TÓM TẮTĐề tài nhằm tìm ra những nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh bỏ học để từ đó tìm ra những biện pháp để nâng cao tỉ lệ chuyên cần cho học sinh nhất là đốivới học sinh đầu cấp ở
Trang 1Së gd&®t lµo cai TRUNG TÂM gdtx b¶o yªn
Trang 2-*** -MỤC LỤC I TÓM TẮT 1
III PHƯƠNG PHÁP 1
1 Khách thể nghiên cứu 1
2 Thiết kế nghiên cứu 2
3 Quy trình nghiên cứu 2
4 Đo lường và thu thập dữ liệu 2
Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài 3
1 Một số khái niệm sử dụng trong đề tài 3
2 Một số vấn đề lý luận 4
3 Các cơ sở chính trị, pháp lý 5
4 Nhiệm vụ nghiên cứu 6
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CỦA ĐỀ TÀI 7
1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 7
2 Thực trạng của vấn đề nghiên cứu 7
CHƯƠNG 3: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 12
1 Đối với trường hợp 1: Nghỉ học do học yếu, hổng kiến thức 12
1.1 Xây dựng các phong trào 12
1.1.1 Phong trào dạy tốt học tốt 12
1.1.2 Phong trào bạn giúp bạn: 13
2 Đối với trường hợp 2: 14
2.1 Phối hợp với lãnh đạo nhà trường, các tổ chức đoàn thể giáo viên bộ môn, gia đình và xã hội: 14
2.1.1 Ban giám đốc 14
2.1.2 Giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn 14
2.1.3 Đoàn thanh niên 16
2.1.4 Gia đình và xã hội 16
3 Đối với trường hợp 3: 17
3.1 Tổ chức điều tra nắm hoàn cảnh của từng học sinh 17
3.2 Vận động giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn: 17
Trang 33.3 Xây dựng không khí tập thể hòa thuận, tương thân tương ái giúp đỡ lẫn nhau 19
V KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 24
TÀI LIỆU THAM KHẢO 26
PHỤ LỤC 27
Trang 4I TÓM TẮT
Đề tài nhằm tìm ra những nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh bỏ học để
từ đó tìm ra những biện pháp để nâng cao tỉ lệ chuyên cần cho học sinh nhất là đốivới học sinh đầu cấp ở trung tâm giáo dục thường xuyên Bảo Yên
Để làm được việc này, chúng tôi đã tiến hành tìm hiểu thực trạng vấn đềnghiên cứu, lập bảng thống kê và tiến hành phân tích những nguyên nhân dẫn đếntình trạng học sinh bỏ học, chia thành từng trường hợp cụ thể và từ đó tìm ra nhữnggiải pháp cho từng trường hợp cụ thể
II GIỚI THIỆU
Xuất phát từ thực tế, hiện tượng học sinh bỏ học có thể được xem là một vấn
đề bức xúc nhất của cả nước nói chung và Trung tâm GDTX Bảo Yên nói riêng ỞTrung tâm, hàng năm tỉ lệ học sinh học đến cuối năm so với đăng kí đầu năm chỉđạt hơn 70% Việc duy trì sĩ số là một công việc tương đối khó khăn đối với nhữngthầy cô giáo ở Trung tâm Dưới góc độ làm công tác quản lí, công tác chủ nhiệmchúng tôi nhận thấy cần phải làm gì, làm thế nào để hạn chế việc bỏ học của họcsinh, nhằm làm giảm nhẹ gánh nặng cho xã hội là vấn đề quan trọng Và đó cũngchính là vấn đề thúc đẩy chúng tôi đến với đề tài này
Nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp nâng cao tỉ lệ chuyên cần cho học viên
THPT ở Trung tâm GDTX Bảo Yên”, chúng tôi nhằm tìm ra nguyên nhân cũng
như giải pháp khắc phục tỉ lệ chuyên cần của học sinh ở Trung tâm nói chung và ởtừng khối học, lớp học nói riêng
