báo cáo hoàn thành đồ án tốt nghiệp đại học khoa cầu đường tại đại học giao thông vận tải hà nội chuyên ngành đường bộ. đây là bài khá chỉnh chu, đầy đủ nội dung và đầy đủ các phần, từ giới thiệu.... đến cách bố cục. bài này được tổng hợp từ nhiều bài của khóa trên. rất hữu ích để mọi người tham khảo. chúc các bạn hoàn thành tốt bài đồ án tốt nghiệp của mình và ra trường có công việc ổn định. bài này sẽ phục vụ rất để sau này đi làm.
Trang 1MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU: ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – CHUYÊN NGÀNH ĐƯỜNG BỘ 4
I MỤC ĐÍCH 4
II NỘI DUNG 6
PHẦN I: HỒ SƠ BÁO CÁO – GIAI ĐOẠN LẬP DỰ ÁN TUYẾN A-B 2
CHƯƠNG I: TÌNH HÌNH CHUNG CỦA TUYẾN 2
I GIỚI THIỆU CHUNG 2
II ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI CỦA DỰ ÁN 4
III CÁC QUY HOẠCH VÀ DỰ ÁN CÓ LIÊN QUAN 8
IV SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ 12
V CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÙNG TUYẾN ĐI QUA 12
CHƯƠNG II: LỰA CHỌN QUY MÔ XÂY DỰNG VÀ TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ 20
I XÁC ĐỊNH CẤP HẠNG CỦA ĐƯỜNG 20
II XÁC ĐỊNH CÁC CHỈ TIÊU KỸ THUẬT CHỦ YẾU 22
III TỔNG HỢP CÁC CHỈ TIÊU VÀ KIẾN NGHỊ CHỈ TIÊU SỬ DỤNG 46
CHƯƠNG III: THIẾT KẾ BÌNH ĐỒ, TRẮC DỌC VÀ TRẮC NGANG 47
I THIẾT KẾ BÌNH ĐỒ TUYẾN 47
II THIẾT KẾ TRẮC DỌC 52
III THIẾT KẾ TRẮC NGANG 55
IV GIẢI PHÁP VỀ AN TOÀN GIAO THÔNG 57
CHƯƠNG IV: THIẾT KẾ NỀN MẶT ĐƯỜNG 62
I THIẾT KẾ NỀN ĐƯỜNG 62
II THIẾT KẾ KẾT CẤU MẶT ĐƯỜNG 68
CHƯƠNG V: THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH THOÁT NƯỚC 79
I THIẾT KẾ RÃNH THOÁT NƯỚC 79
II THIẾT KẾ CỐNG THOÁT NƯỚC 82
CHƯƠNG VI: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN TỚI MÔI TRƯỜNG 86
I CÁC CĂN CỨ ĐÁNH GIÁ 86
II HỆ THỐNG QUY TRÌNH QUY PHẠM ÁP DỤNG 86
III ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG TIỀM TÀNG TỚI MÔI TRƯỜNG 87
IV GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC TỚI MÔI TRƯỜNG .89
Trang 2KẾT LUẬN 91
CHƯƠNG VII: TỔNG MỨC ĐẦU TƯ 92
I CÁC CĂN CỨ LẬP TỔNG MỨC ĐẦU TƯ 92
I TỔNG HỢP KHỐI LƯỢNG 92
CHƯƠNG VIII: LUẬN CHỨNG KINH TẾ - KỸ THUẬT 101
I NHÓM CÁC CHỈ TIÊU VỀ CHẤT LƯỢNG KHAI THÁC CỦA TUYẾN 101
II NHÓM CÁC CHỈ TIÊU VỀ KINH TẾ 104
III NHÓM CÁC CHỈ TIÊU VỀ ĐIỀU KIỆN THI CÔNG 104
IV ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA DỰ ÁN 104
V THÔNG SỐ KĨ THUẬT TUYẾN 111
CHƯƠNG IX: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 112
PHẦN II: THIẾT KẾ KỸ THUẬT 114
CHƯƠNG I TÌNH HÌNH CHUNG 114
I.NHIỆM VỤ THIẾT KẾ 114
II.TRÌNH TỰ THIẾT KẾ 114
III TÌNH HÌNH CHUNG TUYẾN 114
IV NHỮNG YÊU CẦU THIẾT KẾ 116
V NHỮNG CĂN CỨ THIẾT KẾ 116
CHƯƠNG II 117
CHỈ TIÊU KINH TẾ KỸ THUẬT TUYẾN 117
Bảng tổng hợp các chỉ tiêu thiết kế 117
PHẦN III: TỔ CHỨC THI CÔNG 141
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG 141
I TÌNH HÌNH CHUNG CỦA TUYẾN 141
II TÌNH HÌNH CHUNG XÂY DỰNG TUYẾN ĐƯỜNG 141
III THỐNG KÊ KHỐI LƯỢNG CÔNG TÁC 142
CHƯƠNG II: LUẬN CHỨNG CHỌN PHƯƠNG ÁN THI CÔNG 143
I CÁC PHƯƠNG PHÁP THI CÔNG 143
II QUYẾT ĐỊNH CHỌN PHƯƠNG PHÁP THI CÔNG 146
CHƯƠNG III: CÔNG TÁC CHUẨN BỊ 147
I VẬT LIỆU XÂY DỰNG VÀ DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM TẠI HIỆN TRƯỜNG 147 II CÔNG TÁC CHUẨN BỊ MẶT ĐƯỜNG THI CÔNG 147
Trang 3III CÔNG TÁC ĐỊNH VỊ TUYẾN – LÊN GA PHÓNG DẠNG 151
CHƯƠNG IV 152
TỔ CHỨC THI CÔNG NỀN ĐƯỜNG 152
I GIỚI THIỆU CHUNG 152
II THIẾT KẾ ĐIỀU PHỐI ĐẤT 152
Nguyên tắc điều phối đất 152
1 Điều phối ngang 152
2 Điều phối dọc 152
III PHÂN ĐOẠN THI CÔNG NỀN ĐƯỜNG VÀ TÍNH TOÁN SỐ CA MÁY .153 Công tác chính 154
Công tác phụ trợ 167
Biên chế tổ thi công nền và thời gian công tác 167
CHƯƠNG V 169
THIẾT KẾ THI CÔNG CHI TIẾT MẶT ĐƯỜNG 169
I TÍNH TOÁN TỐC ĐỘ DÂY CHUYỀN 169
Dựa vào thời hạn xây dựng cho phép 169
Dựa vào điều kiện thi công 169
Xét đến khả năng của đơn vị 170
II QUÁ TRÌNH CÔNG NGHỆ THI CÔNG 170
1 CÔNG TÁC CHUẨN BỊ, LU SƠ BỘ LÒNG ĐƯỜNG 170
2 THI CÔNG LỚP CPĐD LOẠI II ( DẦY 30CM ) 173
3 THI CÔNG LỀ ĐẤT CHO LỚP CẤP PHỐI ĐÁ DĂM LOẠI I 194
4 THI CÔNG LỚP CPĐD LOẠI I (H=17 cm, B= 6+2=8 m) 196
5 THI CÔNG LỚP BTN HẠT TRUNG RẢI NÓNG ( B = 8m; h = 7cm ) 204
6 THI CÔNG LỚP BÊ TÔNG NHỰA HẠT MỊN ( B = 8m; h = 5cm ) 209
THÀNH LẬP ĐỘI THI CÔNG MẶT ĐƯỜNG 219
TIẾN ĐỘ THI CÔNG CHUNG 220
CHƯƠNG VII: CÔNG TÁC HOÀN THIỆN 223
I NHỮNG CÔNG VIỆC CHỦ YẾU CỦA CÔNG TÁC HOÀN THIỆN 223
II BẢNG TỔNG HỢP YÊU CẦU CÔNG TÁC HOÀN THIỆN 225
CHƯƠNG VIII: TỔ CHỨC CUNG CẤP VẬT TƯ 226
I NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TÁC DỰ TRỮ VẬT TƯ 226
II YÊU CẦU ĐỐI VỚI CÔNG TÁC CUNG CẤP VẬT TƯ 226
