Bảng kết quả và HQKT giữa các giống lúa ở vụ mùa của hộ điều tra
Tính cho một sào
Chỉ tiêu ĐVT Giống lúa So sánh(%)
Q5(1) Bắc Thơm(2) 2/1 Năng xuất Kg 214,24 166 77,48 I. Chỉ tiêu kết quả 1.Giá trị sản xuất GO 1000đ 621,30 697,20 112,22 2.CPTG (IC) 1000đ 161,68 180,12 111,41 3. GTGT(VA) 1000đ 459,62 517,08 112,5 4. Chi phí lao động - LĐGĐ 1000đ 189,84 208,04 109,59 5. TNHH(MI) 1000đ 391,62 449,08 114,67 6. Lợi nhuận (P) 1000đ 201,78 241,04 119,46
II. Chỉ tiêu hiệu quả
1. GO/IC lần 3,84 3,87 100,73
3. GO/ công lao động gia đình 1000đ 91,64 93,836 102,40 4. MI/ công lao động gia đình 1000đ 57,76 60,44 104,64 5. P/ công lao động gia đình 1000đ 29,76 32,44 109,01 (Tổng hợp từ phiếu điều tra)
Ở vụ mùa nông dân sử dụng giống Q5 là chủ yếu, điều này là do đa số nông dân vẫn còn khó khăn. Họ cần có giống lúa có năng xuất cao để phục vụ đời sống và chủ yếu là chăn nuôi. Tuy nhiên hiện nay các hộ khá và các hộ trung bình đang tiến hành gieo cấy giống Bắc Thơm có chất lượng cao.
Qua bảng số liệu cho ta thấy: Ở vụ mùa năng xuất giống lúa Q5 là 214,24 kg/sào còn giống Bắc Thơm chỉ đạt 166,0 kg/sào thấp hơn giống Q5 là 21,52% tương ứng 48,24 kg/sào. Tuy nhiên, do giá trị của một kg Bắc Thơm là 5200 đồng/ kg cao hơn giống Q5 là 2900 đồng / kg cho nên giá trị sản xuất của giống này là 797,2 nghìn đồng cao hơn so với giống Q5 là 85,9 nghìn đồng. Các chỉ tiêu giá trị gia tăng, thu nhập hỗn hợp và lợi nhuận của giống Bắc Thơm cũng cao hơn nhiều so với giống Q5. Mỗi sào giống lúa Bắc Thơm cho lợi nhuận là 241,04 nghìn đồng cao hơn giống lúa Q5 là 39,62 nghìn đồng. Các chỉ tiêu hiệu quả của giống lúa Bắc Thơm của giống lúa Bắc Thơm mùa cũng cao hơn giống lúa Q5 mùa. Đối với giống Bắc Thơm cứ một đồng chi phí bỏ ra thu được 2,94 đồng thu nhập hỗn hợp cao hơn giống Q5 là 2,93%. Chỉ tiêu lợi nhuận / công lao động gia đình của giống Bắc Thơm cũng cao hơn giống Q5. Cứ mỗi công lao động bỏ ra sản xuất giống Bắc Thơm đem lại lợi nhuận là 32,44 nghìn đồng và giống Q5 đem lại là 29,76 nghìn đồng.
Qua phân tích ở vụ mùa cho thấy giống Bắc Thơm đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn giống Q5. Tuy nhiên, do yêu cầu kĩ thuật cao, đầu tư lớn và mới áp dụng cho nên rủi ro cũng không ít. Do đó mà chỉ có những hộ có điều kiện kinh tế mới mạnh dạn sản xuất. Để đưa giống Bắc Thơm vào sản xuất đại trà đòi hỏi phải tổ chức hệ thống khuyến nông chặt chẽ, tăng cường tập huấn cho nông dân và điều kiện quan trọng hơn nũa là phải tìm ra thị
trường tiêu thụ giống lúa này ổn định bởi vì giống lúa này không thể để chăn nuôi được và các hộ kinh tế còn kém cũng không giám sử dụng nhiều trong sinh hoạt.
5.5 So sánh hiệu quả kinh tế sản xuất lúa giữa các vùng sản xuẩt.
Mỗi vùng sản xuất có phương thức sản xuất khác nhau, mức độ đầu tư khác nhau và tạo ra kểt quả sản xuất khác nhau và từ đó dẫn đến hiệu quả sản xuất cũng khác nhau.
a) So sánh hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ở vụ mùa giữa các vùng.
Như đã nói ở trên do thời tiết không thuận lợi cho sản xuất lúa xuân sớm của xã Quỳnh Ngọc cho nên chi phí sản xuất lúa cao hơn năng xuất trên một sào lúa thấp hơn xã Quỳnh Lâm. Qua bảng số liệu cho ta thấy giá trị sản xuất trên một sào lúa của xã Quỳnh Ngọc là 711,98 nghìn đồng, của xã Quỳnh Lâm là 721,64 nghìn đồng cao hơn xã Quỳnh Ngọc 1,36%. Do có giá trị sản xuất cao hơn và chi phí thời gian thấp hơn cho nên các chỉ tiêu kết quả khác như VA,MI, P của xã Quỳnh Lâm đều cao hơn xã Quỳnh Ngọc.
