Rừng ngập măn Cà Mau chiếm ½ tổng diện tích rừng ngập măn Việt Nam, đồng thời Cà Mau cũng là tỉnh chiếm ½ tổng diện tích nuôi trồng và ¼ tổng sản lượng tôm của cả nước. Xuất khẩu tôm của Việt Nam thu về 2 tỷ USD mỗi năm và là một trong các sản phẩm xuất khẩu chủ lực. Tuy vậy nuôi tôm cũng là một trong các nguyên nhân chính dẫn đến sự suy giảm diện tích rừng ngập mặn ở Việt Nam, nơi có đường bờ biển dài, nằm ở độ cao thấp với dân cư tập trung đông, dễ bị thiệt hại nặng trước tác động của bão nhiệt đới và nước biển dâng. Vi vậy sự phát triển bền vừng nghề nuôi tôm và bảo tồn rừng ngập mặn đều nằm trong những ưu tiên quốc gia.
Trang 1Chứng nhận nuôi tôm sinh thái, một cách tiếp cận mới với Chi trả dịch vụ môi trường rừng
Rừng ngập măn Cà Mau chiếm ½ tổng diện tích rừng ngập măn Việt Nam, đồng thời Cà Mau cũng là tỉnh chiếm ½
tổng diện tích nuôi trồng và ¼ tổng sản lượng tôm của cả nước Xuất khẩu tôm của Việt Nam thu về 2 tỷ USD mỗi năm và là một trong các sản phẩm xuất khẩu chủ lực Tuy vậy nuôi tôm cũng là một trong các nguyên nhân chính dẫn đến sự suy giảm diện tích rừng ngập mặn ở Việt Nam, nơi có đường bờ biển dài, nằm ở độ cao thấp với dân cư tập trung đông, dễ bị thiệt hại nặng trước tác động của bão nhiệt đới và nước biển dâng Vi vậy sự phát triển bền vừng nghề nuôi tôm và bảo tồn rừng ngập mặn đều nằm trong những ưu tiên quốc gia
Để góp phần giải quyết những vấn đề đối lập này một cách hài hòa, IUCN và
Tổ chức phát triển Hà Lan SNV đang thực hiện một dự án ở tỉnh Cà Mau nhằm giúp người dân nuôi tôm được nhận các chứng chỉ tôm sinh thái Đây là 1 dự án 4 năm được tài trợ bởi Bộ Môi trường, bảo tồn thiên nhiên và an toàn hạt nhân CHLB Đức (BMU), mục tiêu giúp tạo vị thế bền vững hơn cho ngành nuôi tôm, đồng thời tăng cường sức chống chịu của khu vực bờ biển trước biến đối khí hậu
Dự án hoạt động trên diện tích 12.500 Ha của Ban quản lý rừng phòng hộ Nhưng Miên, là khu vực sinh sống và canh tác của khoảng 2.600 hộ nuôi tôm Người dân trong khu vực sử dụng mô hình canh tác kết hợp tôm và rừng ngập mặn, với mỗi hộ dân được giao từ 3 đến 5 hecta rừng, theo quy định ban hành năm 2006 của chính phủ, rừng ngập mặn phải chiếm ít nhất 60% diện tích Với một mô hình nuôi tôm quảng canh, các ao tôm được liên kết với nhau qua một hệ thống dẫn nước và cửa cống Cứ mỗi nửa tháng, vào kì nước triều cao, cửa cống được mở ra lấy nước, đồng thời thu hút thêm cá và ấu trùng tôm Khi triều thấp, của cống được mở trong khoảng 4-5 đêm, tôm trưởng thành bơi
ra và được thu hoạch bằng túi lưới
Mô hình này có một số đặc trưng:
Mật độ thả tôm giống và năng suất thấp: Năng suất khoảng 300kg/1 hecta/ năm, so với 10.000kg/ 1hecta/
năm của nuôi công nghiệp
Trang 2 Sản phẩm đa dạng: tôm bạc, đất, cua, cá, ngêu, sò chiếm khoảng 30% thu nhập trong khi chỉ tốn khoảng
13% chi phí
Chi phí bỏ ra thấp: Chỉ phí chính là con tôm giống mua tại các trại ấp địa phương, không cho ăn, không hóa
chất xử lý, không có kháng sinh
Rủi ro mất mùa thấp: các trại nuôi tôm ở Ngọc Hiển đã không bị ảnh hưởng trong khi dịch bệnh gây thiệt hại
nặng khu vực nuôi tôm công nghiệp vào năm 2012
Mô hình này không chỉ ít bị ảnh hưởng trước các biến động của thị trường và dịch bệnh, mà còn rất ổn định và cho thu nhập cao Một nghiên cứu của GIZ kết hợp với SNV tiến hành vào năm nay (2013) đã chỉ ra rằng tổng thu nhập của
mô hình tôm – rừng ngập mặn là 2.142 USD/ hecta / năm, cao gấp 2 lần hình thức nuôi tôm truyền thống, hay nuôi tôm kết hợp trồng lúa không có rừng ngập mặn (đạt 1.000 đến 1.300 USD/ hecta/ năm)
Với phương thức nuôi tôm hoàn toàn thiên nhiên, sản phẩm tôm rừng Cà Mau có thể được chứng nhận sinh thái,
