1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đồ án xây dựng chiến lược bảo vệ môi trường thành phố nha trang tỉnh khánh hoà từ nay đến 2020

83 240 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 13,21 MB

Nội dung

Trang 1

Đồ án tốt nghiệp GVHD:TS CHẾ ĐÌNH LÝ

CHƯƠNG MỞ ĐẦU 1.Đặt vấn đề:

Kể từ khi mở cửa hội nhập thế giới, đất nước ta có những bước phát triển vượt bậc về mọi mặt Sự thay đổi nhanh chóng ấy là kết quả của quá trình đô thị hố

và cơng nghiệp hố Có thể nói đô thị hố và cơng nghiệp hố đang là hướng

phát triển chung của các tỉnh, thành trên cả nước Với công cuộc đổi mới của đất nước, nền kinh tế ngày càng phát triển thì nhu cầu ăn ở của con người cũng phải được nâng cao hơn Tuy nhiên trên thực tế thì hiện nay môi trường sống của con

người đang bị đoe doa bởi nhiều thẩm hoạ như môi trường đất, nước, không khí Thành phố Nha Trang thuộc tỉnh Khánh Hoà là một trong những thành phố có tốc độ phát triển nhanh ở Việt Nam Nha Trang là trung tâm du lịch, nghỉ mát, dịch vụ, giao dịch thương mại của Việt Nam và quốc tế Hoạt động nổi bật và

đặc trưng của thành phố Nha Trang là ngoài du lịch còn phát triển thêm một số nghành công nghiệp như chế biến hải sản, dệt may và cảng

Cùng với sự phát triển không ngừng về kinh tế, chất lượng môi trường của

thành phố ngày càng suy giảm Sông Cái được sử dụng làm nguồn nước cấp sinh

hoạt của tỉnh nhưng hàm lượng chất lơ lửng, chất hữu cơ và vi sinh cao hơn tiêu chuẩn nước cấp Các cầu trong thành phố như: cầu Bình Tân, cầu Sắt, cầu Bóng Cũng đang bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi các hộ dân sống gần khu vực đặc biệt là ô nhiễm mùi Rác thải sinh hoạt vẫn đang là vấn để nhức nhối của thành phố

Ngoài ra nét đặc trưng của thành phố Nha Trang là ô nhiễm mùi từ các làng

nghề nuôi trồng thuỷ hải sẩn ven biển Những vấn môi trường bức súc trên đang là trở ngại cho sự phát triển của thành phố

Để hạn chế và ngăn ngừa những tác động môi trường do họat động kinh tế xã hội trong quá trình phát triển trong tương lai, việc để ra chiến lựơc bảo vệ môi

Trang 2

Đồ án tốt nghiệp GVHD:TS CHẾ ĐÌNH LÝ

dân địa phương, tình hình quản lý đất, nước, chất thải rắn và giải quyết vấn để

quy phạm luật của môi trường là cần thiết và cấp bách

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề xây dựng chiến lược bảo vệ môi

trường, đề tài “Xây dựng chiến lược bảo vệ môi trường thành phố Nha Trang

tỉnh Khánh Hoà từ nay đến 2020 ” đã được chọn làm luận văn tốt nghiệp Khoa môi trường và Công nghệ Sinh học trường ĐH Kỹ thuật Công nghệ TpHCM,

2 MỤC ĐÍCH ĐỀ TÀI

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn la trên cơ sở phân tích hiện trạng môi trường hiện nay và nghiên cứu quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, đưa ra chiến

lược bảo vệ môi trường cho thành phố Nha Trang nhằm góp phần phát triển bền

vững

3 NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI:

- Tìm hiểu về hiện trạng kinh tế xã hội của Thành phố Nha Trang,

- Phân tích hiện trạng môi trường của Thành phố Nha Trang - Phân tích quy họach kinh tế xã hội của thành phố Nha Trang

- Dự báo diễn biến môi trường trong tương lai trên cơ sở quy họach phát triên

kinh tế xã hội

- Để xuất các chiến lược khả thi hơn trong công tác quản lý, bảo vệ môi

trường trong giai đoạn phát triển thành đô thị

4 Ý NGHĨA THỰC TIẾN CỦA ĐỀ TÀI

Kết quả nghiên cứu của Luận văn sẽ là tài liệu tham khảo tốt cho các cơ quan

chức năng thuộc Thành phố Nha Trang và Tỉnh Khánh Hòa trong công tác bảo vệ môi trường nhằm làm cho môi trường trên địa bần thành phố Nha Trang ngày càng tốt hơn

Trang 3

Aa Dé dn tot nghiệp 5.1Mô hình nghiên cứu GVHD:TS CHẾ ĐÌNH LÝ Lý do hình thành đề tài Mục tiêu đề tài -Đánh giá về hiện trạng môi trường

- Dự báo diễn biến môi trường

Trang 4

Đồ án tốt nghiệp GVHD:TS CHẾ ĐÌNH LÝ

5.2 Phương pháp thu thập tài liệu

Thu thập tài liệu về điều kiện kinh tế, xã hội, môi trường ở các phòng, ban của UBND thành phố và các dữ liệu trong quá trình, tài liệu có liên quan đến vấn dé xây dựng chiến lược bảo vệ môi trường

5.3 Phương pháp tổng hợp tài liệu

5.4 Phương pháp xây dựng chiến lược quản lý môi trường

Phương pháp xây dựng chiến lược quản lý môi trường được tiến hành theo 3

bước:

" Bước1: Phân tích hiện trạng môi trường, xác định các vấn dé môi trường ưu tiên

" Bước2: Căn cứ vào kế hoạch phát triển kinh tế _xã hội đến năm 2010 của

thành phố để dự báo xu hướng thay đổi chất lượng môi trường trong tương lai, để từ đó để ra mục tiêu, chỉ tiêu chung để giải quyết các vấn đề ưu tiên đã xác

định

Trang 5

Đồ án tốt nghiệp GVHD:TS CHẾ ĐÌNH LÝ

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Để có căn cứ xây dựng chiến lược bảo vệ môi trường, trong chương này trình

bày tổng quan về phương pháp xây dựng chiến lược môi trường trên cơ sở các tài

liệu tham khảo có được

1.1 PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CỦA

MỘT THÀNH PHỐ

Có2 cách tiếp cận với các vấn đề môi trường trong việc lập kế hoạch và quan

lý một thành phố Đó là một cách bị động như:

-Đề ra các chương trình khắc phục môi trường sau khi có sự cố, thẩm hoạ môi trường đã xảy ra hay tiến hành đánh giá tác động môi trường

- Cách thứ 2 là tiếp cận mang tính chiến lược: ví dụ như lập các chương trình

hành động nhằm bảo vệ môi trường cho địa phương trước khi xẩy ra sự cố môi trường

Phương pháp tiếp cận môi trường một cách có chiến lược có thể được áp dụng

vào các chính sách, kế hoạch hay chương trình hành động của từng khu vực ở

các quốc gia, ví dụ như áp dụng ở cấp độ thành phố

Hồng Kông cũng áp dụng chương trình mang tính chiến lược (SEA) Để chuẩn

bị cho chương trình hành động môi trường của mình với 10 bước

Tiếp cận môi trường một cách có chiến lược (SEA) cho một thành phố bao

gồm:

- Tiếp cận môi trường theo khu vực xác định các khu vực trong thành phố có các vấn dé môi trường cần quan tâm

- Tiếp cận theo từng phần môi trường như môi trường nước, môi trường đất,

không khí

Trang 6

Đồ án tốt nghiệp GVHD:TS CHẾ ĐÌNH LÝ 1.2 CHUGNG TRINH HANH DONG MOI TRƯỜNG ĐỊA PHƯƠNG (LEAP)

Hình 1 1: Biểu đồ quá trình xây đựng LEAP

(Nguon: Josef Leitmann, Sustanning Cities, 1999) THAO LUAN Y KIEN > Làm rõ các van dé f> Xác định cá nhân, tổ chức liên quan PHAT TRIEN LEAP > Xác định các giải pháp chọn lựa f> Phát triển chiến lược THI HANH LẬP => Bắt đầu dự án, các chương trình và chính sách o> Thể chế hoá quy trình

Bước 1: Thảo luận ý kiến bao gồm

-Thu thập và phân tích thông tin để làm sáng rõ vấn dé

-Thống nhất ý kiến để đưa ra các vấn để ưu tiên và các mục tiêu chất lượng

môi trường

Bước 2: phát triển LEAP bao gồm:

-Xác định các giải pháp chọn lựa gồm:

Trang 7

Aa

Đồ án tốt nghiệp GVHD:TS CHẾ ĐÌNH LÝ

" Sửa đổi chính sách liên quan đến công cụ kinh tế, các quy định quyển sở

hữu, quản lý đất đai

"_ Cải cách về thể chế như quyển thực thi pháp luật, phối hợp giữa các khu vực

= Nhu cầu về thông tin và nghiên cứu để tăng cường nhận thức cộng đồng "_ Phát triển chiến lược: lựa chọn các giải pháp phải chú ý các tiêu chuẩn

sau:

o Lợi ích về sinh thái, sức khỏe

o Kết quả phân tích lợi ích chỉ phí

o Mức độ có lợi của những người thu nhập thấp

o Khả năng thực hiện ở cấp độ gia đình

Bước 3:Thi hành LEAP bao gồm:

-Bắt đầu dự án, các chương trình, chính sách -Xem xét và đánh giá

-Việc thi hành LEAP bao gồm 3 yếu tố cơ bản sau:

1 Bảo đảm sự hỗ trợ công chúng, có tính khách quan và tính chính trị

để bắt đầu giải quyết các chương trình chính sách và dự án 2 Thể chế hoá các kế hoạch môi trường

