…
+ Canada: CANAD - 212 + Nhật: FERM, HIR…
+ Úc: CC + Trung Quốc: IMASP
+ Việt Nam: Bảo tàng giống chuẩn vi sinh vật (VTCC) thuộc Viện Vi sinh vật và Công nghệ sinh
học và Trung tâm Giống và Bảo tồn nguồn gen Vi
sinh vật (CCGM)
Ngoài việc tự phân lập từ môi trường tự nhiên tại địa phương, các
chủng vsv còn được thu nhận từ các trung tâm giữ giống trên thế giới
Trang 11Giống vsv đang được sản xuất tại cơ sở, khi mua
về cần phải:
→ phân lập lại
→ kiểm tra tính di truyền
→ ổn định đặc tính di truyền →Nâng cao đặc tính di truyền ( huấn luyện thích nghi với đk lên men công nghiệp hoặc thay đổi cơ chế trong thông tin di truyền phù hợp với nhu cầu)
Thu nhận giống có sẵn từ cơ sở sản xuất
Trang 122.3 PHƯƠNG PHÁP PHÂN LẬP, CẢI TẠO, BẢO QUẢN GIỐNG
CẢI TẠO GIỐNG VSV
• Cần giống cho năng suất cao
• Thời gian lên men ngắn ít tạo bọt trong khi lên men
Lý do cải tạo giống:
Trang 132.3 PHƯƠNG PHÁP PHÂN LẬP, CẢI TẠO, BẢO QUẢN GIỐNG
CẢI TẠO GIỐNG VSV
• Ít tạo sản phẩm phụ trong quá trình lên men
• Tạo được nhiều sản phẩm quý mà chủng khác không
có được như sản xuất insulin người, kháng nguyên Hbs người, …
• Khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi của môi trường cao
Lý do cải tạo giống:
Trang 142.3 PHƯƠNG PHÁP PHÂN LẬP, CẢI TẠO, BẢO QUẢN GIỐNG
CẢI TẠO GIỐNG VSV
• Đột biến nhân tạo
– Sử dụng tác nhân vật lý, hóa học – Phương pháp tái tổ hợp gene
• Lựa chọn thường xuyên
– vsv rất dễ biến dị nên theo thời gian, chủng vsv
sẽ biến đổi xấu đi hoặc tốt hơn, do đó cần lựa chọn thường xuyên để thu nhận những chủng vsv mang đặc tính tốt
Phương pháp cải tạo giống:
Trang 152.3 PHƯƠNG PHÁP PHÂN LẬP, CẢI TẠO, BẢO QUẢN GIỐNG
CẢI TẠO GIỐNG VSV
– Yêu cầu kỹ thuật cao
– Trong quá trình sản xuất có thể xuất hiện hiện tượng hồi biến
Nhược điểm của phương pháp cải tạo giống:
Hồi biến: đột biến từ kiểu đột biến quay về
kiểu hình hoang dại
Trang 162.3 PHƯƠNG PHÁP PHÂN LẬP, CẢI TẠO, BẢO QUẢN GIỐNG
BẢO QUẢN GIỐNG VSV
*Ý nghĩa: Giữ được những đặc tính quý (không bị
thoái hóa) của vi sinh vật sống và bảo đảm cung cấp
giống cho các quá trình sản xuất
*Nhiệm vụ của việc giữ giống: Sử dụng các kỹ thuật
cần thiết để giữ cho vsv có tỷ lệ sống cao, các đặc tính
di truyền không bị biến đổi và không bị tạp nhiễm
Trang 17CÁC PHƯƠNG PHÁP BẢO QUẢN GIỐNG
1 Bảo quản trong môi trường thạch nghiêng
và định kỳ cấy chuyển:
– Bảo quản trong tủ lạnh với nhiệt độ 4 –
60C, thời gian tối đa là 3 tháng
– Ưu điểm: Đơn giản được sử dụng phổ biến
– Nhược điểm: Thời gian bảo quản ngắn , tính chất của chủng dễ bị thay đổi qua những lần cấy chuyển
Trang 18CÁC PHƯƠNG PHÁP BẢO QUẢN GIỐNG
2 Bảo quản giống trong cát hoặc trong đất sét vô trùng
– Đất và cát được xử lý để đạt đến độ mịn và vô trung tuyệt đối, sau đó trộn với vi sinh vật và đem bảo
quản trong không gian kín
– Có thể sử dụng các hạt ngũ cốc hoặc trên silicagen
– Phương pháp bảo quản giống này chủ yếu áp dụng cho vsv: ….?