điều này giúp giải quyết vấn đề các yêu cầu ngày càng cao của quốc tế đối với phương thức nuôi tôm thân thiện với môi trường, cùng với các lo ngại về an toàn thực phẩm, giúp sản phẩm nhận được giá cao hơn trên thị trường
Dự án của IUCN và SNV được xây dựng trên cơ sở 1 dự án 10 năm tài trợ bởi Thụy Sỹ hỗ trợ nuôi tôm sinh thái trên địa bàn Ngọc Hiển và Năm Căn Các hộ nuôi tôm được thanh tra bởi IMO – Viện thị trường sinh thái, dựa trên tiêu chuẩn Natural Land cho sản phẩm thủy sản xuất khẩu vào Coop, chuỗi siêu thị lớn thứ 2 tại Thụy Sỹ Hiện tại, chính quyền tỉnh Cà Mau muốn mở rộng việc chứng nhận tôm sinh thái lên toàn bộ diện tich 20.000 hecta nuôi tôm kết hợp trồng rừng vào năm 2020 Mục tiêu là xây dựng một “vùng bờ biển sinh thái” vừa sản xuất tôm được chứng nhận với giá trị cao, vừa bảo vệ trước tác động của nước biển dâng và thiên tai ngày càng mạnh lên Theo đó, mô hình nuôi tôm kết hợp trồng rừng vừa là một cách thích ứng với biến đổi khí hậu vừa cung cấp nhiều lợi ích khác, tiêu biểu là cung cấp bãi đẻ, nơi cư trú cho các loài thủy sinh có giá trị kinh tế cao
Tuy nhiên, dự án của Thụy Sỹ kết thúc vào năm 2012 đã vấp phải một số vấn đề Trước tiên, 5-6% tăng thêm so với giá thị trường là thấp và thường bị trả châm 3-4 tháng, khi tôm đã được xuất khẩu sang châu Âu Thêm vào đó, việc phân chia phần giá tăng thêm này giữa nhà chế biến, người thu mua và người nuôi không có sự minh bạch Thứ hai là,
cơ sở chế biến chỉ thu mua giá cao loại tôm nhỏ (40 con/kg) mặc dù các loại tôm to hơn (20con/kg hoặc ít hơn) có giá thị trường cao hơn rất nhiều, đơn giản vì nhà nhập khẩu (Coop) chỉ mua tôm nhỏ Các cỡ tôm to hơn bị bán với giá như tôm không có chứng nhận Ngoài ra còn có trường hợp người thu mua trộn tôm có và không có chứng nhận để thu lợi bất chính Kết quả là người dân bắt đầu hoài nghi về lợi ích kinh tế của việc chứng nhận, và số lượng hộ dân tham gia, khởi điểm là 143 hộ trong 2002, đạt cao điểm năm 2006 với 854 hộ và giảm xuống còn 784 trong năm 2009
Dự án của IUCN và SNV giải quyết các vấn đề đó bằng nhiều cách khác nhau
Trong tháng 3 năm 2013, SNV đã đàm phán với Minh Phú – công ty chế biến tôm lớn thứ 2 trên thế giới, tính về
giá trị xuất khẩu, cam kết mua toàn bộ sản phẩm tôm được chứng nhận (cả lớn lẫn nhỏ) với 10% giá cao hơn giá thị trường (giá hiện tại mua tại hộ dân cho tôm 20con/kg là 300.000VND/kg hay 15USD/kg) Đồng thời Minh Phú sẽ trả toàn bộ chi phí thanh tra hàng năm, chi phí cho hệ thống kiểm soát nội bộ (ICS) để duy trì chuỗi cung ứng từ hộ nuôi tôm đến nhà máy
Trong tháng 7 năm 2013, SNV đã tổ chức tập huấn cho 1008 hộ dân nuôi tôm, trong đó 783 hộ dân đã đồng ý đăng
ký tham gia dự án 225 hộ còn lại không đủ điều kiện vì diện tích phủ rừng trong khu vực nuôi tôm của họ không đạt mức tối thiểu
Trang 3Đã có 27 nhóm nông dân được thành lập, mỗi nhóm gồm 30-40 thành viên bầu 1 nhóm trưởng Để giảm chi phí và tăng cường sự tuân thủ các tiêu chuẩn qua hoạt động tự giám sát, việc chứng nhận sẽ được tiến hành theo nhóm hộ dân hơn là từng hộ cá thể Vì vậy tỉ lệ che phủ rừng sẽ được tính toán không phải trên từng trại nuôi mà trên cơ sở nhóm hộ dân Việc tiếp cận trên cơ sở nhóm này dựa trên ý kiến của người dân
về việc chất lượng đất, địa hình ở một số trại nuôi có điều kiện tốt hơn để tái sinh rừng
Để đảm bảo số lượng lớn nhất có thể các hộ dân được cấp chứng nhận, ban đầu dự án sẽ hộ trợ trồng rừng ở
42 trên tổng số 225 hộ có tỷ lệ che phủ rừng gần đạt được tiêu chuẩn Còn hàng trăm hecta rừng ngập mặn chất lượng thấp cần được phục hồi bằng việc tái trồng và bảo vệ rừng, dự án sẽ đồng tài trợ việc tái trồng rừng này, để
