Mối quan hệ hữu nghị truyền thống hiếm có ấycàng có ý nghĩa đặc biệt đối với nhân dân hai nước nói chung và Đảng bộ nhândân tỉnh Hà Tĩnh, tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn nói riêng trong sự ng
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Việt Nam và Lào là hai nước láng giềng gần gũi trên bán đảo ĐôngDương, núi sông liền một dải; nhân dân hai nước cùng có truyền thống cần cùsáng tạo, đã có mối liên hệ qua lại thân thiết từ lâu đời Trải qua quá trình đấutranh lâu dài, gian khổ, hai dân tộc đã luôn luôn đoàn kết, kề vai sát cánh bênnhau trong đấu tranh giành độc lập, tự do, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ở mỗinước Hơn 80 năm qua, kể từ ngày có Đảng lãnh đạo, mối quan hệ hữu nghịđặc biệt giữa hai nước do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch CayxỏnPhômvihản cùng các thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai nước dày công vun đắpkhông ngừng đơm hoa kết trái Mối quan hệ thủy chung, trong sáng hiếm cónày đã đi suốt chặng đường lịch sử vẻ vang, trở thành tài sản vô giá của hai dântộc và nhân dân hai nước; là biểu hiện sinh động của sự kết hợp nhuần nhuyễnchủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế vô sản, là mẫu mực vềchính sách láng giềng hữu nghị giữa hai nước Tổng Bí thư Lê Duẩn đã đánhgiá: "Mối quan hệ đặc biệt Việt - Lào đời đời là niềm tự hào của hai dân tộcchúng ta Đó là quan hệ mẫu mực hiếm có, vô cùng trong sáng, rất mực thủychung, gian khổ không đổi thay, đạn bom không lay chuyển" [49, tr.120]
Trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và quân dân Việt Nam thực hiệnnghĩa vụ quốc tế đối với cách mạng Lào theo quan điểm: giúp nhân dân nướcbạn là tự giúp mình của Chủ tịch Hồ Chí Minh “như một chân lý vĩnh hằng,thể hiện bản chất cách mạng trong sáng, cao quý của quan hệ dân tộc - quốc tếtrong thời đại mới” [82, tr.16]
Mối quan hệ ấy càng thể hiện rõ nét, sinh động giữa các tỉnh có chungđường biên giới, từng chung lưng đấu cật nhằm chống lại âm mưu của các thếlực ngoại xâm, để cùng tồn tại và phát triển, trong đó, có tỉnh Hà Tĩnh và tỉnhBôlykhămxay, Khămmuộn
Tỉnh Hà Tĩnh gần gũi với tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn về địa lý,cùng dựa lưng vào dãy Trường Sơn hùng vĩ và có những điểm tương đồng vềlịch sử, văn hóa truyền thống, điều kiện kinh tế - xã hội Đây là cơ sở khách
Trang 2quan, bền vững của mối quan hệ hữu nghị đoàn kết gắn bó keo sơn giữa nhândân ba tỉnh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Tình cảm đó đượcthể hiện sinh động trong lịch sử gần một thế kỷ đấu tranh cho độc lập tự do củanhân dân hai nước chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược và cùng tiếnhành quá độ đi lên CNXH Mối quan hệ hữu nghị truyền thống hiếm có ấycàng có ý nghĩa đặc biệt đối với nhân dân hai nước nói chung và Đảng bộ nhândân tỉnh Hà Tĩnh, tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn nói riêng trong sự nghiệp đổimới, trước nhiều vận hội nhưng cũng gặp không ít thách thức trong bối cảnhtoàn cầu hóa hiện nay.
Trong tổng thể mối quan hệ hợp tác giữa hai Đảng, Nhà nước và nhândân hai nước Việt Nam - Lào, mối quan hệ giữa tỉnh Hà Tĩnh vàBôlykhămxay, Khămmuộn là một bộ phận cấu thành rất quan trọng, là sựbiểu hiện sinh động, cụ thể của quan hệ đối ngoại giữa hai nước Trên cơ sởmối quan hệ đặc biệt giữa hai nước, mối quan hệ hữu nghị hợp tác toàn diệngiữa tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn ngày càng được củng
cố và không ngừng phát triển
Sau năm 1975, quan hệ hai nước Việt Nam - Lào nói chung, tỉnh Hà Tĩnhvới tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn nói riêng có những chuyển biến mới Từquan hệ chủ yếu về chính trị, quân sự, đối ngoại chuyển sang quan hệ hợp táctrên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng.Đặc biệt, từ năm 1991, khi tỉnh Hà Tĩnh được tái lập, dưới sự lãnh đạo củaĐảng bộ tỉnh, quan hệ hữu nghị và hợp tác với hai tỉnh bạn có những bước pháttriển mới, đạt được những thành tựu quan trọng trên nhiều lĩnh vực
Hiện nay, trong bối cảnh hai nước Việt Nam và Lào tiếp tục thực hiệnđường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hợp tác và phát triển, đa phương hóa và đadạng hóa quan hệ đối ngoại; tích cực và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế; đặcbiệt là việc thực hiện Hiệp ước hữu nghị và hợp tác, các nội dung hợp tác mangtính chiến lược Việt Nam - Lào đang đi vào chiều sâu, nhiệm vụ xây dựng mốiquan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa tỉnh Hà Tĩnh với tỉnhBôlykhămxay và Khămmuộn càng được tích cực đẩy mạnh và tăng cường
Trang 3Do đó, việc nghiên cứu quá trình lãnh đạo xây dựng mối quan hệ hợp tácvới tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh từ ngày tái lậptỉnh đến năm 2010, nhằm tổng kết, đánh giá những thành tựu đạt được, chỉ rõnhững hạn chế, khiếm khuyết, qua đó đúc rút những kinh nghiệm trong quátrình hoạch định chủ trương cũng như trong tổ chức triển khai thực hiện, nhằmgóp phần thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ với hai tỉnh bạn là việc làm cần thiết.Đồng thời, nghiên cứu quá trình lãnh đạo xây dựng mối quan hệ hợp tácvới tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh trong chặngđường gần 20 năm đổi mới góp phần tổng kết thực tiễn quá trình thực hiện chínhsách đối ngoại rộng mở của Đảng trên một địa phương cụ thể, có nhiều đặc thù
cả về điều kiện tự nhiên và lịch sử Trên cơ sở đó, luận án không chỉ làm phongphú thêm lịch sử hoạt động đối ngoại của Đảng, mà còn góp phần nghiên cứutoàn diện hơn về lịch sử Đảng bộ địa phương, cung cấp cơ sở lịch sử để giáo dục
và phát huy truyền thống đoàn kết, gắn bó giữa nhân dân tỉnh Hà Tĩnh với nhândân tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn, góp phần tăng cường hơn nữa mối quan hệhợp tác lâu dài, toàn diện, bền vững giữa hai nước Việt Nam - Lào trong điềukiện lịch sử mới
Xuất phát từ ý nghĩa nêu trên, tác giả chọn đề tài: "Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh
lãnh đạo phát triển quan hệ hữu nghị hợp tác với tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn (Nước CHDCND Lào) từ năm 1991 đến năm 2010" làm đề tài
luận án tiến sĩ lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
2 Mục đích và nhiệm vụ của luận án
2.1 Mục đích
Nghiên cứu, tái hiện lại một cách chân thực, khách quan, khoa học và có
hệ thống toàn bộ quá trình lãnh đạo xây dựng mối quan hệ hữu nghị hợp tácvới tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn từnăm 1991 đến năm 2010; góp phần tổng kết thực tiễn một chủ trương quantrọng trong chính sách đối ngoại của Đảng trên một địa bàn nhất định; đánh giánhững thành tựu đạt được và những bất cập, hạn chế; đúc rút một số kinhnghiệm chủ yếu trong quá trình lãnh đạo tổ chức thực hiện, từ đó đóng góp cơ
sở lịch sử cho quá trình lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ tăng cường mối quan hệ
Trang 4hữu nghị đặc biệt, hợp tác toàn diện với tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộntrong thời gian tới có hiệu quả hơn.
2.2 Nhiệm vụ
- Phân tích, làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn hình thành mối quan hệ đặcbiệt, hợp tác toàn diện giữa tỉnh Hà Tĩnh với tỉnh Bôlykhămxay vàKhămmuộn; những nhân tố cơ bản tác động, ảnh hưởng tới mối quan hệ hữunghị hợp tác giữa tỉnh Hà Tĩnh với tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn từ năm
1991 đến năm 2010;
- Hệ thống hoá chủ trương của và quá trình chỉ đạo thực hiện xây dựng vàphát triển mối quan hệ hữu nghị hợp tác với tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộncủa Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh từ năm 1991 đến năm 2010;
- Đánh giá những thành tựu nổi bật, những khó khăn, hạn chế, bất cậptrong quá trình hoạch định chủ trương và chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ tăngcường tình hữu nghị và hợp tác với tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn của Đảng
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu quá trình hoạch định chủ trương và lãnh đạo tổ chứcthực hiện nhiệm vụ tăng cường quan hệ hữu nghị hợp tác toàn diện với tỉnhBôlykhămxay, Khămmuộn của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 1991 - 2010
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu quá trình lãnh đạo xây dựng
mối quan hệ hữu nghị đặc biệt và hợp tác toàn diện với tỉnh Bôlykhămxay vàKhămmuộn của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh từ năm 1991 đến năm 2010, trên cáclĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục đào tạo, y tế, khoa học công nghệ,
Trang 5an ninh quốc phòng, công tác biên giới, hoạt động tình nghĩa, giao lưu hữunghị nhân dân.
Về không gian: các hoạt động quan hệ hữu nghị đặc biệt và hợp tác toàn
diện trên địa bàn ba tỉnh: tỉnh Hà Tĩnh, tỉnh Bôlykhămxay và tỉnh Khămmuộn
Về thời gian: Luận án nghiên cứu quá trình lãnh đạo xây dựng quan hệ
hữu nghị hợp tác với tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn của Đảng bộ tỉnh HàTĩnh giai đoạn từ năm 1991 đến năm 2010
4 Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu
4.1 Cơ sở lý luận
Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy vật biệnchứng và duy vật lịch sử, quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ ChíMinh và quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng về quan hệ đối ngoại nóichung, quan hệ hữu nghị đặc biệt và hợp tác toàn diện với nước Cộng hòaDCND Lào nói riêng
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu của Luận án là phương pháp lịch sử vàphương pháp logic, đồng thời kết hợp các phương pháp nghiên cứu chuyênngành và liên ngành, trong đó đặc biệt chú trọng phương pháp khảo sát thực tế,thống kê
4.3 Nguồn tài liệu
- Các văn kiện liên quan đến quan hệ đối ngoại hai Đảng, Nhà nước vàĐảng bộ tỉnh Hà Tĩnh: văn kiện của ĐCS Việt Nam và Đảng NDCM Lào; vănkiện Đại hội Đảng bộ tỉnh và các NQ chuyên đề của BCH, BTV Tỉnh ủy HàTĩnh các khóa XIII, XIV, XV, XVI, XVII; các NQ, Chương trình hành động,
Đề án, Quy hoạch, Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của HĐND, UBND tỉnh
- Nguồn tài liệu về mối quan hệ ba tỉnh như: Báo cáo tổng kết, sơ kếtđánh giá quá trình thực hiện nhiệm vụ hợp tác giữa ba tỉnh trên các lĩnh vực từ
1991 - 2010; Văn bản hội đàm giữa lãnh đạo cấp cao tỉnh Hà Tĩnh với hai tỉnhbạn qua các chuyến thăm và làm việc chính thức; Văn bản ghi nhớ của cácđoàn công tác các ngành, đoàn thể, các tổ chức kinh tế xã hội, các địa phương,đơn vị; các công văn, quyết định, công thư, các văn bản lưu tại TTLT tỉnh,
Trang 6Phòng Lưu trữ - Văn phòng Tỉnh ủy và các sở, ban, ngành, đoàn thể và các địaphương tỉnh Hà Tĩnh, tỉnh Nghệ An và tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn.
