1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

PHÁT TRIỂN TRÍ THÔNG MINH TIỀM NĂNG CHO TRẺ MẦM NON

26 294 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 857,55 KB

Nội dung

Tiểu luận trình bày những lý thuyết liên quan đến việc phát triển trí thông minh tiềm năng cho trẻ lứa tuổi mầm non, đặc điểm phát triển não bộ của trẻ mầm non và các hoạt động giáo dục phát triển từng loại hình trí thông minh tiềm năng cho trẻ mầm non.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH

Trang 2

MỤC LỤC

I Đặt vấn đề 2

II Lý luận về sự phát triển trí thông minh tiềm năng 5

1 Đặc điểm bộ não và chức năng của nó trong việc khai phá trí thông minh tiềm năng của con người 5

2 Triết lý của Glenn Doman về việc phát triển trí thông minh tiềm năng cho trẻ 6

3 “Phương án 0 tuổi” và việc phát triển trí thông minh tiềm năng cho trẻ MN 7

4 Phương pháp giáo dục Shichida và việc phát triển trí thông minh cho trẻ 9

III Các hoạt động giáo dục phát triển trí thông minh tiềm năng cho trẻ mầm non 12

1 Rèn luyện cơ quan cảm giác 12

2 Phát triển khả năng giao tiếp xã hội 13

4 Hoạt động phát triển thể lực và độ khéo léo 14

5 Hoạt động rèn luyện kỹ năng lao động và chế tác 15

6 Hoạt động rèn luyện khả năng ngôn ngữ cả tiếng mẹ đẻ và ngoại ngữ 16

7 Dạy trẻ học âm nhạc và ca múa 18

8 Dạy trẻ học hội họa và tạo hình 19

9 Dạy trẻ chơi đồ chơi, tự tạo đồ chơi và làm thí nghiệm 19

10 Dạy trẻ lòng yêu thiên nhiên và nhận thức thiên nhiên 20

11 Dạy trẻ tìm hiểu cuộc sống và nhận thức xã hội 20

12 Dạy trẻ nhận biết thế giới toán học 21

Kết luận 24

TÀI LIỆU THAM KHẢO 25

Trang 3

I Đặt vấn đề

Giai đoạn trẻ 0 – 6 tuổi là giai đoạn trẻ hình thành và phát triển toàn diện các lĩnh vực phát triển: thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm xã hội và thẩm mỹ Trong mục tiêu của chương trình giáo dục mầm non hiện nay luôn đặt mạnh vấn đề phát triển toàn diện cho trẻ một cách hài hòa và hợp lý Giáo dục mầm non luôn muốn hướng tới việc khai phá những trí thông minh tiềm năng trong trẻ và phát triển chúng trở thành những năng lực thực sự được trẻ vận dụng vào cuộc sống của mình sau này, hình thành

những yếu tố con người thông minh sáng tạo cho trẻError! Reference source not found

Ths Nguyễn Thị Nhỏ, chuyên gia Viện nghiên cứu giáo dục trẻ thông minh sớm VICER nhấn mạnh: “Dù trẻ có tiềm năng lớn nhưng không thể tự mình mò mẫm.”

Giai đoạn 0 đến 6 tuổi được coi là thời kỳ “nhạy cảm nhất”, thời kỳ phát triển nhanh nhất của trẻ Trong giai đoạn này não bộ của trẻ phát triển mạnh nhất, trẻ học hỏi, tiếp thu nhanh nhất Nghiên cứu cho thấy, bộ não của trẻ ngay từ sơ sinh đã có những tiềm năng đáng kinh ngạc: khi lọt lòng mẹ, trọng lượng não của trẻ sơ sinh đã bằng 25% não người trưởng thành; 1 tuổi đạt 50%, 2 tuổi đạt 75%; 3 tuổi đạt 90% não người trưởng thành và 6 tuổi hầu như hoàn thiện về cấu trúc Giai đoạn từ 0 - 6 tuổi là giai đoạn tốt nhất để phát triển trí tuệ và trước 2 tuổi là thời kỳ tốt nhất để phát triển sự gắn bó về mặt tình cảm, xã hội cho trẻ Bởi vậy, nếu để lỡ thời điểm vàng này, bạn sẽ mất nhiều công sức dạy dỗ con trẻ mà thành quả thu về lại rất ít