1800 hộ dân còn lại trong khu vực Nhưng Miên cũng có thể đạt chứng nhận
Theo quy định pháp luật, để được chứng nhận tôm sinh thái, ít nhất 50% diện tích ao nuôi phải được phủ rừng và ao nuôi phải được thanh kiểm tra thường xuyên bởi một tổ chức thứ 3 để đảm bảo tuân thủ các chỉ tiêu chứng nhận Mỗi năm IMO sẽ thanh tra các hộ dân được chứng nhận, và ICS sẽ chịu trách nhiệm giám sát việc tuân thủ tại địa bàn Việc thanh tra tại địa bàn sẽ được hỗ trợ bởi các đánh giá dựa trên ảnh vệ tinh Một phân tích ảnh vệ tinh được chụp vào tháng Hai năm 2013 đã chỉ ra rằng tỷ lệ che phủ rừng ngập mặn tại Nhưng Miên đạt 40%, số liệu này rất gần với các báo cáo của Ban quản lý
Cách tiếp cận này đối với việc bảo tồn rừng ngập mặn, cung cấp trực tiếp cho người dân các hỗ trợ tài chính để
trồng và bảo vệ rừng ngập mặn, có một số khác biệt cơ bản với các chương trình Chi trả phí dịch vụ môi trường (PES) khác ở Việt Nam Các chương trình này nằm dẫn đến Quyết định 99 của Thủ tướng Chính Phủ, được ban hành năm
2010 và thiết lập 1 cơ chế pháp lý cho PES bao gồm “cung cấp bãi đẻ, nguồn thức ăn và con giống tự nhiên, sử dụng nước từ rừng trong nuôi tôm” Quyết định này đã cho phép thành lập Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tại trung ương và từng tỉnh, quỹ này sẽ là kênh chi trả Phí dịch vụ môi trường rừng từ người mua cho người bán, và giữ lại 10% tại địa phương như một khoản phí
Tại Lâm Đồng và Sơn La, nơi chương trình này được áp dụng, việc bảo vệ nguồn nước cho đến nay là quan trọng nhất Tại Lâm Đồng, 2 người mua chính là nhà máy thủy điện Đa Nhim và Đại Ninh, với phí phải trả là 20VND cho 1 Kwh điện, và nhà máy nước SAWACO tại Thành phố Hồ Chí Minh, phải trả 40VND cho 1 m3 nước cung cấp đến người tiêu dùng Các chi phí này được trả cho Quỹ bảo vệ phát triển rừng, người chịu trách nhiệm chi trả cho chủ rừng
Trong năm 2013, một báo cáo của CIFOR về kinh nghiệm PES tại Việt Nam đã đặt ra một số câu hỏi về sự hiệu quả của phương thức này
Các lo ngại gồm:
Việc thiếu sẵn sàng chi trả của người mua: hầu như người mua tại đây đều là các công ty nhà nước, được chỉ đạo phải chi trả PES, sau đó tính chi phí này lên khách hàng Tuy vậy, các công trình thủy điện tư nhân đã đàm phán giá bán điện cho EVN – đơn vị độc quyền cung cấp điện, lại không chuyển chi phí này lên khách hàng được,
do đó họ từ chối chi trả
Khả năng thiếu tuân thủ vì không có bên giám sát độc lập: việc kiểm tra độ che phủ rừng đều do các đơn vị
tự báo cáo, gây nên các hoài nghi về xung đột lợi ích Mặc dù hiện tại đã có các ảnh vệ tinh chất lượng tốt của khu vực này, nhưng hiện chưa có báo cáo nào về hiện trang thay đổi độ che phủ rừng trong khu vực
Sự hoài nghi về tính bền vững của việc bảo tồn: PES sẽ chi trả cho việc người dân không đốn hạ cây, nhưng khi trên thị trường nảy sinh cơ hội (vd trồng sắn, trồng cà phê), chi phí cơ hội của việc bảo tồn rừng tăng cao, sẽ
có lúc phí chi trả cho việc bảo tồn rừng tăng đến mức người mua không trả nổi
Dự án của IUCN và SNV tại Ngọc Hiển giải quyết các vấn đề này bằng cách:
Đối với sự sẵn sàng chi trả: người mua cuối cùng là các khách hàng quốc tế, Minh Phú chỉ là đơn vị trung gian Minh Phú đã xác định tôm sinh thái được chứng nhận là sản phẩm chiến lược trên các thị trường chính của
họ tại Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ Do vậy sự sẵn lòng trong chi trả được đánh giá cao
Trang 4 Đối với sự tuân thủ việc chi trả, có nhiều lớp giám sát: IMO sẽ thanh tra ngẫu nhiên hàng năm để đảm bảo
độ che phủ rừng tối thiểu 50% tại ao tôm; ICS sẽ đảm bảo không có tôm thường lẫn với tôm được chứng nhận trong chuỗi cung cấp; và thanh tra trên thực tế sẽ được hỗ trợ bởi các báo cáo thống kê sử dụng ảnh vệ tinh vào đầu và cuối dự án Do vậy việc tuân thủ được đánh giá cao
