1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Việc Bón Phân Đến Sinh Trưởng Và Năng Suất Cải Xoong Tại Thái Nguyên

154 253 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 154
Dung lượng 3,9 MB

Nội dung

- Mục tiêu cụ thể: Đề tài nhằm 5 mục tiêu cụ thể sau: + Xác định được ảnh hưởng của lượng đạm bón đến sinh trưởng, năng suất và hàm lượng nitrat trong cải xoong.. + Xác định được ảnh hưở

Trang 2

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS.TS Nguyễn Khắc Thái Sơn

Thái Nguyên, năm 2010

Trang 3

Tôi xin cam đoan những kết quả nghiên cứu được báo cáo trong luận văn này là hoàn toàn trung thực, chưa được công bố ở bất kỳ công trình khoa học nào Những số liệu tham khảo trích dẫn trong đề tài được ghi rõ nguồn gốc, xuất xứ Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm

Trang 4

Cuối cùng tôi xin gửi đến gia đình, bạn bè những người đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu cũng như trong thời gian thực hiện đề tài những lời cảm ơn chân thành nhất

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày 20 tháng 8 năm 2010

Trang 5

Mục lục

Trang

1.2 Sơ lược về tình hình nghiên cứu, sản xuất và tiêu thụ rau 6

1.2.1 Sơ lược về tình hình nghiên cứu rau xanh 6 1.2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau xanh 15

1.3.1 Ảnh hưởng của rau không an toàn đến sức khoẻ con người

1.3.2 Ảnh hưởng của nitrat đến sức khoẻ con người 24

1.3.4 Ảnh hưởng của phân bón và liều lượng phân bón đến hàm

lượng nitrat trong rau

Trang 6

26

1.3.5 Tiêu chuẩn về hàm lượng nitrat trong rau quả trên thế giới

1.4 Một số thông tin liên quan đến cải xoong 30

14.3 Những kết quả về sản xuất và tiêu thụ cải xoong 37

1.5 Sơ lược tình hình cơ bản của vùng nghiên cứu 39

1.5.1 Sơ lược điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội vùng nghiên cứu 39 1.5.2 Tiềm năng sản xuất và tiêu thụ rau xanh ở Thái Nguyên 45 1.5.3 Các chỉ tiêu chính của đất và nước trồng cải xoong 46

Chương 2 VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 49

2.3 Nội dung nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi 49

Trang 7

Chương 3

3.1 Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến sự sinh trưởng, năng suất và

3.1.1 Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến các chỉ tiêu sinh trưởng

3.1.2 Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến năng suất của cải xoong 61 3.1.3 Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến hàm lượng nitrat trong cải

3.1.4 Sơ bộ hạch toán kinh tế của việc bón đạm cho cải xoong 71

3.2 Ảnh hưởng của lượng lân bón đến sự sinh trưởng, năng suất

3.2.1 Ảnh hưởng của lượng lân bón đến các chỉ tiêu sinh trưởng

3.2.2 Ảnh hưởng của lượng lân bón đến năng suất của các lứa thu

3.2.3 Ảnh hưởng của lượng lân bón đến hàm lượng nitrat trong cải

3.2.4 Sơ bộ hạch toán kinh tế của việc bón lân cho cải xoong 78

3.3 Ảnh hưởng của lượng kali bón đến sự sinh trưởng, năng

3.3.1 Ảnh hưởng của lượng kali bón đến các chỉ tiêu sinh trưởng

3.3.2 Ảnh hưởng của lượng kali bón đến năng suất của cải xoong 81 3.3.3 Ảnh hưởng của lượng kali bón đến hàm lượng nitrat trong

Trang 8

3.3.4 Sơ bộ hạch toán kinh tế của việc bón kali clorua cho cải

3.4 Ảnh hưởng của loại phân vi sinh bón đến sự sinh trưởng và

3.4.1 Ảnh hưởng của loại phân vi sinh bón đến các chỉ tiêu sinh

3.4.2 Ảnh hưởng của loại phân vi sinh bón đến năng suất cải

3.5 Ảnh hưởng của phương pháp bón phân đến sinh trưởng và

3.5.1 Ảnh hưởng của phương pháp bón phân đến các chỉ tiêu sinh

3.5.2 Ảnh hưởng của phương pháp bón phân đến năng suất của cải

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ CÁC HÌNH TRONG LUẬN VĂN

Bảng 1.1 Ngưỡng hàm lượng nitrat cho phép trong một số loại rau

Bảng 1.2 Một số chỉ tiêu chính của đất và nước trồng cải xoong 47

Bảng 3.1 Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến các chỉ tiêu sinh trưởng

Bảng 3.2 Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến năng suất của các lứa

Bảng 3.3 Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến hàm lượng nitrat

Bảng 3.4 Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến hàm lượng nitrat

Bảng 3.5 Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến sinh trưởng, năng

Bảng 3.6 Hiệu quả kinh tế của việc bón đạm cho cải xoong 71

Bảng 3.7 Ảnh hưởng của lượng lân bón đến các chỉ tiêu sinh trưởng

Bảng 3.8 Ảnh hưởng của lượng lân bón đến năng suất cải xoong 74

Bảng 3.9 Ảnh hưởng của lượng lân bón đến hàm lượng nitrat

Bảng 3.10 Hiệu quả kinh tế của việc bón lân cho cải xoong 78

Bảng 3.11 Ảnh hưởng của lượng kali bón đến các chỉ tiêu sinh trưởng 79

Trang 10

của cải xoong

Bảng 3.12 Ảnh hưởng của lượng kali bón đến năng suất cải xoong 81

Bảng 3.13 Ảnh hưởng của lượng kali bón đến hàm lượng nitrat

Bảng 3.14 Hiệu quả kinh tế của việc bón kali clorua cho cải xoong 85

Bảng 3.15 Ảnh hưởng của loại phân vi sinh bón đến các chỉ tiêu sinh

Bảng 3.16 Ảnh hưởng của loại phân vi sinh bón đến năng suất cải

Bảng 3.17 Ảnh hưởng của phương pháp bón phân đến các chỉ tiêu

Bảng 3.18 Ảnh hưởng của phương pháp bón phân đến năng suất

cải xoong 95

DANH MỤC HÌNH Hình 3.1 Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến năng suất cải xoong 63

Hình 3.2 Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến hàm lượng nitrat trong

Hình 3.3 Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến hàm lượng nitrat ở các

Hình 3.4 Ảnh hưởng của lượng lân bón đến năng suất của cải xoong 76

Hình 3.5 Ảnh hưởng của lượng kali bón đến năng suất cải xoong 83

Hình 3.6 Ảnh hưởng của loại phân vi sinh bón đến năng suất cải xoong 90

Hình 3.7 Ảnh hưởng của phương pháp bón phân bón đến năng suất

Trang 11

DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

BVTV: bảo vệ thực vật

CT: công thức đ/c: đối chứng ĐHNL - TN: Đại học Nông lâm Thái Nguyên FAO/WHO: Tổ chức Nông lương/Y tế thế giới H.lượng: hàm lượng

N.suất: năng suất RAT: rau an toàn TB: trung bình TCVN: tiêu chuẩn Việt Nam TCCP: tiêu chuẩn cho phép UBND: Uỷ ban nhân dân

Trang 12

MỞ ĐẦU

1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Rau xanh là nguồn thực phẩm không thể thiếu trong đời sống hằng ngày của con người Rau không chỉ cung cấp một lượng lớn vitamin A, B, C,… mà còn cung cấp rất nhiều nguyên tố khoáng đa, vi lượng rất cần thiết trong cấu tạo tế bào của cơ thể Ngoài ra, rau còn là loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh

tế cao, đồng thời cũng là mặt hàng xuất khẩu quan trọng của nhiều nước trên thế giới Rau rất đa dạng về chủng loại như rau ăn quả, rau ăn củ, rau ăn lá Nghề trồng rau ở nước ta đã có từ lâu đời, nông dân có nhiều kinh nghiệm

và truyền thống canh tác rau kể cả một số loại rau đặc sản có nguồn gốc bản địa Tuy nhiên, nghề sản xuất rau ở nước ta vẫn còn nhỏ lẻ, mang tính tự cung tự cấp

là chính, sản xuất còn manh mún, hiệu quả của sản xuất rau còn thấp Nguyên nhân của tình trạng trên là do nước ta năm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết diễn biến phức tạp, nhiệt độ không ổn định, mưa bão, ngập lụt, sâu bệnh hại… đã ảnh hưởng không nhỏ đến sinh trưởng, phát triển của nhiều loại rau Mặt khác, tình trạng ô nhiễm môi trường (ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm đất, ô nhiễm không khí vv…) ngày càng trầm trọng, việc sử dụng ngày càng tăng các loại thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích sinh trưởng và phân hoá học đã làm cho sản phẩm nông nghiệp nói chung và đặc biệt là sản phẩm rau xanh nói riêng không đảm bảo an toàn

Ở Thái Nguyên hiện nay, diện tích đất dành cho sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất rau nói riêng đang dần bị thu hẹp do quá trình đô thị hoá và công nghiệp hóa Cùng với quá trình đó, nhu cầu sử dụng rau xanh,

an toàn, có giá trị dinh dưỡng cao của người dân ngày càng tăng, nhất là ở thành phố Thái Nguyên Để góp phần giải quyết những hạn chế và đáp ứng nhu cầu chính đáng, cấp bách nêu trên, trong những năm qua, tỉnh Thái

