1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

MỘT số BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ sản XUẤT KINH DOANH tại CÔNG TY TNHH MTV ĐÓNG tàu và sửa CHỮA tàu hải LONG

95 243 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 2,31 MB

Nội dung

Xuất phát từ kinh nghiệm trong quá trình công tác tại công ty TNHHMTV Đóng và Sửa chữa tàu Hải Long, với vốn kiến thức được học và qua tìmhiểu, nghiên cứu các tài liệu, văn bản qui định

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG

NGUYỄN THÀNH LONG

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH MTV ĐÓNG TÀU VÀ SỬA CHỮA TÀU HẢI LONG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

HẢI PHÒNG - 2015

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG

NGUYỄN THÀNH LONG

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH MTV ĐÓNG TÀU VÀ SỬA CHỮA TÀU HẢI LONG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH

MÃ SỐ: 60.34.01.02

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Vương Toàn Thuyên

HẢI PHÒNG - 2015

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học củariêng tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn của giảng viên

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được

ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác Tôi xin chịu trách nhiệm về nộidung và lời cam đoan này

Hải Phòng, ngày tháng năm 2015

Tác giả luận văn

Nguyễn Thành Long

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình tham gia lớp học Thạc sỹ Quản trị kinh doanh tạiTrường Đại học Hải Phòng, tôi đã được học các môn học thuộc chương trìnhđào tạo thạc sỹ Quản trị kinh doanh do các giảng viên của Trường Đại họcHải Phòng giảng dạy Các thầy cô đã rất tận tình và truyền đạt cho chúng tôikhối lượng kiến thức rất lớn, giúp cho tôi có thêm lượng vốn tri thức để phục

vụ tốt hơn cho công việc nơi công tác, có được khả năng nghiên cứu độc lập

và có năng lực để tham gia vào công tác quản lý trong tương lai

Xuất phát từ kinh nghiệm trong quá trình công tác tại công ty TNHHMTV Đóng và Sửa chữa tàu Hải Long, với vốn kiến thức được học và qua tìmhiểu, nghiên cứu các tài liệu, văn bản qui định của pháp luật, Nhà nước, cácbài báo, bài viết trên các tạp chí chuyên ngành về lĩnh vực Quản trị kinh

doanh, tôi đã lựa chọn đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sỹ tiêu đề “Một số biện

pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH Một thành viên Đóng và Sửa chữa tàu Hải Long”

Được sự tận tình giúp đỡ của các đồng nghiệp mà đặc biệt là sự chỉ bảotận tình của thầy giáo GS.TS Vương Toàn Thuyên, nhưng do thời giannghiên cứu có hạn, sự hiểu biết của bản thân còn hạn chế, chắc chắn khôngtránh khỏi những thiếu sót, nên rất mong nhận được sự góp ý chia sẻ của cácthầy giáo, cô giáo và những người quan tâm đến lĩnh vực Quản trị kinh doanh

để đề tài nghiên cứu được hoàn thiện hơn

Tác giả luận văn xin bày tỏ lòng biết ơn đối với Nhà trường, các giảngviên hướng dẫn và cán bộ công nhân viên công ty TNHH MTV Đóng và Sửachữa tàu Hải Long đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thiện luận văn này

Xin chân thành cảm ơn!

Hải Phòng, ngày tháng năm 2015

Tác giả luận văn

Nguyễn Thành Long

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC BẢNG vi

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ vii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU viii

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DOANH NGHIỆP VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 4

1.1 Doanh nghiệp và hoạt động của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường 4

1.1.1 Doanh nghiệp và phân loại doanh nghiệp 4

1.1.2 Hoạt động của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường 5

1.2 Hiệu quả hoạt động SXKD và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả SXKD của doanh nghiệp công nghiệp 6

1.2.1 Hiệu quả SXKD của doanh nghiệp công nghiệp 6

1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp công nghiệp 10

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả SXKD của doanh nghiệp sản xuất cùng ngành 19

1.3.1 Nhân tố bên ngoài 19

1.3.2 Nhân tố bên trong 21

CHƯƠNG II ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH MTV ĐÓNG VÀ SỬA CHỮA TÀU HẢI LONG 26

2.1 Đặc điểm hoạt động SXKD của Công ty TNHH MTV Đóng và Sửa chữa tàu Hải Long 26

Trang 6

2.1.1 Vài nét về quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH MTV

Đóng và Sửa chữa tàu Hải Long 26

2.1.2 Nhiệm vụ SXKD 27

2.1.3 Lực lượng lao động 27

2.1.4 Cơ sở vật chất kỹ thuật 29

2.1.5 Quy trình công nghệ sản xuất 29

2.1.6 Cơ cấu tổ chức 31

2.2 Tình hình thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu 32

2.2.1 Đánh giá chỉ tiêu kết quả 34

2.2.2 Tình hình thực hiện chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh 48

2.3 Những thành công và hạn chế 58

2.3.1 Những thành công 58

2.3.2 Những hạn chế 59

CHƯƠNG III BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH MTV ĐÓNG VÀ SỬA CHỮA TÀU HẢI LONG 60

3.1 Phương hướng phát triển của ngành đóng và sửa chữa tàu Việt Nam trong thời gian tới 60

3.1.2 Phương hướng phát triển của Công ty TNHH MTV Đóng và Sửa chữa tàu Hải Long 62

3.2 Biện pháp nâng cao hiệu quả SXKD tại Công ty TNHH MTV Đóng và Sửa chữa tàu Hải Long 64

3.2.1 Các biện pháp làm tăng doanh thu 64

3.2.2 Các biện pháp làm giảm chi phí kinh doanh 66

3.2.3 Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ và VCĐ 67

3.2.4 Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ và TSLĐ 71

3.2.5 Nâng cao trình độ tay nghề và năng suất lao động của người công nhân .73

Trang 7

3.2.6 Nâng cao năng lực quản lý 74

3.2.7 Các biện pháp về sản phẩm, phân phối tiền lương và văn hóa DN 75

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 78

1 Kết luận 78

2 Kiến nghị 79

TÀI LIỆU THAM KHẢO 81

Phụ lục 01: Số lượng thiết bị hiện có của công ty 82

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG

g

Bảng 2.1 Số lượng thiết bị hiện có của công ty 32

Bảng 2.2 Những kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty từ

Bảng 2.3 Tình hình thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu từ năm 2010 - 2014

Bảng 2.4 Giá trị sản xuất công nghiệp của công ty trong những năm qua

Bảng 2.5 Tình hình doanh thu của Công ty trong các năm (2010 - 2014) 38

Bảng 2.6 So sánh kết quả doanh thu của một số lĩnh vực hoạt động của

2014

Trang 9

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức của công ty 31

Sơ đồ 3.1 Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ và VCĐ 70

Sơ đồ 3.2 Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ và TSLĐ 72Biểu đồ 2.1 Thể hiện tình hình thực hiện giá trị sản xuât công nghiệp của công ty qua các năm (2010 - 2014) 35Biểu đồ 2.2 Thể hiện tình hình thực hiện doanh thu của công ty qua các năm (2010 - 2014) 35Biểu đồ 2.3 Sự thay đổi cơ cấu doanh thu của công ty thực hiện được trong các năm 2010 - 2014 42Biểu đồ 2.4 Thể hiện tình hình thực hiện chỉ tiêu chi phí của công ty qua các năm 2010 - 2014 44Biểu đồ 2.5 Thể hiện tình hình thực hiện chỉ tiêu lợi nhuận của công ty từ năm 2010 - 2014 46Biểu đồ 2.6 Chỉ tiêu năng suất lao động của công ty từ 2010 - 2014 49Biểu đồ 2.7 Chỉ tiêu suất hao phí lao động theo doanh thu của công ty qua các năm (2010 - 2014) 51Biểu đồ 2.8 Suất hao phí lao động theo lợi nhuận từ năm 2010 - 2014 53Biểu đồ 2.9 Chỉ tiêu sức sản xuất của TSCĐ từ năm 2010 - 2014 của công ty 55Biểu đồ 2.10 Chỉ tiêu sức sinh lời của TSCĐ của công ty từ năm 2010 - 2014 56Biểu đồ 2.11 Sức sản xuất của TSLĐ của công ty từ năm 2010 - 2014 57Biểu đồ 2.12 Sức sinh lời của TSLĐ của công ty từ năm 2010 - 2014 58