3 Sử dụng các chỉ số giám sát tiến trình trong công việc giải quyết các

vấn để trung tâm và đạt đến mục tiêu chất lượng môi trường

1.3 CAC CHi THI VE QUAN LY MOI TRƯỜNG ĐÔ THỊ

Để đánh giá được hiện trạng và hiệu quả quản lý môi trường đô thị cần phải có các chỉ thị, chỉ số môi trường phù hợp Sau đây là một số chỉ thị và chỉ số môi

Trang 8

Aa Đồ án tốt nghiệp GVHD:TS CHẾ ĐÌNH LÝ Bảng!1 1: Các chỉ số đô thị trong quản lý môi trường (Nguồn: UNCHS 1997) Mục tiêu chính sách chính và phụ Chỉ thị Nâng cao chất lượng không khí đô thị

Đạt các tiêu chuẩn đề ra - Nong độ ô nhiễm không khí

Hạn chế xả thải - Lượng xả thải/người

Giảm tỷ lệ mắc bệnh đường hô hấp - TỈ lệ chết cấp tính về hô hấp Nâng cao chất lượng nước đô thị

Cải tiến công nghệ xử lý nước thải - Phân trăm nước thải đã qua xử lý

Giảm chỉ phí và nâng cao hiệu quả - Phần trăm khử BOD

Cải tiến việc tái sử dụng nước bẩn - Chi phí xử lý nước thải

Cải tiến việc cấp nước bền vững - Phần trăm giảm nước sử

dụng Cải tiến việc thai bé, thu gom CTR

Nâng cao khả năng thu gom - % chất thải rắn phát sinh được thu gom

Nâng cao hiệu lực của dịch vụ - Phương pháp thải bỏ chất thải Nâng cao độ thuận tiện khi thu som - Quy định thu som

Cải tiến tái chế chất thải -% chất thải được tái chế Bảo đảm thu gom lâu đài - Chi phí phục hổi

- Phát sinh chất thải công nghiệp Đảm bảo sử dụng tài nguyên bên vững Sử dụng tài nguyên thiên nhiên lâu - Năng lượng sử dụng/người đài

Hạn chế sử dụng nguồn tài nguyên - Lượng nhiên liệu gỗ sử dụng

không thể tái tạo - Sử dụng năng lượng tái tạo

được

Khuyến khích sử dụng sản phẩm - Lượng tiêu thụ thực phẩm

thân thiện với môi trường

Hạn chế ảnh hưởng do thiên tai và

hiểm họa do con người gây ra

Đảm bảo xây dựng nhà nơi an toàn - Phá hủy nhà

Hạn chế tử vong và thiệt hại tai san - Thiệt hại nhân mạng do thiên tai

Trang 9

Aa Đồ án tốt nghiệp GVHD:TS CHẾ ĐÌNH LÝ

Nâng cao an toan công nghiệp - Xây nhà trên nền đất yếu - Tai nạn công nghiệp gây tử vong

Cải tiến môi trường tự nhiên và nhân

tạo ở đô thị

Cung cấp đầy đủ khoảng xanh - Khoảng xanh/người Hạn chế sự xuống cấp các di tích lịch - Danh sách đài tưởng niệm su

1.4 QUAN DIEM XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC

Theo ý kiến của các chuyên gia thì chiến lược quản lý môi trường cần phẩi

đáp ứng những yêu cầu sau:

" Chiến lược phải mang tính năng động có khả năng cải tiến liên tục Các

hoạt động trong chiến lược này phải được giám sát và xem xét thường xuyên, từ

đó rút ra những bài học kinh nghiệm, đề ra những hoạt động sửa đổi phù hợp với tình hình phát triển của thành phố

" Phải đảm bảo Chiến lược sẽ được thực hiện thành công, tức là phải mang tính khả thi Phải tham khảo rộng rãi, xác lập những nội dung ưu tiên, bàn bạc

thống nhất giữa các cơ quan liên quan, và phải có sự phân công, thỏa thuận về

vai trò trách nhiệm cụ thể của các bên tham gia trong quá trình thực hiện " Chiến lược phải mang tính kế thừa các chiến lược và kế hoạch hiện hữu hơn là lặp lại hoặc bắt đầu từ đầu

1.5 NGUYÊN TẮC KHI XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC:

Chiến lược bảo vệ môi trường là bộ phận cấu thành không thể tách rời của

Chiến lược phát triển kinh tế — xã hội, là cơ sở quan trọng bảo đảm phát triển

Trang 10

Aa

Đồ án tốt nghiệp GVHD:TS CHẾ ĐÌNH LÝ

Đặc điểm và yêu cầu của một chiến lược môi trường ở thành phố có thu nhập thấp:

Chiến lược được thực hiện theo những yêu cầu cấp thiết của địa phương: Gánh nặng môi trường ở thành phố nghèo thường cấp thiết và cục bộ hơn ở những thành phố thịnh vượng Các thành phố phát triển có thể tham gia vào các chương trình mơi trường tồn cầu và dài hạn trong khi đó thành phố có nguồn thu thấp nên ưu tiên nhắm vào các vấn để môi trường cụ thể của địa phương mình

Quan tâm và đáp ứng nhu cầu của dân nghèo trong thành phố: Ở những thành

phố có nguồn thu còn thấp thì dân nghèo là đối tượng dễ dàng chịu ảnh hưởng

bởi sự quản lý môi trường không phù hợp của chính quyển địa phương Chiến lược sẽ không hiệu quả nếu những vấn đề bức xúc của nhóm người này không được thoả mãn Tương tự như vậy, nếu hệ thống giám sát môi trường không phản ánh được sự khác biệt của tác động môi trường đến những người giầu và người nghèo trong xã hội thì chiến lược cũng không mang lại sự cải thiện môi trường công bằng và có lợi

1.6 CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIEN THANH PHO BEN VUNG:

Chương trình phát triển thành phố bén vitng (Sustainable Cities Programme —

SCP) được phát động vào năm 1990 bởi tổ chức UNCHS (Unitet Nations Centrefor Human settlements) và sau đó có sự tham gia của tổ chức UNEP (United Natlons Environment Programme) năm 1995 Chương trình làm việc với

các khu tự trị và các nhà đầu tư khác ở cấp độ địa phương để tăng hiệu quả và công bằng hơn trong việc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên và kiểm

Trang 11

Aa

Đồ án tốt nghiệp GVHD:TS CHẾ ĐÌNH LÝ

SCP điều hành ở 4 cấp: thành phố, quốc gia, vùng và toàn cầu Ở cấp độ thành phố, những người có liên quan sẽ làm việc theo nhóm trên từng vấn đề cụ thể và được hỗ trợ từ thành phố Ở cấp độ quốc gia, kết quả của quá trình quy hoạch thành phố sẽ được nhân rộng ra các thành phố khác trong nước Ở cấp độ

khu vực, các thành phố thành viên sẽ thay đổi thông tin, chia xẻ kinh nghiệm cũng như kỹ thuật và chuyên môn Ở cấp độ toàn cầu, chương trình sẽ được biên dịch thành các bài học kinh nghiệm và thực tế, phát triển các bộ công cụ cũng như các quy trình hoạt động hỗ trợ chương trình

1.7 MỘT SỐ CHIẾN LƯỢC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THÀNH PHỐ

*Chiến lược quản lý môi trường ở Hông Kông:

Năm 1990, Hong Kong đã bắt đầu xét lại chiến lược phát triển lãnh thổ để

thiết lập khung môi trường trong chiến lược phát triển đến năm 2011, khi dân số ước tính đạt tới 8.1 triệu người từ con số hiện tại là 6,4 triệu người Việc xem xét

được hoàn tất vào năm 1996, bao gồm việc đánh giá môi trường chiến lược SEA

(Strategic Environmental Assessment ) SEA bao gồm các bước sau:

1/ Chuẩn bị sơ lược để xác định thuộc tính và hạn chế môi trường chủ yếu 2/ Thiết lập các tiêu chuẩn, khung đánh giá và yếu tố cơ bản của môi trường 3/ Xác định những lựa chọn nhằm hạn chế sự suy yếu môi trường tự nhiên ở Hongkong

4/ Tôn trọng và sử dụng ý kiến công chúng để xác định các vấn đề chính yếu 5/ Dự báo diễn biến chất lượng môi trường và tìm ra các biện pháp cải thiện

6/ Đánh giá các phát sinh khi thực hiện chiến lược

7/ Phân tích ảnh hưởng chung của chiến lược môi trường và để xuất những

khả năng thay đổi

Trang 12

Aa

Đồ án tốt nghiệp GVHD:TS CHẾ ĐÌNH LÝ

10/ Trinh nhận xét lên nhà cầm quyền cấp cao (1996 — 1997)

Những kết quả chính của SEA là:

- Bác bỏ các hoạt động phát triển có ảnh hưởng bất lợi hoặc làm giảm quá trình lầm sạch tự nhiên;

- Thống nhất kế hoạch vận tải để tối đa hóa tính hữu dụng của đường sắt Quá trình sẽ tạo nên tính thống nhất trên các yêu cầu về hành động môi

trường và các hoạt động môi trường đạt được kết quả cụ thể hơn Cuối cùng, chính sách đến bù về sinh thái đã được ban hành (1997) Tuy nhiên, quá trình

vẫn chưa được thể chế hóa; bài viết của nhà cầm quyền Hongkong về bảo vệ môi trường vẫn không để cập đến kinh nghiệm trong quản lý môi trường ở một vùng cụ thể

