Nâng cao kiến thức, thực hành đúng về chăm sóc răng miệng cho học sinh trường tiểu học xã An Hiệp, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình từ 1/1/2013 đến 30/6/2013.
Trang 1MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 3
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH CAN THIỆP ĐỂ GIẢI QUYẾT MỘT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE TẠI ĐỊA PHƯƠNG 4
I Đặt vấn đề 4
1 Thông tin chung về xã 4
2 Thông tin y tế xã 4
II Xác định các vấn đề sức khỏe và lựa chọn vấn đề sức khỏe ưu tiên 5
1 Phương pháp thu thập thông tin và xác định các vấn đề tồn tại và vấn đề ưu tiên can thiệp 5
2 Phân tích các vấn đề sức khỏe 5
3 Lựa chọn vấn đề sức khỏe ưu tiên 7
III Phân tích vấn đề sức khỏe ưu tiên 7
1. Một số khái niệm liên quan đến vấn đề ưu tiên can thiệp (phụ lục 6). 7
2 Phương pháp 7
3 Cây vấn đề 7
4 Phân tích vấn đề sức khỏe ưu tiên 9
IV Kế hoạch can thiệp 10
1 Tên can thiệp: Nâng cao kiến thức, thực hành đúng về chăm sóc răng miệng cho học sinh trường tiểu học xã An Hiệp, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình từ 1/1/2013 đến 30/6/2013 10
2 Mục tiêu can thiệp 10
V Xác định giải pháp can thiệp 11
1 Giải pháp can thiệp 11
2 Bảng giải thích chấm điểm các giải pháp can thiệp 12
3 Bảng dự kiến thuận lợi khó khăn và các biện pháp khắc phục của các giải pháp can thiệp 14
VI Kế hoạch hành động 16
1 Bảng kế hoạch hoạt động 16
2 Bảng kế hoạch hoạt động theo thời gian: 18
3 Bảng dự trù kinh phí cho các hoạt động can thiệp (Xem chi tiết phụ lục 13) 18
VII Kế hoạch giám sát 19
1 Sơ đồ tổ chức giám sát 19
Trang 22. Kế hoạch giám sát hoạt động: “Tổ chức buổi hướng dẫn thực hành VSRM cho học sinh trường
tiểu học xã An Hiệp” (Xem chi tiết phụ lục 15) 19
VIII Kế hoạch theo dõi, đánh giá 19
1 Mục tiêu đánh giá: 19
2 Thời gian đánh giá 19
3 Chỉ số đánh giá 20
TÀI LIỆU THAM KHẢO 22
PHỤ LỤC 23
Phụ lục 1: Hướng dẫn phỏng vấn cán bộ Trạm y tế và cán bộ y tế thôn 23
Phụ lục 2: Hướng dẫn phỏng vấn chủ tịch Ủy ban nhân dân xã 23
Phụ lục 3: Hướng dẫn phỏng vấn trưởng ban Văn hóa xã 24
Phụ lục 4: Hướng dẫn phỏng vấn người dân 24
Phụ lục 5: Lý giải cụ thể cho các phần chấm điểm 25
Phụ lục 6: Một số khái niệm liên quan đến vấn đề can thiệp 26
Phụ lục 7: Hướng dẫn phỏng vấn cán bộ y tế về vấn đề sâu răng 28
Phụ lục 8: Hướng dẫn phỏng vấn Ban giám hiệu, giáo viên, cán bộ y tế học đường trường tiểu học An Hiệp về vấn đề sâu răng 28
Phụ lục 9: Hướng dẫn phỏng vấn phụ huynh học sinh trường tiểu học An Hiệp về vấn đề sâu răng 29
Phụ lục 10: Bộ câu hỏi định lượng cho học sinh lớp 1, 2 trường tiểu học An Hiệp về CSRM 29
Phụ lục 11: Bộ câu hỏi định lượng cho học sinh lớp 3,4,5 trường tiểu học An Hiệp về CSRM 32
Phụ lục 12: Bộ câu hỏi định lượng cho PHHS trường tiểu học An Hiệp về CSRM 34
Phụ lục 13: Bảng dự trù kinh phí 38
Phụ lục 14: Chức năng, nhiệm vụ của cơ quan/thành viên trong sơ đồ giám sát 39
Phụ lục 15: Kế hoạch giám sát hoạt động “Tổ chức buổi hướng dẫn thực hành VSRM cho học sinh trường tiểu học An Hiệp” 39
Trang 3DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Trang 4XÂY DỰNG KẾ HOẠCH CAN THIỆP ĐỂ GIẢI QUYẾT MỘT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE
TẠI ĐỊA PHƯƠNG
I Đặt vấn đề
1 Thông tin chung về xã
Xã An Hiệp nằm cách trung tâm huyện Quỳnh Phụ 8km về phía Tây Diện tích đất tự nhiên là 392ha, trong đó 267,6ha dành cho nông nghiệp Toàn xã có 9 thôn với 1300 hộ với 5.400 nhân khẩu Tổng số trẻ em dưới 5 tuổi trong toàn xã là 496 trẻ, phụ nữ trong độ tuổi 15-49 là 1435 người và tổng số người trên 60 tuổi là 732 người
Về kinh tế, tốc độ phát triển kinh tế 6 thán g đầu năm đạt 13,9%, tổng thu nhập trung bình
một năm trên địa bàn xã đạt 22,2 triệu đồng/hộ gia đình Trong đó, thu nhập từ nông nghiệp chiếm 46% Số hộ nghèo năm 2011 là 172 hộ chiếm 16,2% số hộ trong toàn xã
Về văn hóa - xã hội, xã có 3 trường học: 1 trường mầm non, 1 trường tiểu học và 1 trường
Trung học cơ sở Số trẻ em đến nhà trẻ đạt 60,5%, mẫu giáo đạt 96%, cấp 1 đạt 100%
(Theo báo cáo sơ kết 6 tháng đầu năm 2012 của UBND xã)
2 Thông tin y tế xã