Trang 10

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

Trang 11

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Làm thế nào để đạt hiệu quả cao trong kinh doanh luôn là vấn đề đặt racho mọi nhà quản lý cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn Không nhà kinh doanhnào lại muốn mình tồn tại trong tình trạng thua lỗ, để bị phá sản

Để tránh trình trạng thua lỗ, và thu được nhiều lợi nhuận trong kinhdoanh, đòi hỏi các chủ doanh nghiệp phải thường xuyên tiến hành phân tíchhoạt động sản xuất kinh doanh tức là phải xem xét, đánh giá, phân tích rõ ràngkết quả đạt được nhằm tìm ra các nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp hoặc giántiếp đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Trên cơ sở đó cónhững biện pháp hữu hiệu để điều chỉnh kịp thời, và lựa chọn đưa ra quyếtđịnh tối ưu nhất nhằm đạt được mục tiêu mong muốn

Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển được trong hoàn cảnhcạnh tranh ngày càng khốc liệt trong nền kinh tế thị trường hiện nay cần phảikhông ngừng cải tiến, hoàn thiện, nâng cao chất lượng sản phẩm của mình saocho có thể đáp ứng cho khách hàng về các yếu tố chất lượng, tiến độ, giáthành, dịch vụ sau bán hàng,

Đặc biệt đối với các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp tàu thủy thếgiới nói chung và Việt Nam nói riêng hiện nay đang đối mặt với thử tháchtrong việc dư thừa nguồn cung và sụt giảm giá thành, thì vấn đề của cácdoanh nghiệp công nghiệp tàu thủy là phải nhanh chóng tiếp thu công nghệmới, cải tiến và hoàn thiện trên cơ sở nghiên cứu một cách khoa học các vấn

đề thực tiễn để chỉ ra những yếu tố, những trọng tâm cơ bản cần phát huy, cầnkhắc phục trong từng thời điểm cụ thể để đảm bảo sản xuất kinh doanh cóhiệu quả và bền vững

Trang 12

2 Mục đích nghiên cứu của đề tài

Xuất phát từ vấn đề trên, đề tài “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản

xuất kinh doanh tại Công ty TNHH Một thành viên Đóng và Sửa chữa tàu

Hải Long” nhằm đưa ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinhdoanh, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và nâng cao năng lực cạnh tranh

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung làm rõ cơ sở lý luận về hiệu quả kinh doanh, tiến hànhphân tích thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Mộtthành viên Đóng và Sửa chữa tàu Hải Long

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài phân tích các vấn đề trong hoạt động kinh doanh của Công tyTNHH Một thành viên Đóng và Sửa chữa tàu Hải Long Các số liệu trong đềtài chủ yếu là của giai đoạn năm 2010 đến năm 2014 với nguồn trích dẫn từcác báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của từng năm, báo cáo tài chính kếtoán, các báo cáo của Ban Giám đốc và các tài liệu có liên quan

4 Phương pháp nghiên cứu

Thông qua việc sử dụng các phương pháp khoa học như tổng hợp, phântích, so sánh những kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trongthời gian qua nhằm đánh giá toàn diện cả về lượng và chất để từ đó đề xuấtnhững giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty trong thời gian tới

5 Ý nghĩa khoa học & ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Việc đề xuất “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

tại Công ty TNHH Một thành viên Đóng và Sửa chữa tàu Hải Long” là một

nhiệm vụ mang ý nghĩa thực tiễn sâu sắc, giúp doanh nghiệp hoạt động cóhiệu quả hơn, khắc phục những tồn tại yếu kém, phát huy những tiềm lực sẵn

Trang 13

6 Kết cấu của luận văn

Kết cấu của luận văn gồm 3 phần chính:

Chương 1: Cơ sở lý luận về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp

Chương 2: Đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanhcủa Công ty TNHH Một thành viên Đóng và Sửa chữa tàu Hải Long

Chương 3: Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanhtại Công ty TNHH Một thành viên Đóng và Sửa chữa tàu Hải Long

Trang 14

CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DOANH NGHIỆP VÀ HIỆU QUẢ

SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

1.1 Doanh nghiệp và hoạt động của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường

1.1.1 Doanh nghiệp và phân loại doanh nghiệp

1.1.1.1 Khái niệm

Doanh nghiệp là một đơn vị kinh tế độc lập, một tập hợp gồm những bộphận hợp với nhau, có vốn và các phương tiện vật chất kỹ thuật, hoạt độngtheo những nguyên tắc và mục tiêu thống nhất, thực hiện hạch toán kinhdoanh hoàn chỉnh, có nghĩa vụ và được hệ thống pháp luật thừa nhận cũngnhư bảo vệ

Đặc trưng quan trọng nhất của doanh nghiệp như nói ở trên được thểhiện ở hai khía cạnh:

Một là doanh nghiệp là đơn vị tài chính, có quyền tự quyết định, tự chịutrách nhiệm về kết quả hoạt động quản lý, sản xuất kinh doanh với mục tiêunhằm đạt tới lợi nhuận cao nhất

Hai là doanh nghiệp là đơn vị pháp lý, có tư cách pháp nhân độc lập,chịu sự điều tiết của luật định

Tuy nhiên, trong kinh tế thị trường, một số doanh nghiệp có những mụctiêu khác nhau theo điều lệ của họ (ví dụ như các doanh nghiệp công ích)

1.1.1.2 Phân loại doanh nghiệp

Tuỳ theo các tiêu thức phân loại khác nhau người ta chia ra các loại hìnhdoanh nghiệp khác nhau:

a) Căn cứ vào hình thức sở hữu

+ Doanh nghiệp công

+ Doanh nghiệp tư

- Doanh nghiệp tư nhân

Trang 15

- Công ty đối nhân - Công ty hợp danh

- Công ty hợp vốn đơn giản

- Công ty cổ phần

- Công ty hợp vốn cổ phần

- Công ty trách nhiệm hữu hạn

- Hợp tác xã

b) Các cứ vào quy mô của doanh nghiệp

+ Doanh nghiệp có quy mô lớn

+ Doanh nghiệp có quy mô vừa

+ Doanh nghiệp có quy mô nhỏ

1.1.2 Hoạt động của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường

Trong nền kinh tế thị trường, toàn bộ quá trình vận hành từ sản xuấtđến lưu thông phân phối đều được tiến hành trên thị trường Đây là một quátrình mà người mua, người bán tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả

và số lượng hàng hoá Kinh tế thị trường là cách tổ chức nền kinh tế xã hội,trong đó mối quan hệ kinh tế giữa các cá nhân, các doanh nghiệp đều thể hiệnqua mua bán hàng hoá dịch vụ trên thị trường, và thái độ cư xử của từngthành viên chủ thể kinh tế là hướng vào tìm kiếm lợi ích của chính mình theo

sự dẫn dắt của thị trường Điều đó phát huy tính chủ động sáng tạo của cácdoanh nghiệp tăng cường khả năng thích ứng của doanh nghiệp trước sự thayđổi của môi trường

Một doanh nghiệp tồn tại trong nền kinh tế thị trường hoàn toàn khácvới một đơn vị kinh tế hoạt động trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung ở chỗ

nó không phải là một đơn vị kinh tế chấp hành theo mệnh lệnh của cấp trên

mà là một chủ thể kinh doanh đối mặt với thị trường Doanh nghiệp có toànquyền quyết định và tự chịu trách nhiệm về quá trình kinh doanh của mìnhtrong khuôn khổ pháp luật quy định Để đảm bảo duy trì và phát triển lâu dài,

Trang 16

doanh nghiệp phải biết chăm lo và bảo đảm quyền lợi cho người lao động haynói cách khác doanh nghiệp phải bảo đảm thống nhất giữa lợi ích tập thể củacán bộ công nhân doanh nghiệp và lợi ích chung của hệ thống kinh tế quốcdân - sự thống nhất chung về mục tiêu đạt hiệu quả kinh tế - xã hội ngày mộtcao sẽ là bảo đảm chắc chắn cho sự nhất trí chung của toàn bộ doanh nghiệp.

Ngày nay trong cơ chế thị trường, các doanh nghiệp có quyền tự dokinh doanh trong khuôn khổ của pháp luật Và trong quá trình kinh doanh cácdoanh nghiệp luôn tuân thủ, tôn trọng các quy luật của thị trường: quy luật giátrị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh

Để kinh doanh có hiệu quả trong hoạt động kinh doanh các doanhnghiệp phải xây dựng được chiến lược kinh doanh đúng đắn, nắm vững môitrường kinh doanh, và có cách ứng xử phù hợp với từng hình thái thị trường.Qua đó giải quyết được ba vấn đề cơ bản : sản xuất kinh doanh cái gì? Nhưthế nào ? Và cho ai?