Trang 13

Nguyên đã có nhiều đầu tư nghiên cứu và tổ chức sản xuất Trong đó, có những nghiên cứu về kỹ thuật trồng các loại rau bản địa Tuy nhiên, kết quả vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được đầy đủ nguồn rau xanh đảm bảo

an toàn vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng

Nghiên cứu quy trình trồng và phát triển các loại rau bản địa là phù hợp với xu thế chung hiện nay của thế giới cũng như Việt Nam

Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu

ảnh hưởng của việc bón phân đến sinh trưởng và năng suất cải xoong tại Thái Nguyên"

2 MỤC TIÊU CỦA ĐỂ TÀI

- Mục tiêu tổng quát: Đề tài nhằm xác định được lượng đạm, lân, kali, loại phân vi sinh và phương pháp bón phân thích hợp cho cải xoong tại Thái Nguyên

- Mục tiêu cụ thể: Đề tài nhằm 5 mục tiêu cụ thể sau:

+ Xác định được ảnh hưởng của lượng đạm bón đến sinh trưởng, năng suất và hàm lượng nitrat trong cải xoong

+ Xác định được ảnh hưởng của lượng lân bón đến sinh trưởng, năng suất và hàm lượng nitrat trong cải xoong

+ Xác định được ảnh hưởng của lượng kali bón đến sinh trưởng, năng suất và hàm lượng nitrat trong cải xoong

+ Xác định được ảnh hưởng của một số loại phân vi sinh đến sinh trưởng

và năng suất của cải xoong

+ Xác định được ảnh hưởng của các phương pháp bón phân đến sinh trưởng và năng suất của cải xoong

3 YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI

- Đề tài cần xác định thành phần chính của đất và nước vùng trồng cải

Trang 14

xoong Đánh giá sơ lược tình hình cơ bản của vùng nghiên cứu, đặc biệt là đánh giá các đặc tính chính của đất và nước vùng nghiên cứu

- Phải theo dõi, phân tích ảnh hưởng của lượng bón các loại phân đến sinh trưởng, năng suất và hàm lượng nitrat trong cải xoong ở các lứa thu hoạch khác nhau và các bộ phận thu hoạch khác nhau

- Phải hạch toán kinh tế sơ bộ và so sánh hàm lượng nitrat với ngưỡng quy định để kết luận công thức thí nghiệm nào là hiệu quả nhất

4 Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI

4.1 Ý nghĩa khoa học: Đề tài nhằm bổ sung vào kĩ thuật trồng rau an toàn

một số giải pháp sử dụng phân bón cho việc trồng rau cải xoong đạt năng

suất, chất lượng và đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng

Trang 15

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

1.1.1 Cơ sở lí luận

Cải xoong là một loại thực vật thủy sinh hay bán thủy sinh, sống lâu năm

và lớn nhanh, có nguồn gốc từ châu Âu tới Trung Á đây là nơi có điều kiện nhiệt độ thấp gần giống với miền núi phía bắc Việt Nam

Xu thế phát triển ngành sản xuất rau xanh trên thế giới hiện nay là tăng

tỷ trọng, sản lượng và chất lượng rau bản địa để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng

Xây dựng quy trình sản xuất cải xoong để bổ sung vào hệ thống các phương pháp sản xuất rau đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, góp phần bảo tồn và phát triển giống rau bản địa tại Thái Nguyên

Nitrat là một ion không có lợi cho con người cũng như động vật Nó được tích lũy nhiều trong rau quả, hàm lượng nitrat tích lũy nhiều hay ít là phụ thuộc vào việc sử dụng phân đạm bón cho cây Sự có mặt của nitrat với hàm lượng lớn sẽ gây tác động xấu đến sức khoẻ Sự tạo thành methemoglobinemia làm mất khả năng vận chuyển oxi của hemoglobin Bón phân hoá học, đặc biệt là bón đạm liều lượng quá cao ảnh hưởng đến chất lượng nông sản, trong đó được quan tâm nhiều nhất là làm tăng hàm lượng nitrat trong rau, quả

Vì vậy, nghiên cứu ảnh hưởng của việc sử dụng phân bón đến sự tích lũy hàm lượng nitrat trong cải xoong có ý nghĩa cực kì quan trọng đối với người sản xuất và người tiêu dùng rau Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay người sản xuất đang quá lạm dụng phân bón hoá học, thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp nói chung và rau xanh nói riêng

Trang 16

1.1.2 Cơ sở thực tiễn

- Sản phẩm rau hiện nay chất lượng không cao, độ an toàn thấp vì người sản xuất đã quá lạm dụng phân bón, thuốc trừ sâu Nghiên cứu xây dựng quy trình trồng cây cải xoong một loại rau bản địa có khả năng thích ứng và chống chịu tốt với điều kiện tự nhiên sẽ có tác dụng khắc phục được những nhược điểm do việc sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu đem lại

- Ở một số vùng núi trong tỉnh Thái Nguyên, nơi có suối nước chảy đã

có nhiều cây cải xoong mọc hoang dại, sinh trưởng và phát triển rất tốt mặc

dù không được bón phân và phun thuốc phòng trừ sâu bệnh

- Nhu cầu tiêu thụ rau xanh, rau đặc sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên là rất lớn đặc biệt ở thành phố Thái Nguyên Do vậy, nghiên cứu quy trình để trồng và phát triển nhân ra diện rộng cải xoong là hướng đi có thể đem lại hiệu quả cho thực tiễn sản xuất

- Tỉnh Thái Nguyên là thị trường tiêu thụ rất nhiều rau xanh Đặc biệt, tại thành phố Thái Nguyên nơi tập trung đông dân cư và tại đây nhu cầu tiêu thụ rau xanh cao và nhất là nhu cầu sử dụng các loại rau đặc sản bản địa Mặc dù vậy, Thái Nguyên vẫn chưa có những cơ sở sản xuất rau quả sạch, đảm bảo an toàn, người dân vẫn tiếp tục sử dụng rau hàng ngày mà không hề biết rau có

an toàn hay không Các cơ quan chức năng đã và đang rất đau đầu về việc làm thế nào để có đủ sản lượng rau an toàn Cho nên, việc nghiên cứu phát triển nhân ra diện rộng cải xoong tại Thái Nguyên rất cần được nghiên cứu kỹ quy trình trồng trọt để áp dụng vào thực tiễn

1.1.3 Cơ sở pháp lí

Đề tài được tiến hành dựa trên cơ sở các văn bản pháp luật quy định về

các vấn đề có liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm cụ thể sau đây:

- Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm số 12/2003/PL-UBTVQH11 ngày 26/7/2003 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội

Trang 17

- Nghị định số 163/2004/NĐ-CP ngày 07/9/2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm số 12/2003/PL-UBTVQH11

- Quyết định số 43/2006/QĐ-TTg ngày 20/02/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch hành động quốc gia bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm đến 2010

- Chỉ thị số 06/2007/CT-TTg ngày 28/03/2007 của Thủ tướng Chính phủ

về việc triển khai cấp bách bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm

- Quyết định số 867/1998/QĐ-BYT ngày 04/04/1998 của Bộ Y tế về việc ban hành Danh mục tiêu chuẩn vệ sinh đối với lương thực thực phẩm

- Quyết định số 03/2007/QĐ-BNN ngày 09/01/2007 của Bộ Nông nghiệp

và Phát triển nông thôn quy định về quản lí sản xuất và chứng nhận rau an toàn

- Thông tư số 05/2007/TT-BYT ngày 07/03/2007 của Bộ Y tế hướng dẫn

về điều kiện và thủ tục chỉ định tổ chức, thực hiện kiểm tra Nhà nước về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm

- Quyết định số 18/2007/QĐ-BYT ngày 27/12/2007 của Bộ Y tế về quy chế quản lí xét nghiệm nhanh vệ sinh an toàn thực phẩm

- Quyết định số 894/2007/QĐ-UBND ngày 23/04/2007 của Uỷ ban nhân dân thành phố Thái Nguyên về việc ban hành Đề án phát triển sản xuất và tiêu thụ rau an toàn tại thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2008-2010

1.2 SƠ LƯỢC VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ RAU 1.2.1 Sơ lược về tình hình nghiên cứu rau xanh

1.2.1.1 Sơ lược về tình hình nghiên cứu rau xanh trên thế giới

Robert Pruitt và các đồng nghiệp của ông thuộc Trường Đại học Purdue tại West Lafayette, bang Indiannna, Mỹ đã khám phá ra thế hệ thứ hai của loại cải xoong (giống cải xoong có tên là Arabidopsis) đã viết lại chuỗi ADN của một hoặc cả hai gen “hothead” Loại cải này mang đột biến ở cả hai bản

