VỀ VẤN ĐỀ HỢP ĐỒNG VÔ HIỆU VÀ XỬ LÝ HỢP ĐỒNG VÔ HIỆU...223.1.Định nghĩa hợp đồng dân sự vô hiệu theo Bộ luật Dân sự 2005 chưa rõ ràng, thiếu thống nhất……….22 3.2.Quy định về trường hợp g
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẶC BIỆT
Bài tiểu luận môn
Đề tài:
HỢP ĐỒNG TRONG KINH DOANH THƯƠNG MẠI
Ở VIỆT NAM
GVHD: LUẬT SƯ - TH.S LÊ MINH NHỰT SVTH : TRƯƠNG THỊ PHƯƠNG DUYÊN MSSV : 0954 032 106 LỚP: TN09DB2
Thành phố Hồ Chí Minh
Trang 2MỤC LỤC
Mục lục ……… …………iii
Phần 1 1
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1
3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2
4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2
5 BỐ CỤC CỦA TIỂU LUẬN 2
Phần 2: 3
QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH VỀ HỢP ĐỒNG TRONG KINH DOANH THƯƠNG MẠI 3
1 KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CỦA HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI: 3
1.1 Khái niệm : 3
1.2 Đặc điểm : 3
2 KÝ KẾT, NỘI DUNG HỢP ĐỒNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG: 4
2.1 Ký kết hợp đồng thương mại : 4
2.2 Nội dung hợp đồng thương mại 5
2.3 Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ hợp đồng: 6
3 CÁC BIỆN PHÁP CHẾ TÀI VÀ CÁC TRƯỜNG HỢP MIỄN, GIẢM TRÁCH NHIỆM: 8 3.1 Các biện pháp chế tài khi thực hiện hợp đồng : 8
3.2 Các trường hợp miễn trách nhiệm : 10
4 HỢP ĐỒNG VÔ HIỆU VÀ CÁCH XỬ LÝ HỢP ĐỒNG VÔ HIỆU: 10
4.1 Khái niệm : 10
4.2 Các trường hợp hợp đồng vô hiệu : 10
4.3 Các loại vô hiệu : 12
4.4 Xử lý hợp đồng vô hiệu : 12
Trang 35 THỜI HIỆU KHIẾU NẠI VÀ KHỞI KIỆN : 13
5.1 Thời hạn khiếu nại (điều 318 Luật Thương mại 2005): 13
5.2 Thời hiệu khởi kiện (điều 319 Luật Thương mại 2005): 13
Phần 3: 14
Ý KIẾN ĐÓNG GÓP VỀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN HỢP ĐỒNG TRONG KINH DOANH THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 14
1 VỀ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN GIAO KẾT, NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG: 14
1.1 Quy định về thời hạn trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng chưa rõ ràng, chưa đảm bảo được quyền lợi của người được đề nghị giao kết hợp đồng 14
1.2.Quy định về nghĩa vụ thông báo thời điểm giao hàng của bên bán chưa rõ ràng 15
1.3 Quy định về việc thay đổi, rút lại đề nghị giao kết chưa đảm bảo sự bình đẳng cho các bên giao kết……… 15
1.4.Thiếu quy định về thời điểm bên được đề nghị giao kết hợp đồng trả lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng 15
1.5 Quy định về thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản dùng để đảm bảo chưa rõ ràng……….……16
1.6.Quy định ràng buộc về hình thức giao dịch bảo đảm phải bằng văn bản là không hợp lý 17 1.7.Quy định về thời điểm xử lý tài sản cầm cố, thế chấp chưa hợp lý 17
1.8.Quy định trách nhiệm của người nhận cầm cố không khả thi 17
1.9.Chưa công nhận hình thức ký quỹ tại các đơn vị không phải là ngân hàng 17
2 VỀ CÁC BIỆN PHÁP CHẾ TÀI VÀ TRƯỜNG HỢP MIỄN TRÁCH NHIỆM 18
2.1.Quy định về hậu quả pháp lý của hình thức huỷ bỏ hợp đồng chưa đầy đủ 18
2.2.Quy định về tạm ngừng thực hiện hợp đồng chưa rõ ràng 18
2.3.Tên mục 1 chương VII (Chế tài trong Thương mại) Luật Thương mại chưa hợp lý và quy định về hình thức chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng chưa khả thi 18
2.4.Sự không thống nhất về giới hạn mức phạt vi phạm hợp đồng giữa Luật Thương mại 2005 và Bộ luật Dân sự 2005 19
2.5.Vấn đề về tính khả thi trong việc xác định giá trị phần hợp đồng bị vi phạm 20
2.6.Sự thiếu thống nhất trong quy định xác định giá trị bồi thường thiệt hại 21
2.7.Quy định các trường hợp miễn trách nhiệm tại Điều 294 chưa hợp lý, chưa minh bạch 22
