1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoạt động kinh doanh tại nhà xuất bản kim đồng và mô hình phát triển tủ sách biển đảo

44 302 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 0,97 MB

Nội dung

Nhận xét sơ bộ về hoạt động phát hành tủ sách Biển đảo Việt Nam của Nhà xuất bản Kim Đồng - Chi nhánh Tp.. Nghiên cứu đến công tác phát hành Tủ sách Biển đảo Việt Nam của Nhà xuất bản Ki

Trang 1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHẬN XÉT SINH VIÊN THỰC TẬP

Đơn vị:

Xác nhận sinh viên:

Lớp: Khoa Xuất Bản, Trường Đại Học Văn Hóa Tp Hồ Chí Minh, đã có thời gian thực tập tháng, từ ngày đến ngày ,

tại bộ phận của đơn vị

Trong thời gian thực tập, sinh viên đã được giao các nhiệm vụ: 1/

2/

3/

4/

Đơn vị có những nhận xét về sinh viên như sau: 1/ Về kiến thức nghiệp vụ chuyên môn:

2/ Về đạo đức tác phong, ý thức kỷ luật trong quá trình thực tập:

Trang 2

3/ Về các lĩnh vực khác:

Đánh giá chung và xếp loại thang điểm 10:

, ngày tháng năm

XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian tháng thực tập tại Nhà xuất bản Kim Đồng – Chi nhánh Tp Hồ Chí Minh, tôi xin chân thành gửi lời cám ơn đến Cô chủ nhiệm Trần Thị Quyên, đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi hoàn thành bài báo cáo thực tập này

Tôi xin cám ơn Cô Nguyễn Thị Quỳnh Hoa, Phó Giám Đốc Chi nhánh Nhà xuất bản Kim Đồng tại Tp Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện cho chúng tôi hoàn thành tốt khóa thực tập cuối khóa, Cô đã nhiệt tình hướng dẫn và cung cấp thông tin về tủ sách Biển đảo Việt Nam, giúp tôi tránh khỏi tình trạng rối thông tin từ những mạng điện tử

Sau cùng, tôi muốn gửi lời cám ơn đến những anh chị ở cửa hàng An Dương Vương, Hồ Văn Huê và kho Bình Chánh đã hướng dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện tốt cho chúng tôi được tiếp xúc thực tế những công việc trong quá trình thực tập

Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn tất cả !!!

Sinh viên thực hiện

Huỳnh Đặng Khánh Duy

Trang 4

MỤC LỤC

 LỜI CẢM ƠN

 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN

 NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP

 MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu của đề tài 1

3 Phương pháp thực hiện đề tài 2

4 Phạm vi của đề tài 2

5 Kết cấu của đề tài 2

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG PHÁT HÀNH XUẤT BẢN PHẨM 3

1.1 Khái niệm 3

1.1.1 Khái niệm phát hành xuất bản phẩm 3

1.1.2 Đặc trưng của hoạt động kinh doanh xuất bản phẩm trong nền kinh tế thị trường có định hướng 4

1.1.2.1 Cung - cầu hàng hóa xuất bản phẩm 5

1.1.2.2 Giá xuất bản phẩm 6

1.1.2.3 Thực hiện hiệu quả kinh doanh 7

1.1.2.4 Nhiều thành phần trong kinh doanh xuất bản phẩm 8

1.2 Chức năng và vai trò của hoạt động phát hành xuất bản phẩm 9

1.2.1 Chức năng 9

1.2.1.1 Thực hiện lưu chuyển hàng hóa xuất bản phẩm 9

1.2.1.2 Kinh doanh là thực hiện tiếp tục quá trình sản xuất 9

1.2.1.3 Chức năng thực hiện trao đổi giá trị cho xuất bản phẩm 10

1.2.2 Vai trò 10

Trang 5

1.2.2.1 Góp phần qua trọng trong việc tái sản xuất ra các xuất bản phẩm 10

1.2.2.2 Góp phần tuyên truyền, giáo dục, phổ biến văn minh và đáp ứng nhu cầu xuất bản phẩm cho xã hội 11

1.2.2.3 Đảm bảo sự phát triển của doanh nghiệp 12

1.2.2.4 Đảm bảo sự thu hút nguồn lực của quốc gia và thế giới, làm hòa nhập thị trường xuất bản phẩm trong nước và thị trường thế giới 12

CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG PHÁT HÀNH TỦ SÁCH BIỂN ĐẢO VIỆT NAM TẠI NHÀ XUẤT BẢN KIM ĐỒNG - CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH 14