Trang 19CÁC PHƯƠNG PHÁP BẢO QUẢN GIỐNG
3 Giữ giống bằng phương pháp lạnh đông
– Nguyên tắc: Ức chế sự phát triển của vi sinh vật trong điều kiện lạnh sâu (-25 đến - 750C)
– Các chất bảo quản: Glycerin 15%, Huyết
thanh ngựa, Dung dich glucose hoặc lactose 10% hoặc sorbitol,…
– Quá trình làm lạnh từ từ : 1-20C/phút
– Thời gian cấy chuyển định kỳ:
T0 = -15 đến -200C: 6 tháng/lần T0 = -30 0 C : 9 tháng/lần
T0 = -400C: 12 tháng/lần T0 = -50 0 C: 36 tháng/lần T0 = -70 0 C: 120 tháng/lần
Phương pháp này đạt hiệu quả cao và hiện nay
được sử dụng rất phổ biến
Trang 204 Giữ giống bằng phương pháp lạnh khô (đông khô):
Trong chất mang giữ giống có các chất bảo vệ:
Glutamate: 3%
Lactose: 1,2% + pepton 1,2%
Saccharose 8% + 5% sữa + 1,5% gelatin
Đây là phương pháp giữ giống tối ưu nhất,
Giữ giống qua hàng chục năm với tỷ lện sống cao, không
bị biến tính và chiếm ít diện tích bảo quản
5 Giữ giống bằng ngân hàng gene
Chỉ giữ những gen tổng hợp nên những đặc tính có lợi
CÁC PHƯƠNG PHÁP BẢO QUẢN GIỐNG
Trang 21NHÂN GIỐNG VI SINH VẬT
Trường hợp là tế bào sinh dưỡng:
- Nhân giống là làm tăng số lượng tế bào trong một thời gian ngắn
- Thường nhân giống trong môi trường dịch thể (nuôi cấy chìm)
Trường hợp là bào tử (đối với xạ khuẩn và nấm mốc):
- Thường nhân giống trên môi trường bán rắn và thu bào tử bằng máy hút bụi hoặc chổi quét
Giống vsv sau khi phân lập và bảo quản cần nhân giống
để sản xuất
Trang 22* Giai đoạn phòng thí nghiệm
Giai đoạn hoạt hóa giống: cấy từ giống được bảo quản sang môi trường dinh dưỡng mới
Giai đoạn cấy chuyền một số lần từ thể tích nhỏ sang thể tích lớn (nhân giống cấp 1, 2, 3…)
Hoạt hóa
Nhân giống cấp 1
Nhân giống cấp 2
NHÂN GIỐNG VI SINH VẬT
Trang 23* Giai đoạn ở xưởng - cơ sở sản xuất
• Kết quả quá trình nhân giống: vsv sống tốt, không nhiễm,
tỷ lệ giống thu được giao động từ 1-10% so với thể tích
môi trường dinh dưỡng mới (của cấp nhân giống cao hơn)
NHÂN GIỐNG VI SINH VẬT
Trang 24Sơ đồ nuôi cấy giống
1.Thùng gây men 150 l cấp 1 chứa
* Nhân giống trong sản xuất –lên men
NHÂN GIỐNG VI SINH VẬT
Nhân giống trong sản xuất, thể tích của các bình nhân giống cấp 1,2,3 đều lớn
Trang 25• Bài tập:
– Mô tả quy trình và giải thích các bước trong quy trình phân lập VSV mang đặc tính có lợi cho thu nhận enzyme amylase từ môi trường – Mô tả quy trình và giải thích các bước trong quy trình phân lập VSV có khả năng sản xuất acid citric
Trang 26• Các bước nhân giống cấp 1, 2, 3 là gì? Tại sao lại nhân
giống từng bước mà không lên men ngay?
• Đề xuất một quy trình đầy đủ các bước để cải tạo giống
vsv được mua từ một cơ sở sản xuất nhỏ