1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá thực trạng quản lý môi trường nông thôn tại tỉnh Tây Ninh

27 1,4K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 364,72 KB
File đính kèm quản lý môi trường tổng hợp - Nhóm 10.rar (2 MB)

Nội dung

Tây Ninh là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ. Hầu hết người dân trong tỉnh đều làm nông nghiệp là chính. Tuy nhiên, ô nhiễm môi trường do nông nghiệp gây ra tại tỉnh rất nghiêm trọng. Ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí do chăn nuôi, dùng thuốc bảo vệ thực vật, ...ý thức người dân còn kém, rác thải được vứt tràn lan, nước thải không được xử lý xả thải trực tiếp ra sông, suối. Dẫn đến môi trường bị ô nhiễm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người dân. Chính vì vậy, đánh giá thực trạng quản lý môi trường nông thôn tại tỉnh tây ninh là cần thiêt

Trang 1

1 Bùi Thị Thu Thủy

2 Hà Lương Quỳnh Trang

3 Nguyễn Thị Hà Thu Tháng 12, 2015

Trang 2

MỞ ĐẦU

I Đặt vấn đề

Việt Nam là một nước nông nghiệp hơn 70% dân số đang sống ở khu vực nôngthôn và miền núi.Trước thềm hội nhập kinh tế toàn cầu,Việt Nam đang trên đà đẩymạnh công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước, và nông thôn Việt Nam cũng đang cónhững bước chuyển đổi từng ngày

Lâu nay trên các phương tiện thông tin đại chúng hầu như chỉ phản án hvề ônhiễm môi trường ở các khu đô thị , khu công nghiệp … mà ít khi đề cập đến tìnhtrạng ô nhiễm môi trường ở các khu vục nông thôn Tình trạng ô nhiễm môi trườngnông thôn lại đang ở mức báo động Nhiều nơi đã và đang trở thành nỗi bức xúc củangười dân do việc xử lý chất thải, thuốc bảo vệ thựcvật… làm cho nguồn nước, khôngkhí bị ô nhiễm Đây chính là nguyên nhân dẫn đến người dân các vùng ở nông thônthường xuyên phải đối mặt với dịch bệnh

Do đặc điểm khác nhau về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội, cho nên các vùngnông thôn ở nước ta có những nét đặc thù riêng và chất lượng môi trường có sự biến

đổi khác nhau Tây Ninh là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ Việt Nam, dân số:

1.047.100 người, diện tích: 4035.9 km2 Hầu hết người dân trong tỉnh làm nôngnghiệp là chính, sản phẩm làm ra đáp ứng nhu cầu của người dân trong tỉnh và gópthêm nguồn ngân sách cho tỉnh nhà Ô nhiễm môi trường nảy sinh do hoạt động nôngnghiệp như: chăn nuôi, canh tác, sử dụng đất không hợp lý, việc sử dụng phân bón,thuốc bảo vệ thực vật không hợp lý Chính vì vậy, môi trường nông thôn tỉnh TâyNinh đang là vấn đề nóng hiện nay.Tỉnh có 8 huyện, 1 thành phố (8 thị trấn, 5phường, 82 xã).Trong những năm qua, quá trình phát triển kinh tế của tỉnh cũng cónhững biến đổi tích cực, đời sống cá nhân đã được nâng cao về vật chất và tinh thần.Đểđảm bảo cho chất lượng cuộc sống của người dân ngày càng được nâng cao, tỉnh đãluôn quan tâm đến sự phát triển kinh tế của các xã đặc biệt với các huyện, xã còn gặpnhiều khó khăn Tuy nhiên đằng saunhững bước phát triển tích cực vẫn còn tồn tạinhững dấu hiệu bền vững củaquá trình phát triển như: môi trường bị ô nhiễm, nguồntài nguyên chưa được khai thác hiệu quả, bên vững, nhu cầu sử dụng đất đai trongquátrình phát triển kinh tế xã hội ngày càng tăng mạnh.Vậy phải làm thế nào để đảmbảo hài hòa giữa lợi ích kinh tế xã hội và bền vững về môi trường

Xuất phát từ vấn đề đó nên chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá thực trạng quản lý môi trường nông thôn tại Tỉnh Tây Ninh”.

II Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

Trang 3

Vị trí địa lý

Hình 2.1 Vị trí địa lý Tỉnh Tây Ninh

Tỉnh Tây Ninh nằm trong vùng miền Đông Nam Bộ

 Phía Đông giáp tỉnh Bình Dương và Bình Phước

 Phía Nam và Đông Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Long An,

 Phía Bắc và Tây Bắc giáp 2 tỉnh Svay Riêng và Kampong Cham củaCampuchia với 1 cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, hai cửa khẩu quốc gia (SaMát và Phước Tân) và nhiều cửa khẩu tiểu ngạch

Với vị trí địa lý nằm giữa các trung tâm kinh tế – thương mại là thành phố HồChí Minh và Phnôm Pênh (Campuchia), giao điểm quan trọng giữa hệ thống giaothông quốc tế và quốc gia, thông thương với các vùng kinh tế có nhiều tiềm năng pháttriển, là điều kiện thuận lợi để tỉnh phát triển kinh tế – xã hội Tỉnh có1 thành phố, 8huyện.Thành phố Tây Ninh là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của tỉnh

Đặc điểm địa hình

Tây Ninh nối cao nguyên Nam Trung Bộ với đồng bằng sông Cửu Long, vừamang đặc điểm của một cao nguyên, vừa có dáng dấp, sắc thái của vùng đồngbằng.Trên địa bàn vùng cao phía Bắc nổi lên núi Bà Đen cao nhất Nam Bộ (986 m).Nhìn chung, địa hình Tây Ninh tương đối bằng phẳng, rất thuận lợi cho phát triển toàndiện nông nghiệp, công nghiệp và xây dựng

Trang 4

Khí hậu và thời tiết

Tây Ninh thuộc vùng nhiệt đới gió mùa.Khí hậu chia thành 2 mùa rõ rệt, là mùakhô và mùa mưa Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô từ tháng 12đến tháng 4 năm sau Lượng mưa bình quân năm từ 1.400 – 2.300mm, tập trung chủyếu vào mùa mưa chiếm trên 90% lượng mưa năm và do mưa ở thượng nguồn nêngây cảnh ngập úng ở vùng thấp Còn mùa khô lượng mưa chỉ chiếm 10% nên thườnggây hạn hán ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống dân cư.Tây Ninh cũng làtỉnh có số giờ nắng khá cao, bình quân có 6 giờ nắng/ngày.Nhiệt độ trung bình năm là

26 – 270C và ít thay đổi, chế độ bức xạ dồi dào.Mặt khác, Tây Ninh nằm sâu trong lụcđịa, có địa hình cao núp sau dãy Trường Sơn, ít chịu ảnh hưởng của bão Đồng thời,

độ ẩm không khí hàng năm từ 70 – 80% là những điều kiện thuận lợi để phát triểnnền nông nghiệp đa dạng, đặc biệt là các loại cây ăn quả, cây công nghiệp, cây dượcliệu và chăn nuôi gia súc

II.2 Tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên nước

- Nguồn nước mặt: Tây Ninh có 2 con sông chảy qua là sông Vàm Cỏ Đông vàsông Sài Gòn, đây là 2 nguồn nước mặt rất phong phú đáp ứng nhu cầu sản xuất

và đời sống của dân cư Đồng thời đây cũng là nguồn dinh dưỡng thiên nhiênthường xuyên bồi tụ đất đai hai lưu vực sông Đặc biệt sông Sài Gòn ở phíathượng nguồn đã xây dựng hồ chứa nước Dầu Tiếng với dung tích 1.45 tỷ m3,diện tích mặt nước 27.000ha (trên địa bàn Tây Ninh 20.000 ha) có khả năng tướicho 175.000 ha đất canh tác của Tây Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh và Long An.Ngoài tác dụng để tưới, hồ Dầu Tiếng còn có tác dụng điều hoà nguồn nước mặt

và nước ngầm, đồng thời góp phần cải tạo môi sinh, môi trường và là điều kiện rấtthuận lợi để phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn

- Nguồn nước ngầm: Nguồn nước ngầm ở Tây Ninh khá phong phú, phân bố rộng,chất lượng tốt Ở phía Nam nguồn nước ngầm gần mặt đất hơn so với vùng phíaBắc, độ sâu phổ biến từ 2 - 5m Lưu lượng nước ngầm từ 50 – 100m3/h Vào mùakhô, vẫn có thể khai thác nước ngầm, đảm bảo chất lượng cho sinh hoạt và sảnxuất

Tài nguyên đất

Tây Ninh có 5 nhóm đất là: đất xám 344.928 ha (85,6% DTTN), đất phèn 25.359

ha (6,3% DTTN), đất đỏ vàng 6.850 ha (1,7% DTTN), đất phù sa 1.775 ha (0,4%DTTN), đất than bùn 1.072 ha (0,3% DTTN) Đất nông nghiệp chiếm 84%, đất phinông nghiệp chiếm 16% Phù hợp với các loại cây trồng như: cao su, điều, mì, mía,

Trang 5

Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 4.208,06 km2 Trong đó, đất nông nghiệp

có 285,5 nghìn ha; đất có rừng 41 nghìn ha; đất chuyên dùng 36,6 nghìn ha; đất ở 7,1nghìn ha, còn lại là đất chưa sử dụng

Tài nguyên rừng

Đất lâm nghiệp Tây Ninh có 41 nghìn ha, chiếm hơn 10% diện tích tựnhiên.Rừng ở Tây Ninh thuộc loại rừng thưa, rừng hỗn giao tre, nứa và cây gỗ, đángquý nhất là rừng cây họ dầu

Tài nguyên khoáng sản

Khoáng sản của Tây Ninh nghèo, chủ yếu thuộc nhóm nhiên liệu và khoáng sảnphi kim loại, nguyên liệu gốm, vật liệu xây dựng khá phong phú và đa dạng

Trong đó, than bùn có trữ lượng khoảng 6 triệu tấn, phân bố rải rác dọc theosông Vàm Cỏ Đông; đá vôi có trữ lượng khoảng 76 triệu tấn, phân bố ở đồi Tống LêChân, Sroc Tăm và Chà Và (huyện Tân Châu) Sét làm gạch, ngói trữ lượng khoảng

16 triệu m3, phân bố ở nhiều nơi trong tỉnh như các huyện Tân Châu, Tân Biên, ChâuThành, Gò Dầu, Bến Cầu và thị xã Tây Ninh Đá laterít (đá ong), trữ lượng khoảng 4triệu m3, phân bố rải rác khắp các huyện Tân Châu, Tân Biên, Hoà Thành, DươngMinh Châu và Gò Dầu Đá xây dựng phân bố chủ yếu ở núi Phụng, núi Bà (huyệnHoà Thành) Cuội, sỏi và cát có trữ lượng khoảng 10 triệu m3, tập trung ở các huyệnTân Châu, Châu Thành, Hoà Thành và Trảng Bàng

II.3 Kinh tế - xã hội

II.2.1 Kinh tế

Cơ cấu kinh tế:

Tây Ninh có 1 thành phố, 8 huyện với 87 xã, phường.Nhân dân của tỉnh phầnđông sống bằng sản xuất nông nghiệp

Cơ cấu ngành nghề năm 2014 như sau: : Nông nghiệp: 31%, Công nghiệp - xâydựng: 34% và Lao động trong ngành dịch vụ: 35%

- Công nghiệp:

Tây Ninh có 02 khu Kinh tế Cửa khẩu là Mộc Bài và Xa Mát, 8 khu công nghiệp

và 154 cụm công nghiệp trên địa bàn các huyện, xã của tỉnh; Tỉnh ưu tiên phát triểncông nghiệp chế biến nông sản, đặc biệt là công nghiệp sau đường, bột mì, cao su,những ngành công nghiệp thu hút nhiều lao động như dệt may … công nghiệp sảnxuất hàng tiêu dùng và các ngành sản suất có công nghệ cao Đã xây dựng Nhà máy

Xi măng Fico Tây Ninh với công suất 1,5 triệu tấn/năm Tập trung đầu tư chiều sâu,phát triển ngành cơ khí phục vụ nông nghiệp đồng thời phát huy thế mạnh của cáclàng nghề thủ công truyền thống gắn với đẩy mạnh phát triển công nghiệp vừa và nhỏ