Trạm y tế (TYT) xã An Hiệp được công nhận đạt chuẩn quốc gia năm 2008 với tổng diện tích 1023m2 Nhân sự trạm gồm 5 cán bộ bao gồm: 1 anh sĩ đa khoa - Trưởng trạm; 1 y
sĩ đa khoa – CD3 (chức danh làm công tác dự phòng); 1 nữ hộ sinh; 1 y sĩ đông y và 1 dược
tá thực Ngoài ra, còn có 9 y tế thôn và cộng tác viên dân số
Tại xã thực hiện 17 chương trình y tế quốc gia Một số chương trình đạt hiệu quả cao như: Tiêm chủng mở rộng, phòng chống suy dinh dưỡng, nước sạch và vệ sinh môi trường Theo báo cáo tổng kết năm 2011 và 6 tháng đầu năm 2012, TYT đã thực hiện tốt một số nhiệm vụ đề ra: 99,9% trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ, 100% số trẻ từ 0-36 tháng tuổi được uống 2 đợt vitamin A vào ngày 1/6 và ngày 1/12 Công tác vệ sinh môi trường được quan tâm thực hiện tốt: Nhà tiêu hợp vệ sinh đạt tiêu chuẩn theo tiêu chí mới của Bộ Y tế đạt 68% TYT phối hợp với Trung tâm Y tế (TTYT) huyện lập hồ sơ, khám, theo dõi sức khỏe cho học sinh các trường Tiểu học, Trung học cơ sở Công tác khám, chữa bệnh và quản lý dịch bệnh cũng thực hiện khá tốt, tính đến tháng 9/2012, không có vụ dịch nào xảy ra
Theo sổ khám chữa bệnh trong 6 tháng đầu năm 2012, tổng số lượt khám là 1828, bệnh được ghi nhận nhiều nhất là nhiễm khuẩn hô hấp (NKHH) 37,17% và sốt virus 15,67%, sau đó là các bệnh về mắt 10,5%, bệnh về hệ thần kinh 10,17%, bệnh cơ xương khớp 8,17%, chấn thương do giao thông 6%
Trang 5Biểu đồ 1: Mô hình bệnh tật xã An Hiệp tính đến cuối tháng 6 năm 2012
Bệnh đường hô hấp
Chấn thương
Bệnh cơ, xương, khớp
bệnh về mắt
Bệnh hệ thần kinh
Sốt virus Bệnh khác
Tỷ lệ %
(Nguồn: Sổ khám chữa bệnh 6 tháng đầu năm 2012)
II Xác định các vấn đề sức khỏe và lựa chọn vấn đề sức khỏe ưu tiên
1 Phương pháp thu thập thông tin và xác định các vấn đề tồn tại và vấn đề ưu tiên can thiệp
- Thu thập số liệu thứ cấp: sổ sách, báo cáo quý/năm của TYT và Ủy ban nhân dân (UBND) xã
- Phỏng vấn cán bộ y tế (CBYT), y tế thôn, cán bộ UBND và người dân tại xã dựa trên bộ câu
hỏi đã xây dựng (phụ lục 1 - 4)
- Động não liệt kê các vấn đề sức khỏe (VĐSK) nổi cộm tại địa phương
- Căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương và những thông tin thu thập được sinh viên thấy
có các vấn đề sức khỏe nổi cộm tại địa phương đó là: cao huyết áp (CHA) ở người cao tuổi, sâu răng ở Học sinh tiểu học, bệnh nhiễm khuẩn sinh sản (NKSS) ở phụ nữ độ tuổi 15 – 49
2 Phân tích các vấn đề sức khỏe
2.1 Cao huyết áp ở người cao tuổi
Hiện nay số người trên 60 tuổi trong toàn xã là 732 người Theo báo cáo khám sức
khỏe sàng lọc bệnh CHA vào tháng 4/2012, tỷ lệ CHA ở nhóm người cao tuổi là 17,3 %
Theo nhận định của CBYT xã, khả năng người già mắc CHA còn cao hơn: “Trên thực tế tỷ
lệ này có thể còn cao hơn vì số người già đến khám trong đợt khám này chỉ đạt khoảng 1/3 tổng số người cao tuổi trong toàn xã” (CBYT xã) Nguyên nhân có thể do tâm lý chủ quan hoặc do sức khỏe yếu không có người đưa đi nên người cao tuổi không đến khám bệnh Tại
xã cũng đã có một số trường hợp tử vong do CHA
Theo cán bộ TYT xã, các biện pháp can thiệp giảm tỷ lệ CHA khó thực hiện trong thời gian
ngắn do “CHA chủ yếu chỉ xác định được là do thói quen ăn uống nên muốn can thiệp giảm
tỷ lệ CHA thì không phải đơn giản” (CBYT xã) TYT đã có sự hỗ trợ của Dự án phòng
chống bệnh CHA nhưng hiệu quả của chương trình trong những năm vừa qua vẫn chưa được
rõ rệt
Trang 62.2 Sâu răng ở học sinh tiểu học
Bệnh về răng miệng là một trong những bệnh phổ biến ở trẻ em xã An Hiệp Theo kết quả khám sức khỏe học sinh (cấp I và cấp II) tháng 4/2012, các bệnh răng miệng (hầu hết là sâu răng) chiếm tỷ lệ 30,1% và cao hơn so với toàn huyện Quỳnh Phụ (26,2%), đặc biệt là ở nhóm học sinh tiểu học thì con số này còn lớn hơn (48%) Tỷ lệ sâu răng ở học sinh trường tiểu học cao hơn so với các xã khác như xã An Thái 11,35%, An Đồng 30,6% và An Khê
40,9% Phần lớn người dân được hỏi cho biết rằng sâu răng là vấn đề hay gặp ở trẻ “ở đây
cứ 10 trẻ thì hơn nửa là răng bị đen và sâu, em chị có mấy tuổi mà mấy răng cũng đã bị đen” (chị Nhường, 46 tuổi, thôn Lam Cầu3)