2.1 Quá trình hình thành và phát triển Nhà xuất bản Kim Đồng chi nhánh Tp Hồ Chí Minh 14

2.1.1 Đôi nét về Nhà xuất bản Kim Đồng 14

2.1.2 Giới thiệu Nhà xuất bản Kim Đồng - Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh 15

2.1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển 15

2.1.2.2 Cơ cấu tổ chức 17

2.1.2.3 Phương thức kinh doanh 18

2.2 Giới thiệu tủ sách Biển đảo Việt Nam 18

2.2.1 Nội dung tủ sách Biển đảo Việt Nam 18

2.2.2 Mục đích thành lập tủ sách Biển đảo Việt Nam 19

2.2.3 Một số đầu sách đã phát hành 19

2.3 Hoạt động phát hành tủ sách Biển đảo Việt Nam 21

2.3.1 Tổ chức tuyên truyền và quảng cáo tủ sách Biển đảo Việt Nam 21

2.3.1.1 Hình thức trưng bày tủ sách tại các cửa hàng của Nhà xuất bản Kim Đồng chi nhánh Tp Hồ Chí Minh 21

2.3.1.2 Công tác tuyên truyền, quảng cáo tủ sách Biển đảo Việt Nam 23

2.3.2 Các kênh phân phối của tủ sách Biển đảo Việt Nam 25

Trang 6

2.3.3 Các chính sách thu hút khách hàng 26

2.3.4 Nhận xét sơ bộ về hoạt động phát hành tủ sách Biển đảo Việt Nam của Nhà xuất bản Kim Đồng - Chi nhánh Tp Hồ Chí Minh 27

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG PHÁT HÀNH TỦ SÁCH BIỂN ĐẢO VIỆT NAM CỦA NHÀ XUẤT BẢN KIM ĐỒNG - CHI NHÁNH TP HỒ CHÍ MINH 28

3.1 Một số giải pháp nâng cao hoạt động phát hành tủ sách Biển đảo Việt Nam của Nhà xuất bản Kim Đồng - Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh 28

3.1.1 Sự cần thiết nâng cao hoạt động phát hành Tủ sách Biển đảo Việt Nam 28

3.1.1 Nâng cao chất lượng tủ sách Biển đảo Việt Nam 29

3.1.2 Nâng cao hoạt động ngoại khóa cho thanh thiếu niên, nhi đồng 31

3.2 Một số kiến nghị, đề xuất 31

3.2.1 Đối với cấp quản lí Nhà nước 31

3.2.2 Đối với Nhà xuất bản Kim Đồng - Chi nhánh Tp Hồ Chí Minh 32

KẾT LUẬN 33 PHỤ LỤC

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 7

MỤC LỤC

LỜI CÁM ƠN

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

Chương 1TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG PHÁT HÀNH XUẤT BẢN PHẨM 3

1.1 Khái niệm 3

1.1.1 Khái niệm phát hành xuất bản phẩm 3

1.1.2 Đặc trưng của hoạt động kinh doanh xuất bản phẩm trong nền kinh tế thị trường có định hướng 4

1.2 Chức năng và vai trò của hoạt động phát hành xuất bản phẩm 9

1.2.1 Chức năng 9

1.2.2 Vai trò 10

Chương 2HOẠT ĐỘNG PHÁT HÀNH TỦ SÁCH BIỂN ĐẢO VIỆT NAM TẠI NHÀ XUẤT BẢN KIM ĐỒNg 14

CHI NHÁNH Tp HỒ CHÍ MINH 14

2.1 Quá trình hình thành và phát triển NHÀ XUẤT BẢN Kim Đồng chi nhánh TP Hồ Chí Minh 14

2.1.1 Đôi nét về Nhà xuất bản Kim Đồng 14

2.1.2 Giới thiệu Nhà xuất bản Kim Đồng – Chi nhánh Tp Hồ Chí Minh 15

2.2 Giới thiệu tủ sách Biển đảo Việt Nam 18

2.2.1 Nội dung tủ sách biển đảo Việt Nam 18

2.2.2 Mục đích thành lập tủ sách Biển đảo Việt Nam 19

2.2.3 Một số đầu sách đã phát hành 19

Trang 8

2.3 Hoạt động phát hành tủ sách Biển đảo Việt Nam 21

2.3.1 Tổ chức tuyên truyền và quảng cáo tủ sách Biển đảo Việt Nam 21

2.3.2 Các kênh phân phối của tủ sách Biển đảo Việt Nam 25

2.3.3 Các chính sách thu hút khách hàng 26

2.3.4 Nhận xét sơ bộ về hoạt động phát hành tủ sách Biển đảo Việt Nam 27

Chương 3 28

MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG PHÁT HÀNH TỦ SÁCH BIỂN ĐẢO VIỆT NAM TẠI NHÀ XUẤT BẢN KIM ĐỒNG – CHI NHÁNH TP HỒ CHÍ MINH 28

3.1 Một số giải pháp nâng cao hoạt động phát hành tủ sách Biển đảo Việt Nam 28 3.1.1 Sự cần thiết nâng cao hoạt động phát hành tủ sách Biển đảo Việt Nam 28 3.1.2 Nâng cao chất lượng tủ sách Biển đảo Việt Nam 29

3.1.3 Nâng cao hoạt động ngoại khóa cho thanh thiếu niên, nhi đồng 31

3.2 Một số kiến nghị, đề xuất 31

3.2.1 Đối với cấp quản lí Nhà nước 31

3.2.2 Đối với Nhà xuất bản Kim Đồng 32

KẾT LUẬN 33

TÀI LIỆU THAM KHẢO 36

Trang 9

LỜI MỞ ĐẦU

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Ngày nay, nền kinh tế thị trường phát triển mạnh mẽ, bên cạnh đó là sự tiến bộ không ngừng của xã hội Cuộc sống con người ngày càng được cải thiện và nâng cao, nhu cầu văn hóa, giải trí được đẩy mạnh, góp phần thúc đẩy sự phát triển thị trường xuất bản phẩm Nhu cầu xuất bản phẩm là một trong những nhu cầu hoàn thiện con người về suy nghĩ và hành động đối với cuộc sống bản thân và xã hội Biển Đông, Hoàng Sa và Trường Sa là một trong những vấn đề rất đáng quan tâm trong thời điểm hiện nay Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam Chủ quyền biển đảo được khẳng định hơn bao giờ hết Mỗi người Việt Nam cần đươc hiểu và yêu