Chúng ta có thể tăng cường trí thông minh cho trẻ gấp nhiều lần trong giai đoạn 0-6 tuổi Đây là giai đoạn não bộ của trẻ phát triển bùng nổ và các năng lực học tập không có giới hạn Glenn Doman ví “Não trẻ giống như một miếng bọt biển Chúng ta đưa vào bao nhiêu, nó thấm hút bấy nhiêu.” Mọi em bé đều là thiên tài và có những năng lực tiếp nhận các thông tin một cách vô hạn Các năng lực này tỉ lệ nghịch với tuổi tác

Trang 4

Chính vì vậy, hoàn toàn có thể giúp mọi em bé bình thường đều biết đọc hiểu dễ dàng vài ngôn ngữ, chơi đàn violin tốt, chơi thể dục dụng cụ tuyệt vời, làm toán cao cấp, lập trình các chương trình máy tính, bơi lội lặn ngụp tốt và học được bất cứ thứ gì chúng ta giới thiệu cho bé một cách chính xác và trung thực ở độ tuổi lên bốn Lên sáu, mọi em bé đều có thể đạt được các khả năng trên một cách xuất sắc

Ivan Petrovich Pavlov - Nhà sinh lý và tâm lý học nổi tiếng người Nga - từng nói: "Trẻ sơ sinh đến ngày thứ 3 mới được dạy dỗ là đã bị muộn mất 2 ngày"

GS Phùng Đức Toàn từng chia sẻ: “Cuộc sống của con người là hữu hạn, tuổi thọ của mỗi chúng ta không thể tăng lên gấp vài lần Tuy nhiên, trong cái hữu hạn đó, con người có thể khỏe mạnh hơn, thông minh hơn, có trí tuệ cao siêu và hợp lý hơn, có tính cách và phẩm chất cao thượng hơn, có tư duy đạo đức tốt đẹp hơn, có tinh thần khai phá và sáng tạo mạnh mẽ hơn – tóm lại là có tố chất nhân tài ưu tú Mà những nhân tài như thế cần được bồi dưỡng ngay khi còn là những mầm non nhỏ bé.”

Vấn đề đặt ra cho chúng ta câu hỏi: Làm thế nào để nhận biết trẻ có những trí thông minh tiềm năng và phương pháp phát triển ra sao để những đứa trẻ của chúng ta thực sự trở thành những thiên tài Trong bài viết này chúng tôi mạnh dạn nghiên cứu tìm hiểu nội dung vấn đề: “Phát triển trí thông minh cho trẻ mầm non”

Trang 6

II Lý luận về sự phát triển trí thông minh tiềm năng

1 Đặc điểm bộ não và chức năng của nó trong việc khai phá trí thông minh tiềm năng của con người

Nửa sau của não và tủy sống được dùng thu nhận thông tin đi vào tức là các kích thích từ môi trường thông qua các giác quan: thị giác, thính giác, xúc giác (các giác quan như vị giác và khứu giác không được xét đến vì không đóng vai trò nhiều lắm trong việc quyết định các trí thông minh của con người) Chính vì vậy, nếu muốn não bộ phát triển thì cần cung cấp cho trẻ các kích thích về thị giác, thính giác, xúc giác

theo đúng trình tự phát triển của não bộ với thời gian, cường độ và tần suất tăng dần

Nửa trước của bộ não và tủy sống điều khiển các thông tin não bộ xử lí và phản hồi lại đối với các kích thích đó thông qua các năng lực về vận động, ngôn ngữ, khả năng sử dụng tay

Não phải có khả năng thu nhận thông tin với số lượng lớn và tốc độ cao Não trái là não của ngôn ngữ Nó sẽ hiểu và nhớ các thông tin một cách từ từ Não phải là não của hình ảnh Nó ghi nhớ các thông tin thông qua hình ảnh Não phải cũng là não của sự cảm thông và nó có khả năng đưa ra các ý tưởng một cách nhanh chóng, xuất thần Có thể kích hoạt não phải cho trẻ từ sơ sinh bằng cách cho con tình yêu thương

vô hạn Em bé sẽ lớn lên trở thành một em bé biết yêu thương và có trí nhớ tuyệt vời