Đối với tính bền vững: Việc chứng nhận tôm sinh thái đòi hỏi chi phí ban đầu lớn cho lập hồ sơ và cơ sở hạ tầng (vd trồng mới rừng và xây dựng toilet hợp vệ sinh) Khi các điều kiện này hoàn tất, chi phí duy trì sẽ rất nhỏ Giả sử rằng người dân có thể bán toàn bộ tôm của mình (với giá cao hơn hoặc không), đây vẫn là các khuyến khích để người dân duy trì chứng nhận Tính bền vững do vậy được đánh giá là trung bình, vì sự không ổn định
vốn có của nhu cầu thị trường quốc tế
Vì vậy, việc chứng nhận tôm sinh thái có thể sử dụng để kết nối trực tiếp việc nuôi tôm và bảo vệ rừng ngập mặn Việc cấp giấy chứng nhận tập trung vào việc định hướng mối quan hệ giữa việc mất rừng và thiệt hại trong sản xuất tôm, hơn là bảo tồn rừng một cách thuần túy Bằng việc nâng cao giá trị thu được từ mô hình nuôi tôm kết hợp trồng rừng, với cơ chế dựa vào thị trường kết hợp với việc giám sát chặt chẽ của bên thứ 3, mục tiêu của dự án là làm giảm áp lực đối với rừng ngập mặn một cách lâu dài
Cho dù các lợi ích lâu dài về kinh tế và môi trường của việc nuôi tôm sinh thái có được nhìn nhận hay không, đã nảy sinh một số trở ngại Ví dụ như để trở được chứng nhận, người dân phải lắp đặt và sử dung toilet hợp
vệ sinh (giá khoảng 4.000.000VND), dự án sẽ đóng góp một phần vào việc lắp đặt này Tuy nhiên, với sự hộ trợ mạnh
mẽ từ chính quyền và doanh nghiệp, có cơ sở để tin dự án sẽ đem lại các lợi ích về kinh tế cũng như môi trường, và vì
dự án đã thay đổi một số mô hình kinh doanh cở bản, các kết quả này sẽ được duy trì sau khi dự án kết thúc
Qua các thảo luận của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các quan chức đều nhận thức được lợi ích tiềm tàng đối với bảo tồn rừng của việc cấp giấy chứng nhận, họ vẫn e ngại trong việc coi đó là một biện pháp Chi trả dịch vụ môi trường rừng thực sự vì nguồn tài chính không được thông qua Quỹ bảo vệ và phát triển rừng (trong khi đó Quyết định 99 không bắt buộc nguồn phí này phải thông qua Quỹ, đây chỉ là một lựa chọn được khuyến khích) Tuy vậy ở Ngọc Hiển, thêm vào việc trả giá cao hơn cho người dân, Minh Phú còn đồng ý trả thêm cho Ban quản lý rừng 1.500 VND với mỗi kg tôm họ thu được Chi phí này sẽ đóng góp trực tiếp cho công tác quản lý Thách thức lớn hơn là phương thức này sẽ chuyển vai trò của chính quyền từ vận hành PES sang tạo điều kiện cho PES hoạt động với sự cộng tác của doanh nghiệp và đảm bảo quyền lợi của nông dân sản xuất nhỏ Việc này thể hiện một sự thay đổi đáng
kể và có khả năng khó đạt được, ít nhất là trong ngắn hạn
Trong tương lai, việc chứng nhận có thể trở thành điều kiện bắt buộc để thâm nhập các thị trường quốc tế,
giống như việc EU ban hành quy định vào năm 2012 bắt buộc tất cả các sản phẩm gỗ bán trong EU phải được làm từ
gỗ hợp pháp (đạo luật Lacy sửa đổi quy định việc tương tự với sản phẩm gỗ bán tại Mỹ) Tuy nhiên vẫn còn có các tín hiệu lạc quan Mô hình kinh tế của việc nuôi tôm trong rừng ngập mặn khá mạnh Nói rộng hơn, Việt Nam đang trải qua một cuộc cách mạng về kinh tế thứ 2 sau cải cách Đổi mới vào những năm 1980 Các mô hình mới nhấn mạnh hiệu quả kinh tế, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, các hàng hóa có giá trị thặng dư cao Trong khi nhà nước đang hướng tới một nền kinh tế xanh, họ cần có các công cụ, như chứng nhận quốc tế, để thực hiện nó
Tham khảo:
Nghị định 99/2010/ND-CP về Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, 2010.
Thực trạng của việc nuôi tôm thân thiện với môi trường trên quy mô nhỏ tại Cà Mau, GIZ, tháng 6/2013.