Trang 43 VỀ VẤN ĐỀ HỢP ĐỒNG VÔ HIỆU VÀ XỬ LÝ HỢP ĐỒNG VÔ HIỆU 22
3.1.Định nghĩa hợp đồng dân sự vô hiệu theo Bộ luật Dân sự 2005 chưa rõ ràng, thiếu thống nhất……….22
3.2.Quy định về trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình là chưa hợp lý 23
3.3.Các quy định hợp đồng vô hiệu vì vi phạm điều kiện về năng lực hành vi của người xác lập hợp đồng dân sự thiếu thống nhất và thiếu quy định để bảo vệ quyền lợi của người tham gia giao kết hợp đồng với người mất hoặc không có năng lực hành vi 23
3.4.Quy định về trường hợp hợp đồng vô hiệu do nhầm lẫn trong giao dịch chưa hợp lý 24
3.5.Quy định về cách thức xử lý đối với giao dịch có nhầm lẫn chưa triệt để 25
3.6.Quy định về cách xử lý giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức chưa phù hợp với quyền tự do định đoạt của các bên và tạo điều kiện cho sự thiếu thiện chí .25 3.7.Quy định về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu chưa dự liệu hết những tình huống xảy ra trên thực tế 26
3.8.Chưa quy định rõ về trường hợp giao dịch vô hiệu toàn bộ hay một phần 26
4 VỀ CÁC QUY ĐỊNH THỜI HẠN KHIẾU NẠI VÀ THỜI HIỆU KHỞI KIỆN 27
4.1.Quy định về hậu quả pháp lý của việc bỏ qua thời hạn khiếu nại chưa rõ ràng 27
4.2.Quy định thời hiệu khởi kiện chưa rõ ràng 27
Phụ lục vi
HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ QUẢNG CÁO THƯƠNG MẠI vii
Danh mục tài liệu tham khảo x
Trang 5Trong khi đó, hiện nay đa số các công ty của Việt Nam chưa quan tâm nhiều đến vấn đềnày, vẫn sử dụng những mẫu hợp đồng khuôn sáo, đơn điệu – “năm câu ba điều”, khó hiểu vàthậm chí lạc hậu so với pháp luật hiện hành Hậu quả là việc thực hiện hợp đồng rất khó khăn,
dễ xảy ra tranh chấp và thường bị thua khi có kiện tụng Do đó, để đảm bảo cho các giao dịchthuận lợi, hạn chế rủi ro dẫn đến thiệt hại đáng tiếc cho mỗi bên đồng thời đảm bảo được hoàkhí trong giao dịch, chúng ta cần phải tự bảo vệ quyền lợi của mình bằng cách xem xét cẩntrọng mọi vấn đề khi tham gia ký kết hợp đồng
Là một sinh viên đang theo học về ngành tài chính – ngân hàng, với tôi việc hiểu biết vềsoạn thảo, ký kết, thực hiện hợp đồng là điều cần thiết Hơn nữa công việc cũng như cuộcsống sau này khó có thể tránh khỏi các giao dịch liên quan đến các loại hợp đồng trong kinhdoanh thương mại
Ngoài ra, hợp đồng trong kinh doanh thương mại cũng là một đề tài thú vị mà từ lâu tôimuốn tìm hiểu để mang lại những kiến thức mới mẻ, bổ ích cho bản thân, phòng tránh nhữngrủi ro, biết cách xử lý trong những tình huống cụ thể, giúp mình chủ động khi thực hiện giaodịch hợp đồng
Vì những lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài: “Hợp đồng trong kinh doanh thương mại
ở Việt Nam”
2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của đề tài là tìm hiểu về các quy định của pháp luật hiện hành về quá trình hìnhthành, ký kết, thực hiện, kết thúc hợp đồng và các vấn đề liên quan khi có tranh chấp xảy ra.Bên cạnh đó, còn một mục tiêu cần hướng đến là thực hiện phân tích, so sánh và tìm ra nhữngđiểm chưa hợp lý, chưa thống nhất, chưa khả thi và đề xuất ý kiến điều chỉnh
Ý nghĩa thực tiễn
Trang 6Đề tài nghiên cứu mang đến cái nhìn rõ ràng, chính xác hơn từ lúc hình thành, đến khi kếtthúc hợp đồng và các vấn đề có liên quan khi có tranh chấp xảy ra cho sinh viên nói riêng vàcho tất cả những đối tượng sử dụng đến hợp đồng trong quá trình kinh doanh thương mại nóichung Đề tài nghiên cứu giúp chúng ta có được kiến thức về pháp luật để chấp hành đúngpháp luật, hạn chế được rủi ro xảy ra trong giao dịch liên quan đến hợp đồng, đồng thời dùngnhững hiểu biết đó để có thể tự bảo vệ được quyền và lợi ích chính đáng của mình, dùng phápluật phục vụ cho mình.