Chương trình nha học đường (NHĐ) tại xã mới được triển khai và đã nhận được sự quan tâm của chính quyền và y tế Tuy nhiên, tại xã chỉ có hoạt động khám định kỳ hàng năm cho trẻ và tư vấn khi trẻ đến khám trực tiếp, các hoạt động khác như truyền thông về chăm sóc răng miệng (CSRM), súc miệng bằng nước Fluor… chưa được thực hiện Việc cán
bộ NHĐ tại trạm kiêm nhiệm nhiều chương trình và cán bộ y tế học đường (YTHĐ) còn thiếu kinh nghiệm nên chương trình NHĐ chưa mang lại hiệu quả
Sâu răng gây đau nhức, ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày của trẻ Một trong những yếu tố chính góp phần gây ra sâu răng là do thực hành CSRM của trẻ chưa tốt như không đánh răng hay súc miệng thường xuyên, thói quen ăn quà vặt… Bởi vậy có thể giảm nguy cơ mắc sâu răng và phòng ngừa hậu quả của nó thông qua việc giáo dục thay đổi hành vi CSRM của trẻ em
Khi tìm hiểu ở phía chính quyền, nhà trường và phụ huynh học sinh (PHHS) đã nhận
được sự ủng hộ nếu triển khai can thiệp về CSRM tại xã “Cần có thêm các hoạt động về CSRM để giảm sâu răng cho trẻ” (Đại diện hội PHHS lớp 4A trường tiểu học An Hiệp)
2.3 Nhiễm khuẩn sinh sản ở phụ nữ trong độ tuổi 15-49
Trong 6 tháng đầu năm năm 2012, có 533 phụ nữ độ tuổi từ 15 – 49 (trong tổng số 1.435 phụ nữ trong xã) tham gia khám chiến dịch phụ khoa, trong đó 167 trường hợp mắc NKSS chiếm 31,33% Hoạt động can thiệp về NKSS tại xã hiện nay chủ yếu là về điều trị, 98,2% phụ nữ phát hiện mắc NKSS đều được điều trị Những hoạt động khác như tổ chức buổi nói chuyện, tư vấn hay truyền thông về bệnh NKSS và cách phòng tránh cho phụ nữ trong độ tuổi 15 – 49 chủ yếu tiến hành lồng ghép trong các đợt khám chiến dịch vì vậy mà
số lượng phụ nữ được tư vấn trực tiếp là không cao Hiểu biết của người dân đặc biệt là những phụ nữ trong độ tuổi sinh sản về bệnh NKSS còn hạn chế, không hiểu được hậu quả
và cách phòng chống bệnh Nhiều phụ nữ ở xã trong độ tuổi lao động đi làm ăn xa hoặc làm việc cho các cơ quan xí nghiệp nên việc tiếp cận và triển khai can thiệp nhằm giải quyết vấn
đề này khó thực hiện
Trang 73 Lựa chọn vấn đề sức khỏe ưu tiên
Để xác định VĐSK ưu tiên trong số các VĐSK đã chọn: sử dụng phương pháp chấm điểm theo hệ thống thang điểm cơ bản (BPRS) theo bảng dưới đây
3.1.Chấm điểm lựa chọn VĐSK ưu tiên
Vấn đề
Phạm vi vấn đề (A)
Mức độ nghiêm trọng (B)
Hiệu quả can thiệp (C)
Tổng (A + 2B)xC Sâu răng ở Học sinh tiểu
3.2 Lý giải cụ thể cho các phần chấm điểm (phụ lục 5)
Theo kết quả chấm điểm ở trên thì vấn đề “Tỷ lệ sâu răng ở học sinh tiểu học xã An Hiệp năm 2012 còn cao (48%)” là vấn đề sức khỏe cần ưu tiên can thiệp tại địa phương
III Phân tích vấn đề sức khỏe ưu tiên
Vấn đề đã chọn: “Sâu răng ở học sinh tiểu học xã An Hiệp, huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình”
1 Một số khái niệm liên quan đến vấn đề ưu tiên can thiệp (phụ lục 6)
2 Phương pháp
Phương pháp phân tích vấn đề được thực hiện theo các bước:
- Động não liệt kê tất cả các nguyên nhân có thể có theo các nhóm yếu tố: cá nhân, gia đình, nhà trường, y tế
- Sử dụng kỹ thuật “Nhưng - Tại sao”, sắp xếp lại các nguyên nhân để tạo nên cây vấn đề lý thuyết Từ đây các biến số chính được xác định để phát triển bộ công cụ thu thập số liệu
- Tiến hành thu thập thông tin từ cộng đồng và các ban ngành liên quan dựa vào bộ công cụ
để tìm hiểu tình hình thực tế tại địa phương
+ Phỏng vấn sâu (PVS) trạm trưởng, hiệu trưởng, 1 giáo viên, 1 cán bộ YTHĐ (phụ lục 7,87) + PVS 11 PHHS (phụ lục 9)
+ Điều tra định lượng 129 Học sinh và 106 PHHS (phụ lục 10, 11,12)
- Tổng hợp thông tin để xây dựng cây vấn đề thực tế và xác định nguyên nhân gốc rễ
3 Cây vấn đề
Sau khi tiến hành thu thập thông tin và phân tích, cây vấn đề được biểu diễn như sau:
Trang 88
Trẻ thiếu kiến thức
về CSRM
Công tác GDSKRM tại trường chưa hiệu quả
PHHS thiếu kiến thức về CSRM
Chưa có chương trình truyền thông về CSRM Hình thức
GDSKRM chưa đa dạng, hấp dẫn
(hoàn)
Thời lượng GDSKRM chưa đủ
PHHS không quan tâm
PHHS không có thời gian
Trẻ không hiểu lợi ích của việc đánh răng
PHHS lựa chọn không đúng
PHHS không hướng dẫn/hướng dẫn sai
Trẻ không biết cách đánh răng đúng