- Những công trình nghiên cứu gồm sách, báo, tạp chí, luận án viết vềquan hệ hợp tác giữa Việt Nam - Lào nói chung, tỉnh Hà Tĩnh và tỉnhBôlykhămxay, Khămmuộn nói riêng, có liên quan đến đề tài Các bài báo,phim tài liệu, bản đồ có liên quan đến đề tài
- Kết quả khảo sát thực tế và phỏng vấn một số nhân chứng lịch sử tại tỉnh
Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn
5 Đóng góp của luận án
- Qua sưu tầm tài liệu, nghiên cứu, khảo sát thực tế về ba tỉnh, Luận ánlàm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn hình thành mối quan hệ đặc biệt, hợp tác toàndiện giữa tỉnh Hà Tĩnh với tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn trong thời gian từnăm 1991 đến năm 2010
- Đánh giá một cách khách quan thực trạng, những kết quả đạt được,những khó khăn, hạn chế, bất cập trong quá trình hoạch định chủ trương vàlãnh đạo thực hiện nhiệm vụ tăng cường tình hữu nghị và hợp tác với tỉnhBôlykhămxay, Khămmuộn của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh Từ đó, luận án góp phầngiúp cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành, các tập thể, cá nhân lên quan cóthêm căn cứ khoa học và tư liệu thực tiễn để tham khảo, vận dụng trong quátrình tham mưu, xây dựng chủ trương cũng như việc tổ chức triển khai thựchiện các nhiệm vụ, giải pháp nhằm tiếp tục tăng cường quan hệ hợp tác giữatỉnh Hà Tĩnh với tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn trong thời gian tới
- Luận án góp phần cung cấp thêm nguồn thông tin, tư liệu để có cái nhìntoàn cảnh, có hệ thống về quan hệ hữu nghị hợp tác giữa tỉnh Hà Tĩnh với tỉnhBôlykhămxay và Khămmuộn giai đoạn 1991 - 2010, từ đó góp phần giáo dụctruyền thống, làm phong phú thêm lịch sử Đảng bộ và lịch sử địa phương tỉnh
Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn
6 Bố cục luận án
Ngoài phần mở đầu, Tổng quan tình hình nghiên cứu, kết luận, phụ lục
và danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm có 03 chương nội dung, 6 tiết
Trang 7TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1 Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài Luận án
Quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam đi vào lịch sử thế giớinhư một biểu tượng sáng ngời về tinh thần đoàn kết quốc tế vô sản, một tấmgương mẫu mực và hiếm có về sự thuỷ chung, trong sáng trong lịch sử quan
hệ quốc tế Vì vậy, quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào, Lào
- Việt Nam là một chủ đề được giới nghiên cứu đặc biệt quan tâm Đã có rấtnhiều công trình nghiên cứu về chủ đề này, nổi bật là những công trình nghiêncứu trên các nhóm vấn đề sau:
1.1 Các công trình nghiên cứu liên quan đến quan hệ Việt Nam - Lào
Các công trình nghiên cứu tình hình thế giới, khu vực, quan điểm, đườnglối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta qua các thời kỳ, trong đó đã
đề cập đến mối quan hệ hữu nghị đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào,
đáng chú ý là: "Hội nhập quốc tế và giữ vững bản sắc" của Bộ Ngoại giao [29]; "Ngoại giao Việt Nam 1945 - 2000" của Bộ Ngoại giao [30]; “Những vấn
đề lớn của thế giới và quá trình hội nhập, phát triển của nước ta” của Ban Tư
tưởng văn hóa trung ương [17]…
Các bài nói, bài viết của các nhà nghiên cứu liên quan đến vấn đề này
như: "Thế giới năm qua và nhiệm vụ đối ngoại của Đảng ta trong năm 2001", của Nguyễn Dy Niên [83]; "Tư tưởng Hồ Chí Minh về quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào" của Trịnh Nhu [82] Bên cạnh đó còn có một số hội thảo khoa
học về quan hệ hữu nghị đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào Các côngtrình này đã tiếp cận được nhiều tư liệu quan trọng ở cả hai quốc gia và tậptrung theo các chủ đề chung nhằm dựng lại lịch sử mối quan hệ giữa hai nước,trong đó đi sâu vào từng lĩnh vực cụ thể như: Chính trị, Ngoại giao, An ninh,Quân sự, Văn hoá - giáo dục, Kinh tế
Đặc biệt, từ sau Đại hội X của ĐCS Việt Nam, chủ trương nhằm tăngcường hơn nữa gìn giữ những giá trị truyền thống lịch sử, đúc kết những vấn
đề lý luận, thực tiễn, rút ra những bài học kinh nghiệm, tiếp tục vun đắp và
Trang 8nâng cao hiệu quả mối quan hệ, hữu nghị, hợp tác toàn diện giữa hai nước, BộChính trị Đảng Cộng sản Việt Nam (khóa X) và Bộ Chính trị Đảng Nhân dâncách mạng Lào (khóa VIII) đã quyết định tổ chức hợp tác cùng biên soạn công
trình “Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào; Lào - Việt Nam 2007)”[68] Công trình gồm có 6 sản phẩm: “Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt
(1930-Nam - Lào; Lào - Việt (1930-Nam 1930 -2007”; Văn kiện Đảng và Nhà nước; Biênniên sự kiện; Hồi ký; tập Sách ảnh tư liệu và bộ phim “Bản anh hùng ca quan
hệ Việt - Lào”
Ðây là công trình có quy mô lớn nhất từ trước tới nay về mối quan hệ đặc biệtgiữa hai nước, được Bộ Chính trị và Ban Bí thư của hai Ðảng trực tiếp chỉ đạo.Công trình được nghiên cứu, biên soạn công phu, mang tầm vóc lớn lao của mốiquan hệ đặc biệt giữa hai Ðảng, hai Nhà nước, hai dân tộc và nhân dân hai nước,đúng với quan điểm chỉ đạo của Bộ Chính trị Ðảng Cộng sản Việt Nam và ÐảngNhân dân Cách mạng Lào Công trình đã tái hiện sinh động lịch sử quan hệ đặc biệtViệt Nam - Lào, Lào - Việt Nam; làm sáng tỏ quy luật tất yếu, khách quan hai dântộc phải đoàn kết, nương tựa vào nhau, chống lại kẻ thù chung trong chiến tranhgiải phóng dân tộc trước đây và cùng nhau “chia ngọt sẻ bùi” trong sự nghiệp xâydựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay Công trình đã góp phần tổng kết, phân tích,đánh giá những đặc điểm của mối “quan hệ đặc biệt” và đúc kết những bài học kinhnghiệm, đồng thời gợi mở những vấn đề vận dụng vào hiện tại và tương lai Bộsách thuộc công trình đã được Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia xuất bản năm 2011,
2012 Ngoài ra còn có một số công trình nghiên cứu những vấn đề lý luận và thựctiễn về Đảng Cộng sản cầm quyền và xây dựng đảng cầm quyền trong quá trìnhphát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam và kinh tế hàng hóatheo cơ chế thị trường định hướng XHCN ở Lào, phân tích những tương đồng vàkhác biệt của công tác xây dựng đảng cầm quyền ở Việt Nam và Lào, cuốn sách đề
ra một số giải pháp nhằm xây dựng đảng cầm quyền ở Việt Nam và Lào, làm sáng
tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng đảng cầm quyền ở hai nước
Ngoài ra, một số công trình nghiên cứu về Lào và một số nước trong khu
vực cũng ít nhiều đề cập đến mối quan hệ với Việt Nam như: "Góp phần nhận thức thế giới đương đại" của Nguyễn Đức Bình (Chủ biên) [27] Các tác
Trang 9giả đã đề cập đến tình hình thế giới, khu vực, phân tích những thời cơ, tháchthức đối và những vấn đề đặt ra đối với các nước trong khu vực Đông Nam Átrong việc hoạch định đường lối chính sách đối ngoại.
Một số luận án tiến sỹ của nghiên cứu sinh Lào bảo vệ thành công ở ViệtNam có đề cập đến quan hệ Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam, trong đó tậptrung đi sâu vào những vấn đề đặt ra của sự phát triển trong thời kỳ đổi mới, đó
là những vấn đề đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, đổi mới tác động của nhà nướcnhằm khuyến khích phát triển hàng hoá trong nông nghiệp… có trình bàynhững tác động của yếu tố khu vực, trong đó có Việt Nam
1.2 Các công trình khoa học đề cập đến quan hệ Việt Nam - Lào trên một số lĩnh vực, vùng miền hoặc địa phương cụ thể
Trên góc độ nghiên cứu này, có các công trình, các luận án tiến sỹ, luậnvăn thạc sỹ nghiên cứu về quan hệ hữu nghị hợp tác đặc biệt Việt Nam - Làonói chung và quan hệ hữu nghị hợp tác giữa các tỉnh vùng Bắc Trung bộ củaViệt Nam với các tỉnh cùng chung biên giới vùng Trung Lào
Các tác giả đã có nhiều đóng góp trong việc sưu tầm những tư liệu gốc
có giá trị, đáng tin cậy, phong phú, có cả tài liệu điền dã thực tế phục vụnghiên cứu Các công trình này đã trình bày khá chi tiết những vấn đề về điềukiện địa lý, truyền thống lịch sử, văn hóa và mối quan hệ giữa các tỉnh vùngBắc Trung bộ của Việt Nam với các tỉnh cùng chung biên giới vùng TrungLào trên một số lĩnh vực, chủ yếu là về kinh tế nông nghiệp và quốc phòng, anninh; khái quát mối quan hệ về vấn đề này trên những nội dung lớn là giảiquyết vấn đề biên giới, bảo về chủ quyền anh ninh biên giới Việt Nam - Lào.Trên cơ sở các nghiên cứu khoa học, luận án rút ra một số nhận xét về thuậnlợi, khó khăn, bài học kinh nghiệm, phương thức, đặc điểm; đưa ra quan điểmquan hệ hợp tác, kiến nghị về cơ chế, chính sách để thực hiện tốt việc mởrộng hợp tác phù hợp với thực tiễn trong những năm tiếp theo
Kết quả nghiên cứu của các công trình này đã cung cấp cho tác giảnhững cơ sở quan trọng trong quá trình phân tích, đánh giá và bước đầu tổngkết những nét đặc thù trong quan hệ hợp tác giữa tỉnh Hà Tĩnh với tỉnhBôlykhămxay, Khăm muộn
Trang 101.3 Các công trình khoa học liên quan trực tiếp đến quan hệ hữu nghị
và hợp tác giữa tỉnh Hà Tĩnh với tỉnh Bôlykhămxay, Khăm muộn
Các công trình nghiên cứu đề cập đến các khía cạnh khác nhau về quan hệhữu nghị và hợp tác giữa tỉnh Hà Tĩnh với các tỉnh vùng Trung Lào, trong đó có
tỉnh Bôlykhămxay, Khăm muộn, như : "Hà Tĩnh kháng chiến chống Mỹ, cứu
nước", "Hà Tĩnh 30 năm kháng chiến", của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Hà Tĩnh,
Hà Tĩnh [31, 32]; "Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh", tập 1, Đặng Duy Báu (Chủ biên) [25]; "Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh", tập 2, Đặng Duy Báu (Chủ biên) [26]; "Lịch sử Hà Tĩnh", tập 1, Đặng Duy Báu (Chủ biên) [23]; "Lịch sử Hà Tĩnh", tập 2, Đặng Duy Báu (Chủ biên) [24]; Lê Văn Chất, "Mở rộng liên kết
giao lưu quốc tế” [41].
Một số luận văn thạc sỹ và luận án tiến sỹ nghiên cứu quan hệ hữu nghịhợp tác giữa một số tỉnh vùng Bắc Trung bộ của Việt Nam với một số tỉnhvùng Trung Lào, trong đó có tỉnh Hà Tĩnh Có thể thấy rằng, dưới góc độ lịch
sử (thông sử), đây là những công trình nghiên cứu có hệ thống về mối quan
hệ giữa một số tỉnh vùng Trung Lào như Hủaphăn, Xiêngkhoảng,Bôlykhămxay, Khămmuộn với một số tỉnh vùng Bắc Trung bộ của Việt Namnhư Hà Tĩnh, Nghệ An Trong đó đi sâu phân tích các lĩnh vực quan hệ hợptác về chính trị, quốc phòng - an ninh, biên giới, kinh tế, văn hóa và các lĩnhvực khác, đồng thời đưa ra những nhận xét về đặc điểm, thành tựu, khó khăn,triển vọng, bài học kinh nghiệm trong quan hệ hợp tác giữa các tỉnh
Luận án của chúng tôi sẽ kế thừa có chọn lọc một số kết quả để phục vụcho việc mở rộng và nghiên cứu vấn đề này dưới góc độ khoa học lịch sửĐảng, đặc biệt là quá trình xây dựng chủ trương, lãnh đạo tổ chức triển khaithực hiện, những kết quả đạt được, những khó khăn, hạn chế, những vấn đềđặt ra trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ hợp tác trên cáclĩnh vực giữa tỉnh Hà Tĩnh với tỉnh Bôlykhămxay và Khăm Muộn
2 Những nội dung có liên quan đến đề tài luận án các công trình nghiên cứu đã đề cập đến
Qua các công trình nghiên cứu đã được công bố, chúng tôi nhận thấy:
Về quan hệ hai nước Việt - Lào:
Trang 11Nhiều công trình nghiên cứu đã thể hiện khá toàn diện và sâu sắc về lịch
sử, truyền thống, những thành tựu trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và dựngxây đất nước qua các thời kỳ, những nét khái quát về quan hệ đối ngoại củanước CHDCND Lào với các nước trong khu vực và trên thế giới, trong đó cóViệt Nam
Đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến những vấn đề liên quanđến đề tài nghiên cứu, như: tình hình thế giới, khu vực, những thời cơ, tháchthức đối với Việt Nam trong xu thế hội nhập quốc tế, đường lối chính sáchđối ngoại của các nước trên thế giới, các nước trong khu vực Đông Nam Á,những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam trong việc hoạch định và việc tổ chứcthực hiện đường lối, chính sách đối ngoại trong thời kỳ đổi mới, nhất là đốivới các nước bạn bè truyền thống, trong đó, đặc biệt là nhiệm vụ tăng cườngtình hữu nghị đặc biệt và hợp tác toàn diện đối với nước bạn Lào anh em.Nhiều công trình nghiên cứu đã phản ánh khá toàn diện và sâu sắc mốiquan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai nước Việt Nam - Lào trong lịch sử Đặcbiệt, nhiều công trình nghiên cứu đã phản ánh khá toàn diện và sâu sắc tìnhđoàn kết chiến đấu cùng những thắng lợi vẻ vang của quân và dân hai nướctrong hai cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹxâm lược; quá trình hoạch định, thực hiện chủ trương, đường lối, chính sáchngoại giao, những thành tựu đã đạt được trong quan hệ hợp tác giữa hai Đảng,hai Chính phủ và nhân dân hai nước Việt Nam - Lào anh em trong sự nghiệpxây dựng và bảo vệ Tổ quốc Trong đó, một số công trình nghiên cứu đã đề cậpkhá sâu sắc những thành tựu, hạn chế, bài học kinh nghiệm trong quan hệ hợptác giữa các ngành, các lĩnh vực của hai nước trong sự nghiệp đổi mới
Tuy nhiên, trong các công trình nghiên cứu, các nguồn tài liệu chúng tôitiếp cận được, quan hệ hợp tác giữa các địa phương, nhất là các tỉnh có chungđường biên giới hai nước chưa được đề cập, hoặc chỉ dừng lại ở việc nêu ví dụđiển hình, một số sự kiện, những vấn đề có tính chất sự vụ, thiếu tính tính toàndiện, hệ thống Cho đến nay, chưa có những công trình chuyên khảo, luận ánnghiên cứu một cách hệ thống quá trình lãnh đạo của Đảng trong quá trình xây
Trang 12dựng quan hệ hữu nghị hợp tác giữa các địa phương hai nước, nhất là các tỉnhcùng chung biên giới.