Trang 18

sao một gen có tên là “hothead” Ở loài thực vật đột biến này, các cánh hoa và các bộ phận khác của bông hoa dính vào nhau một cách khác thường Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu của Pruitt đã tìm thấy khoảng 10% số cây con vẫn ra hoa bình thường Sử dụng phương pháp sắp xếp chuỗi gen, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng: thế hệ sau đã thay thế mã gen đột biến của cây bố mẹ bằng

mã gen thông thường của các thế hệ trước nữa Khi nhóm nghiên cứu hàng loạt các gen khác, họ đã phát hiện ra loại cây này cũng thường quay trở lại các gen giống như của đời ông bà trước đó Phát hiện này làm sửng sốt các nhà di truyền học Pruitt và các nhà nghiên cứu khác đang nỗ lực nghiên cứu để giải

thích chính xác cơ chế khắc phục lại mã gen của cải xoong [37]

Pruitt nghi ngờ rằng loại cây này mang một loạt các phân tử ARN (Axit Ribonucleic) liên quan chưa được khám phá, chúng hoạt động như một bản sao dự phòng của ADN (Axitderoxi ribonucleic) Các phân tử này có thể được đưa vào phấn hoa hay hạt giống cùng với ADN và được dùng làm bản mẫu gen để sửa chữa một số gen nhất định Weigel đồng ý rằng đây có thể là cách giải thích hợp lý nhất Pruitt suy đoán kiểu sửa chữa gen ở cây cải xoong Arabidopsis trong điều kiện bình thường là rất hiếm gặp Ông cho rằng chúng tăng mạnh khi gen “hothead” bị đột biến, có thể là do phản ứng của cây khi gặp điều kiện môi trường bất lợi [37] Thật vậy, quá trình này có thể tồn tại bởi vì nó giúp cho cây cải xoong sống được ở bất cứ đâu trong điều kiện khắc nghiệt, chẳng hạn như khi thiếu nước hoặc chất dinh dưỡng Sự khắc nghiệt này có thể khiến cho cây quay trở lại mã gen từ các thế hệ ông bà, có khả năng chống chịu tốt hơn so với thế hệ bố mẹ Để thử nghiệm điều này, Pruitt đang kiểm tra liệu các điều kiện khắc nghiệt có thực sự gây ra hiện tượng tương tự như trên không

Trong một nghiên cứu của các nhà khoa học Trường Đại học Purdue, West Lafayette Mỹ, họ đã tập trung nghiên cứu và tìm ra những loại thực vật

Trang 19

có khả năng thẩm tách và lưu giữ một số lượng rất lớn kim loại nặng trong thân, chúng được gọi là hyperaccumulators Trong hơn 20 loài thực vật hoang dại có họ với cây cải bắp, các nhà khoa học đã chọn ra được một số loại cải xoong, có tên khoa học là thlaspi caerulescens có khả năng tích lũy rất nhiều kim loại nặng như: nickel, kẽm và cadmium [44] Từ năm 1865, những người nông dân tiến hành phát quang đất đai để trồng trọt đã phát hiện ra trong thân cải xoong có chứa một lượng lớn kẽm Kể từ đó, rất nhiều loại thực vật dòng hyperaccumulators được tìm thấy và được sử dụng để loại bỏ kim loại nặng ra khỏi đất Tuy nhiên, việc sử dụng chúng mới dừng lại ở mức như một cách truyền bá kinh nghiệm Hiểu sâu và có thể lai tạo được các giống thực vật này thì vẫn chưa được quan tâm đúng mức

Loài thực vật dòng hyperaccumulators có thể mọc được trên nền đất nông nghiệp hoặc công nghiệp bị ô nhiễm kim loại nặng Các nhà khoa học

hy vọng rằng với nghiên cứu của họ về dòng thực vật này, có thể sẽ làm sống lại những vùng đất rộng lớn bấy lâu bị bỏ hoang Tuy nhiên, để áp dụng được thành tựu này với quy mô tương đối lớn, chắc chắn cần thêm những nghiên cứu sâu hơn nữa

Theo phân loại thực vật học cải xoong có danh pháp khoa học là:

Nasturtium officinale hoặc Nasturtium microphyllum là một loại thực vật thủy

sinh hay bán thủy sinh, sống lâu năm và lớn nhanh, có nguồn gốc từ châu Âu tới Trung Á và là một trong số những loại rau ăn được con người dùng từ rất

lâu Các loài thực vật này là thành viên của họ cải Brassicaceae, về mặt thực

vật học là có họ hàng với rau cần và mù tạc, tất cả chúng đều đáng chú ý vì có mùi vị hăng và cay

Thân của cải xoong trôi nổi trên mặt nước và lá của nó là loại lá phức hình lông chim Cải xoong sản sinh ra các hoa nhỏ màu trắng và xanh lục, mọc thành cụm Nasturtium nasturtium-aquaticum và Sisymbrium nasturtium-

Trang 20

aquaticum là các từ đồng nghĩa của N.officinale Nasturtium officinale thứ microphyllum Thellung là từ đồng nghĩa của N.microphyllum Các loài này

cũng được liệt kê trong một số nguồn là thuộc về chi Rorippa, mặc dù các

chứng cứ phân tử chỉ ra rằng các loài thực vật thủy sinh với thân rỗng có quan

hệ họ hàng gần gũi với Cardamine hơn là so với Rorippa (Al-Shehbaz &

Price, 1998) Lưu ý là mặc dù tên khoa học của chi cải xoong là Nasturtium,

nhưng chi này không có họ hàng gì với các loài sen cạn trong chi Tropaeolum

(họ Tropaeolaceae) mà trong tiếng Anh thông thường người ta cũng gọi là

"Nasturtium" [2]

Kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả Sharfuddin và Sididque khi so sánh thành phần ding dưỡng của cây rau với các cây ngũ cốc cho thấy: Rau xanh đặc biệt rau ăn lá có hàm lượng vitamin và các khoáng chất cao hơn lúa mì rất nhiều lần Các loại vitamin có trong rau phổ biến là: vitamin A, B2 C, E [47] Theo Nguyễn Tiến Mạnh (1996), khi nghiên cứu khả năng cho hiệu quả kinh tế của cải bắp, cà chua và dưa chuột ở Hà Nội, Nam Định, Hà Tây và Thái Bình cho rằng: tổng thu nhập trên 1 ha rau cao hơn rất nhiều so với lúa và ngô,

cụ thể: đối với lúa tổng thu nhập là 3.830.000 đồng/ha; ngô 3.333.000 đồng/ha; khoai tây là 15.641.000 đồng/ha; cải bắp là 11.747.000 đồng/ha; cà chua là 14.302.900 đồng/ha và dưa chuột là 23.552.200 đồng/ha [27]

Rau xanh còn là nguồn nguyên liệu của các ngành công nghiệp thực phẩm như công nghiệp đồ hộp (dưa chuột, đậu, bắp ); công nghiệp bánh kẹo (bí xanh, cà rốt ); công nghiệp sản xuất nước giải khát (cà chua, cà rốt, bí đao ); công nghiệp chế biến thuốc dược liệu (tỏi, hành, rau gia vị ); làm hương liệu (hạt mùi, ớt ) Rau góp phần phát triển các ngành kinh tế khác như: ngành chăn nuôi (là nguồn thức ăn cho chăn nuôi) [22]

Trên Website của Viện Rau Quả có viết: trên thế giới, sản xuất các sản phẩm nông nghiệp an toàn cho sức khoẻ con người và môi trường canh tác,

Trang 21

môi trường sống là hướng ưu tiên của ngành nông nghiệp Ở hầu hết các nước

từ những năm đầu cuả thế kỷ XXI, vấn đề sản xuất rau xanh là sản phẩm được quan tâm đặc biệt về vệ sinh an toàn thực phẩm Công nghệ trồng rau nhà lưới, nhà kính, cho phép kiểm soát tốt hơn nguyên liệu đầu vào Vì vậy, sản xuất rau trong nhà lưới, nhà kính có thể làm tăng năng suất, cho phép mùa canh tác dài hơn, cung cấp sản phẩm an toàn hơn Một trong những phương pháp tổ chức sản xuất rau an toàn là trồng rau trên giá thể Trồng rau trên giá thể sạch là một phương pháp được sử dụng rộng rãi ở Úc và nhiều nước trên toàn thế giới để sản xuất rau trong nhà kính như dưa chuột, cà chua và rau ăn

lá Giá thể sạch để trồng rau trong nhà lưới, nhà kính là những sản phẩm sẵn

có ở địa phương, giá rẻ như xơ dừa, bã mía, than bùn, trấu hun… Ở Việt Nam, mụn xơ dừa “cocopeat” được xác định như một sản phẩm mới dồi dào

và đầy tiềm năng [5]

Rau xanh là thực phẩm rất tốt cho cơ thể con người Tuy nhiên, mới đây các nhà nghiên cứu người Lithuania đã tìm ra một phương pháp để khiến rau xanh thậm chí còn tốt hơn nữa Họ sử dụng một loại đèn chiếu sáng bằng chất rắn (SSI - Solid-state Illuminator) để xử lý rau trong một thời gian ngắn nhằm giảm bớt hàm lượng nitrat có hại xuống 44-65% đồng thời nâng cao giá trị dinh dưỡng cho rau Các nhà nghiên cứu đã trồng rau diếp, cây kinh giới và hành lá tại nhà kính trong điều kiện ánh sáng ban ngày kết hợp chiếu sáng bổ sung bằng những đèn natri cao áp Sau đó, rau tiếp tục được xử lý dưới đèn chiếu sáng bằng chất rắn trong 3 ngày để sản sinh dòng photon quang hợp mật