Trang 4III TÍNH SỐ NGUYÊN VẬT LIỆU DỰ TRỮ 226
IV NƠI DỰ TRỮ VẬT LIỆU 228
TÀI LIỆU THAM KHẢO 230
Trang 5ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH
Đối với nước ta, một nước có nền kinh tế đang ở giai đoạn phát triển - cần phải có
cơ sở hạ tầng tốt - giao thông đường bộ ngày càng có ý nghĩa quan trọng
Trang 6Nhằm củng cố những kiến thức đã được học và giúp cho sinh viên nắm bắt thựctiễn, hàng năm bộ môn Đường Bộ - khoa Công Trình - trường Đại học Giao ThôngVận Tải tổ chức đợt bảo vệ tốt nghiệp với mục tiêu đào tạo đội ngũ kĩ sư ngành xâydựng cầu đường giỏi chuyên môn, nhanh nhạy trong lao động sản xuất, phục vụ tốt sựnghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đó là tất cả những điều tâm huyết nhấtcủa nhà trường nói chung và các thầy, các cô trong bộ môn nói riêng.
Trang 7II NỘI DUNG
Là một sinh viên lớp Cầu Đường Bộ - Trường Đại Học Giao Thông Vận Tải Hà Nội, được sự đồng ý của Bộ môn Đường Bộ, khoa Công Trình và Ban giám hiệu
Trường Đại học Giao Thông Vận Tải em được làm tốt nghiệp với nhiệm vụ tham giathiết kế một đoạn tuyến với số liệu thực tế
- Phần thứ ba: Tổ chức thi công tổng thể tuyến A-B
Do còn hạn chế về trình độ chuyên môn và thực tế thi công nên đồ án này của emkhông thể tránh khỏi thiếu sót Thành thật mong nhận được sự đóng góp ý kiến của cácthầy, cô và các bạn đồng nghiệp để đồ án của em được hoàn chỉnh hơn
Hà Nội, ngày … thánng 12 năm 2015
Sinh viên thực hiện
Trần Hữu Quyết
Trang 9NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN:
Hà Nội, ngày … tháng 12 năm 2015.
Giáo viên hướng dẫn
Trang 10NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN ĐỌC DUYỆT:
Hà Nội, ngày … tháng 12 năm 2015.
Giáo viên đọc duyệt
Trang 11PHẦN I
HỒ SƠ BÁO CÁO - GIAI ĐOẠN LẬP DỰ
ÁN ĐẦU TƯ TUYẾN A-B ĐOẠN
QUA XÃ TỎNG LÊA-KRÔNG BÚC-TỈNH
ĐẮK LẮK
Trang 12PHẦN I:
HỒ SƠ BÁO CÁO – GIAI ĐOẠN LẬP DỰ ÁN TUYẾN A-B
CHƯƠNG I: TÌNH HÌNH CHUNG CỦA TUYẾN
I GIỚI THIỆU CHUNG
1 Giới thiệu vị trí tuyến
- Tuyến A – B nằm trong dự án đường Quốc Lộ thuộc địa phận xã Tỏng Krông Búc - tỉnh Đắk Lắk Tuyến đi qua thị xã Tỏng Lêa địa hình đồi núi
Lêa Căn cứ vào nhiệm vụ thiết kế và bình đồ địa hình khu vực tỉ lệ 1:10000, đườngđồng mức cách nhau 5m Tuyến dài 6396.23m đi qua các khu vực dân cư rảirác
2 Các căn cứ thiết kế
- Cơ sở hạ tầng nói chung và hệ thống giao thông nói riêng trong đó có mạnglưới đường bộ luôn luôn là một nhân tố quan trọng cho việc phát triển kinh tếcủa bất kì quốc gia nào trên thế giới Trong những năm gần đây ở Việt Nam đã
có nhiều đổi thay to lớn do sự tác động của cơ chế thị trường, kinh tế phát triển,
xã hội ngày càng ổn định, văn minh làm phát sinh nhu cầu vận tải Sự tăngnhanh về số lượng phương tiện và chất lượng phục vụ đã đặt ra yêu cầu bứcbách về mật độ và chất lượng của mạng lưới giao thông đường bộ Tuyến A – Bđược xây dựng để đáp ứng nhu cầu phát triển cao này
- Việc xây dựng tuyến sẽ đáp ứng được sự giao lưu của dân cư trong vùng vềkinh tế, văn hóa, xã hội, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần củanhân dân trong vùng, đảm bảo an ninh quốc phòng khu vực Tây Nguyên
- Tuyến đường được xây dựng làm rút ngắn thời gian, tăng khả năng vận chuyểnhàng hóa cũng như việc đi lại của nhân dân Đặc biệt phục vụ đắc lực cho côngtác quốc phòng bảo vệ tổ quốc Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa
- Tuyến A – B đi qua địa phận huyện Krông Búc, đây chính là điều kiện cần và
đủ để Krông Búc phát triển mạnh mẽ về kinh tế, văn hóa, xã hội
Như vậy, dựa trên những nhu cầu và cơ sở thiết kế trên, việc xây dựng tuyến A– B là hết sức hợp lý
3 Mục tiêu của dự án
Trang 13Để tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy tiến trình xây dựng và phát triển các vùngnông thôn, miền núi, rút ngắn khoảng cách giữa nông thôn và thành thị Vì vậyviệc xây dựng tuyến đường A – B là hết sức cần thiết Sau khi công trình hoànthành sẽ mang lại nhiều lợi ích cho nhân dân và đất nước Cụ thể như sau:
- Nâng cao đời sống vật chất, đời sống văn hóa, tinh thần cho người dân khu vựclân cận tuyến Tuyên truyền đường lối chủ trương của Đảng và Nhà Nước đếnnhân dân
- Phục vụ cho nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa, thúc đẩy kinh tế phát triển
- Làm cơ sở cho việc bố trí dân cư, giữ đất, giữ rừng Bảo vệ môi trường sinhthái
- Tạo điều kiện khai thác du lịch, phát triển kinh tế dịch vụ, kinh tế trang trại
- Phục vụ công tác tuần tra, an ninh quốc phòng được kịp thời, liên tục đáp ứngnhanh chóng, đập tan âm mưu phá hoại của kẻ thù trong và ngoài nước