1.8 KINH NGHIỆM XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC TRONG THÀNH

PHO

1.8.1 Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia

Chiến lược Bảo vệ Môi trường Quốc gia 2001 — 2010 được Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường xây dựng, với sự tham gia của nhiều nhà khoa học, quan ly và các cơ quan, tổ chức quốc tế tài trợ Chiến lược Bảo vệ Môi trường Quốc gia

dé cập đến các vấn dé môi trường khác nhau của khu vực và toàn cầu Trong đó các mục tiêu của chiến lược bao gồm: Ngăn ngừa ô nhiễm, sử dụng hợp lý tài

nguyên thiên nhiên, bảo tổn đa dạng sinh học, cải thiện chất lượng môi trường

Chiến lược Bảo vệ Môi trường Quốc gia được xây dựng với 9 chương trình tổng thể:

e_ Đẩy mạnh giáo dục môi trường và nâng cao nhận thức về môi trường

e Tăng cường vai trò của cộng đồng và các doanh nghiệp trong việc bảo vệ môi trường

Trang 13

Đồ án tốt nghiệp GVHD:TS CHẾ ĐÌNH LÝ e Tăng cường năng lực quản lý nhà nước trong công tác bảo vệ môi trường

e _ Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế và thu hút đầu tư nước ngoài

e Lồng ghép Chiến lược Bảo vệ Môi trường Quốc gia vào chiến lược phát

triển kinh tế xã hội

e _ Lựa chọn các hoạt động ưu tiên

e Phân công trách nhiệm cho các cơ quan thực hiện e Gidm sát và đánh giá việc thực hiện chiến lược

Trong mỗi chương trình tổng thể được phân thành nhiều chương trình Chiến

lược Bảo vệ Môi trường Quốc gia bao gồm 77 chương trình, trong đó 7 chương trình được chọn là ưu tiên cao nhất:

" Xây dựng và thực hiện kế hoạch toàn diện cho sự phát triển công nghiệp bao trùm toàn bộ quá trình khai thác tài nguyên, sản xuất và quản lý chất thải

" Xây dựng chiến lược và kế hoạch chôn lấp chất thải rắn và xử lý chất

thải rắn nguy hai tai các khu đô thị có mật độ dân cư cao

" Tiếp tục ban hành các nghị định và các tiêu chuẩn để bảo vệ và sử

dụng các nguồn nước, đặc biệt là ở các lưu vực sông, hồ và các tầng nước ngầm

= Nang cap hệ thống quản lý môi trường và tăng cường năng lực của các cơ quan quản lý môi trường tại mỗi cấp ở các bộ, ban, ngành

" Kết hợp giáo dục môi trường trong các chương trình gidng đạy tại các

trường phổ thông và các trường đại học

= Day mạnh phong trào môi trường của các tổ chức như Mặt trận Tổ

Trang 14

Aa Đồ án tốt nghiệp GVHD:TS CHẾ ĐÌNH LÝ - Củng cố hệ thống và quản lý tài nguyên rừng thông qua sự tham gia của cộng đồng Ưu điểm: (Nguồn: UBND, Chiến lược Quản lý Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010)

Mặc dù xây dựng cho phạm vi rộng, nhưng chiến lược vẫn khá đầy đủ Chiến lược Bảo vệ Môi trường Quốc gia không đặt nặng vấn để vào phân tích hiện trạng môi trường mà tập trung xây dựng các mục tiêu, nội dung, chương trình thực hiện, Các chương trình thực hiện được phân làm ba cấp độ ưu tiên, điều

này đã giúp cho việc tổ chức các nguồn lực một cách hợp lý để thực hiện các

chương trình Ngoài ra chương trình quan trắc và đánh giá việc thực hiện Chiến lược Bảo vệ Môi trường Quốc gia cũng được đưa vào để xem xét và đánh giá

hiệu quả của các mục tiêu để ra và các biện pháp đã áp dụng nhằm điều chỉnh

cho hợp lý

Khuyết điểm: (Nguồn: UBND, Chiến lược Quản lý Môi trường Thành phố Hồ

Chí Minh đến năm 2010)

Theo sự đánh giá của các chuyên gia thì tính khả thi của Chiến lược Bảo vệ

Môi trường Quốc gia chưa được rõ ràng, làm cho Chiến lược có vẻ hơi quá tham vọng

1.8.2 Chiến lược quản lý môi trường thành phố Hồ Chí Minh

Chiến lược quản lý chất lượng môi trường Thành phố Hồ Chí Minh đến năm

2010 được UBND Thành phố phê duyệt Nội dung của chiến lược bao gồm: - Chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng,

- Chương trình giảm thiểu ô nhiễm không khí, - Chương trình bảo vệ nguồn nước,

Trang 15

Đồ án tốt nghiệp GVHD:TS CHẾ ĐÌNH LÝ - Chương trình thốt nước đô thị Thành phố Hồ Chí Minh,

- Chương trình phát triển mảng xanh đô thị

Mục tiêu của Chiến lược quản lý chất lượng môi trường Thành phố Hồ Chí Minh là cung cấp các kế hoạch hành động nhằm cải thiện môi trường Đồng thời xác định được những vấn đề chủ yếu cần giải quyết

Ưu điểm:Báo cáo cung cấp một cơ sở chỉ tiết để xây dựng chiến lược, thông qua các tóm tắt chỉ tiết về hiện trạng môi trường Thành phố Hồ Chí Minh và kế hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội thành phố Đồng thời xác định được các vấn đề mà chiến lược cần giải quyết

Khuyết điểm: Khung chiến lược của báo cáo được xây dựng tương đối sơ sài

Trang 16

Đồ án tốt nghiệp GVHD:TS CHẾ ĐÌNH LÝ

Chương 2: KHÁI QUÁT VỀ THÀNH PHỐ NHA TRANG

Để có cơ sở xây dựng chiến lược, trong chương này trình bày một số thông tin cơ

bản về đặc điểm kinh tế xã hội của thành phố Nha Trang Nội dung trình bày gồm

Lịch sử hình thành thành phố nha trang, Đặc điểm môi trường tự nhiên như: vị trí địa ly, đặc điểm địa hình, khí hậu, địa chất thổ nhưỡng, hệ thực vật; Đặc điểm thuỷ văn; Đặc điểm kinh tế xã hội, dân số, lao động, tình hình phát triển kinh tế, hệ

thống cơ sở hạ tầng Phân tích các tiém năng du lịch, thủy hải sản của Tp Nha Trang ; Những nội dung chủ yếu qui hoạch tổng thể xây dựng thành phố Nha Trang, định hướng phát triển đến năm 2020 về phát triển không gian, quy mô sử

dụng đất, hệ thống cây xanh, hệ thống du lịch và quy họach cơ sở hạ tầng 2.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH THÀNH PHỐ NHA TRANG

Sau cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước kết thúc thắng lợi _ Đảng bộ và nhân dân Nha Trang tập trung sức lực và trí tuệ đã thực hiện hàng loạt các biện

pháp để giải quyết nhiệm vụ cấp bách nhanh chóng phục hối sản xuất, ổn định đời sống nhân dân, đã tổ chức cứu đói cho gần 2 vạn người trên 500 tấn gạo, giải quyết cho đồng bào đi xây dựng làng kinh tế 460 tấn gạo, cấp hàng triệu lít xăng, dầu để nhanh chóng phục hồi sản xuất, giải quyết trên 6.000 công nhân,

viên chức trở lại làm việc và tạm sắp xếp bố trí cho 3.00 lao động khác Mặt khác tích cực vận động bà con trở về quê cũ làm ăn sinh sống, cùng với tỉnh tha- ra thuộc vương quốc Chăm hay còn gọi là Chiêm Thành Ngày 30/04/1924 vua Khải Định ra đạo dụ thành lập ở vùng đất cửa Đông Nha Trang, một thị trấn mới trực thuộc tỉnh Khánh Hồ và lấy con sơng Nha Trang đặt tên luôn cho thị trấn

Từ năm 1970 địch tổ chức thị xã Nha Trang thành 2 quận, 11 phường và 62 khóm - còn Vĩnh Xương địch tổ chức chia tách làm 17 phường Đến ngày 30/3/1977 theo quyết định 391- QĐ/ CP của hội đồng CP thị xã Nha Trang được

nâng lên Thành phố Nha Trang trực thuộc tỉnh Phú Khánh Phần đất của 7 xã

Trang 17

Đồ án tốt nghiệp GVHD:TS CHẾ ĐÌNH LÝ Vĩnh Thạnh, Vĩnh Trung, Vĩnh Phương và Vĩnh Lương được cắt ra khỏi huyện

Vĩnh Xương để nhập vảo Thành phố Nha Trang

Như vậy lúc này thành phố Nha Trang có 24 xã, phường là Vĩnh Phước, Vĩnh Thọ, Vạn Thạnh, Xương Huân , ngoài ra còn nhập thêm xã Phước Đồng đưa tổng số xã lên đến 25 xã vào năm 1978.Dén thang 19/11/1998ND 98/1998/NDCP cua CP tách từ phường Phước hải và thành lập mới phường

Phước Long đưa số xã phường lên đến 26 đơn vị năm 1998 Ngày 22/4/1999thủ tướng Chính Phủ ra quyết định số 106/1999- QĐ/TTG V/v công nhận Thành phố Nha Trang là đô thị loại 2 cho đến nay

2.2 ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN

2.2.1 Vị trí địa lý

Thành phố Nha Trang nằm sát bờ biển Đông, có toạ độ địa lý 12,15” vĩ Bắc

và 109,12? kinh Đông là một thành phố nằm ở điểm cực Đông của đất nước, gần

hải phận Quốc tế nhất, có mối liên hệ giao thông thuận lợi đối với cả nước bằng đường sắt, đường bộ, đường thuỷ và đường hàng không, có cảng biển thuận lợi

liên hệ với quốc tế

Nha Trang có diện tích tự nhiên là 238km”, dân số 436.500người được mệnh danh là” thành phố bên bờ biển xanh”, “ chiếc boong tàu đầy nắng” ,” lấng hoa tươi đẹp đặt bên bờ biển Đông “, là một trung tâm văn hoá, kinh tế, du lịch, an dưỡng, nghỉ mát