1.2 Hiệu quả hoạt động SXKD và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả SXKD của doanh nghiệp công nghiệp

1.2.1 Hiệu quả SXKD của doanh nghiệp công nghiệp

1.2.1.1 Khái niệm

a) Khái niệm hoạt động sản xuất kinh doanh

Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là toàn bộ công tác tổchức và quản lý trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Cáchoạt động này chịu sự chi phối bởi các quy luật kinh tế khách quan, trong quátrình phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường dưới sự quản lý vĩ mô củanhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa Chính vì thế đòi hỏi các hoạtđộng sản xuất kinh doanh phải tuân thủ theo các quy luật kinh tế của sản xuấthàng hoá như quy luật cung cầu, giá trị, cạnh tranh Đồng thời các hoạt độngnày còn chịu tác động của các nhân tố bên trong, đó là tình hình sử dụng các

Trang 17

yếu tố sản xuất, tình hình sản xuất, tiêu thụ, giá cả các chính sách tiếp thị,khuyến mãi.v.v, và các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp như sự thay đổi về

cơ chế, chính sách thuế, tỷ giá ngoại tệ, chính sách ưu đãi đầu tư, v.v Do vậykhi thống kê kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cần hiểu rõ ý nghĩa,nhiệm vụ, đặc điểm, hệ thống chỉ tiêu thống kê, và phải thống kê kết quả hoạtđộng sản xuất kinh doanh cả về mặt số lượng lẫn chất lượng

"Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là hoạt động sáng tạo

ra sản phẩm vật chất và dịch vụ cung cấp cho nhu cầu xã hội nhằm mục tiêukiếm lời."

Hoạt động kinh doanh có đặc điểm:

- Khác với hoạt động tự túc tự cấp phi kinh doanh, động cơ và mục đíchcủa hoạt động kinh doanh là sản xuất sản phẩm vật chất hay dịch vụ khôngphải để tự tiêu dùng mà để phục vụ cho nhu cầu của người khác nhằm thu lợinhuận - Hoạt động kinh doanh phải hạch toán được chi phí sản xuất, kết quảsản xuất và hạch toán được lãi (lỗ) trong kinh doanh

- Sản phẩm của hoạt động sản xuất kinh doanh có thể cân, đong, đo đếmđược, đó là sản phẩm hàng hoá để trao đổi trên thị trường Người chủ sản xuấtphải chịu trách nhiệm đối với sản phẩm của mình sản xuất ra

- Hoạt động kinh doanh phải luôn luôn nắm được các thông tin về sảnphẩm của doanh nghiệp trên thị trường như các thông tin về số lượng, chấtlượng, giá cả sản phẩm, thông tin về xu hướng tiêu dùng của khách hàng,thông tin về kỹ thuật công nghệ để chế biến sản phẩm, về chính sách kinh tếtài chính, pháp luật Nhà nước có liên quan đến sản phẩm của doanh nghiệp

- Hoạt động kinh doanh luôn thúc đẩy mở rộng sản xuất và tiêu dùng xãhội, tạo điều kiện cho tích luỹ vốn phát triển sản xuất, phát triển kinh tế xãhội, phát triển khoa học kỹ thuật, mở rộng quan hệ giao lưu hàng hoá, tạo ra

sự phân công lao động xã hội và cân bằng cơ cấu sản xuất trong nền kinh tế

Trang 18

b) Khái niệm hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Trong cơ chế thị trường hiện nay ở nước ta, mục tiêu lâu dài bao trùmcủa các doanh nghiệp là kinh doanh có hiệu quả và tối đa hoá lợi nhuận Côngviệc kinh doanh là một nghệ thuật đòi hỏi sự tính toán nhanh nhạy, biết nhìnnhận vấn đề ở tầm chiến lược Hiệu quả hoạt động SXKD luôn gắn liền vớihoạt động kinh doanh, có thể xem xét nó trên nhiều góc độ Để hiểu đượckhái niệm hiệu quả hoạt động SXKD cần xét đến hiệu quả kinh tế của mộthiện tượng

“Hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (hoặc quá trình) kinh tế là mộtphạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (nhân lực, tài lực,vật lực, tiền vốn) để đạt được mục tiêu xác định”1, nó biểu hiện mối quan hệtương quan giữa kết quả thu được và toàn bộ chi phí bỏ ra để có kết quả đó,phản ánh được chất lượng của hoạt động kinh tế đó

Từ định nghĩa về hiệu quả kinh tế của một hiện tượng như trên ta có thểhiểu hiệu quả hoạt động SXKD là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sửdụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu đã đặt ra, nó biểu hiện mối tươngquan giữa kết quả thu được và những chi phí bỏ ra để có được kết quả đó, độchênh lệch giữa hai đại lượng này càng lớn thì hiệu quả càng cao Trên góc độnày thì hiệu quả đồng nhất với lợi nhuận của doanh nghiệp và khả năng đápứng về mặt chất lượng của sản phẩm đối với nhu cầu của thị trường

1.2.1.2 Vai trò của hiệu quả SXKD

a) Hiệu quả hoạt động SXKD là công cụ quản trị doanh nghiệp 2

Để tiến hành bất kỳ hoạt động SXKD nào con người cũng cần phải kếthợp yếu tố con người và yếu tố vật chất nhằm thực hiện công việc phù hợpvới ý đồ trong chiến lược và kế hoạch SXKD của mình trên cơ sở nguồn lực

1 Giáo trình Quản trị kinh doanh tổng hợp trong các doanh nghiệp GS.TS Ngô Đình Giao NXB Khoa học

kỹ thuật, Hà Nội- 1997, trang 408.

2Được tóm tắt từ giáo trình Quản trị kinh doanh tổng hợp trong các doanh nghiệp, GS.TS Ngô Đình Giao

NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội- 1997, trang 412- 413.

Trang 19

sẵn có Để thực hiện điều đó bộ phận quản trị doanh nghiệp sử dụng rất nhiềucông cụ trong đó có công cụ hiệu quả hoạt động SXKD Việc xem xét và tínhtoán hiệu quả hoạt động SXKD không những chỉ cho biết việc sản xuất đạtđược ở trình độ nào mà còn cho phép các nhà quản trị tìm ra các nhân tố đểđưa ra những các biện pháp thích hợp trên cả hai phương diện tăng kết quả vàgiảm chi phí kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả.

Bản chất của hiệu quả hoạt động SXKD là phản ánh trình độ sử dụngcác nguồn lực đầu vào, do đó xét trên phương diện lý luận và thực tiễn, phạmtrù hiệu quả hoạt động SXKD đóng vai trò rất quan trọng trong việc đánh giá,

so sánh, phân tích kinh tế nhằm tìm ra một giải pháp tối ưu nhất để đạt đượcmục tiêu tối đa hoá lợi nhuận Với vai trò là phương tiện đánh giá và phântích kinh tế, hiệu quả hoạt động SXKD không chỉ được sử dụng ở mức độtổng hợp, đánh giá chung trình độ sử dụng đầu vào ở toàn bộ doanh nghiệp

mà còn đánh giá được trình độ sử dụng từng yếu tố đầu vào ở phạm vi toàndoanh nghiệp cũng như đánh giá được từng bộ phận của doanh nghiệp

b) Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD

Mọi nguồn tài nguyên trên trái đất đều là hữu hạn và ngày càng cạn kiệt,khan hiếm do hoạt động khai thác, sử dụng hầu như không có kế hoạch củacon người Trong khi đó mật độ dân số của từng vùng, từng quốc gia ngàycàng tăng và nhu cầu sử dụng sản phẩm hàng hoá dịch vụ là phạm trù không

có giới hạn - càng nhiều, càng đa dạng, càng chất lượng càng tốt Sự khanhiếm đòi hỏi con người phải có sự lựa chọn kinh tế, nhưng đó mới chỉ là điềukiện cần, khi đó con người phát triển kinh tế theo chiều rộng: tăng trưởng kếtquả sản xuất trên cơ sở gia tăng các yếu tố sản xuất Điều kiện đủ là cùng với

sự phát triển của khoa học kỹ thuật ngày càng có nhiều phương pháp khácnhau để tạo ra sản phẩm dịch vụ, cùng những nguồn lực đầu vào nhất địnhngười ta có thể tạo ra rất nhiều loại sản phẩm khác nhau, sự phát triển kinh tế