Trang 7

Từ 0-3 tuổi, não ở trong quá trình hình thành các kết nối cấu trúc thần kinh cơ bản Đến 6 tuổi, quá trình hình thành cấu trúc não này gần như hoàn thiện Tương ứng với quá trình này là sự phát triển của não theo quy luật “Cơ hội giảm dần” Theo quy luật này, thai nhi có các năng lực không có giới hạn Từ 0-3 tuổi, trẻ có khả năng tiếp nhận mọi thông tin một cách tuyệt vời Từ 3-6 tuổi, các năng lực nổi trội của trẻ sẽ đạt được thông qua các trò chơi vui vẻ Từ 6-8 tuổi nếu mới bắt đầu kích hoạt thì cần một

nỗ lực rất lớn để đạt được các năng lực vượt trội Chính vì vậy, càng bắt đầu kích hoạt cho trẻ càng sớm càng tốt

2 Triết lý của Glenn Doman về việc phát triển trí thông minh tiềm năng cho trẻ

• Mọi trẻ em đều có các tiềm năng của thiên tài

Mọi trẻ em ngay khi sinh ra đã có trí thông minh tiềm năng lớn hơn nhiều so với trí thông minh của Leonard Da Vinci – Glenn Doman

• Kích thích các giác quan là chìa khóa để khai mở các tiềm năng của trẻ “Chỉ có 5

con đường não bộ tiếp nhận thông tin từ thế giới xung quanh và tất cả những gì Leonardo Da Vinci cũng như bạn hoặc tôi hay em bé của bạn học được trong suốt cuộc đời mình đều phải thông qua 5 con đường này Năm con đường đó là: Nhìn, nghe, sờ, nếm và ngửi.” – Glenn Doman

• Việc dạy cho trẻ phải bắt đầu ngay sau khi sinh

Năm đầu đời là năm vô cùng quan trọng đối với trẻ Đây là giai đoạn não bộ phát triển một cách bùng nổ “Não người phát triển khi được sử dụng Nếu chúng ta sử dụng nó thì chúng ta sẽ làm cho nó lớn hơn Nếu chúng ta không sử dụng nó, đặc biệt

là 12 tháng đầu đời thì thực tế chúng ta sẽ đánh mất các tế bào não và do vậy, chúng ta

sẽ mất đi các năng lực của bộ não mà đáng ra chúng ta đã có.” – Janet Doman

• Trẻ càng nhỏ thì học càng dễ dàng “Trước 5 tuổi, mọi trẻ em đều có thể dễ dàng tiếp

thu một lượng thông tin lớn một cách ồ ạt Trẻ dưới 4 tuổi học dễ dàng và hiệu quả hơn trẻ 5 tuổi Trẻ dưới 3 tuổi thì thậm chí lại càng dễ dàng và hiệu quả hơn Trẻ dưới hai tuổi là trẻ học hiệu quả và dễ dàng nhất.” – Glenn Doman

Trang 8

• Mọi trẻ em theo bản năng đều thích học “Trẻ thích học hơn thích ăn; trẻ thích học

hơn thích chơi Trên thực tế, trẻ nghĩ học là chơi” – Glenn Doman

• Mọi cha mẹ đều là các giáo viên tốt nhất của con “Vào những giây phút tệ nhất

trong ngày tệ nhất của bạn với con thì bạn vẫn là người thầy tốt nhất của con- tốt hơn bất cứ giáo viên nào trên thế giới này Vào những ngày bình thường hoặc vào những lúc tốt nhất trong những ngày tốt nhất của bạn hì bạn chắc chắc là người thầy tuyệt vời của con bởi bạn hiểu con mình hơn bất cứ ai Và đặc biệt là bạn yêu thương con mình –

đó là sự kết hợp hoàn hảo để tạo nên một người thầy tốt” – Janet Doman

• Dạy và học nên là những phút giây vui vẻ “Các cha mẹ xứng đáng để được hưởng

những niềm vui khi dạy con học, còn các em bé cũng phải có quyền để cảm nhận sự hứng khởi khi cùng học với cha mẹ mình.” – Glenn Doman