đảo Việt Nam đã giúp tôi chọn đề tài “Hoạt động phát hành Tủ sách Biển đảo Việt Nam của Nhà xuất bản Kim Đồng – Chi nhánh Tp Hồ Chí Minh” làm đề tài báo

cáo thực tập Qua đó tôi muốn giới thiệu với các bạn trong khoa Xuất Bản tại trường tôi theo học một số thông tin cơ bản về một tủ sách rất có giá trị mà “dân Xuất Bản” chúng tôi cần phải biết đến

2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI

Hệ thống kiến thức về hoạt động phát hành trong kinh doanh xuất bản phẩm

Nghiên cứu đến công tác phát hành Tủ sách Biển đảo Việt Nam của Nhà xuất bản Kim Đồng về hoạt động tuyên truyền quảng cáo, kênh phân phối và các chính sách

ưu đãi khách hàng

Trang 10

Giới thiệu tủ sách Biển đảo Việt Nam

Đề xuất một số giải pháp nhằm đưa tủ sách Biển đảo đến gần với độc giả

3 PHẠM VI CỦA ĐỀ TÀI

Nghiên cứu khâu phát hành trong hoạt động xuất bản

Các đầu sách trong tủ sách Biển đảo Việt Nam của Nhà xuất bản Kim Đồng

Những hoạt động liên quan đến tủ sách Biển đảo Việt Nam

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp nghiên cứu tài liệu: các giáo trình liên quan chuyên ngành kinh doanh xuất bản phẩm, các trang web cung cấp thông tin về lĩnh vực xuất bản

Phương pháp quan sát: tại cửa hàng thực tập

Phương pháp phân tích, tổng hợp: phân tích, tổng hợp và chọn lọc những nguồn thông tin

5 CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI

Ngoải lời mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, bài báo cáo gồm ba nội dung chính như sau:

Chương 1: Tổng quan về hoạt động phát hành xuất bản phẩm

Chương 2: Hoạt động phát hành tủ sách Biển đảo Việt Nam tại Nhà xuất bản Kim Đồng – Chi nhánh Tp Hồ Chí Minh

Chương 3: Một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hoạt động phát hành tủ sách Biển đảo Việt Nam của Nhà xuất bản Kim Đồng – Chi nhánh Tp Hồ Chí Minh

Trang 11

Chương 1 TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG PHÁT HÀNH XUẤT BẢN PHẨM

1.1 KHÁI NIỆM

1.1.1 Khái niệm phát hành xuất bản phẩm

Trong điều 4 của Luật Xuất bản nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (ban hành tháng 7/1993) có ghi: “Xuất bản phẩm là toàn bộ các tác phẩm về chính trị, kinh tế, khoa học kỹ thuật, văn học nghệ thuật, văn hóa và các tri thức khác, được xuất bản, in, nhân bản bằng các phương tiện kỹ thuật khác nhau, với những chất liệu khác nhau, bằng tiếng Việt, tiếng dân tộc thiểu số và tiếng nước ngoài, không định

kì Nhằm mục đích phổ biến cho nhiều người…” Từ sự khằng định trên có thể nói xuất bản phẩm vô cùng phong phú, nó đề cập đến tất cả tri thức và được trình bày một cách trọn vẹn về vấn đề nào đó Xuất bản phẩm có thể ở nhiều dạng khá nhau như sách, báo, tạp chí, sách điện tử, băng, đĩa… xuất bản thường xuyên, liên tục và

đa dạng về ngôn ngữ theo định hướng của Nhà nước và nhu cầu xã hội Trong điều kiện kinh tế thị trường, xuất bản phẩm được trao đổi phổ biến theo hình thức Hàng- Tiền (H - T) nên đây cũng được xem là một đối tượng kinh doanh

Tuy nhiên, xuất bản phẩm là loại hàng hóa đặc thù, do vậy kinh doanh xuất bản phẩm cũng là hình thức thức kinh doanh đặc thù Xuất bản phẩm là sản phẩm văn hóa, tinh thần, trí tuệ nhằm đáp ứng nhu cầu văn hóa cho con người, do đó nó khác hoàn toàn với nhu cầu vật chất đơn thuần khác Nó phải trải qua quá trình tổ chức, vận động của người bán và quá trình nhận thức của người mua mới có mối quan hệ cung – cầu hàng hóa xuất bản phẩm

Giá trị sử dụng của xuất bản phẩm có ý nghĩa lâu bền Mỗi loại xuất bản phẩm có thể nhiều người sử dụng và nội dung tri thức của nó có thể truyền từ người này qua người khác, từ thế hệ này qua thế hệ khác Chính vì thế mà xuất bản phẩm có ý nghĩa giáo dục sâu sắc