Trang 20

theo chiều dọc nhường chỗ cho sự phát triển kinh tế theo chiều sâu: sự tăngtrưởng kết quả kinh tế của sản xuất chủ yếu nhờ vào việc cải tiến các yếu tốsản xuất về mặt chất lượng, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới, công nghệmới, hoàn thiện công tác quản trị và cơ cấu kinh tế Nói một cách khái quát lànhờ vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD

Trong cơ chế thị trường, việc giải quyết ba vấn đề kinh tế sản xuất cái gì, sảnxuất cho ai và sản xuất như thế nào được quyết định theo quan hệ cung cầu,giá cả thị trường, cạnh tranh và hợp tác, doanh nghiệp phải tự đưa ra chiếnlược kinh doanh và chịu trách nhiệm với kết quả kinh doanh của mình, lúcnày mục tiêu lợi nhuận trở thành mục tiêu quan trọng mang tính chất quyếtđịnh Trong điều kiện khan hiếm các nguồn lực thì việc nâng cao hiệu quảhoạt động SXKD là tất yếu đối với mọi doanh nghiệp Mặt khác doanh nghiệpcòn chịu sự cạnh tranh khốc liệt, để tồn tại và phát triển được, phương châmcủa các doanh nghiệp luôn phải là không ngừng nâng cao chất lượng và năngsuất lao động, dẫn đến việc tăng năng suất là điều tất yếu

1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp công nghiệp

1.2.2.1 Các chỉ tiêu phản ánh kết quả

a) Giá trị sản xuất công nghiệp

Giá trị sản xuất công nghiệp là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trịsản phẩm vật chất và dịch vụ do hoạt động sản xuất công nghiệp của doanhnghiệp làm ra trong một thời kỳ nhất định (thường là 1 năm)

Giá trị sản xuất công nghiệp bao gồm:

- Giá trị thành phẩm

- Giá trị công việc có tính chất công nghiệp làm cho bên ngoài

- Giá trị phụ phẩm, phế phẩm, phế liệu thu hồi trong quá trình sản xuất

Trang 21

- Giá trị hoạt động cho thuê tài sản cố định, máy móc thiết bị trong dâychuyền sản xuất công nghiệp của doanh nghiệp

- Giá trị chênh lệch số dư cuối kỳ so với số dư đầu kỳ của bán thànhphẩm và sản phẩm dở dang

Nguyên tắc tính giá trị sản xuất công nghiệp:

- Tính theo phương pháp công xưởng, nghĩa là lấy đơn vị hạch toán độclập cuối cùng làm đơn vị để tính toán

- Chỉ được tính kết quả trực tiếp của hoạt động sản xuất công nghiệptrong đơn vị hạch toán độc lập Nghĩa là chỉ tính kết quả do chính hoạt độngsản xuất của doanh nghiệp tạo ra và chỉ tính 1 lần, không được tính trùngtrong phạm vi doanh nghiệp và không tính những sản phẩm mua vào rồi bán

ra không qua chế biến gì thêm tại doanh nghiệp

b) Doanh thu của doanh nghiệp:

Trong hoạt động kinh doanh để tạo ra đươc sản phẩm hàng hóa dịch vụ,các doanh nghiệp phải dùng tiền mua sắm nguyên nhiên vật liệu, công cụdụng cụ… để tiến hành sản xuất tạo ra hàng hóa và dịch vụ sau đó thu tiền vềtạo nên doanh thu của doanh nghiệp Ngoài phần doanh thu do tiêu thụ sảnphẩm ra còn bao gồm các khoản doanh thu do hoạt động tài chính và nhữngkhoản doanh thu khác mang lại

Nội dung doanh thu của doanh nghiệp bao gồm:

- Doanh thu hoạt động kinh doanh là toàn bộ các khoản doanh thu vềtiêu thụ sản phẩm hàng hóa dịch vụ Đây là bộ phận chủ yếu chiếm tỷ trọnglớn trong tổng doanh thu, nó quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp Trongngành công nghiệp, đây là doanh thu về việc bán những sản phẩm do hoạtđộng sản xuất kinh doanh

- Doanh thu khác bao gồm doanh thu hoạt động tài chính và doanh thubất thường

Trang 22

Doanh thu của doanh nghiệp có ý nghĩa rất lớn với toàn bộ hoạt độngcủa doanh nghiệp Trước hết, doanh thu là nguồn quan trọng đảm bảo trangtrải các khoản chi phí hoạt động kinh doanh, đảm bảo cho doanh nghiệp cóthể tái sản xuất đơn giản cũng như tái sản xuất mở rộng, thực hiện nghĩa vụđối với nhà nước như nộp thuế theo quy định, là nguồn có thể tham gia gópvốn cổ phần, tham gia liên doanh liên kết, liên kết với đơn vị khác.

* Doanh thu tiêu thụ sản phẩm hàng hóa dịch vụ

Doanh thu tiêu thụ sản phẩm hàng hóa và dịch vụ là toàn bộ số tiền bánsản phẩm, hàng hóa cung ứng dịch vụ trên thị trường sau khi đã khấu trừ cáckhoản chiết khấu bán hàng, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại (nếu có) và

đã được khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán

Trong ngành công nghiệp, do tính chất sản phẩm đa dạng, nhiều chủngloại, việc sản xuất ít bị lệ thuộc vào thiên nhiên và thời vụ, sản phẩm sản xuất

ra được tiêu thụ nhanh hơn

c) Chi phí:

Chi phí của doanh nghiệp là toàn bộ các khoản chi phí cho hoạt độngkinh doanh, cho các hoạt động khác và các khoản thuế gián thu mà doanhnghiệp phải bỏ ra để thực hiện các hoạt động của doanh nghiệp trong một thời

kỳ nhất định

Chi phí sản xuất của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộhao phí về vật chất và lao động mà doanh nghiệp phải bỏ ra để sản xuất sảnphẩm trong một thời kỳ nhất định Các chi phí này phát sinh có tính chấtthường xuyên và gắn liền với quá trình sản xuất sản phẩm

Trong ngành công nghiệp, phần lớn kết quả sản xuất kinh doanh phụthuộc vào trình độ tổ chức quản lý và sự cố gắng của bản thân doanh nghiệp

Cơ cấu chi phí thường ổn định Tuy nhiên, việc hoàn thiện kỹ thuật và nângcao năng suất lao động để làm giảm một cách có hệ thống tỷ lệ chi phí tiền

Trang 23

lương và chi phí vật chất, chi phí quản lý khác, điều này chỉ có thể thực hiệndần dần chứ không thể thay đổi đột biến trong cơ cấu chi phí sản xuất

Nội dung chi phí của doanh nghiệp:

- Chi phí hoạt động kinh doanh, bao gồm: chi phí nguyên vật liệu, nhiênliệu động lực; tiền lương; các khoản trích nộp theo quy định; khấu hao tài sản

cố định; chi phí dịch vụ mua ngoài; chi phí bằng tiền khác

- Chi phí các hoạt động khác của doanh nghiệp: chi phí hoạt động tàichính và chi phí bất thường

d) Lợi nhuận

Lợi nhuận của doanh nghiệp là khoản tiền chênh lệch giữa doanh thu vàchi phí doanh nghiệp bỏ ra để đạt được doanh thu đó từ các hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp đưa lại

Nội dung lợi nhuận doanh nghiệp bao gồm:

- Lợi nhuận hoạt động kinh doanh: Các khoản chênh lệch giữa doanh thuhoạt động kinh doanh trừ đi chi chi hoạt động kinh doanh bao gồm giá thànhtoàn bộ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ và thuế phải nộp theo quyđịnh (trừ thuế thu nhập doanh nghiệp)

- Lợi nhuận của các hoạt động khác: Là khoản chênh lệch giữa doanhthu và chi phí của các hoạt động khác và thuế phải nộp theo quy định (trừthuế thu nhập doanh nghiệp) Các hoạt động khác là các hoạt động tài chính

và hoạt động bất thường

1.2.2.2 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả

a) Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động

- Năng suất lao động là chỉ tiêu biểu hiện trực tiếp hiệu quả sử dụng yếu tố lao động trong việc thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh

W = DT

TTrong đó:

Trang 24

W: Năng suất lao động bình quân trong kỳ sản xuất kinh doanh

DT: Doanh thu của doanh nghiệp trong kỳ sản xuất kinh doanh

T: Số lượng lao động bình quân trong kỳ sản xuất kinh doanh

- Suất hao phí lao động là chỉ tiêu phản ánh lượng lao động hao phí đểtạo ra 1 đơn vị sản phẩm hay một đơn vị giá trị sản phẩm