Bên cạnh đó, đề tài nghiên cứu còn đưa ra những nhận xét về những quy định còn chưathống nhất, chưa rõ ràng, hoặc chưa khả thi của pháp luật hiện nay về các vấn đề liên quanđến hợp đồng thương mại Từ đó, có một số kiến nghị bổ sung, điều chỉnh những quy địnhđó; góp phần nhỏ trong hoàn thiện pháp luật về hợp đồng của nước ta hiện nay Qua quá trìnhtìm hiểu và nghiên cứu những quy định của pháp luật về hợp đồng thương mại, chúng ta nhậnthấy được rằng quy định pháp luật về vấn đề này vẫn tồn tại những bất cập Vì vậy, trong thờigian chờ đợi để có những quy định hợp lý và phù hợp với thực tế hơn, các chủ thể tham giavào quan hệ hợp đồng nên chủ động trong việc tự bảo vệ quyền và lợi ích của mình Đặc biệt,bằng biện pháp thỏa thuận cụ thể trong hợp đồng, các chủ thể có thể hạn chế được một phầncác rủi ro có thể xảy ra với mình trong quá trình thực hiện hợp đồng Các quy định về quyền
và nghĩa vụ của các bên, càng chi tiết, càng cụ thể bao nhiêu thì sẽ hạn chế được rủi ro bấynhiêu Đồng thời cũng giúp việc xử lý khi có tranh chấp xảy ra dễ dàng, có căn cứ hơn
3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là sưu tầm tài liệu từ các nguồn như giáo trình,website pháp luật, sách Luật về Thương mại,… Sau khi nắm được những quy định của phápluật, thực hiện phân tích, so sánh và tìm ra những điểm chưa hợp lý, chưa thống nhất, chưakhả thi và đề xuất ý kiến điều chỉnh
4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của đề tài là các quy định của pháp luật hiện hành về hợpđồng trong kinh doanh thương mại ở Việt Nam
Do đây là một đề tài khá rộng, lại được thực hiện cá nhân cho nên phạm vi nghiên cứucũng chỉ tập trung chủ yếu vào các quy định về hợp đồng trong kinh doanh thương mại của
Bộ luật Dân sự 2005 và Luật Thương mại 2005 của Việt Nam
5 BỐ CỤC CỦA TIỂU LUẬN
Tiểu luận được chia làm 3 phần
Phần 1: Giới thiệu đề tài
Phần 2: Những quy định hiện hành về hợp đồng trong kinh doanh thương mại.
Trang 7 Phần 3: Đóng góp về các vấn đề liên quan đến hợp đồng trong kinh doanh thương
mại ở Việt Nam hiện nay
Phần 2:
QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH VỀ HỢP ĐỒNG TRONG
KINH DOANH THƯƠNG MẠI
1 KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CỦA HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI:
1.1 Khái niệm :
Luật Thương mại 2005 không định nghĩa thế nào là hợp đồng thương mại nhưng theođiều 1 và điều 2 của Luật Thương mại 2005 (nêu phạm vi điều chỉnh và đối tượng điều chỉnhcủa Luật Thương mại 2005) có thể định nghĩa : “Hợp đồng thương mại là sự thỏa thuận đểthực hiện các hoạt động thương mại trên lãnh thổ Việt Nam và hoạt động thương mại ngoàilãnh thổ Việt Nam nếu các bên thỏa thuận áp dụng luật này hoặc luật nước ngoài, điều ướcquốc tế mà Việt Nam là thành viên có qui định áp dụng luật này.”
Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lời, bao gồm mua bán hàng hóa,cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại (gồm hoạt động khuyến mại, quảng cáo thươngmại, trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ và hội chợ triển lãm thương mại) và các hoạtđộng nhằm mục đích sinh lời khác Hàng hóa trong hoạt động thương mại gồm tất cả các loạiđộng sản (kể cả động sản hình thành trong tương lai) và những vật gắn liền với đất đai
1.2 Đặc điểm :
1.2.1 Về mục đích :
Mục đích để xác lập hợp đồng thương mại là nhằm sinh lợi Sinh lợi được hiểu là tìm lợinhuận (không nhất thiết phải có lợi nhuận) Tuy nhiên, theo điều 1 Luật Thương mại 2005,hoạt động của một bên không nhằm mục đích sinh lời với thương nhân trên lãnh thổ ViệtNam cũng áp dụng Luật Thương mại để giải quyết trong trường hợp được bên đó lựa chọn
1.2.2 Về chủ thể :
Chủ thể trong Hợp đồng thương mại gồm thương nhân (bao gồm tổ chức kinh tế đượcthành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và cóđăng ký kinh doanh), cá nhân, tổ chức khác có hoạt động liên quan đến thương mại (điều 2Luật Thương mại 2005)
1.2.3 Hình thức :
Theo Luật Thương mại 2005, hợp đồng thương mại được thể hiện bằng lời nói, bằng vănbản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể Trường hợp pháp luật qui định bằng văn bản thì
Trang 8phải tuân theo hình thức này (ví dụ: Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, Hợp đồng dịch vụkhuyến mại, Hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại, Hợp đồng dịch vụ trưng bày, giớithiệu hàng hóa, Hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa, Hợp đồng đại lý thương mại, Hợp đồnggia công, …).
2 KÝ KẾT, NỘI DUNG HỢP ĐỒNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG:
2.1 Ký kết hợp đồng thương mại :
2.1.1 Nguyên tắc ký kết
Theo điều 389 Bộ luật Dân sự, nguyên tắc giao kết hợp đồng là:
Tự do giao kết nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội
Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng
2.1.3 Thời điểm giao kết :
Theo điều 403 và 404 Bộ luật Dân sự, thời điểm giao kết hợp đồng dân sự và hiệu lựchợp đồng được xác định như sau :
Hợp đồng được giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết
Hợp đồng cũng được xem như được giao kết khi hết thời hạn trả lời mà bên nhận được đềnghị vẫn im lặng, nếu có thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết
Thời điểm giao kết hợp đồng bằng lời nói là thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dungcủa hợp đồng
Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản
2.1.4 Thực hiện hợp đồng:
Việc thực hiên hợp đồng phải tuân theo các nguyên tắc sau:
Trang 9 Thực hiện đúng hợp đồng, đúng đối tượng, chất lượng, số lượng, chủng loại, thời hạn,phương thức và các thỏa thuận khác.
Thực hiện một cách trung thực theo tinh thần hợp tác và có lợi nhất cho các bên, bảo đảmtin tưởng lẫn nhau
Luật Thương mại 2005 không quy định về việc chấm dứt hợp đồng nên áp dụng theo điều
424 Bộ luật Dân sự, hợp đồng chấm dứt trong các trường hợp sau:
Hợp đồng đã được hoàn thành
Theo thỏa thuận của các bên
Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân hoặc chủ thể khác chấm dứt mà hợp đồngphải do chính cá nhân hoặc chủ thể đó thực hiện
Hợp đồng bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện
Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn và các bên cóthể thay thế đối thượng khác hoặc bồi thường thiệt hại
Các trường hợp khác do pháp luật quy định
2.2 Nội dung hợp đồng thương mại
Giá, phương thức thanh toán
Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện Hợp đồng
Quyền và nghĩa vụ các bên
Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng
Phạt vi phạm hợp đồng
Các nội dung khác
2.2.2 Các văn bản thỏa thuận khác (kèm theo Hợp đồng) :
Luật Thương mại 2005 không qui định các văn bản thỏa thuận khác kèm theo hợp đồngnhưng Bộ luật Dân sự 2005 (điều 408) có nêu văn bản thỏa thuận kèm hợp đồng:
Phụ lục Hợp đồng :
Trang 10 Nhằm chi tiết một số điều khoản của hợp đồng Phụ lục hợp đồng có hiệu lực như hợpđồng Nội dung của phụ lục không được trái với nội dung của hợp đồng.
Trường hợp phụ lục có điều khoản trái với nội dung của điều khoản trong hợp đồng thìđiều khoản này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác Nếu các bên chấpnhận phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với điều khoản trong Hợp đồng thì coi nhưđiều khoản đó trong hợp đồng đã được sửa đổi
2.2.3 Sửa đổi hợp đồng :
Theo điều 423 Bộ luật Dân sự, các bên có thể thỏa thuận sửa đổi hợp đồng và giải quyếthậu quả của việc sửa đổi, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác Trong trường hợp hợpđồng được công chứng, chứng thực, đăng ký hoặc cho phép thì việc sửa đổi hợp đồng cũngphải tuân theo hình thức đó
Luật Thương mại 2005 không quy định về việc sửa đổi hợp đồng nên áp dụng theo quyđịnh của Bộ luật Dân sự
2.2.4 Chấm dứt hợp đồng :
Theo điều 424 Bộ luật Dân sự, hợp đồng chấm dứt trong những trường hợp sau :
Hợp đồng đã được hoàn thành
Theo thỏa thuận của các bên
Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân hoặc chủ thể khác chấm dứt mà hợp đồngphải do chính cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể đó thực hiện
Hợp đồng bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện
Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn và các bên cóthể thỏa thuận thay thế đối tượng khác hoặc bồi thường thiệt hại
Các trường hợp khác do pháp luật qui định
Luật Thương mại 2005 không qui định về việc sửa đổi hợp đồng nên áp dụng theo quiđịnh của Bộ luật Dân sự
2.3 Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ hợp đồng:
Theo Bộ luật Dân sự 2005 (Luật Thương mại 2005 không qui định), các biện pháp bảođảm thực hiện nghĩa vụ gồm: thế chấp, cầm cố, đặt cọc, ký cược, ký quỹ, bảo lãnh, tín chấp
2.3.1 Thế chấp tài sản (điều 342, 343 Bộ luật Dân sự):
Thế chấp tài sản là việc một bên (gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình
để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối với bên kia (gọi là bên nhận thế chấp) và không chuyểngiao tài sản đó cho bên nhận thế chấp mà do bên thế chấp giữ hoặc thỏa thuận giao cho ngườithứ ba giữ
Tài sản thế chấp cũng có thể là tài sản hình thành trong tương lai
Trang 11Việc thế chấp tài sản phải được lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính.Trong trường hợp pháp luật có qui định thì văn bản thế chấp phải được công chứng, chứngthực hoặc đăng ký.
2.3.2 Cầm cố tài sản (điều 326, 327 Bộ luật Dân sự) :
Cầm cố tài sản là việc một bên (gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu củamình cho bên kia (gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự
Việc cầm cố phải được lập thành văn bản, có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong
hợp đồng chính (không qui định phải có công chứng hoặc chứng thực).
2.3.3 Bảo lãnh (điều 361, 362, 363 Bộ luật Dân sự):
Bảo lãnh là việc người thứ ba (gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (gọi là bênnhận bảo lãnh) sẽ thực hiện thay cho bên có nghĩa vụ (gọi là bên được bảo lãnh) nếu khi đếnthời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nghĩa
vụ Các bên cũng có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi bênđược bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình
Việc bảo lãnh phải được lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính Trongtrường hợp pháp luật có qui định thì văn bản bảo lãnh phải được công chứng, chứng thực
Việc đặt cọc phải được lập thành văn bản
2.3.5 Ký cược :
Ký cược là việc bên thuê tài sản là động sản, giao cho bên cho thuê một khoản tiền hoặckim khí quí, đá quí hoặc vật có giá trị khác trong một thời gian để bảo đảm việc trả lại tài sảnthuê
Trường hợp tài sản thuê được trả lại thì bên thuê được nhận lại tài sản ký cược sau khi trừtiền thuê; nếu bên thuê không trả lại tài sản thuê thì bên cho thuê có quyền đòi lại tài sản thuê;nếu tài sản thuê không còn để trả lại thì tài sản ký cược thuộc về bên kia
2.3.6 Ký quỹ :
Ký quỹ là việc bên có nghĩa vụ gởi một khoản tiền hoặc kim khí quí, đá quí hoặc giấy tờ
có giá khác vào tài khoản phong tỏa tại một ngân hàng để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ
Trang 12Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên
có quyền được ngân hàng nơi ký quỹ thanh toán, bồi thường thiệt hại do bên có nghĩa vụ gây
ra sau khi trừ chi phí dịch vụ ngân hàng Thủ tục gởi và thanh toán do pháp luật về ngân hàngqui định
2.3.7 Tín chấp :
Tín chấp chỉ việc tổ chức chính trị – xã hội tại cơ sở bảo đảm bằng tín chấp cho cá nhân,
hộ gia đình nghèo vay một khoản tiền tại ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác để sản xuất,kinh doanh, làm dịch vụ theo qui định của Chính phủ
Việc cho vay có bảo đảm bằng tín chấp phải được lập thành văn bản có ghi rõ số tiền vay,mục đích vay, thời hạn vay, lãi suất, quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của người vay, ngânhàng, tổ chứctín dụng cho vay và tổ chức bảo đảm
3 CÁC BIỆN PHÁP CHẾ TÀI VÀ CÁC TRƯỜNG HỢP MIỄN, GIẢM TRÁCH NHIỆM:
3.1 Các biện pháp chế tài khi thực hiện hợp đồng :
3.1.1 Huỷ bỏ hợp đồng (điều 312, 314, 315 Luật Thương mại 2005):
Huỷ bỏ hợp đồng là việc bãi bỏ hoàn toàn (hoặc một phần) việc thực hiện nghĩa vụ ghitrong hợp đồng Một bên có quyền hủy bỏ hợp đồng khi xảy ra hành vi vi phạm hợp đồng màcác bên đã thỏa thuận là điều kiện hủy bỏ hợp đồng hoặc một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ
hợp đồng Bên muốn hủy bỏ phải thông thông báo ngay cho bên kia biết Trường hợp không
thông báo, gây thiệt hại cho bên kia thì phải bồi thường thiệt hại
Khi hợp đồng bị hủy bỏ, xem như hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết, cácbên không phải thực hiện các nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng trừ thỏa thuận về cácquyền và nghĩa vụ sau khi huỷ bỏ hợp đồng và về giải quyết tranh chấp Các bên có quyền đòilại lợi ích do việc đã thực hiện phần nghĩa vụ của mình theo hợp đồng; nếu các bên đều cónghĩa vụ hoàn trả thì nghĩa vụ của họ phải được thực hiện đồng thời; trường hợp không thểhoàn trả bằng chính lợi ích đã nhận thì phải hoàn bằng tiền Bên bị vi phạm có quyền yêu cầubồi thường thiệt hại
3.1.2 Đình chỉ thực hiện hợp đồng (điều 310, 311 Luật Thương mại 2005):
Một bên có quyền đình chỉ (chấm dứt thực hiện hợp đồng) khi xảy ra hành vi vi phạm màcác bên đã thỏa thuận là điều kiện đình chỉ hoặc một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ của Hợpđồng nhưng phải thông báo ngay cho bên kia biết Hợp đồng chấm dứt thực hiện từ thời điểmbên kia nhận được thông báo đình chỉ
Khi Hợp đồng bị đình chỉ, các bên không phải tiếp tục thực hiện hợp đồng, bên đã thựchiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán hoặc thực hiện nghĩa vụ đối ứng Bên bị viphạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại
Trang 133.1.3 Tạm ngừng thực hiện hợp đồng (điều 308, 309 Luật Thương mại 2005)
Một bên có quyền tạm ngừng thực hiện hợp đồng khi xảy ra hành vi vi phạm mà các bên
đã thỏa thuận là điều kiện tạm ngừng thực hiện hợp đồng hoặc một bên vi phạm cơ bản nghĩa
vụ của hợp đồng nhưng phải thông báo ngay cho bên kia biết
Khi hợp đồng bị tạm ngừng thực hiện, Hợp đồng vẫn còn hiệu lực Bên bị vi phạm cóquyền yêu cầu bồi thường thiệt hại Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên bị vi phạm khôngđược áp dụng chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hoặc hủy bỏ hợpđồng đối với vi phạm không cơ bản
3.1.4 Buộc thực hiện đúng hợp đồng (điều 297, 299 Luật Thương mại 2005):
Buộc thực hiện đúng hợp đồng là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực hiệnđúng hợp đồng hoặc dùng các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện và chịu các chi phíphát sinh Trong thời gian áp dụng chế tài này, bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thườngthiệt hại và phạt vi phạm nhưng không được áp dụng các chế tài khác trừ trường hợp có thỏathuận khác
Bên bị vi phạm có thể gia hạn thời gian hợp lý để bên vi phạm thực hiện nghĩa vụ hợpđồng Nếu bên vi phạm không thực hiện chế tài buộc thực hiện hợp đồng trong thời hạn màbên bị vi phạm ấn định thì bên bị vi phạm có quyền áp dụng các chế tài khác
3.1.5 Phạt hợp đồng :
Phạt hợp đồng là khoản tiền bên vi phạm trả cho bên bị vi phạm do vi phạm hợp đồngnếu trong hợp đồng có thỏa thuận trừ các trường hợp được miễn trách nhiệm (điều 300 LuậtThương mại 2005)
Mức phạt đối với một vi phạm hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thỏathuận trong hợp đồng nhưng không quá 8% tính trên giá trị phần vi phạm (điều 301 LuậtThương mại 2005) Trường hợp bên vi phạm hđồng chậm thanh toán thì bên bị vi phạm cóquyền yêu cầu trả tiền lãi trên số tiền chậm trả theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thịtrường tại thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏathuận khác hoặc pháp luật có qui định khác (điều 306 Luật Thương mại 2005)
3.1.6 Bồi thường thiệt hại :
Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạmhợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm
Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạmphải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởngnếu không có hành vi vi phạm (điều 302 Luật Thương mại 2005)
Căn cứ để đòi bồi thường thiệt hại (điều 303 - 305 Luật Thương mại 2005)
Có hành vi vi phạm hợp đồng
Có thiệt hại thực tế
Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra sự thiệt hại
Trang 14Bên yêu cầu bồi thường thiệt hại phải chứng minh tổn thất, mức độ tổn thất do hành vi viphạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành
vi vi phạm
Bên yêu cầu bồi thường thiệt hại phải áp dụng các biện pháp hợp lý để hạn chế tổn thất;nếu không bên vi phạm có quyền yêu cầu giảm bớt giá trị tiền bồi trường bằng mức tổn thất
có thể hạn chế được
Quan hệ giữa phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại (điều 307 Luật Thương mại 2005):
Trường hợp các bên không có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm chỉ có quyềnyêu cầu bồi thường thiệt hại
Trường hợp các bên có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồithường thiệt hại và phạt vi phạm
3.2 Các trường hợp miễn trách nhiệm :
Chỉ các trường hợp bên vi phạm không phải chịu trách nhiệm (miễn) các chế tài khi cómột trong số các căn cứ luật định
Theo điều 294 Luật Thương mại 2005, bên vi phạm được miễn trách nhiệm trong nhữngtrường hợp sau đây :
Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thỏa thuận
Xảy ra sự kiện bất khả kháng
Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia
Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý Nhà nước cóthẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng
Bên vi phạm có nghĩa vụ chứng minh các trường hợp miễn trách nhiệm
4 HỢP ĐỒNG VÔ HIỆU VÀ CÁCH XỬ LÝ HỢP ĐỒNG VÔ HIỆU:
4.1 Khái niệm :
Hợp đồng bị coi là vô hiệu là các trường hợp hợp đồng kinh tế được xem như không cóhiệu lực áp dụng cho các bên ký kết Việc xác định hợp đồng kinh tế vô hiệu thuộc thẩmquyền của Tòa án có thẩm quyền
Luật Thương mại 2005 không qui định các trường hợp vô hiệu nên áp dụng theo qui địnhcủa Bộ luật Dân sự 2005
4.2 Các trường hợp hợp đồng vô hiệu :
4.2.1 Khi nội dung giao dịch vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội:
Điều cấm của pháp luật là những qui định của pháp luật không cho phép chủ thể thựchiện những hành vi nhất định
Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung giữa người với người trong đời sống
xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng (điều 128 Bộ luật Dân sự)
Trang 154.2.2 Khi nội dung giao dịch do giả tạo :
Giao dịch này nhằm che dấu một giao dịch khác Trường hợp này, giao dịch giả tạo bị coi
là vô hiệu còn giao dịch che dấu vẫn có hiệu lực trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệutheo qui định của Bộ luật Dân sự
Trường hợp xác lập giao dịch giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giaodịch đó vô hiệu (điều 129 Bộ luật Dân sự)
4.2.3 Khi giao dịch do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện:
Trong trường hợp này, theo yêu cầu của người đại diện của người đó, Tòa án tuyên bốgiao dịch đó vô hiệu nếu theo qui định của pháp luật, giao dịch này phải do người đại diệncủa họ xác lập, thực hiện (điều 130 Bộ luật Dân sự)
4.2.4 Khi giao dịch do bị lừa dối, đe dọa :
Lừa dối trong giao dịch là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm chobên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch nên đãxác lập giao dịch đó
Đe dọa trong giao dịch là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba làm cho bênkia buộc phải thực hiện giao dịch nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uytín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của cha, mẹ, vợ, chồng, con của mình
Trường hợp này bên bị lừa dối, đe dọa có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân
sự đó là vô hiệu (điều 132 Bộ luật Dân sự)
4.2.5 Khi giao dịch do bị nhầm lẫn :
Khi một bên có lỗi do vô ý làm cho bên kia nhầm lẫn về nội dung của giao dịch, bên bịnhầm lẫn có quyền yêu cầu bên kia thay đổi nội dung của giao dịch đó Nếu bên kia khôngchấp nhận thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu
Trường hợp một bên do lỗi cố ý làm cho bên kia nhầm lẫn về nội dung của giao dịch thìgiải quyết theo qui định như trường hợp bị lừa dối, đe dọa (điều 131 Bộ luật Dân sự)
4.2.6 Khi giao dịch do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình:
Người có năng lực hành vi dân sự nhưng đã xác lập giao dịch vào đúng thời điểm khôngnhận thức và làm chủ được hành vi của mình thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch
đó vô hiệu (điều 133 Bộ luật Dân sự)
4.2.7 Khi giao dịch không tuân thủ qui định về hình thức:
Trong trường hợp pháp luật qui định hình thức giao dịch là điều kiện có hiệu lực của giaodịch mà các bên không tuân theo thì theo yêu cầu của một hoặc các bên, Tòa án, cơ quan Nhà
Trang 16nước có thẩm quyền khác quyết định, buộc các bên thực hiện qui định về hình thức của giaodịch đó trong một thời hạn, quá hạn đó mà không thực hiện thì giao dịch là vô hiệu (điều 134
Bộ luật Dân sự)
4.2.8 Khi có đối tượng không thể thực hiện được :
Trong trường hợp ngay từ khi ký kết , hợp đồng có một hoặc nhiều phần của đối tượngkhông thể thực hiện được vì lý do khách quan thì hợp đồng bị vô hiệu
Trường hợp khi giao kết hợp đồng mà một bên biết hoặc phải biết về việc hợp đồng cóđối tượng không thể thực hiện được, nhưng không thông báo cho bên kia biết nên bên kia đãgiao kết hợp đồng thì phải bồi thường thiệt hại cho bên kia trừ trường hợp bên kia biết hoặcphải biết về việc hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được (điều 411 Bộ luật Dân sự)
4.3 Các loại vô hiệu :
4.3.1 Vô hiệu toàn bộ :
Khi toàn bộ hợp đồng không có giá trị thực hiện
4.4 Xử lý hợp đồng vô hiệu :
Giao dịch vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ của các bên
kể từ thời điểm xác lập Khi hợp đồng bị coi là vô hiệu thì các bên phải khôi phục lại tìnhtrạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thìphải hoàn trả bằng tiền trừ trưởng hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thutheo qui định của pháp luật Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường (điều137 Bộ luật Dânsự)
Trong trường hợp giao dịch vô hiệu nhưng tài sản giao dịch là động sản không phải đăng
ký quyền sở hữu đã được chuyển giao bằng một giao dịch khác cho người thứ ba ngay tình thìgiao dịch với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp người chiếm hữu ngay tình cóđược được động sản này thông qua hợp đồng không có đền bù với người không có quyềnđịnh đọat tài sản; trong trường hợp hợp đồng này là hợp đồng có đền bù thì chủ sở hữu cóquyền đòi lại động sản nếu động sản đó bị lấy cắp, bị mất hoặc trường hợp khác bị chiếm hữungòai ý chí của chủ sở hữu (điều 138, 257 Bộ luật Dân sự)
Trang 17Trong trường hợp tài sản giao dịch là bất động sản hoặc là động sản phải đăng ký quyền
sở hữu đã được chuyển giao bằng một giao dịch khác cho người thứ ba ngay tình thì giao dịchvới người thứ ba bị vô hiệu, trừ trường hợp người thứ ba ngay tình nhận được tài sản nàythông qua bán đấu giá hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan Nhànước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó người này không phải là chủ sở hữutài sản do bản án, quyết định bị hủy, sửa (điều 138 Bộ luật Dân sự)
5 THỜI HIỆU KHIẾU NẠI VÀ KHỞI KIỆN :
5.1 Thời hạn khiếu nại (điều 318 Luật Thương mại 2005):
Nếu các bên không có thỏa thuận khác thì thời hạn khiếu nại như sau :
3 tháng kể từ ngày giao hàng đối với khiếu nại về số lượng
6 tháng kể từ ngày giao hàng đối với khiếu nại về chất lượng; trường hợp hàng hóa cóbảo hành thì thời hạn khiếu nại là 3 tháng kể từ ngày hết hạn bảo hành
9 tháng kể từ ngày bên vi phạm phải hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc trongtrường hợp có bảo hành thì kể từ ngày hết thời hạn bảo hành đối với khiếu nại về các
vi phạm khác
14 ngày kể từ ngày giao hàng cho người nhận đối với thương nhân kinh doanh dịch vụlogistics
5.2 Thời hiệu khởi kiện (điều 319 Luật Thương mại 2005):
Thời hiệu khởi kiện áp dụng đối với các tranh chấp thương mại là 2 năm kể từ thời điểmquyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm
Đối với tranh chấp về kinh doanh dịch vụ logistics, thời hiệu là 9 tháng kể từ ngày giaohàng
Trang 18“trả lời ngay” thì chưa được quy định cụ thể ở bất cứ văn bản nào, điều này gây sự khó hiểutrong quá trình áp dụng pháp luật, vi phạm tiêu chí tính minh bạch của pháp luật
Quy định về thời hạn trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng tại Điều 397 nếu xét ở mộtchừng mực nào đó nghiêng về việc bảo vệ lợi ích của người đề nghị Ví dụ, ngày 30/6 là thờihạn cuối cùng mà bên đề nghị quy định trong đề nghị giao kết hơp đồng của mình, ngày 25/6bên được đề nghị gửi sự chấp nhận của mình và họ tin rằng, theo điều kiện thương mại thôngthường, chấp nhận của họ sẽ đến tay người nhận trước ngày 30/6 Tuy nhiên, vì một lý do nào
đó ngày 30/6 bên đề nghị không nhận được sự chấp nhận Vào ngày 30/6, bởi vì tin rằng bên
đề nghị đã nhận được sự chấp nhận của mình và cho rằng hợp đồng đã được ký kết, bên được
đề nghị - là người mua chẳng hạn - chuyển tiền vào tài khoản của người bán đồng thời thuêphương tiện vận chuyển đến kho của người bán - bên đề nghị - để nhận hàng Ngày 2/7 ngườimua đến kho của người bán và biết rằng hàng hóa đã được người bán bán cho người khác vìkhông nhận được sự chấp nhận của người mua vào ngày 30/6 Rõ ràng trong trường hợp nàyngười mua bị thiệt hại do những hành vi trung thực và thiện chí của họ
Bên mua bị thiệt hại trong trường hợp này khi tại thời điểm bên đề nghị nhận được thôngbáo chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng (muộn, có lý do chính đáng), bên đề nghị từ chốingay là không đồng ý với chấp nhận đó của bên được đề nghị, rõ ràng việc ghi nhận bên đềnghị nếu từ chối ngay cho dù thông báo chấp nhận đến muộn do có lý do chính đánh thì thôngbáo chấp nhận vẫn không có hiệu lực sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của bên mua bởi họ đã mấtchi phí thuê phương tiện vận tải đến kho bãi của bên bán…
Để người mua không phải chịu thiệt hại thì pháp luật nên có quy định: tại thời điểm khithời hạn được quy định kết thúc, nếu không nhận được sự trả lời, người bán - bên đề nghị -nên thông báo ngay cho người mua - bên được đề nghị - biết Điều này cũng là để thể hiện vàtuân thủ nguyên tắc trung thực, thiện chí của các bên trong việc ký kết và thực hiện hợp đồng