Phạm TT, Bennet K, Vu TP, Brunner J, Le ND and Nguyen DT (2013): Chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Việt
Nam, từ chính sách đến thực tiễn Báo Occasional trang 93 Bogor, Indonesia: CIFOR.
Tran Thi Phung Ha, Han van Dijk, and Leontine Visser (2013).Tác động của sự thay đổi trong quản lý rừng
ngập mặn đến sinh kế: Nghiên cứu về hệ thống nuôi tôm trong rừng ngập mặn tại Cà Mau, Đồng bằng sông Mekong, Việt Nam Land Use Policy 36 (2014) 89-101.
Trang 5Thử nghiệm mô hình trồng cây ngập mặn ở khu vực các ao nuôi thủy sản thích ứng với Biến đổi khí hậu
Qua khảo sát 54 hộ dân tại các xã Hương Phong và Hải Dương (Hương Trà) của Trung tâm CORENARM trong năm 2011 cho thấy, có 89% số ý kiến cho rằng trồng rừng/ cây ngập mặn giúp bảo vệ đê điều, đê bao, 91% số ý kiến cho rằng trồng rừng ngập mặn đem lại lợi ích về môi trường và kinh tế cho cộng đồng và
Rừng ngập mặn (RNM) được coi là hệ sinh thái có năng suất sinh học rất cao, đặc biệt là nguồn lợi thủy sản góp phần cải thiện sinh kế cho người dân và phát triển địa phương Vai trò của RNM đối với thủy hải sản đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu từ những năm 1969 bởi Odum Rừng ngập mặn vừa là nơi cung cấp thức ăn cho các loài thủy hải sản, vừa là nơi nuôi dưỡng ấu trùng, ấu thể của các loài
Trước đây, nhiều người nuôi trồng thủy sản (NTTS) cho rằng cây ngập mặn gây hại cho các đầm nuôi tôm, cá vì lá cây làm thối nước, rễ cây tạo ra các khí không tốt cho ao nuôi (trong khi nguyên nhân thực là do ít cống thoát, không thay được nước triều đều đặn) nên họ đã chặt phá cây ngập mặn không thương tiếc Hậu quả là nhiều bờ đê ven các ao nuôi bị vỡ khi có sóng biển và gió bão, ảnh hưởng đến năng suất thủy hải sản; tốn kém chi phí tu sửa đê bờ Sau khi một diện tích lớn RNM bị phá, ảnh hưởng lớn đến sinh thái, năng suất và dịch bệnh
ao tôm cũng như những thiệt hại sau các cơn bão và lũ lụt, một điều mà không ai phủ nhận được là RNM đã bảo vệ rất có hiệu quả các đầm nuôi thủy sản (tôm, cua, cá, v.v).
Rừng ngập mặn Rú Chá , Hương Phong - Ảnh:CORENARM
Sức khoẻ của các loài thủy sản nuôi ở những đầm quảng canh gần RNM hoặc trồng cây ngập mặn ở xung quanh bờ tốt hơn các đầm trống trải vì cây ngập mặn che bóng cho một phần đầm nên khi trời nắng nóng nhiệt độ nước không quá cao, lượng nước bốc hơi cũng ít hơn đầm không có cây Nhờ đó mà độ mặn không tăng nhiều gây sốc cho thủy sản [1]
Một số nơi, nguồn tôm giống bố mẹ còn được nuôi từ RNM, các bãi giống được tạo trong ngay các kênh rạch có RNM Ngoài ra, RNM còn có tác dụng để xử lý các chất phế thải từ các đầm tôm, cá Các chất phế thải do thức ăn thừa, phân, vỏ tôm, cua, cá từ các đầm đối với môi trường trong và ngoài đầm tạo điều kiện cho các loài vi sinh vật gây bệnh thủy sản phát
Trang 6triển mạnh Kết quả nghiên cứu của Ban Nuôi trồng Thuỷ sản (AQD) thuộc Trung tâm Phát triển Nghề cá Đông Nam Á (SEAFDEC) (2004) cho thấy khả năng xử lý các phế thải từ các đầm tôm của RNM là rất lớn 90% nitrogen được vi khuẩn chế biến trong RNM, trong lúc đó các rễ cây vận chuyển đến 90% lượng ôxy do vi sinh vật khoáng hoá.
Các hoạt động NTTS truyền thống như độc canh, quảng canh sau một thời gian dài thể hiện những hạn chế lớn như: năng suất không cao, dịch bệnh tràn lan, chất lượng ao nuôi suy giảm qua mỗi vụ nuôi, đê bờ sạt lở sau bão, và các vấn đề khác Đây là khó khăn của hầu hết các vùng NTTS trên cả nước Trước tình hình đó, các địa phương đã tìm nhiều giải pháp khắc phục như nuôi thâm canh, nuôi quảng canh cải tiến, cải thiện ao hồ theo chu kỳ nuôi Bên cạnh đó, giải pháp sinh thái được chú ý hướng đến trong tương lai là nuôi trồng thủy sản theo
mô hình sinh thái, kết hợp trong các RNM sẵn có hoặc trồng thêm các loài cây ngập mặn trong mô hình nuôi sinh thái.