4 Các quy trình quy phạm sử dụng.
- Bản đồ địa hình tỉ lệ 1/10000
4.1 Quy trình khảo sát:
- Quy trình khảo sát thiết kế đường ô tô 22TCN 263 – 2000
- Quy trình khoan thăm dò địa chất công trình 22TCN 82 – 85
- Quy trình khảo sát địa chất 22 TCN 27 – 82
4.2 Quy trình thiết kế:
- Tiêu chuẩn thiết kế đường ô tô TCVN 4054 – 2005
- Quy trình thiết kế đường 22 TCN 273 – 01
- Quy trình thiết kế áo đường mềm 22 TCN 211 – 06
- Quy trình thiết kế cầu cống theo trạng thái giới hạn 1979 – Bộ GTVT
- Quy trình thiết kế áo đường mềm và áo đường cứng theo hướng dẫn củaAASHTO – 86
- Quy trình thiết kế điển hình cống tròn 533 – 01
- Điều lệ báo hiệu đường bộ 22 TCN 237 – 01
II ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI CỦA DỰ ÁN
1 Hiện trạng kinh tế xã hội
Trang 141.1 Đặc điểm dân số trong vùng
Đắk Lắk là một tỉnh nằm ở trung tâm Tây Nguyên, phía Bắc giáp với tỉnh GiaLai, phía Nam giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Đông giáp với Phú Yên và Khánh Hòa,phía Tây giáp Vương quốc Campuchia với đường biên giới dài 193 Km
Đắk Lắk có diện tích tự nhiên 13.125 (Km2), chiếm 3,9 (%) diện tích tự nhiêncủa nước Việt Nam Phần lớn địa bàn Đắk Lắk thuộc sườn phía Tây Nam dãyTrường Sơn nên địa hình núi cao chiếm 35% diện tích tự nhiên, tập trung ở phíaNam và Đông Nam tỉnh với độ cao trung bình 1000-1200 m, trong đó có đỉnh núiChu Yang Sin cao 2442m Địa hình cao nguyên bằng phẳng nằm ở giữa tỉnh,chiếm 53% diện tích tự nhiên với độ cao trung bình 450m Phần diện tích tự nhiêncòn lại là vùng thấp, bao gồm những bình nguyên ở phía Bắc của tỉnh và phía Namthành phố Buôn Ma Thuột
Dân số Đắk Lắk theo số liệu của tổng cục thống kê năm 2004 có 1.687.700người Đắc Lắc có 44 dân tộc trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 30%, có 4tôn giáo chính với trên 40 đồng bào theo đạo chiếm 24% Dân tộc Kinh là đồngbào chủ yếu chiếm 70, 65%, người Ê Đê, người M’Nông là những dân tộc bản địachính, ngoài ra còn có các dân tộc khác như Ba na, Gia rai, Sê đăng…Từng dân tộctrong cộng đồng các dân tộc Đắk Lắk tuy có truyền thống và bản sắc riêng độc đáo,nhưng đã cùng nhau đoàn kết, xây dựng quê hương và hình thành nên một nền vănhoá phong phú và giàu bản sắc
Đắk Lắk có nguồn lao động dồi dào với 425.171 người, chiếm khoảng 52,51%dân số, trong đó lao động nông nghiệp chiếm 66,18%, lao động công nghiệp chiếm10,4% Về chất lượng lao động, theo điều tra dân số thời điểm 1/4/1999 có: 10.720người có trình độ từ cao đẳng trở lên, trong đó 4.676 cao đẳng, 6.042 đại học vàtrên Đại học Lực lượng lao động đã qua đào tạo gần 33.000 người chiếm 8% sốlao động
Đoạn tuyến qua địa phận huyện Krông Búc, tỉnh Đắk Lắk Dân cư trong huyệntương đối đông, thành phần dân cư chủ yếu là dân tộc Kinh sống chung với các dântộc thiểu số Trên suốt dọc tuyến đường, những đoạn có điều kiện canh tác đều códân ở Hiện tại dân cư hai bên tuyến còn thưa thớt
Trang 15Ðắk Lắk có 1.959.950 ha diện tích đất tự nhiên, trong đó: Diện tích đất nôngnghiệp là 524.908 ha, chiếm 26,78%; diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 1.017.955
ha, chiếm 51,93%; diện tích đất chuyên dùng là 51.985 ha, chiếm 2,65%; diện tíchđất ở là 13.643 ha, chiếm 0,69%; diện tích đất chưa sử dụng và sông suối là351.549 ha, chiếm 17,93% Trong đất nông nghiệp, diện tích đất trồng cây hàngnăm là 196.281 ha, chiếm 37,39%; diện tích đất trồng cây lâu năm là 301.471 ha,chiếm 57,43%; diện tích đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản là 1.394 ha, chiếm0,26% Diện tích đất trống, đồi núi trọc cần phủ xanh là 279.849 ha, diện tích đấtbằng chưa sử dụng là 30.568 ha, diện tích đất có mặt nước chưa sử dụng là 4.206ha
Ngoài việc khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, Đắk Lắk rất cần sựgiúp đỡ, hợp tác đầu tư của các doanh nghiệp, doanh nhân, các nhà đầu tư trongnước và quốc tế Để thu hút đầu tư khai thác các tiềm năng, lợi thế phát triển kinh
tế - xã hội, tỉnh Đắk Lắk đã ban hành chính sách khuyến khích và ưu đãi đầu tư ápdụng trên địa bàn tỉnh với nội dung các nhà đầu tư được hưởng các chính sách theoquy định của Nhà nước Việt Nam hiện nay với mức ưu đãi cao nhất, thống nhất vềnghĩa vụ và quyền lợi, đồng thời tập trung đẩy mạnh phát triển đồng bộ hệ thống
cơ sở hạ tầng như: Đường giao thông, sân bay, hạ tầng khu kinh tế, khu côngnghiệp, khu du lịch, hệ thống cấp điện, cấp nước, bưu chính viễn thông và các cơ
sở hạ tầng kinh tế xã hội khác Thực hiện cải cách hành chính trong lĩnh vực cấpgiấy phép đầu tư theo hướng tập trung đầu mối với thủ tục nhanh, gọn, thuận lợitránh phiền hà cho các nhà đầu tư
Tiềm năng và cơ hội đầu tư vào tỉnh Đắk Lắk còn rất lớn, tỉnh mong được sựquan tâm, chú ý của các nhà đầu tư trong nước và quốc tế