Về quan hệ hợp tác giữa tỉnh Hà Tĩnh với tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn:
Các bài viết được đăng trên các báo, tạp chí, kỷ yếu hội thảo khoa học
ở Trung ương và địa phương đã khai thác, đề cập đến một số nội dung vềquan hệ hợp tác giữa các tỉnh trên các lĩnh vực, nhất là quan hệ hữu nghị hợptác, liên minh chiến đấu của quân dân các tỉnh trong cuộc kháng chiến chốngthực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, hợp tác về chính trị, an ninh, quốcphòng, đối ngoại trong thời kỳ đổi mới
Phần lớn nội dung các bài viết đề cập đến những kết quả đạt được, nhữngkhó khăn, hạn chế, những vấn đề đặt ra hiện nay trong quá trình hợp tác giữa cáctỉnh Vấn đề Đảng lãnh đạo quá trình xây dựng mối quan hệ hợp tác giữa cáctỉnh, chưa được đề cập, hoặc chỉ được nêu ra hết sức khái quát, chưa tương xứngvới vị trí, vai trò và những đóng góp to lớn của Đảng bộ tỉnh trong quá trìnhhoạch định chủ trương, chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ tăng cường tình hữunghị và hợp tác giữa các tỉnh trong thời kỳ cách mạng dân tộc dân chủ trước đâycũng như trong sự nghiệp đổi mới ngày nay Vấn đề này cần được tiếp tụcnghiên cứu, tổng kết một cách nghiêm túc, toàn diện và sâu sắc hơn
Năm 2009, tác giả đã hoàn thành luận văn Thạc sỹ, chuyên ngành Lịch
sử Đảng với đề tài: "Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo xây dựng mối quan hệ hợp tác với tỉnh Bôlykhămxay từ năm 1991 - 2007"[122] Trong khuôn khổ
của luận văn thạc sỹ, luận văn chỉ mới nghiên cứu quá trình hoạch định chủtrương, đường lối và việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ hợp tác giữa tỉnh HàTĩnh và tỉnh Bôlykhămxay từ năm 1991 đến năm 2007
Như vậy, từ tổng quan tình hình nghiên cứu có thể thấy rằng, cho đến nay
đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến quan hệ Việt Nam - Lào, quan
hệ hợp tác giữa các tỉnh, vùng miền của Việt nam với các tỉnh có chung đườngbiên giới của Lào Đặc biệt đã có những công trình nghiên cứu đề cập đến quan
hệ hợp tác giữa tỉnh Hà Tĩnh với một số tỉnh của Lào Tuy nhiên, chưa có mộtcông trình nào nghiên cứu vấn đề này dưới góc độ tiếp cận của khoa học Lịch
sử Đảng để phục đựng một cách đầy đủ, toàn diện quá trình Đảng bộ tỉnh Hà
Trang 13Tĩnh lãnh đạo xây dựng phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác với tỉnhBôlykhămxay và Khămmuộn (CHDCND Lào) từ năm 1991 đến năm 2010.
3 Những nội dung luận án tập trung nghiên cứu:
Những nội dung liên quan đến đề tài luận án của các công trình đã công
bố là những tư liệu quý tác giả kế thừa để giải quyết những vấn đề cần tiếptục nghiên cứu Với mục đích và nhiệm vụ đặt ra, luận án tập trung nghiêncứu, làm sáng tỏ những nội dung sau:
- Cơ sở lịch sử hình thành mối quan hệ quan hệ hợp tác của tỉnh Hà Tĩnhvới tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn (điều kiện tự nhiên, lịch sử, truyền thống,văn hóa của ba tỉnh)
- Cơ sở lý luận (đặt trong bối cảnh chung của cả nước và đường lối đốingoại của Trung ương Đảng) và thực tiễn hình thành chủ trương của Đảng bộtỉnh Hà Tĩnh xây dựng, phát triển quan hệ hợp tác với tỉnh Bôlykhămxay,Khămmuộn giai đoạn 1991 - 2010
- Làm rõ những yếu tố tác động đến quá trình lãnh đạo xây dựng và pháttriển mối quan hệ hợp tác toàn diện giữa tỉnh Hà Tĩnh với hai tỉnh bạn theotiến trình lịch sử, được phân chia thành hai giai đoạn căn cứ theo phân kỳ cácnhiệm kỳ đại hội Đảng bộ tỉnh; Đồng thời, khắc họa quá trình phát triển nhậnthức của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh trong quá trình lãnh đạo thực hiện qua hai giaiđoạn (1991-2000 và 2001-2010)
- Phục dựng bức tranh chân thực về quá trình quán triệt đường lối đốingoại của Đảng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh có nhiều điểm đặc thù, với nhữngkhó khăn và thuận lợi nhất định, trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, vănhóa, giáo dục, an ninh - quốc phòng qua hai giai đoạn từ năm 1991 đến năm
2000 và từ năm 2001 đến năm 2010
- Từ những tư liệu khai thác được qua khảo sát thực tiễn, tổng kết, nhậnđịnh một cách khách quan những thành công, những hạn chế, khiếm khuyếttrong quá trình hoạch định chủ trương cũng như trong quá trình chỉ đạo thựchiện của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh về lãnh đạo thực hiện xây dựng, phát triển quan
hệ hợp tác với tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn trong gần 20 năm đổi mới(1991-2010)
Trang 14Từ những thành công, hạn chế khiếm khuyết trong lãnh đạo thực hiệnxây dựng, phát triển quan hệ hợp tác với tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn củaĐảng bộ tỉnh Hà Tĩnh trong gần 20 năm (1991-2010), qua các nhiệm kỳ Đạihội, luận án làm sáng tỏ những đặc điểm trong mối quan hệ giữa tỉnh Hà Tĩnhvới tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn trong điều kiện lịch sử, văn hóa, truyềnthống có những đặc thù; đồng thời đúc rút một số kinh nghiệm chủ yếu cảtrên phương diện quán triệt chủ trương của Trung ương Đảng vận dụng vàođịa phương, cả trên phương diện tổ chức chỉ đạo thực hiện chủ trương đó trênđịa bàn cụ thể.
Trang 15Điều kiện tự nhiên:
Tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn là ba tỉnh liền kề về địa
lý, núi liền núi, sông liền sông, có chung 145 km đường biên giới thuộc hainước Việt Nam - Lào Những điểm tương đồng về địa lý, kinh tế, chính trị,văn hóa, truyền thống là điều kiện thuận lợi để tỉnh Hà Tĩnh mở rộng và tăngcường quan hệ hợp tác với hai tỉnh bạn Lào trên nhiều lĩnh vực
Tỉnh Hà Tĩnh là tỉnh thuộc vùng Duyên hải Bắc Trung bộ, phía Bắcgiáp tỉnh Nghệ An với chiều dài 88 km, phía Nam giáp tỉnh Quảng Bình vớichiều dài 130 km, phía Đông giáp biển Đông với chiều dài 137 km, phía Tâygiáp tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn - nước CHDCND Lào Trên tuyếnbiên giới giữa tỉnh Hà Tĩnh và Bôlykhămxay, Khămmuộn có 12 cột mốcquốc giới Nội biên có 9 xã biên giới thuộc 3 huyện là Hương Sơn, HươngKhê và Vũ Quang; có 5 Đồn biên phòng (575, 571, 567, 565, 563) Ngoạibiên đối diện có 35 bản thuộc hai huyện Căm Cợt (Bôlykhămxay) và Na Kai(Khămmuộn); lực lượng vũ trang đóng trên biên giới của bạn có 2 đơn vị(Đồn 505 - Nậm Phào và Đồn 515 - Ma Ca)
Tỉnh Hà Tĩnh có diện tích tự nhiên 6.055,6 km2 Năm 2010, dân số HàTĩnh khoảng 1,3 triệu người; Đảng bộ tỉnh có gần 8,5 vạn đảng viên, sinhhoạt tại 771 tổ chức cơ sở đảng, thuộc 12 Đảng bộ huyện, thành phố, thị xã và
7 Đảng bộ trực thuộc [93]; có 127 km đường Quốc lộ 1A, 87 km đường HồChí Minh và 70 km đường sắt chạy dọc theo hướng Bắc - Nam; có Quốc lộ
Trang 168A và Đường 12 đi sang Lào và các tỉnh Đông Bắc Thái Lan, có cảng biểnnước sâu Vũng Áng, cảng Xuân Hải [134] Tỉnh Hà Tĩnh có 12 đơn vị hànhchính trực thuộc, bao gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 10 huyện, với 261 xã,phường, thị trấn Trong đó, có 3 huyện biên giới là: Hương Sơn (47 km biêngiới) gồm 2 xã biên giới Sơn Kim và Sơn Hồng; Vũ Quang (45 km biên giới);Hương Khê (53 km biên giới) với 5 xã biên giới là Hoà Hải, Hương Vịnh,Phú Gia, Hương Lâm, Hương Liên.
