Chuyên đề tốt nghiệp PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong nền kinh tế thị trường, thị trường tài chính đóng vai trò hết sức quan trọng, sự lớn mạnh của thị trường tài chính ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế của một quốc gia và của cả thế giới. Chủ thể quan trọng của thị trường tài chính là Ngân hàng, nó có mặt trong tất cả các mối quan hệ kinh tế trong nền kinh tế thị trường. Ngân hàng là một trong những mắt xích quan trọng cấu thành nên sự vận động nhịp nhàng của nền kinh tế. Cùng với các ngành kinh tế khác, ngân hàng có nhiệm vụ tham gia bình ổn thị trường tiền tệ, kiềm chế và đẩy lùi lạm phát, tạo công ăn việc làm cho người lao động, giúp đỡ các nhà đầu tư, phát triển thị trường vốn, thị trường ngoại hối, tham gia thanh toán và hỗ trợ thanh toán… Trong hoạt động của ngân hàng thì hoạt động tín dụng là một lĩnh vực quan trọng. Tín dụng là một trong ba nghiệp vụ cơ bản của Ngân hàng thương mại đó là: nhận tiền gửi, hoạt động tín dụng, trung gian thanh toán. Quan hệ tín dụng là quan hệ xương sống, quyết định mọi hoạt động kinh tế trong nền kinh tế quốc dân và nó còn là nguồn sinh lợi chủ yếu, quyết định sự tồn tại, phát triển của ngân hàng. Nhưng hoạt động tín dụng mang lại nhiều rủi ro nhất ngay cả đối với các khoản vay có tài sản cầm cố, thế chấp . Tín dụng ngân hàng được coi là đòn bẩy quan trọng cho sự phát triển của nền kinh tế. Chính vì vậy, làm thế nào để củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng là điều mà trước đây, bây giờ và sau này đều được các nhà quản lý Ngân hàng, các nhà chính sách và các nhà nghiên cứu quan tâm. Cùng với sự đổi mới của toàn bộ hệ thống ngân hàng, Ngân hàng TMCP Tiên Phong – Chi nhánh Hoàn Kiếm, trong những năm qua đã rất chú trọng tới hoạt động tín dụng và đang từng bước hoàn thiện trong hoạt động kinh doanh của mình để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong lúc sự quản lý kinh tế, sự chuyển đổi cơ chế quản lý trong lĩnh vực ngân hàng đang diễn ra hết sức phong phú và đa dạng. Song sẽ là không phải khi muốn hoàn thiện hơn mà lại không chấp nhận những phần còn thiếu sót còn tồn tại trong hoạt động tín dụng của mình. Qua quá trình nghiên cứu, học tập, tìm hiểu để có thể tiếp cận và từ những yêu cầu thực tiễn đặt ra, đặc biệt trong quá trình thực tập tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong – Chi nhánh Hoàn Kiếm , được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo, các cô chú, anh chị trong ngân hàng, em đã chọn nghiên cứu đề tài: “Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Tiên Phong – Chi nhánh Hoàn Kiếm” để viết chuyên đề thực tập tốt nghiệp. Chuyên đề tập trung nghiên cứu về các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng , tập trung vào những vấn đề liên quan đến hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong – Chi nhánh Hoàn Kiếm. hy vọng góp một phần nhỏ trong công tác hoạch định chiến lược tại đơn vị . 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở những lý luận đã nghiên cứu và tình hình thực tế tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong – Chi nhánh Hoàn Kiếm, em đưa ra những phân tích, đánh giá chất lượng tín dụng để chỉ ra các kết quả thu được, những tồn tại và nguyên nhân. Từ đó, xin đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng tín dụng tại đơn vị. Với đề tài này em muốn làm rõ những nội dung sau: Nghiên cứu những vấn đề lý luận về chất lượng tín dụng và các chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại. Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng của ngân hàng trong những năm 2013, 2014, 2015 Đề xuất các giải pháp và kiến nghị góp phần nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong – Chi nhánh Hoàn Kiếm trong năm 2016. Các nội dung nêu trên để trả lời cho câu hỏi: Làm thế nào để nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Tiên Phong – Chi nhánh Hoàn Kiếm 3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại. Phạm vi nghiên cứu: Chuyên đề chủ yếu tập trung phân tích chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong – Chi nhánh Hoàn Kiếm, chủ yếu trong giai đoạn 2013 – 2015. 4. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong quá trình thực hiện chuyên đề là: Phương pháp hệ thống, phân tích, tổng hợp; phương pháp so sánh đối chiếu lịch sử và phương pháp thống kê để làm sáng tỏ các căn cứ, cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu. Thu thập số liệu qua các Báo cáo thống kê về tình hình cho vay năm 2013 đến năm 2015 ; Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong – Chi nhánh Hoàn Kiếm . Tài liệu báo cáo thường niên các năm 2013, 2014 ,2015 và các văn bản hiện hành liên quan đến công tác tín dụng trong hệ thống Ngân hàng TMCP Tiên Phong. 5. Kết cấu của chuyên đề Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của chuyên đề được kết cấu gồm 3 chương: Chương 1: Các vấn đề cơ bản về chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại. Chương 2: Thực trạng chất lượng tín dụng của Ngân hàng TMCP Tiên Phong – Chi nhánh Hoàn Kiếm Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng của Ngân hàng TMCP Tiên Phong – Chi nhánh Hoàn Kiếm.
Trang 1PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong nền kinh tế thị trường, thị trường tài chính đóng vai trò hết sức quan trọng, sự lớn mạnh của thị trường tài chính ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế của một quốc gia và của cả thế giới Chủ thể quan trọng của thị trường tài chính là Ngân hàng, nó có mặt trong tất cả các mối quan hệ kinh tế trong nền kinh tế thị trường Ngân hàng là một trong những mắt xích quan trọng cấu thành nên sự vận động nhịp nhàng của nền kinh tế Cùng với các ngành kinh tế khác, ngân hàng có nhiệm vụ tham gia bình ổn thị trường tiền tệ, kiềm chế và đẩy lùi lạm phát, tạo công ăn việc làm cho người lao động, giúp đỡ các nhà đầu tư, phát triển thị trường vốn, thị trường ngoại hối, tham gia thanh toán và hỗ trợ thanh toán…
Trong hoạt động của ngân hàng thì hoạt động tín dụng là một lĩnh vực quan trọng Tín dụng là một trong ba nghiệp vụ cơ bản của Ngân hàng thương mại đó là: nhận tiền gửi, hoạt động tín dụng, trung gian thanh toán Quan hệ tín dụng là quan
hệ xương sống, quyết định mọi hoạt động kinh tế trong nền kinh tế quốc dân và nó còn là nguồn sinh lợi chủ yếu, quyết định sự tồn tại, phát triển của ngân hàng Nhưng hoạt động tín dụng mang lại nhiều rủi ro nhất ngay cả đối với các khoản vay
có tài sản cầm cố, thế chấp Tín dụng ngân hàng được coi là đòn bẩy quan trọng cho sự phát triển của nền kinh tế Chính vì vậy, làm thế nào để củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng là điều mà trước đây, bây giờ và sau này đều được các nhà quản
lý Ngân hàng, các nhà chính sách và các nhà nghiên cứu quan tâm
Cùng với sự đổi mới của toàn bộ hệ thống ngân hàng, Ngân hàng TMCP Tiên Phong – Chi nhánh Hoàn Kiếm, trong những năm qua đã rất chú trọng tới hoạt động tín dụng và đang từng bước hoàn thiện trong hoạt động kinh doanh của mình
để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong lúc sự quản lý kinh tế, sự chuyển đổi cơ chế quản lý trong lĩnh vực ngân hàng đang diễn ra hết sức phong phú và đa dạng Song sẽ là không phải khi muốn hoàn thiện hơn mà lại không chấp nhận những phần còn thiếu sót còn tồn tại trong hoạt động tín dụng của mình
Trang 2Qua quá trình nghiên cứu, học tập, tìm hiểu để có thể tiếp cận và từ những yêu cầu thực tiễn đặt ra, đặc biệt trong quá trình thực tập tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong – Chi nhánh Hoàn Kiếm , được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo, các cô chú,
anh chị trong ngân hàng, em đã chọn nghiên cứu đề tài: “Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Tiên Phong – Chi nhánh Hoàn Kiếm” để viết
chuyên đề thực tập tốt nghiệp Chuyên đề tập trung nghiên cứu về các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng , tập trung vào những vấn đề liên quan đến hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong – Chi nhánh Hoàn Kiếm hy vọng góp một phần nhỏ trong công tác hoạch định chiến lược tại đơn vị
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở những lý luận đã nghiên cứu và tình hình thực tế tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong – Chi nhánh Hoàn Kiếm, em đưa ra những phân tích, đánh giá chất lượng tín dụng để chỉ ra các kết quả thu được, những tồn tại và nguyên nhân
Từ đó, xin đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng tín dụng tại đơn vị
Với đề tài này em muốn làm rõ những nội dung sau:
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận về chất lượng tín dụng và các chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại
- Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng của ngân hàng trong những năm
2013, 2014, 2015
- Đề xuất các giải pháp và kiến nghị góp phần nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong – Chi nhánh Hoàn Kiếm trong năm 2016
Các nội dung nêu trên để trả lời cho câu hỏi: Làm thế nào để nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Tiên Phong – Chi nhánh Hoàn Kiếm
3 Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại
Trang 3- Phạm vi nghiên cứu: Chuyên đề chủ yếu tập trung phân tích chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong – Chi nhánh Hoàn Kiếm, chủ yếu trong giai đoạn 2013 – 2015
4 Phương pháp nghiên cứu
- Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong quá trình thực hiện chuyên đề là: Phương pháp hệ thống, phân tích, tổng hợp; phương pháp so sánh đối chiếu lịch
sử và phương pháp thống kê để làm sáng tỏ các căn cứ, cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu
- Thu thập số liệu qua các Báo cáo thống kê về tình hình cho vay năm 2013 đến năm 2015 ; Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong – Chi nhánh Hoàn Kiếm Tài liệu báo cáo thường niên các năm 2013,
2014 ,2015 và các văn bản hiện hành liên quan đến công tác tín dụng trong hệ thống Ngân hàng TMCP Tiên Phong
5 Kết cấu của chuyên đề
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của chuyên
đề được kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Các vấn đề cơ bản về chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại Chương 2: Thực trạng chất lượng tín dụng của Ngân hàng TMCP Tiên Phong – Chi nhánh Hoàn Kiếm
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng của Ngân hàng TMCP Tiên Phong – Chi nhánh Hoàn Kiếm