Hiệu quả của hình thức này đã được chứng minh qua nhiều mô hình nuôi sinh thái, đặc biệt là
mô hình ở rừng Đước Năm Căn – của Lâm trường 184 (Cà Mau) - đây là khu rừng Đước nuôi tôm sinh thái đạt tiêu chuẩn châu Âu duy nhất trên cả nước Hướng phát triển này vừa đáp ứng được sự cân bằng về kinh tế và môi trường, vừa tạo ra các sản phẩm sạch theo thị hiếu của thị trường, đặc biệt là thị trường Châu Âu.
Với vai trò to lớn đó của RNM, Thủ tướng chính phủ cũng đã phê duyệt Đề án phục hồi và phát triển RNM giai đoạn 2008 – 2015 (số 405/TTg – KTN ngày 16/3/2009) với nguồn kinh phí khá lớn, gần 2.500 tỷ đồng Tuy nhiên, từ văn bản đến việc thực hiện có hiệu quả trong thực tiễn là cả một quá trình, cần có sự phối hợp chặt chẽ của các ngành, các cấp từ trung ương đến địa phương, cần có sự tham gia tích cực của ngành thủy văn, rất tiếc là trong đề án không hề đề cập đến vai trò của ngành thủy sản và sự đồng thuận cũng như tham gia tích cực của cộng đồng cư dân ven biển
Hương Phong và Hải Dương là hai xã nằm dọc phá Tam Giang – tỉnh Thừa Thiên Huế Nghề NTTS đã được phát triển khá lâu Cụ thể xã Hương Phong có diện tích NTTS gần 210ha [2]
và NTTS đóng vai trò quan trọng trong ngành ngư nghiệp cũng như phát triển kinh tế cho địa phương Cũng như các địa phương khác, hoạt động NTTS ở Hương Phong đã làm mất đi một diện tích RNM đáng kể của vùng – khu vực có diện tích RNM hiếm hoi trong hệ đầm phá Tam Giang với tầm quan trọng về sinh thái cũng như đa dạng sinh học
Nhờ vào sự hỗ trợ của các chương trình, dự án, các đơn vị nghiên cứu, tổ chức phi chính phủ (NGOs) về vốn cũng như khoa học kỹ thuật (KHKT), nghề NTTS ở Hương Phong và Hải Dương nói riêng cũng như các vùng thuộc hệ phá Tam Giang – Cầu Hai nhìn chung đang phát triển thông qua các mô hình nuôi xen canh và quảng canh cải tiến nhằm hạn chế các rủi
ro trong quá trình nuôi trồng góp phần giúp cho nghề này phát triển ở địa phương Tuy nhiên, bên cạnh đó dịch bệnh và sạt lở bờ đê ao nuôi sau mùa mưa lũ vẫn còn ảnh hưởng lớn đến nghề NTTS của địa phương
Trước đây, vì muốn mở rộng diện tích NTTS và nghĩ rằng RNM ảnh hưởng xấu đến NTTS, nên một diện tích không nhỏ của rừng Rú Chá đã bị tàn phá Nhưng hiện nay, nhận thức của người dân về vai trò của RNM đã thay đổi Họ đã hiểu được tầm quan trọng của RNM đối với môi trường sinh thái, đa dạng sinh học và mối quan hệ giữa RNM với NTTS nên hầu hết các chủ ao nuôi thủy sản đều có ý muốn trồng các loài cây ngập mặn rễ chống ven các ao
Trang 7nuôi để bảo vệ đê bờ và giúp thông thoáng ao nuôi, giảm rủi ro dịch bệnh
Qua các nghiên cứu và mô hình của Dự án IMOLA trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế [3] cho thấy, việc nuôi thủy sản thâm canh, đặc biệt là nuôi tôm, gặp rất nhiều rủi ro do dịch bệnh, ảnh hưởng của thời tiết đến sự phát triển của vật nuôi trong khi các mô hình nuôi xen ghép, quảng canh rất hiệu quả, giảm rủi ro và có lợi nhuận CORENARM, thông qua dự án CBA/GEF Hương Phong (Mã số: CBA/VN/SPA/09/004) đã tiến hành thử nghiệm nuôi xen ghép các loài tôm sú, cá dìa, cá đối mục, cua với diện tích 2 ha cho các hộ nuôi ở thôn Thuận Hòa, xã Hương Phong [4] Kết quả thử nghiệm nuôi năm 2010 cho thấy, các hộ đều có lãi trung bình 50 triệu đồng/ ha ao nuôi Trong khi đó, trong năm 2010 các hộ nuôi thâm canh tôm ở các ao liền kề thì do ảnh hưởng của nắng nóng và biến đổi thời tiết, số lượng tôm trong các ao nuôi chết hơn 50%, thậm chí có ao tôm chết đến 80%, dẫn đến thua lỗ Năm 2011, thông qua Dự án CBA/GEF hương Phong, CORENARM tiếp tục thử nghiệm và nhân rộng thêm 3 hộ nuôi nữa với tổng diện tích ao nuôi là 2 ha Kết quả thu được năm 2011 rất khả quan, tổng thu nhập của các hộ nuôi của mô hình đạt 230 triệu đồng, lợi nhuận ròng sau khi trừ chi phí đạt 35 triệu đồng/ ha ao nuôi [5]
Cán bộ theo dõi
và kiểm tra sự sinh trưởng của các loài thủy sản trong ao nuôi - Ảnh:
CORENARM
Cua trong