• Dạy và học không bao giờ cần kiểm tra “Một trong số những điều tuyệt vời nhất của

việc dạy các thiên thần bé nhỏ là quá trình dạy học chỉ đơn thuần là quá trình cho đi các thông tin như việc trao tặng những món quà và không bao giờ đòi lại” – Janet

Doman

3 “Phương án 0 tuổi” và việc phát triển trí thông minh tiềm năng cho trẻ MN

“Phương án 0 tuổi” là tên gọi tắt của “Công trình giáo dục ưu việt và phương án thực thi cho trẻ từ 0 - 6 tuổi” Nếu chỉ nói tóm gọn một câu thì “Phương án 0 tuổi” nhằm khai thác triệt để tiềm năng trí tuệ của con người Diễn đạt cụ thể hơn thì

“Phương án 0 tuổi” chỉ rõ rằng nhân loại cần nhận thức lại tiềm năng của bào thai, trẻ

sơ sinh, trẻ mẫu giáo, đồng thời giới thiệu một hệ thống lý luận cơ bản và phương pháp

để khai mở những tiềm năng này

Giáo dục theo “ phương án 0 tuổi”: Mọi đứa trẻ đều là “Thần đồng”, trẻ không bình thường cũng là “Thần đồng”, nếu có phương pháp giáo dục ưu việt để khai mở tiềm năng trí tuệ thiên bẩm vốn có của mỗi con trẻ Vì vậy, “Phương án 0 tuổi” coi trọng và động viên phát triển sở trường đặc biệt của trẻ thơ, cho trẻ học vượt, “nhảy cóc” để nâng cao trình độ

Trang 9

“Phương án 0 tuổi” chú trọng bồi dưỡng 7 tố chất cơ bản cho trẻ, hướng dẫn trẻ học cách sống, học cách học tập, học cách yêu thương, quan tâm, làm cho các tố chất

đó phát triển một cách toàn diện Theo các tác giả, 7 tố chất cơ bản đó là: sức khỏe tốt; đầu óc linh hoạt; có niềm say mê hứng thú; tính cách tốt; biết yêu thương và giao tiếp; ngôn ngữ theo xu hướng phát triển (bao gồm ngôn ngữ thị giác và ngoại ngữ); yêu thích những sự vật tốt đẹp Đến lượt nó, những tính cách tốt đẹp cụ thể bao gồm: vui vẻ hoạt bát; trật tự tập trung chú ý; dũng cảm tự tin; chăm chỉ làm việc; có tính độc lập; có tính sáng tạo; có khí khái và mơ ước làm việc lớn khi trưởng thành Việc giáo dục tố chất được tiến hành ở thời kỳ sơ khai con người, nắm bắt ngay từ thời kỳ mang thai, sơ sinh, mẫu giáo Đẩy mạnh sự phát triển toàn diện của trẻ, phát triển mạnh mẽ những tố chất đặc biệt của trẻ Bồi dưỡng các bé có nhiều sở thích và sở thích trung tâm, thể hiện tài năng ở một mặt nào đó, làm nền móng vững chắc để phát triển tương lai

Đây chính là “bộ công cụ ưu việt” để khai mở tiềm năng trí tuệ, tố chất thông minh, tài năng, bồi dưỡng nhân cách cao đẹp cho trẻ từ 0 – 6 tuổi, tạo nền móng vững chắc cho sự phát triển của nhân tài Tuy nhiên, việc xác định những nội dung giáo dục sớm cụ thể lại tùy thuộc vào từng thời kỳ, từng địa điểm, từng gia đình, từng bậc phụ huynh, bạn b người thân cũng như đặc điểm của trẻ, từng phương pháp giáo dục trong gia đình cũng như trong trường mầm non Dựa vào những điều kiện cụ thể để làm phong phú và nổi bật thêm những nội dung giáo dục sớm, thực hiện “dạy trong cuộc sống, học trong trò chơi”, có thể tăng hay giảm nội dung dạy và học, không quá câu nệ cứng nhắc