PHHS có thói quen không tốt
PHHS không nhắc nhở
Chưa có hoạt động súc miệng bằng nước flour
PHHS không đưa trẻ đi khám
PHHS không nhắc nhở
Trẻ không nhận thức được thói quen ăn uống không tốt
Trẻ đánh răng không đúng cách
Số lần đánh răng của trẻ/
ngày ít
Bàn chải đánh răng không phù hợp với lứa tuổi của trẻ
Trẻ bắt chước thói quen không tốt của bố/mẹ
Trẻ không được súc miệng bằng nước Fluor
Trẻ CSRM không tốt
Thực hành VSRM kém
Trẻ thiếu khoáng chất (Canxi, Flour )
Do di truyền
Hấp thu khoáng chất không tốt
Không khám răng
miệng thường xuyên
Thói quen ăn uống không tốt
Không được bổ sung Fluor
Trang 94 Phân tích vấn đề sức khỏe ƣu tiên
NHĐ là chương trình góp phần quan trọng trong việc giảm sâu răng ở trẻ Nội dung của NHĐ bao gồm giáo dục nha khoa, súc miệng bằng Fluor 0,2% cho học sinh mỗi tuần, tổ chức khám răng định kì 6 tháng/lần để phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh răng miệng Cán bộ YTHĐ còn thiếu nên hiệu quả của các hoạt động như khám định kỳ, điều trị, triển khai các hoạt động dự phòng chưa cao
Tại huyện Quỳnh Phụ, theo báo cáo tổng kết hoạt động của TTYT huyện năm
2011, tỷ lệ các bệnh về răng miệng trên toàn huyện là 26,2% Chương trình NHĐ chưa được quan tâm nhiều, hoạt động chủ yếu là khám sức khỏe định kì 1năm/lần cho học sinh
Trên địa bàn xã An Hiệp, hoạt động của chương trình NHĐ mới được triển khai
từ năm 2011 và hoạt động khám răng cho học sinh được lồng ghép vào khám sức khỏe chung do cán bộ chức danh 3 của TYT đảm nhiệm Theo kết quả khám sức khỏe cho học sinh tiểu học vào tháng 4/2012 thì nhóm bệnh về răng hàm mặt là nhóm bệnh phổ biến, đặc biệt là ở học sinh tiểu học với tỷ lệ là 48% cao nhất trong các nhóm bệnh Trong các bệnh răng hàm mặt trên thì 99,2% là sâu răng và được phân bố ở các khối lớp như sau:
Biểu đồ 2: Tỷ lệ sâu răng theo các khối lớp của học sinh tiểu học xã An Hiệp năm 2012
Tỷ lệ %
(Nguồn: Sổ quản lý sức khỏe học sinh cấp I xã An Hiệp)
Để tìm hiểu vấn đề sinh viên đã tiến hành điều tra cắt ngang trên 129 em học sinh và 106 PHHS cho thấy nhiều học sinh không có kiến thức và thực hành tốt về CSRM Tỷ lệ học sinh có kiến thức không đạt về CSRM (về cách đánh răng, số lần đánh răng, thời điểm đánh răng, các thói quen có hại cho răng…) là 58%, trong đó nhóm học sinh lớp 1, 2 là 82,2% cao hơn nhóm lớp 3, 4, 5 với 43,2% Về thực hành, tỷ
lệ học sinh thực hành không đạt lên tới 67,2% Có tới 44,7% học sinh không thực hiện đánh răng hoặc chỉ đánh răng 1 lần/ ngày và 75,5% trẻ đánh răng không đúng cách
Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ sâu răng của trẻ là từ phía gia đình Phần lớn PHHS không đưa trẻ đi khám thường xuyên, không nhắc nhở, giám sát trẻ
VSRM hàng ngày “Tôi đi làm suốt cũng không để ý được, nhiều lúc đi làm về thì em
đã đi ngủ rồi nên không biết em có đánh răng không” (Chị Huyền, 28 tuổi PHHS trường tiểu học An Hiệp ) Chỉ có 58,5% PHHS được hỏi trả lời có thường xuyên nhắc
nhở trẻ đánh răng Tuy nhiều PHHS đã có quan tâm đến việc CSRM của trẻ, nhưng hầu hết là hướng dẫn sai Theo kết quả phỏng vấn PHHS về CSRM cho trẻ em thì hầu hết PHHS trả lời họ thường dạy trẻ đánh ngang mặt trước của răng Kết quả đánh giá
về kiến thức (gồm cách đánh răng, thời gian, số lần, thói quen có hại…) và thực hành (gồm dạy trẻ đánh răng, nhắc nhở trẻ, đưa trẻ đi khám…) của PHHS về CSRM cho trẻ
Trang 10cũng cho thấy PHHS có kiến thức và thực hành không đạt với tỷ lệ tương ứng là 51,9% và 53,8%
Đáng quan tâm là tại địa phương chưa có nhiều hoạt động phòng chống sâu răng cho trẻ em, một số hoạt động được tiến hành nhưng không thường xuyên và kém hiệu quả Chương trình NHĐ chưa có nhiều hoạt động đa dạng, chủ yếu mới chỉ là khám định kỳ 1 lần/năm cho học sinh Các hoạt động súc miệng cho trẻ bằng nước Fluor chưa được tiến hành Chương trình truyền thông về CSRM hầu như chưa được triển khai tại địa phương, không có kế hoạch truyền thông về CSRM rộng rãi Nguyên nhân là do TYT chưa chủ động đề xuất các hoạt động truyền thông, thiếu sự phối hợp với các ban ngành đoàn thể như ban truyền thông xã, nhà trường… Công tác tư vấn và truyền thông về CSRM với các nội dung: cách đánh răng, cách phòng chống sâu răng, cách xử trí khi bị sâu răng… cho trẻ và PHHS chưa được quan tâm anh trọng