Trang 161.2 Công nghiệp
Đắk Lắk cũng như các tỉnh Tây Nguyên, trong thời kì đổi mới nền công nghiệpđang có chiều hướng phát triển, có nguồn tài nguyên khoáng sản như quặnggranite, đồng, vàng, chì, kẽm, bô xít … nhưng còn tiềm ẩn trong lòng đất, đangtrong thời kì khảo sát để lập kế hoạch khai thác nên công nghiệp khai thác và côngnghiệp cơ khí còn trong thời kỳ chuẩn bị hình thành Sản xuất công nghiệp chủ yếu
là vật liệu xây dưng, chế biến nông lâm và một số mặt hàng tiêu dùng thủ công mỹnghệ
1.3 Nông, Lâm, Ngư nghiệp
1.3.1 Về nông nghiệp
- Tập trung ưu tiên đầu tư để đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn,từng bước xây dựng NN và kinh tế nông thôn lên sản xuất lớn Sản xuất lươngthực tiếp tục phát huy thành quả thời kì 2001 – 2005, chủ động an toàn lươngthực trong mọi tình huống Chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng đáp ứngnguyên liệu cho công nghiệp chế biến, cho xuất khẩu và tăng giá trị sử dụngđất
- Đưa nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp Từng bước cơkhí hóa nhằm giảm nhẹ sức lao động đồng thời tăng hiệu quả kinh tế Phát triểnngành nghề dịch vụ nông nghiệp Phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, đáp ứngnhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân Giải quyết việc làm, nâng cao thuthập của dân cư, thực hiện xóa đói giảm nghèo, từng bước nâng cao mức sốngnông dân
- Tiếp tục phát triển các cây công nghiệp dài ngày theo quy hoạch: café, cao su,quế, sở và nguyên liệu giấy được duyệt
Trang 17lịch sử danh lam thắng cảnh Đây là thế mạnh của tỉnh hiện nay và trong tươnglai.
1.5 Tình hình hiện tại và khả năng kinh tế của khu vực
- Khu vực Tây Nguyên tuy không thuận tiện về giao thông đường sông, đường
bộ, đường sắt với cả nước Nói về tiềm năng kinh tế thì Đắk Lắk là một trongnhững tỉnh có rất nhiều tài nguyên thiên nhiên Ngoài những tiềm năng dangđược khai thác thì những nguồn lực vẫn chưa được khai thác
- Hạn chế của khu vực là địa hình chia cắt, khí hậu khắc nghiệt, cơ sở hạ tầngkhông đồng bộ, thiếu thốn nhiều và yếu kém Dân số tăng nhanh với số dântương đối lớn đã ảnh hưởng chung tới nền kinh tế của khu vực
- Nhìn chung nền kinh tế của khu vực phát triển chậm hơn mức phát triển chungcủa cả nước Chính vì vậy, việc xây dựng tuyến đường trong khu vực này đónggóp một phần không nhỏ vào việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế và đáp ứngphần nào đó đi lại, vận chuyển hàng hóa của nhân dân trong vùng
2 Hiện trạng mang lưới giao thông trong khu vực nghiên cứu.
Mạng lưới giao thông trong tỉnh Đắk Lắk có giao thông đường bộ là chủ yếu, làcầu nối giao lưu kinh tế văn hóa giữa Tây Nguyên và thủ đô Hà Nội, giữa TâyNguyên và TP HCM phồn thịnh nên nó có vị trí hết sức quan trọng
2.1 Đường bộ
Đắk Lắk có đường biên giới dài 193 km chung với nước Campuchia, trên đó cóquốc lộ 14C chạy dọc theo biên giới hai nước rất thuận lợi cho việc phát triển kinh
tế vùng biên kết hợp với bảo vệ an ninh quốc phòng
Thành phố Buôn Ma Thuột là trung tâm chính trị, kinh tế văn hoá xã hội của tỉnh
và cả vùng Tây Nguyên Trung tâm thành phố là điểm giao cắt giữa quốc lộ 14(chạy xuyên suốt tỉnh theo chiều từ Bắc xuống Nam) với quốc lộ 26 và quốc lộ 27nối Buôn Ma Thuột với các thành phố Nha Trang (Khánh Hoà), Đà Lạt (Lâm Đồng)
và Pleiku (Gia Lai) Trong tương lai Đắk Lắk sẽ là đầu mối giao lưu rất quan trọngnối liền các trung tâm kinh tế của cả nước như Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh.Đây là động lực lớn, thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh cũng như toàn vùng Tây Nguyênphát triển
Trang 182.2 Đường sông
Đắk Lắk có 1 số hệ thống sông chính như sông Krông H’Năng, sông Đồng Nai,nhưng sông lớn nhất là sông Serepôk dài 322Km với hai nhánh là Krông Ana vàKrông Nô là các hệ thống sông lớn
3 Hiện trạng mạng lưới đường bộ Đắk Lắk
Toàn tỉnh có 8.677 km đường giao thông, trong đó đường do trung ương quản
lý dài 701 km, chiếm 8%; đường do tỉnh quản lý dài 719 km, chiếm 8,2%; đường
do huyện quản lý dài 806 km, chiếm 9,28% và đường do xã quản lý dài 6.451 km,chiếm 74%
Chất lượng đường: Ðá răm cấp phối chiếm 8% và đường nhựa chiếm 16,2%,còn lại là đường đất Hiện còn 01 xã chưa có đường ô tô đến trung tâm
4 Phương hướng phát triển:
Cùng với đầu tư của Trung ương nâng cấp các tuyến quốc lộ IA, 26,27 và tuyếnđường Hồ Chí Minh lịch sử, tỉnh tăng cường đầu tư nâng cấp các tỉnh lộ, liênhuyện, liên xã, bảo đảm đến năm 2005: 100% xã có đường ô tô về đến trung tâm
Từ nay đến 2010 hoàn thành bê tông hoá và nhựa hoá các tuyến giao thông liên xã.Nâng cấp sân bay Buôn Mê Thuột
III CÁC QUY HOẠCH VÀ DỰ ÁN CÓ LIÊN QUAN
1 Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu.