III PHƯƠNG PHÁP
1 Khách thể nghiên cứu.
Chúng tôi nghiên cứu việc duy trì tỉ lệ chuyên cần của học sinh tất cả các lớp
ở trung tâm, cả học sinh trong độ tuổi đi học và những người lớn tuổi, những ngườivừa học vừa làm
2 Thiết kế nghiên cứu
Trang 5- Phương pháp khảo sát thực tế
- Phương pháp thu thập thông tin
- Phương pháp phân tích đánh giá và tổng hợp
- Và một số các phương pháp khác
3 Quy trình nghiên cứu
Thực trạng học sinh bỏ học giữa chừng là phổ biến ở tất cả các cấp học ở
những tỉnh vùng cao Chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao tỉ lệ chuyên cần
cho học viên THPT ở Trung tâm GDTX Bảo Yên” chúng tôi chỉ nghiên cứu tỉ lệ
chuyên cần của học sinh đăng kí và học tại trung tâm
Một số biện pháp nâng cao tỉ lệ chuyên cần cho học sinh THPT hệ GDTX ởTrung tâm GDTX Bảo Yên
- Phương pháp khảo sát thực tế
- Phương pháp thu thập thông tin
- Phương pháp phân tích đánh giá và tổng hợp
- Và một số các phương pháp khác
Chúng tôi nghiên cứu việc duy trì tỉ lệ chuyên cần của học sinh tại Trung tâmtrong học kì I năm học 2013 – 2014
4 Đo lường và thu thập dữ liệu
Tiến hành thu thập số liệu, lập bảng thống kê và phân tích học viên nghỉ học trongtừng tháng theo những trường hợp cụ thể ở tất cả các khối lớp để xác định nguyênnhân và tìm ra giải pháp
Trang 6IV PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ
Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài
1 Một số khái niệm sử dụng trong đề tài
Khái niệm chuyên cần: Là ham thích làm việc, làm cách tâm huyết, kỹ lưỡng,đến nơi đến chốn và có thái độ vui vẻ trong lúc làm việc Người chuyên cần khôngquản ngại khó khăn khi làm việc, hầu như đạt đến mục đích cuối cùng
Ví dụ: Một học sinh chuyên cần học tập: đi học đầy đủ; học, làm bài, chuẩn bịbài cẩn thận trước khi đến lớp
Khái niệm học sinh trung học phổ thông: Là học sinh học ở hệ chính quy ở ViệtNam, có độ tuổi từ 15 - 18, không kể một số trường hợp đặc biệt Học ở 3 khối học:lớp 10, 11, 12 Sau khi tốt nghiệp hệ này, học sinh được nhận bằng Tốt nghiệp Phổthông trung học
Khái niệm Giáo dục thường xuyên: Thuật ngữ “giáo dục thường xuyên” đượcnhiều người nói tới hằng ngày trên các phương tiện thông tin đại chúng Người đọc
và nghe dường như không còn xa lạ với thuật ngữ này Song, nếu đi sâu vào nộihàm và ngoại diên của nó - tức là xem xét nó như một khái niệm - thì mới vỡ lẽ rarằng, trong quan niệm của con người, cho đến nay người ta vẫn không thống nhất
về định nghĩa thế nào là giáo dục thường xuyên
Ở nhiều quốc gia, người ta hiểu rằng, công việc giáo dục phải được tiến hànhđối với mọi lứa tuổi, từ lúc lọt lòng cho đến lúc kết thúc cuộc sống Cái quá trìnhgiáo dục đó, không phân biệt học trong nhà trường hay học ngoài xã hội hoặc tạigia đình, học có mục đích hay học ngẫu nhiên, học theo hệ thống tri thức và kỹnăng hoặc cần gì học nấy - đều phải được quan tâm và phải có sự quản lý từ phíaNhà nước được hiểu là giáo dục thường xuyên Với cách hiểu này, giáo dục thườngxuyên là một chính sách xã hội của một xã hội hiện đại, trong đó học tập là quyềncủa con người Như vậy, nếu phân chia hệ thống giáo dục ra làm 2 hệ nhỏ thànhphần là hệ thống giáo dục ban đầu và hệ thống giáo dục tiếp tục, thì sự liên kết, liên
Trang 7thông, kết nối và được tiến hành không đứt đoạn nhờ sự đan xen và liên tục của sựhọc ở mỗi con người được gọi là giáo dục thường xuyên.