Đội ngũ giáo viên cũng không được tập huấn thường xuyên về cách giảng dạy, các nội dung của chương trình NHĐ Bên cạnh đó cán bộ YTHĐ ở trường mới về, thiếu kinh nghiệm và yếu về chuyên môn nên chưa có những hỗ trợ phù hợp trong công tác CSRM cho học sinh
Từ những kết quả phân tích ở trên sinh viên quyết định tiến hành can thiệp nhằm nâng cao kiến thức và thực hành của học sinh tiểu học về CSRM với mục đích lâu dài
là giảm tỷ lệ mắc các bệnh răng miệng và phòng ngừa sâu răng cho trẻ Do ở lứa tuổi nhỏ nên nhiều thói quen, thực hành trong đó có VSRM của trẻ chịu ảnh hưởng rất nhiều của người lớn trong gia đình Vì vậy nhóm đối tượng chính mà chúng tôi hướng đến là các em học sinh tiểu học An Hiệp (6-11 tuổi) và các bậc PHHS có con trong độ tuổi này
IV Kế hoạch can thiệp
1 Tên can thiệp: Nâng cao kiến thức, thực hành đúng về chăm sóc răng miệng cho
học sinh trường tiểu học xã An Hiệp, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình từ 1/1/2013 đến 30/6/2013
2 Mục tiêu can thiệp
Trang 1111
V Xác định giải pháp can thiệp
1 Giải pháp can thiệp
hiện (C/K)
H.Qủa T.Thi Tích Nâng cao
Xây dựng và tổ chức các hoạt động truyền thông CSRM cho học sinh
về CSRM cho PHHS
Lồng ghép truyền thông về CSRM của trẻ vào buổi sinh hoạt của hội phụ nữ, hội nông dân 2 3 6 K
Tổ chức hướng dẫn thực hành cho PHHS về CSRM cho
Tổ chức nói chuyện với PHHS về CSRM trẻ em
Thời lượng giáo dục CSRM tại trường chưa
đủ
Tăng thời lượng giáo dục CSRM
Tăng tiết học trong môn học về CSRM 3.5 2 7 K
Phương pháp giáo dục CSRM tại trường chưa
đa dạng, hấp dẫn
Đa dạng hóa phương pháp giáo dục CSRM tại trường học
Xây dựng góc truyền thông về CSRM 2.5 3 7.5 K Xây dựng phong trào lớp điểm về CSRM 3 2 6 K
Tổ chức cuộc thi vẽ tranh với chủ để CSRM 3 2 6 K
Chưa có hoạt động súc miệng bằng nước Flour cho học sinh
Tổ chức súc miệng bằng nước Flour cho học sinh Tổ chức súc miệng bằng nước Flour cho học sinh 4 2.5 10 C
Trang 122 Bảng giải thích chấm điểm các giải pháp can thiệp
1 Phát tờ rơi về
CSRM cho học sinh
3,5 điểm: vì tờ rơi chứa nhiều thông
tin, thông điệp cho PHHS và học sinh
và hình ảnh sinh động, dễ hiểu cho học sinh tiểu học Việc phát tận tay giúp cho nhiều nhiều đối tượng có thể tiếp cận được
4 điểm: Kinh phí thực hiện có thể
4 điểm: Kinh phí thực hiện có thể
3,5 điểm: Nội dung chứa nhiều thông
tin chi tiết về cách CSRM cho học sinh, sử dụng được lâu dài
2 điểm: Kinh phí thực hiện cao, phải
tham khảo nhiều nguồn tài liệu
4
Truyền thông tư vấn
cho học sinh trong
các buổi khá khám
sức khỏe định kỳ
2 điểm: Do khám răng kết hợp với
khám sức khỏe, thời gian khám ngắn nên khó thực hiện tư vấn cụ thể cho học sinh về CSRM;
4 điểm: Là tư vấn trực tiếp nên thông
tin truyền đạt có hiệu quả cao tới học sinh
5
Truyền thông trên
loa phát thanh xã
3,5 điểm: Phương pháp tuyên truyền
đơn giản có thể tiếp cận trên nhiều nhóm đối tượng có thể nghe về cách CSRM, hậu quả của sâu răng…
3,5 điểm: Xã có hệ thống loa phát
thanh đến tất cả các thôn Việc phát thanh ở xã là định kỳ 2 buồi sáng và chiều hàng ngày Sự phối hợp tuyên truyền của TYT và UBND để tuyên truyền về sức khỏe có thể thực hiện thường xuyên
6
Lồng ghép truyền
thông về CSRM của
trẻ vào buổi sinh
hoạt của hội phụ nữ,
hội nông dân
2 điểm: Việc tuyên truyền về sức
khỏe có thể kết hợp với các hoạt động khác của hội Có thể thu hút được sự quan tâm đến SKRM của người chăm sóc trẻ qua đó tác động tới kiến thức
và thực hành CSRM của trẻ
3 điểm: Các hoạt động sinh hoạt của
các hội ở xã không thường xuyên được tổ chức và không thu hút được
sự tham gia của người dân
7
Phát tờ rơi về
CSRM cho PHHS
3,5 điểm: Tờ rơi chứa nhiều thông tin,
TĐ cho PHHS Việc phát tận tay giúp cho nnhiều đối tượng có thể tiếp cận được
3,5 điểm: Kinh phí thực hiện có thể
chấp nhận được, nhóm có khả năng
tự thiết kế nội dung của tờ rơi Tuy nhiên việc tiếp cận với người chăm sóc trẻ khó khăn vì nhiều PHHS vắng nhà thường xuyên
về vấn đề này
2 điểm: Việc tập trung PHHS khó