Phương pháp luận mới mẻ và mang tính thực tiễn này đã phá vỡ quan niệm giáo dục truyền thống tồn tại hàng ngàn năm qua, thay đổi toàn bộ quan niệm về nhân tài, quan niệm về nhi đồng, quan niệm về giáo dục, quan niệm về cha mẹ và con cái, quan niệm về cách đọc và nhận biết mặt chữ và phương pháp thuyết giáo, tìm một con đường tắt và bằng phẳng để giáo dục trẻ một cách khoa học, một đội ngũ đông đảo những người thực hiện phương án 0 tuổi đã bồi dưỡng ra hàng loạt những đứa trẻ thông

Trang 10

minh sớm và những thanh thiếu niên xuất sắc, đáng để những bậc làm cha làm mẹ đang mong con thành tài nghiên cứu, áp dụng trong thực tiễn

4 Phương pháp giáo dục Shichida và việc phát triển trí thông minh cho trẻ

a Phương pháp giáo dục Shichida được phát triển dựa trên các nguyên tắc:

- Tất cả mọi trẻ em dưới 6 tuổi đều là các thiên tài

- Não phải chủ đạo của các bé trong giai đoạn đầu đời ẩn chứa một năng lực học tập to lớn

- Sự kết nối tình cảm giữa cha mẹ và con cái là điều đặc biệt quan trọng

- Trẻ em cần được nhận các kích thích thông qua 5 giác quan

- Sự lặp lại và nhất quán

là mấu chốt để dạy trẻ thành công

Giáo sư Shichida Makoto – người đứng đầu trong cuộc cách mạng giáo dục thế giới

b Mục tiêu của phương pháp giáo dục Shichida:

Phương pháp Shichida nhấn mạnh giáo dục không phải là để nhồi nhét tri thức

mà giáo dục phải giúp kích hoạt được các năng lực thiên bẩm của trẻ Để kích hoạt được các năng lực thiên bẩm đó, chúng ta phải cung cấp cho trẻ một môi trường phát triển tốt với các yếu tố kích thích cần thiết cho sự phát triển

Shichida cho rằng: “Mục đích của giáo dục trong tương lai không phải để tạo ra những con người đầu đầy các kiến thức mà để nuôi dưỡng những đứa trẻ biết cách sử dụng hiệu quả toàn bộ cả hai bán cầu não của mình Nuôi dưỡng những đứa trẻ với những

Trang 11

tiềm năng to lớn, sự sáng tạo tuyệt vời và khả năng tận dụng được nhiều phần trăm não

bộ của mình hơn cần phải là mục tiêu của giáo dục.”

Từ thời xưa, giáo dục tập trung vào việc nuôi dưỡng những con người tốt để có thể đóng góp cho sự phát triển của xã hội Nhưng ngày nay nhận thức về giáo dục đã

có sự thay đổi Chúng ta coi việc vào tiểu học là bước tiếp theo để lên trung học cơ sở

và trung học cơ sở là một bậc nữa để lên trung học phổ thông và cứ tiếp tục như vậy Chúng ta thường bị rơi vào cái bẫy nguy hiểm của việc coi mục tiêu giáo dục cao nhất đối với trẻ là vượt qua các kỳ thi đầu vào của các trường, chứ không thực sự tính đến toàn bộ tương lai của đứa trẻ Rất nhiều các thầy cô và cha mẹ đã nuôi dưỡng và dạy

dỗ đứa trẻ dựa trên quan điểm “chỉ chú trọng vào khả năng học tập ở trường” và đứa trẻ được khuyến khích để đạt được kết quả tốt hơn các bạn nó Các trường cũng mắc phải bệnh thành tích khi uy tín của trường được xét đến dựa trên các chỉ tiêu về thành tích thi cử của học sinh trường đó

Giáo dục thực chất cần vượt qua được mục tiêu trước mắt đó để có thể nuôi dưỡng tính cá thể của từng trẻ và kích hoạt những khả năng thiên bẩm đang nằm ngủ yên trong chúng Giáo dục phải làm sao cho trẻ nào cũng có cơ hội thành công trong lĩnh vực chúng hiểu rõ và làm tốt Mỗi trẻ cần được khuyến khích theo đuổi những thứ chúng thích Có như vậy, khi lớn lên, chúng có thể đóng góp cho xã hội trong mảng lĩnh vực đó Cần phải xây dựng một nền giáo dục cho phép chấp nhận đứa trẻ như một

cá thể đáng trân trọng, chứ không phải là một cá thể mờ nhạt giữa những cá thể khác Hay nói cách khác, chúng ta nên xây dựng nền giáo dục có thể đề cao ý chí của từng cá nhân