1.1 Mục tiêu tổng quát của kế hoạch 5 năm 2010 – 2015
Xây dựng hệ thống kinh tế mở gắn với thị trường trong nước, đặc biệt là thịtrường trên 30 triệu dân vùng Ðông Nam Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và đồngbằng sông Cửu long Ðồng thời từng bước mở rộng thị trường quốc tế, tăng cường
Trang 19hợp tác đầu tư với nước ngoài, đặc biệt là trong lĩnh vực trồng và chế biến cao su,
cà fê, sản xuất công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng và dịch vụ nhằm phát huy và
sử dụng có hiệu quả mọi tiềm năng tài nguyên và nguồn lực của tỉnh vào mục tiêutăng trưởng kinh tế với tốc độ nhanh, đưa Ðắk Lắk trở thành tỉnh có tốc độ tăngtrưởng kinh tế và GDP bình quân đầu người cao hơn mức trung bình cả nước.Chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo cơ chế thị trường phù hợp với hệ sinh thái, pháttriển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần trên cơ sở kế thừa có chọn lọc hệ thống cơ
sở vật chất kỹ thuật đã xây dựng, nhanh chóng tạo ra các yếu tố bên trong vữngmạnh, tranh thủ lợi thế từ bên ngoài, thu hút vốn đầu tư và công nghệ mới
Xây dựng thị xã Buôn Ma Thuột không những là trung tâm kinh tế chính trị văn hoá - khoa học kỹ thuật của Ðắk Lắk mà còn là trung tâm kinh tế, đào tạo cán
-bộ khoa học và trung tâm văn hoá của các dân tộc Tây Nguyên Cùng với hệ thống
đô thị trở thành các trung tâm kinh tế phát triển với chức năng là những hạt nhânthúc đẩy các vùng nông thôn trong tỉnh phát triển
Gắn chỉ tiêu hiện đại (tăng trưởng kinh tế) với chỉ tiêu tiến bộ (công bằng xãhội) Bên cạnh đầu tư có trọng điểm vào các vùng động lực như thị xã Buôn MaThuột và vùng phụ cận, các vùng sản xuất hàng hoá tập trung để phát triển kinh tế,cần quan tâm đúng mức vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào cácdân tộc ít người đảm bảo sự công bằng trong các chính sách xã hội nhằm trước hếttạo việc làm, nâng cao mức sống vật chất và trình độ dân trí cho các tầng lớp dân
cư Xoá đói cho 100% số hộ và giảm tỷ lệ nghèo đến mức thấp nhất
Quá trình phát triển kinh tế phải quan tâm đến bảo vệ môi trường sinh thái,trong toàn tỉnh và từng khu vực bảo tồn các gien động thực vật quý hiếm và nềnvăn hoá đa dạng của các dân tộc Tây Nguyên
Phát triển kinh tế phải gắn chặt chẽ với an ninh quốc phòng, đảm bảo an ninhchính trị dọc tuyến biến giới
1.2 Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội chủ yếu
- Về tốc độ phát triển kinh tế cả giai đoạn 2001- 2010 đạt xấp xỉ 9%, trong đó: Giaiđoạn 2001- 2005 là 9-10%
Trang 20- Cơ cấu kinh tế đến năm 2010 là nông, lâm nghiệp là 62%, công nghiệp xây dựng
cơ bản là 15,5%, thương mại - dịch vụ là 22,5% Trong đó, năm 2005 nông, lâmnghiệp là 72- 73%, công nghiệp - xây dựng cơ bản là 10- 11%, thương mại - dịch
vụ là 17- 18%
- GDP bình quân đầu người đạt 500 USD vào năm 2005 và 700 USD vào năm2010
- Tăng thu ngân sách hành năm từ 10% trở lên so với năm trước
- Về xuất khẩu: Nhịp độ tăng hàng năm 15%, giá trị xuất khẩu trong 5 năm
2001-2005 đạt 1,8 -2 tỷ USD
- Giải quyết việc làm cho 30 vạn lao động, trong đó: Giai đoạn 2001- 2005 là 18vạn lao động
- Xoá đói giảm nghèo xuống còn dưới 18% số hộ (theo tiêu chuẩn mới)
- Giáo dục: Xoá lớp học ca III và phòng học tạm, chuẩn hoá đội ngũ giáo viên, phổcập trung học cơ sở ở các đô thị, các xã vùng I và phần lớn các xã vùng II
- Y tế: 90% cơ sở y tế có bác sỹ làm việc, có đủ y tế thôn, buôn, giảm tỷ lệ trẻ emdưới 5 tuổi suy dinh dưỡng xuống dưới 34% vào năm 2005 và 10% vào năm 2010
- Phủ sóng phát thanh truyền hình toàn tỉnh
- Cơ bản giải quyết nhu cầu về xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội:
+ Về thuỷ lợi: Ðảm bảo tưới chủ động cho 70% diện tích
+ Về giao thông: Nhựa hoá hoặc bê tông hoá 60% tỉnh lộ, "cứng hoá" 40%đường liên xã
+ Cấp điện: 100% số xã có điện lưới quốc gia, có 60% số hộ được dùng điện.+ Về thông tin: 100% số xã nối được mạng thông tin viễn thông, cứ 100 ngườidân có 30 máy điện thoại
1.3 Những lĩnh vực ưu tiên đầu tư phát triển.
- Chế biến nông lâm thuỷ sản: Là ngành phát triển kinh tế chủ đạo ( chiếmkhoảng 60% GDP)
Trang 21- Đầu tư xây dựng các công viên, nhà thi đấu thể thao ( sân gôn, sân bóng đá,bóng chuyền, cầu lông, tenis,…), các khách sạn, siêu thị, trung tâm thương mại ởcác vùng, các khu đô thị mới của tỉnh.