Khái niệm học sinh giáo dục thường xuyên: Là người học đang theo học mộthoặc nhiều chương trình của trung tâm giáo dục thường xuyên
Khái niệm học sinh trung học phổ thổng hệ giáo dục thường xuyên: Là ngườihọc chương trình của bậc trung học phổ thông trong các trung tâm giáo dục thườngxuyên
2 Một số vấn đề lý luận
Thầy giáo là một chiến sĩ tiên phong trên mặt trận tư tưởng văn hoá, có nhiệm
vụ bồi dưỡng và rèn luyện phẩm chất của một con người mới, bên cạnh truyền thụnhững kiến thức trong sách giáo khoa, người giáo viên còn có một nhiệm vụ hếtsức quan trọng, đó là thực hiện công tác chủ nhiệm lớp, biết dìu dắt, hướng dẫn họcsinh rèn luyện về mặt học tập cũng như rèn luyện đạo đức Do vậy trình độ tổ chức
và điều khiển quá trình dạy học và giáo dục phải phù hợp với lứa tuổi và đặc điểmtâm sinh lý đối tượng
Công tác chủ nhiệm muốn thành công, hoạt động của người thầy giáo phảimang tính nghệ thuật, phải có tính sáng tạo, khéo léo với từng học sinh, từng hoàncảnh, phong cách giáo viên khi trình bày một vấn đề phải có tính khoa học và sưphạm tạo được sự thu hút và thuyết phục Muốn học sinh trở thành học sinh ngoan,
và có tinh thần học tập thì trước hết người giáo viên phải đưa tập thể lớp mìnhthành một lớp tiên tiến, một chi đội vững mạnh, một tập thể gồm những thành viêngiàu lòng nhân ái, biết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau, có tinh thần tự quản tốt
Trong những năm gần đây tệ nạn xã hội phát triển ngày càng nhiều tình trạngđạo đức của một bộ phận học sinh ngày càng sa sút, việc học của một số ít học sinhgiảm sút và dẫn đến bỏ học trong khi đó nhu cầu đòi hỏi của xã hội ngày càng cao.Một trong những khó khăn trong việc nâng cao chất lượng học tập và xây dựng xãhội học tập là tình trạng học sinh nghỉ học, nguyên nhân của tình trạng này nằm ở
Trang 8đối với mô hình giáo dục thường xuyên thì điều này lại càng khó Bởi vì, phần lớnhọc sinh thuộc hệ giáo dục thường xuyên đi học khi độ tuổi đã nằm ngoài độ tuổiđến trường (tương đương so với hệ THPT), các em có thể vừa học vừa làm, lượngkiến thức đã bị hổng nên việc có thể duy trì tỷ lệ đi học đều điều này rất khó.Việc nâng cao tỷ lệ chuyên cần góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.