HSL = T

QHoặc

HDT = T HLN = T

Trong đó:

HSL: Suất hao phí lao động theo sản lượng

HDT: Suất hao phí lao động theo doanh thu

HLN: Suất hao phí lao động theo lợi nhuận

DT: Doanh thu của doanh nghiệp trong kỳ sản xuất kinh doanh

LN: Lợi nhuận của doanh nghiệp trong kỳ sản xuất kinh doanh

b) Nhóm chỉ tiêu sử dụng tài sản cố định và vốn cố định

- Sức sản xuất TSCĐ là chỉ tiêu phản ánh một đồng vốn cố định đưa vàohoạt động sản xuất kinh doanh mang lại mấy đồng doanh thu

Sức sản xuất TSCĐ = Doanh thuVốn cố định

- Sức sinh lời của TSCĐ là chỉ tiêu phản ánh một đồng vốn cố định đưavào hoạt động sản xuất kinh doanh mang lại mấy đồng lợi nhuận

Sức sinh lời TSCĐ = Lợi nhuận

Vốn cố định

Trang 25

c) Nhóm chỉ tiêu sử dụng tài sản lưu động và vốn lưu động

- Sức sản xuất TSLĐ là chỉ tiêu phản ánh một đồng vốn lưu động đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh mang lại mấy đồng doanh thu

Sức sản xuất TSLĐ = Doanh thuVốn lưu động

- Sức sinh lời của TSLĐ là chỉ tiêu phản ánh một đồng vốn lưu động đưavào hoạt động sản xuất kinh doanh mang lại mấy đồng lợi nhuận

Sức sinh lời TSLĐ = Lợi nhuận

Vốn lưu động

d) Nhóm chỉ tiêu khác

- Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu

Để đánh giá tình hình hoạt động của DN tốt hay xấu, nhà quản lý phảiđặc biệt quan tâm đến khả năng sử dụng tài sản của mình một cách có hiệuquả nhất Đánh giá về vấn đề này người ta sử dụng chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuậntrên doanh thu thuần [17], [23].

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu

Lợi nhuận thuần

= Doanh thu thuầnTrong đó:

Lợi nhuận thuần là khoản lời ròng sau khi đã trừ hết các chi phí, cáckhoản nộp thuế lợi tức

Lợi nhuận thuần = Lãi gộp - Chi phí bán hàng - Chi phí quản lý DN Lãi gộp = Doanh thu thuần - Giá vốn bán hàng

Doanh thu thuần = Doanh thu - Các khoản giảm trừ

Tỷ suất này cho biết trong một đồng doanh thu có bao nhiêu đồng lợinhuận [17], [18], [19], [23]

Trang 26

- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn sản xuất

Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA)

Lợi nhuận sau thuế

= Vốn sản xuất bình quân

Tỷ suất này cho biết một đồng vốn kinh doanh trong kỳ làm ra được baonhiêu đồng lợi nhuận sau thế [17], [18], [19], [23].

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn sản xuất

Lợi nhuận thuần

= Vốn sản xuất bình quân

Tỷ suất này cho biết một đồng vốn kinh doanh trong kỳ làm ra được baonhiêu đồng lợi nhuận thuần [17], [18], [19], [23]

Sử dụng chỉ tiêu này chúng ta có thể so sánh, đánh giá hiệu quả hoạtđộng SXKD của các năm khác nhau Chỉ tiêu này còn là tiêu thức quan trọng

để lựa chọn các phương án tài chính khác nhau đối với DN

- Số vòng quay của vốn sản xuất và suất hao phí vốn sản xuất

Người ta sử dụng công thức sau:

Số vòng quay của vốn sản xuất

Doanh thu thuần

= Vốn sản xuất bình quânVốn sản xuất bình quân được tính theo công thức sau:

Vốn sản xuất bình quân

(V1)/2 + V2 + + Vn-1 + (Vn)/2

=

n-1Trong đó: n - là số thời điểm (đầu tháng, đầu quý, đầu kỳ, cuối kỳ)

V1, V2, Vn-1 - là vốn sản xuất tại đầu thời điểm 1, 2, n

Vn - là vốn sản xuất tại cuối thời điểm n

Suất hao phí vốn SXKD

Vốn SXKD bình quân

= Doanh thu thuầnChỉ tiêu này cho biết để có được một đồng doanh thu thuần trong kỳ thìphải tiêu hao bao nhiêu đồng vốn SXKD [17], [18], [19], [23]

- Tỷ suất lợi nhuận thuần trên vốn chủ sở hữu

Trang 27

Tỷ suất này được tính theo công thức sau:

Tỷ lệ sinh lời của vốn chủ sở hữu

Lợi nhuận thuần

= Vốn chủ sở hữu bình quân

Vốn chủ sở hữu bình quân được tính theo công thức sau:

Vốn chủ sở hữu bình quân

VCSHđầu kỳ + VCSHcuối kỳ

=

2Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn chủ sở hữu trong kỳ khi tham giavào hoạt động SXKD cho ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận [17], [18], [19],[23].

Tỷ suất sinh lời của VCSH (ROE)

Lợi nhuận sau thuế

= Vốn chủ sở hữu bình quânChỉ tiêu này cho biết một đồng vốn chủ sở hữu trong kỳ khi tham giavào hoạt động SXKD cho ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế [17],[18], [19], [23].

Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí

Lợi nhuận sau thuế

=

Tổng chi phíChỉ tiêu này cho biết một đồng chi phí trong kỳ khi tham gia vào hoạtđộng SXKD cho ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế [17], [18], [19],[23]

- Sức sản xuất nguyên vật liệu

Sức sản xuất nguyên vật liệu

Doanh thu thuần

= Chi phí nguyên vật liệuChỉ tiêu này cho biết một đồng chi phí nguyên vật liệu trong kỳ khi thamgia vào hoạt động SXKD cho ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần [17],[18], [19], [23]

Trang 28

- Sức sinh lời nguyên vật liệu

Sức sinh lời nguyên vật liệu

Lợi nhuận sau thuế

= Chi phí nguyên vật liệuChỉ tiêu này cho biết một đồng chi phí nguyên vật liệu trong kỳ khitham gia vào hoạt động SXKD cho ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế[17], [18], [19], [23]

- Nếu KHH > 1 khả năng thanh toán của DN là tốt, song nếu KHH > 1quá nhiều thì lại được coi là không tốt vì điều đó chứng tỏ DN chưa tận dụnghết cơ hội chiếm dụng vốn

- Nếu KHH < 1 nhiều quá báo hiệu DN đang trên đà phá sản do vốn chủ

sở hữu bị chiếm dụng quá nhiều, tổng tài sản hiện có không đủ khả năng trả

Trang 29

- Nếu KN = 1 tỷ lệ này hợp lý nhất, vì như vậy DN vừa duy trì được khảnăng thanh toán vừa có nhiều cơ hội do khả năng thanh toán đem lại.

- Nếu KN > 1 tình hình thanh toán nợ của Công ty không tốt do tài sảntương đương tiền nhiều, vòng quay vốn chậm sẽ làm giảm hiệu quả sử dụngvốn

- Nếu KN < 1 tình hình thanh toán nợ của Công ty gặp nhiều khó khăn

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả SXKD của doanh nghiệp sản xuất cùng ngành

1.3.1 Nhân tố bên ngoài

Là loại nhân tố thường phát sinh và tác động phụ thuộc vào chủ thể tiếnhành SXKD Hoạt động SXKD của DN có thể chịu sự tác động của các nhân

tố khách quan như: sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội, luật pháp, chế

độ chính sách kinh tế của Nhà nước, môi trường kinh tế xã hội, tiến bộ khoahọc kỹ thuật ứng dụng Các nhân tố này làm cho giá cả hàng hóa, chi phí, giá

cả dịch vụ, thuế suất, tiền lương, thay đổi

Khi tiến hành hoạt động SXKD các DN phải thiết lập mối quan hệ kinh

tế với bạn hàng, phải thực hiện các quy định của hệ thống luật pháp, phải giảiquyết các vấn đề liên quan của xã hội đến hoạt động SXKD Do vậy hiệu quảhoạt động SXKD phụ thuộc rất lớn vào các nhân tố bên ngoài

Nhân tố bên ngoài, đó là sự tổng hợp các nhân tố khách quan tác độngđến hoạt động SXKD như: Chính trị, xã hội, luật pháp, môi trường sinh thái,kinh tế cạnh tranh, tài nguyên, [5], [24]

- Môi trường chính trị: Ổn định thể chế chính trị, xu hướng chính trị,

tương quan giữa các giai cấp và các tầng lớp xã hội, cũng có tác động rấtlớn đến hiệu quả SXKD của các DN Môi trường chính trị luôn là tiền đề cho

sự phát triển của các hoạt động đầu tư, phát triển các hoạt động kinh tế Các

Trang 30

hoạt động đầu tư thuận lợi sẽ có tác động rất lớn góp phần nâng cao hiệu quảhoạt động SXKD của DN.