ao nuôi phát triển tốt -Ảnh:
CORENAR M
Trong quá trình nuôi, các thông số về nhiệt độ, độ mặn và PH của ao nuôi cũng được theo
Trang 8dõi Bước đầu sau 2 năm nghiên cứu cũng như thông qua các thí nghiệm của Dự án IMOLA [3] cho thấy, nhiệt độ nước ở ao nuôi và nhiệt độ không khí có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của vật nuôi Qua kinh nghiệm của những người NTTS và kinh nghiệm thu nhận được sau chuyến tham quan học tập các mô hình nuôi thủy sản kết hợp trồng cây ngập mặn ở Hậu Lộc – Thanh Hóa do CORENARM tổ chức năm 2010, các hộ nuôi thí điểm cho rằng, giải phải tốt nhất để giảm ảnh hưởng của nhiệt độ là trồng một số loài cây ngập mặn có lợi xung quanh khu vực ao nuôi Đồng thời việc này cũng giúp giảm sạt lở các đê bao các ao tôm.
Qua khảo sát 54 hộ dân tại các xã Hương Phong và Hải Dương (Hương Trà) của Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn quản lý Tài nguyên (CORENARM) trong năm 2011 cho thấy, có 89%
số ý kiến cho rằng trồng rừng/ cây ngập mặn giúp bảo vệ đê điều, đê bao (hồ nuôi, đê ngăn mặn), 91% số ý kiến cho rằng trồng rừng ngập mặn đem lại lợi ích về môi trường và kinh tế cho cộng đồng và 70% số ý kiến cho rằng rừng và cây ngập mặn giúp giảm những tổn thất về vật chất do thảm họa gây ra (công trình công cộng, nhà cửa, mùa màng, ao hồ nuôi thủy sản) Tuy nhiên, một số ý kiến của người nuôi trồng thủy sản được phỏng vấn cho rằng trồng cây/rừng ngập mặn làm giảm năng suất các loài nuôi ở hồ nuôi thủy sản chiếm gần 30%, gây chết một số loài thủy hải sản ở khu vực trồng chiếm 16% (và không biết chiếm 9%.) [6] Đặc biệt, vẫn còn 60% số người được phỏng vấn sẵn sàng chuyển đổi diện tích diện tích rừng ngập mặn sang hình thức có hiệu quả kinh tế cao hơn như ao hồ nuôi thủy sản và canh tác nông nghiệp Điều này cũng dễ hiểu ở khu vực các xã nghiên cứu người dân được phỏng vấn chủ yếu làm nghề ngư nghiệp, thiếu đất sản xuất thủy sản và nông nghiệp, và quan trọng hơn
họ ít được tiếp cận các thông tin tuyên truyền và giáo dục về rừng ngập mặn cũng như ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sinh kế của người dân, đặc biệt là những người sống ven biển
và đầm phá Kết quả khảo sát cũng cho biết, người dân biết thông tin về Biến đổi khí hậu thông qua Tivi (chiếm 89%), báo chí và radio (chiếm 68%) và UBND xã và lãnh đạo thôn (chiếm 57%) Riêng với xã Hương Phong, có 88% số người phỏng vấn biết thông qua CORENARM Đây cũng là kết quả của các buổi tuyên truyền và đối thoại về Biến đổi khí hậu và ảnh hưởng của nó đến môi trường, kinh tế và xã hội ở khu vực đầm phá do CORENARM thực hiện
Mặt khác, để giúp người nuôi trồng thủy sản ở xã Hương Phong có thêm nhận thức về vai trò tích cực của cây và rừng ngập mặn, CORENARM cũng đã tổ chức tập huấn về gieo ươm cây ngập mặn cho gần 25 hộ dân ở thôn Thuận Hòa, xã Hương Phong Sau tập huấn các hộ dân
đã thực hành và xây dựng được một vườn ươm cho các loài như Sú, Vẹt, Trang và Đước với
số lượng gần 5000 cây Đây là thử nghiệm bước đầu và chuẩn bị cây giống cho mùa trồng rừng ngập mặn vào năm 2011
Trang 9Các giống cây ngập mặn phát triển tốt tại
vườm ươm -
Ảnh:CORENARM
Chuyên gia đánh giá giữa kỳ dự án CBA Hương Phong của UNDP viếng thăm vườn ươm (Tháng 7/2011) - Ảnh:CORENARM
Đồng thời với hoạt động này, CORENARM đã tiến hành thử nghiệm trồng các cây ngập mặn ở khu vực ao nuôi thủy sản nhằm giúp người dân tự đánh giá sự ảnh hưởng của cây ngập mặn đến sự phát triển của các loài thủy hải sản và môi trường sinh thái ở khu vực nuôi cũng như giúp nâng cao nhận thức của người NTTS đối với cây và rừng ngập mặnVới nhu cầu đó và định hướng phát triển của địa phương trong giai đoạn này, trong quý III/ 2011 vừa qua CORENARM đã phối hợp với các chủ ao nuôi ở Hương Phong tiến hành trồng thử nghiệm trực tiếp gần 2000 trụ mầm Đước có nguồn gốc từ Bình Định ven các hồ nuôi thủy sản (trong
và ngoài ao) ở khu vực Cồn Tè.