độ cao Thêm vào đó, để giảm bớt nồng độ nitrat, các đèn chiếu sáng bằng chất rắn sẽ tạo ra ít bức xạ nhiệt hơn so với đèn natri cao áp, cho phép quá trình quang hợp xảy ra với cường độ mạnh hơn và chỉ cần một khoảng thời gian ngắn thay vì cả một chu kỳ sinh trưởng Mặc dù việc sử dụng các đèn chiếu sáng bằng chất rắn có thể đắt đỏ, nhưng toàn bộ chi phí sản xuất lại

Trang 22

được giảm nhẹ bởi quy trình xử lý chỉ cần 10% thời gian trong chu kỳ sinh trưởng và rau xanh có thể tiếp tục được sản xuất dưới điều kiện ánh sáng ban ngày Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh rằng công nghệ này có thể áp dụng vào thực tiễn để sản xuất các loại rau rậm lá tại các quốc gia phía Bắc bởi rau xanh trồng trong nhà kính thường được trồng trong điều kiện thiếu sáng [16] Hân Minh và các cộng sự (Sở khoa học và Công nghệ Hải Phòng), năm

2010 đã nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất rau mầm quy mô hộ gia đình phù hợp với điều kiện Hải Phòng Theo nhóm nghiên cứu này, nhu cầu sản xuất rau an toàn và rau mầm tại các gia đình khá cao Do vậy, họ đã nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật, xây dựng được 3 quy trình sản xuất rau mầm có hiệu quả kinh tế cao, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm phù hợp với điều kiện địa phương; đó là quy trình sản xuất rau mầm cải củ, cải xanh và đậu xanh Các quy trình này được triển khai thực nghiệm tại các hộ gia đình đạt kết quả tương đối tốt, các chỉ tiêu đều đảm bảo yêu cầu đặt ra, đặc biệt chỉ tiêu về hệ số nhân sản phẩm: cải củ đạt 84,24%, cải xanh đạt 95,63% và đậu xanh đạt 93,52% Người sản xuất có thể thu lãi từ 500.000 đến 2.700.000 đồng/tháng với quy mô 100 khay (tương đương khoảng 17,3m2) [29]

Theo Phạm Anh Cường (2008), hiện nay rau an toàn (RAT) đang được

cả xã hội quan tâm Các nghiên cứu nhiều năm về RAT cũng đã được triển khai và đem lại kết quả khá tốt Hiện tại quy trình sản suất RAT chủ yếu vẫn khuyến cáo sử dụng tất cả các loại vật tư hữu cơ, vô cơ có nguồn gốc hóa học

và sinh học sao cho lượng sử dụng vừa đủ, ít để lại dư lượng kim loại nặng, thuốc bảo vệ thực vật, nitrat và vi sinh vật gây bệnh trên rau và trong đất theo tiêu chuẩn sản xuất rau an toàn của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn Biện pháp này về lý thuyết có thể hạn chế các chất tồn dư nêu trên nhưng trên thực tế rất khó kiểm soát do ý thức và trình độ thâm canh của người dân Theo

Trang 23

ông, nếu người sản xuất rau áp dụng phương pháp canh tác hữu cơ có thể đảm bảo sản xuất rau an toàn và ổn định Các yếu tố gây ô nhiễm trên rau xanh thường có trong phân bón và thuốc BVTV Đây là những vật tư kỹ thuật không thể thiếu trong canh tác rau Việc bón phân hữu cơ chưa hoai mục, sử dụng nhiều phân đạm hóa học và thuốc BVTV có độ độc cao là những nguyên nhân chủ yếu làm rau bị ô nhiễm Từ lâu, các nhà khoa học đã thường xuyên khuyến cáo phải bón phân hữu cơ đã ủ hoai, không bón phân tươi, phân rác, sử dụng thuốc BVTV phải theo nguyên tắc “4 đúng”, đảm bảo thời gian cách ly và sử dụng các loại thuốc sinh học [12]

Trong thực tế việc áp dụng các khuyến cáo trên còn rất hạn chế, tình trạng rau bị ô nhiễm còn rất phổ biến Lý do là trên thị trường chưa cung ứng

đủ các sản phẩm phân hữu cơ đã chế biến, thuốc BVTV có nguồn gốc sinh học còn quá ít, chưa đủ khả năng khống chế các loại sâu, bệnh hại Khi nông dân còn phải sử dụng các loại phân hữu cơ tự có, thuốc BVTV có nguồn gốc hóa học có độ độc cao, tồn dư lâu trong môi trường thì dù có khuyến cáo cũng không mang lại kết quả như mong muốn Công tác kiểm tra và quản lý hành chính dù có tăng cường cũng không thể kiểm soát được hết lượng rau không

an toàn hàng ngày vẫn đi vào thị trường Phương pháp canh tác hữu cơ có thể hiểu là toàn bộ vật tư phân bón, thuốc BVTV, các chế phẩm sinh học… được

sử dụng trong sản xuất rau đều có nguồn gốc hữu cơ, sinh học thân thiện với môi trường Các vật tư đầu vào của sản xuất được chọn lựa và kiểm soát đủ tiêu chuẩn của sản xuất hữu cơ (theo International Federation of Organic Agriculture Movements -IFOAM, 2003) thì sản phẩm đầu ra về cơ bản là an toàn Chỉ có thể canh tác rau bằng phương pháp hữu cơ mới có thể đảm bảo

có rau an toàn thực sự và ổn định Các loại phân bón và chế phẩm theo tiêu chuẩn này sẽ thay thế các loại phân bón, chế phẩm hóa học và các phụ phẩm

tự nhiên kém chất lượng [9]

Trang 24

1.2.1.2 Sơ lược về tình hình nghiên cứu rau xanh ở Việt Nam

Theo Hồ Hữu An (2010), "Vườn treo" là công nghệ cao để sản xuất rau sạch, được nghiên cứu ở Mỹ trong thời gian dài và nay được ứng dụng và việt hóa cho phù hợp với điều kiện của nước ta Theo công nghệ này thì gieo hạt và trồng rau hoàn toàn không cần đất Để cây phát triển, phân bón ở dạng dung dịch do Trường Đại học Nông nghiệp I sản xuất sử dụng trên 10 nguyên tố đa, vi lượng là những nguyên tố tối cần thiết, cùng với nguồn nước sạch như nước giếng… đủ đảm bảo cho cây phát triển như trong điều kiện bình thường Với công nghệ này, người trồng rau quả có thể hoàn toàn kiểm soát được, không để cho rau quả bị nhiễm kim loại nặng, và các độc tố khác [1]

Công nghệ này có phạm vi ứng dụng khá rộng rãi Nó có thể áp dụng cho những cơ sở trồng rau quả quy mô lớn, có mái che hay ngoài trời, cũng có thể dùng cho từng hộ gia đình thậm chí ngay trên ban công, sân thượng của các khu nhà cao tầng ở đô thị Đặc biệt, với những nơi có điều kiện tự nhiên không thuận lợi cho việc trồng trọt như nhân dân và chiến sĩ huyện đảo Trường Sa, các đồn biên phòng… công nghệ này sẽ mở ra một khả năng tốt

để khắc phục tình trạng thiếu rau quả trong bữa ăn hàng ngày [1]

Theo Trần Thị Ba , ở Việt Nam cải xoong được trồng chủ yếu ở vùng cao, có khí hậu mát như miền Bắc, Đà Lạt, Bình Thuận Ở đồng bằng sông Cửu Long, huyện Bình Minh tỉnh Vĩnh Long là nơi trọng điểm trồng cải xoong, có truyền thống từ lâu đời, không những cung cấp cho đồng bằng mà

cả thành phố Hồ Chí Minh Ngoài ra, tỉnh An Giang, tỉnh Cần Thơ cũng có trồng nhưng diện tích không đáng kể Thân cải non, mềm, xốp dài 20-60 cm, mỗi lóng thân dài 1-5 cm tùy thuộc rất lớn vào thời tiết và sự chăm sóc, mỗi mắt có thể mọc một cành Lá kép có 3-9 lá phụ, lá đỉnh to nhất, lá cải hình tròn nhỏ màu xanh đậm, rìa lá răng cưa Cải xoong thuộc loại rễ chùm, có

Trang 25

nhiều rễ phụ ở đốt thân có thể hút chất dinh dưỡng và nếu đem trồng sẽ thành cây độc lập Cải xoong rất thích sống ở nơi nhiều đất bùn, sống dưới nước, độ ngập khoảng 4-5 cm nơi có dòng nước chảy như ở dưới chân của thác nước, mực nước sâu thì thân cải mọc dài Cây sinh trưởng tốt ở nhiệt độ 15-200C, ở

độ cao trên 1000 m so với mặt nước biển (như vùng Đà Lạt) Độ pH của đất thích hợp nhất 6-7, không sống được trong đất phèn, đất mặn hoặc đất cát trong mùa nắng Cây rất thích độ ẩm cao, cần nước tưới thường xuyên [2] Theo Bùi Bảo Hoàn & cs (2000), trong khẩu phần ăn của người, rau xanh cung cấp khoảng 95-99% nguồn Vitamin A, 60-70% nguồn Vitamin B và gần 100% nguồn Vitamin C Nếu trong khẩu phần ăn của người mà thiếu rau xanh kéo dài nhiều ngày thì thường thấy xuất hiện các triệu trứng như: da khô, mắt

mờ, quáng gà do thiếu Vitamin A; chảy máu chân răng, tay chân mệt mỏi, suy nhược do thiếu Vitamin C; lở loét miệng lưỡi, viêm ngứa chủ yếu do thiếu Vitamin B2; tê phù do thiếu vitamin B1 Thiếu Vitamin sẽ giảm sức dẻo dai, hiệu suất làm việc giảm sút, bệnh tật dễ phát sinh, khi mắc bệnh chữa cũng lâu lành [10], [22]