khăn vì PHHS của trẻ vắng nhà thường xuyên, việc chuẩn bị về địa điểm, các dụng cụ, hình ảnh trực quan khá tốn kém
9 Tổ chức nói chuyện
với PHHS học sinh
3 điểm: Việc nói chuyện về SKRM sẽ
đạt hiệu quả cao khi các PHHS thảo
3 điểm: Dễ kết hợp lồng ghép nhưng
có 1 nhược điểm là các buổi họp
Trang 13PHHS được tổ chức ít thường là 1 lần họp/1 kỳ do vậy hoạt đông này không được thực hiện thường xuyên và thời gian hạn chế
10
Đưa bài giảng về
CSRM vào các tiết
sinh hoạt
3 điểm: Tăng được thời lượng GDSK
vốn đã rất ít giờ học, hướng dẫn cho học sinh tiểu học ngoài giờ học
3 điểm: Hoạt động được thực hiện
thường xuyên theo tuần có thể lồng ghép được
Tăng số tiết học
trong các môn học
về CSRM
3,5 điểm: Tăng thêm thời gian giúp
trẻ nắm vững hơn các nội dung về CSRM và tăng hướng dẫn thực hành cho học sinh
2 điểm: Bài giảng đã được quy định
theo chương trình giảng dạy của nhà trường Tiết học về CSRM chỉ là lồng ghép trong môn học khác nên khó thay đổi được
về CSRM hiệu quả sẽ dẫn đến việc thực hành
3 điểm: Nhóm có khả năng thu thập
tài liệu từ các nguồn và thiết kế nội dung hướng dẫn Có được sự ủng hộ của nhà trường
12
Xây dựng góc
truyền thông về
CSRM
2,5 điểm: Ít trẻ tiếp cận được vì góc
truyền thông chỉ được đặt ở một địa điểm và học sinh lớp 1, 2 với khả năng đọc có hạn thì chỉ có thể xem hình ảnh
3 điểm: Có được sự ủng hộ của nhà
trường, phương pháp tổ chức tại tất
cả các lớp có thể làm được ở tất cả các khối lớp, lớp
13
Xây dựng phong
trào lớp điểm về
CSRM
3 điểm: Đây là hoạt động mà giúp trẻ
tích cực tham gia tìm hiểu về CSRM một cách tích cực Đây có thể trở thành phong trào thi đua tích cực giữa các lớp
2 điểm: Tốn nhiều nguồn lực và thời
gian, khó đánh giá hiệu quả phong trào vì việc VSRM của trẻ thực hiện tại nhà
3 điểm: Dụng cụ, phương tiện hỗ trợ
cho buổi thực hành không phức tạp Kinh phí thực hiện có thể chấp nhận được
15
Tổ chức cuộc thi vẽ
tranh với chủ để
CSRM
3 điểm: Giúp trẻ vừa học tập vừa vui
chơi Tạo sự hứng thú trong quá trình tiếp thu của trẻ
2 điểm: Công tác chuẩn bị cần phối
hợp với nhà trường Có thể trao giải cho bài vẽ tốt Tuy nhiên ít thu hút được sự tham gia của học sinh
16
Tổ chức cuộc thi tìm
hiểu về CSRM cho
học sinh
4 điểm: Tăng hứng thú của trẻ vào
việc tìm hiểu kiến thức về CSRM
3 điểm: Nhiều hình thức đa dạng, dễ
tổ chức thực hiện
17
Chiếu phim về
CSRM cho học sinh
4 điểm: Cung cấp kiến thức và minh
họa sinh động sẽ hấp dẫn trẻ và giúp trẻ nhớ thông tin lâu hơn
2,5 điểm: Việc chiếu phim có thể
thực hiện được do nhà trường có máy chiếu, tuy nhiên có thể khó khăn trong việc tìm tài liệu, tổ chức
4 điểm: Giảm nguy cơ sâu răng cho
trẻ thông qua việc tăng cường khoáng chất cho men răng và VSRM cho trẻ
2,5 điểm: Hiện tại địa phương chưa
từng thực hiên hoạt động này, cần có
sự hỗ trợ về mặt tổ chức và chuyên môn từ CBYT cấp trên tuy nhiên hoạt động nay nhận được sự ủng hộ của nhà trường TYT và người dân
Trang 143 Bảng dự kiến thuận lợi khó khăn và các biện pháp khắc phục của các giải pháp can thiệp STT Phương pháp
kế tờ rơi, áp phích nên tiết kiệm được chi phí thiết kế
- Học sinh tập trung ở trường học nên dễ thực hiện
- Tại xã không có tài liệu
về vấn đề này
- Do chỉ có một mình phụ trách chính hoạt động nên ý tưởng về tài liệu truyền thông không được nhiều
- Kinh phí cho in tờ rơi hạn hẹp
- Tìm tài liệu từ những nguồn khác: Internet, sách báo, TTYT huyện, sự hỗ trợ của giảng viên trường ĐHYTCC
- Xin hỗ trợ từ ngân sách của nhà trường
kế áp phích nên tiết kiệm được chi phí thiết kế
- Được sự quan tâm và giúp
đỡ nhiệt tình của giáo viên nhà trường và các em học sinh
- Tại xã không có tài liệu
về vấn đề này
- Do chỉ có một mình phụ trách chính hoạt động nên ý tưởng về tài liệu truyền thông không được nhiều
- Kinh phí cho in áp phích hạn hẹp
- Tìm tài liệu từ những nguồn khác: Internet, sách báo, TTYT huyện, sự hỗ trợ của giảng viên trường ĐHYTCC
- Xin hỗ trợ từ ngân sách của nhà trường
Tìm hiểu hoạt động của nhân dân để có lịch phát thanh hợp
kế tờ rơi nên tiết kiệm được chi phí thiết kế
- Kinh phí cho in tờ rơi hạn hẹp