- Đầu tư phát triển các du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch lịch sử dọcđường Hồ Chí Minh, các cơ sở dịch vụ, nhà hàng khách sạn ở thành phố Buôn MaThuột
- Đầu tư xây dựng hạ tầng khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu và các lĩnhvực hạ tầng khác…
- Các ngành nghề thủ công mỹ nghệ phục vụ du lịch và xuất khẩu
2 Dự báo nhu cầu vận tải
Việc xây dựng tuyến Buôn Hồ phải gắn liền với 1 quá trình quy hoạch tổng thể
có liên quan đến các ngành KTQD và các khu vực dân cư đô thị Tuyến đường xâydựng trên cơ sở đòi hỏi và yêu cầu sự phát triển KTXH và nhu cầu giao lưu kinh tếgiữa các vùng dân cư trong cả nước nói chung và khu vực phía Tây nói riêng nơi
có nhiều tiềm năng chưa được khai thác Sau khi công trình xây dựng chúng sẽ gópphần thúc đẩy sự phát triển của nền KTQD , củng cố và đảm bảo nền an ninh quốcphòng Tham gia vận chuyển hàng hoá và hành khách ở nước ta có đủ các hìnhthức vận tải , trong đó ngành đường bộ đã và đang phát huy ưu thế của mình là cơđộng và thuận tiện đưa hàng từ cửa đến cửa nên chiếm khoảng 65% trong tổng sốlượng về hàng hoá , xấp xỉ 85% về số lượng hành khách Đó là những dự báo có cơ
sở về nhu cầu vận tải cũng như tiềm năng của khu vực tuyến đi qua
IV SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ
Với địa hình trải dài của đất nước, nhu cầu giao thông suốt quanh năm, trongmọi tình huống là yêu cầu cấp thiết, đồng thời nó là nhân tố quan trọng trong việcphát triển kinh tế xã hội và các yêu cầu khác về hành chính, An ninh quốc phòngtrong mỗi khu vực cũng như trên toàn quốc
Trang 22Hiện nay hướng Bắc - Nam đã hình thành mọi loại phương tiện vận tải, songvận tải đường bộ với lợi thế về phục vụ vẫn chiếm tỷ trọng khối lượng vận tải cao,khoảng 70% tổng số hàng và 80% tổng số hành khách hướng Bắc Nam.
Từ bối cảnh tổng quan của giao thông đường bộ như vậy, nên yêu cầu cải tạonâng cấp, hoặc làm mới một số đoạn từ Bắc vào Nam theo trục dọc phía Tây mộtcách hoàn chỉnh là cần thiết và phù hợp với yêu cầu của mụ tiêu phát triển kinh tế,chính trị, An ninh quốc phòng trong địa bàn tỉnh cũng như trên toàn quốc
Việc đầu tư xây dựng tuyến DA tuyến Krông Búc nhằm phát triển kinh tế tiềmnăng tại khu vực Dự án đầu tư này có ý nghĩa rất quan trọng về mặt kinh tế, chínhtrị, xã hội, phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà Nước, tạo điềukiện phát triển kinh tế, văn hoá, góp phần xoá đói, giảm nghèo, thực hiện côngnghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước
Từ những phân tích cụ thể ở trên cho thấy rằng sự đầu tư xây dựng tuyến đường A – B là đúng đắn và cần thiết.
V CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÙNG TUYẾN ĐI QUA
1 Đặc điểm địa hình
Đại bộ phận diện tích của tỉnh nằm ở phía Tây Trường Sơn, có hướng thấp dần
từ Đông Nam sang Tây Bắc Địa hình đa dạng đồi núi xen kẻ bình nguyên vàthung lũng, khái quát có thể chia thành các dạng địa hình chính sau: Địa hình vùngnúi, địa hình cao nguyên, địa hình bán bình nguyên, địa hình vùng bằng trũngĐịa hình vùng tuyến đi qua là vùng cao nguyên rộng lớn chạy dài từ Bắc xuốngNam trên 90 km, từ Đông sang Tây 70 km Phía Bắc cao gần 800m, phía Nam 400
m, thoải dần về phía Tây còn 300 m Đây là vùng có địa hình khá bằng phẳng, độdốc trung bình 3-80
2 Đặc điểm địa chất dọc tuyến và địa chất công trình
Một trong những tài nguyên lớn được thiên nhiên ưu đãi cho Đắk Lắk, đó là tàinguyên đất Toàn tỉnh có diện tích tự nhiên là 13.085 km2, trong đó chủ yếu lànhóm đất xám, đất đỏ bazan và một số nhóm khác như: đất phù sa, đất gley, đấtđen
Trang 23Các đất hình thành từ đá bazan có độ phì khá cao (pH/H2O từ trung tính đếnchua, đạm và lân tổng số khá) Sự đồng nhất cao giữa độ phì nhiêu tự nhiên và độphì nhiêu thực tế của các nhóm đất và loại đất, được phân bố trên cao nguyên Buôn
Ma Thuột trải dài khoảng 90 km theo hướng đông bắc - tây nam và rộng khoảng 70
km Phía bắc cao nguyên này cao gần 800 m, phía nam cao 400 m, càng về phía tâychỉ còn 300 m, bề mặt cao nguyên rất bằng phẳng chỉ còn điểm một vài đồi núi
Địa chất công trình dọc tuyến là đất đỏ bazan còn có tính chất cơ lý tốt, kết cấuviên cục độ xốp bình quân 62 - 65%
3 Đặc điểm khí hậu thủy văn
Mang khí hậu nhiệt đới cao nguyên, tương đối ôn hoà vừa chịu sự chi phối củakhí hậu nhiệt đới gió mùa, vừa mang khí hậu cao nguyên mát dịu ở vùng cao, nhiệt
độ không khí trung bình hàng năm là 240C Ðộ ẩm tương đối trung bình 81%không có bão, khí hậu 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng năm 5 đến tháng 11 chiếmtrên 70% lượng mưa cả năm, với lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2000 -2500mm/năm
3.1 Nhiệt độ
Đặc điểm nổi bật của chế độ nhiệt ở Tây Nguyên là hạ thấp theo độ cao tănglên Nhiệt độ trung bình ở độ cao 500 - 800m giao động từ 24 -260C, những vùng
có độ cao thấp như Buôn Ma Thuột nhiệt độ trung bình 25,70C, M’Drăk nhiệt độ
250C Tổng nhiệt độ năm cũng giảm dần theo độ cao, ở độ cao < 800m tổng nhiệt
độ năm đạt 8500-95000C, độ cao > 800m có tổng nhiệt độ giảm xuống chỉ còn7500-80000C Biên độ nhiệt trong ngày lớn, có ngày biên độ đạt 200C, biên độnhiệt giữa các tháng trong năm không lớn, tháng giêng có nhiệt độ trung bình thấpnhất ở Buôn Ma Thuột 18,40C, ở M’Drăk 200C, tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng
4 ở Buôn Ma Thuột 26,20C, ở Buôn Hồ 27,20C
3.2 Lượng mưa
Mùa mưa bắt đầu từ tháng 6 và kết thúc vào tháng 11 Tháng có mưa lớn nhất làtháng 8 và 9 Mùa mưa của vùng chịu ảnh hưởng bởi số lượng cơn bão ở duyênhải Trung Bộ
Trang 24Mùa khô hanh từ tháng 12 đến tháng 5 năm sau.