Trang 18

Đồ án tốt nghiệp GVHD:TS CHẾ ĐÌNH LÝ

2.2.2 Đặc điểm địa hình

Nha Trang có địa hình nghiêng từ Tây sang Đông Từ trên cao nhìn xuống cả

Thành phố giống như một thung lũng xanh đẹp, có núi non bao bọc

Thành phố Nha Trang chia thành 02 dạng địa hình chính:

- Vùng núi: Bao bọc 03 phía (Bắc, Tây, Nam ) với độ cao trung bình 500m Phía Đơng, ở ngồi biển có 19 đảo lớn nhỏ, cách bờ từ 1 đến 10km, có độ cao trung bình 400m

- Vùng đông bằng: Diện tích chiếm khoảng 30% diện tích tự nhiên của Thành phố, tập trung chủ yếu ở phía Bắc và Nam sông Cái Nha Trang, có thể chia lầm

03 khu vực:

+ Khu phía Bắc sông Cái: Độ cao 4-6m xen kẽ với các sườn đồi độ cao từ 15— 20m và các ngọn núi cao 100m

+ Khu phía Nam sông Cái: Chạy dọc theo bờ biển

+ Khu phía Tây : dọc bờ sông cái Nha Trang và khu ruộng trũng có xen kế làng mạc, cột cao dưới 3m, nhiều năm bị ngập lụt vào tháng 10 - 11 do lũ của

sông Cái và thuỷ triều của Biển

2.2.3 Khí hậu

Nha Trang có khí hậu nhiệt đới nóng, ẩm, chịu ảnh hưởng của khí hậu Đại dương nên mát mẻ, ôn hoà trong cả năm, mùa hè nắng nhiều nhưng không nóng bức, mùa đông có mưa nhưng không lạnh, rất phù hợp cho việc phát triển du lịch, nghỉ dưỡng

2.2.3.1 Nhiệt độ không khí

Nhiệt độ trung bình năm: 26,5°C

Trang 19

Aa

Đồ án tốt nghiệp GVHD:TS CHẾ ĐÌNH LÝ

2.2.3.2 Lượng mưa

Tổng lượng mưa trung bình năm:1.252mm

Lượng mưa phân bố không đồng đều trong năm, §5%lượng mưa tập trung

vào những tháng mùa mưa ( Từ tháng 9 đến tháng 12) gây nên úng ngập gây cục bộ

2.2.3.3 Lượng bốc hơi

Lượng bốc hơi trung bình năm: 1.187mm, tương đương lượng mưa trong năm, nhưng tập trung vào những tháng mùa khô, nên xảy ra hiện tượng thiếu nước để

phục vụ sản xuất và đời sống

2.2.3.4 Gió và hướng gió

Hướng gió thịnh hành trong năm là Bắc, Đông-Nam Tốc độ gió bình quân 6m/giây Gió Tây Nam khô, nóng ít xuất hiện (chỉ khoảng 5-10 ngày /năm) Ít bị ảnh hưởng của bão

2.2.3.5 Nắng

Số giờ nắng trung bình năm 2.482 giờ, số giờ nắng trung bình ngày từ 6

đến 7 giờ Vào mùa mưa, xen kẽ giữa những đợt mưa là những ngày nắng ấm

thuận tiện cho việc tổ chức du lịch, nghỉ đưỡng quanh năm

2.2.4 Dia chat thé nhu@ng

Thành phố Nha Trang nằm trong vùng có cấu tạo địa chất hệ Dé tứ, gồm:

Bồi tích sỏi, cát, sét Đứt gãy ở phía tây, phía Bắc, và đứt gấy giả định ven biển

Đất có khả năng chịu lực tốt (P=2Kg/cm”) Vùng ven biển đại bộ phận mặt phủ là cát biển (có nơi dầy tới 3km), ở sâu là sét Các đổi núi chủ yếu là đá granít, Rionit và Mac-ma, lớp phủ là đất thịt pha sạn dưới là lớp phong hoá tàn tích dày

Trang 20

Đồ án tốt nghiệp GVHD:TS CHẾ ĐÌNH LÝ

2.2.5 Hệ thực vật

Ở Nha Trang hiện còn chủ yếu là rừng thứ sinh, rừng tạp xen lẫn các trắng cây bụi, cỏ và thẩm cây trồng ăn trái, hoa màu khác

2.2.6 Đặc điểm thuỷ văn

- Thuỷ triều: Vịnh Nha Trang có chế độ thuỷ triểu hỗn hợp, thiên về nhật

triểu Hr.rạ =2,4m Mực nước biển trung bình: +1.28m Sóng có độ cao lớn nhất1- 2m (về mùa đông) dưới dang sóng lùng Độ mặn của nứớc biển 30-35%

( Theo báo cáo Khoa học Viện Nghiên Cứu Biển) - Sông ngòi có 02 lưu vực:

+ Sông Cái Nha Trang : Dài 60 km chảy qua Diên Khánh và Nha Trang,

thượng nguồn có nhiều chỉ lưu ( sông Khế, sông Giang, sông Cầu, sông Chò ) và

nhiều thác ( thác Ngựa, thác Trâu ) lưu lượng 40 m°”/s,lưu lượng mùa kiét 11- 14m’/s Diện tích lưu vực 1.750km’ Mực nước sông trung bình 1,36m, mực nước sông cao nhất 2,05m và thấp nhất 0,48m

+Sông Cửa Bé : là một nhánh phân lưu của sông Cái Nha Trang, về mùa khô không có nước (nên gọi là sông Cân hoặc sông Tắc), về mùa mưa do sông Cái tran qua và nước của đồng ruộng vùng Diên Khánh tập trung lại chảy qua Phú

vinh rồi ra Cửa Bé

2.3 ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI

2.3.1 Dân số

Trang 21

Đồ án tốt nghiệp GVHD:TS CHẾ ĐÌNH LÝ

3.3.2 Lao động:

Dân số trong tuổi lao động khu vực nội thị năm 2006 khoảng 239.960 người

chiếm 79% dân số toàn thành phố

Tổng lao động làm việc trong các ngành kinh tếkhoảng 105.000

( Nguồn số liệu : phòng thống kê Thành Phố Nha Trang tháng 02/2004)

2.3.3 Tình hình phát triển kinh tế

Qua 25 xây dựng và phát triển, thành phố Nha Trang đã được mở rộng gấp 3lần Nhiều ngành sản xuất được phát triển với quy mô lớn, đem lại hiệu quả kinh tế cao, thu hút nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước, thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố Nha Trang đã đồng lòng khắc phục mọi khó khăn, thử thách, giữ vững nhịp độ tăng trưởng kinh tế, tạo mọi sự chuyển biến

tích cực trên mọi phương diện của đời sống xã hội

Trong lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, nhờ khai thác thực hiện

các chính sách khuyến khích, các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, đẩy mạnh

phát triển sản xuất, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt 10- 15% /năm Trong giai đoạn 2003-2005 toàn tỉnh có thêm 400 cơ sở đăng ký kinh doanh trong tổng

số 1.600 cơ sở sản xuất công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp với tổng mức vốn đầu

tư đăng ký 115,771 tỷ đồng, tạo thêm 11.093 việc làm mới cho người lao động Tính riêng năm 2005, giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của khối ngoài quốc doanh trên địa bàn dat 748 ty đồng Trong đó, khu vực kinh tế

cá thể, tập thể và tư nhân thuộc thành phố quản lý đạt 132,2 tỷ đồng Hầu hết

các ngành kinh tế kỹ thuật đều đạt mức tăng trưởng bình quân 9-14% /năm

Trang 22

Aa

Đồ án tốt nghiệp GVHD:TS CHẾ ĐÌNH LÝ

Mặc dù gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của thời tiết, giá trị sẩn xuất nông-

lâm- ngư nghiệp vẫn được duy trì Diện tích đất nông nghiệp của thành phố không lớn, sản lượng lương thực hàng năm khoảng 12 nghìn tấn Thành phố đang tiếp tục thực hiện đổi mới cơ cấu kinh tế nông thôn, chuyển đổi cơ cấu cây

trồng, vật nuôi theo hướng thâm canh.Tăng suất nâng cao chất lượng nông sản, giá trị kinh tế cao

Việc khai thác thuỷ hải sản đã bước đầu thực hiện hợp lý hoá và hiện đại hoá

theo hướng phát triển đánh bắt xa bờ Đến nay công suất bình quân tau thuyén toàn thành phố đạt 31,5 CV/ chiếc Nuôi trồng thuỷ sản tiếp tục phát triển theo hướng công nghiệp, nuôi trên biển phát triển mạnh, đem lại hiệu quả kinh tế

cao, nhất là nghề nuôi tôm sú, tôm hùm và các loài thuỷ hải sản

Bảng 2 1: Chỉ tiêu kinh tế —xã hội năm 2006:

- Tốc độ tăng trưởng: %/ năm

+Công nghiệp- tiểu thủ công 11-12% nam nghiệp

+Dịch vụ-du lịch-thương mại: 14-15%/ năm

+Nông nghiệp: 3- 4%/ năm

- Kim ngạch xuất khẩu: 17-18triệuUSD - Thu nộp ngân sách nhà nước tăng: 6-8% /nam