Nhiều người cho rằng cam là loại quả giàu vitamin C nhất nhưng thực ra có một loại trái cây mà lượng vitamin C còn lớn gấp 2,5 lần so với cam, đó là ớt tây (ớt chuông Nếu ớt ta chỉ là một loại gia vị thì ớt tây còn gọi là ớt ngọt hay ớt Đà Lạt lại là một loại rau xanh nhiều vitamin cần thiết trong bữa cơm gia đình.Gọi

ớt tây là ớt ngọt vì nó không có vị cay gắt như ớt ta, ớt quả to, màu sắc sặc sỡ thường được trồng nhiều ở Đà Lạt nên còn gọi là ớt Đà Lạt ) [30]

Ớt ngọt thường được dùng trong các món salát hoặc nấu chín Nếu dùng salat bạn chỉ cần chưa đến 100g ớt tây là đủ lượng vitamin C trong ngày Nếu nấu chín sẽ mất đi khoảng 60 % lượng vitamin, nhưng cũng chỉ cần 200g ớt tây là cung cấp được 200 mg vitamin C, đủ lượng vitamin C cho cả ngày [26] Ngoài vitamin C, ớt tây cũng rất giàu vitamin A Cứ 100g ớt tây có chứa

Trang 26

khoảng 3,5 mg vitamin A, có thể cung cấp từ 15 đến 50 % lượng vitamin A cần thiết trong ngày [30]

Kết quả nghiên cứu của Lê văn Tri (1997), đã chỉ ra rằng: ngoài việc cung cấp một lượng lớn Vitamin rau xanh còn giúp bồi bổ cho cơ thể một lượng chất khoáng đáng kể như: Ca, P, Fe Các chất khoáng có tác dụng rất lớn trong việc bồi bổ sức khỏe, chống thiếu máu, làm cho cơ thể dẻo dai và tăng sức chống đỡ bệnh tật Có thể nói rau là nguồn dược liệu quý làm tăng sức khỏe và kéo dài tuổi thọ cho người Đặc tính này có ở nhiều loại rau nhưng nhiều nhất ở: tỏi, gừng, tía tô, nghệ, rau cải, rau xam, dền và rau ngót [42]

1.2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau xanh

1.2.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau trên thế giới

* Tình hình sản xuất rau xanh trên thế giới

Theo Tổ chức Nông-Lương Thế giới (FAO), hiện nay trên thế giới có khoảng 15 triệu ha đất sử dụng cho trồng rau, bao gồm hơn 120 chủng loại rau khác nhau với sản lượng lên tới 426.187 triệu tấn Trong đó những chủng loại rau quan trọng chiếm diện tích lớn nhất là cà chua 2,7 triệu ha, dưa hấu 1,93 triệu ha, hành 1,91 triệu ha, cải bắp 1,7 triệu ha, ớt 1,1 triệu ha Tuy nhiên, trình độ phát triển nghề trồng rau của các nước không giống nhau Ở các nước phát triển cây rau được chú trọng hơn so với các nước đang phát triển Trung Quốc là nước có diện tích trồng rau lớn nhất thế giới 8.266.500 ha, chiếm 46% tổng diện tích gieo trồng toàn thế giới Việt Nam

có diện tích trồng rau 525.000 ha chiếm 2,92% diện tích rau xanh trên thế giới [50]

Năng suất rau trên thế giới trung bình là 138.576 tạ/ha Trong đó, Australia

có năng suất cao nhất 347.826 tạ/ha gấp 2,7 lần năng suất bình quân toàn thế giới, Việt Nam có năng suất trung bình là 125.714 tạ/ha xấp xỉ bình quân thế giới, thấp nhất là Banglades có năng suât là 62.800 tạ/ha [50]

Trang 27

Nước có sản lượng rau lớn nhất thế giới là Trung Quốc 142.010.000 tấn, chiếm 56,92% sản lượng rau toàn thế giới Việt Nam có sản lượng rau là 6.600.000 tấn, chiếm 2,65% sản lượng rau toàn thế giới [50]

Ở Đài Loan, hầu như rau sản xuất ở đây đều phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ trong nước Năm 2002, khoảng 179.500 ha đất canh tác được sử dụng trong việc trồng rau tập trung chủ yếu tại các tỉnh Vân Lâm, Trương Hoa, Đài Nam, ChiaYi Sản lượng rau khoảng 3.462.000 tấn, năng suất trung bình khoảng 19.300kg/ha Hiện nay, ở Đài Loan trồng hơn 100 loại rau Ở miền Bắc Đài Loan có khí hậu mát mẻ phù hợp trồng các loại hành, bắp cải, mù tạt, tỏi Ở miền Nam chủ yếu trồng các loại rau như cà chua, súp lơ, các loại đậu Các loại rau tươi được nhập khẩu nhiều nhất là súp lơ xanh, súp lơ trắng, bắp cải Đài

Loan chủ yếu nhập các loại rau từ Hoa Kỳ, Trung Quốc, Việt Nam [35]

* Tình hình tiêu thụ rau xanh trên thế giới

Hiệp hội rau hoa quả Việt Nam cho biết: do sự chuyển đổi mùa vụ từ xuân hè sang vụ hè thu khiến nguồn cung giảm mạnh nên mặt hàng rau hoa quả trong nước xuất khẩu giảm sút Bên cạnh đó, tình hình khô hạn tại một số tỉnh miền Trung và nắng nóng tại miền Bắc cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng rau quả xuất khẩu Đến đầu tháng 6 năm 2010, kim ngạch của mặt hàng rau quả mới chỉ đạt trên 27 triệu USD, giảm 19,1% so với cùng kỳ Tuy nhiên, VinaFruit cũng dự báo kim ngạch xuất khẩu rau quả trong những tháng tới sẽ tăng lên, đặc biệt là nhóm trái cây tươi và trái cây chế biến Nhiều loại trái cây là thế mạnh của Việt Nam như vải thiều, xoài, nhãn, chôm chôm, măng cụt… đang bước vào vụ thu hoạch sẽ góp phần đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu rau - quả của Việt Nam [41]

Hiện nay, Trung Quốc đang là thị trường dẫn đầu về kim ngạch nhập khẩu rau, hoa, quả của Việt Nam nhưng kim ngạch xuất khẩu rau, quả sang thị trường này lại giảm nhẹ so với cùng kỳ 2009 Hiện tại, kim ngạch xuất

Trang 28

khẩu rau quả sang thị trường Trung Quốc mới chỉ đạt 2,1 triệu USD và giảm 32,6% so với tháng trước Ngoài ra, thị trường Nhật Bản kim ngạch cũng giảm 23% so với tháng trước và giảm 6,1% so cùng kỳ năm 2009 với giá trị hiện tại là 1,1 triệu USD [4], [41]

1.2.2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau xanh ở Việt Nam

* Tình hình sản xuất rau xanh ở Việt Nam

Nước ta có lịch sử trồng rau từ lâu đời, từ thời vua Hùng người ta đã phát hiện ra bầu bí Năm 1721-1783, Lê Quý Đôn đã tiến hành tổng kết các vùng phân bố rau Những năm trước đây do nền kinh tế tự túc kéo dài, nghề trồng rau nước ta rất manh mún, các chủng loại rau còn rất nghèo nàn; diện tích và sản lượng còn quá thấp so với tiềm năng đất đai, khí hậu của Việt Nam Năm

1929 ở nước ta đã bắt đầu trồng rau cải trắng và khoai tây

Ngày nay, qua chọn lọc và thuần hóa lâu đời, nước ta đã có nhiều giống cây trồng tốt, thích nghi với từng vùng khí hậu riêng biệt Ở xung quanh thành phố

và các thị trấn, thị xã đã hình thành nên các vùng trồng rau rau ngoại thành Thời gian gần đây, diện tích rau, hoa quả của Việt Nam phát triển nhanh chóng và ngày càng có tính chuyên canh cao Đồng bằng sông Hồng là vùng sản xuất lớn nhất, chiếm khoảng 29% sản lượng rau toàn quốc Sở dĩ như vậy là do đất đai

ở vùng đồng bằng sông Hồng tốt, khí hậu mát mẻ và gần thị trường Hà Nội hơn so với các vùng khác Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trồng rau lớn thứ 2 của cả nước, chiếm 23% sản lượng rau của cả nước Đà Lạt, thuộc vùng Tây Nguyên cũng là vùng chuyên canh sản xuất rau cho xuất khẩu và cho nhu cầu tiêu thụ ở thành thị [24]

Hiện nay, diện tích trồng rau hàng năm ở nước ta ngày càng được mở rộng Diện tích trồng rau tăng dần theo các năm là 401.560 ha (năm 1998), 441.300 ha (năm 1999) và tăng lên 605.900 ha (năm 2004) Sự tăng lên về diện tích kéo theo sự tăng tương ứng của năng suất và sản lượng rau các năm