3 Các cơ sở chính trị, pháp lý
Xuất phát từ nhiệm vụ và quyền hạn của trường trung học trong điều lệ nhàtrường có yêu cầu: Nhà trường có trách nhiệm tuyển sinh, tiếp nhận học sinh, vậnđộng học sinh đến trường, quản lý học sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đàotạo
Cơ sở cốt lõi của nhà trường là có trường thì phải có học sinh, có thầy cô theomột tiêu chuẩn nhất định mà nhà nước quy định Tồn tại cả hai yếu tố thầy và trò,đồng thời kèm theo bộ máy quản lý đặc trưng theo cấp học, bậc học thì mới mới cóđiều kiện để hoạt động, duy trì sự hình thành và phát triển, từ đó đi đến có kết quảtheo mong đợi
Thực hiện chỉ tiêu, kế hoạch nhà nước giao trên cơ sở số liệu thực tế việc huyđộng học sinh đến trường, đến lớp Đây là một nhiệm vụ trọng tâm của việc thựchiện mục tiêu của cấp học
Trong điều 39 điều lệ trường trung học có nêu: Học sinh được tôn trọng, đượcbảo vệ, được đối sử bình đẳng, dân chủ, được quyền khiếu nại với nhà trường vàcác cấp quản lý giáo dục về những quyết định đối với bản thân mình; được quyềnchuyển trường khi có lý do chính đáng theo quy định hiện hành, được học trướctuổi, học vượt lớp, học ở tuổi cao hơn tuổi quy định nói tại điều 37 của điều lệ nhàtrường trung học Do đó, việc các em chưa hoặc khó khăn trong việc đến trường,đến lớp cần được huy động, giúp đỡ thì các em mới có cơ hội để tiếp thu, học tậpbằng bạn bè…
Trang 9Nhà trường phải chủ động phối hợp thường xuyên và chặt chẽ với gia đình
và xã hội để xây dựng môi trường giáo dục thống nhất nhằm thực hiện mục tiêu,nguyên lý giáo dục
Trong thời đại hiện nay, thời đại hội nhập và phát triển Mỗi đất nước, mỗimột con người cần phải mạnh khoẻ, có trí tuệ để xây dựng và bảo vệ chủ quyền dântộc Mỗi con người khoẻ mạnh thì đất nước khoẻ mạnh Mỗi con người có trí tuệthì đất nước có trí tuệ và phồn thịnh Do vậy mới có chương trình phổ thông, nhằmtạo cơ hội tốt nhất cho mọi người được học tập và tu dưỡng, rèn luyện trở thànhcon người có ích cho gia đình, cho xã hội, làm chu bản thân, làm chủ xã hội Đại bộphận trẻ em trong độ tuổi đều cơ hội đến trường học tập, tu dưỡng, rèn luyện Tuynhiên vẫn còn một số ít: vừa ít cơ hội vừa không làm chủ được vận mệnh chính bảnthân mình nên mới không đến trường học tập được hoặc đến nhưng chẳng đến nơiđến chốn Bỏ học giữa chừng…Vì lẽ đó, nhà trường, những người làm công tácgiáo dục phải có trách nhiệm lôi cuốn, vận động, khích lệ học sinh trở lại máitrường để có dịp tu thân tích đức và trau đội kiến thức của nhân loại, tích luỹ kinhnghiệm, mới có cơ hội làm chủ một cách chính đáng, làm chủ thực sự cuộc sốngcủa mình; góp phần không nhỏ xây dựng tương lai của đất nước
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu về tỷ lệ chuyên cần của học sinh nhằm hiểu rõ được nhữngnguyên nhân cơ bản đưa đến tình trạng nghỉ học của học sinh, từ đó đưa ra nhữngbiện pháp giúp khắc phục tình trạng nghỉ học của học
Trang 10CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CỦA ĐỀ TÀI
1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu và tìm hiểu về tỷ lệ chuyên cẩn củahọc sinh đã được rất nhiều các cấp học quan tâm Bởi việc nghiên cứu vấn đề nàygiúp cho các trường có thể tìm ra những giải nhằm khắc phục tình trạng học sinhnghỉ học, qua đó nâng cao chất lượng giáo dục tại đơn vị Đề tài: “Một số biệnpháp nhằm duy trì sĩ số, nâng cao chất lượng cho học sinh ở trường THCS NgôQuyền - Hải Phòng” Đề tài: “Một số kinh nghiệm giảm tỷ lệ học sinh bỏ học ởTrung tâm GDTX Giao Thuỷ - Nam Định” Hay đề tài: “Nâng cao tỷ lệ chuyên cầncủa học sinh THPT tại trường Nguyễn Du - Hà Tĩnh”