ở khu vực nông thôn

Trang 6

- Nông nghiệp

Tỉnh Tây Ninh có tài nguyên đất dồi dào, phong phú nên có lợi thế về phát triểncác cây công nghiệp như: lúa, mía, cao su, đậu phộng (lạc), mì,…với diện tích lớn.Theo thống kê năm 2014 của sở nông nghiệp Tây Ninh, vùng chuyên canh mía:30.000ha, vùng chuyên canh cây lúa:140.000 ha,vùng chuyên canh cây mì: 30.000ha,vùng chuyên canh cao su là: 84.400 ha, vùng chuyên canh cây đậu phộng: 12.205 ha.Bên cạnh, phát triển trồng trọt thì chăn nuôi cũng là thế mạnh của tỉnh.Tuynhiên, trang trại phân bố không đều giữa các huyện trên địa bàn tỉnh Tây Ninh Haihuyện có nhiều trang trại là Tân Chân: 366 trang trại (31,74%), Tân Biên: 122 trangtrại (29,92%),… các huyện ít trang trại là huyện Bến Cầu: 98 (4,06%), Tp Tây Ninh:

80 (3,32%) Gò Dầu: 47 (1,95%) và Hòa Thành: 36 (1,49%)

- Ngành nghề nông thôn:

Các sản phẩm ngành nghề truyền thống đều có tốc độ tăng trưởng khá cao như:bánh tráng, muối ớt, nhang, mộc gia dụng, mây tre đan…; hiện nay, đang phát triểnthêm một số ngành nghề mới đang có khả năng phát triển mạnh như: chế biến tinh bộtkhoai mì, sinh vật cảnh, xây dựng, vận tải, ngành nghề phục vụ cho dịch vụ du lịch…

- Phát triển nông lâm – ngư - nghiệp:

Bảng 2.1 Hiện trạng phát triển nông lâm - ngư – nghiệp

Tổng dân số theo thống kê năm 2014: 1.047.100 người, phân theo: thành thị

là 169.911 người, nông thôn là 877.189 người; tỷ lệ tăng tự nhiên là 1,08% Trong độtuổi lao động chiếm 75,66% dân số, trong đó lao động hoạt động kinh tế thườngxuyên chiếm 56,78%, còn lại chưa có việc làm thường xuyên; thời gian lao động ởnông thôn đạt 86%; tỷ lệ lao động qua đào tạo và dạy nghề đạt 45%

Năm 2013, Tỉnh Tây Ninh có 283.600 hộ gia đình, bình quân một hộ 3,79 nhânkhẩu - 2,17 lao động Số hộ sống ở khu vực nông thôn là 239.000 hộ (chiếm 84,27%),riêng hộ sản xuất nông lâm ngư nghiệp là 197.953 hộ (chiếm 69,80% so với tổng sốhộ)

Trang 7

Hiện nay.trên địa bàn tỉnh có 1 siêu thị, 97 chợ/76 xã, phường, thị trấn Trong

đó, 20 xã biên giới có tổng số là 22 chợ gòm 16 chợ biên giới, 5 chợ cửa khẩu, 1 chợtrong khu kinh tế cửa khẩu

III Các loại hình sản xuất nông nghiệp tại Tây Ninh

Đất nông nghiệp 328,1 nghìn ha chiếm 70% diện tích đất tự nhiên Trong đó, câytrồng hàng năm khoảng 222.405 ha ( Thống kê – Sở Nông Nghiệp 2014)

Bảng 3.1 Tình hình sản xuất một số cây trồng chính trong năm 2014

Diện tích (ha)

Sản lượng (tấn)

Diện tích (ha)

Sản lượng (tấn)

Diện tích (ha)

Sản lượng (tấn) 1.Cây

hàng năm 245.076 3.579.446 235.728

3.312.78

3.904.50 4 Lúa 154.192 738.779 142.807 712.365 140.000 704.909

(Nguồn: Thống kê – Sở Nông Nghiệp Tây Ninh 2014)