Tỉnh Bôlykhămxay là một trong 7 tỉnh thuộc vùng Trung Lào, là tỉnh lớnthứ 10 trong tổng số 17 tỉnh của nước CHDCND Lào, với diện tích 1.599.770
ha, dân số 422.300 người [71,tr.26] Tỉnh Bôlykhămxay tiếp giáp với ViệtNam ở phía Đông với đường biên giới dài 165 km; tiếp giáp với Thái Lan ởphía Tây dọc theo sông Mê Kông với đường biên giới dài 195 km Trong tổng
số diện tích của tỉnh, 64 % thuộc địa bàn vùng sâu, vùng xa Địa hình nghiêngdần từ dãy Phu Luông xuống khu vực sông Mê Kông, với nhiều dãy núi đálớn có độ cao từ 300 đến 700m Nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới Bắcbán cầu, tỉnh Bôlykhămxay có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm là chủ yếu,phân thành hai mùa: mùa khô và mùa mưa Mùa khô kéo dài 6 - 7 tháng,nhiều nơi thiếu nước nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế xãhội, nhất là đối với nông nghiệp
Về mùa mưa, đặc biệt là tháng 7, 8, 9, lượng mưa trung bình ở tỉnhBôlykhămxay rất lớn, khoảng 1.600 - 1.800 mm/năm Mùa mưa thường trùngvới mùa lũ lớn do nước từ thượng nguồn sông Mê Kông đổ về nên đã gây ra
lũ lụt và ngập úng kéo dài trên diện rộng ở một số vùng đồng bằng Diện tíchrừng của tỉnh Bôlykhămxay rất lớn, xấp xỉ 1.389.145 ha gồm: 3 khu bảo tồn
đa dạng sinh học quốc gia (296.500 ha); 4 khu rừng bảo tồn thuộc tỉnh(52.236 ha); 1 khu rừng tái sinh tự nhiên (10.200 ha), với độ che phủ gần50%; có nhiều loại gỗ và lâm thổ sản quý hiếm Đối với tỉnh Bôlykhămxay,rừng không chỉ là nguồn tài nguyên quý báu giúp địa phương phát triển kinh
tế, đặc biệt là công nghiệp chế biến gỗ, khai thác khoáng sản, mà còn là nơinương tựa cuộc sống của nhân dân các bộ tộc Lào Nhiều đồng cỏ rộng lớn
Trang 17trải dài dưới các vùng đồi núi rất thuận lợi cho việc phát triển chăn nuôi giansúc Tỉnh Bôlykhămxay có tiềm năng lớn về khoáng sản như than, sắt, thiếc,muối, thạch cao, đá quý, đồng, chì, kẽm, vàng
Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, tỉnh Bôlykhămxay đang phải đối mặtvới nhiều khó khăn trên con đường phát triển, nhất là trình độ dân trí thấp, đờisống nhân dân còn gặp rất nhiều khó khăn, thiếu thốn, chủ yếu dựa vào nghềnông và khai thác lâm thổ sản; hệ thống giao thông kém phát triển, chưa cóđường sắt, nên việc đi lại, trao đổi buôn bán giữa các địa phương trong tỉnh vàhợp tác với bên ngoài còn gặp rất nhiều khó khăn
Tỉnh Khămmuộn là tỉnh miền núi của Lào, có diện tích tự nhiên16.315km2, dân số 55.985 người, mật độ dân số 22 người/km2 Trên địa bàn
có quốc lộ 13, 12 và 8B đi qua, có hai cửa khẩu là Thà Khẹt - NakhonPhannom giáp Thái Lan và Na Phào - Cha lo, tỉnh Quảng Bình - Việt Nam.Tỉnh Khămmuộn có 9 huyện, thị, gồm 1 thị xã Thà Khẹt (141 bản) và 8 huyện
là Nacai (67 bản), Nhóm Mạ Lạt (71 bản), Hỉn Bun (66 bản), BuaLapha (82bản), Ma HaXay (89 bản), Xay Bua Thoong (66 bản), Xe Băng Phay (50bản), Noong Bốc (72 bản) [48, tr.42-32] Tỉnh Khămmuộn cũng như các tỉnhmiền núi khác của Lào, đồi núi và trung du chiếm 2/3 diện tích đất đai TỉnhKhămmuộn có địa hình dốc, với các núi đá vôi lớn; là tỉnh nằm trong vành đaikhí hậu nhiệt đới nên nhiệt độ trung bình cả năm từ 20 - 340C, với hai mùa rõrệt, mùa khô kéo dài 5 đến 6 tháng, lạnh và hanh, độ ẩm thấp, đất đai khô cằn.Bên cạnh đó, mùa mưa kéo dài 4 đến 5 tháng, là điều kiện thuận lợi cho cácloại cây phát triển, đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp Đặc biệt, ở đây córất nhiều loại gỗ quý hiếm như lim, lát hoa, trầm hương và các loại lâm sản quýhiếm khác Khămmuộn có hai con sông lớn là Xêbăngphai và Nậm thởn vàmột số con sông nhỏ do sông con Xêbăngphai tạo ra, thuận lợi cho việc pháttriển nông nghiệp, thủy điện
Tuy điều kiện về tài nguyên thiên nhiên có nhiều thuận lợi, nhưng bêncạnh đó, tỉnh Khămmuộn cũng gặp rất nhiều khó khăn Tỉnh Khămmuộn làmột tỉnh có trình độ dân trí còn thấp, người dân sống chủ yếu bằng nghề nông
và khai thác lâm thổ sản; cơ sở hạ tầng còn rất kém, giao thông đi lại khó
Trang 18khăn Cho đến năm 2010, tỉnh Khămmuộn vẫn chưa có đường sắt, hệ thốngđường bộ sau nhiều năm khai thác đã xuống cấp nên việc buôn bán trao đổihàng hoá, giao lưu cả trong và ngoài tỉnh đang gặp rất nhiều khó khăn, cản trởrất lớn đối với sự phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội của tỉnh.
Nhân tố dân cư và văn hóa xã hội:
Việt Nam và Lào đều là những quốc gia đa dân tộc Việt Nam có 54dân tộc, Lào có 49 tộc người Các nhóm dân tộc của Lào, đặc biệt là cácnhóm cư dân sống ở các vùng biên giới hai nước, có quan hệ khăng khít vớimột số dân tộc thiểu số của Việt Nam Một bộ phận cư dân hai nước vùngbiên giới có thể cùng một tộc người, có quan hệ huyết thống thông qua hônnhân, do đó một số bản của Lào giáp với biên giới Việt Nam có nhiều ngườiLào gốc Việt Cùng chung dãy Trường Sơn, cư dân hai nước tất yếu ít nhiềuchịu sự tác động qua lại của những xáo động cư dân qua những biến động trongtiến trình lịch sử Trước khi hình thành các khu vực biên giới và cả về sau này,Lào là địa bàn gặp gỡ, giao lưu của các tộc người, từ các vùng phía Đông, phíaTây, nhất là biến động lên xuống của cư dân các vùng Bắc - Nam Mối banggiao có từ lâu đời giữa cư dân của hai dân tộc là một trong những cơ sở vữngchắc cho quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào ngày nay
Cư dân tỉnh Hà Tĩnh chủ yếu là người Kinh, cư trú phần lớn ở đồngbằng Nội biên thuộc tuyến biên giới tỉnh Hà Tĩnh - tỉnh Bôlykhămxay vàKhăm muộn có tổng số 58.801 hộ, với 228.889 khẩu, trong đó dân tộc Kinh
có 58.473 hộ với 227.383 khẩu, dân tộc Lào có 117 hộ với 556 khẩu, dân tộcMường có 52 hộ với 212 khẩu, dân tộc Thái có 09 hộ với 25 khẩu, dân tộcMán Thanh có 121 hộ với 609 khẩu, dân tộc Chứt có 37 hộ với 154 khẩu [94].Đồng bào các dân tộc ít người, gồm 328 hộ với 1.506 nhân khẩu sống tậptrung và xen ghép tại 7 thôn, bản thuộc 3 huyện: Hương Khê, Hương Sơn, VũQuang Trong đó có dân tộc Chứt sống tập trung tại bản Rào Tre, xã Hương Liên
và Bản Giàng II, xã Hương Vĩnh thuộc huyện Hương Khê, vốn có mối quan hệđồng tộc với cư dân Lào vùng biên giới Cư dân Lào cư trú dọc theo biên giớigiáp tỉnh Hà Tĩnh gồm nhiều tộc người, chung sống trong các bản làng Mặc dầu
có rất ít sự tương đồng nguồn gốc dân cư nhưng do cùng sinh sống lâu đời dưới
Trang 19mái nhà chung là dãy Trường Sơn, nên nhân dân ba tỉnh từ lâu đã sống rất hòathuận, cùng chia ngọt sẻ bùi, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong đấu tranh chốnggiặc ngoại xâm, cũng như trong sự nghiệp dựng xây quê hương, đất nước.
Đặc biệt, một bộ phận nhân dân các địa phương vùng biên giới ba tỉnhcòn gắn bó thân thiết với nhau bởi các mối quan hệ thân tộc, thường xuyênqua lại, thăm viếng, trao đổi hàng hóa, vật dụng phục vụ cuộc sống thườngnhật; chia sẻ kinh nghiệm sản xuất, giao lưu văn hóa [93]
Trong tiến trình lịch sử, do nhiều nguyên nhân khác nhau, một bộ phận
cư dân người Việt Nam di cư sang sinh sống, làm ăn và định cư trên đất Lào,từng bước hình thành nên cộng đồng Việt kiều ngày càng đông đảo ở một sốđịa bàn trên nước bạn Cộng đồng khá đông đảo người Việt tại Lào đã và đang
nỗ lực đóng góp sức mình góp phần tham gia phát triển kinh tế, văn hoá, làmthay đổi bộ mặt của nhiều thành phố, thị trấn và là cầu nối hết sức có ý nghĩatrong giao lưu kinh tế, văn hoá giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân các bộtộc Lào Có thể khẳng định rằng, những nhân tố về dân cư nêu trên đã cónhững tác động lớn, góp phần tăng cường tình đoàn kết gắn bó keo sơn giữanhân dân tỉnh Hà Tĩnh với nhân dân các bộ tộ Lào anh em
Về văn hóa, hai dân tộc Việt Nam và Lào có nhiều nét tương đồng ViệtNam và Lào đều nằm trong vùng ảnh hưởng mạnh của nền văn hoá của haiquốc gia là Ấn Độ và Trung Quốc Đặc biệt, Phật giáo có ảnh hưởng rất sâuđậm trong đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân hai nước Việt Nam và Lào.Trong tiến trình phát triển, mỗi quốc gia đều có truyền thống lịch sử lâu đời và
đã tạo nên những thành tựu và cả những nét khác biệt trong đời sống kinh tế,văn hóa, xã hội với những phong tục, tập quán tốt đẹp của từng dân tộc Tuynhiên, do gần gũi về địa lý cho nên từ xa xưa giữa hai dân tộc Việt Nam - Lào
đã có sự bang giao, nhất là các dân tộc ở dọc biên giới của hai nước Xuất phát
từ những tương đồng, ít nhiều chịu sự chi phối, ảnh hưởng lẫn nhau về phươngthức sinh hoạt vật chất, cư dân ba tỉnh cùng chung biên giới ngày càng xích lạigần nhau hơn và tất yếu chịu sự tác động, ảnh hưởng lẫn nhau trong sinh hoạtvăn hóa tinh thần Ngày nay, nhiều phong tục tập quán, nhất là trong ma chay,cưới xin, thờ cúng tổ tiên, thần linh vốn là những nét đẹp văn hóa truyền
Trang 20thống lâu đời của hai dân tộc Việt Nam - Lào, đã và đang được nhân dân batỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn lưu truyền từ đời này sang đờikhác Do điều kiện đặc thù của địa bàn cư trú cùng với mối quan hệ mật thiếtgiữa các nhóm dân cư sống dọc biên giới cũng như các điều kiện cụ thể củalịch sử để lại, xuất phát từ nhu cầu giao tiếp giữa những cá nhân với cộng đồngvốn đã gần gũi về địa lý, phong tục tập quán, nên trên thực tế đường biên giớiquốc gia không hề chia cắt tình cảm giữa các cộng đồng cư dân trên tuyếnđường biên vốn có từ ngàn xưa cho đến ngày nay Văn hóa là nhịp cầu nối đểcác quốc gia dân tộc trên thế giới xích lại gần nhau hơn Chính sức mạnh củayếu tố văn hóa truyền thống đã góp phần quan trọng xây đắp nên tình cảm đặcbiệt giữa nhân dân ba tỉnh Hà Tĩnh - Bôlykhămxay, Khămmuộn trong suốtchiều dài lịch sử từ ngàn xưa và ngày càng được phát huy, làm phong phú, đadạng thêm trong thời kỳ đổi mới.
Đặc điểm về kinh tế:
Trong quá trình phát triển, do điều kiện gần gũi về địa lý và nhiều điểmtương đồng về điều kiện tự nhiên, sinh hoạt văn hóa tinh thần, phong tục tậpquán, cư dân ba tỉnh dọc biên giới từ xưa đã sớm giao lưu, trao đổi về kinh tế
và có những điểm tương đồng trong sinh hoạt vật chất Bên cạnh làm nươngrẫy, săn bắt hái lượm, khai thác nguồn lợi từ rừng núi, cư dân tỉnh Hà Tĩnh vàtỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn đều sớm biết trồng lúa nước, chăn nuôi giasúc, trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải, phát triển kinh tế gia đình, ổn định cuộc sống.Ngày nay, ngoài tăng cường trao đổi, hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm ngàycàng chặt chẽ và có hiệu quả trong sản xuất nông - lâm nghiệp, cư dân tỉnh HàTĩnh và tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn, nhất là địa bàn giáp biên còn tăngcường buôn bán, trao đổi hàng hóa, du nhập ngành nghề mới; chia sẻ thôngtin, kinh nghiệm cho nhau nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế củatừng địa phương nhằm giúp nhau phát triển kinh tế, nâng cao đời sống
Từ xa xưa, cư dân Việt Nam và Lào đã có sự giao lưu kinh tế, lúc đầuchủ yếu ở vùng biên giới, về sau, do yêu cầu ngày càng cấp thiết trong sựnghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước nên đã từng bước hình thành và pháttriển các tuyến đường thông từ Lào sang Việt Nam và ngược lại Theo trục
Trang 21Đông - Tây, phía bắc tỉnh Hà Tĩnh, có đường Quốc lộ 8A sang Lào, qua cửakhẩu Quốc tế Cầu Treo với chiều dài 85 km, là con đường ngắn nhất nối vùngTrung Lào và Thượng Lào ra Biển Đông Tuyến đường này đã và đang làhuyết mạch quan trọng giúp tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộnnói riêng, hai nước nói chung trong việc tăng cường hợp tác trên nhiều lĩnhvực, đặc biệt là giao lưu trao đổi hàng hóa, phát triển du lịch, tăng cường hợptác kinh tế, thương mại, đầu tư Ở phía Nam tỉnh Hà Tĩnh, có Quốc lộ 12 dài
55 km, nối cảng biển nước sâu Vũng Áng (Hà Tĩnh) với Thị xã Thà Khẹt(Lào), qua cửa khẩu Cha Lo (Quảng Bình) Đây vừa là con đường kết nốihành lang kinh tế Đông - Tây ngắn nhất, đồng thời mở ra điều kiện thuận lợihơn để khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế vùng đất đai rộng lớn phía Tâytỉnh Hà Tĩnh nói riêng và đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội, củng cố quốcphòng an ninh vùng biên giới Việt Nam - Lào nói chung
Đặc biệt, tỉnh Hà Tĩnh có bờ biển dài với nhiều cảng và cửa sông lớn cùngvới hệ thống giao thông đường thủy rất thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, vănhóa xã hội của tỉnh, đồng thời hỗ trợ đắc lực cho nước bạn Lào, nhất là tỉnhBôlykhămxay, Khămmuộn trong sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước.Chính phủ Việt Nam đã có quy hoạch định hướng xây dựng cụmcảng Vũng Áng với các cảng tổng hợp và cảng chuyên dùng, phục vụcông nghiệp cơ khí, luyện cán thép, đóng và sửa chữa tàu thuỷ, hoá dầu
và đặc biệt là để giúp nước bạn Lào “thông ra biển”; xuất, nhập khẩu hànghoá, mở rộng buôn bán với các nước Ngoài ra, ở phía Bắc tỉnh Hà Tĩnh,trên địa bàn huyện Nghi Xuân có cảng Xuân Hải, đủ điều kiện tiếp nhậntàu có trọng tải 2.000 tấn, rất thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa từLào, theo Quốc lộ 8A đến các tỉnh của Việt Nam, sang nước thứ ba vàngược lại
Ở phía Tây, trên tuyến biên giới 145 km thuộc địa bàn tỉnh Hà Tĩnh,ngoài Cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo - Nậm Phào nằm trên Quốc lộ 8A và 3đường tiểu ngạch: Bản Giàng đi Khămmuộn, Kim Quang, Sơn Hồng đitỉnh Bôlykhămxay, còn có nhiều đầu mối giao lưu, buôn bán được hìnhthành và ngày càng mở rộng phát triển dọc tuyến biên giới, vừa giúp nhân
Trang 22dân ba tỉnh giáp biên phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinhthần, vừa là cầu nối ngày càng làm phong phú, sâu đậm thêm tình đoànkết hữu nghị đặc biệt giữa nhân dân tỉnh Hà Tĩnh với nhân dân các bộ tộcLào anh em.