Nhìn chung, các đề tài trên đã góp phần tìm hiểu thực trạng học sinh bỏ, nghỉhọc giữa chừng Tuy nhiên, các đề tài đó chưa phản ảnh và đánh giá một các triệt
để về những nguyên nhân cũng những việc đưa ra các giải pháp nhằm khắc phụctình trạng trên Trên cơ sở kế thừa có chọn lọc những thành quả nghiên cứu của các
đề tài trên, chúng tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao tỉ lệ chuyên cần
cho học viên THPT ở Trung tâm GDTX Bảo Yên” Với đề tài này, chúng tôi hy
vọng góp phần khắc phục tình trạng học sinh nghỉ học, qua đó nâng cao chất lượnggiáo dục tại đơn vị
2 Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
Học sinh Trung tâm GDTX Bảo Yên đại đa số là dân tộc thiểu số, đa số các
em chưa xác định được việc học là quan trọng Điều kiện kinh tế gia đình học sinh
còn thiếu thốn, một số hộ gia đình ít đất canh tác, còn thiếu thốn về kinh tế nên cho
con em nghỉ học khi vào mùa vụ để đi làm thuê, buôn bán ở các nơi Cha mẹ lơ làtrong việc quản lý, đôn đốc, nhắc nhở con em mình trong vấn đề học tập, điều nàycũng tạo cho nguy cơ nghỉ học của học sinh tăng cao
Công tác chủ nhiệm của giáo viên cũng là một vấn đề cần phải sớm chấnchỉnh : Giáo viên chỉ biết lý do học sinh nghỉ học, nhưng bản thân họ chưa biết
Trang 11cách nào để giúp các em đi học chuyên cần, như đến gia đình cùng phụ huynh tìmcách tháo gỡ; tham mưu Ban Giám hiệu, Hội Cha mẹ học sinh để kịp thời giúp
đỡ cũng như vận động các em đi học chuyên cần Vào đầu năm học, giáo viên chưanắm chắc được đối tượng học sinh hay nghỉ học để kịp thời có biện pháp ngănchặn Mặt khác, chính đối tượng này thường có học lực yếu nên thường xuyên bịthầy cô la rầy,vô tình giáo viên tạo khoảng cách với các em ngày một lớn hơn, vàkhi các em nghỉ học nhiều thì rất dễ dẫn đến tình trạng bỏ học
Từ những khó khăn trên dẫn đến nhiều năm liền tại Trung tâm GDTX BảoYên số lượng học sinh bỏ học rất nhiều là do những nguyên nhân sau:
Nguyên nhân thứ nhất từ phía gia đình và học sinh
- Do hoàn cảnh kinh tế khó khăn, gia đình nghèo, đông con, không có đủ điềukiện cho con em mình đi học, dẫn đến nghỉ học
- Do lực học kém không theo kịp chương trình Các em không theo kịpchương trình, không hiểu nội dung bài học mới nên cảm thấy chấn học, dẫn đếnviệc các em nghỉ học thường xuyên
- Các học sinh lớn tuổi, bận công tác và việc gia đình nên cũng hay nghỉ học
để giải quyết những công việc đó
- Nghỉ học do xa trường, đi lại khó khăn Đại đa số học sinh theo học tạiTrung tâm GDTX Bảo Yên là người dân tộc thiểu số cư trú tại các xã, thôn bản,những vùng khó khăn của huyện Bảo Yên, đặc biệt vào những ngày mưa gió đường
xá đi lại rất khó
- Các em ham chơi, đặc biệt là chơi các trò chơi trực tuyến
Thực tế cho thấy, việc học sinh nghỉ học có thể kéo theo nhiều hệ lụy cả trướcmắt lẫn lâu dài, không chỉ đối với cá nhân, gia đình học sinh mà cả với nhà trường
và xã hội Khi nghỉ học, tâm trạng chán chường, mặc cảm luôn đè nặng khiếnnhững học sinh này thường dễ bị kích động, lôi kéo Từ đó có thể hình thành nênmột lượng thanh thiếu niên thất học, lêu lổng, dễ sa vào các thói hư tật xấu như bỏ
Trang 12nhà đi lang thang, gây gỗ, trộm cắp, kết bè phái Thậm chí một số trường hợp cóthể sa vào các tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật.