Trang 29

Năng suất rau ở nước ta còn thấp và diễn biến qua các năm như sau: 12,8 tấn/ha (1998); 13,02 tấn/ha (1999) và 14,7 tấn/ha (2004) Sản lượng rau là 5.150.000 tấn (1998); 5.756.800 tấn (1999) và 8.876.800 tấn (2004) [45] Theo Hoàng Đình Phi thì: các loại rau trồng tại trang trại của Công ty Sannam là thành tựu nghiên cứu trong 5 năm với rau xanh và 10 năm với rau rừng Sản phẩm được trồng trong một mô hình khép kín từ khâu sản xuất, đóng gói, cho đến tiêu thụ Sản phẩm chủ lực mà Công ty đang hướng tới trong tương lai là phát triển rau rừng sạch Sannam đã nghiên cứu, phát hiện, phân tích, nhân giống, trồng, đăng kí bản quyền và thương mại hóa các loại rau rừng với chất lượng tự nhiên 100% Hiện nay, Sannam có 12 sản phẩm rau rừng nổi bật như: rau báng, rau sóc, rau tai voi, rau lưỡi hổ… các loại rau này có hàm lượng dinh dưỡng rất cao [15]

Theo quy hoạch của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến năm

2010, diện tích trồng rau quả của cả nước phải đạt 1 triệu ha, sản lượng 10 triệu tấn Trong đó, diện tích dành cho xuất khẩu khoảng 255.000 ha (sản lượng 430.000 tấn); diện tích rau xanh tiêu thụ trong nước đạt trên 700.000 ha (sản lượng 14 triệu tấn) Đến năm 2010, giá trị xuất khẩu rau, quả đạt khoảng 600-700 triệu USD/năm, đến năm 2020 đạt 1,2 tỉ USD/năm [3]

Chương trình hỗ trợ cạnh tranh toàn cầu cho doanh nghiệp Việt Nam đã

hỗ trợ cho các doanh nghiệp rau quả Việt Nam 135 tỉ đồng, tạo ra việc làm cho hơn 6000 lao động, thu hút đầu tư và gia tăng doanh số xuất khẩu rau quả Việt Nam Theo kế hoạch giai đoạn 2011-1013, chương trình hỗ trợ cạnh tranh toàn cầu cho doanh nghiệp Việt Nam sẽ hỗ trợ 210 tỷ đồng, với khoảng

40 dự án, triển khai trên 8 tỉnh thành [3] Hiện ngành rau quả Việt Nam chỉ mới tập trung sản xuất rồi bán ra thị trường theo mùa vụ mà thiếu một chiến lược phát triển dài hạn, thiếu sự đầu tư vào công nghệ sau thu hoạch, để kéo dài thời gian bảo quản Thời gian để vận chuyển trái cây từ nhà vườn đến

Trang 30

siêu thị, chợ hay cửa hàng bán lẻ chỉ chưa đến một ngày, nhưng chỉ sau vài ngày những trái cây này không còn tươi, trong khi cùng khoảng thời gian đó trái cây nhập khẩu vẫn còn tươi, giữ được màu sắc nên được người tiêu dùng

ưa chuộng hơn Do các khách hàng từ châu Âu, châu Mỹ… thường yêu cầu các doanh nghiệp giao hàng đúng thời gian, trong khi đó một số loại trái cây, rau… không thể đảm bảo được trong thời gian đó nên công nghệ bảo quản sau thu hoạch phải được đặt lên hàng đầu

So sánh với các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới thì sản lượng xuất khẩu rau quả của Việt Nam còn khá thấp Nhưng, các doanh nghiệp thì lại cạnh tranh bằng cách giảm giá để giành hợp đồng bán hàng Nếu tình trạng này còn kéo dài thì các sản phẩm rau quả của Việt Nam khó có thể tồn tại lâu trên thị trường xuất khẩu Biện pháp tốt nhất là các doanh nghiệp phải tìm cách nâng cao giá trị cho các sản phẩm của mình bằng thực hành sản xuất tốt, cùng với đó là chú trọng vào thiết kế bao bì cùng bảo quản sau thu hoạch [36]

Theo Cục trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và PTNT (2008), có thể áp dụng các giải pháp kỹ thuật sau để hạn chế tối đa lượng phân bón dư thừa trong đất

do bón quá liều [9], [11]:

- Sử dụng các loại phân bón hoặc các chất có tác dụng làm tăng hiệu suất

sử dụng của phân bón Hiện hay, đã có một số loại phân bón hoặc các chế phẩm có khả năng làm tăng hiệu suất sử dụng đạm từ 25-50 % khi sử dụng phối hợp với phân đạm Cơ chế tăng hiệu suất sử dụng dinh dưỡng được xác định do việc hạn chế hoạt động của men phân giải Ure aza, men làm mất đạm, tăng khả năng lưu dẫn đạm cho cây trồng Các loại phân bón có công dụng nêu trên như NEB26, Wehg, Agrotain có thể giảm từ 1/4 đến 1/2 lượng đạm

so với lượng dùng thông thường mà cây trồng vẫn cho năng suất cao, chất lượng nông sản tốt Do vậy, cần phải tổ chức khuyến cáo và hướng dẫn

Trang 31

rộng rãi cho người sử dụng để nhanh chóng đưa được các chế phẩm nêu trên vào thực tiễn sản xuất

- Sử dụng các loại phân bón lá có chứa K - Humate và các nguyên tố đa lượng, trung lượng, vi lượng để bổ sung dinh dưỡng cho cây, tăng khả năng phục hồi, tăng sức đề kháng của cây đối với sự thay đổi bất thường của thời tiết, đề kháng sâu bệnh Tăng hiệu suất sử dụng các yếu tố dinh dưỡng đa lượng một cách cân đối, bổ sung kịp thời các chất dinh dưỡng vào những giai đoạn thiết yếu Lượng bón dùng theo khuyến cáo của nhà sản xuất

- Bón bổ sung các loại phân bón có chứa yếu tố Silic làm tăng khả năng cứng cây chống đổ ngã, tăng khả năng quang hợp, tăng sử dụng cân đối dinh dưỡng, nâng cao hiệu suất sử dụng cá yếu tố dinh dưỡng đa lượng NPK Đặc biệt có tác dụng đối với cây lúa và cây họ hoà thảo Vai trò của yếu tố Silic gần đây đã được xác định rõ và được bổ sung vào danh mục phân bón như là một yếu tố dinh dưỡng

- Cần sử dụng các loại phân bón chậm tan, để cây trồng sử dụng một cách từ từ tăng hiệu suất sử dụng chất dinh dưỡng, giảm chi phí và giảm ô nhiễm môi trường

- Tích cực triển khai chương trình ba giảm (giảm lượng đạm bón, giảm

thuốc bảo vệ thực vật, giảm lượng nước tưới) ba tăng (tăng năng suất, tăng chất

lượng sản phẩm và tăng hiệu quả kinh tế), bón phân theo bảng so màu, tiết kiệm tối đa lượng đạm bón nhưng vẫn đem lại năng suất cao Thực hiện bón phân cân đối, lượng đạm có thể giảm từ 40-45 kg ure/ha tuỳ từng chân đất Tổ chức hướng dẫn sử dụng phân bón hợp lý theo nguyên tắc “5 đúng”: đúng chủng loại, đúng lúc, đúng đối tượng, đúng thời vụ, đúng cách bón sẽ góp phần tăng hiệu suất sử dụng phân bón, tránh lãng phí và ô nhiễm môi trường

* Tình hình tiêu thụ rau xanh ở Việt Nam: ở Việt Nam, rau được tiêu thụ

hầu hết ở các hộ gia đình Theo số liệu điều tra của Viện Khoa học Nông

Trang 32

nghiệp Việt Nam, có đến 100% hộ gia đình tiêu thụ rau xanh hàng ngày Tính

từ năm 1993-1998, rau được tiêu thụ rộng rãi nhất là rau muống (95% số hộ tiêu thụ), sau đó là cà chua 88% Năm 1998-2002, rau tiêu thụ chủ yếu là đậu

