1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA – VŨNG TÀU

12 591 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 298,56 KB

Nội dung

Dân gian có câu “phi nông bất ổn, phi công bất phú, phi thương bất hoạt, phi trí bất hưng”. Đúng vậy đội ngũ tri thức đã làm cho nền văn minh nhân loại phát triển không ngừng từ đồ đá, đến đồ đồng, đến cơ khí, đến tự động... và trong thời đại ngày nay thời đại của khoa học kỹ thuật, thời đại của hợp tác và hoà bình trên toàn cầu thì việc nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ tri thức lại càng cần thiết và quan trọng đến sự hưng thịnh của nhân loại. Vậy làm thế nào để đào tạo được đội ngũ tri thức có chất lượng?Mặt khác đường lối phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay là phát triển nền kinh tế với nhiều thành phần kinh tế, theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong bối cảnh đó nền giáo dục của Việt Nam chịu sự cạnh tranh khốc liệt của cơ chế thị trường trong và ngoài nước về lĩnh vực đào tạo. Để thắng lợi trong cạnh tranh, Chất lượng đào tạo là yếu tố vô cùng quan trọng, quyết định sự thành công, hay thất bại của các trường đào tạo đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề. Nếu Chất lượng đào tạo tốt (có nghĩa là học sinh, sinh viên tốt nghiệp có trình độ chuyên môn vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt, tỷ lệ có việc làm cao, tỷ lệ việc làm đúng nghề cao) khi đó học sinh, sinh viên đến học ở trường tăng lên, xét về mặt vi mô làm cho quy mô của Trường phát triển, thu nhập của cán bộ công nhân viên cao; về mặt vĩ mô đã đào tạo cho xã hội nguồn nhân lực tốt giúp cho xã hội có đội ngũ quản lý, đội ngũ lao động tốt, tạo ra năng suất cao, Chất lượng sản phẩm tốt, làm cho nền kinh tế, xã hội phát triển. Ngược lại chất lượng đào tạo không tốt (có nghĩa là học sinh, sinh viên tốt nghiệp có trình độ chuyên môn không vững vàng, có phẩm chất đạo đức chưa tốt, tỷ lệ có việc làm thấp, tỷ lệ việc làm đúng nghề thấp) khi đó học sinh, sinh viên đến học ở trường giảm xuống, xét về mặt vi mô làm cho quy mô đào tạo của Trường giảm, thu nhập của cán bộ công nhân viên thấp; Về mặt vĩ mô đã đào tạo cho xã hội nguồn nhân lực kém, xã hội có đội ngũ quản lý, đội ngũ lao động kém, tạo ra năng suất thấp, Chất lượng sản phẩm thấp, làm cho nền kinh tế, xã hội kém phát triển. Như vậy cần thiết phải nâng cao chất lượng đào tạo. Muốn nâng cao chất lượng đào tạo trong các trường đào tạo thì cần phải đánh giá được chất lượng đào tạo. Việc đánh giá chất lượng đào tạo của các trường đào tạo giúp cho các nhà lãnh đạo, các cơ quan quản lý tìm ra nguyên nhân nào dẫn đến chất lượng đào tạo tốt? Nguyên nhân nào dẫn đến chất lượng đào tạo không tốt? Nguyên nhân nào dẫn đến học sinh, sinh viên được xã hội sử dụng? Nguyên nhân nào dẫn đến học sinh, sinh viên không được xã hội sử dụng? Từ đó đề ra các giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo và đáp ứng được nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội, nhằm giúp cho sản phẩm của ngành giáo dục đạt chất lượng cao. Do vậy đánh giá chất lượng đào tạo là cần thiết.Với lý do đó, nhóm tôi quyết định chọn đề tài “Đánh giá chất lượng đào tạo của trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu”.

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA - VŨNG TÀU

==    ==

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO

CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA – VŨNG TÀU

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS.TS ĐINH PHI HỔ

NHÓM THỰC HIỆN: NHÓM 5

Trang 2

Vũng Tàu tháng 10/2015

1/ ĐẶT VẤN ĐỀ VÀ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Dân gian có câu “phi nông bất ổn, phi công bất phú, phi thương bất hoạt, phi trí bất hưng” Đúng vậy đội ngũ tri thức đã làm cho nền văn minh nhân loại phát triển không ngừng từ đồ đá, đến đồ đồng, đến cơ khí, đến tự động và trong thời đại ngày nay thời đại của khoa học kỹ thuật, thời đại của hợp tác và hoà bình trên toàn cầu thì việc nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ tri thức lại càng cần thiết và quan trọng đến sự hưng thịnh của nhân loại Vậy làm thế nào để đào tạo được đội ngũ tri thức có chất lượng?

Mặt khác đường lối phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay

là phát triển nền kinh tế với nhiều thành phần kinh tế, theo cơ chế thị trường có sự quản

lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa Trong bối cảnh đó nền giáo dục của Việt Nam chịu sự cạnh tranh khốc liệt của cơ chế thị trường trong và ngoài nước về lĩnh vực đào tạo Để thắng lợi trong cạnh tranh, Chất lượng đào tạo là yếu tố vô cùng quan trọng, quyết định sự thành công, hay thất bại của các trường đào tạo đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề Nếu Chất lượng đào tạo tốt (có nghĩa là học sinh, sinh viên tốt nghiệp có trình độ chuyên môn vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt, tỷ lệ

có việc làm cao, tỷ lệ việc làm đúng nghề cao) khi đó học sinh, sinh viên đến học ở trường tăng lên, xét về mặt vi mô làm cho quy mô của Trường phát triển, thu nhập của cán bộ công nhân viên cao; về mặt vĩ mô đã đào tạo cho xã hội nguồn nhân lực tốt giúp cho xã hội có đội ngũ quản lý, đội ngũ lao động tốt, tạo ra năng suất cao, Chất lượng sản phẩm tốt, làm cho nền kinh tế, xã hội phát triển Ngược lại chất lượng đào tạo không tốt (có nghĩa là học sinh, sinh viên tốt nghiệp có trình độ chuyên môn không vững vàng, có phẩm chất đạo đức chưa tốt, tỷ lệ có việc làm thấp, tỷ lệ việc làm đúng nghề thấp) khi đó học sinh, sinh viên đến học ở trường giảm xuống, xét về mặt vi mô làm cho quy mô đào tạo của Trường giảm, thu nhập của cán bộ công nhân viên thấp; Về mặt vĩ mô đã đào tạo cho xã hội nguồn nhân lực kém, xã hội có đội ngũ quản lý, đội ngũ lao động kém, tạo ra năng suất thấp, Chất lượng sản phẩm thấp, làm cho nền kinh tế, xã hội kém phát triển

Trang 3

Như vậy cần thiết phải nâng cao chất lượng đào tạo Muốn nâng cao chất lượng đào

tạo trong các trường đào tạo thì cần phải đánh giá được chất lượng đào tạo Việc đánh giá chất lượng đào tạo của các trường đào tạo giúp cho các nhà lãnh đạo, các cơ quan quản lý tìm ra nguyên nhân nào dẫn đến chất lượng đào tạo tốt? Nguyên nhân nào dẫn đến chất lượng đào tạo không tốt? Nguyên nhân nào dẫn đến học sinh, sinh viên được xã hội sử dụng? Nguyên nhân nào dẫn đến học sinh, sinh viên không được xã hội sử dụng? Từ đó

đề ra các giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo và đáp ứng được nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội, nhằm giúp cho sản phẩm của ngành giáo dục đạt chất lượng cao Do vậy đánh giá chất lượng đào tạo là cần thiết

Với lý do đó, nhóm tôi quyết định chọn đề tài “Đánh giá chất lượng đào tạo của trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu”

2/ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

- Thực trạng chất lượng đào tạo của Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu trong giai đoạn

2012 – 2015 như thế nào?

- Những nguyên nhân nào ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo của Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu?

- Muốn nâng cao chất lượng đào tạo của Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu cần thực hiện những giải pháp nào?

3/ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

3.1/ Mục tiêu chung

Đánh giá thực trạng chất lượng đào tạo của Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu từ đó đề xuất các giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo của Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu trong thời gian tới

3.2/ Mục tiêu cụ thể

- Đánh giá thực trạng chất lượng đào tạo của Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu

- Phân tích nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo của Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu

- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu trong thời gian tới

Trang 4

4/ CÁC KHÁI NIỆM VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT

4.1.Giáo dục

Giáo dục là một hiện tượng xã hội, là thế hệ trước truyền đạt các kinh nghiệm xã hội, lịch sử cho thế hệ sau và thế hệ sau lĩnh hội các kinh nghiệm đó làm phong phú kinh nghiệm đó, để tham gia vào đời sống xã hội, lao động sản xuất và các hoạt động khác Hoặc theo từ điển bách khoa Việt Nam quyển 2, nhà xuất bản Bách khoa Hà Nội, 2002

có ghi “Giáo dục: quá trình đào tạo con người một cách có mục đích, nhằm chuẩn bị cho con người tham gia đời sống xã hội, tham gia lao động sản xuất, nó được thực hiện bằng cách tổ chức việc truyền thụ và lĩnh hội những kinh nghiệm lịch sử xã hội của loài người”

+ Vai trò của giáo dục và đào tạo

- Giáo dục đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội

- Giáo dục phục vụ sự kết cấu của xã hội, Giáo dục làm cho mọi người thích ghi với sự biến đổi của công nghệ và yêu cầu của thị trường

- Giáo dục là cơ hội để các nước thoát khỏi vòng luẩn quẩn của đói nghèo

4.2.Chất lượng đào tạo

+ Khái niệm

- Trần Đức Viện (2005)– Viện nghiên cứu phát triển Giáo dục: Chất lượng đào tạo là kết quả của quá trình đào tạo được phản ánh ở các đặc trưng về phẩm chất, giá trị nhân cách

và giá trị sức lao động hay năng lực hành nghề của người tốt nghiệp tương ứng với mục tiêu, chương trình đào tạo theo ngành nghề cụ thể

- Với quan niệm chất lượng tuyệt đối thì từ “chất lượng” được dùng cho những sản phẩm, những đồ vật hàm chứa trong nó những phẩm chất, những tiêu chuẩn cao nhất khó thể vượt qua được Nó được dùng với nghĩa Chất lượng cao (high quality), hoặc Chất lượng hàng đầu (top quality)

- Với quan niệm chất lượng tương đối thì từ “chất lượng” dùng để chỉ một số thuộc tính

mà người ta “gán cho” sản phẩm, đồ vật Theo quan niệm này thì một vật, một sản phẩm, hoặc một dịch vụ được xem là có chất lượng khi nó đáp ứng được các mong muốn mà người sản xuất định ra, và các yêu cầu mà người tiêu thụ đòi hỏi Từ đó dễ ràng thấy

Trang 5

rằng, chất lượng tương đối có hai khía cạnh: khía cạnh thứ nhất là đạt được mục tiêu (phù hợp với tiêu chuẩn) do người sản xuất đề ra, ở khía cạnh này Chất lượng được xem là

“chất lượng bên trong” Khía cạnh thứ hai, chất lượng được xem là sự thỏa mãn tốt nhất những đòi hỏi của người dùng, ở khía cạnh này Chất lượng được xem là “chất lượng bên ngoài” Mỗi cơ sở đào tạo luôn có một nhiệm vụ được ủy thác, nhiệm vụ này thường do các chủ sở hữu quy định, điều này chi phối mọi hoạt động của nhà trường Từ nhiệm vụ được ủy thác này, nhà trường xác định các mục tiêu đào tạo của mình sao cho phù hợp với nhu cầu sử dụng của xã hội để đạt được “chất lượng bên ngoài”, đồng thời các hoạt động của nhà trường sẽ được hướng vào nhằm đạt mục tiêu đó, đạt “chất lượng bên trong”

5/ TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN TRƯỚC ĐÓ

5.1 Mô hình đánh giá chất lượng đào tạo của Giáo sư Schomburg Harald

Giáo sư Schomburg Harald (1995) đã xây dựng và đưa ra một mô hình đánh giá chất lượng đào tạo cho đối tượng là sinh viên các trường đại học Mô hình của ông đề cập đến một quy trình toàn diện từ yêu cầu đầu vào của sinh viên cho tới kết quả đào tạo và hiệu quả của đào tạo khi sinh viên đã đi làm Mô hình chi tiết của ông được thể hiện trong hình như sau:

Trang 6

5.2 Phương pháp đánh giá chất lượng đào tạo theo 5Qs của Mosad Zineldin

Ngoài ra, phương pháp đánh giá chất lượng đào tạo theo 5Qs của Mosad Zineldin (April, 2007) là một phương pháp mới dùng để đưa ra ý tưởng để khám phá các biến quan sát

mô tả cho các nhân tố, định nghĩa

Mosad Zineldin là một giáo sư về kinh tế và chiến lược thuộc trường School of Management and Economics,Vaxjo University – Sweden Ông đã đưa ra mô hình các nhân tố chính để đánh giá chất lượng đào tạo Các nhân tố được hình thành từ 5 câu hỏi (5Qs) và chất lượng đào tạo (total quality) là một hàm tổng hợp của 5 nhân tố độc lập f(Q1, Q2, Q3, Q4, Q5) Chất lượng đào tạo tác động trực tiếp đến sự hài lòng của học viên

Q1 - Mục tiêu đào tạo (Quality of the Object): Đo lường nhân tố này chính là việc đánh giá kết quả đào tạo đã đạt được những mục tiêu nào Việc xây dựng các mục tiêu đào tạo phải dựa trên học viên, và trả lời câu hỏi: mục tiêu chính mà học viên tham gia các khóa học là gì ? Qua đó sẽ giúp trường đào tạo có được các mục tiêu phù hợp với nhu cầu của học viên

Q2 - Chất lượng của quy trình (Quality of process): Hay là bằng cách nào đạt được những mục tiêu đó Mục tiêu đào tạo đạt được thông qua một số các công cụ như: nội dung bài giảng, các yếu tố cá nhân của học viên, sự năng động trong lớp học, sự sáng tạo, các bài tập…Việc đo lường các quy trình đó đang làm tốt đến mức nào sẽ giúp có đánh giá được chất lượng của quy trình đào tạo

Q3 - Chất lượng của cơ sở hạ tầng (Quality of infrastructure): Là các nguồn cơ cở vật chất cần thiết để tạo ra dịch vụ đào tạo Bao gồm các nguồn lực tài chính, kỹ thuật, con người,…Đo lường các nguồn lực cơ bản này rất cần thiết trong việc đánh giá về chất lượng đào tạo Các câu hỏi, có thể dùng để hình thành nên các biến quan sát cho nhân tố này: (1) Bằng cấp đạt được và chi phí bỏ ra, (2) Chất lượng của giáo viên, (3) Chất lượng của phòng học, phòng thực hành, và các thiết bị đa phương tiện khác (4) Sư cần thiết và cấp bách của những kiến thức, kỹ năng đối với học viên

Q4 - Chất lượng của sự tương tác và giao tiếp (Quality of interaction and communication) giữa học viên và giáo viên, giữa các nhân viên khác và học viên, giữa các học viên với

Trang 7

nhau Đo lường nhân tố này nhằm đánh giá mức độ trao đổi thông tin giữa các bên tham gia vào quá trình đào tạo như: nội dung bài giảng, thái độ tham gia của học viên trong lớp học, cách thức giải quyết vấn đề và ra quyết định trong lớp học

Q5 - Chất lượng của bầu không khí (Quality of atmosphere): là môi trường của mọi hoạt động và hợp tác giữa các bên tham gia quá trình đào tạo Việc đo lường chất lượng của bầu không khí rất quan trọng bởi vì thiếu một bầu không khí thẳng thắn và thân thiện sẽ làm giảm chất lượng đào tạo

Mosad Zineldin là một chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu, có thể nói mô hình của ông tiếp cận vấn đề chất lượng đào tạo theo triết lý quản lý chất lượng toàn diện - TQM (Total quality management) Do đó mô hình đánh giá toàn bộ các bên tham gia vào quá trình đào tạo

6/ GIẢ THIẾT NGHIÊN CỨU

 Chất lượng đào tạo sinh viên của trường đáp ứng được nhu cầu đào tạo lao động của người sử dụng lao động

 Sinh viên của trường được các tổ chức, cơ sở sản xuất sử dụng theo đúng nghiệp vụ chuyên môn được đào tạo

 Tăng cường liên kết giữa người sử dụng lao động với nhà trường sẽ nâng cao chất lượng đào tạo

7/ PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU

 Nội dung: Đánh giá chất lượng đào tạo của trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu

 Không gian: Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu và 20 doanh nghiệp có sử dụng lao động là sinh viên của trường

 Thời gian: Dữ liệu thứ cấp của 3 năm 2011-2014, dữ liệu sơ cấp của năm 2015

8/ PHƯƠNG PHÁP VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

8.1 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp (tài liệu điều tra)

+ Sử dụng phương pháp chọn mẫu phân theo nhóm.

Phương pháp xử lý thông tin

Trang 8

+ Luận văn này sử dụng phần mềm: excel: Để Tổng hợp, vẽ đồ thị, biểu đồ, kiểm định, so sánh số liệu thu thập được

+ Luận văn sử dụng phương pháp xử lý thông tin theo

- Phân tổ theo định tính

- Phân tổ theo định lượng

Phương pháp phân tích

+ Phương pháp phân tích thống kê

+ Phương pháp so sánh

+ Phương pháp phân tích SWOT: Để phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội thách thức

về chất lượng đào tạo của trường

+ Phương pháp cây vấn đề: Để phân tích mối quan hệ nhân - quả ảnh hưởng đến Chất lượng đào tạo

8.2 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Từ các lý thuyết và mô hình nghiên cứu trên, nhóm đưa ra các giả thuyết và mô hình nghiên cứu như sau:

Y= b 0 + b 1 X 1 + b 2 X 2 + b 3 X 3

Trong đó gồm có :

Biến phụ thuộc : Y là chất lượng đào tạo

Biến độc lập : X1 là chương trình đào tạo

X2 là đội ngũ giảng viên

X3 là cơ sở vật chất Theo mô hình nghiên cứu trên thì nhân tố chất lượng đào tạo phụ thuộc vào 3 nhân tố chính là chất lượng của chương trình đào tạo, đội ngũ giảng viên và cơ sở vật chất

Chương trình đào tạo:

Chương trình đào tạo đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình đảm bảo chất lượng

Có thể nói chương trình đào tạo là công cụ để tổ chức và quản lý đào tạo của nhà trường Nếu chương trình đào tạo nặng về chuyển tải kiến thức, nặng tính lý thuyết, ít quan tâm đến thực hành, kỹ năng nghề nghiệp thì sẽ ảnh hưởng lớn tới chất lượng đào tạo Người

Trang 9

được đào tạo khi ra trường thiếu đi những kỹ năng làm việc chuyên nghiệp không đáp ứng được nhu cầu của công việc mà họ được tuyển dụng

Đội ngũ giảng viên:

Dạy học là quá trình người thầy truyền đạt cho học sinh hệ thống những tri thức, kỹ năng,

kỹ xảo nhằm phát triển năng lực trí tuệ và hình thành thế giới quan cho họ Đối tượng của quá trình dạy học là học sinh - con người với sự đa dạng về nhận thức, quan điểm, tình cảm làm cho quá trình dạy học trở thành hoạt động rất khó khăn và phức tạp Người thầy không thể dạy tốt được nếu chỉ nắm vững kiến thức của một môn học, có nghĩa là ngoài kiến thức của môn học người thầy phải hiểu biết nhiều lĩnh vực khác như: kiến thức của các môn học khác có liên quan, kiến thức về tâm lý, giao tiếp, xử lý các tình huống sư phạm Vì vậy, đối với giáo viên, trình độ và phương pháp giảng dạy là một vốn quý, có vai trò rất lớn trong việc nâng cao chất lượng đào tạo

Phương pháp giảng dạy không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đào tạo mà còn giúp cho học sinh tự học và giải quyết công việc sau này Đây chính là dạy cho học sinh phương pháp nghiên cứu Quá trình tự học tập của học sẽ có hiệu quả hơn nhiều, chất lượng đào tạo vì thế tăng lên rất nhiều Điều này rất quan trọng, bởi vì ngày nay nhà trường đào tạo ra những người chủ động nghiên cứu, giải quyết công việc, chứ không chỉ học thuộc lòng những kiến thức thầy dạy

Vấn đề đặt ra với đội ngũ giáo viên nói chung và giáo viên dạy ở Trường nói riêng trong thời đại ngày nay chính là vấn đề tự học, tự nghiên cứu Chỉ có tự học, tự nghiên cứu thường xuyên mới có thể trau dồi đủ kiến thức để truyền đạt cho học sinh một cách dễ hiểu nhất

Tóm lại, đội ngũ giảng viên là người trung gian giữa kiến thức và học viên, chuyển tải những bài học cho học viên, dìu dắt học viên từng bước ứng dụng kiến thức vào thực tế

Vì vậy, quá trình dạy - học phải được tổ chức trên cơ sở lấy người học làm trung tâm

Cơ sở vật chất:

Cơ sở vật chất và các phương tiện phục vụ giảng dạy, học tập là điều kiện tối thiểu, đầu tiên của quá trình đào tạo Cơ sở vật chất và phương tiện phục vụ giảng dạy bao gồm: hệ thống phòng học, thực hành, thư viện, các thiết bị phục vụ cho giảng dạy như giáo trình,

Trang 10

giáo án, hệ thống bảng chuyên dùng, đèn chiếu, máy chiếu đa năng, máy tính, mạng internet; các bảng biểu, mô hình, băng đĩa ghi hình

Đầu tư mua sách và tài liệu là để phục vụ cho việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập của thầy và trò Trang bị sách được đến đâu là tùy thuộc vào khả năngcủa mỗi trường Điều này có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đào tạo

Đèn chiếu, máy chiếu đa năng, máy tính, phòng học chuyên dùng chưa phải là phổ biến đối với nhiều trường hiện nay Cùng với sự phát triển của khoa học, công nghệ và đặc biệt là công nghệ thông tin, đã trang bị cho giáo dục đào tạo những phương tiện, thiết bị giảng dạy rất hiệu quả, góp phần rất lớn vào việc thay đổi phương pháp giảng dạy và nâng cao chất lượng đào tạo Trường nào biết trang bị và khai thác tốt các phương tiện đó thì sẽ thu hút học sinh học tập hào hứng, hăng say hơn và có chất lượng hơn

Hệ thống giáo trình, bài thực hành là những tài liệu cần thiết, tối thiểu để tạo điều kiện cho học sinh học tập đạt chất lượng Đây là cơ sở để chống "dạy chay, học chay" theo cách dạy truyền thống

Tóm lại, cơ sở vật chất có vai trò quan trọng không kém trong việc đảm bảo chất

lượng giảng dạy Phòng học ổn định với trang thiết bị giảng dạy hiện đại có thể giúp cho giảng viên áp dụng được nhiều phương pháp giảng dạy sinh động và thu hút người học Phòng thí nghiệm và thực hành có đủ những trang thiết bị cơ bản và hiện đại sẽ dễ dàng giúp cho sinh viên ứng dụng lý thuyết đã học vào thực tế, và phát huy tốt khả năng tư duy sáng tạo của sinh viên Hệ thống thư viện với các phòng đọc rộng rãi và cung cấp nhiều tài liệu học tập và tham khảo sẽ giúp cho người học phát huy khả năng tự học và nghiên cứu khoa học

Chất lượng đào tạo:

Đánh giá chất lượng đào tạo là một khâu hết sức quan trọng trong quá trình phát triển công tác đào tạo ở bất kỳ cấp độ nào – bộ môn, khoa, trường Thứ nhất, chất lượng của sản phẩm đào tạo có năng lực nhận thức, tư duy đến mức nào và kỹ năng, kỹ xảo được đào tạo đạt đến mức nào Thứ hai, những kiến thức và kỹ năng trang bị cho người học có đáp ứng được yêu cầu công việc hay không, thừa hay thiếu, và cần điều chỉnh như thế nào

Ngày đăng: 24/05/2016, 05:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w