Bảng: Kết quả và HQKT sản xuất lúa ở vụ xuân của các vùng. Tính cho một sào Chỉ tiêu ĐVT Quỳnh Ngọc Quỳnh Lâm So sánh(%) Năng xuất Kg 205,70 213,12 103,61 I. Chỉ tiêu kết quả 1. GTSX(GO) 1000đ 711,98 721,64 101,36 2. CPTG(IC) 1000đ 181,85 176,51 97,06 3. GTGT(VA) 1000đ 530,12 545,13 102,83 4. Chi phí LĐ - LĐGĐ 1000đ 205,33 200,35 97,58 5. TNHH(MI) 1000đ 462,12 477,13 103,25 6. Lợi nhuận(P) 1000đ 256,79 276,78 107,79
II. Chỉ tiêu hiệu quả.
1. GO/IC Lần 3,92 4,09 104,43
2.MI/IC Lần 2,54 2,70 106,38
4. MI/ công LĐGĐ 1000đ 63,05 66,64 105,70
5. P/ công LĐGĐ 1000đ 35,03 38,66 110,34
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)
Các chỉ tiêu hiệu quả của xã Quỳnh Lâm cũng cao hơn xã Quỳnh Ngọc. Bình Quân mỗi sào lúa của xã Quỳnh Lâm bỏ ra một đồng chi phí thì thu được 4,09 đồng giá trị sản xuất cao hơn xã Quỳnh Ngọc là 0,17 đồng. Lợi nhuận trên công lao động gia đình của xã Quỳnh Lâm cũng lớn hơn xã Quỳnh Ngọc. Bình Quân cứ mỗi công lao động gia đình của nông hộ xã Quỳnh Lâm thu được 38,66 nghìn đồng cao hơn xã Quỳnh Ngọc 10,34%.
b) So sánh hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ở vụ mùa của các vùng.
Bước sang vụ mùa tình hình sản xuất có những đổi khác. Qua bảng số liệu dưới đây cho ta thấy giá trị sản xuất trên một sào lúa của xã Quỳnh Lâm tạo ra thấp hơn xã Quỳnh Ngọc 3,39 % tương ứng với 21,86 nghìn đồng. Điều này đã làm cho thu nhập hỗn hợp trên 1 sào lúa của xã Quỳnh Ngọc cao hơn xã Quỳnh lâm
Kết quả và HQKT sản xuất lúa ở vụ mùa của các vùng.
Tính cho 1 sào Chỉ tiêu ĐVT NgọcQuỳnh Quỳnh Lâm Sánh(%)So
Năng xuất Kg 204,5 205,14 100,31 I. Chỉ tiêu kết quả 1.GTSX(GO) 1000đ 647,33 625,37 96,61 2. CPTG(IC) 1000đ 171,51 159,74 93,13 3. GTGT(VA) 1000đ 475,81 465,64 97,86 4. Chi PhíLĐ - LĐGĐ 1000đ 199,08 186,40 93,63 5. TNHH(MI) 1000đ 407,81 397,64 97,50 6. Lợi nhuận(P) 1000đ 208,73 211,24 101,20
II. Chỉ Tiêu hiệu quả 1000đ
1. GO/IC lần 3,77 3,92 103,73
2. MI/IC lần 2,38 2,49 104,69
3. GO/ công LĐGĐ 1000đ 91,04 93,90 103,14
5. P/ công LĐGĐ 1000đ 29,36 31,72 108,04 ( Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)
Tuy nhiên do chi phí trung gian và chi phí lao động đã làm cho các chỉ tiêu hiệu quả của xã Quỳnh ngọc thấp hơn xã Quỳnh Lâm. Bình quân một sào lúa của xã Quỳnh Lâm khi bỏ ra một đồng chi phí thu được 2,49 đồng thu nhập hỗn hợp cao hơn xã Quỳnh Ngọc 0,11 đồng. Lợi nhuận trên công lao động gia đình của xã Quỳnh Lâm cao hơn xã Quỳnh Ngọc 8,04 % tương ứng với 2,36 nghìn đồng.
5.3.Các yếu tố ảnh hưởng tới năng xuất lúa.
5.3.1 Các yếu tố được đưa vào trong mô hình suất.
Năng xuất lúa có ảnh hưởng HQKT của cây lúa rất nhiều. Năng xuất lúa phụ thuộc vào tình hình đầu tư thâm canh nhất là khâu chăm bón. Nếu ta chăm bón đầu tư không thích hợp không những không tiết kiệm được tiền của mà còn làm giảm năng xuất lúa. Trong sản xuất nông nghiệp nói chung và trong sản xuất lúa nói riêng tuân theo quy luật năng xuất cận biên giảm dần.