Trang 12

Khác với các loại hàng hóa khác, giá trị và giá trị sử dụng của xuất bản phẩm nhiều lúc không đồng nhất Điều này thường xuyên xảy ra đối với các xuất bản phẩm thuộc diện tuyên truyền Vì mục đích giáo dục, xuất bản phẩm thường được bán dưới giá thành Đây là định hướng của Đảng, Nhà nước ta và là yếu tố quan trọng

để quy định chính sách đối với doanh nghiệp với hàng hóa đặc thù là xuất bản phẩm Nhà nước có chính sách như: đầu tư để xuất bản, trợ giá, tài trợ cước vận chuyển,… Mặt khác, giá trị sử dụng của xuất bản phẩm rất khó nhận biết, cần phải trải qua quá trình nhận thức, biến nội dung tri thức thành tư tưởng, hành động hay phát minh cần thiết

Từ sự phân tích trên cho thấy, tuyên truyền, lưu thông xuất bản phẩm là cần thiết và đây là hoạt động kinh doanh đặc thù

Doanh nghiệp phát hành xuất bản phẩm là những tổ chức hoạt động kinh doanh của Nhà nước, tư nhân hay liên doanh được thành lập theo luật để tổ chức các hoạt động kinh doanh xuất bản phẩm nhằm đạt lợi nhuận Trong nền kinh tế thị trường, quá trình kinh doanh xuất bản phẩm phải có sự vận động tích cực để thỏa mãn mọi nhu cầu xuất bản phẩm của khách hàng, cạnh tranh trên thị trường nhằm đạt được cả hai mục tiêu xã hội lẫn kinh tế

Xuất phát từ loại hàng hóa và mục tiêu kinh doanh, có thể khẳng định rằng: doanh nghiệp xuất bản phẩm là doanh nghiệp đặc thù

1.1.2 Đặc trưng của hoạt động kinh doanh xuất bản phẩm trong nền kinh tế

thị trường có định hướng

Từ sau Đại hôi Đảng toàn quốc lần thứ IV, đặc biệt từ năm 1990 đến nay nền kinh

tế có sự chuyển biến mạnh mẽ Sự chuyển đổi cơ chế quản lí từ nền kinh tế quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lí của Nhà nước và theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã tác động mạnh vào mọi mặt đời sống xã hội và kinh tế.Chính thế, kinh doanh xuất bản phẩm cũng có những đặc trưng sau đây

Trang 13

1.1.2.1 Cung – cầu hàng hóa xuất bản phẩm

Nhu cầu là một phạm trù biểu hiện sự ham muốn, sự khao khát của con người về vấn đề gì đó Nhu cầu xuất bản phẩm là sự đòi hỏi của các nhóm khách hàng trong

xã hội về các loại xuất bản phẩm khác nhau trong những không gian, thời gian cụ thể mà người kinh doanh phải nghiên cứu và đáp ứng

Tuy nhiên, nhu cầu xuất bản phẩm là nhu cầu đòi hỏi được thỏa mãn về văn hóa, tinh thần và trí tuệ của con người Nó khác với những nhu cầu bình thường khác, không phải bất kì ai, bất kì lúc nào cũng có đòi hỏi về xuất bản phẩm Không phải nhu cầu xuất bản phẩm của ai cũng giống nhau, một chủ thể, theo thời gian họ cũng

sẽ có nhu cầu xuất bản phẩm khác nhau

Nhu cầu xuất bản phẩm phụ thuộc vào trình độ nhận thức, điều kiện kinh tế – chính trị, mội trường sống cụ thể của khách hàng Nhu cầu này thường được xếp sau những nhu cầu vật chất Do đó, để nhu cầu xuất hiện trên thị trường cần phải trải qua một quá trình hoạt động ý thức của con người (khách hàng) và một quá trình tổ chức, vận động, tuyên truyền, định hướng của người bán đối với khách hàng đến những xuất bản phẩm cụ thể trong thời gian nhất định Cầu hàng hóa xuất bản phẩm được hình thành từ nhu cầu xuất bản phẩm, song phải có hai điều kiện cơ bản: Một là: Có đòi hỏi bức xúc về xuất bản phẩm

Hai là: Có khả năng, khả năng được hiểu ở hai góc độ khả năng bán và khả năng chi trả của người mua Thiếu một trong hai điều kiện trên, nhu cầu không trở thành cầu xuất bản phẩm

Sự co, giãn hay tăng, giãn của cầu chính là đặc trưng cơ bản của cầu xuất bản phẩm hiện nay Bởi lẽ, xuất bản phẩm chịu tác động mạnh của các nhân tố khách quan như: kinh tế, xã hội, văn hóa,… Các nhân tố chủ quan như: thu nhập, nhận thức, trình độ, giới tính,… làm mỗi cá nhân có cầu khác nhau

Ngày nay, mong muốn và đòi hỏi của khách hàng về xuất bản phẩm ngày càng phong phú về nội dung Xuất bản phẩm là công cụ tốt nhất giúp con người hoàn

Trang 14

thiện chính bản thân, mang đến cho con người sự hiểu biết trên nhiều lĩnh vực, buộc người ta phải nghiên cứu, học tập và ứng dụng vào thực tế

Tuy nhiên, có nhiều lĩnh vực biểu hiện cầu xuất bản phẩm có những mức độ cao, thấp khác nhau như nghiên cứu, ứng dụng… Vì vậy, đòi hỏi cung xuất bản phẩm cũng phải đổi mới và phát triển liên tục để kịp thời đáp ứng và thỏa mãn cầu xuất bản phẩm

Thế nhưng, không phải lúc nào đòi hỏi của khách hàng cũng được đáp ứng dễ dàng

Vì cung xuất bản phẩm nằm ở khả năng khai thác đề tài, in ấn, khả năng mang xuất bản phẩm ra thị trường để tiêu thụ Cung xuất bản phẩm phụ thuộc vào các nhân tố kinh tế, xã hội, văn hóa, trong đó đặc trưng là tự do sáng tác, tài năng tác giả và nhu cầu xã hội,…

Ở Việt Nam, nguồn cung được thực hiện từ các nhà xuất bản và các công ty liên kết xuất bản

1.1.2.2 Giá xuất bản phẩm

Giá hàng hóa là giá cả thị trường Giá cả thị trường là hình thức biểu hiện của giá trị hàng hóa Giá cả thị trường chịu tác động của nhiều nhân tố như: quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh, quy luật lưu thông tiền tệ… Xuất bản phẩm là loại hàng hóa đặc thù, giá của nó được tính bằng lao động sáng tạo ra xuất bản phẩm và chi phí quá trình sản xuất lưu thông Song, lao động sáng tạo ra xuất bản phẩm là lao động rất đặc thù, khó có thể lượng hóa một cách chính xác

Công thức tính giá xuất bản phẩm: P = Chi phí sản xuất + kinh doanh + m

Trang 15

hội Chính bởi đặc trưng này mà nhiều nước trên thế giới đã có chính sách trợ giá một số mặt hàng sách, nhất là các xuất bản phẩm thuộc diện tuyên truyền giáo dục Trên thực tế cho thấy, giá cả có tác động lớn tới nhu cầu mua xuất bản phẩm của xã hội: giá tăng thì cầu giảm, giá giảm thì cầu tăng lên Vì thế, để đảm bảo định hướng giáo dục, nhiều loại xuất bản phẩm sẽ phải bán dưới giá thành của nó Đây là đặc trưng của loại hàng hóa đặc thù, mà Nhà nước phải có trách nhiệm bù giá cho một

số loại xuất bản phẩm, nhằm tạo cho mọi người dân có nhu cầu sử dụng xuất bản phẩm có thể mua được

1.1.2.3 Thực hiện hiệu quả kinh doanh

Kinh doanh xuất bản phẩm là kinh doanh loại hàng hóa đặc thù, do đó hiệu quả của

nó phải được xem xét ở góc độ khác nhau:

Trước hết là hoạt động trên lĩnh vực văn hóa tư tưởng, kinh doanh xuất bản phẩm phải đảm bảo tính chất xã hội và nhằm vào mục tiêu chung của tiến bộ xã hội Thứ hai là hoạt động kinh doanh, tạo ra và phổ biến các sản phẩm văn hóa tinh thần phục vụ cho xã hội thông qua các mối quan hệ trao đổi trên thị trường, nên vấn đề kinh tế, vấn đề hoạch toán kinh doanh phải được coi trọng Mặt khác đây cũng là mục tiêu của doanh nghiệp kinh doanh

Hiệu quả xã hội và hiệu quả kinh tế trong quá trình kinh tế phải được xem xét trên các góc độ khác nhau Trên phạm vi xã hội, kinh doanh xuất bản phẩm lấy mục tiêu phục vụ xã hội làm đầu (hiệu quả xã hội), mục tiêu kinh tế là phương tiện để hoạt động trong phạm vi từng doanh nghiệp xuất bản phẩm, hiệu quả kinh doanh giữ vai trò quan trọng, nó thường là thước đo đánh giá các doanh nghiệp Tuy nhiên kinh doanh xuất bản phẩm không chỉ vì lợi nhuận đơn thuần bằng tiền Do đó, trong quá trình kinh doanh xuất bản phẩm phải có sự kết hợp hài hòa giữa hiệu quả xã hội và hiệu quả kinh tế Giải quyết vấn đề này, nhà nước có vai trò vô cùng quan trọng trong việc đề ra các chế độ chính sách cho hoạt động kinh doanh xuất bản phẩm, hỗ trợ đắc lực để hoạt động đi theo đúng hướng Đối với các doanh nghiệp, tổ chức và

Trang 16

nhà kinh doanh xuất bản phẩm phải không được thương mại hóa trong quá trình hoạt động

1.1.2.4 Nhiều thành phần trong kinh doanh xuất bản phẩm

Tham gia vào quá trình kinh doanh xuất bản phẩm trong nền kinh tế thị trường hiện nay bao gồm nhiều thành phần và có sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa họ Kinh tế thị trường tồn tại trên cơ sở có nhiều hình thức sở hữu khác nhau, tương ứng với các hình thức sở hữu đó là các thành phần kinh tế tham gia vào kinh doanh xuất bản phẩm Ngoài thành phần quốc doanh đã tồn tại mấy chục năm nay, kinh doanh xuất bản phẩm hiện nay còn có các thành phần kinh tế khác như: tập thể, liên doanh và

tư nhân Các thành phần này tồn tại và phát triển trên cơ sở luật pháp Trong sản xuất cũng như lưu thông xuất bản phẩm đã và đang có sự cạnh tranh giữa họ, lúc thì ngấm ngầm, lúc thì gay gắt, có lúc lại hợp tác với nhau Tuy nhiên, việc cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh xuất bản phẩm mấy năm nay đã làm cho thị trường sôi nổi, phát triển và thỏa mãn được các nhu cầu cơ bản về xuất bản phẩm của xã hội Cạnh tranh chính là động lực để phát triển sản xuất – kinh doanh và nhu cầu xuất bản phẩm trong xã hội

Chủ trương đa thành phần trong phát triển kinh tế nói chung và kinh doanh xuất bản phẩm nói riêng đã tạo điều kiện và khuyến khích các thành phần kinh tế hoạt động trên cơ sở tôn trọng pháp luật Khuyến khích không chỉ trong khâu xuất bản mà cả khâu lưu thông Người ta sẽ hăng hái tạo ra nhiều xuất bản phẩm tốt nhất, điều này dẫn đến sự cạnh tranh trong sản xuất kinh doanh, làm phát triển nhanh về số và chất lượng, nó còn là linh hồn của thị trường Cạnh tranh là động lực phát triển doanh nghiệp, phát triển các tổ chức kinh doanh đến hoàn thiện Sự cạnh tranh rất đa dạng, thế nhưng tất cả sự cạnh tranh đều xoay quanh mục tiêu giành lợi thế cho mình để bán được nhiều hơn, nhanh hơn, với giá cả mình muốn, để mua được xuất bản phẩm tốt nhất, đúng lúc mình muốn với giá rẻ

Do có đa thành phần, đa sở hữu trong kinh doanh xuất bản phẩm, nên vai trò quản lí của Nhà nước rất quan trọng Bằng quyền lực của Nhà nước thông qua hệ thống các

Trang 17

công cụ quản lí, nhà nước có thể điều tiết thị trường xuất bản phẩm và các mối quan

hệ sản xuất, kinh doanh Từ đó, khiến cho các thành phần kinh tế hoạt động, hợp tác

và có hiệu quả

1.2 CHỨC NĂNG VÀ VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG PHÁT HÀNH

XUẤT BẢN PHẨM

1.2.1 Chức năng

1.2.1.1 Thực hiện lưu chuyển hàng hóa xuất bản phẩm

Kinh doanh là việc thực hiện quá trình tổ chức lưu thông xuất bản phẩm trong nền kinh tế, nhằm thỏa mãn nhu cầu đa dạng về xuất bản phẩm cho khách hàng Đây chính là chức năng xã hội của doanh nghiệp phát hành xuất bản phẩm Thông qua lưu chuyển xuất bản phẩm, các doanh nghiệp đã phổ biến tri thức chứa đựng trong xuất bản phẩm cho mọi người ở mọi vùng lãnh thổ Nhằm tuyên truyền về chủ trương đường lối phát triển kinh tế – xã hội, giáo dục, động viên và khích lệ mọi người dân ủng hộ cũng như đi theo con đường đất nước đã vạch ra Mặt khác cũng thông qua phổ biến xuất bản phẩm, các doanh nghiệp đã góp phần tích cực vào việc phổ biến tri thức, nâng cao trình độ văn hóa và dân trí của xã hội Nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng một xã hội giàu mạnh, công bằng và văn minh

1.2.1.2 Kinh doanh là thực hiện tiếp tục quá trình sản xuất

Chức năng này được thể hiện ở các doanh nghiệp lưu thông tiếp tục làm những công việc mà doanh nghiệp sản xuất chưa có điều kiện thực hiện Đó là phân loại các xuất bản phẩm, ghép bộ để tuyên truyền quảng cáo theo các chủ đề mục tiêu kinh doanh; là tổ chức đóng gói, lên nhãn hiệu, mã hóa hàng hóa, bảo quản và tổ chức vận chuyển xuất bản phẩm đến nơi tiêu thụ

Tất cả những hoạt động trên đây đã góp phần tích cực vào việc tăng giá trị của xuất bản phẩm về mặt thẩm mĩ, đảm bảo giá trị sử dụng lâu bền Mặt khác, tiếp tục quá trình này làm cho xuất bản phẩm có khả năng xâm nhập thị trường sâu hơn, nhiều hơn và đáp ứng đòi hỏi của nền văn minh thương nghiệp Từ đó sẽ tác động tích cực

Trang 18

đến khả năng tiêu thụ xuất bản phẩm trên thị trường, mang lại lợi nhuận cao cho xã hội và các nhà sản xuất – kinh doanh xuất bản phẩm Do đó, chức năng này là một đòi hỏi tất yếu khách quan, một nhiệm vụ thường xuyên và liên tục

1.2.1.3 Chức năng thực hiện trao đổi giá trị cho xuất bản phẩm

Trong nền kinh tế thị trường có sự phân công lao động xã hội sâu sắc, các doanh nghiệp xuất bản phẩm chuyên môn mua và bán các loại hàng hóa xuất bản phẩm Mua là một động thái, nhưng không phải là mục đích của doanh nghiệp Bán mới chính là mục đích kinh doanh, do đó có bán được mới có tổ chức mua vào Tuy nhiên, mua sẽ có tác động tích cực đến mục đích bán Vì thế mua và bán trong kinh doanh xuất bản phẩm có mối quan hệ biện chứng với nhau và thúc đẩy quá trình kinh doanh phát triển Khi mua xuất bản phẩm các doanh nghiệp làm nhiệm vụ tiêu thụ các sản phẩm cho các cơ sở sản xuất, làm lợi cho sản xuất và nền kinh tế Khi bán xuất bản phẩm, nhà kinh doanh thực hiện việc trao đổi giá trị của hàng hóa và đáp ứng nhu cầu hưởng thụ xuất bản phẩm của xã hội Bán xuất bản phẩm phải đảm bảo có giá trị cao hơn giá mua vào, nếu không sẽ bị thua lỗ và có nguy cơ phá sản Tuy nhiên, nếu muốn bán được và bán nhanh thì nội dung và hình thức phải chất lượng, thỏa mãn đòi hỏi của khách hàng Đây là mục tiêu cuối cùng của hoạt động kinh doanh và là chức năng không thể thiếu của nó

1.2.2 Vai trò

1.2.2.1 Góp phần quan trọng trong tái sản xuất ra các xuất bản phẩm

Kinh doanh xuất bản phẩm là khâu nối liền giữa nhà sản xuất và người sử dụng xuất bản phẩm trong xã hội, là khâu cuối cùng giữ vị trí quan trọng trong quá trình xuất bản – in – phát hành xuất bản phẩm Kinh doanh xuất bản phẩm chính là sự vận động tiếp theo của quá trình từ người sản xuất đến người sử dụng xuất bản phẩm Kinh doanh đạt hiệu quả cao có nghĩa là xuất bản phẩm sản xuất ra để đáp ứng được đòi hỏi đích thực về văn hóa tinh thần của xã hội Đó là vì hàng hóa xuất bản phẩm

Trang 19

được khách hàng thừa nhận và chấp nhận mua để sử dụng Đây là cơ sở để sản xuất tiếp tục phát huy khả năng của mình và mở rộng về điểm cũng như diện sản xuất Quá trình kinh doanh xuất bản phẩm trên thị trường sẽ có điều kiện để kiểm nghiệm xuất bản phẩm về số lượng và chủng loại cũng như nội dung của nó, góp phần cải tiến công tác từ kế hoạch đề tài, thiết bị kĩ thuật đến dây chuyền công nghệ sản xuất Ngoài ra, kinh doanh xuất bản phẩm còn tạo điều kiện để thống nhất quá trình sản xuất và lưu thông xuất bản phẩm thành một chỉnh thể, đây là hai khâu có mối quan

hệ hữu cơ với nhau, không thể nói tới sản xuất mà không nói tới kinh doanh và ngược lại

1.2.2.2 Góp phần tuyên truyền, giáo dục, phổ biến văn minh và đáp ứng nhu cầu

xuất bản phẩm cho xã hội

Kinh doanh xuất bản phẩm là một hoạt động đặc thù Bởi vì hàng hóa của nó là sản phẩm của tinh thần trí tuệ do con người tạo ra Quá trình kinh doanh là tổ chức quá trình mua bán một khối lượng lớn các xuất bản phẩm thuộc mọi chủng loại, nhằm thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ tri thức thể hiện trong xuất bản phẩm của người mua Thông qua việc thỏa mãn nhu cầu của xã hội, doanh nghiệp xuất bản phẩm đã thực hiện việc phổ biến các tri thức về chính trị – xã hội, khoa học – kĩ thuật, kinh tế, văn hóa- nghệ thuật và khiếu thẩm mỹ thể hiện trong xuất bản phẩm

Kinh doanh xuất bản phẩm là một hoạt động trên lĩnh vực văn hóa tư tưởng, nhằm tuyên truyền, giáo dục cho khách hàng về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước Xuất bản phẩm được xem như là một phương tiện tuyên truyền hữu hiệu qua các biến động về mặt chính trị của đất nước mình

Thông qua việc lưu thông xuất bản phẩm, các doanh nghiệp không những đáp ứng nhu cầu người sử dụng mà còn làm nảy sinh nhu cầu mới về xuất bản phẩm, làm cho mức độ thỏa mãn nhu cầu khách hàng mà kinh doanh đạt tới được là yếu tố quan trọng để tái tạo nhu cầu xuất bản phẩm Quá trình kinh doanh góp phần tăng trưởng nhu cầu về xuất bản phẩm và là cội nguồn phát triển sản xuất kinh doanh

Trang 20

1.2.2.3 Đảm bảo sự phát triển của doanh nghiệp

Kinh doanh đạt hiệu quả cao sẽ có ý nghĩa lớn đối với doanh nghiệp Bởi đây là động lực quan trọng kích thích cá nhân và doanh nghiệp sáng tạo, cải tiến phương pháp để không ngừng gia tăng lợi nhuận

Đối với doanh nghiệp, kinh doanh xuất bản phẩm đạt kết quả cao sẽ tạo điều kiện tốt cho nó mở rộng quy mô sản xuất- kinh doanh, mở rộng thị trường và tăng nhanh vòng quay của vốn để tái mở rộng sản xuất- kinh doanh

Kinh doanh đạt hiệu quả cao, đối với mỗi người lao động trong doanh nghiệp sẽ nâng cao tính sáng tạo, nhạy bén, đời sống vật chất được cải thiện, đồng thời họ sẽ được hưởng nhiều chính sách đãi ngộ từ doanh nghiệp

Như vậy, kinh doanh xuất bản phẩm đạt hiệu quả cao sẽ là yếu tố quan trọng để thúc đẩy sự phát triển và mở rộng doanh nghiệp xuất bản phẩm

1.2.2.4 Đảm bảo thu hút nguồn lực của quốc gia và thế giới, làm hòa nhập thị

trường xuất bản phẩm trong nước và thị trường trên thế giới

Kinh doanh xuất bản phẩm làm cho thị trường nhộn nhịp hẳn lên và góp phần thay đổi toàn bộ bộ mặt kinh tế, văn hóa – xã hội Nó đã thu hút sự chú ý lớn của nhà nước, của các ban ngành, các tổ chức chính trị, văn hóa tư tưởng vào vấn đề nhạy cảm này Đó là sự đầu tư trí lực, tiền của để mang lại lợi nhuận cho nhà kinh doanh

và cho xã hội

Kinh doanh xuất bản phẩm không chỉ có ý nghĩa nối liền giữa nhu cầu với các đơn

vị sản xuất lưu thông và giữa các đơn vị sản xuất – kinh doanh với nhau thành một chỉnh thể mà nó còn gắn các quá trình sản xuất – kinh doanh xuất bản phẩm quốc gia với thế giới Việc xuất, nhập khẩu các xuất bản phẩm phát triển đã làm xích lại gần nhau giữa các quốc gia trên lĩnh vực văn hóa tinh thần, làm hoàn thiện hóa giao lưu văn hóa tinh thần giữa họ

Ở Việt Nam, buôn bán trao đổi xuất bản phẩm với thế giới đã được thực hiện từ năm 1957, cho đến nay lĩnh vực này đã được phát triển và mở rộng

Trang 21

Kinh doanh xuất- nhập khẩu các xuất bản phẩm hiện nay là vấn đề bức xúc, là yếu

tố quan trọng để mở rộng thị trường xuất bản phẩm trong nước và thế giới, nhằm không ngừng phát triển nền kinh tế văn hóa – xã hội nước ta hiện nay Tuy nhiên, để phát triển hoạt động kinh doanh xuất bản phẩm với thế giới không phải điều dễ dàng Đó là cả một quá trình phấn đấu không chỉ ở bản thân các nhà xuất bản, các doanh nghiệp mà là vấn đề của cả quốc gia về cơ chế, chính sách, công nghệ kỹ thuật và đặc biệt là mối quan hệ ngoại giao, văn hóa

Trang 22

CHƯƠNG 2 HOẠT ĐỘNG PHÁT HÀNH TỦ SÁCH BIỂN ĐẢO VIỆT NAM

TẠI NHÀ XUẤT BẢN KIM ĐỒNG CHI NHÁNH TP HỒ CHÍ MINH

2.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ XUẤT BẢN

KIM ĐỒNG CHI NHÁNH TP HỒ CHÍ MINH

2.1.1 Đôi nét về Nhà xuất bản Kim Đồng

Nhà xuất bản Kim Đồng trực thuộc Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, là Nhà xuất bản quốc gia chuyên xuất bản sách và văn hóa phẩm cho thiếu nhi Việt Nam

Là một nhà xuất bản tổng hợp, từ ngày thành lập (17/06/1957) đến nay Nhà xuất bản Kim Đồng đã xuất bản nhiều sách hay, sách đẹp cho thiếu niên, nhi đồng với nội dung giáo dục theo 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng, được thể hiện sinh động qua nhiều đề tài phong phú với nhiều thể loại: văn xuôi, thơ, nhạc kịch, truyện tranh,… và các loại văn hóa phẩm khác: tranh ảnh, lịch,… Sách Kim Đồng đã góp phần tích cực trong việc hình thành nhân cách và giáo dục lý tưởng cho thiếu nhi Việt Nam Hiện nay, mỗi năm, Nhà xuất bản Kim Đồng xuất bản trên 1.000 tên sách với hơn 14 triệu bản in, cùng nhiều văn hóa phẩm khác như tranh ảnh, lịch,… Nhà xuất bản Kim Đồng đã mở rộng quan hệ giao lưu, hợp tác với nhiều nhà xuất bản trên thế giới và tham gia chương trình hợp tác xuất bản sách khu vực châu Á – Thái Bình Dương (ACP) của tổ chức Trung tâm văn hóa Châu Á – UNESCO (ACCU)

Trụ sở chính: 55 Quang Trung, Hà Nội

Chi nhánh tại miền Trung: 102 Ông Ích Khiêm, Tp Đà Nẵng

Chi nhánh tại miền Nam: 276 Nguyễn Đình Chiểu, quận 3, Tp Hồ Chí Minh

Ngày đăng: 22/05/2016, 10:52

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w