Lượng mưa trung bình năm là 1700 - 2000 mm
Lượng mưa trong mùa mưa chiếm 60% lượng mưa cả năm
Qua tài liệu thu thập được của trạm khí tượng thuỷ văn, em tập hợp và thống
kê được các số liệu về các yếu tố khí hậu theo bảng sau:
NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH CÁC THÁNG TRONG NĂM
Trang 25ThángNhiệt độ
ĐỘ ẨM TRUNG BèNH CÁC THÁNG TRONG NĂM
Trang 26BIỂU ĐỒ ĐỘ ẨM
Th¸ng 70
(%)
90 100
4 3 2
Trang 27BIỂU ĐỒ NHIỆT ĐỘ
Th¸ng 10
4 3 2
Trang 28BIỂU ĐỒ HOẠ GIÓ
9,3
5,8 6,0 5,5
12,3 6,3
7,4
4,1 5,2 4,4 5,5 5,8
6,6
3,3
TẦN SUẤT GIÓ TRUNG BÌNH TRONG NĂM
Trang 29H íng giã Sè ngµy giã
B B- ÐB
ÐB
Ð-ÐB
Ð Ð-ÐN
ÐN
N-ÐN
N N-TN
TN T-TN
T T-TB
TB B-TB
Kh«ng giã
Tæng
TÇn suÊt giã
Trang 30CHƯƠNG II: LỰA CHỌN QUY MÔ XÂY DỰNG VÀ TIÊU
CHUẨN THIẾT KẾ
I XÁC ĐỊNH CẤP HẠNG CỦA ĐƯỜNG
1 Tiêu chuẩn, quy trình áp dụng
- Tiêu chuẩn thiết kế đường ô tô TCVN 4054 – 05
- Quy trình tính toán thủy văn công trình thoát nước vừa và nhỏ 22 TCN 220 –
95
- Tiêu chuẩn thiết kế áo đường mềm 22 TCN 211 – 06
- Quy trình thiết kế cầu cống theo trạng thái giới hạn 22 TCN 18 – 79
- Thiết kế điển hình cống tròn 553 – 01 – 01; 553 – 01 – 02
- Điều lệ báo hiệu đường bộ 22 TCN 237 – 01
2 Lưu lượng xe tính toán của năm tương lai
2.1 Lưu lượng xe thiết kế:
Lưu lượng xe thiết kế là số xe con quy đổi từ các loại xe khác thông qua một mặtcắt trong một đơn vị thời gian tính cho năm tương lai
xe con bằng cách nhân với các hệ số quy đổi
Năm tương lai là năm thứ 15 sau khi đưa đường vào sử dụng đối với đường thiết
kế làm mới cấp III và cấp IV, và là năm thứ 10 đối với đường thiết kế nâng cấp cải tạo.Công thức quy đổi : Ntk = Nqđ * (1+q)t-1
Trong đó: Ntk : lưu lượng thiết kế (xcqđ/ngàyđêm)
q: Hệ số tăng trưởng năm thứ 15 (q= 7%.)
t: Số năm thiết kế cho tương lai dự tính (t = 15 năm)
Nqđ : lưu lượng xe con qui đổi (xcqđ/ngàyđêm)
Trang 31+ Công thức quy đổi Nqđ = (ai*Ni)
Ni : lưu lượng loại xe thứ i trong năm hiện tại (xe/ngàyđêm)
ai : hệ số quy đổi từ các loại xe thứ i ra xe con
Căn cứ thành phần xe chạy, với lưu lượng xe dự báo N = 3327 (xe/ ngày đêm) tatính được lưu lượng xe quy đổi về xe con được thể hiện ở bảng dưới đây:
Bảng II.1: Lưu lượng xe quy đổi.
Loại xe
Thành phầnlưu lượng xe(%)
Lưu lượng xe 2chiều Ni(xe/ngày đêm)
Hệ số qui đổi
Lưu lượng
xe qui đổi Niqđ(xe/ ngày đêm)
- Căn cứ vào bản đồ địa hình tuyến đi qua
- Căn cứ vào quy phạm thiết kế đường bộ của Bộ GTVT TCVN 4054 – 05
- Căn cứ vào lưu lượng xe thiết kế là 3149.84 (xcqđ/ ngày đêm) > 3000 (xcqđ/ngày đêm)
- Căn cứ vào tình hình kinh tế chính trị và yêu cầu thiết thực của khu vực
Từ những thông số trên kiến nghị chọn cấp hạng kỹ thuật của tuyến là đường cấp III – Miền núi, với vận tốc thiết kế là 60 km/h.
II XÁC ĐỊNH CÁC CHỈ TIÊU KỸ THUẬT CHỦ YẾU
Trang 321 Độ dốc dọc tối đa
1.1. Xác định độ dốc tối đa theo lực kéo của ô tô.
- Nguyên lý tính toán : Sức kéo của xe phải lớn hơn tổng lực cản trên đường Khi
đó độ dốc dọc lớn nhất của đường được tính toán căn cứ vào khả năng vượt dốccủa các loại xe, tức là phụ thuộc vào nhân tố động lực của ô tô và được tínhtheo công thức sau:
DK = f i ×JJ (1-a)Trong đó:
- DK : Đặc tính động lực biểu thị cho sức kéo của xe
- f : Hệ số cản lăn lấy bằng 0,02 (mặt đường Bêtông aphan)
- i : Độ dốc dọc của đường biểu thị bằng (%)
- J : Gia tốc của xe chuyển động
- : Hệ số kể đến quán tính quay ( = 1,03 1,07)
(trong công thức trên: lấy dấu (+) khi xe lên dốc lấy dấu (-) khi xe xuống dốc)
Để đơn giản khi tính toán ta giả thiết cho xe chuyển động đều tức J = 0 nên hệ sốsức cản quán tính ×JJ = 0 và tính toán cho trường hợp bất lợi nhất khi xe lên dốc Khi đó DK ≥ f + imax
ra imax cho các loại xe ta có kết quả ở bảng sau:
Bảng II.2: Độ dốc dọc lớn nhất theo đặc tính động lực của các loại xe.