Giáo dục não trái truyền thống chỉ chú trọng vào phát triển trí thông minh bằng cách truyền thụ tri thức Cách giáo dục này có những hạn chế và người ta cho rằng nó chỉ giúp phát triển 3% tiềm năng của con người Trên thực tế, khả năng thiên bẩm của con người là không có giới hạn Nhiệm vụ của giáo dục trong tương lai là giúp cho loài người sử dụng hết tiềm năng của mình Nó cũng cần nuôi dưỡng tính cá thể, tâm hồn,

Trang 12

lòng nhân ái, sự nhạy cảm và sáng tạo của trẻ Cần phải dạy trẻ cách sử dụng các khả năng của chúng để góp phần làm thay đổi xã hội và tương lai thế giới

c Đặc điểm của phương pháp giáo dục Shichida

Phương pháp giáo dục Shichida là sự kết hợp giữa giáo dục não phải (phát triển

sự nhạy cảm của trẻ) và giáo dục não trái lí trí Trong phương pháp này có sự phát triển hài hòa, cân bằng giữa não bộ, trái tim và cơ thể:

- Giáo dục Trái tim: xây dựng tình yêu thương, sự tin tưởng lẫn nhau trong mỗi quan

hệ giữa cha mẹ và con cái

- Giáo dục não phải: để kích hoạt các tiềm năng to lớn của não phải bằng cách sử dụng các hình ảnh

- Giáo dục não trái – giáo dục về trí tuệ để tận dụng những khả năng đã được kích hoạt

- Giáo dục về dinh dưỡng và thể chất để giúp phát triển những cơ thể khỏe mạnh về cả thể chất lẫn tâm hồn

Phương pháp Shichida cũng chỉ ra việc xây dựng một cách tiếp cận về giáo dục theo hướng phát triển những tiềm năng thiên bẩm của con người, chứ không phải là để nhồi nhét tri thức Hệ thống giáo dục nên chú trọng đến việc tôn trọng tính cá thể của từng đứa trẻ trong một tổng thế, chứ không chỉ xét đến những khả năng dựa vào học lực của trẻ ở trường Đồng thời, mục tiêu của giáo dục não bộ cũng là để khuyến khích trẻ sử dụng những khả năng tuyệt vời của mình để phục vụ cho xã hội, cộng đồng, thế

Trang 13

III Các hoạt động giáo dục phát triển trí thông minh tiềm năng cho trẻ mầm non

1 Rèn luyện cơ quan cảm giác

Phát triển sự nhạy cảm của các giác quan cho trẻ đặc biệt là thị giác, xúc giác, thính giác và sử dụng phối hợp các giác quan trong nhận thức thế giới xung quanh

Chú trọng giáo dục trẻ theo phương pháp đa giác quan, tức là kết hợp nhìn – sờ - vận động với đối tượng và nhờ đó các tế bào não được kích hoạt, tiềm năng trí tuệ của trẻ mới được khai mở

Ví dụ: Trò chơi: Trong túi có gì?

Đây là trò chơi phát triển xúc giác của bé Sau khi nghe và quan sát cô miêu tả tính chất của trái cây Bé phải dùng thị giác, xúc giác và trí nhớ để gọi tên đúng trái cây

có trong túi

Việc dùng trái cây làm học cụ là cách áp dụng được hầu hết các giác quan trong phương pháp giáo dục đa giác quan Từ việc nhìn, nghe tên gọi, tính chất của trái, đếm chạm vào vỏ, ngửi mùi của trái cây và nếm sẽ giúp trẻ vận dụng cả 5 giác quan của mình

Cũng với chiếc túi này, cô thể cho trẻ thò tay vào túi sờ và tìm các hình khối theo yêu cầu Khuyến khích trẻ mô tả thao tác mình đã sờ một vật như thế nào trong túi trước khi lấy chúng ta và cho trẻ dự đoán xem mình đang cầm trong tay hình gì ở trong

Ngày đăng: 26/05/2016, 12:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w