Theo bảng thống kê năm 2014, diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đang

có xu hướng giảm dần do sự hình thành của các khu, cụm công nghiệp Tuy nhiên,diện tích đất nông nghiệp vẫn còn chiếm 70% diện tích đất tự nhiên, trong đó, đấttrồng được sủ dụng chủ yếu của người dân trên địa tỉnh là đất trồng lúa nước với diệntích là 154.192 ha năm 2012, 142.807 ha năm 2013, 140.000 ha năm 2014 Ngoài, đấttrồng lúa thì diện tích đất trồng nhiều trên địa bàn tỉnh là đất trồng mì, cao su

Trang 8

IV Tình hình chăn nuôi

Hiện tại vật nuôi trên địa bàn nông thôn Tỉnh chủ yếu là gà, lợn, trâu bò.Trongthời gian tới tỉnh tiếp tục đẩy mạnh chăn nuôi đàn gia súc, gia cầm và ngành thủy sảnchủ yếu tập trung nuôi cá thịt và cá giống phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân.Tổng thu nhập từ ngành chăn nuôi năm 2014 là 3.739 tỷ đồng, chiếm 13,5%trong cơ cấu ngành nông nghiệp

Tổng thu nhập từ ngành nông nghiệp năm 2014: 24.590 tỷ đồng, tăng 5% so vớicùng kỳ năm 2013

Bảng 4.1 Tình hình chăn nuôi của Tỉnh Tây Ninh

(Nguồn: Theo Cục Thống Kê Tây Ninh năm 2014)

Qua kết quả thống kê và bảng số liệu cho thấy:Ngành chăn nuôi và nông nghiệp

là hai ngành được chú trọng của Tỉnh, doanh thu từ hai ngành trên góp phần quantrọng vào quá trình phát triển kinh tế của Tây Ninh Tuy nhiên, nó lại ảnh hưởng tớichất lượng môi trường nghiêm trọng nếu như không được thu gom, xử lý

Trang 9

Các kiểu hệ thống chăn nuôi lợn ở các trang trại

Bảng 4.2: Mô hình chăn nuôi lợn đang áp dụng tại một số trang trại

Ô nhiễm môi trường của Tây Ninh chủ yếu phát sinh từ các mô hình kinh tế gắnliền với sản xuất, chế biến nông sản, đặc biệt là chăn nuôi gia súc, gia cầm Công tácquy hoạch khu vực chứa và sử dụng rác thải còn nhiều bất cập Dịch vụ vệ sinh môitrường còn thiếu, chưa đáp ứng nhu cầu xử lý rác thải tại Tỉnh Bên cạnh đó, ý thứccủa người dân về bảo vệ môi trường còn yếu, hiện tượng xả rác thải bừa bãi, xác súcvật chết ra các kênh mương…còn phổ biến vượt ra ngoài tầm kiểm soát của các cơquan quản lý Nhận xét chung về mức độ bức xúc của việc xả thải trên các hoạt độngcủa kinh tế xã hội theo thứ tự giảm dần sau đây

Trang 10

1 Ý thức của người dân chưa cao nên hầu như các chất thải liên quan đến sản xuấtnông nghiệp (chăn nuôi, trồng trọt, làng nghề truyền thống, hoạt động thươngmại) hiện nay chưa được thu gom xử lý Đặc biệt, các chất phế thải nông nghiệpnhư rơm rạ thì được đốt trên các cánh đồng gây mất cảnh quan và làm tăng vấn

đề ô nhiễm môi trường nông thôn tại Tỉnh

2 Các KCN, CCN có thu gom và xử lý tập trung rác thải rắn, nước thải sản xuất vàsinh hoạt Tuy nhiên, chỉ mang tính chất đối phó, vẫn còn nhiều khu cụm côngnghiệp xả thải nén trực tiếp ra môi trường

3 Các làng nghề: bánh tráng, muối ớt…thì rác thải và nước thải xả thải trực tiếp ramôi trường

4 Tại các trung tâm du lịch thì rác thải và nước thải sinh hoạt, không được thugom, xử lý mà thải bừa bãi ra môi trường

Nguồn tiếp nhận nước thải trực tiếp hoặc gián tiếp là sông Sài Gòn, sông Vàm

Cỏ Đông, bến đò Bùng Binh, xã Đôn Thuận, cầu Rạch Rễ Giữa, xã trường Đông, đậpKênh Tây, đối với chất thải rắn ở nông thôn là dọc các con đường hoặc sông, hồ.Theo đánh giá của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tây Ninh, hiện nay, chấtlượng môi trường ở một số địa phương trên địa bàn tỉnh đã bị suy giảm đáng lo ngại.Trong đó, phải kể đến là nguy cơ ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm do chất thải mà đốitượng gây ô nhiễm môi trường chủ yếu là hoạt động sản xuất của người dân và cácnhà máy trong các khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX), khu kinh tế (KKT),hoạt động làng nghề Trên thực tế, ô nhiễm môi trường bao gồm 3 loại chính: ô nhiễmmôi trường nước, ô nhiễm môi trường không khí và ô nhiễm môi trường đất Cácthành phần ô nhiễm này có môi tương quan với nhau, khi một thành phần bị ô nhiễm

sẽ kéo theo một hay nhiều thành phần khác bị ô nhiễm theo con đường lan truyền,chuyển hóa và tích tụ Sự ô nhiễm các thành phần môi trường sẽ gây nhiều bệnh cấptính, mãn tính ảnh hưởng đến sức khỏe người dân về bệnh hô hấp, da, mắt, máu, thầnkinh… đặc biệt là đối với người già, trẻ em, phụ nữ mang thai Vấn đề này ngày càngtrầm trọng, đe doạ trực tiếp sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững, sự tồn tại, pháttriển của các thế hệ hiện tại và tương lai

V.2 Môi trường đất

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ô nhiễm môi trường đất là do thuốc BVTV vàphân bón hóa học sử dụng không đúng quy cách, bao bì, vỏ chai vứt bừa bãi trên đồngruộng, trong khi đó phân chuồng từ chăn nuôi lại xả trực tiếp ra môi trường (điển hìnhhuyện Gò Dầu, Châu Thành, Dương Minh Châu), nhiều nơi còn sử dụng nước thảikhông qua xử lý để tưới

Trang 11

Bảng 5.1.Kết quả phân tích chỉ tiêu kim loại nặng trong đất ở Tây Ninh

(Nguồn: Chi cục BVMT- TP.HCM, 2011) Chú thích:

TCVN 7209-2002: Chất lượng đất – Giới hạn tối đa cho phép của kim loại nặngtrong đất

TCVN 7373-2004: Chất lượng đất – Giá trị chỉ thị về hàm lượng Nitơ tổng sốtrong đất Việt Nam

TCVN 7374-2004: Chất lượng đất – Giá trị chỉ thị về hàm lượng Photpho tổng sốtrong đất Việt Nam

Nhận xét: Kết quả phân tích chất lượng đấtcủa Chi Cục BVMT: Tại các khu vực

đất công nghiệp và nông nghiệp cho thấy, hàm lượng Nitơ tổng số dao động trong

Trang 12

khoảng 0,065 – 0,157% và hàm lượng photpho tổng số dao động trong khoảng 0,001– 0,045% đều đạt tiêu chuẩn cho phép (TCVN 7373-2004 và TCVN 7374-2004).Trong đất trồng rau phát hiện thông số đồng (Cu)vượt 1,3 lần TCCP (TCVN7209-2002) khu vực xã Thái Bình, huyện Châu Thành trong năm 2011.

Bên cạnh đó, lượng thuốc BVTV dư trong đất trên địa bàn tỉnh Tây Ninh nóichung đều vượt quá mức cho phép từ 10 -15%, trong đó huyện Tân Châu, Hòa Thànhvượt trên 20% (khu vực trồng đậu phụng và trồng lúa) Thuốc BVTV họ Clo là loạithuôc khó phân hủy, tồn tại rất lâu trong môi trường đất

Tình trạng ô nhiễm đất do dư lượng thuốc bảo vệ thực vật đang gia tăng nhanhchóng, làm ảnh hưởng đến sức khỏe người dân và môi trường trước mắt cũng như lâudài