- GDP bình quân đầu người: 100USD/năm

Nguồn: Nghị quyết đại hội Đảng bộ thành phố Nha Trang

2.3.4 Y tế

Trang 23

Aa

Đồ án tốt nghiệp GVHD:TS CHẾ ĐÌNH LÝ

chóng dịch bệnh Đẩy mạnh công tác khám và chữa trị các bệnh xã hội; thực

hiện tốt các chương trình y tế quốc gia,số trẻ em được tiêm đủ 6 loại vacxin,

viêm gan B đạt trên 95% Các chương trình tiêm chủng mở rộng được tiến hành thường xuyên Do đó, các bệnh trẻ em hầu như bạch hầu, ho gà, uốn ván, sởi bại

liệt, giảm dần qua các năm Hầu hết các khu vực dân cư đều được đầu tư xây

dựng trạm y tế cơ sở 2.3.5 Giáo dục

Vừa chú trọng phát triển kinh tế, thành phố Nha Trang vừa tập trung mọi nguồn

lực phát triển văn hoá - xã hội Trên lĩnh vực giáo dục, các ngành học, bậc học đều

được duy trì cả về số lương và chất lượng đào tạo, nhiều trường được xây dựng và

sửa chữa khang trang

Năm 2005-2006 UBND tỉnh Khánh Hồ đã cơng nhận thêm 17 trường đạt tiêu

chuẩn quốc gia( 3 trường mầm non, 10 trường tiểu học, 3 trường THCS và 1 trường PTTH), nâng số trường đạt tiêu chuẩn lên 54 trường( 9 trường mầm non, 31 trường tiểu học, 11 trường THCS và 3 trường THPT) Quy mô phát triển không ngừng phát

triển theo hướng đa dạng hoá hướng tới một xã hội học tập, tăng cường công tác giáo dục ở các địa bàn khó khăn

Trên địa bàn thành phố Nha Trang tỉnh Khánh Hòa hiện có 1 trường đại học, 4 trường cao đẳng và 2 trường trung học chuyên nghiệp

2.3.6 Hệ thống cơ sở hạ tầng

2.3.6.1 Đường hàng không:

Trước đây có thể bay đến Nha Trang và hạ cánh ngay trong thành phố tại sân bay Nha Trang, nguyên là một sân bay quân sự nằm trên đường Trần Phú Hiện

nay sân bay Nha Trang đã đóng cửa và khách du lịch có thể đến thành phố này

Trang 24

Aa Đồ án tốt nghiệp GVHD:TS CHẾ ĐÌNH LÝ 2.3.6.2 Đường thuỷ Nha Trang có cảng Nha Trang, chủ yếu là vận chuyển hành khách qua lại Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng 2.3.6.3 Đường sắt

Ga Nha Trang là một trong những ga lớn trên tuyến đường sắt Bắc - Nam của

Việt Nam Tất cả các tuyến tàu lửa dừng tại đây Ngoài các tàu Thống Nhất, còn có các chuyến tàu SN1-2, SN3-4 và gần đây có thêm chuyến tàu 5 sao đầu tiên chạy tuyến Sài Gòn — Nha Trang

2.3.6.4 Giao thông nội thành

Nha Trang có 6 tuyến xe bus nội thành và 1 xe bus sân bay, lộ trình trải từ Thành ( Diên Khánh ), Hòn Rớ, Chợ Lương Sơn phục vụ việc đi lại của người dân

thành pho

2.3.6.5 Cấp nước

Thành phố Nha Trang có nhà máy nước công suất 70.000 m”/ngày_ đêm, các thị

xã, thị trấn đều có nhà máy nước đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế_xã hội của

tỉnh

2.3.6.6 Cấp điện

Khánh Hòa sử dụng nguồn điện của mạng quốc gia 220 KV, có nguồn điện

điezen dự trữ, đáp ứng đủ mọi nhu cầu về điện cho các nhà đầu tư Toàn tỉnh đã

phủ điện 100% đến các xã

2.3.6.7 Thoát nước

Hiện tại thành phố Nha Trang đang sử dụng hệ thống thoát nước chung (nước thải và nước mưa) Mạng lưới thoát nước dùng mương hở đậy bằng tấm bê tông

chiếm khoảng 40% và cống thoát nước chiếm khoảng 50-60% nhưng thành phố

Trang 25

Aa

Đồ án tốt nghiệp GVHD:TS CHẾ ĐÌNH LÝ

trung tâm thành phố vẫn còn tình trạng ngập úng ở một số khu vực do trời mưa Ngành xây dựng đang xúc tiến trình duyệt dự án thoát nước và xử lý nước thải sinh

hoạt cho thành phố Nha Trang Hiện thành phố Nha Trang chưa có hệ thống xử lý

nước thải sinh hoạt tập trung, nước thải tại các hộ gia đình cho thấm tự nhiên hoặc thải ra sông, suối, biển, ao, hồ

2.4 CÁC TIỀM NĂNG CỦA THÀNH PHỐ NHA TRANG

2.4.1 Tiềm năng du lich

Nha Trang thuộc tỉnh nổi tiếng về cảnh đẹp thiên nhiên, năm 2003 Nha Trang

được thế giới công nhận là một trong 29 vịnh gia nhập câu lạc bộ những vịnh đẹp

nhất thế giới, bên cạnh đó Nha Trang là thành phố nằm ở một trong các cửa ngõ ra

biển của Duyên Hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và lục địa Châu Á, lại không xa

thành phố Hồ Chí Minh nên có điều kiện phát triển du lịch

Bờ biển Nha Trang có nhiều bãi tắm đẹp, từ đầm Nha Phu đến Lương Sơn, Bãi

Tiên, Cầu Đá, Sông Lô và hàng loạt bãi rắm tạo nên các cụm công trình , các loại hình dịch vụ du lịch vui chơi, tắm biển được trang bị tiện nghi cao cấp Trục du lịch

Trần Phú-Cầu Đá-bãi Tiên là trung tâm du lịch của vùng này, nơi đây sẽ xây dựng

con đường du lịch song hành và các khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế từ 3 đến 5 sao Cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, di tịch lịch sử văn hóa phong phú, đặc biệt là vịnh Vân Phong được xem là một trong những điểm du lịch đẹp nhất Việt Nam và

có tầm cỡ thế giới, có điều kiện đầu tư để phát triển đa ngành, trở thành khu du lịch

sinh thái tầm cỡ Với diện tích 200 ha, tại vùng bán đảo Hòn Gốm sẽ xây dựng

làng du lịch Tạo cho thành phố Nha Trang có lợi thế để phát triển mạnh ngành

du lịch, đặc biệt là ngành du lịch sinh thái biển

Cảnh quan Nha Trang cho phép phát triển nhiều loại hình du lịch, điều dưỡng,

Trang 26

Aa

Đồ án tốt nghiệp GVHD:TS CHẾ ĐÌNH LÝ

là bãi tắm đẹp, là một trong những thắng cảnh biển đẹp nhất trong khu vực Châu

Á-Viễn Đơng Ngồi bãi biển Nha Trang còn có nhiều điểm tham quan, du lịch

khác như: Đền miếu, tháp Chàm, chùa Long Sơn, lầu Bảo Đại, Hòn Chuông, Hòn Yến, Suối Ba Hồ, suối Tiên, Dốc Lếch, khu di tích Yersin tại Hòn Bà Nha Trang

của Khánh Hòa kết hợp với Đà Lạt của Lâm Đồng, Vũng Tàu, thành Phố Hồ Chí

Minh tạo thành một tứ giác du lịch có triển vọng nhất của Việt Nam trong thời gian tới

2 Du lịch sinh thái:

Câu lạc bộ các vịnh đẹp nhất thế giới đã kết nạp vịnh Nha Trang làm thành viên thứ 29 của tổ chức này Thành phố Nha Trang thu hút khách du lịch không chỉ ở bãi cát mịn, nước biển xanh, sóng êm, mà còn ở những hòn đảo thơ mộng ngoài khơi

Với lợi thế của các đảo, núi, vịnh và bãi biển tạo thành quần thể du lịch đa dạng,

liên hoàn, Nha Trang thuộc tỉnh Khánh Hoà hấp dẫn khách du lịch bởi quần thể

khu du lịch sinh thái, làng du lịch bãi trú, Đầm Gầa trên đảo Hòn Tre Khu nghỉ mát cao cấp và sân gôn Rusalca ở bãi Tiên, khu du lịch Sông Lô, khu du lịch Bãi Dài Cam Ranh, Vân Phong

Du lịch sinh thái kết hợp giải trí, nghỉ dưỡng, chữa bệnh là những loại hình du lịch phong phú, dù lượn trên biển, môtô nước, lướt ván, ca nô, thuyén budm là các

trò chơi thể thao trên biển hấp dẫn du khách đã đẩy mạnh thương hiệu du lịch Nha

Trang-Khánh Hòa lên một tầm cao mới

2.4.2 Thuỷ hải sản

Vùng biển Nha Trang tỉnh Khánh Hòa có dòng hải lưu Bắc - Nam Thái Bình

Dương chảy qua, là vùng biển giàu tiểm năng đánh bắt và nuôi trồng thủy sản Tổng trữ lượng hải sản thuộc vùng biển Nha Trang tỉnh Khánh Hòa khoảng 150 nghìn tấn, trong đó chủ yếu là cá nổi ( 70% ), cho phép khai thác hàng năm khoảng

Trang 27

Đồ án tốt nghiệp GVHD:TS CHẾ ĐÌNH LÝ

cua ghẹ Diện tích nuôi trồng thủy sản khoảng 7.500ha, sản lượng thủy sản hàng

năm khoảng 85 ngàn tấn Đặc biệt thành phố Nha Trang-Khánh Hòa có điều kiện thuận lợi về tự nhiên cũng như về cơ sở và đội ngũ nghiên cứu chuyên nghành

(viện Hải Dương Học, đại học Thủy Sản ) để phát triển tôm giống nên bộ Thủy Sản đã đặt tại đây Trung Tâm Nghiên Cứu Thủy Sản III và đang xây dựng vùng

nuôi tôm giống tập trung để cung cấp cho cả nước Nguồn lợi biển phân bố không đều, tập trung phần lớn ở ngư trường ngoài khơi và ngư trường ngoài tỉnh từ Quảng