đỗ, bắp cải, su hào; mức tiêu thụ rau tăng 10%/năm Bình quân tiêu thụ rau của người Việt Nam là 54 kg/người/năm Giá trị tiêu thụ rau hàng năm là 126.000 đồng/người hoặc 529.000 đồng/hộ (chiếm khoảng 4% tổng chi phí tiêu dùng) Trong một khảo sát khoa học gần đây của Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam về sản xuất và thương mại hàng hóa rau cho thấy: Tổng lượng rau tiêu thụ bình quân đầu người tăng hơn 2 lần so với 10 năm qua Xu hướng tiêu thụ rau của người Việt Nam cũng có nhiều thay đổi Mức tiêu thụ rau theo đầu người sẽ tăng khoảng một nửa so với mức tăng của thu nhập và phấn đấu đến năm 2010 đạt mức tiêu thụ bình quân 85 kg/năm Rau xanh vẫn giữ vị trí quan trọng trọng trong bữa ăn hàng ngày và mức tiêu thụ ngày càng lớn, nhưng sản phẩm rau xanh lại được đánh giá là mang lại nhiều rủi ro cho người tiêu dùng do chất lượng rau ở nhiều nơi không đảm bảo an toàn Vì thế, mục tiêu của ngành sản xuất rau quả hiện nay là đáp ứng nhu cầu rau có chất lượng cao cho người tiêu dùng nhất là các vùng tập trung đông dân cư [46] Thành phần tiêu thụ rau quả thay đổi theo mỗi vùng trong cả nước Đậu,

su hào và cải bắp là những loại rau được tiêu thụ rộng rãi hơn ở miền Bắc Trong đó cam, chuối, xoài và quả khác lại được tiêu thụ phổ biến hơn ở miền Nam Sự tương phản rõ nét nhất có thể thấy trường hợp su hào với 90% hộ nông dân ở miền núi phía Bắc và đồng bằng sông Hồng tiêu thụ, nhưng dưới 15% số hộ ở miền Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu long tiêu thụ Ở các khu vực thành thị, tỷ lệ hộ tiêu thụ đối với tất cả các sản phẩm đều cao Trong tháng 1 năm 2010, một số thị trường xuất khẩu rau quả có mức tăng đột biến là: Italia đạt 1,1 triệu USD, tăng 600,4% so với cùng kỳ và tăng 0,7% so với tháng 12 năm 2009, chiếm 2,8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu

Trang 33

rau quả của cả nước Đứng thứ hai là Indonesia đạt 419 nghìn USD, tăng 370,8% so với cùng kỳ và tăng 109% so với tháng 12 năm 2009, chiếm 1% Thứ ba là Anh đạt 174 nghìn USD, tăng 212,6% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng giảm 10,8% so với tháng 12 năm 2009, chiếm 0,4% và sau cùng là Hàn Quốc đạt 743 nghìn USD, tăng 148% so với cùng kỳ năm ngoái, tăng 103% so với tháng 12 năm 2009, chiếm 1,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả cả nước Trung Quốc luôn là thị trường xuất khẩu rau quả trọng điểm của Việt Nam, đạt 7 triệu USD, tăng 92,2% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng 18,6% so với tháng 12 năm 2009 là tháng Tết dương lịch và giáp Tết Nguyên đán nên nhu cầu rau quả phía Trung Quốc tăng mạnh [41]

Trong những năm gần đây, thị trường xuất khẩu rau xanh sang Đài Loan luôn gia tăng, kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường Đài Loan chiếm tỉ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của cả nước Bình quân trong các năm 2000 đến 2005, nước ta xuất khẩu sang Đài Loan đạt 22 triệu USD rau quả/năm, đứng hàng thứ 2 sau thị trường Trung Quốc Năm 2005, kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường của Đài Loan đạt gần 27 triệu USD Trong năm 2006 và những tháng đầu năm

2007, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này luôn giữ ở mức cao [35]

1.3 NITRAT VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN

1.3.1 Ảnh hưởng của rau không an toàn đến sức khỏe con người và động vật

Rau xanh cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như: VTM A, B, C, D, chất xơ, khoáng chất Trong những năm gần đây, ngành trồng rau đã có nhiều khởi sắc do mỗi người nông dân đã không ngừng nâng cao năng suất rau nhờ áp dụng tốt các biện pháp thâm canh, tăng vụ và sử dụng phân bón, hóa chất BVTV

Bên cạnh đó, việc sử dụng một lượng lớn và không đúng quy định về phân bón và hóa chất BVTV để bón hoặc phun cho rau và việc trồng không

Trang 34

tuân thủ các quy trình kỹ thuật về bảo đảm an toàn vệ sinh đã làm giảm chất lượng của các loại rau xanh Ngoài ra, do quá trình đô thị hóa và chất thải từ các khu công nghiệp tập trung, chất thải sinh hoạt đã dẫn đến tình trạng nhiễm bẩn đất, nước, các sản phẩm nông nghiệp Chính điều này đã để lại những hậu quả xấu cho người tiêu dùng Trong rau có dư lượng nitrat càng cao thì càng nhiều nguy cơ gây ngộ độc cho con người Khi vào cơ thể, nitrat chuyển hóa thành nitrit, một chất ngăn cản việc hình thành và trao đổi oxy của hồng cầu trong máu, dẫn đến tình trạng thiếu oxy làm giảm hô hấp của tế bào, ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến giáp, gây đột biến và kích thích các khối u phát triển, gây bệnh ung thư ở người

Rau là loại cây trồng được người sản xuất sử dụng nhiều thuốc BVTV nhất Vì thế, gần đây đã xảy ra hàng loạt vụ ngộ độc thực phẩm ở nhiều địa phương trong cả nước Hơn thế, số người mắc bệnh ung thư ở Việt Nam ngày càng tăng, ước tính khoảng 200.000 người mỗi năm và khoảng 2 triệu người dân Việt Nam mắc các bệnh mãn tính Trong số này, ảnh hưởng do dư lượng hóa chất tồn dư trong thực phẩm góp phần đáng kể [6]

Theo số liệu của Cục Bảo vệ Môi trường công bố, kết quả phân tích về

dư lượng thuốc BVTV trong 728 mẫu rau ở Khánh Hòa đã có 24,7% mẫu rau chứa dư lượng hóa chất BVTV vượt tiêu chuẩn cho phép từ 2-6 lần Kiểm tra

180 mẫu rau ở miền trung thì tất cả mẫu đều có dư lượng thuốc DDT Tại các vùng trồng rau thuộc ngoại thành Hà Nội và thành phố Đà Lạt, do hệ số sử dụng ruộng đất cao, nên hầu như cây trồng có quanh năm Tính trung bình 1

vụ trồng cây bắp cải khoảng 70-90 ngày, người nông dân phải phun từ 7 đến

15 lần, với lượng thuốc 4-5 kg/ha [6]

Theo Phạm Thị Thùy (2006), số liệu điều tra về sức khỏe của người trồng rau sử dụng phân bắc tươi ở xã Cổ Nhuế, ngoại thành Hà Nội cho thấy:

có tới 53,5% số người số người có triệu trứng thiếu máu, 60% số người bị

Trang 35

bệnh ngoài da Hậu quả là do việc sử dụng phân tươi có nhiều vi sinh vật gây hại như E.Coli, Salmonella sp, trứng giun vv [40]

1.3.2 Ảnh hưởng của nitrat đến sức khỏe con người

Theo Dư Ngọc Thành (2005), nitơ tự do là một nguyên tố khá phổ biến trong

tự nhiên, chiếm 78,16% thể tích của khí quyển trái đất Khả năng tham gia phản ứng hoá học của nitơ là rất thấp và hầu hết sinh vật không thể sử dụng trực tiếp cho cơ thể, trừ cây họ đậu trong điều kiện thuận lợi nhờ có vi khuẩn nốt sần cây

họ đậu mới có thể hút trực tiếp đạm phân tử có trong khí quyển [38]

Tính độc của nitrat rất thấp nhưng dư lượng nitrat tích lũy nhiều trong lương thực, thực phẩm có khả năng ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và tuổi thọ của con người Rau có dư lượng nitrat càng cao thì càng nhiều nguy cơ gây ngộ độc cho người Nó ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến giáp, gây đột biến

và kích thích các khối u phát triển, gây ung thư ở người [8]

Theo Nguyễn Đình Mạnh (2000), khi nitrat xâm nhập vào cơ thể ở mức

độ bình thường không gây độc, chỉ khi hàm lượng nitrat vượt TCCP mới gây nguy hiểm Nitrat trong rau dù rằng độc tính trực tiếp không cao nhưng lại đe dọa sức khỏe và tuổi thọ con người do khả năng chúng bị khử thành nitrit trong quá trình bảo quản, vận chuyển và ngay trong bộ máy tiêu hóa của con người [28]

Lần đầu tiên mối quan hệ giữa methaemoglobine và việc sử dụng nước uống có hàm lượng nitrat cao được phát hiện vào năm 1945 ở Jenisalem, Israel Brown, J.R., Smith G.E cho biết nitrat trong cơ thể con người không trực tiếp gây bệnh methaemoglobine, nhưng chúng có thể biến thành nitrit nhờ vi khuẩn Microflola trong đường ruột, tiếp đó hình thành nên methaemoglobine làm mất khả năng vận chuyển ôxy trong máu Đầu thập kỉ

50 ở Đức, người ta phát hiện một số bệnh ở trẻ em do nitrat gây nên, các vùng này xảy ra ở một số vùng sử dụng spinash (họ rau dền) làm thức ăn cho trẻ

Trang 36

em Spinash tuy là một loại rau ăn giàu chất dinh dưỡng, các amino acid không thể thay thế, các vitamin, chất khoáng và các nguyên tố vi lượng Nhưng nó cũng là loại rau có khả năng tích luỹ nitrat cao, cao hơn nhiều so với các loại rau khác [17]

1.3.3 Tình trạng tồn dư nitrat trong rau

Theo số liệu điều tra của Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường Hà Nội (1996), khi nghiên cứu tồn dư nitrat trong rau xanh tại một số chợ nội thành

và hợp tác xã nông nghiệp cho thấy 100% các mẫu rau được phân tích có tồn

dư nitrat vượt ngưỡng cho phép Khi phân tích hàm lượng nitrat trên rau bắp cải, cải xanh, su hào, cà chua, đậu, nho, chè trong sản xuất ở các địa phương:

Hà Nội, Thái nguyên, Bắc Giang, Hải Phòng, Nam Định, Ninh Thuận, thành phố Hồ Chí Minh, trên 100% mẫu kiểm tra đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép

từ 1,3 - 5 lần [33], [13]

Theo số liệu điều tra của Trung tâm Tư vấn đầu tư về nitrat trong rau nghiên cứu trên thị trường Hà Nội và một số địa phương khác cho thấy: sự tồn tại dư lượng nitrat trong rau xanh gấp hàng nghìn lần giới hạn cho phép Mẫu rau ở Chợ ngã tư Sở (Hà Nội): cải trắng có dư lượng nitrat cao gấp 9,47 lần, cải xanh là 3,47 lần, dưa chuột là 5,08 lần, bắp cải 3,59 lần Tương tự các mẫu rau bắp cải (Hoằng Hóa, Thanh Hóa) là 3,13 lần, một số mẫu cải trắng (Từ Liêm,

Hà Nội) là 8,5 lần Một số mẫu cải củ (Sóc Sơn, Hà Nội) là 8,6 lần [25]

Theo Nguyễn Văn Hiền và cộng sự (1995), hàm lượng nitrattrong một số loại rau xanh ở quanh Hà Nội và một số nơi khác kết quả phân tích cho thấy: sự tích lũy nitrat trong các loại rau khác nhau thì khác nhau, nó phụ thuộc vào mức độ thâm canh của từng vùng sản xuất rau [21]

+ Đối với bắp cải ở Phù Đổng, Gia Lâm là từ 867-1.000 mg/kg; ở Trâu Quỳ, Gia Lâm là 381 mg/kg; ở Đoàn Thượng, Hải Hưng là 370-450 mg/kg; ở

Mỹ Đức, Thủy Nguyên là 600 mg/kg

Trang 37

+ Đối với su hào ở Yên Viên, Gia Lâm là 645,11mg/kg; ở Trâu Quỳ, Gia Lâm là 1.080,86 mg/kg; ở Thanh Trì là 764,36 mg/kg

+ Đối với hành tây là 180-210 mg/kg, xà lách là 745,30 mg/kg, đậu 375 mg/kg

Từ đó tác giả đã kết luận: nitrat trong rau bắp cải, su hào và một số rau khác nhau ở một số vùng đạt ở ngưỡng cho phép (500 mg/kg); ở một số vùng khác khác cao hơn ngưỡng cho phép từ 1,5-2 lần

Theo Nguyễn Thị Lan và cộng sự (2005), khi nghiên cứu phân tích 3 loại rau là rau cải, đậu cove, dưa chuột ở Vân Hội - Đông Anh - Hà Nội thì hàm lượng nitrat trong rau cao hơn tiêu chuẩn cho phép là 2 đến 3 lần, trong cải xanh vượt 3,5 lần; ở một số hộ trồng rau an toàn thì hàm lượng nitrat cũng cao hơn gấp 2 lần tiêu chuẩn cho phép [23]

1.3.4 Ảnh hưởng của phân bón và liều lượng phân bón đến hàm lượng nitrat trong rau

Phân hóa học bao gồm phân đa lượng (N, P, K), trung lượng (S, Mg, Ca), vi lượng (B, Mo, Cu, Zn ) dùng để bón vào đất cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng và cải tạo môi trường đất Mặt khác, phân bón còn dùng

để phun qua lá bổ sung dinh dưỡng và điều hòa sinh trưởng cho cây trồng Phân hóa học không chỉ có tác dụng làm tăng năng suất cây trồng, mà còn có tác dụng ổn định độ phì nhiêu của đất nếu chúng ta biết sử dụng hợp lý Xét cho cùng, phân hóa học cũng từ khí quyển và từ đất mà ra Phân nitơ tổng hợp

từ khí quyển, phân phôt pho tổng hợp từ quặng apatit, phân kali sản xuất từ các quặng chứa kali cao như kainit, silvilit Vì vậy, độc hại hay không là do liều lượng và phương pháp sử dụng phân bón

Theo Vũ Thị Đào (1999), khi nghiên cứu ảnh hưởng của lượng bón phân đạm đến sự tích luỹ nitrat trong rau ở các thí nghiệm trồng rau sạch cho thấy: đối với cải bao, hành hoa khi mức đạm bón càng cao thì sự tích luỹ nitrat càng cao và

Trang 38

đều vượt ngưỡng cho phép, cụ thể là mức bón đạm của cải bao từ 90-180 kg N/ha thì sự tích luỹ nitrat tăng dần từ 1.240-2.737 mg/kg tươi; với hành hoa ở mức bón đạm là 50-90 kg N/ha thì nitrat tăng từ 645-1.050 mg/kg tươi [14]

Bón phân hóa học, đặc biệt là bón phân đạm liều lượng quá cao sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nông sản, trong đó được quan tâm nhiều nhất là làm tăng hàm lượng nitrattrong rau, quả Theo Bùi Quang Xuân (1998) thì: với cà chua nếu bón đạm ở liều lượng trên 150kg N/ha, bắp cải trên 200kg N/ha, còn cải ngọt trên 120kg N/ha thì dễ dẫn đến hàm lượng nitrattích lũy trong sản phẩm vượt quá mức cho phép Ngoài ra, việc sử dụng phân lân, kali, phân bón lá cũng ảnh hưởng lớn đến sự tích luỹ hàm lượng nitrat trong rau Kết quả nghiên cứu trên cải bắp, khi sử dụng super lân bón với liều lượng 80

kg P2O5/ha; 80-100 kg K2O/ha thì hàm lượng nitrat trong rau giảm rõ rệt Bón phân chuồng ở mức 15 tấn/ha là thích hợp, còn nếu quá liều lượng này thì làm tăng hàm lượng nitrat trong bắp cải lên đáng kể Các loại phân bón lá như: Palangmai, Multipholate, Micropholate, Supermix… bón cho cải bắp

và dưa chuột làm hàm lượng nitrat trong rau khác nhau rõ rệt [48]

Kết quả nghiên cứu của Nguyễn văn Hiền &CS (1991) về sự tích lũy hàm lượng nitrattrong su hào và khoai lang cho thấy: khi tăng liều lượng sử dụng đạm từ 0kg N đến 185kg N/ha và từ 75kg đến 225kg N/ha thì năng suất của su hào tăng tương ứng từ 180tạ đến 225 tạ/ha và 292 tạ đến 270 tạ/ha Đồng thời, hàm lượng nitrat trong su hào cũng tăng tương ứng từ 33,76-400,0 mg/kg; 487,45 mg/kg và 600,0 mg/kg Năng suất khoai tây tăng tương ứng từ 72,1 tạ/ha đến 91,2 tạ/ha; 101,2 tạ/ha và 112,8 tạ/ha [20]

Nghiên cứu của Bùi Quang Xuân (1993-1997) về ảnh hưởng của phân bón đến năng suất và hàm lượng nitrattrong rau trên đất phù sa sông Hồng đã cho thấy việc bón đạm làm tăng hàm lượng nitrat trong đất và cả trong rau Liều lượng đạm bón thích hợp nhất để rau đạt năng suất cao, hàm lượng nitrat

Trang 39

trong ngưỡng cho phép đối với súp lơ là: 120 kg N, hành tây là: 100 kg N, cà chua: 150 kg N, cải bắp là 200 kg N/ha Bón đạm kết hợp với kali hoặc lân với liều lượng thích hợp đều làm tăng năng suất và làm giảm lượng nitrat trong rau Các loại phân bón lá làm tăng năng suất và làm giảm hàm lượng nitrat trong rau từ 15 - 30% [47]

1.3.5 Tiêu chuẩn về hàm lượng nitrat trong rau, quả trên thế giới và Việt Nam

Ở các nước trên thế giới, tất cả các loại rau quả tươi nhập khẩu đều được kiểm tra chất lượng một cách chặt chẽ Hàm lượng nitrat tích lũy trong rau quả phải đảm bảo dưới ngưỡng quy định Ở Việt Nam, những năm gần đây các cơ quan chức năng cũng đã bắt đầu quản lí chặt chẽ hơn về mặt chất lượng và các quy định về ngưỡng tích lũy hàm lượng nitrat trong rau, quả Phần lớn quy định ngưỡng hàm lượng nitrat của Việt Nam đều được dựa vào quy chuẩn của thế giới Số liệu trong bảng 1.1 dưới đây là tiêu chuẩn về ngưỡng cho phép của hàm lượng nitrat trong một số loại rau quả trên thế giới

và Việt Nam

Ở nước ta, đánh giá tiêu chuẩn cho phép về hàm lượng nitrat của các loại rau chưa đầy đủ, chỉ có ở một số loại rau ăn củ, quả, rau gia vị Những loại rau này cũng trùng lặp với những loại rau có ở châu Âu, châu Mỹ Phần lớn các loại rau của Việt Nam đều chưa có các tiêu chuẩn cụ thể quy định về hàm lượng nitrat, trong đó cải xoong cũng chưa được quy định ngưỡng hàm lượng nitrat cụ thể

Trang 40

Bảng 1.1 Ngưỡng hàm lượng nitrat cho phép trong một số loại rau quả

Ngày đăng: 26/05/2016, 12:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w