Chi phí trung gian: trong sản xuất vụ mùa chi phí sản xuất của xã Quỳnh Ngọc vẫn cao hơn xã Quỳnh Lâm. Qua so sánh cho thấy xã Quỳnh Lâm thấp hơn 6,9% tương ứng với 11,83 nghìn đồng. Các yếu tố đầu vào như đạm, phân Kali, chi phí bảo vệ thực vật xã Quỳnh Ngọc đều nhỉnh hơn xã Quỳnh Lâm. Nhưng ở đây ta thấy sự khác biệt lớn nhất trong phương thức canh tác đó là các hộ nông dân ở xã Quỳnh Ngọc đã dần thay thế phân chuồng bằng phân NPK. Bình quân mỗi sào lúa ở xã Quỳnh Lâm có mức đầu tư phân chuồng cao hơn xã Quỳnh Ngọc 0,38 tạ/sào và mức đầu tư NPK thấp hơn 3,98 kg/sào.
Do các hộ nông dân huyện Quỳnh Ngọc sản xuất giống Bắc Thơm nhiều hơn khoảng 13% tổng diện tích lúa ( Ban thống kê xã Quỳnh Ngọc) trong khi đó ở Quỳnh Lâm chỉ có khoảng 4% tổng diện tích lúa.( Ban thống kê xã Quỳnh Lâm) đã làm cho chi phí sản xuất lúa của hai xã có những nét khác biệt.
Bảng: Chi phí sản xuất lúa ở vụ mùa của các vùng
Tính cho một sào
Chỉ tiêu ĐVT Quỳnh Lâm Quỳnh Ngọc So
sánh(%) SL(kg) GT(1000đ) SL(kg) GT(1000đ) 1. CPTG 1000đ 171,57 159,74 93,10 - Giống Kg 3,01 16,50 2,93 15,86 96,10 - Đạm Kg 5,01 23,97 5,17 24,29 101,34 - Kali Kg 3,00 13,49 2,74 12,33 91,41 - Phân Chuồng Tạ 2,47 17,01 2,85 19,64 115,44 - NPK Kg 28,45 56,91 22,57 45,15 79,34 - Thuốc BVTV 1000đ 24,80 23,57 95,05 - Thủy lợi phí 1000đ 12,60 12,60 100,00 - Nộp HTX 1000đ 6,30 6,30 100,00 2. Chi phí LĐGĐ Công 7,11 199,08 6,66 186,40 93,63
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)
*Chi phí lao động: Bình quân 1 sào lúa của xã Quỳnh Lâm đầu tư ít công lao động gia đình hơn xã Quỳnh Ngọc là 0,45 công trên sào tương ứng với 6,37%.
5.4 So sánh hiệu quả kinh tế giữa các giống lúa của nhóm hộ điều tra.
Người sản xuất luôn quan tâm đến giống có hiệu quả cao. Giống nào đem lại hiệu quả cao nhất tất yếu sẽ được người nông dân sử dụng. Ở mỗi vụ lúa khác nhau có các giống sản xuất khác nhau. Do đó mà lựa chọn từng giống đối với từng vụ cũng khác nhau.