Do những đặc điểm về điều kiện tự nhiên và xã hội, tạo lợi thế, tiềm năng
và cả những khó khăn, thách thức cho mỗi tỉnh trong quá trình phát triển, chonên trong quá trình xây dựng quan hệ hợp tác, nhất là trong lĩnh vực kinh tế,tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn có thể bổ sung, hỗ trợ lẫn nhaunhằm hạn chế, khắc phục những khó khăn, thách thức, đồng thời phát huy đượctối đa tiềm năng, thế mạnh của mỗi tỉnh
Về truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm qua các thời kỳ lịch sử:
Trong suốt tiến trình phát triển, tình đoàn kết và mối quan hệ hữu nghịđặc biệt giữa hai nước Việt Nam - Lào nói chung và giữa tỉnh Hà Tĩnh vớicác tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn nói riêng được tạo nên không phải do ýmuốn chủ quan của mỗi quốc gia, mỗi địa phương, mà do yêu cầu kháchquan, bức thiết, có ý nghĩa sống còn trong cuộc đấu tranh giữ nước và dựngnước của nhân dân hai dân tộc và các địa phương qua các thời kỳ lịch sử.Dưới thời kỳ phong kiến, trong quá trình đấu tranh giành và giữ nềnđộc lập, các triều đại phong kiến và nhân dân hai nước đã có mối quan hệhữu nghị, giúp đỡ lẫn nhau chống giặc ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập dântộc, như: giúp đỡ, chi viện về lực lượng, vũ khí, lương thực, tạo địa bànđứng chân an toàn, thuận lợi cho quân và dân nước bạn trong những thờiđiểm khó khăn, hiểm nghèo
Có thể khẳng nói rằng: nhận thức phải nương tựa vào nhau tồn tạibắt nguồn từ yêu cầu sống còn của hai dân tộc, hai quốc gia Chínhviệc nương tựa vào nhau, cùng nhau đoàn kết xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc mình là nội dung cơ bản của quan hệ Việt Nam - Lào, Lào
- Việt Nam trong suốt thời kỳ cổ, trung đại [68, tr.18-19]
Đầu thế kỷ VIII, đời Khai Nguyên (713 - 741) nhà Đường, đã nổ ra cuộckhởi nghĩa lớn trên đất Châu Hoan, do Mai Thúc Loan (quê ở làng Mai Phụ, xãThạch Bắc, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh ngày nay) khởi xướng và lãnh đạo
Trang 23Khi cuộc kháng chiến lan rộng, chính quyền đô hộ bị đập tan ở nhiều nơi thìcùng lúc đó, quân Chăm Pa, Chân Lạp kéo đến tiếp ứng [23, tr.110].
Trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, vào đầu năm 1425, khi nghĩa quân tiếnvào vùng đất Hà Tĩnh, nhân dân khắp nơi vùng dậy cùng đóng góp sức người,sức của vì sự nghiệp giải phóng dân tộc Trong đó, nhân dân các dân tộc thiểu
số và nhiều tù trưởng Ai Lao vùng này đã đem hàng ngàn quân cùng voichiến theo Lê Lợi chống quân xâm lược
Đặc biệt, lịch sử của hai dân tộc Việt Nam - Lào anh em đã ghi lại nhữngtrang sử vẻ vang của nhân dân vùng đất Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay,Khămmuộn cùng đoàn kết gắn bó keo sơn, kề vai sát cánh bên nhau trongcuộc đấu tranh trường kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược.Cùng với nhân dân cả nước, hưởng ứng Chiếu Cần Vương, nhiều cuộckhởi nghĩa vũ trang chống thực dân Pháp đã nổ ra trên địa bàn Hà Tĩnh.Nhiều căn cứ và đơn vị nghĩa quân của Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết, PhanĐình Phùng, Cao Đạt, Hà Văn Mao, Tống Duy Tân đã dựa vào các vùngrừng núi giáp biên giới Việt Nam - Lào để hoạt động, được nhân dân Lào vàViệt Nam ở đây đùm bọc, nuôi dưỡng [23,tr.19] Trong đó, vùng biên giớiLào là đất đứng chân của phong trào đấu tranh trong những năm cuối thế kỷXIX của nhân dân tỉnh Hà Tĩnh
Đặc biệt, từ ngày có Đảng cách mạng dẫn đường, hai dân tộc tiếp tục
kề vai sát cánh bên nhau trong cuộc trường kỳ chống kẻ thù xâm lược, vunđắp thêm tình hữu nghị đặc biệt hiếm có giữa hai dân tộc và nhân dân hainước Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Bọn thực dân Pháp và bọn canthiệp Mỹ là kẻ thù của ta và của dân tộc Miên, Lào Vì vậy, ta phải ra sứcgiúp đỡ anh em Miên Lào, giúp đỡ kháng chiến Miên Lào” [72, tr.39]; “Dântộc Việt Nam đoàn kết chặt chẽ với dân tộc anh em Miên, Lào thì sức mạnh
sẽ đủ đánh tan thực dân Pháp và can thiệp Mỹ” [73, tr.402] Tại Hội nghịliên minh ba nước Đông Dương, tháng 9/1952, Người cho rằng: Việt Namkháng chiến có thành công thì Lào, Miên mới thắng lợi và Lào Miên cóthắng lợi thì Việt Nam mới hoàn toàn thắng lợi [80, tr.323]
Trang 24Ngay từ khi mới ra đời, Chính phủ Việt nam và Chính phủ Lào đã nhanh
chóng ký kết Hiệp ước tương trợ Lào - Việt (16/10/1945) và Hiệp định về tổ chức liên quân Lào - Việt (30/10/1945), chính thức xác lập về mặt nhà nước
liên minh chiến đấu giữa hai nước, hai dân tộc Đây cũng chính là cơ sở pháp
lý mới cho sự hình thành và phát triển mối quan hệ phối hợp chiến đấu giữacác địa phương của hai nước, đặc biệt là các địa phương cùng chung đườngbiên giới, trong đó có tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn
Từ những ngày đầu khi chính quyền cách mạng non trẻ của hai nướcđang phải lo giải quyết những công việc bộn bề, thực dân Pháp đã chớp thời
cơ ra sức đẩy mạnh xâm chiếm vùng biên giới phía Tây Hà Tĩnh Ngày7/9/1945, bộ đội Hà Tĩnh đã phối hợp với quân dân Lào và Bôlykhămxay tấncông quân Pháp tại Lạc Xao, Căm Cợt, Na Pê, giải phóng nhiều thôn xómkhác dọc Quốc lộ 8A [24, tr.15,17] Tại đây, quân và dân Hà Tĩnh đã giúpLào vừa xây dựng lực lượng, bảo vệ chính quyền, vừa phối hợp tấn công quânPháp tại nhiều vị trí xung yếu mà chúng đóng quân [38], [25, tr.40]
Ngày11/11/1945, Uỷ ban nhân dân Cách mạng huyện Hương Sơn vàđại diện lực lượng vũ trang kháng chiến Lào đã ký một Hiệp ước thânthiện Hai bên quyết tâm giúp đỡ nhau cùng chung sức phòng thủ biên giới,góp phần củng cố tình hữu nghị vốn có lâu đời giữa nhân dân tỉnh Hà Tĩnhvới nhân dân Lào nói chung và nhân dân tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộnnói riêng [24, tr.17, 45]
Trong những năm đầu kháng chiến chống thực dân Pháp, tỉnh Hà Tĩnhđược giao nhiệm vụ vận chuyển, tiếp tế phục vụ cho các chiến trường Trong
đó, ngoài trực tiếp phục vụ chiến trường Bình Trị Thiên, tỉnh Hà Tĩnh đã trựctiếp tiếp tế chi viện cho chiến trường Trung Lào [25, tr.45] Từ năm 1952 -
1953, ngoài tham gia phục vụ các chiến dịch Hòa Bình, Tây Bắc và chiếndịch Điện Biên Phủ, tỉnh Hà Tĩnh tiếp tục chi viện nhiều lương thực, thựcphẩm, thuốc men cho chiến trường Lào, trong đó có 16 đại đội trực tiếp phục
vụ trên Quốc lộ 8A sang Trung Lào Toàn tỉnh đã huy động 30.632 dân công
đi chiến dịch Ngoài lực lượng dân công, tỉnh Hà Tĩnh đã huy động 1.500thanh niên trực tiếp tham gia phục vụ chiến đấu tại mặt trận [115]
Trang 25Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, nhiệm vụ chi viện chocác chiến trường, trong đó có chiến trường Lào đã được thực hiện một cáchkịp thời, có hiệu quả, trong đó, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh HàTĩnh đã có nhiều “đóng góp to lớn” “Những đóng góp đã góp phần tích cựcvào thắng lợi chung của mặt trận, đẩy mạnh kháng chiến mau đến thànhcông” [56] Có thể khẳng định rằng, sự hợp đồng tác chiến giữa quân và dântỉnh Hà Tĩnh với tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn làm nên những thắng lợi tolớn, toàn diện trên chiến trường Lào, không chỉ có ý nghĩa bảo vệ tuyến biêngiới phía Tây tỉnh Hà Tĩnh, góp phần quan trọng vào thắng lợi của quân vàdân Lào, mà còn tác động to lớn đối với toàn bộ cuộc kháng chiến chống thựcdân Pháp trên chiến trường Việt Nam.