Nguyên nhân thứ hai từ phía nhà trường và giáo viên :
- Về công tác tổ chức và quản lí: Ban Giám hiệu chỉ có 2 người rất khó kếthợp với giáo viên để quản lý học sinh
- Về đội ngũ giáo viên của trường có: 15 người trong đó phần lớn là nhữnggiáo viên trẻ, kinh nghiệm trong quản lý học sinh còn hạn chế
- Cơ sở vật chất - thiết bị trường học: Số phòng học của nhà trường có 06phòng học cấp 4, một số phòng được xây dựng đã lâu Chưa có phòng chức năng,
và nơi làm việc riêng cho các bộ phận như: Y tế, công tác đoàn, thiết bị chưa đủcho nhu cầu sử dụng giảng dạy trên lớp
- Về công tác xã hội hoá giáo dục:
Những năm trước đây công tác xã hội hoá chưa thực hiện tốt, một phần dodân trí địa phương thấp, cộng đồng chưa có sự quan tâm đúng mức Do đó nhàtrường hầu như là đơn thương, độc mã làm chủ trận địa giáo dục, có chăng chỉ là sựquan tâm của một bộ phận nhỏ phụ huynh Tuy nhiên cũng có sự quan tâm chỉ đạocủa cấp uỷ, chính quyền địa phương, Hội đồng Giáo dục địa phương nhưng chưahiệu quả
- Về hiệu quả chất lượng giáo dục: Nhà trường đã thực hiện tốt chương trình,
kế hoạch dạy học, nhưng do cơ sở vật chất thiếu thốn, phương pháp giảng dạy tíchcực chưa được áp dụng sâu rộng Vì vậy chất lượng giáo dục chưa cao, ít có họcsinh giỏi cấp tỉnh
Năng lực chuyên môn, trách nhiệm của một bộ phận giáo viên, nhất là giáoviên chủ nhiệm chưa cao Sự kết hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và tổ chức hội phụhuynh trong việc giáo dục học sinh yếu kém, học sinh cá biệt còn hạn chế Việcthực hiện phân loại học sinh trong lớp để lên kế hoạch bồi dưỡng, tổ chức phụ đạo,giúp đỡ học sinh yếu kém trong các nhà trường phổ thông hiện nay chưa thật tíchcực Đặc biệt bên cạnh việc phân loại học sinh về mặt học lực thì giáo viên chưa
Trang 13biết phân loại học sinh về mặt chuyên cần dựa theo số ngày nghỉ của học sinh ởnăm học trước Vào những ngày đầu năm học, bên cạnh việc phân loại học sinh vềmặt học lực, chúng tôi còn tiến hành cho phân loại học sinh về mặt chuyên cần, Đối
với học sinh “có nguy cơ nghỉ học” tôi chia ra thành các trường hợp chủ yếu sau :
Gồm những học sinh ở xa, có hoàn cảnh khó khăn
Bảng thống kê tỷ lệ học sinh nghỉ học qua các trường hợp
(từ đầu năm học đến đầu học kỳ II)
Trường hợp 1 Trường hợp 2 Trường hợp 3Số
lượng
Tỷ lệ
%
Sốlượng
Tỷ lệ
%
Sốlượng Tỷ lệ %
Trang 14về kiến thức, từ đó dễ có tư tưởng nghỉ học.