- Khó có thể gặp hết được các PHHS để phát tờ rơi
- Xin hỗ trợ từ ngân sách của nhà trường
và UBND
- Nhờ sự giúp đỡ của giáo viên nhà trường để mời PHHS đến dự họp đông đủ
6
Đưa bài giảng
về CSRM vào
tiết sinh hoạt
Được sự hưởng ứng của các
em học sinh và giáo viên
Thời gian buổi sinh hoạt ngắn
Chuẩn bị tài liệu ngắn gọn phù hợp với thời gian
Trang 15Sự quan tâm của nhà trường
Sự tham gia của CBYT học đường và CBTYT
Sự hưởng ứng của học sinh
Kinh phí chuẩn bị cho buổi thực hành như các mô hình, tranh ảnh…
Số lượng mô hình còn hạn chế
Đề xuất với Ban giám đốc TTYT huyện để được mượn thêm một số
mô hình tranh ảnh, xin hỗ trợ kinh phí
Kinh phí tổ chức cuộc thi hạn hẹp
Khó sắp xếp thời điểm tổ chức cuộc thi
Xin kinh phí từ ngân sách của nhà trường
và UBND xã
Tổ chức cuộc thi phù hợp với lịch hoạt động của nhà trường
em học sinh Nhà trường có máy chiếu
Không có địa điểm thuận lợi để tổ chức chiếu phim
Khó khăn trong việc tìm kiếm đoạn phim về CSRM
Liên hệ UBND để mượn hội trường và các trang thiết bị cần thiết
Xin tư liệu tham khảo của TTYT huyện
Sự giúp đỡ của TYT
Kinh phí mua flour hạn hẹp Khó tìm nguồn để mua Flour
Xin sự hỗ trợ thêm
về kinh phí và nguồn cung cấp Flour từ TTYT huyện
Trang 16Người phối hợp
Người giám sát
1.1 Xây dựng mẫu tờ rơi
về chăm sóc răng miệng
Giảng viên, cán bộ truyền thông của TTYT
Trạm trưởng TYT
Máy vi tính, giấy, bút, tài liệu về chăm sóc răng miệng
Có được tài liệu truyền thông hoàn thiện: 1 mẫu tờ rơi cho học sinh và 1 mẫu cho PHHS,
1 mẫu áp phích, 5 bài phát thanh trên loa
Cán bộ chuyên trách TYT
xã
Cán bộ YTHĐ, giáo viên
Trạm trưởng TYT, BGH nhà trường
Sự hỗ trợ của nhà trường, tờ rơi
100% học sinh nhận được tờ rơi
Giảng viên, cán bộ truyền thông của TTYT
Trạm trưởng TYT
Máy vi tính, giấy, bút, tài liệu về chăm sóc răng miệng
Có 1 mẫu áp phích về chăm sóc răng miệng cho trẻ em
Cán bộ chuyên trách TYT
xã
Cán bộ YTHĐ
Trạm trưởng TYT, BGH nhà trường
Sự hỗ trợ của nhà trường, áp phích
Dán được 10 áp phích ở vị trí thích hợp
3 Truyền thông trên loa
phát thanh xã
3.1.Xây dựng bài truyền
thông về chăm sóc răng
Giảng viên, cán bộ truyền thông TTYT
Trạm trưởng TYT
Máy vi tính, giấy, bút, tài liệu về chăm sóc răng miệng
Có được 5 bài phát thanh trên loa về chăm sóc răng miệng cho trẻ em
Cán bộ đài phát thanh
xã
Cán bộ chuyên trách
xã
Trạm trưởng TYT
Sự hỗ trợ của UBND xã, các bài truyền thông
Phát được 24 buổi trong 3 tháng
Phát được ít nhất 5 bài có nội dung khác nhau
Trang 1717
4 Phát tờ rơi về CSRM
cho PHHS
4.1 Xây dựng mẫu tờ rơi
về chăm sóc răng miệng
Giảng viên, cán bộ truyền thông của TTYT
Trạm trưởng TYT
Máy vi tính, giấy, bút, tài liệu về chăm sóc răng miệng
Có được 1 mẫu tờ rơi cho PHHS về chăm sóc răng miệng
Cán bộ chuyên trách TYT
xã
Cán bộ YTHĐ, giáo viên
Trạm trưởng TYT, BGH nhà trường
Sự hỗ trợ của nhà trường, tờ rơi
100% PHHS tham dự các buổi họp PHHS nhận được tờ rơi
5 Tổ chức nói chuyện với
Cán bộ chuyên trách TYT
xã
Cán bộ TYT, giáo viên
BGH nhà trường, trạm trưởng
Các tài liệu về CSRM
Tổ chức được 2 buổi nói chuyện về CSRM trong 2 buổi họp PHHS
6 Đưa bài giảng về
CSRM vào các tiết sinh
Cán bộ chuyên trách TYT
xã, giáo viên
CBYT, BGH nhà trường, cán bộ YTHĐ
Trạm trưởng, BGH nhà trường
Tài liệu về CSRM, bài giảng tập huấn, dụng cụ giảng dạy
12/12 lớp được giảng dạy về nội dung CSRM Học sinh được học về CSRM tại các tiết sinh hoạt Tổ chức 4 buổi học CSRM lồng ghép trong các buổi sinh hoạt tại mỗi lớp
Cán bộ chuyên trách TYT
xã, cán bộ YTHĐ
Sinh viên, GVCN, cán
bộ YTHĐ
BGH nhà trường, trạm trưởng
Bảng kế hoạch các hoạt động, văn phòng phẩm, máy tính
Tổ chức được 2 buổi hướng dẫn cho toàn trường về CSRM
Cán bộ chuyên trách TYT
xã
Sinh viên, cán
bộ YTHĐ
BGH nhà trường, trạm trưởng
Bảng kế hoạch các hoạt động, văn phòng phẩm, máy tính
Tổ chức thành công 1 cuộc thi tìm hiểu về CSRM cho học sinh
Cán bộ chuyên trách TYT
xã
Sinh viên, cán
bộ YTHĐ, Ban văn hóa
xã
BGH nhà trường, trạm trưởng
Máy tính, máy chiếu phim, loa đài, băng đĩa phim…
Tổ chức chiếu phim được 3 lần cho học sinh toàn trường
Cán bộ YTHĐ, Sinh viên, cán bộ TYT
BGH nhà trường, trạm trưởng