Trong những năm từ 1954 đến 1960, tỉnh Hà Tĩnh chủ yếu tập trunggiúp các tỉnh nước bạn Lào bảo vệ, phát triển lực lượng, đồng thời khôiphục phát triển kinh tế Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị, Tỉnh ủy HàTĩnh đã ra NQ về giúp đỡ bạn xây dựng kinh tế và phát triển văn hóa ởvùng giải phóng Ủy ban Kế hoạch tỉnh và các ngành chức năng như giaothông, quân sự, biên phòng, nông nghiệp, thủy lợi, giáo dục, văn hóa, y tế
đã lập kế hoạch, cung ứng vật tư, điều động cán bộ, công nhân kỹ thuậtsang giúp tỉnh bạn [26, tr.198]
Đánh giá về vai trò và những đóng góp của quân và dân Hà Tĩnh trongthời kỳ này, tại phiên làm việc với BTV Tỉnh ủy Hà Tĩnh ngày 24/3/1971,Ban Bí thư Trung ương Đảng đã khẳng định: “Trong thời kỳ chống Mỹ, cứunước, xây dựng phát triển kinh tế, Đảng bộ và quân dân Hà Tĩnh đã có nhiều
cố gắng, nhất là công tác bảo đảm giao thông vận tải, kể cả lúc chiến tranh ácliệt, công tác tuyển quân, tuyển thanh niên xung phong, huy động dân côngluôn đạt và vượt mức” [18]
Thực hiện chỉ đạo của Quân khu, mùa khô 1972 - 1973, lực lượng vũtrang tỉnh Hà Tĩnh tiếp tục đưa thêm lực lượng sang phối hợp với quân và dântỉnh bạn mở Chiến dịch 972 và đã giành thắng lợi lớn Tuyên bố của Chínhphủ Lào, ngày 22/2/1973 đã ghi nhận: thắng lợi đó đã có tác dụng làm thayđổi tương quan lực lượng trên địa bàn Trung Lào, rất có lợi cho cách mạng
Trang 26Lào, góp phần tạo thế mạnh trong đàm phán, buộc đối phương phải ký kếtHiệp định về lập lại hòa bình, thực hiện hòa hợp dân tộc ở Lào [42] Hòa cùngvới chiến thắng của quân và dân ta trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử,trên mặt trận phía Tây, quân và dân tỉnh Hà Tĩnh đã kiên cường sát cánh cùngvới quân và dân các tỉnh bạn giữ vững vùng giải phóng, đánh bại từng bước
âm mưu lấn chiếm của địch, góp phần đắc lực cùng với quân và dân Lào giảiphóng hoàn toàn đất nước vào ngày 2/12/1975
Nhìn lại chặng đường lịch sử hào hùng và những bước phát triển của mốiquan hệ đặc biệt, hiếm có giữa hai dân tộc, trong đó có đóng góp xứng đángcủa quân và dân các địa phương hai nước, đồng chí Cayxỏn Phômvihản đãkhẳng định:
Trên những chặng đường đấu tranh cách mạng đầy hy sinh giankhổ, có những lúc hiểm nghèo tưởng chừng như không thể quađược, bên cạnh chúng tôi luôn luôn có các đồng chí thủy chung,người anh em ruột thịt thân thiết, Đảng Lao động Việt Nam vĩ đại
và nhân dân Việt Nam anh hùng, có hậu phương trực tiếp rất mựctin cậy là đất nước Việt Nam [39, tr.90]
Như vậy, sự gần gũi nhau về địa lý và có những điểm tương đồng về lịch
sử, văn hóa truyền thống, điều kiện kinh tế - xã hội là cơ sở khách quan, bềnvững cho mối quan hệ hữu nghị đoàn kết gắn bó keo sơn giữa nhân dân tỉnh
Hà Tĩnh với tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn trong sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc trong suốt tiến trình lịch sử Đặc biệt, những nhân tố đó được thểhiện sinh động trong lịch sử gần một thế kỷ đấu tranh cho độc lập tự do củanhân dân hai nước chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và càng có ý nghĩatrong sự nghiệp đổi mới ngày nay của nhân dân hai nước nói chung và Đảng
bộ nhân dân Hà Tĩnh và Bôlykhămxay, Khăm muộn nói riêng
1.1.2 Quan hệ hợp tác giữa Hà Tĩnh với tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn trong những năm đầu đổi mới (1986 - 1990)
Sau khi giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước,Đảng, Chính phủ và nhân dân hai nước tiếp tục tăng cường phát triển mối
Trang 27quan hệ hữu nghị đặc biệt và sự hợp tác chiến lược lâu dài lên một tầm caomới Báo cáo Chính trị tại Đại hội ĐCS Việt Nam lần thứ IV khẳng định:
Ra sức bảo vệ và phát triển mối quan hệ đặc biệt giữa nhân dânViệt Nam với nhân dân Lào và nhân dân Campuchia làm cho banước gắn bó với nhau trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc sẽmãi mãi gắn bó với nhau trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đấtnước, vì độc lập và phồn vinh của mỗi nước [61, tr.112]
Trong quan hệ hợp tác với nước bạn Lào, giai đoạn 1976 - 1985, khi tìnhhình kinh tế của hai nước còn gặp nhiều khó khăn sau chiến tranh, quan hệhợp tác hai nước Việt - Lào đã có các bước phát triển quan trọng Ngày18/7/1977, hai bên đã ký các hiệp định: "Hiệp ước hữu nghị và hợp tác Việt -Lào", "Hiệp định hoạch định biên giới quốc gia", "Hiệp định hợp tác kinh tế -văn hóa - khoa học kỹ Hiệp định miễn thị thực" Đây là là những văn kiệnquan trọng, tạo cơ sở pháp lý bảo đảm cho hai nước phát huy tình hữu nghịtruyền thống, chuyển quan hệ từ chủ yếu về chính trị, quân sự và ngoại giaosang quan hệ toàn diện cả về chính trị, an ninh, quốc phòng, ngoại giao, kinh
tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật Hiệp ước này là nhân tố quan trọng để cácđịa phương hai nước nói chung, tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay,Khămmuộn nói riêng có cơ sở pháp lý để tăng cường hợp tác phát triển kinh
tế, văn hóa, xã hội và an ninh, quốc phòng
Bước vào năm 1986, Việt Nam và Lào đều bắt đầu quá trình đổi mới đấtnước, chuyển từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướngXHCN Quan hệ hợp tác giữa hai nước tiếp tục được đẩy mạnh, nhất làchương trình hợp tác chuyên gia, trao đổi kinh nghiệm trong quản lý kinh tế Trong giai đoạn này, do nguồn lực kinh tế của hai nước còn hạn hẹp, kiếnthức và kinh nghiệm để vận hành nền kinh tế thị trường định hướng XHCNcòn thiếu, cùng với một số khó khăn, bất cập trong quá trình triển khai thựchiện chủ trương, đường lối đối ngoại nên một số chương trình hợp tác đượchai bên thỏa thuận vẫn chưa được thực hiện [50, tr.6]
Trang 28Sự phát triển không ngừng của mối quan hệ hữu nghị đặc biệt Việt - Lào
là nhân tố quan trọng, bảo đảm vững chắc cho mối quan hệ hợp tác lâu dàigiữa các địa phương hai nước, nhất là các tỉnh có chung đường biên giới,trong đó có tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn [115] Từ năm
1967, theo quyết định của Trung ương, tỉnh Nghệ An kết nghĩa với tỉnh XiêngKhoảng, tỉnh Hà Tĩnh kết nghĩa với tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn [116].Sau khi hòa bình lập lại, năm 1976, tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Nghệ An sáp nhậpthành tỉnh Nghệ Tĩnh Trong giai đoạn này, mối quan hệ hữu nghị hợp tácgiữa Hà Tĩnh với tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn được đặt trong mối quan hệgiữa tỉnh Nghệ Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn
Trong bối cảnh tình hình hai nước sau khi hòa bình lập lại, Đảng bộ vànhân dân tỉnh Nghệ Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn đều phải đối mặtvới muôn vàn khó khăn, thử thách Tỉnh Nghệ Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay,Khămmuộn đều là những tỉnh nghèo, có điểm xuất phát thấp, lại bị chiếntranh tàn phá nặng nề Nông nghiệp còn lạc hậu, mang nặng tính tự cung, tựcấp; công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ kém phát triển, đời sống nhân dângặp muôn vàn khó khăn
Thực hiện đường lối đổi mới tại Đại hội lần thứ VI của ĐCS Việt Nam
và Đại hội lần thứ IV của Đảng NDCM Lào, Đảng bộ và nhân dân tỉnh NghệTĩnh và tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn triển khai công cuộc đổi mới,chuyển từ nền kinh tế tự nhiên sang nền kinh tế hàng hóa, từ cơ chế quản lýtập trung bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, đổimới chính sách đối ngoại Các NQ qua các kỳ Đại hội Đảng bộ và các vănbản hội đàm thông qua các chuyến thăm và làm việc giữa lãnh đạo tỉnhNghệ Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn trong thời kỳ này đều nhấnmạnh quyết tâm tiếp tục đẩy mạnh và tăng cường mối quan hệ hợp táctruyền thống giữa tỉnh Nghệ Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn, trướchết là “duy trì các chuyến thăm nhau và ký kết các chương trình hợp tác”.Thực hiện chủ trương đã được lãnh đạo các tỉnh thống nhất: "Mỗi năm mộtlần Đoàn đại biểu cấp cao tỉnh này đến tỉnh kia để làm việc và ký kết" [117],các chuyến thăm và làm việc giữa các Đoàn đại biểu cấp cao giữa tỉnh Nghệ
Trang 29Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn được duy trì thường xuyên Nộidung, chương trình hợp tác giữa tỉnh Nghệ Tĩnh với các tỉnh bạn Lào giaiđoạn này nhằm giúp nhau khai thác thế mạnh của mỗi bên, ổn định pháttriển kinh tế, văn hóa xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, góp phần giữvững biên giới hoà bình, hữu nghị theo hướng toàn diện, cơ bản, lâu dài cóhiệu quả [162] Trong giai đoạn này, tỉnh Nghệ Tĩnh chủ yếu tập trung giúpcác tỉnh bạn về giống cây trồng vật nuôi, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm thâmcanh sản xuất nông nghiệp; khai thác, chế biến, tiêu thụ hàng hóa; hỗ trợ xâydựng một số cơ sở vật chất thiết yếu với quy mô vừa và nhỏ phục vụ sảnxuất và đời sống; bồi dưỡng đào tạo cán bộ, công nhân kỹ thuật; phối hợpthực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh [118], [119].
Điểm nổi bật trong quan hệ hợp tác giữa tỉnh Nghệ Tĩnh với tỉnhBôlykhămxay, Khămmuộn là việc tỉnh Nghệ Tĩnh tăng cường cử chuyên giatrên các lĩnh vực sang giúp tỉnh bạn Tính riêng trong 10 năm, từ 1977 -
1987, tỉnh Nghệ Tĩnh đã cử 126 chuyên gia sang giúp tỉnh Bôlykhămxay,Khămmuộn theo chương trình kế hoạch đã được các bên thống nhất ký kết[136] Trong đội ngũ chuyên gia được cử sang tỉnh Bôlykhămxay,Khămmuộn chủ yếu thuộc các lĩnh vực mà bạn còn thiếu hụt, như côngnghiệp, nông nghiệp, thủy lợi, thủy sản, giáo dục, y tế, truyền thanh, anninh, quốc phòng Số lượng chuyên gia giúp tỉnh Bôlykhămxay,Khămmuộn ngày càng tăng [128] Đặc biệt, từ cuối năm 1984, thực hiệnchủ trương của Trung ương, Nghệ Tĩnh đã cử 2 tổ chuyên gia thường trútại tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn [116] Tỉnh Nghệ Tĩnh còn giúp tỉnhBôlykhămxay, Khămmuộn một số giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh
tế cao và nhiều nông cụ, máy móc, phân bón, thuốc trừ sâu phục vụ sảnxuất nông nghiệp
Trong những năm từ 1986 - 1990, tỉnh Nghệ Tĩnh đã cử nhiều cán bộ kỹthuật sang phối hợp giúp đỡ tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn xây dựng các cơ
sở sửa chữa máy móc, sản xuất nông cụ, vật liệu xây dựng tại huyện MườngMày, Lạc Xao, Mường Cầu [162] Mặc dầu điều kiện kinh tế còn gặp nhiềukhó khăn nhưng tỉnh Nghệ Tĩnh đã đầu tư giúp tỉnh Bôlykhămxay,
Trang 30Khămmuộn xây dựng một số công trình thiết yếu, như Bệnh viện ở MườngKhăm, Trường cấp 1 - 2 và nhà khách ở thị trấn Căm Cợt [126].
Hoạt động buôn bán, trao đổi hàng hóa giữa tỉnh Nghệ Tĩnh và tỉnhBôlykhămxay, Khămmuộn ngày càng gia tăng do yêu cầu sản xuất và đờisống của nhân dân, đặc biệt là các địa bàn biên giới Tuy kim ngạch xuấtnhập khẩu thời kỳ này chưa cao nhưng đã mang lại hiệu quả thiết thực, vìđáp ứng được yêu cầu khôi phục, ổn định và phát triển kinh tế và nhu cầuthiết yếu phục vụ đời sống của nhân dân ba tỉnh Các hoạt động trao đổi muabán hàng hóa của cư dân dọc biên giới tỉnh diễn ra khá phát triển, giúp đồngbào miền núi, vùng xa xôi hẻo lánh cải thiện cuộc sống, chung sức chunglòng giữ vững an ninh chính trị khu vực biên giới [162]
Thực hiện những nội dung thỏa thuận đã ký, trong thời gian từ 1986
-1990, hàng năm, nhiều hoạt động giao lưu, biểu diễn văn hóa nghệ thuật, thểdục thể thao, phim ảnh, các hoạt động xã hội được phối hợp tổ chức thườngxuyên, nhất là tại các địa phương kết nghĩa, các địa bàn vùng sâu, vùng xa,vùng biên giới, góp phần giúp đồng bào các bộ tộc Lào xây dựng đời sốngvăn hoá mới, loại bỏ dần các phong tục, tập quán lạc hậu [19] Tỉnh NghệTĩnh đã giúp đỡ tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn trao đổi kinh nghiệm về tổchức mạng lưới y tế từ tỉnh xuống huyện và cơ sở, công tác vệ sinh phòngbệnh nhất là chống sốt rét, sốt xuất huyết, phòng bệnh lao Mặc dù điều kiệntrong tỉnh còn gặp nhiều khó khăn, tỉnh Nghệ Tĩnh đã quan tâm giúp đỡ việntrợ tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn trang thiết bị dạy học, cử nhiều đoàn cán
bộ giáo viên sang giúp các tỉnh bạn chia sẻ kinh nghiệm, trực tiếp giảng dạy
và làm công tác xoá mù chữ Nhiều học sinh tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộnđược tiếp nhận và đào tạo các chuyên ngành y tế, nông nghiệp, tài chính,thống kê [128]
Mặc dù còn bộ lộ nhiều hạn chế do những nguyên nhân khác nhau, nhất
là điều kiện kinh tế trong tỉnh còn nhiều khó khăn nhưng những kết quả đạtđược trong hợp tác văn hoá và giáo dục với các tỉnh bạn trong giai đoạn này
Trang 31đã góp phần quan trọng tăng cường tình hữu nghị và hợp tác giữa Đảng bộ
và nhân dân tỉnh Nghệ Tĩnh với tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn
Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh và công tác biên giới, tỉnh NghệTĩnh đã tăng cường giúp bạn đào tạo cán bộ, sĩ quan chuyên nghiệp Hàngnăm, tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn đã cử nhiều cán bộ, sĩ quan, đặc biệt là
sĩ quan chính trị sang học tập, tập huấn tại tỉnh Nghệ Tĩnh Thực hiện chỉđạo của Bộ Quốc phòng, Quân khu IV và yêu cầu tỉnh Bôlykhămxay,Khămmuộn, nhiều chuyên gia quân sự tỉnh Nghệ Tĩnh được cử sang giúpbạn xây dựng chiến lược quốc phòng dài hạn, lập kế hoạch phòng thủ từngthời kỳ và ở từng địa bàn, phù hợp với tình hình thực tế Tỉnh Nghệ Tĩnh đãtăng cường phối hợp với tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn thực hiện nhiệm vụbảo vệ an ninh biên giới, ngăn chặn các hoạt động tội phạm, vượt biên tráiphép, buôn lậu qua biên giới, nhất là buôn lậu ma túy; tiêu diệt tận gốc các ổphỉ, các băng nhóm chống đối có vũ trang
Trong giai đoạn 1986 - 1990, quan hệ hữu nghị hợp tác giữa tỉnh NghệTĩnh và tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn diễn ra trong bối cảnh hai nước vàcác địa phương đang gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhất là trong điềukiện kinh tế tỉnh còn nghèo, chưa thoát khỏi cơ chế quan liêu bao cấp, lạivừa phải đối phó với âm mưu chống phá thâm độc của các thế lực thù địchtrong và ngoài nước Tình hình đó đã ảnh hưởng lớn đến chất lượng, hiệuquả của các chương trình, nội dung hợp tác, nhất là trong lĩnh vực kinh tế -
xã hội Tuy vậy, nhờ sự nỗ lực của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Nghệ Tĩnh vàtỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn, với truyền thống đoàn kết gắn bó lâu đời
và những ưu đãi đặc biệt giành cho nhau, nhìn chung, quan hệ hữu nghịhợp tác giữa tỉnh Nghệ Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn tiếp tụcđược tăng cường và thu được những kết quả đáng phấn khởi, nhất là hợptác về chính trị và an ninh quốc phòng [184] Việc triển khai thực hiệnnhiệm vụ hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa xã hội bước đầu đượcquan tâm và thu được những kết quả nhất định[161] Đặc biệt, sự quan tâm,giúp đỡ về chuyên gia, cung ứng cơ sở vật chất, trang thiết bị thiết yếu
Trang 32phục vụ sản xuất, đời sống đã giúp tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn giảiquyết kịp thời những khó khăn trước mắt Hoạt động ngoại thương giữatỉnh Nghệ Tĩnh với tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn chủ yếu diễn ra dướihình thức hữu nghị và ưu đãi đặc biệt, được bao cấp bằng ngân sách nhànước [162], [163] Trong thời kỳ khó khăn, hàng hoá của Việt Nam và củatỉnh Nghệ Tĩnh đến với các bản làng của tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn,nhất là địa bàn vùng sâu, vùng xa đã khắc phục được một phần thực trạnghết sức khan hiếm hàng hoá của các tỉnh bạn, góp phần ổn định tình hình,nâng cao đời sống cho nhân dân [126], [127]
Tuy nhiên, trong giai đoạn này, những kết quả đạt được trong quátrình triển khai thực hiện các thỏa thuận hợp tác đã được các bên thốngnhất còn thấp so với yêu cầu, mong muốn và tiềm năng của tỉnh Nghệ Tĩnh
và tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn [19] Nhiều nội dung hợp tác đã được đề
ra nhưng thực hiện thiếu kịp thời, có nơi, có lúc thiếu tính khả thi [174].Tại một số thời điểm, trong lĩnh vực hợp tác nông nghiệp "Chưa hoạt động
và thực hiện được những vấn đề đã ký"; trong lĩnh vực y tế, "Tất cả đã ký ởvăn bản nhưng chưa thực hiện được" [20] Quan hệ hợp tác chủ yếu đangdiễn ra ở khu vực kinh tế Nhà nước, trong đó, lĩnh vực được chú trọng nhất
là nông - lâm nghiệp Do đó, nhìn chung việc hợp tác giữa tỉnh Nghệ Tĩnhvới tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn đem lại hiệu quả chưa cao, cả chiềurộng lẫn chiều sâu, nặng tính chất bao cấp, phiến diện; chưa khơi dậy, pháthuy được tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Nghệ Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay,Khămmuộn Trong quá trình hợp tác, có những thời điểm, "Bôlykhămxaythì chưa biết làm, Nghệ Tĩnh thì nể, cả hai bên đều phải rút kinh nghiệm"[164] Tuy nhiên, kết quả và những kinh nghiệm bước đầu trong quá trìnhhợp tác giữa tỉnh Nghệ Tĩnh với tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn trongnhững năm đầu thực hiện đường lối đổi mới đã tạo cơ sở, tiền đề quantrọng giúp Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Nghệ Tĩnh và tỉnhBôlykhămxay, Khămmuộn tiếp tục tăng cường hợp tác trong những nămsau này đạt hiệu quả cao hơn
Trang 331.2 CHỦ TRƯƠNG VÀ QUÁ TRÌNH CHỈ ĐẠO XÂY DỰNG QUAN HỆHỮU NGHỊ, HỢP TÁC VỚI TỈNH BÔLYKHĂMXAY VÀ KHĂMMUỘNCỦA ĐẢNG BỘ TỈNH HÀ TĨNH TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2000
1.2.1 Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo xây dựng quan hệ hữu nghị, hợp tác với tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn từ năm 1991 đến năm 1995
1.2.1.1 Tình hình thế giới và hai nước Việt Nam, Lào
Trong những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, hệ thống XHCN ởĐông Âu và Liên Xô sụp đổ, phong trào cách mạng thế giới lâm vào thoáitrào Trên thế giới, cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại đang diễn
ra như vũ bão, những thành tựu to lớn của nó đã tác động mạnh mẽ đến sựphát triển của lực lượng sản xuất, làm thay đổi tương quan lực lượng giữacác nước Xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra và tácđộng mạnh mẽ đến tình hình các quốc gia, khu vực trên toàn thế giới Đểđưa đất nước vượt qua cuộc khủng hoảng, đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế
xã hội, Đảng và Chính phủ hai nước Việt Nam - Lào đã tiếp tục đẩy mạnhcông cuộc đổi mới nhằm khơi dậy, phát huy sức mạnh nội lực, thực hiệnchính sách mở rộng quan hệ đối ngoại để nhanh chóng hội nhập với cácnước trong khu vực và quốc tế
Đối với Việt Nam, căn cứ mục tiêu chặng đường đầu của thời kỳ quá độlên CNXH, Đại hội lần thứ VII của Đảng (6/1991) đã xác định mục tiêu củachính sách đối ngoại đổi mới là "giữ vững hòa bình, mở rộng quan hệ hữunghị và hợp tác, tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựngCNXH và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời góp phần tích cực vào cuộc đấu tranhchung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ
xã hội" [63, tr.88] Đại hội đã đề ra nội dung cơ bản của chính sách đối ngoạiđổi mới "Thực hiện một chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ rộng mở, đadạng hóa và đa phương hóa các quan hệ đối ngoại với tinh thần Việt Nammuốn làm bạn của tất cả các nước trong cộng đồng, phấn đấu vì hòa bình, độclập và phát triển" [63, tr.147]
Từ quan điểm ủng hộ chính sách cùng tồn tại hòa bình giữa các nước có
chế độ chính trị xã hội khác nhau, Đại hội VII đã phát triển chủ trương "thêm
Trang 34bạn, bớt thù" của Đại hội VI thành phương châm "Việt Nam muốn là bạn với
tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập vàphát triển" So với Đại hội VI, đây là bước phát triển mới về nhận thức củaĐảng trong đường lối đối ngoại trước những biến chuyển của tình hình thếgiới và khu vực
Hội nghị lần thứ ba BCH Trung ương ĐCS Việt Nam khóa VII(6/1992) xác định bốn phương châm trong hoạt động đối ngoại của ViệtNam, trong đó nổi bật phương châm đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệđối ngoại; tích cực tham gia hợp tác khu vực, đồng thời mở rộng quan hệ vớitất cả các nước Từ đây Việt Nam đã xác lập vị thế mới trong hệ thống quan
hệ quốc tế, một bước chuẩn bị căn bản để gia nhập ASEAN
Ngày 19/2/1992, Việt Nam và Lào đã ký “Hiệp ước Bali”, chính thức trởthành quan sát viên của ASEAN và lần lượt Việt Nam (1995) và Lào (1997)trở thành thành viên chính thức của ASEAN, đánh dấu mốc quan trọng trongquá trình hội nhập khu vực và quốc tế của hai nước; mở ra cơ hội lớn để ViệtNam - Lào tiếp tục đẩy nhanh quá trình hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học -
kỹ thuật trên cơ sở các thỏa thuận đã được ký kết [30, tr.331]
Năm 1992 là năm có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động đối ngoại giữahai nước Tổng Bí thư ĐCS Việt Nam Đỗ Mười đã có chuyến thăm chínhthức CHDCND Lào từ ngày 12 đến ngày 16/8/1992 Hai bên ra Tuyên bốchung nhấn mạnh "quyết tâm phấn đấu không mệt mỏi nhằm củng cố và tăngcường hơn nữa quan hệ hữu nghị và đoàn kết đặc biệt Việt Nam - Lào; tiếptục đổi mới phương thức hợp tác nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả thiếtthực, phù hợp với khả năng mỗi nước theo nguyên tắc giữ vững nền độc lập,chủ quyền, bình đẳng và cùng có lợi, chân thành giúp đỡ lẫn nhau trên tìnhđồng chí, anh em" [121, tr.3]
Hội nghị Đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII của Đảng (Tháng1/1994) tiếp tục quán triệt sâu sắc yêu cầu vận dụng đúng đắn các phươngchâm xử lý các quan hệ quốc tế Hội nghị khẳng định kết quả hoạt động đốingoại là một trong ba thành tựu quan trọng trong công cuộc đổi mới, đồng
Trang 35thời xác định rõ nhiệm vụ đối ngoại là "tiếp tục thi hành đường lối đối ngoạiđộc lập tự chủ, rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại phát huy các điểm đồng về lợi ích và thu hẹp các bất đồng, tăng thêm bạn vàphát triển sự hợp tác quốc tế" [64, tr.55].
Việc thực hiện đường lối chính sách đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa,
đa phương hóa trong quan hệ quốc tế của Đảng và nhà nước cùng với nhữngthành tựu về kinh tế - xã hội trong 10 năm đổi mới, đã tạo nên thế và lực mớicho đất nước Trong đó, "với đổi mới trong tư duy đối ngoại cũng như trongđường lối chiến lược đối ngoại, ta đã từng bước đẩy lùi được tình thế cực kỳnguy hiểm về chính trị cũng như về kinh tế, cải thiện được môi trường quốc
tế, tạo điều kiện cho sự nghiệp hòa bình phát triển đất nước” [77, tr.11]; đồngthời "đánh dấu sự hoàn tất của việc đặt nền móng cho mối quan hệ mới giữaViệt Nam và các nước" [36, tr.213] trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương
và trên thế giới
Về mối quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước Việt Nam - Lào,trong bài phát biểu tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI Đảng Nhân dâncách mạng Lào (18/3/1996), đồng chí Đỗ Mười khẳng định:
ĐCS Việt Nam và Đảng NDCM Lào cùng chung cội nguồn, chungmột lý tưởng, gắn bó keo sơn bởi tình hữu nghị đoàn kết đặc biệt và
sự hợp tác anh em toàn diện Quan hệ Việt - Lào do Chủ tịch HồChí Minh vĩ đại và Chủ tịch Cay Xỏn Phômvihản kính mến cùnghai Đảng chúng ta dày công xây dựng, vun đắp, trải qua thời gian
và thử thách ngày càng trở nên bền vững [81, tr.124]
Bước phát triển mới trong quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam Lào trong giai đoạn này là việc hai nước quyết định ký kết Thỏa thuận về chiếnlược hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật giai đoạn 1996 - 2000 Lần đầutiên, các nội dung hợp tác mang tính chiến lược tạo tiền đề cho việc triển khaihợp tác những năm sau này đã được đặt ra Nhiều chương trình, dự án hợp táccủa giai đoạn 1985 - 1990 đã tạm ngưng, nay lại được tiếp tục thực hiện [50].Đối với nước bạn Lào, giai đoạn 1986 - 1991, Lào tiếp tục thực hiệnđường lối đổi mới mà Đại hội Đảng lần thứ IV (1986) và lần thứ V (1991)
Trang 36-đã đề ra Mục tiêu của giai đoạn này là củng cố cơ sở hạ tầng, từng bướcnâng cao đời sống của nhân dân các bộ tộc, thu nhập GDP bình quân 350USD/người, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt là 6%; mở rộng quan hệ quốc tế
và thu hút vốn đầu tư [51]
Trên cơ sở nghị quyết Đại hội Đảng NDCM Lào lần thứ V, căn cứ vàobối cảnh quốc tế và tình hình đất nước, Hội nghị Trung ương Đảng NDCMLào lần thứ 6 (khóa V) tháng 2/1993 đã đề ra kế hoạch phát triển kinh tế - xãhội đến năm 2000 với mục tiêu chiến lược: giải quyết nhu cầu cấp bách về đờisống nhân dân các bộ tộc; nâng cao mức sống vật chất và tinh thần cho toàndân; đảm bảo ổn định chính trị - xã hội trong cả nước bằng việc kết hợp chặtchẽ giữa phát triển kinh tế - xã, an ninh và hội với quốc phòng đối ngoại.Trong bài phát biểu tại Đại hội ĐCS Việt Nam lần thứ VII, trên cương vịChủ tịch Đảng NDCM Lào, đồng chí Cayxỏn Phômvihản nhấn mạnh:
ĐCS Việt Nam và Đảng NDCM Lào cùng sinh ra từ một cội nguồn,cùng chung mục tiêu, lý tưởng Tuy mỗi Đảng có phương pháp vàbước đi khác nhau do đặc điểm của mỗi nước, nhưng giữa hai Đảngchúng ta luôn luôn có sự phối hợp hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau rất chặtchẽ, hài hòa, luôn trao đổi, bổ sung kinh nghiệm, giúp cho hai Đảngchúng ta ngày càng trưởng thành, vững mạnh và không ngừng nângcao khả năng lãnh đạo của mỗi Đảng ngang tầm với các giai đoạncách mạng [49, tr.5]
Đường lối và chính sách đổi mới mở cửa đã tạo hành lang pháp lý vàmôi trường thuận lợi cho quan hệ giữa hai nước Việt - Lào, đồng thời lànhân tố thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị và hợp tác truyền thống giữa cácngành, các địa phương hai nước nói chung và tỉnh Hà Tĩnh với tỉnhBôlykhămxay, Khămmuộn nói riêng
1.2.1.2 Tỉnh Hà Tĩnh được tái lập và chủ trương của Đảng bộ tỉnh về quan hệ hữu nghị, hợp tác với tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn
Tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa VIII (tháng 8/1991) đã thông qua Nghịquyết chia tỉnh Nghệ Tĩnh thành hai tỉnh, Hà Tĩnh và Nghệ An Sau khi đượctái lập, tỉnh Hà Tĩnh có diện tích tự nhiên 6.055,6 km2, dân số 1.173.000
Trang 37người, 10 đơn vị hành chính, gồm 8 huyện và 2 thị xã Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnhsau khi tái lập có 60.712 đảng viên, chiếm 5% dân số của tỉnh, có 760 tổ chức
cơ sở đảng, trong đó 90% là tổ chức cơ sở đảng vững mạnh và khá [98]
Ngay sau khi có Quyết định thành lập Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh của BộChính trị, Tỉnh ủy Hà Tĩnh nhanh chóng ổn định tổ chức và tích cực chuẩn
bị Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII (vòng 2) Ngày 20/1/1992, Đại hộiĐảng bộ tỉnh lần thứ XIII chính thức khai mạc Trên cơ sở đánh giá thựctrạng tình hình kinh tế xã hội sau khi tái lập tỉnh, Đại hội đề ra phươnghướng chung là: “Phát triển kinh tế hàng hóa, trước hết đẩy mạnh sản xuấtnông, lâm, ngư nghiệp toàn diện, trọng tâm là lương thực, thực phẩm Đoànkết và hợp tác nhiều mặt với các tỉnh bạn để hình thành các vùng kinh tếhàng hóa lớn" [53, tr.17,18]
Về công tác đối ngoại và hợp tác với các tỉnh bạn Lào, Đại hội chủtrương tiếp tục tăng cường mối quan hệ hữu nghị hợp tác với hai tỉnh nướcbạn Lào có chung đường biên giới là tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn, xúctiến các cuộc gặp gỡ, hội đàm cấp cao giữa tỉnh Hà Tĩnh và các tỉnh bạn, kýkết các thỏa thuận tạo cơ sở cho sự hợp tác giữa các ngành, các địa phương.Sau Đại hội Đảng bộ tỉnh, chủ trương tăng cường mối quan hệ hữu nghị
và hợp tác giữa tỉnh Hà Tĩnh với tỉnh Bôlykhămxay được tiếp tục khẳng địnhtrong cuộc Hội đàm cấp cao trong chuyến thăm và làm việc tại Bôlykhămxaycủa Đoàn đại biểu tỉnh Hà Tĩnh, tháng 11/1992 Hai bên khẳng định tiếp tục
“Vun đắp mối quan hệ hữu nghị đặc biệt và hợp tác toàn diện được đơm hoakết trái, không ngừng phát triển”; “Tiếp tục tăng cường hợp tác giữa hai tỉnhnhằm làm cho nền kinh tế của cả hai bên không ngừng được phát triển mạnhmẽ” [150] Theo đó, hai bên “Tăng cường lưu thông các loại hàng hóa màmỗi bên có khả năng và nhu cầu tiêu thụ trên thị trường hai tỉnh, hai nước hayxuất khẩu đi nước thứ ba trên cơ sở tuân thủ luật pháp của mỗi nước đã định”[150] Hai bên thống nhất “tăng cường xây dựng tuyến biên giới quốc giagiữa hai tỉnh trở thành tuyến biên giới hòa bình, hữu nghị và hợp tác bền vững
và ổn định lâu dài” [150]
Trang 38Nghị quyết số 13 NQ/TU, ngày 18/10/1995 của BCH Đảng bộ tỉnh vềphát triển kinh tế - xã hội năm 1995 tiếp tục khẳng định: “Tăng cường pháttriển quan hệ hợp tác hữu nghị với các tỉnh bạn và quốc tế” [99]; đẩy mạnhphát triển kinh tế đối ngoại, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm trong vàngoài nước, nhất là đối với các nước trong khu vực, các tỉnh bạn Lào Đặcbiệt, NQ Đại hội Đảng bộ tỉnh và các NQ chuyên đề đã thống nhất từng bướcđầu tư, hình thành các khu kinh tế trọng điểm, trong đó, vùng kinh tế Đường 8gắn với đầu tư nâng cấp Cửa khẩu Cầu Treo, chợ đường biên, cảng Xuân Hải,cảng Vũng Áng, các khu công nghiệp mới, khu kinh tế hàng hóa lớn [100],tạo cơ sở quan trọng trong việc thực hiện các nội dung hợp tác với tỉnhBôlykhămxay, Khămmuộn.
Như vậy, ngay sau khi tái lập tỉnh, NQ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứXIII, và các NQ chuyên đề của BTV, BCH Tỉnh ủy, các văn bản thỏa thuậntại các cuộc Hội đàm cấp cao giữa tỉnh Hà Tĩnh với tỉnh Bôlykhămxay vàKhămmuộn đã khẳng định quyết tâm tiếp tục tăng cường quan hệ hợp tác lâudài, toàn diện và có hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa-xã hội, an ninh, quốc phòng, giao lưu hữu nghị nhân dân với Đảng bộ vànhân dân tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn; không ngừng “Vun đắp mối quan
hệ hữu nghị đặc biệt và hợp tác toàn diện được đơm hoa kết trái, không ngừngphát triển” [150]; “Trong quan hệ với bạn, bảo đảm sự gắn bó thủy chunggiữa nhân dân và lực lượng vũ trang ba tỉnh, đặc biệt giữa tỉnh ta với các tỉnhbạn Bôlykhămxay và Khămmuộn nhằm xây dựng tuyến biên giới hòa bình,hữu nghị và hợp tác phát triển, không để các thế lực thù địch lợi dụng chia rẽ
và tạo cớ phá hoại” [101]; coi đây là tài sản vô giá, là điều kiện đảm bảo chocho sự ổn định chính trị và an ninh và việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ pháttriển kinh tế xã hội của tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn.Chủ trương tăng cường hợp tác với các tỉnh bạn Lào của Đảng bộ tỉnhđược tiếp tục khẳng định tại Đại hội lần đầu tiên sau ngày tái lập tỉnh và ngaysau đó, chủ trương này được tiếp tục khẳng định trong chuyến thăm các tỉnhbạn của lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh đã thể hiện lập trường, quan điểm trước saunhư một của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Hà Tĩnh luôn coi trọng và không
Trang 39ngừng nỗ lực vun đắp tình hữu nghị và hợp tác toàn diện với các tỉnh bạn Làocùng chung biên giới Những chủ trương đó vừa thể hiện sự kế thừa, tiếp nốinhững thành quả đã đạt được của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Nghệ Tĩnh trướcđây, vừa thể hiện quan điểm, quyết tâm của Đảng bộ và nhân dân tỉnh HàTĩnh tiếp tục vun đắp mối quan hệ hữu nghị bền chặt thủy chung với Đảng bộ
và nhân dân các bộ tộc Lào anh em, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạngtrong tình hình mới
1.2.1.3 Quá trình tổ chức thực hiện
Nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả công tác đối ngoại, Tỉnh ủy,UBND tỉnh đã kịp thời thành lập các cơ quan đơn vị chuyên trách và các cơquan tham mưu về công tác đối ngoại Trong những năm 1991 - 1995, BanKinh tế đối ngoại đã được thành lập và đi vào hoạt động Ban Kinh tế đốingoại là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, tham mưu giúp Tỉnh ủy,UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước và tham mưu trong lĩnhvực kinh tế và hoạt động đối ngoại nói chung và quan hệ hợp tác với tỉnhBôlykhămxay, Khămmuộn nói riêng Đồng chí Nguyễn Văn Cầm được bổnhiệm làm Trưởng ban Thực hiện chỉ đạo của Tỉnh ủy, mặc dầu còn gặpmuôn vàn khó khăn trong những ngày đầu mới thành lập, Ban Kinh tế đốingoại đã tích cực tham mưu cho Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh ban hành nhiềuchủ trương, chính sách và chỉ đạo các ngành, các địa phương triển khai thựchiện nhiệm vụ liên doanh, liên kết với các tỉnh bạn Lào phát triển kinh tế, mởrộng thị trường xuất nhập khẩu
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, nhằm đáp ứng yêu cầu cấp báchtrong công tác biên giới, Ban Biên giới tỉnh đã được thành lập và nhanhchóng ổn định tổ chức, bộ máy và đi vào hoạt động Ban Biên giới là cơ quan
không chuyên trách, do đồng chí Nguyễn Hoàng Trạch - Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban và đồng chí Nguyễn Bá Giai - Phó Chánh Văn phòng UBND tỉnh làm Phó ban Thường trực, cùng các thành viên là đại diện các
ngành liên quan, được giao nhiệm vụ tham mưu cho cấp ủy, chính quyền, trựctiếp chỉ đạo các vấn đề về biên giới
Trang 40Thực hiện chủ trương của Đảng bộ tỉnh, Văn phòng cấp ủy và UBNDcác cấp được giao là cơ quan tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các cấp vềcông tác đối ngoại Các ngành liên quan, đặc biệt là Đối ngoại, Kế hoạch vàĐầu tư, Công an, Quân sự, Biên phòng và các huyện biên giới đã được kịpthời bố trí đội ngũ cán bộ có phẩm chất và năng lực phụ trách công tác thammưu cho cấp ủy, chính quyền về công tác đối ngoại.
Chủ trương tăng cường hợp tác với tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộncủa Đảng bộ tỉnh được khẳng định tại Đại hội lần đầu tiên sau ngày tái lậptỉnh và tại chuyến thăm các tỉnh bạn của lãnh đạo tỉnh đã được Ban Tuyêngiáo Tỉnh ủy tiếp tục cụ thể hóa thành các nội dung thông tin thời sự địnhhướng và chỉ đạo Đài Phát thanh - Truyền hình, Báo Hà Tĩnh, các phươngtiện thông tin đại chúng, các ngành, đoàn thể, các địa phương đẩy mạnh tuyêntruyền trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân cổ vũ động viên toànĐảng, toàn quân và toàn dân tiếp tục vun đắp mối quan hệ hữu nghị bền chặtthủy chung với Đảng bộ và nhân dân các bộ tộc Lào anh em, đáp ứng yêu cầunhiệm vụ cách mạng trong tình hình mới
Ngoài đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộđảng viên và các tầng lớp nhân dân về vị trí, vai trò, nhiệm vụ công tác đốingoại nói chung, quan hệ hợp tác với tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn nóiriêng, các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở đãkịp thời lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt và tổ chức thực hiện các chương trình,nội dung hợp tác trên các lĩnh vực
Trong lĩnh vực chính trị: Điểm nổi bật trong quan hệ hợp tác trong lĩnh
vực chính trị giữa giữa tỉnh Hà Tĩnh với tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn làviệc duy trì các chuyến thăm lẫn nhau của lãnh đạo cấp cao ba tỉnh
Từ ngày 01 đến ngày 6/11/1992, Đoàn đại biểu cấp cao tỉnh Hà Tĩnh đãsang thăm chính thức tỉnh Bôlykhămxay Đây là chuyến thăm Bôlykhămxayđầu tiên của lãnh đạo cấp cao tỉnh Hà Tĩnh kể từ ngày tái lập tỉnh Ngày3/11/1992, Đoàn đại biểu hai tỉnh đã tiến hành hội đàm và thống nhất ký kếtvăn bản thỏa thuận hợp tác trên các lĩnh vực