Trang 33Căn cứ bảng trên ta chọn i max = 7%
1.2. Xác định độ dốc dọc theo lực bám:
Theo điều kiện về lực bám giữa lốp xe với mặt đường, để cho xe chuyển độngđược an toàn thì sức kéo có ích của ô tô phải nhỏ hơn hoặc bằng sức bám giữa lốp xevới mặt đường Nghĩa là dốc dọc lớn nhất phải nhỏ hơn độ dốc tính theo lực bám (ib
Db = f ib ×JJ (I-3)Trong đó: f : Hệ số cản lăn f = 0,02 (với mặt đường nhựa)
ib: Độ dốc dọc tính theo lực bám
J : Gia tốc khi xe chuyển động
Ta tính toán trong trường hợp xe chuyển động đều và ở điều kiện bất lợi là đanglên dốc (j = 0, ib mang dấu (+))
Db = f + ib ib = Db - f
Gb : Trọng lượng bám của ô tô và được lấy như sau:
Với xe tải Gb = (0,65 0,7).G
Với xe con Gb = (0,50 0,55).Gvới G: là trọng lượng ô tô khi chở hàng
: Hệ số bám dọc bánh xe với mặt đường phụ thuộc trạng thái bánh xe với mặtđường, trường hợp bất lợi nhất (mặt đường ẩm và bẩn) lấy = 0,3 (tr 26/ TKĐ I)
PW : lực cản không khí được tính theo công thức sau:
Trang 34K: hệ số sức cản không khí
+ Với xe tải nặng K = 0,06 - 0,07
+ Với xe con K = 0,025- 0,035
+ Với xe tải K = 0,04 - 0,06
F: diện tích cản không khí của ô tô)
F = 0,8 B×JH với B : chiều rộng của xe
H : chiều cao của xe
V: tốc độ xe chạy tương đối của ôtô đối với không khí (khi ngược gió lấyV=VTK+Vgió) Trong điều kiện trung bình, coi tốc độ gió bằng không Để đơn giản lấyV=VTK= 60km/h
Tra các số liệu với từng loại xe cụ thể và thay vào công thức tính toán có kết quảtheo bảng sau:
Trang 35Bảng II 3: Kích thước xe và đặc tính động lực theo lực bám của các loại xe.
LOẠI XE K F (M 2 ) P W G (KG) G b (KG) D b i b Maz 200 0,07 8,0 155,08 13.800 13.800 0,29 0,27
Kết hợp tính toán và quy trình, ta chọn độ dốc dọc lớn nhất i max = 7%
2 Khả năng thông xe của đường
2.1. Khả năng thông xe lý thuyết
Là số xe lớn nhất có thể chạy qua một mặt cắt ngang đường trong một đơn vịthời gian với điều kiện lý tưởng về dòng xe và về đường
+ Điều kiện lý tưởng về đường: độ dốc dọc bằng 0; không có đường cong bánkính nhỏ; không chịu ảnh hưởng của khu dân cư, mặt đường khô ráo và có độnhám tốt
+ Điều kiện lý tưởng về dòng xe: đó là dòng xe con thuần nhất, các xe chạy tự dokhông cản trở lẫn nhau
- Khả năng thông xe của đường phụ thuộc vào số làn xe và năng lực thông xecủa mỗi làn
- Công thức xác định năng lực thông xe lý thuyết:
Nlt = 1000
V d
(xe/h)
- Trong đó:
V: tốc độ xe chạy, Km/h
d: khổ động học của xe, m
Trang 36d = L0 + L1 + Sh +Lk
L1: chiều dài quãng đường xe chạy được tương ứng với thời gian phản ứngtâm lý tpư, tpư là thời gian cần để người lái xe nhận ra chướng ngại vật, cóbiện pháp xử lý, và có thời gian để hãm phanh.Trong tính toán, với một mức
độ an toàn nhất định, thường lấy tpư = 1s, do đó
L1 =
( / )
( )3.6
i: Độ dốc dọc trong điều kiện lý tưởng về đường, i = 0
: Hệ số bám giữa bánh xe và mặt đường trong điều kiện lý tưởng,
Trang 37Là số đầu xe có thể chạy qua mặt cắt ngang đường trong một đơn vị thời gian vớinhững điều kiện thực tế của đường & giao thông trên đường Khả năng thông xethực tế phụ thuộc vào mỗi làn xe, số làn xe, vận tốc xe, chướng ngại vật, thànhphần xe, thường lấy:
lth
N n
Z N
Trong đó:
Nlth: Năng lực thông hành tối đa, lấytheo TCVN 4054-05:
+ Khi có giải phân cách xe chạy trái chiều và có giải phân cách giữa ô tô và xethô sơ lấy Nlth= 1800 xcqđ/ngđ
+ Khi có giải phân cách xe chạy trái chiều và không có giải phân cách giữa ô tô
và xe thô sơ lấy Nlth= 1500 xcqđ/ngđ
+ Khi không có giải phân cách và ô tô chạy cùng với xe thô sơ lấy
Nlth =1000 xcqđ/ngđ
(Với cấp đường ta đã chọn thì ta lấy Nlth = 1000 xcqđ/ngđ)
Ncđg: Lưu lượng xe thiết kế giờ cao điểm
Ncđg = (0,1 0,12)*Ntbnăm (xcqđ/ngđ)
Ta lấy Ncđg = 0,12*Ntbnăm = 0,12 ×J 3149.84 = 377.98 (xcqđ/ngđ)
Ntbnăm: lưu lượng xe tkế bình quân ngày đêm trong năm tương lai
Z: hệ số sử dụng năng lực thông hành, theo TCVN 4054-05 ta có
Trang 38Khoảng cách từ thùng xe tới làn bên cạnh (x):
a: Chiều rộng thùng xe (m)
c: Khoảng cách giữa 2 bánh xe (m)
Trang 39Bảng II 4: Các kích thước của xe thiết kế:
Loại xe Chiều dài Chiều rộng Chiều cao K/cách giữa
Trang 40Phần có gia cố 2 x 1,0
Bề rộng nền đường 9Dốc ngang mặt đường 2%
Dốc ngang lề đường (lề đất) 4%
4 Tầm nhìn xe chạy
Để đảm bảo xe chạy an toàn, người lái xe luôn phải nhìn rõ một đoạn đườngphía trước để kịp thời xử lý các tình huống xảy ra trên đường như: tránh nhữngchỗ hư hỏng, các chướng ngại vật, vượt xe … Chiều dài đoạn đường tối thiểucần nhìn thấy ở phía trước đó gọi là tầm nhìn S
Khi thiết kế các yếu tố của tuyến đường đều nhất thiết phải đảm bảo có đủ tầmnhìn để xe chạy được an toàn và tiện lợi
Tầm nhìn tính từ mắt người lái xe có vị trí được quy định:
+ Cao 1,00m tính từ mặt phần xe chạy
+ Cách mép phần xe chạy bên tay phải 1,5m
Vật chướng ngại được quy định, khi là vật tĩnh có cao độ 0,1m trên mặtđường, khi là xe ngược chiều có cao độ 1,2m trên mặt đường
Cự ly tầm nhìn phụ thuộc vào tốc độ xe chạy và biện pháp điều khiển xe,cần áp dụng khi xử lý các tình huống và được tính theo hai trường hợp sau:
4.1. Tầm nhìn dừng xe trước chướng ngại vật cố định (S 1 )
Tầm nhìn dừng xe S1 là khoảng cách nhỏ nhất đủ để người lái xe xử lí và hãm xetrước trướng ngại một khoảng cách an toàn lo
Sơ đồ tính toán: