1.Giải pháp về giống.
Trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng, giống là yếu tố hết sức quan trọng quyết định đến hiệu quả kinh tế của sản xuất. Giống tốt không chỉ cho năng xuất cao mà chất lượng sản phẩm cũng được nâng lên.
Như vậy giống là yếu tố ảnh hưởng tới giá thành sản phẩm do vậy có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh tế.
Hiện nay giống lúa trồng được coi là có hiệu quả cao nhất trên địa bàn huyện là giống Xi23. Tuy nhiên theo đánh giá của các chuyên gia về cây lúa trong huyện thì trong thời gian tới giống Bắc Thơm sẽ dần dần chiếm ưu thế. Hiện nay trên địa bàn huyện chưa ứng dụng sản xuất lúa lai để đem lại hiệu quả và cho năng xuất cao. Do vậy yêu cầu đặt ra cho hệ thống khuyến nông và phòng nông nghiệp huyện cần tìm tòi những giống mới phù hợp với đặc điểm tự nhiên của huyện, phù hợp với hệ thống canh tác của nông dân huyện nhà. Mặt khác yêu cầu riêng cho khuyến nông của các hợp tác xã phải nghiên cứu kĩ xem địa bàn xã nhà để tìm ra những giống nào cho phù hợp với địa phương mình nhất, tránh tình trạng “ trên bảo sao dưới nghe vậy” .
2. Giải pháp về khuyến nông
Trong điều kiện nền nông nghiệp nước ta đang tiến tới sản xuất hàng hóa thì khoa học kĩ thuật trở thành một yếu tố trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, sản xuất của người nông dân nếu thiếu những tiến bộ khoa học kĩ thuật sẽ không thể tồn tại và cạnh tranh được. Do đó việc chuyển giao nhũng tiến bộ kỹ
thuật, quy trình công nghệ cho nông dân là tầm quan trọng của đội ngũ khuyến nông. Thực tế đã chỉ rõ ứng dụng của tiến bộ khoa học kĩ thuật bằng cách đưa các giống mới có năng xuất cao vào sản xuất sẽ tạo hiệu quả kinh tế và kết quả sản xuất tương đối cao. Vậy để nâng cao hiệu quả kinh tế của sản xuất lúa thì công tác khuyến nông cần tăng cường một số mặt sau:
- Tổ chức các lớp tập huấn, các buổi hội thảo ở các thôn xóm trong xã để tuyên truyền phổ biến quy trình kĩ thuật gieo trồng và chăm sóc lúa.
- Giới thiệu và đưa những giống có năng xuất cao, phẩm chất tốt vào sản xuất - Xây dựng các câu lạc bộ khuyến nông, hình thành nhóm cùng sở thích để nông dân giúp đỡ lẫn nhau người đã biết giúp người chưa biết.
- Xây dựng một số mô hình trình diễn về tiến bộ khoa học kĩ thuật để nông dân tin tưởng và thực hiện.
3. Giải pháp về phân bón
Phân bón là một yếu tố có ảnh hưởng tới năng xuất lúa. Trong quá trình phát triển cây lúa luôn đòi hỏi một lượng phân bón nhất định, kết quả nghiên cứu cho thấy để nâng cao năng xuất lúa người nông dân cần tăng cường mức bón phân lân, phân kali và phân chuồng, ba loại này có ảnh hưởng thuận tới năng xuất lúa. Người nông dân nên giảm mức bón phân đạm cho lúa vừa tiết kiệm chi phí, vừa làm tăng năng xuất lúa. Tuy vậy người nông dân cần nắm vững được quy trình kĩ thuật của các giống lúa, biết được nhu cầu phân bón của từng loại giống ở từng thòi kì từng giai đoạn phát triển từ đó có cách bón phân hợp lí.
Từ thực tế sản xuất cho thấy không phải cứ bón phân theo đúng yêu cầu kĩ thuật đã cho năng xuất cao mà phải tùy vào tình hình thời tiết khí hậu để có cách bón hợp lý. Huyện cần lập kế hoạch trực tiếp chỉ đạo sản xuất một cách cụ thể đối với từng vùng từng địa phương, đội ngũ khuyến nông cần thường xuyên theo dõi quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa, hướng dẫn bà con nông dân chăm sóc đúng thời điểm hạn chế sự lãng phí và tăng hiệu quả của phân bón.
4. Giải pháp về vốn.
Qua thực tế nghiên cứu tại đia phương cho thấy, lượng vốn đầu tư cho nông nghiệp của nhóm hộ nghèo còn thấp, đây là nguyên nhân dẫn đến hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của nhóm hộ này rất thấp đặc biệt là thu nhập hỗn hợp. Bởi vì lượng vốn của họ rất ít, lại không phải lúc nào cũng có, cơ hội vay vốn của nhóm hộ này không cao và nếu được vay với số lượng ít thì thường xuyên sử dụng không đúng mục đích.
Như vậy để thường xuyên đảm bảo cho các hộ tư có đủ vốn đáp ứng kịp thời cho sản xuất đặc biệt là nhóm hộ nghèo và nhóm hộ trung bình thì các cấp chính quyền địa phương cần có chính sách biện pháp nhằm huy động vốn từ nhiều nguồn để cung cấp đủ vốn cho các nhóm hộ, giảm thủ tục trong quá trình vay vốn cho các nhóm hộ nông dân, có thể cho vay mà không cần thế chấp đối với hộ nghèo để họ tiếp cận nguồn vốn dễ hơn.
Ngoài ra HTX có thể cung cấp nguồn vốn thiết thực cho nông dân bằng cách cung cấp phân bón, giống cho nông dân đặc biệt là nhóm hộ nghèo, dưới hình thức trả trậm( có thể cuối vụ sản xuất trả) có như vậy các hộ có thể nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn của gia đình mình. Thực hiện cách này không phải lo lắng nông dân sủ dụng không đúng mục đích và đồng vốn cho vay có ý nghĩa hơn.
5. Giải pháp về thị trường.
Cùng với việc đổi mới giống cây trồng nhất là các giống có chất lượng cao thì công tác ổn định thị trường đầu ra là hết sức cần thiết.
Hiện nay trong huyện đang có chủ trương sản xuất lúa có chất lượng cao như Bắc Thơm, gạo Tám… nhưng các hộ nông dân chưa thực sự có điều kiện kinh tế sản xuất. Các giống này sản xuất để cung cấp ra thị trường, các hộ nông dân chưa có điều kiện kinh tế còn hạn chế không giám sử dụng cung cấp cho sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy các cấp chính quyền cần giải quyết tốt công tác thị trường thì chắc chắn các giống lúa có chất lượng cao sẽ được sản xuất rộng rãi và từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế đối với nông dân trồng lúa. Họ sẽ dần chuyển sang sản xuất hàng hóa chứ không đơn thuần là sản xuất lúa thiên về các giống có chất lượng cao.
Kết luận và kiến nghị Kết luận.
Quỳnh Phụ nằm ở phía bắc tỉnh Thái Bình với đa số dân số sống dựa chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp, từ trước đến nay sản xuất nông nghiệp luôn là thế mạnh của vùng. Giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp chiếm cơ cấu lớn trong tổng giá trị sản xuất kinh doanh của huyện. Trong nông nghiệp thì ngành trồng trọt vẫn chiếm ưu thế lớn trong ngành chăn nuôi. Trong ngành trồng trọt thì cây lúa chiếm diện tích lớn và đóng góp gía trị sản xuất lớn nhất so với các cây trồng khác. Chính vì thế việc nghiên cứu hiệu quả sản xuất lúa có ý nghĩa rất to lớn đối với nhân dân và chính quyền địa phương. Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đưa ra một số nhân xét sau:
- Tại huyên Quỳnh Phụ cây lúa có diện tích gieo trồng lớn năm 2007 chiếm 76,13 % tổng diện tích gieo trồng và trong những năm gần đây có xu hướng giảm dần do chuyển đổi mục đích sử dụng.
- Tình hình sản xuất lúa không đồng đều giữa các nhóm hộ: Nhóm hộ khá đầu tư cao và có hiệu quả kinh tế cao hơn các nhóm hộ khác. Nhóm hộ nghèo đầu tư cho sản xuất lúa còn thấp và hiệu quả đạt được thấp.
- Trên địa bàn huyện giống Xi23 có hiệu quả kinh tế cao nhất. Hiện nay huyện đang có chủ trương chuyển sang sản xuất lúa chất lượng cao( giống Bắc Thơm). Tuy nhiên do giống bắc thơm mới được đưa vào sản xuất, nông dân còn chưa quen do đó hiệu quả kinh tế mà giống này đem lại không như mong muốn.
- Giữa các vùng sản xuất của huyện cũng có mức đầu tư và hiệu quả mang lại khác nhau.
- Khi nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào trong sản xuât lúa của huyện ở cả hai vụ sản xuất chúng tôi cho thấy: phân đạm có ảnh hưởng nghịch, phân lân, kali, phân chuồng có ảnh hưởng thuận đối với năng xuất lúa.
Kiến nghị.
Để cho người nông dân thực sự yên tâm đầu tư vào sản xuất song song với việc hoàn thiện hệ thống chính sách chung Nhà nước cần có kế hoạch triển khai tới người nông dân càng sớm càng tốt. Mặt khác nhà nước cần đẩy mạnh hơn nữa công tác lai tạo giống mới cho năng xuất và chất lượng cao.
2. Với cấp cơ sỏ.
Trong những năm tới huyện cần xây dựng những phương án cụ thể phát triển các giống lúa khác nhau của từng xã trong huyện. Tổ chức thường xuyên các lớp tập huấn khuyến nông, thảo luận chuyên đề về kinh nghiệm sản xuất cho các chủ hộ, ngoài ra huyện còn quan tâm hơn nữa tới công tác thị trường đối với các giống lúa mới chất lượng cao giúp nông dân yên tâm sản xuất.
Với địa phương: các xã cần tích cực đẩy mạnh hoàn thiện hệ thống thủy lợi. Các xã, các thôn khuyến khích động viên nông dân lập các hội, câu lạc bộ những người cùng sở thích để họ thảo luận trao đổi kinh nghiệm sản xuất với nhau.
3. Đối với các nông hộ.
Các hộ nông dân tích cực tham gia các lớp tập huấn, các câu lạc bộ… để nâng cao kinh nghiệm sản xuất. Các hộ nông dân phải tự học hỏi lẫn nhau: hộ yếu kém học hỏi kinh nghiệm của các hộ tiên tiến.
Các hộ nông dân cần thực hiện đúng quy trình sản xuất lúa, đồng thời cần bón đầy đủ các loại phân đúng thời điểm giúp cây lúa sinh trưởng phát triển tốt.