Nam - Đà Nắng đến vịnh Thái Lan Mặt khác khai thác ngư trường quanh quẩn đảo

Trường Sa vừa góp phần phát triển kinh tế, vừa đảm bảo an ninh quốc phòng

Nước biển có nồng độ muối tương đối cao, thuận lợi cho việc sản xuất muối tập

trung và các sản phẩm sau muối, nhất là muối công nghiệp Biển Nha Trang -

Khánh Hòa còn là nơi cư trú của loài chim yến, hàng năm cho phép khai thác

khoảng 2000kg yến sào Đây là một đặc sản quý hiếm ít tỉnh trong cả nước có, không chỉ đóng góp trực tiếp cho xuất khẩu, mà còn là nguồn nguyên liệu quý cho

công nghiệp chế biến dược liệu bổ dưỡng cao cấp

2.5 NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU QUI HOẠCH TỔNG THỂ XÂY

DỰNG THÀNH PHỐ NHA TRANG

2.5.1 Tính chất đô thị

Thành phố Nha Trang là trung tâm kinh tế khoa học kỹ thuật và giáo dục đào tạo của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên; là một trong những trung

tâm du lịch có ý nghĩa quốc gia và quốc tế; trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá,

Trang 28

Aa

Đồ án tốt nghiệp GVHD:TS CHẾ ĐÌNH LÝ

Hiện nay, do quá trình đơ thị hố đang diễn ra nhanh chóng, các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ du lịch đang tăng lên nhanh

chóng Sự gia tăng này kéo theo sự gia tăng ô nhiễm môi trường Vấn đề đặt ra là “làm thế nào để vừa đảm bảo sự phát triển kinh tế- xã hội, vừa giữ gìn vệ sinh môi

trường sống một cách hài hồ và cân bằng”, ln được tỉnh Khánh Hoà thường

xuyên chỉ đạo nhiều hình thức, nhiều cấp, nhiều kênh khác nhau thông qua Sở

Khoa học, Công nghệ và Môi trường Nhất là công tác truyền thông được đặt biệt coi trong

Hướng phát triển chủ yếu của Thành phố Nha Trang được xác định mối quan hệ tổng thể với vùng kinh tế trọng điểm miền trung, vùng duyên Hải Nam Trung Bộ, cả nước và quốc tế như:

- Cải tạo, nâng cấp, điều chỉnh để đảm bảo thực hiện chức năng du lịch và thương mại, nghiên cứu chuyển đổi chức năng sử dụng đất sân bay Nha Trang sang

mục đích phát triển kinh tế- xã hội, cải tạo nâng cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật,

chỉnh trang các công trình kiến trúc có giá trị, thực hiện chỉ tiêu xây dựng thành phố văn minh hiện đại

+ Khu vực phía Nam và Tây Nam: phát triển đảm bảo hài hoà với các dự án đang thực hiện Hình thành các khu du lịch Biển, du lịch gắn liền với khu du lịch vịnh Cam Ranh để tạo chuỗi du lịch Nha trang- Cam Ranh trở thành một trong những khu du lịch trọng điểm của quốc gia

+ Khu vực phía Bắc: cải tạo nâng cấp khu đô thị hiện hữu, hình thành khu trung tâm giáo dục đào tạo, phát triển công nghiệp, đường sắt

2.5.3 Các chỉ tiêu kinh tế- xã hội

Trang 29

Đồ án tốt nghiệp GVHD:TS CHẾ ĐÌNH LÝ nhanh hướng cơng nghiệp hoá, hiện đại hoá Các mục tiêu về phát triển công

nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, du lịch, dịch vụ đạt mức cao Nếu thực hiện tốt các yêu cầu trên, khai thác các khu công nghiệp và du lịch dịch vụ đến năm 2010 sẽ

đạt khoảng 70% so với quy mô quy hoạch và số lượng lao động trong dự kiến đạt

khoảng §0 % dân số sinh sống tại nội thành phố Nha Trang

Để thực hiện quy hoạch phát triển đến năm 2020, nghị quyết của Ban Chấp

hành Đảng tỉnh về một số nhiệm vụ trọng tâm nhằm thực hiện nghị quyết Đại hội

Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV có nêu “Đẩy nhanh tốc đô đô thị hố, cơng nghiệp hố, phấn đấu đến năm 2010, toàn tỉnh có 60-70 % cư dân sinh sống ở đô thị và hướng

tới năm 2020 toàn thành phố có 75-§0% cư sơng sống ở đô thị để tiến tới việc đưa tỉnh Khánh Hoà trở thành thành phố trực thuộc trung ương”

2.6 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ ĐẾN NĂM 2020

2.6.1 Động lực chính phát triển đô thị (Vguôn sở quy hoạch thành phố)

Xây dựng thành trung tâm du lịch lớn của cả nước, có sức hấp dẫn thu hút khách quéc te

Để đạt thành phố đô thị loại I

- Hoạt động kinh tế du lịch giữ vai trò chủ đạo, tuy nhiên khả năng giải quyết việc làm hạn chế, không gian ven biển giành cho các hoạt động dịch vụ, du lịch có hạn Dự báo số lượng phòng khách sạn đến năm 2020 sẽ tăng lên 1,5 lần so với

hiện nay (9.000 phòng ) Cần ưu tiên tối đa không gian ven biển cho phát triển du

lịch.Tiếp tục cải thiện môi trường du lịch, đắc biệt lưu ý môi trường cảnh quan thành phố, xoá bỏ tệ nạn ăn xin, nâng cấp chất lượng phục vụ du lịch biển đảo

- Hoạt động dịch vụ thương mại và các dịch vụ khác gắn với các hoạt động du lịch và vai trò trung tâm vùng

Trang 30

Aa

Đồ án tốt nghiệp GVHD:TS CHẾ ĐÌNH LÝ

khoa học, cần phát huy vai trò trung tâm vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ về giáo

dục đào tạo và nghiên cứu khoa học

2.6.2 Định hướng phát triển không gian - phân khu chức năng đô thị

1 Khu trung tâm thành phố hiện hữu 2 Uu tiên phát triển du lịch _ thương mại

3 Ưu tiên dải không gian ven biển (Trong cự ly 500m đến bờ biển) cho phát

triển du lịch: Tăng cường chức năng du lịch và thương mại đối với các khu vực có

chuyển đổi chức năng sử dụng; Đối với đất hiện hữu trong đải ven biển khuyến khích mô hình sử dụng hỗn hợp kết hợp từ kinh doanh hay chuyển từ đất ở sang đất

kinh doanh; nghiên cứu quy hoạch chỉ tiết, thiết kế đô thị và quản lý triệt để theo

quy hoạch đối với không gian khu vực nay

Khu vực sân bay Nha Trang cần được nghiên cứu chuyển đổi chức năng sử dụng đất Đây là một khu đất 225ha, có vị trí tại trung tâm thành phố, rất phù hợp và cần

thiết hình thành tại đây một khu trung tâm thương mại, dịch vụ lớn, hiện đại với hệ thống quảng trường, trục đi bộ, không gian mở, vừa đóng góp hiệu quả cho phát triển kinh tế, vừa tạo được một môi trường kiến trúc hiện đại, văn minh cho thành phố, làm phong phú môi trường dịch vụ du lịch

Nâng cấp các không gian giao tiếp công cộng như: Bến cảng, nhà ga, ga đường

sắt, bến xe liên tỉnh

1 Xây dựng công viên phía Tây đường Lê Hồng Phong thành công viên vui chơi giải trí

2 Củng cố vai trò là trung tâm hành chính, chính trị, văn hoá của tỉnh: Xây dựng chương trình làm đẹp không gian kiến trúc cảnh quan của các khu vực công sở, đóng góp vào cảnh quan đô thị du lịch ven biển

3 Nâng cao chất lượng môi trường sống của các khu dân cư Chú trọng đến các

Trang 31

Đồ án tốt nghiệp GVHD:TS CHẾ ĐÌNH LÝ 4 Nâng cao ý thức của người dân về xây dựng cảnh quan chung của toần đô thị, tạo hình ảnh thành phố của biển và hoa — cây xanh, không có rác thải bừa bãi

3 Khu vực Nam, Tây- Nam Nha Trang: Hình thành các khu đô thị mới Phát triển các khu dân cư, hình thành và hoàn thiện các khu du lịch biển, du lịch núi Lưu ý xây dựng cảnh quan đô thị tạo hình ảnh đô thị hiện đại tại khu vực cửa ngõ đô thị

6 Khu vực Bắc Nha Trang: Cải tạo, nâng cấp đô thị cũ Tận dụng địa hình kể

núi, sát biển để phát triển du lịch; hình thành trung tâm giáo dục đào tạo các

khu vực như nhà ga đường sắt, ngành công nghiệp

7 Phát triển các khu chức năng mới của thành phố như: dân cư, thương mại, hành chính công nghiệp- công nghệ cao, giáo dục chuyên nghiệp và một phần là các khu nhà nghỉ và dịch vụ khai thác cảnh quan ven sông Cái