- Môi trường pháp lý: Bao gồm luật, các văn bản dưới luật, quy trình,

quy phạm kỹ thuật sản xuất, với tư cách là một DN hoạt động SXKD Với cáchoạt động liên quan đến thị trường nước ngoài, DN phải nắm chắc luật pháp củanước sở tại và tiến hành quá trình hoạt động SXKD trên cơ sở tôn trọng phápluật của nước đó

Tất cả các quy định của pháp luật về hoạt động SXKD đều tác động trựctiếp đến hiệu quả và kết quả SXKD của DN Một môi trường pháp lý lànhmạnh vừa tạo điều kiện cho các DN tiến hành thuận lợi các hoạt động SXKDcủa mình lại vừa điều chỉnh các hoạt động kinh tế vi mô theo hướng khôngphải chỉ chú ý đến kết quả và hiệu quả của riêng mình mà còn phải chú ý đếnviệc đảm bảo lợi ích của các thành viên khác trong xã hội

- Môi trường văn hóa xã hội: Văn hóa DN, tình trạng việc làm, điều

kiện xã hội, trình đội giáo dục, phong cách, lối sống, những đặc điểm truyềnthống, tâm lý xã hội, mọi nhân tố văn hóa xã hội này đều tác động trực tiếphoặc gián tiếp đến hiệu quả hoạt động SXKD của mỗi DN theo cả hai hướngtích cực và hướng tiêu cực Trình độ văn hóa xã hội sẽ tạo điều kiện thuận lợicho các DN đào tạo đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn cao và có khảnăng tiếp thu nhanh các kiến thức cần thiết nên có tác động tích cực đến việcnâng cao hiệu quả SXKD của DN và ngược lại Phong cách, lối sống côngnghiệp hóa, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện nghiêm túc kỷ luậtlao động, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả kinh tế và ngược lại

- Môi trường sinh thái: Tình hình môi trường, xử lý phế thải, ô nhiễm,

các ràng buộc xã hội về môi trường, đều tác động trong một chừng mựcnhất định đến hoạt động SXKD của DN Một môi trường trong sạch, thoángmát sẽ trực tiếp làm giảm chi phí, góp phần cải thiện môi trường bên trong

Trang 31

DN và tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động, làm tăng hiệu quả kinh tế

và ngược lại

- Môi trường quốc tế: Các xu hướng chính trị trên thế giới, chính sách

bảo hộ và mở cửa của các nước trên thế giới, chiến tranh, đều ảnh hưởngtrực tiếp đến các hoạt động mở rộng thị trường của DN Môi trường khu vực

ổn định (ví dụ các nước ASEAN) là cơ sở để các nước trong hiệp hội đó tiếnhành các hoạt động SXKD và phát triển kinh doanh trong khu vực

- Môi trường công nghệ: Tình hình nghiên cứu và phát triển khoa học

kỹ thuật mới, mức đầu tư cho khoa học công nghệ, đều có ảnh hưởng trựctiếp đến sự phát triển của khoa học công nghệ ở mỗi DN Do đó ảnh hưởngtrực tiếp đến việc nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD của DN

- Môi trường kinh tế: Tăng trưởng kinh tế quốc dân, các chính sách kinh

tế của Chính phủ, lạm phát, biến động tiền tệ, hoạt động của các đối thủ cạnhtranh luôn luôn tác động mạnh mẽ đến hiệu quả SXKD của mỗi DN Tốc độtăng trưởng kinh tế của đối thủ cạnh tranh luôn là các nhân tố tác động trựctiếp các quyết định cung-cầu của DN

Nhìn chung, các nhân tố bên ngoài tạo ra cả cơ hội thuận lợi lẫn nguy cơđối với mỗi DN, chúng gắn bó chặt chẽ với môi trường nội bộ tạo nên môitrường kinh doanh của DN ảnh hưởng tới hiệu quả SXKD [8], [26]

1.3.2 Nhân tố bên trong

Là các nhân tố tác động tùy vào tác động của chủ thể tiến hành SXKD,các nhân tố như: Trình độ sử dụng lao động, vật tư, tiền vốn, trình độ khaithác các nhân tố khách quan của DN làm ảnh hưởng đến giá thành, mức chiphí, thời gian lao động, lượng hàng hóa Các nhân tố bên trong ảnh hưởng đếnhoạt động SXKD của DN, bao gồm:

Trang 32

1.3.2.1 Lực lượng lao động

Khoa học kỹ thuật và công nghệ ngày nay đã trở thành lực lượng laođộng trực tiếp, áp dụng những kỹ thuật tiến bộ mới là điều kiện tiên quyết đểtăng hiệu quả sản xuất Nhưng chỉ trang bị máy móc, thiết bị kỹ thuật tiên tiếncho sản xuất thôi chưa đủ, vấn đề không kém phần quan trọng đó là vai trò củangười lao động Máy móc, thiết bị dù có hiện đại đến mấy cũng do con người tạo

ra, tức là máy móc thiết bị dù có hiện đại đến đâu cũng phải phù hợp với trình độ

tổ chức, trình độ kỹ thuật, trình độ sử dụng của người công nhân thì mới pháthuy hết được tác dụng, tránh lãng phí, thậm chí cả hỏng hóc

Trong hoạt động SXKD của DN lực lượng lao động của DN tác động trực tiếp đến việc nâng cao hiệu quả kinh tế được thể hiện thông qua một số mặt sau:

- Thứ nhất, bằng lao động sáng tạo của mình họ đã tạo ra công nghệ

mới, thiết bị máy móc mới, nguyên vật liệu mới có hiệu quả cao hơn trước

- Thứ hai, trực tiếp điều khiển thiết bị máy móc tạo ra kết quả của DN.

Hiệu quả của quá trình này thể hiện ở việc tận dụng công suất của thiết bị máymóc, tận dụng nguyên vật liệu trực tiếp làm tăng năng suất, tăng hiệu quả tạitừng nơi làm việc

- Thứ ba, lao động có kỷ luật, chấp hành đúng quy định về thời gian,

quy trình kỹ thuật sản xuất sản phẩm, quy trình bảo dưỡng thiết bị máy móclàm tăng độ bền, giảm chi phí sửa chữa Ngoài ra chất lượng sản xuất còn phụthuộc rất lớn vào ý thức trách nhiệm, tinh thần hiệp tác phối kết hợp, khả năngthích ứng với những thay đổi và nắm bắt thông tin của mọi thành viên trong

DN Chăm lo đến việc đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên mônđược coi là nhiệm vụ hàng đầu của các DN hiện nay Thực tế cho thấy những

DN mạnh lên trong thương trường đều là những DN có đội ngũ lao động với

Trang 33

trình độ chuyên môn cao, có tác phong làm việc một cách khoa học và có kỷluật lao động hết sức nghiêm minh [8], [26].