V.3 Môi trường nước

Nguyên nhân ô nhiễm nguồn nước

Hiện nay, khu vực nông thôn trên địa bàn Tây Ninh hầu hết lượng nước thải từcác họat động sinh họat, chăn nuôi cũng như công nghiệp chưa được thu gom xử lý

mà thải trực tiếp ra môi trường bằng nhiều hình thức: tự thấm, hố chứa nước thải, xảvào hệ thống sông suối của Tỉnh

a Nước mặt

Theo thống kê diễn biến chất lượng nước mặt trong thời gian những năm gầnđây, nhìn chung đều nằm trong ngưỡng cho phép của tiêu chuẩn nước mặt loại B Tuynhiên, tại 1 số điểm đã có dấu hiệu của ô nhiễm hữu cơ (vượt 2-3 lần QCVN), hàmlượng oxy trong nước là rất thấp, ví dụ như tại một số điểm như bến đò Bùng Binh, xãĐôn Thuận, cầu Rạch Rễ Giữa, xã trường Đông, đập Kênh Tây,

Ngoài việc cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, giao thôngđường thủy, sông Vàm Cỏ Đông còn bị tác động tiêu cực từ các hoạt động khai tháckhoáng sản (cát); Đón nhận nguồn nước thải từ các hệ thống xử lý nước thải côngnghiệp, hệ thống xử lý nước thải bệnh viện, sinh hoạt… Điển hình là nước thải từ cáckhu công nghiệp Trảng Bàng, Linh Trung, Thành Thành Công và hơn 40 nhà máy chếbiến khoai mì (sắn), 11 nhà máy chế biến cao su, hai nhà máy chế biến mía đường, 11trung tâm y tế, bệnh viện và trên 30 cơ sở sản xuất kinh doanh khác hoạt động theokiểu làng nghề, với tổng lưu lượng nước từ 70.000 đến 80.000m3 /ngày đêm đổ xuốngcon sông này

Một số kết quả quan trắc chất lượng môi trường nước mặt tại sông Sài Gòn, sôngVàm Cỏ Đông, sông Rạch trên địa bàn tỉnh Tây Ninh năm 2013 – 2014 được thể hiện

Trang 13

Bảng 5.2 Kết quả phân tích chất lượng nước sông Sài Gòn

QCVN 08:2008/BTNMT

Nhận xét: Kết quả phân tích cho thấy hàm lượng chất ô nhiễm trên sông Sài Gòn

cao vượt chuẩn cho phép Chỉ tiêu COD, BOD vượt chuẩn 2 lần, TSS vượt chuẩn1,8lần, Amoni, photphat vượt chuẩn 5 lần

Bảng 5.3.Kết quả phân tích chất lượng nước sông Vàm Cỏ Đông

QCVN 08:2008/BTNMT

Ngày đăng: 26/05/2016, 16:26

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Bùi Xuân An:Nguy cơ tác động đến môi trường và hiện trạng quản lý chất thải trong chăn nuôi vùng Đông Nam Bộ, Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguy cơ tác động đến môi trường và hiện trạng quản lý chất thải trong chăn nuôi vùng Đông Nam Bộ
5. Kết quả quan trắc chất lượng môi trường nước mặt trên địa bàn tỉnh tây ninh năm 2013 – 2014: http://sotnmt.tayninh.gov.vn/HoatDongAnh/File%20tin%20kem%20theo/tom%20tat%20chat%20luong%20nguong%20nuoc%20mat.pdf Link
6. Trang web tỉnh Tây Ninh: http://www.tayninh.gov.vn/ Link
7. Trang web sở TN&MT tỉnh Tây Ninh: http://sotnmt.tayninh.gov.vn/ Link
8. Trang web chi cục bảo vệ môi trường tỉnh Tây Ninh:https://sites.google.com/site/vanphongtcmt/thong-tin-ve-cac-chi-cuc-bao-ve-moi-truong/tay-ninh Link
1. Báo cáo tình hình thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn Tỉnh Tây Ninh năm 2011 Khác
3. Báo cáo điều tra hiện trạng môi trường – phương án xây dựng BVMT Tây Ninh, 2013 Khác
4. Xây dựng bảo vệ chiến lược môi trường Tỉnh Tây Ninh năm 2010 đến năm 2020 và định hướng đến 2030 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w