Vật tư, trang thiết
bị, nước Flour
Tiến hành hoạt động súc miệng bằng nước Flour 2 lần/tuần cho học sinh toàn trường
Trang 182 Bảng kế hoạch hoạt động theo thời gian:
chú
1 Xây dựng mẫu tờ rơi về chăm sóc răng miệng cho học sinh
2 Tổ chức phát tờ rơi cho học sinh
3 Xây dựng các áp phích về chăm sóc răng miệng cho trẻ em
4 Tổ chức dán áp phích trong trường
học
5 Xây dựng bài truyền thông trên đài
phát thanh xã về chăm sóc răng
miệng cho trẻ em
6 Tổ chức truyền thông về CSRM cho
PHHS trên đài phát thanh xã
7 Xây dựng mẫu tờ rơi về chăm sóc
răng miệng cho PHHS
8 Tổ chức phát tờ rơi cho PHHS học
sinh
9 Tổ chức nói chuyện với PHHS về
CSRM trẻ em thông qua các buổi họp
12 Mở cuộc thi về CSRM cho học sinh
13 Chiếu phim về CSRM cho học sinh
14 Tổ chức súc miệng bằng nước Flour
cho học sinh
3 Bảng dự trù kinh phí cho các hoạt động can thiệp (Xem chi tiết phụ lục 13)
Trang 191.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan/thành viên (Xem chi tiết phụ lục 14)
2 Kế hoạch giám sát hoạt động: “Tổ chức buổi hướng dẫn thực hành VSRM cho học sinh trường tiểu học xã An Hiệp” (Xem chi tiết phụ lục 15)
VIII Kế hoạch theo dõi, đánh giá
1 Mục tiêu đánh giá:
- Đánh giá nguồn lực sẵn có khi triển khai chương trình
- Đánh giá quá trình thực hiện kế hoạch nâng cao sức khỏe
- Đánh giá kết quả ngắn hạn (đánh giá các mục tiêu cụ thể đạt được mức độ nào)
- Tìm nguyên nhân thành công, thất bại của chương trình, dựa vào đó đưa ra biện pháp tiếp tục khắc phục các khó khăn
2 Thời gian đánh giá
- Đánh giá đầu kỳ: 01/1/2013
- Đánh giá giữa kỳ: 01/03/2013
- Đánh giá cuối kỳ: 20/06/2013
Nhóm hỗ trợ trường ĐH
Y tế Công Cộng
Cán bộ Trạm y tế xãthực hiện chương trình can thiệp
TTYT huyện yeenhuyện UBND xã
Trường tiểu học
An Hiệp Sinh viên
Trang 203 Chỉ số đánh giá
1 Chỉ số đầu vào
2 Số người tham gia chương
trình
Sinh viên, CBYT, cán bộ UBND xã, giáo viên nhà trường
3 Số đối tượng tác động Là tổng số đối tượng dự kiến tác động theo từng
nhóm: học sinh các khối, PHHS, giáo viên
4 Lượng bột Flour được cấp cho
6 Tổng số tờ rơi được phát ra Tổng số tờ rơi được phát ra
7 Tổng số áp phích được treo Tổng số áp phích được treo
nội dung chính của tờ rơi
Là số PHHS hiểu và nắm được nội dung tờ rơi trên tổng số PHHS được nhận tờ rơi
14 Tỷ lệ PHHS nghe được nội
dung của bài phát thanh
Là số PHHS nghe được bài phát thanh trên tổng
dung của buổi nói chuyện
Số PHHS nắm được nội dung của buổi nói chuyện trên tổng số PHHS tham gia buổi nói chuyện
18 Tỷ lệ giáo viên được tập huấn
về giảng dạy CSRM
Là số giáo viên được tập huấn về CSRM trên tổng số giáo viên
19 Tỷ lệ giáo viên nắm được nội
dung của buổi tập huấn
Là số giáo viên nắm được nội dung của buổi tập huấn trên tổng số giáo viên tham gia tập huấn
Trang 2121
20 Số buổi giảng về CSRM Là số buổi giảng về CSRM được thực hiện
21 Số buổi hướng dẫn thực hành
CSRM cho học sinh
Là số buổi hướng dẫn về CSRM được thực hiện
22 Tỷ lệ học sinh tham gia buổi
hướng dẫn thực hành CSRM
Là số học sinh tham gia vào buổi hướng dẫn CSRM trên tổng số học sinh của trường
23 Tỷ lệ học sinh nắm được nội
dung của buổi hướng dẫn thực
26 Tỷ lệ học sinh hiểu được ý
nghĩa của cuộc thi
Là số học sinh hiểu được nội dung của cuộc thi trên tổng số học sinh của trường
27 Số buổi chiếu phim về CSRM
cho học sinh
Là tổng số buổi chiếu phim về CSRM được thực hiện
28 Tỷ lệ học sinh được tham gia
các buổi chiếu phim
Là số học sinh tham gia vào buổi chiếu phim về CSRM trên tổng số học sinh của trường
29 Tỷ lệ học sinh hiểu được nội
dung của buổi chiếu phim
Là số học sinh hiểu được nội dung của buổi chiếu phim về CSRM trên tổng số học sinh tham gia vào buổi chiếu phim
30 Số lần tổ chức súc miệng bằng
nước Flour cho học sinh
Là tổng số buổi súc miệng bằng nước Flour được thực hiện
31 Tỷ lệ học sinh được súc miệng
thường xuyên bằng nước Flour
34 Tỷ lệ PHHS có kiến thức đúng
về hướng dẫn CSRM cho học
sinh
Là số PHHS có kiến thức đạt về hướng dẫn CSRM cho trẻ trên tổng số PHHS của trường
35 Tỷ lệ PHHS có thực hành
đúng về hướng dẫn CSRM cho
học sinh
Là số PHHS có thực hành đạt về hướng dẫn CSRM cho trẻ trên tổng số PHHS