1.3.2.2 Trình độ phát triển cơ sở vật chất và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất

Quá trình phát triển sản xuất luôn gắn liền với sự phát triển của tư liệulao động Sự phát triển của tư liệu lao động luôn gắn bó chặt chẽ với quá trìnhtăng năng suất lao động, tăng sản lượng, tăng chất lượng và hạ giá thành sảnphẩm

Như vậy, trên cơ sở vật chất là một nhân tố hết sức quan trọng trongviệc nâng cao chất lượng sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế Mức độ chất lượnghoạt động của các DN bị tác động mạnh mẽ bởi trình độ kỹ thuật hiện đại, cơcấu, tính đồng bộ, tình hình bảo dưỡng, duy trì khả năng làm việc theo thờigian của máy móc thiết bị và công nghệ

Hiện nay kỹ thuật công nghệ tiến bộ của cách mạng khoa học kỹ thuậtđang phát triển như vũ bão, có vai trò càng lớn và có tính chất quyết định đốivới việc nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả góp phần đẩy nhanh tốc độphát triển kinh tế ở nước ta Phù hợp với xu thế chung đó, hầu hết các DN đã

và đang tìm mọi biện pháp để tăng khả năng đầu tư, không ngừng cải tiến vàứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến hiện đại vào sản xuất, cải thiện và nângcao trình độ khoa học kỹ thuật cho riêng mình [6], [25]

1.3.2.3 Vật tư, vật liệu và hệ thống tổ chức đảm bảo vật tư, vật liệu của DN

Để tiến hành bất kỳ hoạt động sản xuất nào đều phải có đủ ba yếu tố, đólà: Lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động, trong đó vật tư, nguyênvật liệu là yếu tố quan trọng không thể thiếu được trong hoạt động SXKD Dovậy, số lượng, chủng loại, cơ cấu, tính đồng bộ của việc cung ứng vật liệu,chất lượng nguyên vật liệu có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh tế của hoạt

Trang 34

động SXKD Trước tiên việc cung ứng vật liệu đầy đủ có chất lượng cao chosản xuất sẽ tăng chất lượng sản phẩm, thu hút được khách hàng, tăng uy tín

DN, tăng hiệu quả kinh tế Đối với DN xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng giaothông thì tỷ trọng chi phí vật liệu là rất lớn trong việc nâng cao hiệu quảSXKD của DN

Ngoài ra, chất lượng hoạt động SXKD của DN còn phụ thuộc rất lớnvào việc thiết lập hệ thống cung ứng vật liệu thích hợp trên cơ sở tạo đượcmối quan hệ lâu dài, hiểu biết và tin cậy lẫn nhau giữa người sản xuất vàngười cung ứng đảm bảo khả năng tổ chức cung ứng vật tư, vật liệu đầy đủkịp thời, chính xác, đúng nơi, đúng lúc, tránh tình trạng không có vật tư đểsản xuất hay vật tư quá nhiều gây ứ đọng vốn

Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, việc nghiên cứu ứng dụngvật liệu mới, vật liệu thay thế trong sản xuất cũng là yếu tố tác động trực tiếpđến hiệu quả hoạt động SXKD của DN [9], [27]

1.3.2.4 Hệ thống trao đổi và xử lý thông tin

Để hoạt động SXKD thành công trên thị trường trong nước và thị trườngquốc tế thì các DN cần rất nhiều thông tin chính xác về thị trường, thông tin

về công nghệ, thông tin về người mua và người bán, thông tin của các đối thủcạnh tranh, thông tin về tình hình cung cầu hàng hóa dịch vụ, thông tin về giá

cả, tỷ giá, Không những thế các DN còn rất cần biết về kinh nghiệm thànhcông và thất bại của các DN trong nước và trên thế giới, biết được thông tin

về các thay đổi trong các chính sách của Nhà nước Việt Nam và các nước cóliên quan đến thị trường của DN

Những thông tin kịp thời, chính xác sẽ là cơ sở vững chắc để DN xácđịnh phương hướng, chiến lược kinh doanh Xây dựng chiến lược SXKD dàihạn cũng như định ra các chương trình SXKD ngắn hạn, nếu các DN khôngquan tâm đến thông tin một cách thường xuyên, liên tục, không nắm bắt được

Trang 35

thông tin một cách chính xác, kịp thời thì sẽ dễ dàng thất bại [10], [12], [20],[24].

1.3.2.5 Nhân tố quản trị DN

Kinh doanh là hoạt động thể hiện sự kết hợp chặt chẽ và ngày càng tối

ưu các yếu tố sản xuất bằng các kiến thức khoa học và nghệ thuật kinh doanh.Nhà quản trị DN, đặc biệt là nhà lãnh đạo DN với phẩm chất và tài năng củamình có vai trò quan trọng bậc nhất, có ý nghĩa quyết định đối với việc duy trìthành đạt cho một tổ chức, một Công ty hoặc một DN Trong các nhiệm vụphải hoàn thành của người cán bộ lãnh đạo DN phải chú ý đến hai nhiệm vụchủ yếu sau: Xây dựng tập thể thành một khối đoàn kết, năng động với hiệuquả và chất lượng cao; dìu dắt tập thể dưới quyền, hoàn thành mục đích, mụctiêu một cách vững chắc và phát triển ổn định, bền vững

Trên thực tế ở bất kỳ một DN nào thì hiệu quả kinh tế đều phụ thuộcvào tổ chức cơ cấu bộ máy quản trị, nhận thức, hiểu biết về chất lượng vàtrình độ của đội ngũ các nhà quản trị, khả năng xác định các mục tiêu, phươnghướng kinh doanh có lợi nhất cho DN của người lãnh đạo DN

Trang 36

CHƯƠNG II ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH MTV ĐÓNG VÀ

SỬA CHỮA TÀU HẢI LONG 2.1 Đặc điểm hoạt động SXKD của Công ty TNHH MTV Đóng và Sửa chữa tàu Hải Long

2.1.1 Vài nét về quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH MTV Đóng và Sửa chữa tàu Hải Long

- Công ty Hải Long thuộc Quân chủng Hải Quân được thành lập trên cơ

sở Nhà máy X46 (tiếp quản từ một xưởng sửa chữa tàu của thực dân Pháp từnăm 1955) Xí nghiệp sửa chữa tàu Hải Long được thành lập năm 1993 theoquyết định số 482/QĐ-BQP ngày 04/8/1993 của Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng

và năm 1999 được đổi tên Thành công ty Hải Long thuộc Quân Chủng HảiQuân theo quyết định số 647/1999/QĐ-BQP của Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng

- Vị trí địa lý của Công ty nằm bên bờ sông Cấm sát với khu vực trungtâm thành phố, với vị trí địa lý tự nhiên thuận lợi, trên luồng tàu biển ra vàocảng Hải phòng, đường bộ kề với đường quốc lộ 5 và mạng giao thông nốikhắp các vùng do đó rất thuận lợi cho cả giao thông đường bộ và đường thủy

- Liên tục sau gần 18 năm qua, Công ty Hải Long luôn chấp hành tốt chủtrương đường lối lãnh đạo của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước vàcác qui định của cấp trên, sản xuất kinh doanh đúng hướng, đúng chức năng,đúng luật, bảo toàn và phát triển vốn

- Trên cơ sở quán triệt, nhận thức đầy đủ hai nhiệm vụ chiến lược xâydụng và bảo vệ Tổ Quốc, cùng với việc thực hiện tốt nhiệm vụ được giao,Công ty Hải Long đã tích cực chủ động, khắc phục mọi khó khăn, khai thácsản phẩm và sản xuất ổn định, năm sau cao hơn năm trước, đời sống của cán

bộ công nhân viên luôn được giữ vững và cải thiện Công ty đã cho ra đờihàng loạt các sản phẩm có yêu cầu cao về chất lượng và được giám sát chặt

Trang 37

chẽ như loại tàu tuần tra cao tốc TT200 cho Cục CSB Việt nam, xuồngComposite Sandwich CQ-01, CV- 01, tàu ứng phó sự cố tràn dầu khu vựcmiền Bắc, tàu chở hàng 450 tấn, tàu đánh cá vũ trang vỏ thép… Có thể khẳngđịnh Công ty đã và đang là địa chỉ tin cậy của khách hàng trong nước và Quốc

tế, trong lĩnh vực đóng mới và sửa chữa tàu thuyền Đối với Quân chủng HảiQuân, Công ty hiện là trung tâm sửa chữa và đóng mới lớn nhất khu vực phíabắc

2.1.2 Nhiệm vụ SXKD

- Công ty là doanh nghiệp Quốc phòng – An ninh, hoạt động công íchđược chủ sở hữu (Bộ Quốc phòng) thành lập và đầu tư 100% vốn điều lệ Vớichức năng là bảo đảm kỹ thuật, đảm bảo trang bị cho các tàu chiến đấu, tàu bổtrợ, tàu vận tải của Quân chủng Hải quân và lực lượng làm nhiệm vụ bảo vệvùng biển, đảo của Tổ quốc, tổ chức làm kinh tế theo Luật doanh nghiệp

- Công ty có vốn tài sản riêng, hoạch toán kinh tế độc lập, tự chịu tráchnhiệm đối với các khoản nợ bằng toàn bộ tài sản của mình Công ty có quyền

sở hữu, sử dụng và định đoạt đối với tên gọi, biểu tượng thương hiệu củaCông ty theo qui định của pháp luật

- Kết hợp làm kinh tế: Tận dụng năng lực nhàn rỗi để sản xuất và làmkinh tế theo chức năng doanh nghiệp Nhà nước Khai thác có hiệu quả nănglực sản suất hiện có, để sửa chữa, đóng mới các loại tàu thuyền, phương tiệnthủy có trọng tải đến 3000 tấn

2.1.3 Lực lượng lao động

* Tổng số cán bộ công nhân viên là: 575 người Cán bộ có trình độ đại học trở lên

Trong đó:

a Cán bộ chuyên môn kỹ thuật: 61 người

- Kỹ sư vỏ tàu: 18 người

- Kỹ sư máy tàu: 16 người

- Kỹ sư điện tàu: 07 người

Trang 38

- Kỹ sư cơ khí, cơ điện: 14 người

- Kỹ sư điện tử: 06 người

b Cán bộ quản lý nghiệp vụ: 31 người

Cán bộ có trình độ trung cấp

- Chuyên ngành máy tàu: 06 người

- Chuyên ngành điện tử - tin học viễn thông: 04 người

- Chuyên ngành điện tàu: 04 người

- Chuyên ngành khí tài: 05 người

- Chuyên ngành cơ khí, cơ điện: 04 người

- Chuyên ngành nghiệp vụ khác: 13 người

Công nhân kỹ thuật (bậc 5/7, 6/7, 7/7)

- Thợ máy tàu + nguội + ống: 48 người

- Thợ điện tàu: 12 người

- Thợ khí tài - điện tử: 12 người

- Thợ cơ khí, thợ khác: 19 người

Công nhân kỹ thuật (Bậc 4/7 trở xuống)

- Thợ máy tàu + nguội + ống: 38 người

- Thợ điện tàu: 08 người

- Thợ khí tài - điện tử: 08 người

- Thợ cơ khí, cơ điện: 17 người

- Thợ trang trí: 25 người

Công nhân sản xuất bổ trợ

- Tất cả các ngành kỹ thuật: 54 ngườiBình quân bậc thợ hàn là: 4,75/7 Bình quân tuổi đời của toàn công ty là: 36 tuổi

Trang 39

Công ty có đội ngũ cán bộ, công nhân giỏi chuyên môn và giàu kinhnghiệm trong quá trình thi công đóng mới và sửa chữa tàu Đội ngũ côngnhân chuyên môn kỹ thuật được đào tạo bài bản, thường xuyên được tập huấn

bổ túc nâng cao và bồi dưỡng kiến thức công nghệ mới

2.1.4 Cơ sở vật chất kỹ thuật

Công ty TNHH MTV Đóng và Sửa chữa tàu Hải Long có tổng diệntích mặt bằng hơn 13 ha chia làm hai khu sản xuất:

- Khu I: với cơ sở hạ tầng đồng bộ, có khu nhà điều hành và nhà

xưởng với đầy đủ các trang thiết bị bảo đảm cho việc đóng và sửa chữa tàu,thuyền và các phương tiện nổi và các kết cấu vỏ thép, nhôm, composite, cótrọng tải đến 1.600 tấn

- Khu II: mới được triển khai xây dựng với quy mô hiện đại bao gồm

các hệ thống nhà xưởng, hệ thống cầu cảng và các trang thiết bị mới hiện đại

và đồng bộ của các nước tư bản trên thế giới như Mỹ, Nhật,…Đặc biệt đượctrang bị thống sàn nâng của hãng Rolls - Royce sức nâng 1.850 tấn, rất thuậntiện cho quá trình đưa tàu lên, xuống triền.Hệ thống nhà xưởng, đường triền

đủ điều kiện thi công đóng mới và sửa chữa tàu, thuyền, các phương tiện nổi

và các kết cấu bằng thép, nhôm và composite với trọng tải đến 6000T, giacông lắp đặt kết cấu siêu trường siêu trọng

Số lượng các trang thiết bị hiện có của Công ty như Phụ lục 01

2.1.5 Quy trình công nghệ sản xuất

Công ty áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO9001-2008 do tổ chức DNV của NaUy cấp chứng chỉ trong quá trình quản lý

và điều hành sản xuất Sử dụng nhiều phần mềm, nhiều máy móc thiết bị côngnghệ hiện đại, tiến tiến trên thế giới như: phần mềm Shipcontructor, máy cắtPlasma, máyhàn bán tự động trong khí bảo vệ, sử dụng phần mềm trongphóng dạng, cắt tự động trên máy CNC,

* Công nghệ thi công phần vỏ tàu: sử dụng phần mềm Shipconstructor

cho phép xây dựng mô phỏng tàu, tính toán lựa chọn phương án thi công tối

Trang 40

ưu, tính toán nhanh, chính xác các chủng loại vật tư; kết nối qua máy cắt CNClàm giảm thời gian thi công và tiết kiệm chi phí.

* Công nghệ thi công phần lắp đặt trang thiết bị động lực: Công ty bố

trí phân xưởng chuyên ngành, được trang bị nhiều MMTB hiện đại (máy tiệnbăng dài, máy doa ống bao, máy nắn trục thủy lực, máy kiểm tra tâm trụcbằng laser, thiết bị thử áp lực, ) rất thuận tiện cho việc thi công và lắp đặt.Các hệ động lực được thiết kế công nghệ trên phần mềm Shipconstructor luônđảm bảo tiết kiệm chi phí và dễ thao tác sử dụng

* Công nghệ lắp đặt phần điện - trang thiết bị thông tin, hàng hải:

Công ty bố trí phân xưởng chuyên ngành với đội ngũ cán bộ, công nhân giàukinh nghiệm, được trang bị nhiều MMTB hiện đại, các thiết bị trước khi lắpđặt xuống tàu đều được kiểm tra cẩn thận

* Công nghệ lắp đặt nội thất: Công ty bố trí phân xưởng chuyên ngành,

với nhiều MMTB hiện đại (máy gia công cắt, gọt; máy bào, cưa, máy phunxốp, ) đảm bảm bố trí nội thất gọn, đẹp và tiện dùng

*Công nghệ thi công Composite: Công ty đã thành lập riêng phân

xưởng chuyên chế tạo các sản phẩm từ vật liệu composite với dây chuyềncông nghệ của hãng DIAB (Thụy Điển) có khả năng sản xuất các thân xuồng

có chiều dài đến 25m Trong đó được đầu tư mới các trang thiết bị chuyêndùng chính như sau:

- Tổ hợp buồng bảo ôn + thiết bị điều hòa kiểm soát môi trường sản xuất;

- Tổ hút chân không có công suất thích hợp cho sản phẩm có chiều dàiđến 25m;

- Thiết bị phun gelcoat kiểu hòa trộn (ngoài) tự động;

- Các thiệt bị phục vụ sản xuất theo tiêu chuẩn hãng DIAB

Ngày đăng: 22/05/2016, 21:57

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. PGS. TS. Phạm Văn Dược, TS. Huỳnh Đức Lộng, ThS. Lê Thị Minh Tuyết, Phân tích hoạt động kinh doanh, Nhà xuất bản kinh tế TP. Hồ Chí Minh - 2013 Khác
2. GS.TS. Ngô Đình Giao- Giáo trình quản trị kinh doanh tổng hợp.NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội- 1997 Khác
3. TS. Nguyễn Thế Khải (1997), Phân tích hoạt động kinh tế của doanh nghiệp, Nhà xuất bản tài chính Hà Nội Khác
4. PGS.TS. Lê Văn Tâm (2000), Quản trị doanh nghiệp, Nhà xuất bản giáo dục Khác
5. PGS.TS. Đinh Văn Thành (2005), Rào cản trong thương mại quốc tế - Bộ thương mại, Viện nghiên cứu thương mại, Nhà xuất bản thống kê Khác
6. Lý thuyết quản trị doanh nghiệp- PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Huyền và TS. Nguyễn Thị Hồng Thuỷ. NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội-1998 Khác
8. GS.TS. Nguyễn Thành Độ, PGS. TS. Nguyễn Ngọc Huyền (2011), Quản trị kinh doanh, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội Khác
9. TS. Nguyễn Đăng Nam, PGS. TS. Nguyễn Đình Kiệm (2001), Quản trị Tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội Khác
10. Báo cáo tài chính và các số liệu liên quan đến hoạt động của Công ty TNHH MTV Đóng và Sửa chữa tàu Hải Long trong các năm 2010, 2011, 2012, 2013, 2014 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w