Đối với các em học sinh ở trường hợp 2: có thể học lực từ trung bình trở lênnhưng ham chơi thường trốn học, đồng thời gia đình quản lí không chặt chẽ Nhữnghọc sinh thuộc trường hợp này thường có những thái độ bất cần, ít nghe lời thầy cô,
vô phép, trong lớp ít chú ý nghe giảng, bài học học không được kỹ lắm và ít khilàm bài đầy đủ, từ đó mất phương hướng trong học tập dẫn đến nguy cơ chán học,hay nghỉ học
Đối với những học sinh ở trường hợp 3: vì nhà ở xa, hoàn cảnh gia đìnhnghèo, đang gặp khó khăn cần phải phụ giúp gia đình nên ít có điều kiện trong họctập, các em không yên tâm trong học tập, thường nghỉ học để phụ giúp gia đìnhhoặc giữ nhà, trông em, nếu giáo viên phụ trách không tạo điều kiện giúp đỡ thìnguy cơ bỏ học sẽ dễ đến đối với các em
Trang 15CHƯƠNG 3: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Sau khi đã phân chia nhóm, chúng tôi tiến hành các biện pháp khác nhau đểhạn chế học sinh nghỉ học như sau :
1 Đối với trường hợp 1: Nghỉ học do học yếu, hổng kiến thức
Đối với các em học sinh ở dạng này do hổng kiến thức cơ bản của nhữngnăm học trước nên việc tiếp thu kiến thức mới bị hạn chế, chưa thật sự cố gắngtrong học tập, chưa có phương pháp học tập đúng đắn, dẫn đến tình trạng yếu kém
về kiến thức, từ đó dễ có tư tưởng nghỉ học Đối với những học sinh này chúng tôitiến hành các biện pháp như sau :
1.1 Xây dựng các phong trào.
1.1.1 Phong trào dạy tốt học tốt
- Là giáo viên giảng dạy, chúng tôi phải luôn trao dồi kiến thức, nắm bắt cáckinh nghiệm của đồng nghiệp và phương pháp lấy học sinh làm trung tâm để thựchiện tiết học đầy hứng thú và có kết quả tốt trong cả 9 môn học
- Nâng cao chất lượng dạy bằng nhiều lần hội giảng, tham gia sinh hoạtchuyên đề
- Phụ đạo học viên yếu kém và bồi dưỡng học viên giỏi trong từng tiết dạy
(Giáo án dạy phân hóa đối tượng học viên) Củng cố, hệ thống hóa lại các kiến
thức cơ bản mà các em đã hổng Về vấn đề nầy, đầu năm Ban giám hiệu chỉ đạogiáo viên lập ra danh sách các em học sinh yếu kém ở 4 môn Văn, Toán, Lý, Hoá,qua kiểm tra chất lượng đầu năm để phụ đạo – 1 tiết/tuần và có kế hoạch giảng dạyhợp lý cho đối tượng này
- Tham gia các phong trào dạy và học
Trang 16- Trong phương pháp dạy học theo hướng đổi mới, chúng tôi luôn lấy việc tíchhợp giáo dục kỹ năng sống và các nội dung tích hợp khác vào nội dung từng bàigảng, vì giáo dục kỹ năng sống với phương pháp lấy học sinh làm trung tâm sẽ tácđộng tích cực tới tâm hồn của các em Gắn chặt thêm mối quan hệ thầy trò, sự hứngthú học tập của học viên Các em sẽ hoàn thành nhiệm vụ một cách đầy đủ Đồngthời, hạn chế được việc bỏ, nghỉ học và đề cao chuẩn mực đạo đức của giáo viênchủ nhiệm song song với việc đề cao vai trò chủ động và tự giác của học viên, tựcác em sẽ thích thú và học tích cực hơn Đa số các em đã nhận thức được ý nghĩa ,tầm quan trọng của việc đi học và đã có những ước mơ đẹp về tương lai của mình Phân tích cho các em hiểu tầm quan trọng của việc học Giáo viên nói, giảngcho các em biết tình hình kinh tế, xã hội hiện nay chỉ có những con người có trình