Thử nghiệm trồng Đước tại khu vực ao nuôi - Ảnh: CORENARM
Đầu quý I/2012, CORENARM sẽ tiếp tục trồng các loài khác (Sú, Vẹt và Trang) ở khu vực này Hoạt động này nhằm thử nghiệm sự thích nghi của giống Đước di nhập từ Bình Định, giống Trang từ Thanh Hóa và để có cơ sở đối chứng với các giống được trồng ở khu vực không có ao nuôi Kết quả sau 2 tháng trồng thử nghiệm, có hơn 90% số trụ Đước nẩy mầm
và phát triển từ 3 lá trở lên Với mục tiêu xây dựng các mô hình ao nuôi sinh thái (nuôi thủy sản kết hợp trồng cây ngập mặn), CORENARM mong muốn xây dựng một số mô hình điểm
về các ao nuôi sinh thái trong bối cảnh biến đổi khí hậu và tạo điều kiện nhân rộng cho địa phương và các vùng lân cận liên quan
[1] GS, TSKH Phan Nguyên Hồng, Th.S Vũ Thục Hiền Quản lý hệ sinh thái rừng ngập mặn
[2] Xã Hương Phong, Kết quả thống kê đất năm 2010 [3] Dự án IMOLA, 2010 Các báo cáo mô hình thí điểm nuôi xen ghép ở khu vực đầm phá Tam Giang- Cầu Hai Tài liệu kỹ thuật dự án Truy cập tại < http://www.imolahue.org> [4] CORENARM, bản tin http://corenarm.org.vn/?pid=119&id=356 Kết quả bước đầu của các mô hình nuôi xen ghép tôm sú, cua và cá đối [5] CORENARM, 2011 Báo cáo đánh giá mô hình nuôi xen ghép năm 2011, Dự án
[6] CORENARM, 2011 Đánh giá nhận thức của người dân về vai trò của rừng và cây ngập mặn.
Tin và ảnh: Trung tâm CORENARM: Bùi Phước Chương, Nguyễn Thị Bích Ngọc
Trang 10Vườn quốc gia (VQG) ngập mặn Mũi Cà Mau với thảm thực vật cây đước chiếm ưu thế và hàng trăm loài động vật, thủy hải sản sinh sống; nhiều loài đã có tên trong sách Đỏ Việt Nam và thế giới, đang bị con người và thiên nhiên tàn phá Để giữ rừng, tỉnh Cà Mau đang triển khai dự án “Đồng quản lý” tại rừng phòng hộ (RPH) Nhưng Miên với sự hỗ trợ của Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) và bước đầu
đã ngăn chặn và làm giảm được nạn phá rừng.
Ông Quốc Văn hạnh phúc với mô hình nuôi tôm dưới tán cây rừng của gia đình.
Chảy máu khu Ramsar
VQG ngập mặn Mũi Cà Mau được công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới Mũi Cà Mau với tổng diện tích tự nhiên khoảng 41,8.000 ha, khu bảo tồn (vùng lõi) trên 15.000 ha, riêng thảm cây rừng trên 8.000ha.
Mới đây vườn được công nhận là một trong những điểm quan trọng thuộc chương trình quốc gia về bảo tồn đa dạng những loài sinh học, động thực vật Ở đây có nhiều loài động thực vật được công nhận trong danh mục sách Đỏ của Việt Nam và IUCN.
Trong năm 2013, VQG Mũi Cà Mau đã chính thức được quốc tế công nhận là khu Ramsar của thế giới và là khu Ramsar thứ
5 của Việt Nam (khu Ramsar là khu vực đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế - Công ước Ramsar 2.2.1971).
Theo Tổ chức sáng kiến rừng ngập mặn cho tương lai (MFF), rừng nước mặn ven biển rất đa dạng hệ sinh thái, nhiều loại thủy hải sản có giá trị cao như: Tôm, cua Rừng hấp thụ cacbon, hình thành tính chất đất, quá trình quang hợp và chu trình biến đổi vật chất, dinh dưỡng, chu trình nitơ, phốtpho giảm tác động của biến động nhiệt độ và điều hòa nước mưa, giảm tốc độ tuần hoàn của nước, tăng thêm các hoạt động ngưng tụ trong khí quyển vượt trội so với rừng khác rất nhiều lần.