8 Can xem xét giữ lại các khu dân cư hiện hữu ở mức độ tối đa Sau khi có quy hoạch chi tiết được duyệt cần công bố quy hoạch đến từng hộ dân, cắm mốc

quản lý thực hiện theo quy hoạch, khai thác mô hình nhà nước và nhân dân cùng làm, vận dụng nhân dân cải thiện môi trường sống, hạ tầng kỹ thuật trong

khu dân cư

Giải pháp giải toả trắng để xây dựng một khu đô thị mới là hồn tồn khơng phù

hợp sức ép về dân số và quỹ đất đô thị đối với Nha Trang không quá lớn Có thể chọn lựa quy hoạch phát triển bền vững hài hoà giữa khu vực cũ và khu vực mới, tạo điều kiện để người dân tham gia vào và cùng hưởng lợi từ quá trình phát triển cùa thành phố Bảng 2 2: Các dự án quy hoạch xây dựng QUY MÔ Ngân sách tỉnh Ghi chú Đơn Tổng | 2007 | 2008 |2009 | 2010 Stt vi TP Nha Trang 1342 238 | 316 375 413 Quy hoach xây dựng 10 |3 4 3 - 1 | Hoàn thiện điều chỉnh 0,8 |0,5 0,3

Trang 32

Đồ án tốt nghiệp GVHD:TS CHẾ ĐÌNH LÝ dựng TP Nha Trang QHCT các khu vực hiện trạng chưa được phủ kín QHCT 1⁄2.000 của TP nha Trang ha 1.000 3.0 1,0 1,0 1,0 Khu phía bắc khu Vĩnh Điểm Trung ha 350 Khu vực phía Tay

Nam công viên phía

Tây Lê Hồng Phong

ha 400 0,8 0,3 0,2 0,3

Khu đô thị mới phía

Namđường Nha Trang-

Diên khánh

ha 1500 2,5 1,0 1,0 0,5

Khu đô thị mới phía

Bắc đường Nha Trang- Diên khánh ha 600 1,0 0,5 0,5 QHCT Khu công nghệp công nghệ

caotrong đô thị mới

Trang 33

Đồ án tốt nghiệp GVHD:TS CHẾ ĐÌNH LÝ | Tây Nha Trang | | | | | | | | Bảng 2 4: Các dự án thoát nước thải —- vệ sinh môi trường (VSMT) QUY MÔ Ngân sách tỉnh Ghi Sư Đơn Tổng | 2007 |2008|2009 |2010 | chứ vị IÌ Các dự án 95 1L] 2| 30 35 H | thoát nước thải — 0 0 VSMT 1 Dự án thoát nước | km Vốn

khu vực Nam sân bay WP

2 Du 4n thodt nudc Von

khu vực Bắc sông Cái WP 3 Dự án thu gom và | km 45 |5 1 15 15 | Tổng xử lý chất thải rắn TP 0 vốn Nha Trang ( 2007- 75 tỷ 2012) đồng 4 Dự án cải tạo và Tổng xây dựng hệ thống vốn

thoát nước bẩn trung 150

tim TP Nha Trang tỷ

(2007-2012) đông

2.6.3 Định hướng phát triển kinh tế - xã hội: 2.6.3.1 Văn hoá — xã hội:

Nâng cao chất lượng giáo dục -đào tạo, phát triển hệ thống trường dạy nghề, ưu tiên các ngành nghề phục vụ quá trình đổi mới công nghệ kỹ thuật trong những ngành kinh tế chủ lực và ngành nghề các doanh nghiệp có nhu cầu

Hoàn thiện hệ thống cơ sở phòng chữa bệnh đồng bộ, hiện đại bảo đảm nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân

Phát triển và nâng cao chất lượng các hoạt động văn hố- thơng tin, thể dục, thể

thao, xã hội hoá giáo dục đào tạo và y tế 2.6.3.2 Công nghiệp:

Sản xuất công nghiệp Đây là nhóm nghành tuy được xác định không phải là

trọng tâm trong định hướng phát triển thành phố, song hết sức cần thiết cho một xã

Trang 34

Đồ án tốt nghiệp GVHD:TS CHẾ ĐÌNH LÝ

việc làm cao, khai thác được các lợi thế về giao thông vận tải biển, đường sắt Đặt

biệt là trong bối cảnh không gian phát triển đô thị mở rộng mạnh về hướng Tây và

hướng Tây Nam với cự ly tách rời khỏi vùng ảnh hưởng trực tiếp của tiểm năng phát triển du lịch biển

Cần đầu tư thêm các ngành công nghiệp, đặc biệt là các khu công nghệ cao gắn với hệ thống trường đại học và viện nghiên cứu Đây là nội dung hết sức quan

trọng đảm bảo công ăn việc làm cho đô thị trong tương lai.Vì khi đô thị phát

triển mạnh về phía Tây cũng như phía Nam và phía Bắc, thì thế mạnh không đủ để

tạo động lực cho cả đô thị

2.6.3.3 Nông —Lâm — Thuỷ sản

Chuyển dịch cơ cấu trong nghành nông nghiệp, tăng tỷ trọng trong nghành công

nghiệp, cây ăn quả đầu tư chiều sâu để thâm canh, tăng vụ để phát triển mạnh chăn nuôi gia súc, gia cầm, phát triển ngành nghề truyền thống và dịch vụ ở nông

thôn

Khuyến khích trồng rừng, bảo vệ chăm sóc rừng, tổ chức tốt việc khai thác rừng

theo quy hoạch kết hợp với tái tạo tài nguyên rừng

Quy hoạch vùng nuôi trồng thuỷ sản, thuỷ lợi hố các vùng ni tập trung, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ về giống, đa dạng hoá và quản lý tốt chất lượng sản phẩm nuôi trồng Tiếp tục đẩy mạnh khai thác hải sẩn xa bờ, ổn định khai thác ven bờ, bảo vệ và tái tạo nguôn lợi thuỷ sản Đẩy mạnh hợp tác quốc tế

và hội nhập, phát triển thị trường, xúc tiến thương mại, nâng cao năng lực cạnh tranh hàng thuỷ sản

2.6.4 Dự báo quy mô sử dụng đất

Diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh Khánh Hoà là 5.197,45 Km” trong đó thành phố

Nha Trang là 238 km”; các nhóm đất chính ở Khánh Hoà: gồm các nhóm chính: đất

cát và cồn cát chiếm , chủ yếu sử dụng cho khu dân cư, trồng cây ăn quả và đồng bằng ven biển; đất phù sa chiếm 7,5%, giàu dinh dưỡng; đất mặn và phèn mặn chiếm 1,5%, thích hợp cho trồng muối, nuôi trồng thiy sdn; đất xám bạc màu

Trang 35

Aa

Đồ án tốt nghiệp GVHD:TS CHẾ ĐÌNH LÝ

dụng để trồng hoa mầu và cây công nghiệp, có khả năng khai hoang mở rộng diện tích nông _ lâm nghiệp

Đất thích hợp cho phát triển nông nghiệp của thành phố Nha Trang tỉnh Khánh

Hòa rất hạn chế, chỉ có 74,9% nghìn ha, chiếm 14,2% diện tích đất tự nhiên, trong đó đã khai thác và đưa vào sử dụng 67,7 nghìn ha, còn lại 7,2 nghìn ha có khả năng

khai hoang để đưa vào sử dụng Các vùng đất cao chiếm phần lớn diện tích tự

nhiên của tỉnh, lại thiếu nước tưới, rất khó khăn cho việc mở rộng diện tích phát

triển nông nghiệp Đất nông nghiệp bình quân đầu người 670m /người

Đất thích hợp cho phát triển lâm nghiệp chiếm phần lớn diện tích đất tự nhiên

của toàn tỉnh Khánh Hoà với 322,4 nghìn ha, chiếm 61,3% Song hiện nay, diện

tích có rừng chỉ có 155,8 nghìn ha, còn lại 166,6 nghìn ha, chiếm 31,7% diện tích

đất tự nhiên của tỉnh, đang còn là vùng đất trống, đổi núi trọc Đây là một tiểm

năng lớn, song muốn khai thác và sử dụng được phải đầu tư lớn Bảng 2 5: Diện tích đất tỉnh Khánh Hoà 1989 1993 1995 1- Diện tích đất 525.1 525.1 525.1 2-diện tích đất nông nghiép-| 52.7 52.5 69 nghin ha 3- Diện tích rừng và đất rừng -| 352.6 339.2 345.3 nghìn ha 4 Diện tích có rừng( rừng tự| 154.3 158.2 158 nhiên và rừng trồng) 5- Độ che phủ rừng - % 29.3 30 30 7- Trọng lượng gỗ —nghn m3 17365 18000 18000 2.6.5 Hệ thống cây xanh

Trang 36

Đồ án tốt nghiệp GVHD:TS CHẾ ĐÌNH LÝ để đạt được tiêu chuẩn này trong tình hình quỹ đất nội thị eo hẹp là rất khó, do đó để nghị tiêu chuẩn cây xanh đến năm 2007 đạt 15m”/ người, phân tiêu chuẩn cây xanh còn thiếu sẽ được bổ sung tiếp đến năm 2010, căn cứ điều chỉnh quy hoạch

chung xây dựng Thành Phố Nha Trang đã được UBND tỉnh thành phố phê duyệt tại

Quyết định số 487/QĐ-UB ngày 02/03/1998 thì dân số thành phố Nha Trang đến

năm 2010 là 500.000 người và đến năm 2020 đạt từ 650.000-740.000 người( £heo thuyết mình báo cáo điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thành phố Nha Trang

đến năm 2020- Viện Quy Hoạch Đô thị Nông Thôn/ năm 2004)

Dự án quy hoạch hệ thống cây xanh thành phố Nha Trang —Tỉnh Khánh Hoà do Viện Quy Hoạch Đô Thị và Nông Thôn lập năm 1996 đã căn cứ 20 TCN- Việt

Nam 1981-1982 va quy hoạch tổng thể Xây Dựng Thành phố Nha Trang được phê duyệt năm 1992, do đó tiêu chuẩn cây xanh thành phố du lịch như Thành phố Nha

Trang chỉ có 9-10m”/ người

2.6.6 Định hướng phát triển hệ thống du lịch

- Xây dựng Nha Trang thành một trong những trung tâm du lịch lớn của cả nước, liên kết các trung tâm du lịch trong vùng và cả nước để đa dạng hoá các loại hình dulịch và dịch vụ

- _ Phát triển các loại hình du lịch đặc thù: du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, chữa bệnh, khu vui chơi giải trí để kéo dài ngày lưu trú của du khách du lịch đến Nha Trang- Khánh Hoà

- - Đầu tư nâng cấp và đưa sân bay Cam Ranh, vịnh Vân Phong, xây dựng cẳng du lịch Nha Trang, nâng cấp và đưa sân bay Cam Ranh trở thành sân bay quốc tế để thu hút khách du lịch quốc tế đến Khánh Hoà qua đường hàng không và đường

thuỷ

- _ Tôn tạo, tu bổ và bảo tồn các điểm di tích lịch sử, các điểm du lịch hiện có, các khu du lịch sinh thái, vui chơi giải tri

- _ Khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực khách sạn, nhà hàng, các phương tiện vận chuyển

Trang 37

Đồ án tốt nghiệp GVHD:TS CHẾ ĐÌNH LÝ

2.6.7.1 Giao thông

Chỉ tiêu sử dụng đất giao thông động và giao thông tĩnh là 18-25m/người, diện tích đất dành cho giao thông 18-25%đất xây dựng đô thị, mật độ đường

chính đạt 5-6 km/khỶ

2.6.7.2 Cấp nước

Hệ thống cấp nước sinh hoạt được tính theo tiêu chuẩn 150 lit/ngudi cho 90% số

dân, nước công nghiệp tập trung là 45m/ ha, nước công trình công cộng là 10% nước sinh hoạt

2.6.7.3 Cấp điện

Hệ thống cấp điện sinh hoạt dân dụng theo quy hoạch đến năm 2015 đạt khoảng 2.400-2.500 kWh/ngườinăm (tương đương 700w/người) Cho công nghiệp 250Kw/ha; cho hoạt động dịch vụ thương mại bằng 40-45% tiêu chuẩn cấp điện sinh hoạt

2.6.7.4 Quy hoạch thoát nước bẩn và vệ sinh môi trường:

Hệ thống nước thải được xây dựng theo đường cống riêng và tập trung tại các

trạm xử lý Theo tính toán của các nhà chun mơn, tồn thành phố có thể xây dựng từ 4 đến 5 trạm xử lý với dây chuyền công nghệ hiện đại

Và theo dự tính của tỉnh thì trước mắt chuẩn bị xây dựng nhà máy xử lý nước

thải tập trung đặt tại Suối Dầu hồ này đặt gần núi và ít dân cư

Tiêu chuẩn nước thải lấy theo tiêu chuẩn cấp nước tương ứng với từng đối tượng

Trang 38

Đồ án tốt nghiệp GVHD:TS CHẾ ĐÌNH LÝ

Chương 3 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG TÁC QUAN LY MOI TRƯỜNG THÀNH PHỔ NHA TRANG

Để có thể đề ra chiến lược, trong chương này trình bày hiện trạng môi trường và

hiện trạng công tác quản lý môi trường của Thành phố Nha Trang trong thồi gian

qua Phần trình bầy bao gồm hiện trạng môi trường nước mặt, nước biển ven bờ, chất lượng môi trường không khí, chất thải rắn, các vấn để môi trường cấp bách; phân tích các vấn đề còn tổn tại trong công tác quản lý môi trường

3.1 HIEN TRANG MOI TRƯỜNG NƯỚC

3.1.1 Nước mặt

Nguồn nước mặt ở Khánh Hoà chủ yếu lấy từ sông, suối trên địa bàn tỉnh phục vụ cho nhu cầu sdn xuất công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt

Trong vài năm gần đây, Khánh Hoà thực hiện việc quan trắc chất lượng môi

trường nước mặt hàng năm với tần suất giám sát 4 lần/năm tại một số điểm quan

trắc trên các sông lớn ở Khánh Hồ như sơng Cái (Nha Trang), sơng Dinh( Ninh

Hồ) và một số sông, suối và kênh mương ở Khánh Hoà cho thấy trạm Thanh Minh (sông Cái- Nha Trang), nơi lấy nước cho trạm cấp nước sinh hoạt của thành phố Nha Trang thì hầu hết các chỉ tiêu cao hơn tiêu chuẩn môi trường cho phép đối với

nguồn nước cấp cho sinh hoạt như: hàm lượng chất rắn lơ lửng (TSS), dầu mỡ(HC)

cao hơn tiêu chuẩn cho phép từ 1-1,5 lần; coliform cao hơn tiêu chuẩn cho phép gấp nhiều lần

Đối với các trạm quan trắc chất lượng nước mặt phục vụ cho các mục đích khác như: cầu Bình Tân(Nha Trang), cầu Sắt (sông Cái —-Nha Trang) thì hầu hết các chỉ

Trang 39

Đồ án tốt nghiệp GVHD:TS CHẾ ĐÌNH LÝ

đối với nguồn nước mặt đùng cho các mục đích khác như: đầu mỡ(HC) cao hơn tiêu

chuẩn cho phép gấp nhiều lần

Bảng 3 1: Tổng hợp giá trị trung bình chất lựơng nước mặt Stt| Trạm Thông số | Don vido Kết quả đo TCVN 2004 2005 | 2006 | 5942- 1995 l_ THANH | pH 7.2 7,2 74 | 6,0-8,5 MINH TSS mg/l 28,5 35 36,9 | 20 DO mg/l 6,54 660 |661 |>6 BOD; | mg/l 1,98 156 |1,62 |<4 NO3-N| mg/l 0,110 |0,132 |0,068 | 10,00 Zn mg/l 0,019 |0018 |0,018 |1 Cu mg/l 0003 |0,003 |0,002 |0,1 As mg/l 0004 |0,005 |0,004 | 0,050 HC mg/l 0,409 10,595 |0,458 | 5000 Coliform | MPN/100m1_ | 191900 | 257750 | 128775 2| CAU SAT pH 7,1 7,6 7,7 5,5-9 TSS mg/l 33,2 33,7 | 41,6 80 DO mg/l 5,75 6,11 | 6,49 >2 BOD; | mg/l 2,30 198 | 3,28 <25 NO;-N| mg/l 0,121 |0,155 | 0,081 15 Zn mg/l 0,022 |0,019 | 0,020 2 Cu mg/l 0,003 |0,002 | 0,002 1 As mg/l 0,004 |0,004 | 0,004 0,1 HC mg/l 0,332 | 0,58616 | 0,465 0,3 Coliform |MPN/100ml | 231700 | 55875 | 30525 | 10.000 3) CẦU pH 7,9 8,0 88,0 | 5,5-9 BINH TAN TSS mg/l 41,7 54,1 68,0 80 DO mg/l 7,06 5,32 |5,70 |>2 BOD; | mg/l 8,36 3,52 |491 | <25 NO:-N| mg/l 0,146 0157 |0,104 | 15 Zn mg/l 0,022 0,016 |0,023 |2 Cu mg/l 0,003 0003 |0,004 |1 As mg/l 0,004 0,004 |0,004 |0,1 HC mg/l 0,402 0,516 |0,444 |043 Coliform | MPN/100ml {1421800 | 190750 | 242125 | 10.000

Nguồn: Sở Tài Nguyên và Môi trường (200?)

Trang 40

Aa

Đồ án tốt nghiệp GVHD:TS CHẾ ĐÌNH LÝ

Nhận xét: Từ kết quả trên có một số nhận xét sau:

" Đối với các trạm Thanh Minh, Cầu Sắt, cầu Bình Tân thì hàm lượng TSS có xu thế gia tăng theo năm, có thể là do các hoạt động khai thác cát, xây dựng công trình đang diễn ra ngày càng tăng ở các khu vực này

" Chỉ tiêu BOD; (nhu cầu oxy sinh hoá) có thể không thay đổi hoặc giảm dần

theo các năm đối với tất cả các trạm nước mặt

“ Chỉ tiêu DO (oxy hồ tan) khơng thay đối hoặc có xu thế tăng ở hầu hết các trạm, riêng trạm cầu Bình Tân ( Nha Trang) thì DO có xu hướng giẩm dần theo các năm, có thể là do các hoạt động nuôi trồng thủy sản hoặc khu dân cư đang phát triển ở khu vực này thải các chất thải xuống sông trong khu vực này

" Chỉ tiêu Nitrat hầu như không thay đổi ở trạm cầu Bình Tân (Nha Trang), có thể do các chất thải từ hoạt động nuôi trồng thủy sản và sinh hoạt dân cư khu

vực thải xuống sông Tại hầu hết các trạm còn lại thì Nitrat có xu thế giảm dần theo năm

= Chi tiéu Zn (kẽm) có xu thế giảm dần hoặc không thay đổi theo năm

= Chi (tiêu coliform có xu thế giảm theo năm ở các trạm Bình Tân(Nha Trang), Thanh Minh(Nha Trang), Cầu Sắt(Nha Trang) coliform có xu thế gia

tăng nhưng không nhiều và không theo quy luật

3.1.2 Hiện trạng nước biển ven bờ

Trong vài năm gần đây, Thành phố Nha trang- Tỉnh Khánh Hoà đã thực hiện

việc quan trắc chất lượng môi trường nước biển ven bờ hàng năm với tần suất quan

trắc 4lần/năm tại 6 trạm, trong đó có 2 trạm chất lượng khu vực bãi tắm là: Đài Liệt Sĩ ( vịnh Nha Trang), bãi dài( Cam Ranh) và trạm tác động là nơi diễn ra các

hoạt động phát triển kinh tế: nuôi trồng hải sản, du lịch, công nghiệp, chuyển tải

dau và sinh hoạt

Ngày đăng: 27/05/2016, 19:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w