độ, có kiến thức khoa học, có đạo đức mới có thể đảm bảo được đời sống và conngười đó mới có ích cho xã hội… Vì thế, chúng tôi luôn luôn hướng các em theo
khẩu hiệu “Học vì ngày mai lập nghiệp” Chúng tôi tin tưởng rằng chúng tôi đã đưa
ra những phương pháp rất thích hợp để duy trì sĩ số, nâng cao tỷ lệ chuyên cần củahọc viên
1.1.2 Phong trào bạn giúp bạn:
Các em học yếu kém có tâm trạng sợ, không ham thích đến lớp, vì vậy việckhắc phục tình trạng học yếu kém cũng là việc hạn chế tỷ lệ nghỉ học của các em.Sau khi kiểm tra khảo sát chất lượng đầu năm nắm được tình hình học tập của từng
em trong lớp mình, hướng dẫn các em có phương pháp học tập đúng đắn, tổ chứccác nhóm học tập, đôi bạn học tập, phân công các bạn giỏi kèm cặp Đây là mộtvấn đề rất khó khăn, cần có sự kiên trì của giáo viên phụ trách lớp vừa động viêncác em học yếu, vừa thuyết phục các em học khá giỏi để giúp đỡ nhau, cùng nhautiến bộ Các em này phải đến lớp sớm 15 phút để được kiểm tra bài đầu giờ
Khi phân công làm việc này, trong khả năng có thể, chúng tôi phải liên hệ giađình các em để nhờ sự hỗ trợ, kiểm soát việc học tập của các em ở nhà, tôi lậpphiếu theo dõi và đưa ra những hướng dẫn, biện pháp để các em học tập ở nhà dưới
Trang 17sự quản lý của nhóm trưởng Hàng tháng hoặc qua mỗi đợt thi đua đều phải đúc kết
việc phong trào bạn giúp bạn để động viên khen thưởng các em để các em vui thích
mà học tập
Giáo viên bộ môn phải thường xuyên liên hệ với giáo viên chủ nhiệm để báotình hình kết quả học tập của các em để giáo viên chủ nhiệm báo về phụ huynh họcsinh nắm bắt kịp thời nhằm động viên, nhắc nhở con em mình trong học tập Giáoviên chủ nhiệm có ghi số điện thoại gia đình các em hoặc số điện thoại ở gần nhàcác em đó trong sổ điểm lớn để tiện liên lạc và theo dõi – nhanh, thường xuyên
Đối với những em học sinh ở trường hợp này, chủ yếu giáo viên chủ nhiệmphải tìm mọi cách để củng cố, nâng cao kiến thức của các em, giúp các em đuổi kịpvới các bạn và vượt lên trong học tập Từ đó, tạo cho các em lòng mong muốnchiếm lĩnh tri thức, hăng say trong học tập, nhằm loại bỏ hẳn suy nghĩ nghỉ học(nếu có) trong tư tưởng của các em
2 Đối với trường hợp 2:
Ham chơi đặc biệt là các trò chơi trực tuyến
Đối với các em học sinh ở trường hợp này có thể học lực từ trung bình trở lênnhưng ham chơi thường trốn học, đồng thời gia đình quản lí không chặt chẽ Nhữnghọc sinh thuộc trường hợp này thường có những thái độ bất cần, ít nghe lời thầy cô,
vô phép, trong lớp ít chú ý nghe giảng, bài học học không được kỹ lắm và ít khilàm bài đầy đủ, từ đó mất phương hướng trong học tập dẫn đến nguy cơ bỏ học.Đối với những học sinh này, chúng tôi tiến hành các biện pháp như sau :
2.1 Phối hợp với lãnh đạo nhà trường, các tổ chức đoàn thể giáo viên bộ môn, gia đình và xã hội: